Trăng Trong Truyện Kiều Lưu Khôn Ngày nay, nhờ những tiến bộ khoa học, nhất là khoa học không gian, trăng không còn xa lạ đối với chúng ta nữa. Tuy nh

Tài liệu tương tự
TRUYỆN KIỀU

HỒI I:

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 47 Đọc Lại Lá Thư Cũ Số 60 AH Trần Trung Trực Không những vậy mà còn hay, xuất sắc là đằng khác. Thử xem: 1- Trang 1-4

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

Microsoft Word - nvs-vanhocnamha[layout].doc

Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

VINCENT VAN GOGH

Microsoft Word - 22-NHÃ CA.docx

Microsoft Word - hoang hon tren bai bien.doc

Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp – Văn hay lớp 7

Thơ NGUYỄN KINH BẮC

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên


Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Microsoft Word - Ngay XuaNguoiTinh_pthienthu.doc

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

À TÌM NHAU Tôn-Nữ Mai-Tâm Cánh hoa Mai tan tác rơi từng mảnh Rũ rượi buồn Tâm héo úa tàn phai Đúng lúc tinh thần Uyển Nhi như đang rơi vào tình trạng

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

CHUYÊN ĐỀ: HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM A. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 1. Tác giả: Thạch Lam ( ) a. Cuộc đời: - Ông là nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn. - Đặc

mộng ngọc 2

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

binhnguyenloc.com 1 a êm Tr ng S p Bình-nguyên L c Làm xong bài toán hình h c không gian, Nhan ngáp dài. Nàng xem l i ng h tay thì th y ã m i gi b n m

No tile

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

DS_CTSQ_ATMui_2015.indd

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

Em hãy tả cây phượng và tiếng ve vào một ngày hè

Microsoft Word - Luc Bat_HoaiKhanh.doc

Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Chọn Vợ Hiền Nguyễn Thị Thanh Dương Anh Tư góa vợ khi tuổi đời còn trẻ. Anh đang đi tìm cho mình một tình yêu mới, một người vợ mới. Đối tượng anh mon

Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Buổi Chiều Ở Québec Nguyên Nhung Chuyến xe khởi hành từ Montréal lúc ban trưa, bầu trời âm u như tin dự báo thời tiết cho biết suốt tuần là những cơn

Cúc cu

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

ĐUỔI BẮT MÙA XUÂN

Nguyeãn Thò Ngoïc Dung

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Microsoft Word - Ði tìm trang gi?a ban ngày.doc

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Nhà thơ Tô Kiều Ngân - từ đời lính đến Tao Đàn Thi sĩ Tô Kiều Ngân Văn Quang Viết từ Sài Gòn Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng

Em hãy viết một đoạn văn tả lại cảnh đêm trăng sáng đẹp ở quê em

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

36

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

Thuyết minh về truyện Kiều

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Cảm nghĩ về mái trường

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Bao giờ em trở lại

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

THƠ Hoàng Ngọc Ẩn Thơ Mục 1- Bên Đời Hui Quạnh 2- Bên Trời Phiêu Lãng 3- Buồn Xưa 4- Cho Một Thành Phố Mất Tên 5- Mười Năm Chưa Lần Gặp 6- Rừng Lá Tha

Microsoft Word - tuong nho19_6

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

Microsoft Word - NGÔI-SAO-ẤY-VỪA-ĐÃ-LẶN.docx

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Bùi Thanh Tiên, Diệu Hương & Hoàng Bạch Mai _ (Đà Lạt Ngày Tháng Cũ_#52)

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

PHẦN I

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

SỰ SỐNG THẬT

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

Tả một cảnh đẹp mà em biết

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

Nghị luận xã hội về “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”

THƠ KIỀU PHONG THÁCH NGƯỜI ĐẤU TRANH VỀ NƯỚC (Thơ chiến sĩ Kiều Phong ) Có cơ hội ngẩng cao đầu, tại sao lại cúi mặt?! Chỉ những kẻ KHÔNG HỀ BIẾT NHỤC

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Tưởng Nhớ Nhà Văn Xuân Vũ Nhân Giỗ Lần Thứ 8 Dư Thị Diễm Buồn TIỂU SỬ NHÀ VĂN XUÂN VŨ Nhà văn Xuân Vũ chào đời trong ngôi nhà xưa của bà ngoại thuộc l

