Microsoft Word - 40namCTSP-HTBao4.doc

Tài liệu tương tự
Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Cúc cu

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

Duyên Nghiệp Dẫn Tu Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

CHƯƠNG 1

Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nh

TRANG 54 ÁI HỮU CÔNG CHÁNH Chữ Tâm Trong Văn Học Việt 1. Dẫn nhập C hữ Tâm tiềm tàng trong mọi áng văn Việt như trong truyện Kiều, trong Quan Âm Thị K

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Võ Văn Kiệt - Một người của nhiều người

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

NguyenThiThao3B

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

TRUYỀN THỌ QUY Y

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Phần 1

Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệ

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

BÁO CÁO TỔNG KẾT LỄ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHÓA 51 CAO ĐẲNG KHÓA 52 KHOA KỸ THUẬT GIAO THÔNG Thầy Huỳnh Văn Nhu - Phó trưởng khoa đọc báo cáo tổng kết khó

Nghị luận xã hội về lối sống đẹp – Văn mẫu lớp 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Khóa NGỮ VĂN 10 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26 Chuyên đề: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Nguyễn T

Document

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

Lương Sĩ Hằng Tha Thứ Và Thương Yêu

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

QUỐC HỘI

SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN The Joy of Living - Dying in Peace Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 Dịch: Chân Huyền ---o0o--- Nguồn Chuyể

Microsoft Word - viet-bai-lam-van-so-6.docx

NHÖÕNG LÔØI CHÆ DAÏY TAÂM HUYEÁT

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Great Disciples of the Buddha

Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An Biến dời cuộc thế thình lình,* Thiện tồn ác thất Thiên đình số phân. Vần xây thế giái {giới} phàm trần, Sự mình không

Nghị luận xã hội về sống đẹp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ VIỆT HOA GIẢNG DẠY TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHO THÔNG LUẬN

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯƠ NG ĐA I HO C SƯ PHA M NGHÊ THUÂ T TRUNG ƯƠNG NGÔ THỊ BÍCH THẢO HƯỚNG DẪN CẢM THỤ ÂM NHA C GIAO HƯỞNG, THÍNH PHÒNG CHO HO C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Đóng góp của Hồ Biểu Chánh vào tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX

Luan an ghi dia.doc

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Lời giới thiệu Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Bài Học 4 20 Tháng 7 26 Tháng 7 NHƠN TỪ VÀ CÔNG LÝ TRONG THI THIÊN VÀ CHÂM NGÔN CÂU GỐC: Hãy đoán xét kẻ khốn cùng và người mồ côi; Hãy xử công bình c

ĐẠO ĐỨC LẻM NGƯỜI

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay NGUYỄN THỊ THANH MAI Tóm tắt: Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời v

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Document

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Nghị luận về sách

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Phần 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Bồ Tát giới đệ tử Bành Tế Thanh luận (*) Việt Dịch: Sư Bà Hải Triều Âm ---o0o--- Nguồn Chuyển sang e

Nghị luận xã hội về ước mơ khát vọng

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Microsoft Word - kinhthangman.doc

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Sach

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Layout 1

Nhà quản lý tức thì

Thuyết minh về Nguyễn Du

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Con đường dẫn đến chân hạnh phúc

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN Người viết: Tiết Tuấn Anh GV tổ Văn - trường THPT

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

Bản ghi:

