HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 Câu 1 (3.0 điểm) Căn cứ vào cơ cấu xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây, hãy làm rõ khái niệm, tính chất điển h

Tài liệu tương tự
1

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Anh (chị) hãy phân tích vì sao trong những năm Đảng Cộng sản Đông Dương lại chủ trương chuyển hướng đấu tranh cách mạng

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

LỊCH SỬ - KHẢO CỔ - DÂN TỘC HỌC Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(92) Quan hệ Đại Việt - Chiêm Thành thời Lý ( ) thư tịch cổ Việt

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG L

Đi Tìm Dấu Vết Cột Đồng Mã Viện Cao Nguyên Lộc Vào năm thứ 9 sau công nguyên ở Trung Hoa, quan đại triều Vương Mãn làm loạn cướp ngôi nhà H

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Cuốn sách NỖI HỐI HẬN LÚC HOÀNG HÔN do tác giả Tri Vũ - Hoàng Ngọc Khuê xuất bản tháng tại Pháp. Nội dung viết về ông Trần đức Thảo, sinh năm

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Layout 1

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

SỞ GD&ĐT LONG AN

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Bạn Tý của Tôi

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Mật ngữ 12 chòm sao- Phân tích toàn bộ các cung hoàng đạo Ma kết - Capricornus (22/12 19/1) Ma kết khi còn trẻ đều rất ngây thơ. Tôi nghĩ ngay cả chín

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

B n tin Di s n V n hãa Sè 04 (24) 2013 Nhµ thê téc t¹ mét vµi th«ng tin vò lþch sö, v n hãa Với những ưu thế về điều kiện tự nhiên cùng với tầm nhìn c

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

thungoguiACEPG_2019JUL25_thu

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Phong Thuy than bi.doc

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Microsoft Word - china_vietnamese_2012

cachetsaodangchuachet_2016MAY16

Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Bởi: unknown CÁC PHO

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Microsoft Word - 25-AI CA.docx

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

A

Microsoft Word - decuongontap_hk1_su10_huyen.doc

Bảo tồn văn hóa

SỞ GDĐT BẮC NINH PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi: KHXH - Môn: Lịch sử Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gia

SỰ SỐNG THẬT

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Bài Học 2 6 Tháng 7 12 Tháng 7 SƠ ĐỒ CHO MỘT THẾ GIỚI LÝ TƯỞNG CÂU GỐC: Chớ toan báo thù, chớ giữ sự báo thù cùng con cháu dân sự mình; nhưng hãy yêu

Microsoft Word - CXLKTS-Mat_ Tran_ Van_ Hoa_ Giua_ Ta_ va_ Tau U.doc

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

QUI SƠN CẢNH SÁCH Tác-Giả: Đại-Viên Thiền-Sư. Dịch Giả: HT.Tâm-Châu Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam T

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân Bởi: Wiki Pedia Loạn 12 sứ quân là một giai đoạn loạn lạc của lịch sử Việt Nam, xen

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Cúc cu

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệ

Cổ học tinh hoa

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

C ách đây 43 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

Microsoft Word - nvs-vanhocnamha[layout].doc

Từ theo cộng đến chống cộng (73): Chi bộ phường Tân Kiểng triệu tập hội nghị bất thường Hai ngày sau khi Talawas đăng bài của nhà thơ Hoàng Hưng cho b

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

ĐẠI CƯƠNG VỀ TỔ CHỨC

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

Nghị luận về lòng dũng cảm – Văn mẫu lớp 10

1 Bước đầu suy nghĩ về văn học thời Mạc Nguyễn Huệ Chi Vấn đề đánh giá Triều đại Mạc đã được đặt ra từ cách đây hơn hai thập kỷ rưỡi, chính thức vào d

Khai lược về lịch sử triết học trước Mác Khai lược về lịch sử triết học trước Mác Bởi: unknown KHÁI LƯỢC VỀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC Triết học phươ

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại :

Giai thoại Trạng Trình Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm 阮秉谦 (1491 bis 1585) sinh năm Tân hợi đời vua Lê Thánh Tông Hồng Ðức thứ 22 tại làng Trung Am, huy

NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN 43 Lò Đúc Hà Nội * Số điện thoại:

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý tự nhiên Bài: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh th

Microsoft Word - hbthao-ChientranhPhapThanh.doc

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Ratna Shri Vietnam Group 1

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Document

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2019 Môn thi: NGỮ VĂN (Đề thi có 09 trang) Thời gian: 45 phút, không kể th

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

SỞ GDĐT BẮC NINH PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỀ TẬP HUẤN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi: KHXH - Môn: Lịch sử Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thờ