SÓNG THẦN PHAN RANG MX Tây Đô Lâm Tài Thạnh. Theo nhịp sống, người ta tự chọn phương hướng để đi, bằng nhiều cách khác nhau, lưu giữ hay xóa đi quá kh

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua văn thơ xưa

Chuyện Ba Má Tôi và Phố Hàng Đàn Tác giả: Phùng Annie Kim Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, C

Bản ghi:

Trăng Trong Truyện Kiều Lưu Khôn Ngày nay, nhờ những tiến bộ khoa học, nhất là khoa học không gian, trăng không còn xa lạ đối với chúng ta nữa. Tuy nhiên, hình ảnh vầng trăng lơ lửng giữa trời, câu chuyện Đường Minh Hoàng du nguyệt điện, sự tích chú Cuội với cây đa vẫn còn hấp dẫn như thuở nào. Chúng ta vẫn băn khoăn tự hỏi, như Trường Nhực Hư qua bài Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ Giang bạn hà nhân sơ kiến nguyệt Giang nguyệt hà niên sơ chiếu nhân Ý nói: Trên bờ sông, ai là người đẩu tiên trông thấy trăng. Và lần đầu tiên trên sông, trăng đã soi rọi con người vào năm nào. Chúng ta vẫn cảm thấy bùi ngùi khi nghe Tản Đà than thở với chị Hằng: Đêm Thu buồn lắm chị Hằng ơi Trần thế em nay chán nữa rồi Trên ấy đã ai ngồi đó chửa Cành đa xin chị nhắc lên chơi Có bầu có bạn can chi tủi Cùng gió cùng mây thế mới vui Rồi cứ mỗi năm rằm tháng Tám Tựa nhau trông xuống thế gian cười. Chúng ta cũng chia sẻ những ước mơ thầm kín của người dân quê trước cảnh: Sáng trăng sáng cả đôi hàng Bên anh đọc sách bên nàng quay tơ. Là một nguồn cảm hứng vô tận của thi nhân, chắc chắn trăng không thể nào vắng bóng trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Qua đề tài Trăng Trong Truyện Kiều, chúng tôi xin lần lượt trình bày các điểm sau đây: 1) Trong truyện Kiều, tác giả dùng những từ ngữ hoặc hình ảnh gì để chỉ trăng? 2) Trong truyện Kiều, trăng đã xuất hiện vào những thời điểm nào, trong những hoàn cảnh nào? 3) Trong truyện Kiều, trăng có tác dụng ra sao? I.- Từ ngữ hoặc hình ảnh dùng để chỉ trăng trong truyện Kiều. A. Trước hết đó là chữ trăng, một chữ trăng duy nhất: - Sinh rằng: gió mát trăng trong Bấy lâu nay một chút lòng chưa cam. - Khi chén rượu khi cuộc cờ, Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên.

B. Cũng có khi là trăng già, trăng hoa, trăng ngàn, trăng thề, trăng vàng : - Trăng thề còn đó trơ trơ, Dám xa xôi mặt, mà thưa thớt lòng. C. Cũng có khi là bóng trăng, mảnh trăng, tấm trăng, tuần trăng, vành trăng, vầng trăng : - Vầng trăng ai xẻ làm đơi, Nửa in gối chiếc, nửa soi dậm trường. D. Cũng có khi là bóng, gương, bóng nga, gương nga : - Hiên tà gác bóng chênh chênh, Nỗi riêng riêng chạnh tấc riêng một mình. E. Cũng có khi là nguyệt, thỏ, cung quảng : - Vừa tuần nguyệt sáng gương trong, Tú Bà ghé lại, thong dong dặn dò. - Trải bao thỏ lặn ác tà, Ấy mồ vô chủ, ai mà viếng thăm. - Thân sao lắm nỗi bất bằng, Liêu như cung quảng, chị Hằng nghĩ sao. Có thể nói, phần lớn các từ ngữ hoặc hình ảnh nêu trên đều để chỉ trăng. Chỉ có một vài từ ngữ trăng già, trăng hoa thì mang một ý nghĩa khác. - Trăng già độc địa làm sao, Cầm dây chẳng lựa buộc vào tự nhiên - Bấy lâu đáy bể mò kim, Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa. II.- Hoàn cảnh xuất hiện ánh trăng trong truyện Kiều. Ánh trăng bàng bạc khắp truyện Kiều. Lần đầu tiên đã đến với nàng vào một đêm Xuân, sau khi nàng cùng hai em đi Thanh Minh về: - Một mình lặng ngắm bóng nga, Rộn đường gần với nỗi xa bời bời. Rồi từ đó ánh trăng cứ dõi soi theo bước chân của nàng. A. Khi nàng thừa lúc cha mẹ vắng nhà, lẻn sang tư tình với Kim Trọng: - Nhặt thưa gương dọi đầu cành, Ngọn đèn trong suốt, trướng bình hắt hiu. Rồi cả hai cùng thề thốt yêu thương với nhau: - Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh hai mặt, một lời song song. B. Khi nàng theo Mã Giám Sinh lên đường về Lâm Trung : - Dặm khuya ngất tạnh mà khơi Thấy trăng mà thẹn những lời non sông. C. Khi nàng gặp Sở Khanh tại lầu Ngưng Bích: - Bóng nga thấp thoáng dưới mành, Thấy chàng nàng cũng ra tình đeo đai. Rồi trốn theo chàng:

- Đêm Thu khắc tận canh tàn, Gió rừng trút lá, trăng ngàn ngậm gương. D. Khi nàng bị ép vào lầu xanh: - Đôi phen nét vẽ câu thơ, Cung đàn trong nguyệt, nước cờ dưới hoa. E. Khi nàng dan díu với Thúc Sinh: - Nỉ non đêm ngắn tình dài, Ngoài hiên thỏ đã non đoài ngậm sương. Rồi được chàng cưới về làm vợ, nhưng sau đó bị người vợ cả là Hoạn Thư đánh ghen, đến nỗi phải bỏ Quan Âm Các mà trốn đi: - Cất mình qua ngọn tường hoa, Lần đường theo bóng trăng tà về tây. F. Khi nàng về với Từ Hải, và vì trót khuyên Từ Hải ra đầu hàng triều đình, nàng vô cùng ân hận và thất vọng, nên gieo mình xuống sông Tiền Đường: - Mảnh trăng đã gác non đoài, Một mình luống những đứng ngồi chưa xong. G. Cho đến khi cuối cùng, nàng được Giác Duyên cứu sống, được đoàn tụ với gia đình và tái hợp với người yêu: - Tình duyên ấy, hợp tan này, Bi hoan mấy nỗi, đêm chầy trăng cao. Phải nhìn nhận rằng, trong truyện Kiều, trăng đã có mặt trong từng giai đoạn của cuộc đời nàng. III.- Tác dụng của trăng trong truyện Kiều. Nói cách khác, trong truyện Kiều, giá trị nghệ thuật của trăng đã được thể hiện như thế nào? A. Tác giả mượn trăng để đánh dấu thời gian: - Nhẫn từ quán khách lân la, Tuần trăng thắm thoát nay đà thêm hai. - Lần lần thỏ bạc ác vàng, Xót người trong hội đoạn tràng đòi cơn. B. Tác giả dùng trăng để tô thêm màu sắc cho cảnh vật, đặc biệt là: 1) Cảnh đêm xuân: - Gương nga vằng vặc trời trong, Vàng gieo đáy nước, cây lồng bóng sân. Hải đường lả ngọn đông lân, Giọt sương gieo nắng, cành xuân la đà. 2) Cảnh đêm hè: - Dưới trăng quyên đã gọi hè, Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông. 3) Cảnh đêm thu: - Nàng từ dặm khách xa xăm, Bạc phau cầu giá, đen tầm ngàn mây. Vi lô san sát hơi may,