Nghĩ về các lớp chuyên và một đề nghị thay đổi nhân 40 năm chuyên toán đại học sư phạm Hà Nội Hồ Tú Bảo Khóa 1 chuyên Toán Đại học Sư phạm Hà Nội Lớp chuyên Toán Khóa 1 của chúng tôi không được giải gì trong các kỳ thi học sinh giỏi Toán miền Bắc dù có những người rất giỏi. Tuy nhiên chúng tôi đã được hưởng không khí phóng khoáng và lãng mạn của việc học, được luyện tập về cách suy nghĩ độc lập, được nuôi dưỡng ước mơ sáng tạo và nghĩa vụ làm người (một vài điều ít nhiều đã thay đổi trong những khóa sau vì sức ép của giải thưởng). Rồi tôi có may mắn được toàn tâm toàn ý theo đuổi một chuyên môn hơn 25 năm qua trong những điều kiện tuyệt hảo ở INRIA (Viện nghiên cứu Tin học và Tự động hóa Quốc gia Pháp), đại học Wisconsin- Madison ở Mỹ, và JAIST (Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản) ở Nhật, cũng như gắn bó lâu dài với một tập thể tốt tại Viện Công nghệ Thông tin, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Công việc cho phép tôi đến thăm, dự hội nghị, và làm việc nhiều lần ở hơn 30 nước, ở hơn 100 thành phố trên thế giới, ở nhiều đại học hàng đầu tại Pháp, Đức, Italy, Thụy điển, Hà Lan, Thụy Sĩ, Áo, Tây Ban Nha, Nga, Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thailand,... và ở Việt Nam. Những chuyến đi này cho tôi nhiều cơ hội quan sát và so sánh, nhìn và nghĩ về xứ người, nhìn và nghĩ về đất nước mình, nhất là về giáo dục và khoa học. Bài viết ngắn này nhằm chia sẻ một số suy nghĩ về việc đào tạo ở các lớp chuyên, liên quan đến giáo dục và phát triển. Đề nghị của tôi là chúng ta nên đổi hệ thống trường chuyên thành những trường trung học phổ thông chất lượng cao với mục tiêu dạy kiến thức phổ thông toàn diện cho các học sinh xuất sắc hoặc có năng khiếu đặc biệt, sao cho các em có hành trang tốt trên con đường dài phấn đấu trở thành những công dân ưu tú của đất nước. 1. Nhìn về xứ người và nước mình Khác biệt về địa lý-lịch sử luôn là cơ sở cho các nhìn nhận của tôi về thế giới và sự phát triển.. Tôi đã đọc nhiều bài viết của cả người trong và ngoài nước về sự khác nhau của xứ người và nước mình, khoảng cách trong giáo dục và khoa học giữa ta với họ, về trí thông minh và năng lực của người Việt,... Đây thật không phải những điều dễ được đồng thuận, vì nói chung ý kiến mỗi người đều dựa trên kinh nghiệm, quan sát, và hiểu biết cá nhân. Mà thế giới thì lớn hơn con voi" nhiều lần. Thuyết cơ bản đầu tiên của tôi là sự khác biệt về các điều kiện địa lý-lịch sử, nôm na là cái sự đất chật người đông và đất rộng người thưa, là một căn nguyên của sự khác biệt giữa nhiều xứ sở, nhất là giữa các nước châu Á và các nước Âu-Mỹ. Tôi đã kinh ngạc và ngày càng thấm thía điều này mỗi khi từ Mỹ, từ Canada, từ Úc, hay từ châu Âu về lại Việt Nam, về lại Nhật Bản, nơi nhìn thấy người người chen chúc và nhà nhà san sát. Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và lịch sử đã tạo nên một sự khác biệt sâu sắc về văn hóa và con người, về sự phát triển. Cùng diện tích gần như nhau, nước Nhật có 120 triệu dân so với 80 triệu của nước Đức, nhưng chỉ có 15% diện tích đất con người có thể sinh sống được trong khi nước Đức có tới chừng 70%. Hồi mới đến Nhật, nhìn dòng người cuồn cuộn vào giờ đi làm ở các bến tàu Tokyo, tôi thường ngạc nhiên sao lại có những người vươn lên được từ hằng hà sa số con người này để trở thành những người ưu tú, vượt trội ở ở đây (những ngôi sao TV, vận động viên bóng chày, nhà văn hóa, nhà khoa học,...)? Rộng hơn nữa, vì sao cũng cảnh đất chật người đông (cùng với diện tích, dân số na ná giống ta), các nước Nhật Bản và Hàn quốc lại vượt hẳn lên được ở châu Á và trên thế giới (tôi không kể Singapore, Hồng Kông là nơi có hoàn cảnh địa lý-lịch sử khác biệt). Tất nhiên đấy là do con người, những người Nhật và người Hàn đã xuất sắc làm nên xứ sở phát triển của họ.