Microsoft Word - vanhoabandia (1)

SỰ SỐNG THẬT

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

Layout 1

Bản ghi:

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 Câu 1 (3.0 điểm) Căn cứ vào cơ cấu xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây, hãy làm rõ khái niệm, tính chất điển hình của chế độ chiếm hữu nô lệ? Vì sao chế độ đó khủng hoảng và sụp đổ? (Quốc học Huế + Hùng Vương +Thái Bình, Hải Phòng, Ninh Bình, Lào Cai) Căn cứ vào cơ cấu xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây làm rõ 3,0 khái niệm, tính chất điển hình của chế độ chiếm hữu nô lệ: *Cơ cấu xã hội: - Nô lệ: + Nguồn gốc: do buôn bán nô lệ, tù binh chiến tranh, cướp biển, + Số lượng: đông đảo, gấp chục lần chủ nô và những người bình dân. + Vai trò: là lực lượng sản xuất chủ yếu. + Thân phận địa vị: lệ thuộc hoàn toàn vào chủ, không có quyền lợi gì kể cả quyền được coi là một con người. - Bình dân: + là những người dân tự do, có nghề nghiệp. + có chút ít tài sản, tự sống bằng lao động của bản thân. + số đông sống nhờ trợ cấp xã hội, coi khinh lao động. - Chủ nô: + xuất thân: là những chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền. + sở hữu nhiều nô lệ. + có thế lực về kinh tế và chính trị. + vai trò: quản lý, cai trị xã hội. * Khái niệm: Là một chế độ kinh tế - xã hội tồn tại và phát triển dựa chủ yếu trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ. Đó là một hình thức phát triển cao của nền kinh tế thời cổ đại và cũng là hình thức bóc lột đầu tiên, thô bạo nhất của xã hội có giai cấp. * Nguyên nhân khủng hoảng và sụp đổ: 0,25 - Nô lệ trở thành lực lượng quan trọng của thị quốc, nhưng bị khinh rẻ và loại trừ khỏi đời sống xã hội. Vì thế nô lệ không ngừng đấu tranh phản kháng chế độ chiếm nô. - Đấu tranh của nô lệ: 0,25 + Năm 73 TCN, nô lệ đã khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Xpac-ta-cút, thu hút hàng vạn nô lệ và dân nghèo Italia tham gia + Từ thế kỉ III, cuộc đấu tranh chuyển sang hướng mới. Họ tìm mọi cách để chây lười, trốn việc, đập phá công cụ 1

- Sự xâm nhập của người Giéc man vào đế quốc Rôma. 0,25 - Sản xuất bị giảm sút, đình đốn. Xã hội chiếm nô bị khủng hoảng trầm trọng. 0,25 Đế quốc Rôma bị sụp đổ. Câu 2 (2.5 điểm) Trình bày hoạt động đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Đâu là cơ sở để các triều đại phong kiến Trung Quốc đưa ra chính sách đối ngoại đó? Mối quan hệ của Trung Quốc phong kiến đối với nước ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII? (Lào Cai). *Hoạt động đối ngoại: 1,0 Các triều đại phong kiến Trung Quốc thực hiện chính sách bành trướng, mở rộng lãnh thổ. - Nhà Tần: đánh lên phương Bắc, đánh xuống phương Nam... Nhà Đường: mở rộng lãnh thổ ra bốn phía. - Nhà Minh, Thanh: đem quân đi xâm lược các nước láng giềng... * Cơ sở đưa ra chính sách đối ngoại: - Tư tưởng Đại Hán coi các nước xung quanh là man, di, mọi, rợ. 0.25 - Đất nước rộng lớn, dân đông, có tiềm lực kinh tế, quân sự; có nền văn 0.25 minh lâu đời. * Mối quan hệ của Trung Quốc với nước ta thời phong kiến: 1,0 - Triều đại nào cũng đem quân xâm lược nước ta: Nhà Tống 2 lần mang 0.25 quân xâm lược nước ta, nhà Minh đem quân xâm lược...nhà Thanh... - Nhân dân ta đã tiến hành những cuộc chiến tranh vệ quốc và giành thắng lợi: Hai lần kháng chiến chống Tống ( thế kỉ X, XI), chống Mông Nguyên, chống Minh...Kháng chiến chống Thanh cuối thế kỉ XVIII. - Ngoài ra hai nước vẫn có quan hệ hòa hiếu, giao lưu kinh tế, văn hóa... 0.25 Câu 3 (3,0 điểm) Trình bày nguyên nhân, điều kiện và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý thời hậu kỳ trung đại. Các cuộc phát kiến địa lý có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của xã hội Tây Âu và đối với nước ta? (Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quảng Nam) + Hạ Long, Nguyễn Trãi, Hùng Vương, Huế,Việt Bắc, Tuyên Quang). * Nguyên nhân, điều kiện và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý: 1,5 - Nguyên nhân: + Vào TK XV kinh tế hàng hóa ở Châu Âu phát triển làm nảy sinh nhu cầu 2

