Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

Tài liệu tương tự
Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

36

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp – Văn hay lớp 7

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Cảm nhận bài thơ Đàn ghita của Lor-ca của Thanh Thảo

À TÌM NHAU Tôn-Nữ Mai-Tâm Cánh hoa Mai tan tác rơi từng mảnh Rũ rượi buồn Tâm héo úa tàn phai Đúng lúc tinh thần Uyển Nhi như đang rơi vào tình trạng

Cảm nghĩ về người thân


Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

Phân tích bài thơ Giục giã của nhà thơ Xuân Diệu

THƠ Hoàng Ngọc Ẩn Thơ Mục 1- Bên Đời Hui Quạnh 2- Bên Trời Phiêu Lãng 3- Buồn Xưa 4- Cho Một Thành Phố Mất Tên 5- Mười Năm Chưa Lần Gặp 6- Rừng Lá Tha

Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua văn thơ xưa

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

Công Chúa Hoa Hồng

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Phần 1

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

No tile

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Phần 1

Cảm nghĩ về mái trường

Hãy viết một bài văn về tình mẫu tử

Phần 1

Miêu tả người bạn thân nhất của em – Văn mẫu lớp 7

Tả cây hoa lan

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp một nhân vật cổ tích

NỖI GHEN DỊU DÀNG

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Tả người thân trong gia đình của em

Gian

Document

Tả cô Tấm trong truyện Tấm Cám theo tưởng tượng của em

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

Cúc cu

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Microsoft Word - hoang hon tren bai bien.doc

Phân tích khổ thơ đầu tiên trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh – Văn mẫu lớp 9

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Mộng ngọc

-

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Microsoft Word - Ngay XuaNguoiTinh_pthienthu.doc

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

No tile

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Phân tích Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân – Văn hay lớp 11

Tả một người công nhân (hoặc nông dân, bác sỹ, y tá…) đang làm việc

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Em hãy tả cây phượng và tiếng ve vào một ngày hè

Nghị luận về tệ nạn xã hội ma túy – Văn mẫu lớp 9

Thuyết minh về truyện Kiều

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

Kể về một người bạn mới quen

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

Phân tích bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Cảm nhận của em về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Đề 11: Hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ, con người trong Đoàn thuyên đánh cá của Huy Cận – Bài văn chọn lọc lớp 9

Giới thiệu chiếc bánh chưng ngày Tết – Văn mẫu lớp 9

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Phân tích bài thơ Chiều tối

Microsoft Word - chotinhyeutronven10.doc

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

CÒN MỘT CHÚT HƯƠNG Tháng mười hoa Cúc Quỳ rộ nở. Trên suốt con đường từ Đàlạt xuống Đơn-Dương, những đoá Cúc-Quỳ tươi tắn, vàng rực dưới ánh nắng ban

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Phân tích bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Tải truyện Nàng Không Là Góa Phụ | Chương 17 : Chương 17

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

No tile

Tả cây vải nhà em

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

CHƯƠNG I

(SỰ LỰA CHỌN SAI LẦM)

Bản ghi:

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính Author : Hà Anh Đề bài: Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính Bài làm Thơ Nguyễn Bính viết nhiều về mùa xuân. Cuộc sống ở làng quê không gì vui bằng ngày xuân. Xuân là mùa hồi sinh của đất trời. Cây cối nẩy lộc, đâm chồi sau những ngày đông giá lạnh, xơ xác, tiêu điều. Mùa xuân ấm áp cũng là mùa của lễ hội. Nhiều bài thơ hay trong Thơ mới được khơi nguồn từ cảm hứng xuân. Đoàn Văn Cừ với "Đám cưới mùa xuân" đã miêu tả không khí hội xuân và thiên nhiên cũng chia sẻ niềm vui với con người: "Sau trái đồi lấp lánh ánh sương ngân Chỉ còn nghe văng vẳng tiếng chim xuân Ca ánh ỏi trên cành xuân tắm nắng" Anh Thơ trong Chiều Xuân cũng gợi được không khí xuân qua những hình ảnh thanh bình của làng quê, dòng sông, con đò, mưa bụi trên bến vắng... "Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời" Hàn Mặc Tử với "Mùa xuân chín" đã thâu tóm được sự sống và vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân. "Trong làn nắng ửng khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang". Ở thơ Hàn Mặc Tử còn có một "Xuân như ý" và "Xuân đầu tiên" với cảm hứng mới lạ, tinh khôi về một đất trời xa lạ nhưng cũng không thể đẹp bằng mùa xuân giữa cuộc đời: "Mùa xuân chín". Một số nhà thơ lại cảm nhận mùa xuân của thiên nhiên và cuộc đời không qua những hình ảnh cụ thể mà ở sức xuân, hơi xuân như trường hợp Huy Cận: Tài liệu chia sẻ tại