Khi học bài học xứ người trong quyết định các việc của mình, ta không thể chỉ xem họ làm thế nào mà cần xem cả cái lý của việc họ chọn cách làm đó, trong đó có cái lý của hoàn cảnh địa lý-lịch sử. Chẳng hạn có dự kiến sớm bỏ thi vào đại học. Tôi cho là chuyện này chưa thích hợp trong hoàn cảnh của ta, ít nhất trong một năm tới đây. Nước Mỹ không có thi vào đại học và có nền giáo dục xuất sắc, nhưng hoàn cảnh của ta không giống nước Mỹ để có thể bỏ thi vào đại học. Ở nhiều nước châu Âu, tuy học đại học hầu như không phải trả tiền và không phải thi vào các đại học bình thường, nhưng để thi vào hoặc được chọn vào các đại học hàng đầu, như vào các trường lớn (grandes écoles) ở Pháp, là rất khó. Ở Nhật Bản và Hàn Quốc, thi đại học vẫn là thách thức lớn với học sinh phổ thông, với các gia đình khi con còn đi học, nhất là để vào các đại học hàng đầu ở đây. Xét về hoàn cảnh địa lý-lịch sử, ta gần với họ hơn, và rất nên tìm hiểu xem tại sao họ không bỏ thi đại học (mà vẫn phát triển). Một thí dụ khác là khi có rất nhiều tuyên bố lạc quan thái quá (và ẩu) về việc làm phầm mềm xuất khẩu của ta, một chuyên gia tin học ở Pháp đã cảnh báo rằng chúng ta có thể sẽ giống cảnh người đi chân đất muốn đóng giày bán cho thiên hạ. Thí dụ trên chỉ ra rằng mỗi nước đều có cách của mình để chọn và đào tạo người tài. Trong điều kiện ta cũng đất chật người đông và còn nghèo, việc tạo ra các môi trường học tập tốt để nuôi dưỡng và phát triển các tài năng từ lúc các em còn nhỏ là hoàn toàn đúng và cần thiết. Thuyết cơ bản thứ hai của tôi về sự phát triển là tầm quan trọng và chất lượng của đội ngũ những người ưu tú (elites) thuộc mọi lĩnh vực (văn hóa, thể thao, kinh doanh, khoa học, giáo dục, luật pháp,...) của một đất nước. Số người này không nhiều, nhưng có ảnh hưởng quyết định cho sự phát triển (cùng một vài yếu tố khác). Họ là những người đứng đầu ở các tầng, các mặt, các tổ chức của đất nước. Ở buôn làng Tây Nguyên có già làng, ở doanh nghiệp có giám đốc, ở Viện nghiên cứu có Viện trưởng, ở ngành giáo dục có Bộ trưởng giáo dục,... Những người này hay dở ra sao, ảnh hưởng ra sao đến sự phát triển là điều ai cũng rõ. Nói nôm na thì đấy là những người tài của mỗi xứ sở, những người vượt trội từ đám đông và có khả năng dẫn dắt đám đông. Có nhiều con đường để có những người tài: chọn lọc và đào tạo, tự rèn luyện trưởng thành,... Người tài và ưu tú nhất thiết phải là người sinh ra đã có tài, nhưng quan trọng hơn là họ phải được phát triển, được rèn luyện, thử thách tài năng trong những môi trường nhiều thách thức. Mô hình đào tạo, hình thành lớp người tài của mỗi xứ sở là mô hình hình chóp, và phải chọn lọc, nuôi dưỡng, rèn luyện hàng chục năm mới có được những người ưu tú ở đỉnh hình chóp. Lấy thí dụ ở Nhật Bản. Học sinh tiểu học học như chơi, không lưu ban, không thi cử, không sức ép, nhà đâu học đấy. Cấp trung học cơ sở cũng nhà đâu học đấy nhưng cuối cấp đã có sức ép thi vào các trường trung học phổ thông (THPT). Hai kỳ thi trong đời học sinh Nhật Bản là kỳ thi này và kỳ thi vào đại học. Các trường THPT của mỗi tỉnh đều có thứ hạng rõ ràng về chất lượng. Học sinh giỏi của của mỗi tỉnh đều gắng thi vào một, hai trường hàng đầu. Ở các trường hàng đầu cũng có các giáo viên hàng đầu của tỉnh. Việc học để có kiến thức toàn diện là thiết yếu, nhưng ở đây, những học sinh có năng khiếu hoặc ham thích một môn học nào đó cũng có thầy cô giỏi dẫn dắt. Thi vào đại học đòi hỏi toàn diện. Vòng đầu thi đại học với đề thi toàn quốc cho 6 môn bắt buộc, trong đó có quốc ngữ, toán và tiếng Anh. Ai giỏi toán nhưng không giỏi quốc ngữ và tiếng Anh cũng rất ít cơ hội được vào các trường hàng đầu (do vậy rất ít người tốt nghiệp những đại học hàng đầu dù học toán hay kỹ thuật lại không giỏi tiếng Nhật và tiếng Anh. Nếu bạn gặp ai đấy không rành tiếng Anh, khả năng người đấy ở trong đội ngũ ưu tú của nước Nhật là thấp). Nước Nhật có 99 đại học công và khoảng 500 đại học tư hoặc đại học của địa phương. Học sinh và cha mẹ chúng đều biết rõ thứ hạng của các đại học này (tất nhiên còn tùy ngành học). Nói chung, chỉ một số học sinh ở các trường THPT hàng đầu ở mỗi tỉnh mới có thể thi vào được các đại học hàng đầu của nước Nhật. Ai cũng có thể vào được đại học, nhưng đội ngũ ưu tú nhất gồm những người được đào tạo từ các trường ưu tú nhất. Những vị trí quan trọng, vị trí lãnh đạo trong các tổ chức của xã hội thường được giao cho những người này. Công ăn việc làm của xã hội nói chung cũng được phân bố theo quá trình chọn lọc và đào tạo này. (Thiên hạ thường nói, ở Mỹ đi kiếm việc người ta hay