Một trời thu để riêng ai một người. Dặm khuya ngất tạnh mù khơi, Thấy trăng mà thẹn những lời non sông. C. Nhưng đặc biệt hơn cả, trăng có một tác dụng lớn lao trong việc phô diễn tình cảm con người: 1) Tác giả đã lồng trăng vào cảnh để gợi tình. Dưới ánh trăng, nhất là dười ánh trăng mờ ảo, cảnh vật có một tác dụng gợi tình rất đáng kể. a) Đó là cảnh Kim Trọng chong đèn chờ sáng, lòng mơ tưởng đến người mình thầm yêu trộm nhớ: - Tuần trăng khuyết, đĩa dầu vơi, Mặt tơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng. b) Đó là cảnh Kiều phập phồng rảo bước sang nhà Kim Trọng giữa đêm khuya: - Nhặt thưa gương dọi đầu cành, Ngọn đèn trong suốt, trướng bình hắt hiu. c) Đó là cảnh Kiều lo âu, sợ hãi, hoang mang, khi: - theo Mã Giám Sinh về Lâm Trung: - Đùng đùng gió giục mây Tần, Một xe trong cõi hồng trần như bay. - đi trốn với Sở Khanh: - Một mình không biết làm sao, Dặm rừng bước thấp bước cao hãi hùng. - rời khỏi Quan Âm Các: - Canh khuya thân gái dậm trường, Phần e đường sá, phần thương dãi dầu d) Đó là cảnh Kiều trên sông Tiền Đường, với tâm trạng một mình luống những đứng ngồi chưa xong, trong khi bên tai: - Triều đâu nổi sóng đùng đùng, còn trước mắt: - Trời cao sông rộng, một màu bao la. 2) Tác giả còn dựa theo diễn biến của cảnh, mà phác hoạ diễn biến của tình. Cảnh và tình như quyện vào nhau trong cùng một biến chuyển. Và đây là một trường hợp điển hình. Cùng trong một đêm xuân, trăng đã xuất hiện 3 lần với 3 sắc thái khác nhau, phản ảnh 3 tâm trạng khác nhau của nàng Kiều: a) Cảnh 1 - Gương nga vằng vặc trời trong, Vàng gieo đáy nước, cây lồng bóng sân. Hải đường lả ngọn đông lân, Giọt sương gieo nặng, cành xuân la đà. Ánh trăng rực rỡ trong một ngoại cảnh tình tứ, nên thơ, với những đường nét ẻo lả, mong manh, từng ấy với cõi lòng của Kiều cũng trong sáng đấy, nhưng dường như đã sắt đầu e ấp yêu đương. Người xuân nữ tài sắc vẹn

toàn này đang - Một mình lặng ngắm bóng nga mà Rộn đường gần với nỗi xa bời bời. để rồi, lòng tự hỏi lòng: - Người đâu gặp gỡ làm chi, Trăm năm biết có duyên gì hay không. b) Cảnh 2 - Chênh chênh bóng nguyệt xế mành, Tựa ngồi bên triện, một mình thiu thiu. Thoắt đâu thấy một tiểu Kiều, Có chiều phong vận có chiều thanh tân. Với ánh trăng nghiêng nghiêng đang khuất dần sau bức mành mành, cảnh vật trở nên huyền ảo, tương ứng với tâm hồn của Kiều cũng đang tì đàn vào cõi mộng. Đây là lúc hồn ma Đạm Tiên xuất hiện: - Sương in mặt, tuyết pha thân, Nhạc vàng lãng đãng như gần như xa. C)_ Cảnh 3 - Vâng lời khuyên bảo thấp cao, Chưa xong điều nghĩ, lại đào mạch tương. Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng, Nách tường bông liễu bay ngang trước mành. Hiên tà gác bóng chênh chênh, Nỗi riêng riêng chạnh tấc riêng một mình. Sau giấc mơ Đạm Tiên, Kiều suy nghĩ miên man, thương cho số phận, trong khi ngoài trời, ánh trăng hiên tà gác bóng, theo nhận định của giáo sư Hà Như Chi trong quyển Việt Nam Thi Văn Giảng Luận, như phù hợp với cái cảm giác rời rã trong tâm hồn Kiều, trước viễn ảnh ngày mai đen tối của nàng Kết luận: Chúng ta vừa đi một vòng với Trăng Trong Truyện Kiều. Chúng ta nhận thấy, dù lung linh huyền ảo, trăng ở đây lúc nào cũng tô lên cảnh vật những nét thật trử tình, đủ để làm xao xuyến lòng người. Phải chăng vì vậy mà chúng ta có thể nói rằng trăng đã góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao giá trị nghệ thuật tả cảnh của tác giả, cái giá trị nầy cũng là cái giá trị nghệ thuật của toàn bộ tác phẩm?