lớn về nguyên liệu, thị trường, vàng bạc... + Việc buôn bán với các nước phương Đông bị ách tắc bởi con đường giao thông qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kỳ độc chiếm... - Điều kiện: + KHKT có những bước tiến đáng kể: hiểu biết về địa lý, sử dụng la bàn, hải đồ + Kỹ thuật đóng tàu có ngững bước tiến mới: tàu có bánh lái, hệ thống buồm lớn, có sàn, boong đặt được đại bác... - Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý: Được coi như một cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông và tri thức: + Giúp con người hình dung được hình ảnh về hành tinh và bề rộng trái đất. + Tìm thấy những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới... + Mở ra những con đường giao thương mới, tạo ra thị trường mới... + Chấm dứt thời kỳ cách biệt Đông Tây, mở ra giai đoạn mới trong giao lưu quốc tế giữa các quốc gia và các nền văn minh, văn hóa khác nhau... * Ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội Tây Âu và đối với nước ta: 1,5 - Ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội Tây Âu: + Đã đáp ứng được yêu cầu khách quan đặt ra cho xã hội Tây Âu lúc bấy giờ. Góp phần đem lại cho triều đình và thương nhân Tây Âu những hàng hóa, nguyên liệu vô cùng quý giá, vàng bạc, châu báu... thúc đẩy công thương nghiệp Tây Âu phát triển. + Mở ra thời kỳ xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa ở Châu Phi, Mĩ la tinh và Châu Á, mở đầu cho sự ra đời của chủ nghĩa thực dân. Lưu ý: Nếu trong phần Hệ quả HS có cả 2 ý của phần ảnh hưởng tới xã hội Tây Âu thì có thể cho tối đa 0,75 điểm. Phần Ảnh hưởng tới xã hội Tây Âu vẫn chấm ý như đáp án. Nếu HS nêu được ý thì cho 0,25. - Ảnh hưởng đối với nước ta: + Sau phát kiến địa lý, TK XVI- XVII thuyền buôn Châu Âu ( Bồ Đào Nha, Tây BanNha, Pháp, Anh...) đến buôn bán ở nước ta ngày càng nhiều, bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế đang phát triển. + Góp phần mở rộng thị trường trong nước và thúc đẩy sự hưng thịnh của một số đô thị. + Các giáo sĩ đạo Thiên Chúa đến truyền đạo ở nước ta... chữ Quốc ngữ ra đời... + Các nước tư bản phương Tây nhất là Pháp bắt đầu nhòm ngó và xâm lược nước ta 3

Câu 4 (3.0 điểm) Khái quát các cuộc đấu tranh vũ trang tiêu biểu nhất của nhân dân ta từ thế kỉ I X? Nêu nhận xét chung về các cuộc đấu tranh đó? (Thái Bình + Vĩnh Phúc, Chu Văn An, Thái Nguyên, Lê Thánh Tông - Quảng Nam, Hùng Vương, Huế, Yên Bái, Việt Bắc). a. Khái quát các cuộc đấu tranh vũ trang tiêu biểu từ thế kỉ I - X 2,5 1. Năm 40 k/n Hai Bà Trưng - Tháng 3-40 HBT phất cờ k/n được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng, chiếm được Cổ Loa buộc thái thú Tô Định trốn về TQ. K/n thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua xây dựng chính quyền tự chủ. - Mùa hè 42, Nhà Hán đưa 2 vạn quân sang xâm lược. HBT tổ chức k/c anh dũng nhưng do lực lượng quá chênh lệch k/n thất bại, HBT hy sinh. - Ý nghĩa: Mở đầu cho cuộc đấu tranh chống áp bức đô hộ. Khẳng định khả năng và vai trò của người phụ nữ trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. 2. Năm 542 k/n Lí Bí - Năm 542 Lý Bí liên kết hào kiệt các châu miền Bắc khởi nghĩa lật đổ chế độ đô hộ. - Năm 544 Lý Bí lên ngôi vua, đặt niên hiệu Thiên Đức, đặt tên nước Vạn Xuân. Định đô ở miền cửa sông Tô Lịch (sử cũ gọi đây là nhà Tiền Lý). - Ý nghĩa: + Giành được độc lập tự chủ sau 500 năm đấu tranh bền bỉ. Khẳng định được sự trưởng thành của ý thức dân tộc của bộ phận hào trưởng địa phương người Việt. + Đánh dấu bước phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc 3. Năm 905 k/n Khúc Thừa Dụ - Năm 905, nhân cơ hội nhà Đường suy yếu, được sự ủng hộ của nhân dân, Khúc Thừa Dụ đánh chiếm thành Tống Bình, giành quyền tự chủ. Triều đình nhà Đường buộc phải phong cho Khúc Thừa Dụ chức Tiết độ sứ - Ý nghĩa: Đặt nền móng vững chắc để tiến tới độc lập hoàn toàn cho dân tộc 4. Năm 938 chiến thắng Bạch Đằng - Năm 938 Nam Hán xâm lược nước ta, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân giết chết tên phản tặc Kiều Công Tiễn (cầu viện Nam Hán) và tổ chức đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, đập tan âm mưu xâm lược của Nam Hán. - Ý nghĩa: Bảo vệ vững chắc nền độc lập tự chủ của đất nước. Mở ra một thời đại mới, thời đại độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc. Kết thúc vĩnh viễn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. 4