hỏi anh/chị biết làm gì, ở Pháp người ta hỏi anh/chị học trường nào. Thực ra ở đâu thì thông tin học trường nào cũng góp phần quan trọng trong quyết định, đặc biệt nếu đấy là những trường danh giá.) Đáng nói thêm là rất nhiều đại học tổng hợp các tỉnh ở Nhật đều có một trường phổ thông của mình, từ lớp 1 đến lớp 12. Học sinh chọn vào đây thường dựa trên chỉ số IQ, trên các đánh giá về năng lực. Trường này cũng có chất lượng gần với các trường PTTH hàng đầu của tỉnh. Hệ thống chọn lọc và đào tạo của nước Nhật cho phép họ phân loại rất tốt. Số đông được đào tạo để thực thi thật tốt công việc. Một bộ phận rất nhỏ từ hệ thống đào tạo này có nhiều cơ hội và khả năng để trở thành những người lãnh đạo, sáng tạo và dẫn dắt của đất nước và xã hội. Chắc chắn một điều kiện cần để đất nước phát triển là có được một đội ngũ đông đảo những người ưu tú trong nhiều lĩnh vực, những người quen độc lập suy nghĩ và có đầu óc phê phán, có tri thức, tâm huyết và biết tìm cách để kiến thiết nước nhà bằng người. 2. Nghĩ về đào tạo ở các lớp chuyên Câu hỏi đầu tiên và quan trọng là về mục tiêu của các lớp chuyên, rộng hơn là về triết lý giáo dục trong việc đào tạo người tài, những người ưu tú của xã hội. Các khối chuyên nhằm đào tạo ra những người như thế nào? Con đường của các lớp chuyên chúng ta đã đi cho đến nay có phải là con đường thích hợp nhất để góp phần vào việc đào tạo ra đội ngũ những người ưu tú của đất nước? Nếu không thì nên đi theo con đường nào? Có cần điều chỉnh gì không cho con đường của các lớp chuyên hiện nay hay cứ thế mà tiếp tục đi? Đích hợp lý chưa và rồi đi đến đâu? (Có thể có gì đấy hơi giống cái sự Tiến lên ta quyết tiến lên hàng đầu/hàng đầu rồi để đi đâu?/đi đâu không biết hàng đầu cứ đi?). Nói gì thì nói, mục tiêu của một lớp chuyên toán là nhằm góp phần đào tạo ra được một vài nhà toán học (người sống bằng nghề sáng tạo toán học, có công trình được công bố ở những tạp chí chuyên ngành). Các nhà toán học là những người ưu tú nhất trong số những người được đào tạo về toán. Vậy các nhà toán học quan trọng đến mức nào trong đội ngũ những người ưu tú của đất nước mà vì nó suốt mấy chục năm qua biết bao nhiêu lớp chuyên toán đã ra đời, từ cấp quốc gia đến cấp huyện, quận (giờ đã bỏ)? Có lẽ ta dễ đồng ý rằng các nhà toán học có một vị trí nể trọng trong tâm thức người Việt (vì đa số khi đi học thấy toán là khó ), nhưng trong xã hội và cho sự phát triển đất nước, khó mà nói rằng các nhà toán học cần hơn các nhà kinh tế, nhà ngôn ngữ, nhà văn, nhà sử học, bác sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, nha sĩ, nhà nấu bếp tài ba, nhà kiến trúc,... Sẽ thật không đúng nếu lấy mục tiêu tối thượng của các lớp chuyên toán là nhằm đào tạo ra mấy em đi thi quốc tế, mang về các huy chương vàng bạc. Điều này có ý nghĩa nhất định, nhưng chắc chắn không lớn như lâu nay chúng ta đã và vẫn nói, nếu ta nhìn vào những nền khoa học, kinh tế, giáo dục khác nhau, nhìn vào quá trình phát triển của các nước phát triển. Thêm nữa, do đặc thù của sáng tạo toán học, mỗi lớp chuyên toán vài chục em thực sự cũng chỉ có thể có một hai em sau này thành nhà toán học. Vậy những em khác vào đây làm gì? Các lớp chuyên bây giờ nhanh chóng phân chia thành vài nhóm: nhóm của một hai em đứng đầu có khả năng lớn vào đội tuyển, nhóm của một vài em có cơ hội vào đội tuyển, nhóm của đa số các em không có cơ hội vào đội tuyển. Nhận vào mấy chục em làm gì khi chúng ta hướng đặc biệt đến vài em? Có thể vì mục tiêu này mà các lớp chuyên lâu nay đã làm mất khát vọng vươn lên của nhiều em khi thấy mình không có trong số có thể vào được đội tuyển, dù các em này học giỏi và có nhiều tiềm năng trước khi vào lớp chuyên. Mặc dù những việc chúng ta đã làm được ở các lớp chuyên là rất đáng ca ngợi và tự hào, nhưng đứng trước những thay đổi và thách thức của thời cuộc, khi nhìn về quá trình trưởng thành và nhu cầu về một đội ngũ những cá nhân xuất sắc ở nhiều lĩnh vực cần sớm được ươm trồng, đề nghị cơ bản của tôi là chúng ta nên chuyển sự tập trung vào đào tạo chuyên thành đào tạo toàn diện với chất lượng cao cho những học sinh xuất sắc hoặc có năng khiếu đặc biệt. Cụ thể, nên xem xét chuyển Khối chuyên Toán-Tin của ĐHSPHN, cùng các khối chuyên khác, thành một trường THPT với hai khối về

khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, gọi đơn giản là trường THPT của ĐHSPHN. Những điều cơ bản là: (a) Các em được tuyển chọn là các em hoặc xuất sắc toàn diện về khoa học tự nhiên/xã hội, hoặc có năng kiếu vượt trội về một (vài) môn của khoa học tự nhiên/xã hội ở bậc PTCS. (b) Các em được học tập toàn diện, được học tốt về tiếng Việt và tiếng Anh. Các em có năng khiếu vượt trội về một môn nào đó sẽ được sinh hoạt ngoại khóa trong các nhóm do các thầy cô giỏi dẫn dắt. (c) Trường gồm các thầy cô dạy giỏi ở tất cả các môn và có điều kiện học tập tốt. Tại sao nên làm trường này mà không phải trường chuyên? Sau đây tôi chỉ tạm nêu ra vài lý do: Người tài phải được đào tạo và rồi trưởng thành qua thực tiễn. Đây là con đường của hàng chục năm. Không cần và không nên hướng quá sớm các em vào một lĩnh vực hẹp của khoa học, dù với các em có năng khiếu nào đó (điều này có thể cần đối với một số lĩnh vực của nghệ thuật đòi hỏi rèn kỹ năng). Ba năm phổ thông là rất ngắn so với vài chục năm hoạt động của một đời người. Sớm quá, hẹp quá sẽ nhiều khả năng sớm bị cùn và không đi được đường dài, ít khả năng thích nghi và tự thay đổi, cũng như dễ bị choáng trước sự đa dạng của cuộc sống. Con người cần có hiểu biết toàn diện, trước và cùng lúc với việc đi vào một lĩnh vực hẹp. Trước hết là vì chính hạnh phúc của chính các em, mà có thể rất lâu về sau các em mới nhận rõ kiến thức toàn diện (cùng một thể chất tốt) cần biết bao. Ngoài ra, kiến thức toàn diện là rất cần cho khoa học. Chẳng hạn nếu không viết và nói tiếng Việt đúng, biết diễn đạt và giao tiếp, chắc chắn các em không thể giỏi tiếng Anh, và vì thế cũng rất hạn chế trong nghiên cứu khoa học, khó thành nhà khoa học giỏi. Hãy đem lại giáo dục phổ thông cho những người tài của tương lai (nhưng với chất lượng cao). Chỉ một vài em trong số mấy chục em xuất sắc sẽ tiếp tục làm toán, vậy sao chúng ta vẫn chuyên toán? Tư duy toán học hay một phương pháp tư duy nào khác phổ quát hơn nên được trang bị cho các em? Một môi trường học tập phổ thông với thầy bạn giỏi, được kích thích khát khao, được dẫn dắt sáng tạo, được dạy và luyện cách suy nghĩ, cách làm việc khoa học, theo tôi là cần thiết hơn cho hầu hết những người ưu tú của tương lai, kể cả các nhà toán học. Môi trường này cho phép một vài em có năng khiếu đặc biệt vẫn được phát triển tối đa, và cho phép những em xuất sắc khác phấn đấu với lòng tự tin và niềm kiêu hãnh trước một tương lai với nhiều ngả đường có thể theo đuổi. Với những em xuất sắc được chọn lọc, chúng ta nên giúp từng em phát huy được tối đa khả năng, chuẩn bị vào đời và rèn luyện thành những người ưu tú ở nhiều ngành nghề cần cho đất nước. Nôm na là ta không nên chỉ nuôi gà chọi, mà cả các loại gà đẻ trứng vàng khác. Bốn mươi năm đã là một chặng đường dài với bao đổi thay của thế giới, của đất nước, của mỗi đời người. Thành tựu lớn nhất của Khối phổ thông chuyên Toán-Tin ĐHSPHN theo tôi chính là những học sinh của Khối đã thành những người làm toán học, tin học, vật lý,..., và những người đã thành công trong nhiều lĩnh vực khác (nhà giáo, doanh nhân, bác sĩ, sĩ quan quân đội, nhà kinh tế, nhà quản lý, nhà ngoại giao,...). Họ là những người được ươm trồng tại Khối ở tuổi niên thiếu vào lúc có nhiều hoài bão và ước vọng nhất. Với lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc với Khối chuyên Toán-Tin ĐHSPHN, tôi đề nghị chúng ta cùng nhìn lại mục tiêu và con đường của các lớp chuyên hiện nay, và mạnh dạn thực hiện các thay đổi cần thiết trong những năm tới đây. 11.2006