"Xuân gội tràn đầy Giữa lòng hoan lạc Trên mình hoa cây... Nắng vàng lạt lạt Ngày đi chầy chầy...... Mái rừng gió hầy Chiêu xuân đầy lời" ( Chiều xuân) Nguyễn Bính viết nhiều về mùa xuân, về những cảnh xuân chân thực của làng quê: "Mưa xuân", "Xuân về", ''Xuân tha hương", "Rượu xuân", "Nhạc xuân", "Thơ xuân", "Mùa xuân xanh". Mùa xuân quả là có duyên thơ với Nguyễn Bính. Những bức tranh của đồng quê và làng quê thật trong sáng, tươi vui khi xuân về. Thiên nhiên như hồi sinh, cỏ cây xanh tươi, con người lấy lại sức lực...: "Đã thấy xuân về với gió đông Với trên màu má gái chưa chồng Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong". (Xuân về) Ở khổ thơ trên, Nguyễn Bính chưa trực tiếp tả cảnh vật mùa xuân. Chỉ với một tín hiệu nhỏ, khi ngọn gió đông về đã thấy hơi xuân ấm áp. Cô gái làng quê là người nhạy cảm nhất với những dấu hiệu giao mùa. Cặp mắt trong ngước nhìn trời, và đôi má ửng hồng của cô gái là những dấu hiệu phản quang chính xác của mùa xuân. Nguyễn Bính trong hài "Xuân về" đã miêu tả thật đẹp làng quê trong khung cảnh mùa xuân với "trời quang nắng mới hoe" và đồng quê Lúa thì con gái mượt như nhung. Và đặc biệt là phong tục và văn hóa của làng quê trong ngày xuân, các cô gái "yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa" và những cụ già "Tay lần tràng hạt miệng nam mô'' nói lên nếp sống gần gũi từ lâu đời. "Mưu xuân" lại giới thiệu một khung cảnh đặc biệt của mùa xuân. Mưa xuân, đêm hội chèo, sự hò hẹn của đôi lứa và những nỗi niệm vui buồn của cô gái quê. Mở đầu bài thơ, Nguyễn Bính giới thiệu khung cảnh một gia đình sống nền nếp với nghề canh cửi, có mẹ già và cô giá tuổi hoa niên. Cô gái như đỡ lời tác giả và tự nói về mình: Tài liệu chia sẻ tại "Em là con gái trong khung cửi

Dệt lụa quanh năm với mẹ già Lòng trẻ còn như cây lụa trắng Mẹ già chưa bán chợ làng xa". Dịu dàng, ngây thơ và trong trắng. Khuôn khổ của đời sống gia đình và công việc lao động cần mẫn quanh năm tưởng như tách biệt cuộc sống của người con gái với thế giới bên ngoài. Hình ảnh thơ gợi nhớ đến câu ca "Thân em như tấm lụa đào - Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai". Ở đây hình ảnh cây lụa trắng gợi lên một cái trinh trắng của cô gái ít giao lưu tiếp xúc. Có lẽ còn lâu lắm cô gái mới nghĩ đến chuyện gia đình. Nguyễn Bính đã đưa khung cảnh thiên nhiên của một đêm xuân để gợi mở cho câu chuyện: "Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy". Chỉ có hai câu thơ mà xốn xang và gợi không khí quá. Những cụm từ "phơi phới bay "lớp lớp rụng vơi đầy" vừa diễn tả đúng trạng thái của hiện tượng lại mang màu sắc thẩm mĩ riêng biệt. Bình thường là những giọt mưa rơi, nhưng với "Mưa xuân" Nguyễn Bính viết mưa bay là đúng và phơi phới bay" lại rất gợi tả. Hoa xoan quen thuộc ở vùng quê không khoe hương, khoe sắc. Nhưng hình ảnh gợi cảm nhất của những chùm hoa xoan là khi tàn rụng, những cánh hoa nhỏ bay lớp lớp phủ trên đường. Anh Thơ đã rất có lí và nghệ thuật khi viết "Bên chòm xoan, hoa tím rụng tơi bời!''. Cùng với hiện tượng đó, Nguyễn Bính rất sáng tạo khi viết "Haa xoan lớp lớp rụng vơi đầy". Tô Hoài đã nhắc đến hai câu thơ trên của Nguyễn Bính với lời khen trân trọng: "Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy". "Tầm vóc, thật tầm vóc mỗi câu thơ Nguyễn Bính!" Thiên nhiên nhiều màu vẻ ấy đã làm mất đi không khí và cảm xúc bình lặng, nhất là gánh chèo làng Đặng đi qua ngõ càng gợi lên không khí vui chơi hội hè của làng quê. Cô gái nết na và kín đáo không còn giữ được sự bình thản. Có thể giấu được mẹ già và người xung quanh nhưng không thể tự giấu được mình. Dường như có một cô gái khác tình tứ hơn đã nhập vào mình: Lòng thấy giăng tơ một mối tình Em ngừng thoi lại giữa tay xinh Hình như hai má em bừng đỏ Có lẽ là em nghĩ đến mình". Tài liệu Nguyễn chia Bính sẻ tại đã diễn tả tình yêu của cô gái quê thật nhẹ nhàng tinh tế; khởi đầu là những rung cảm thật nhẹ như tơ vương, gợi chút xao xuyến trong lòng. Những rung động lớn dần, con thoi cần