b. Nhận xét chung 1,0 - Nguyên nhân: Chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến 0,25 phương Bắc. Nhân dân ta anh dũng đứng lên phất cờ khởi nghĩa - Những cuộc đấu tranh từ thế kỷ I đến thế kỷ X diễn ra liên tục, mạnh mẽ, 0,25 tính chất quyết liệt. - Nhiều cuộc khởi nghĩa có qui mô lớn và giành được thắng lợi bước đầu và 0,25 thắng lợi lớn nhất với chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng, kết thúc hoàn toàn thời kỳ phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta. - Lực lượng lãnh đạo: tầng lớp hào trưởng dân tộc với sự tham gia đông đảo 0,25 tầng lớp nhân dân. Qua đó nói lên tinh thần yêu nước và quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập dân tộc. Câu 5 (3.0 điểm) Vì sao Phật giáo phát triển dưới thời Lý Trần? Những biểu hiện của sự phát triển Phật giáo về các mặt chính trị, văn hóa và xã hội nước ta thời đó. (Lê Thánh Tông (Quảng Nam) + Hùng Vương, Thái Nguyên) a. Phật giáo phát triển dưới thời Lý Trần vì: 1,0 - Chế độ phong kiến còn trong giai đoạn đầu nên Nho giáo chưa có điều 0,25 kiện trở thành tư tưởng thống trị xã hội. - Phật giáo được truyền vào nước ta từ thời bắc thuộc, có nội dung phù hợp với phong tục tập quán, tâm lí người Việt nên được dân ta tiếp thu và phát 0,25 triển. - Phật giáo có mối quan hệ tự nhiên, gắn bó với người đứng đấu triều Lý (Lý 0,25 Công Uẩn), do vậy có điều kiện phát triển. - Các vị sư tăng thời Lý Trần có nhiều cao tăng với kiến thức uyên thâm, 0,25 yêu nước thương dân, tâm huyết với thế sự. b.biểu hiện về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội: 2,0 - Chính trị: Thời Lý - Trần, Phật giáo trở thành quốc giáo, Đại Việt sử kí toàn thư viết: Lý Thái Tổ lên ngôi mới được hai năm, tôn miếu chưa dựng, xã tắc chưa 0,75 lập mà trước đã dựng 8 chùa ở phủ Thiên Đức cấp độ điệp cho hơn 1000 người ở kinh sư làm tăng. Nhiều nhà sư có tài, có đức được nhân dân tôn trọng, cùng với triều đình tham gia bàn việc nước: Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh Vị vua khai sáng nhà Lý cũng là một nhà sư, các vị vua thời Lý, Trần nhiều người tôn sùng đạo Phật và đi tu. 5