Phụ lục [Tôi xin viết thêm ít dòng về những việc chính đã làm trong 40 năm qua, như lời báo cáo và bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô và Khối] Học ở chuyên Toán ĐHSPHN (1966-1969) Quê quán Hà Nội (Thanh Trì và Từ Liêm), sinh ở Việt Bắc (1952). Học cấp 1 trường Long Biên, cấp 2 trường Quang Trung ở Hà Nội. Lớp 6-7 sơ tán ở Thuận Thành, Hà Bắc. Học cấp 3 ở chuyên Toán Đại Học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN), Khóa 1 (1966-1969). Thi học sinh giỏi hai môn Văn và Toán toàn miền Bắc. Học 2 năm đại học Khoa Toán, ĐHSPHN (1970-1971), trước khi đi bộ đội 6/9/1971 (Ảnh 1: trước khi đi bộ đội, hè 1971). Đi bộ đội (6.9.1971-8.1974) Ngày 6/9/1971 nhập ngũ, tháng 12.1971 chuyển về đại đội trinh sát sư đoàn 325. Tháng 7-9.1972: Tiểu đội trưởng, phụ trách tiểu đội trinh sát sư đoàn 325 tham gia chiến đấu bảo vệ thị xã Quảng Trị. Tháng 11-12.1972: Trưởng nhóm trinh sát sư đoàn nhiều lần vượt sông điều tra trận địa địch phía Bắc thị xã Quảng Trị, kết thúc bằng trận đánh thắng của đặc công sư đoàn đêm 25.12.1972. Kết nạp Đảng 14.11.1972. Được thưởng một huân chương chiến công hạng hai trong chiến dịch Quảng Trị Trung đội trưởng trinh sát sư đoàn 325 (1973), và là phân đội trưởng phân đội công tác địch hậu (A74) đầu tiên của sư đoàn. Phân đội bị tai nạn trên đường làm nhiệm vụ (8.1.1974). Bị thương nặng (thương binh) và ra Bắc điều trị. Về lại đại học, chuyển qua học Khoa Toán-Lý, Đại học Bách Khoa Hà Nội (1974-1978). Học tập và nghiên cứu Tốt nghiệp Đại học ngành Toán Điều khiển, Đại học Bách Khoa Hà Nội (1978); Thạc sĩ và Tiến sĩ Tin học (1984 và 1987) tại Đại học Paris 6; và Habilitation (TSKH) tại Đại học Paris 9 (1998). Từ 1979 đến nay: Cán bộ nghiên cứu, Phòng Nhận dạng và Công nghệ Tri thức, Viện Công nghệ Thông tin (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Phó Giáo sư 1991. 1993-1997: Phó giáo sư thỉnh giảng, Trường Khoa học Thông tin, Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản (Japan Advanced Institute of Science and Technology, JAIST). Từ 1998 đến nay: Giáo sư, phụ trách Phòng thí nghiệm Phương pháp luận Sáng tạo Tri thức tại Trường Khoa học Tri thức của JAIST (http://www.jaist.ac.jp/~bao). Nghiên cứu về Trí tuệ Nhân tạo, các phương pháp Học máy, Phát hiện Tri thức và Khai phá Dữ liệu, Tin sinh học, Tin y học, Xử lý ngôn ngữ tự nhiên,... Tác giả và đồng tác giả của trên 40 bài báo trên các tạp chí quốc tế và khoảng 160 bài báo tại các hội nghị quốc tế. Hướng dẫn (đồng hướng dẫn) 17 tiến sĩ (13 đã bảo vệ) và khoảng 40 thạc sĩ (đã xong). Thành viên Ban biên tập của 5 tạp chí quốc tế (phó Ban biên tập một tạp chí). Vài việc khác Tham gia thành lập và điều hành Quỹ Khuyến học QKH-VKS, QKH Liên mạng, QKH Liên mạng- Báo Tiền phong của lưu học sinh Việt Nam (hiện làm đồng Chủ tịch quỹ QKH LM-BTP). Trong 9 năm 1997-2006, QKHVKS và QKHLM đã vận động được 647 triệu đồng và tiến hành trao 1950 suất học bổng cho nhiều học sinh nghèo nhưng học khá-giỏi ở 34 tỉnh của Việt Nam.