mẫn của khung cửi không đi về được theo nhịp bình thường khi trái tim cô gái đã có những nhịp đập khác thường Dấu hiệu ngừng công việc của cô gái đang độ tuổi yêu đương để theo đuổi hết ý nghĩ của lòng mình đã được nhắc đến trong thơ xưa. Sư Huyền Quang trong bài "Xuân nhật tức sự" đã miêu tả cảm xúc của cô gái đẹp tuổi đôi tám với cảnh sắc mùa xuân, cô gái đã dừng mũi kim thêu để cảm nhận cho hết xuân ý, xuân tình: "Người con gái đẹp tuổi đôi tám chầm chậm thêu Dưới bóng hoa tử kinh, chim hoàng li nhảy nhót Đáng kêu là cái ý thương xuân vô hạn Đọng lại tất cả ở lúc dừng kim không nói năng". Sự việc vẫn được tiếp nối và phát triển. Hình bóng người con trai đến đây đã xuất hiện trong ý nghĩ của cô gái mà cô như cảm thấy có chút ngượng ngùng. Không soi gương mà biết má mình bừng đỏ. Đó là trạng thái tự nhận biết của các cô gái trẻ đang yêu đương. Khổ thơ với những từ ngữ gợi không khí như xưa: "giăng tơ", "thoi xinh" nhưng lại rất mới mẻ với trạng thái diễn tả không xác định qua các từ "có lẽ", hình như chấp nhận một tình cảm thực của lòng mình trong yêu đương cũng e ấp, ngượng ngùng. Phải chăng đó là đặc điểm của các cô gái còn ngây thơ, trong trắng? Nhưng rồi người đọc cũng khó đoán định được diễn biến của tâm tình và sự việc. "Mưa xuân'' cũng như nhiều bài thơ khác của Nguyễn Bính thường có yếu tố của cốt truyện. Từ tâm tình đã chuyển dần sang hành động. Cô gái nghĩ đến chàng trai và những lời hò hẹn. Trời đã tối, hàng xóm đã lên đèn, mưa xuân vẫn bay và bao phủ bầu trời đêm. Nguyễn Bính đã miêu tả những chi tiết nghệ thuật gợi cảm. Cô gái như có chút đắn đo, ngập ngừng trước trời mưa lạnh, nhưng ý nghĩ ấy nhanh chóng bị lướt qua khi nghĩ đến sự có mặt của chàng trai trong đêm hội: "Em ngửa bàn tay trước mái hiên Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh Thế nào anh ấy chẳng sang xem!" Tình yêu như có sức mạnh kì diệu đã tiếp sức cho cô gái đang tuổi yêu đương. Thật khó hình dung những đổi thay của cô gái quê, lúc đầu còn e ấp, ngượng ngùng và sau đó đã trở nên mạnh dạn, kiên quyết hơn. Dường như không có gì cản trở được tình yêu. "Mưa bụi nên em không ướt áo - Thôn Đoài cách có một thôi đê". Cô gái xin phép mẹ và vội vàng đi. Những chi tiết trên gợi nhớ đến một nàng Kiều "xăm xăm băng lối vườn khuya một mình" và khi gặp người yêu Thuý Kiều giãi bày những ý nghĩ chân thực, đáng trọng, đáng yêu và cũng gợi bao thương cảm: Tài liệu "Nàng chia rằng: sẻ tại "Quãng vắng đêm trường,

Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa. Bây giờ rõ một đôi ta, Biết đâu rồi nữa chăng là chiêm bao?". Nhưng dù sao nàng Kiều cồn được bù đắp, còn gặp gỡ được người yêu để tâm tình. Hình ảnh cô gái trẻ mải miết tìm người yêu trong đêm hội, không thiết đến chuyện xem hát cũng nói lên mãnh lực của tình yêu và gợi biết bao thương cảm ở người đọc. Không còn là chuyện lầm lẫn trong hẹn hò. Nguyễn Bính đã đẩy tứ thứ vận động và phát triển đến cao điểm của những tương phản mang tính bi kịch: niềm tin yêu mong đợi của tuổi trẻ mạnh dạn dân thân và sự bất ngờ đến đau đớn của cảnh ngộ, tình yêu tin cậy chung thuỷ và sự bội bạc phũ phàng, khung cảnh hội hè vui vẻ và cảnh cô đơn, tủi phận của riêng ai: "Chờ mãi anh sang anh chẳng sang Thế mà hôm nọ hát bên làng Năm tao bày tuyết anh hò hẹn Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng". Trong ý thơ có lời trách cứ, giận hờn. Chính ở phút giây đáng giận, đáng căm ghét này, cô gái vẫn tỏ ra hiền dịu và chỉ biết trách cứ chàng trai. "Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn" nhưng đã sớm quên lời hẹn ước. Từ đây tứ thơ và cảm xúc thơ mang nặng tủi buồn. Nếu ở những khổ thơ đầu nhân vật trữ tình còn mong đợi, còn náo nức, còn hăng hái thì đến đây tất cả như đảo ngược. Thời gian trôi qua chưa lâu và cũng vẫn là đêm xuân ấy nhưng sự cảm nhận của người trong cuộc về thời gian đã hoàn toàn khác biệt: "Để ả mùa xuân cũng nhỡ nhàng". Sự lỡ hẹn trong tình yêu đôi lứa có thể dẫn tới sự nhỡ nhàng. Tác giả không nổi hẳn vào cảnh ngộ của nhân vật mà chọn một cách nói tinh tế và giàu tính nghệ thuật hơn. Từ đây, mùa xuân với đơn vị thời gian vốn có đã được tác giả sử dụng với nhiều dụng ý nghệ thuật. Con đường trở về với cô gái chắc chắn là con đường Xa. Nếu trước đây "Thôn Đoài cách có một thôi đê" thì bây giờ là "có ngắn gì đâu một dải đê. Nếu trước đây mưa xuân còn nhẹ hạt "Mưa bụi nên em không ướt áo" thì bây giờ "Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt". Và nỗi tủi thân của cô gái canh khuya lặn lội đường trường. Nguyễn Bính đã thật sự cảm thương nhân vật qua những dòng thơ. Tác giả cũng không thể an ủi được gì hơn và cũng muốn để cho nhân vật được lặng lẽ với tâm trạng riêng của mình: "Mình em lầm lụi trên đường về Có ngắn gì đâu một dải đê! Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt Tài liệu chia sẻ tại Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya".

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) Không có một âm thanh nào của cuộc sống và thiên nhiên tạo vật. Không có một hình ảnh nào lấp lánh mở ra một tia hi vọng. Chỉ có nỗi buồn của nhân vật và sự cảm thương ở người đọc. Tứ thơ đã dần khép lại với những hình ảnh da diết gợi cảm. "Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay", câu thơ gợi không khí và xôn xao ấy không còn nữa, ý thơ khép lại mưa xuân với những hình ảnh nặng nề và tủi buồn: "Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay Hoa xoan đã nát dưới chân giày Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ Mẹ bảo: "Mùa xuân đã cạn ngày"." Nguyễn Bính đã tỏ ra hăng hái trong nghề khi vận dụng lại hàng loại những ý thơ và hình ảnh thơ ban đầu với những sắc thái mới tương phản, đối lập. Mưa xuân không "phơi phới" mà đã "ngại bay", hoa xoan bị chà đạp trên lối đi về. Cảnh tượng ấy phải chăng cũng phù hợp với cảnh ngộ của con người? "Mùa xuân đã cạn ngày", câu nói của người mẹ như khép lại. Nếu còn chăng chính là nỗi buồn của người con gái, một nỗi buồn phẳi âm thầm chịu đựng. Tuổi trẻ tin cậy vẫn chưa mất hẳn niềm hi vọng. Một câu hỏi không thể tìm được lời đáp "Bao giờ em mới gặp anh đây?". Những cô gái làng quê trong trắng, chung tình trong thơ Nguyễn Bính vẫn chờ đợi. Mùa xuân qua, lại chờ đợi một mùa xuân tới. Cô lái đò chờ đợi đến ba xuân mà vẫn vô vọng. Người con gái trong "Mưa xuân" liệu có đi lại con đường ấy. Mùa xuân của đất trời hàng năm lại trở lại. Mưa xuân lại phơi phới bay, nhưng mùa xuân của cuộc đời thì chỉ đến có một lần. Bài thơ "Mưa xuân'' đã ghi lại cả hai mùa xuân ấy và gợi lên bao ngậm ngùi xót xa về số phận và hạnh phúc của tuổi trẻ trong cuộc đời cũ những tháng năm qua. Tài liệu chia sẻ tại