- Văn hóa: + Vua quan góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, xây tượng, viết giáo lí nhà 0,25 Phật, chùa chiền mọc lên khắp nơi. + Trần Nhân Tông vị vua thời Trần trở thành vị Phật hoàng sáng lập 0,25 trường phái Trúc lâm Yên Tử, tồn tại tới ngày nay. + Ảnh hưởng của đạo Phật không chỉ trong kiến trúc mà còn trong văn học, 0,25 trong sinh hoạt, nếp sống, nếp nghĩ của người dân. - Xã hội: Phật giáo được truyền bá sâu rộng vào đời sống tinh thần của nhân dân ta. Một vị quan thời Trần nhận xét: Thiên hạ năm phần thì sư tăng chiếm một, chỗ nào có người ở thì đều có chùa thờ Phật Câu 6 (3 điểm) Hãy đánh giá vai trò của phong trào Tây Sơn đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc ta ở cuối thế kỉ XVIII. (Yên Bái + Hải phòng, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Huế, Quảng Nam,Chu Văn An, Hưng yên, Hà Nam,Quảng ngãi,việt Bắc, Hạ long) 1. Phong trào Tây Sơn đặt cơ sở cho việc hoàn thành thống nhất đất 1,0 nước - Thế kỉ XVIII: Đất nước bị chia cắt về lãnh thổ, chế độ phong kiến khủng 0,25 hoảng - Năm 1771: phong trào Tây Sơn bùng nổ: 0,25 + Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn + Đánh đổ chính quyền Lê Trịnh 2. Phong trào Tây Sơn đánh tan các thế lực ngoại xâm, bảo vệ chủ 1,0 quyền dân tộc * Kháng chiến chống Xiêm (1785) * Kháng chiến chống Thanh (1789) 3. Vương triều Tây Sơn đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng đất 1,0 nước - Sau khi kết thúc chiến tranh, Quang Trung thi hành hàng loạt chính sách cải cách tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đất nước dần dần ổn định và phát triển. Nhà nước Tây Sơn được đánh giá tương đối tiến bộ 0,75 trong lịch sử, khẳng định chủ quyền, vị thế của nước ta trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là với phong kiến phương Bắc. - Tuy nhiên, sau khi Quang Trung qua đời (1792), triều Tây Sơn không còn chỗ dựa, đã mất dần vai trò tiến bộ và nhanh chóng bị thất bại trước 0,25 cuộc tiến công của Nguyễn Ánh. 6

Câu 7 (2,5 điểm) Trình bày khái quát chính sách ngoại giao của các triều đại Lý, Trần, Lê sơ. Đảng và Nhà nước ta cần phải vận dụng như thế nào đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? (Hạ Long +Hải phòng, Vĩnh Phúc,Nguyễn Trãi,,Bắc Ninh, Chu Văn An,Quảng Ngãi,Thái bình,ninh Bình, Bình Định, Tuyên Quang, Điện Biên) a. Khái quát chính sách đối ngoại của các triều đại Lý, Trần, Lê sơ. 1,5 * Đối với phong kiến phương Bắc: - Thực hiện chính sách ngoại giao linh hoạt, mềm dẻo nhưng cứng rắn với phong kiến phương Bắc khi bị đe dọa toàn vẹn lãnh thổ hay bị coi thường, luôn giữ thể diện quốc gia, giữ hòa hiếu trong quan hệ Việt Trung. Các triều đại phong kiến luôn có chính sách vùng biên giới rất nghiêm ngặt, thực hiện triều cống, giữ lệ thuần phục nhưng luôn luôn giữ vững tư thế của một quốc gia độc lập. - Khi nền độc lập dân tộc bị đe dọa nhân dân Đại Việt kiên quyết đứng lên 0.25 chống xâm lược - Trong và sau các cuộc chiến tranh, Đại Việt vẫn mong muốn giải quyết 0.25 bằng con đường hòa bình để duy trì hòa hiếu sau khi chiến tranh kết thúc. Vì thế sau khi chiến tranh kết thúc, quan hệ hòa hiếu được thiết lập trên tinh thần mỗi bên làm chủ một phương. * Đối với các nước láng giềng phía Nam và phía Tây: có lúc căng thẳng, nhưng nhìn chung thời Lý, Trần, Lê sơ luôn giữ thái độ thân thiện vừa mềm dẻo vừa cứng rắn để giữ vùng biên cương. b. Đảng và nhà nước ta có thể kế thừa và phát huy chính sách đối ngoại 1,0 thời Lý, trần, Lê sơ trong giai đoạn hiện nay: - Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước có những thay đổi rất 0.25 lớn so với bối cảnh thế kỷ XI XV. Mối quan hệ quốc tế cũng phức tạp hơn nhiều, vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế cũng khác trước. - Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán một đường lối đối ngoại: tuân thủ 0.25 luật pháp quốc tế chủ trương giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình, lên án, phản đối các hoạt động dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp. - Việt Nam chủ trương làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, hợp tác hai 0.25 bên cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.. - Xây dựng đất nước phát triển bền vững về kinh tế, mạnh về tiềm lực quốc 0.25 phòng, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước khi chủ quyền bị xâm phạm. 7

8