Vận động và tham gia tổ chức để mang một số hội nghị quốc tế chất lượng cao về công nghệ thông tin đến Việt Nam, và là Trưởng Ban Chương trình của Hội nghị quốc tế Châu Á-Thái Bình dương về Phát hiện Tri thức và Khai phá Dữ liệu PAKDD 2005, Hội nghị Quốc tế về Tin học và Truyền thông RIVF 2007, Hội nghị Châu Á-Thái Bình dương về Trí tuệ Nhân tạo PRICAI 2008. Là một cầu nối và tạo hợp tác khoa học giữa JAIST và 4 cơ quan nghiên cứu, đại học ở Việt Nam (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh). Trực tiếp và gián tiếp giúp được nhiều cán bộ Việt Nam qua JAIST học với học bổng của chính phủ Nhật (thường xuyên khoảng 30 người Việt học ở JAIST), trong đó 24 người đã bảo vệ luận án tiến sĩ thành công. Từ trái qua, trên xuống theo chiều kim đồng hồ: Ảnh 2: Phân đội A74 trước ngày lên đường đi địch hậu, Quảng Trị 5/1/1974 (Bảo là phân đội trưởng, áo sáng màu); Ảnh 3: Bên bức tường ghi tên những lính Mỹ chết trong chiến tranh Việt Nam, Washington D.C., 8/2003; Ảnh 4: Giao lưu với các em học sinh Khối chuyên Toán-Tin (Nguyễn Tự Cường, Phạm Huy Điển, Hồ Tú Bảo), 12/2002; Ảnh 5: Tại phòng làm việc ở JAIST, 1/2004; Ảnh 6: Quỹ khuyến học VKS trao học bổng.