TCCS

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - TCVN

QUY TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN KHOAN ĐCCT (Ban hành theo QĐ số 292 /QĐ-QLKT ngày 05 tháng 07 năm 2016 của Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế kiểm định và Địa

Microsoft Word - GT modun 03 - SX thuc an hon hop chan nuoi

INSTRUCTION MANUAL AQR-IFG50D

Ky Thuat Gieo Trong Va Cham Soc Cay Kim Tien Thao

KỸ THUẬT VÔ KHUẨN 1. MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi hoàn thành bài này, sinh viên có khả năng: 1.1 Thực hiện được kỹ thuật rửa tay nội khoa đúng quy trình.

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

Họp Tổ Dân Phố. Nguyễn Thị Thanh Dương Chiều nay chị Bông ăn cơm sớm để đi họp tổ dân phố, ban trưa ông tổ trưởng đã đi rảo qua từng nhà để mời họp, ô

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BẾP TỪ BOSCH PID679F27E Cảm ơn quý khách hàng đã lựa chọn sản phẩm bếp điện từ mang thương hiệu nổi tiếng BOSCH, hi vọng sản phẩm sẽ

Microsoft Word - QCVN18_2011_BGTVT_ doc

Hướng dẫn sử dụng Bếp Từ Bosch PID775N24E Bếp từ 3 bếp nhập khẩu Bosch PID775N24E có DirectControl với truy cập trực tiếp đến 17 cấp độ nấu ăn. 3 khu

1

Document

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN CÁ Luận văn Các phương pháp bảo quản cá 1

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến trong thi công lắp ráp hệ trục- máy chính Tàu hàn

Bài 4 XÂY DỰNG THIẾT BỊ KHÍ SINH HỌC NẮP CỐ ĐỊNH

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LÒ VI SÓNG MWE 210G Vui lòng đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và giữ sách hướng dẫn để tiện việc tham khảo về sau. 1

KỸ THUẬT CƠ BẢN LÁI Ô TÔ

HD9640, HD9641 HD9642, HD9643 HD9645, HD9646 HD9647 Hướng dẫn sử dụng Always here to help you Register your product and get support at

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

MINUET 2 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VI Issue 13 03/ with people in mind

Tủ lạnh Hướng dẫn sử dụng RT53K*/RT50K*/RT46K*/RT43K* Thiết bị không có giá đỡ Untitled :23:47

Tấm Cám Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ

TCVN TIÊU CHUẨN Q UỐC GIA TCVN 9411 : 2012 Xuất bản lần 1 NHÀ Ở LIÊN KẾ - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ Row houses - Design standards HÀ NỘI

Các bạn mình thân mến, Thư Gửi Các Bạn Mình Số 33 Đang còn trong thời gian tháng giêng là tháng ăn chơi nên nói chuyện hút xách cũng không đến nỗi lạc

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TỦ LẠNH FFK 1674XW Exclusive Marketing & Distribution HANOI Villa B24, Trung Hoa - Nhan Chinh, Thanh Xuan District

THIS PROJECT IS CO-FUNDED BY mini guide march 2011 KỸ THUẬT KHAI THÁC MÂY RỪNG

Lộn Sòng Hữu Loan Hôm nay Tuất nhất định làm cho xong hồ sơ để đưa lên ty giáo dục. Hắn cho là sở dĩ hắn bị biên chế ra khỏi trung đoàn cũng chỉ vì bả

TCVN

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan


ĐẶT ỐNG THÔNG NIỆU ĐẠO BÀNG QUANG 1. MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi hoàn thành bài này, sinh viên có khả năng: 1.1. Thực hiện giao tiếp với người bệnh, thôn

Phong thủy thực dụng

META.vn Mua sắm trực tuyến HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LÒ VI SÓNG SHARP R-201VN-W/ R202VN-S/R03VN-M/R-204VN-S/R-205VN-S/R-206VN-SK Sản phẩm tuân thủ theo yêu cầ

Tác Giả: Hoàng Thu Dung MỘT NGÀY MÙA ĐÔNG Phần I Thùy Dương đứng một mình trên bãi cát, đưa mắt nhìn xa ra chân trời. Mặt biển xanh ngăn ngắt, trong v

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY RỬA BÁT BOSCH SMS69N48EU Cảm ơn quý khách hàng đã lựa chọn sản phẩm máy rửa bát mang thương hiệu nổi tiếng BOSCH, hi vọng sản ph

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

Document

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh

Phần 1

Document

ttvnctk20

Document

Microsoft Word - Sach TTNT A4_P2.doc

5

Lời Dẫn

Giới thiệu chiếc bánh chưng ngày Tết – Văn mẫu lớp 9

Phần 1

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

Microsoft Word - 05_PVS Ho ngheo_xom 2_ xa Hung Nhan-Nghe An.doc

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ

Tả cảnh bão lụt ở quê em – Bài tập làm văn số 5 lớp 6

Microsoft Word - SC_LB3_VIE.doc

INSTRUCTION MANUAL AQR-IG656AM

hanhtrinhdenUC_2917JUN05

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

SỔ TAY KỸ THUẬT TRỒNG NẤM GIAO THỦY, 2009

TRUNG TÂM NGHIÊN C?U XU?T B?N SÁCH VÀ T?P CHÍ

Microsoft Word - V doc

Tả một cảnh đẹp mà em biết

Vợ Chồng như... Khách khứa Nguyễn Thị Thanh Dương. Chị Bông vừa bước vào nhà quẳng ngay cái xách tay xuống bàn và ngồi phịch xuống ghế làm anh Bông ng

Nội san số 11, tháng 4 năm 2016 Kyõ thuaät chaøo Haï 6 th Floor, TID Building, # 4, Lieu Giai Street Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam

Microsoft Word

nguoiHSI_2019AUG18_sun

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Inbooklet-Vn-FINAL-Oct9.pub

Microsoft Word - NGH? T?M TANG XUA ? QUÊ TA

Microsoft Word - GT modun 04 - Nhan dan ong

EHI845BB Bếp điện từ Sách hướng dẫn sử dụng & lắp đặt thiết bị

THIỀN TÔNG VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ 20 H.T THÍCH THANH TỪ Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên namthi

Microsoft Word - TCVN Moc noi do dam

40. Quân trường Quang Trung Ngày thứ hai mùng 2 tháng 6 năm 1969, khóa 11 Trưng Tập được đưa lên học quân sự tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Suố

Hammermills, Pellet Mills, Pellet Coolers, Crumblers

Title

PHỤ LỤC 17

Microsoft Word - Chuong 3. cac may lam nho.doc

THUYẾT MINH VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG Định mức dự toán xây dựng công trình Phần sửa chữa và bảo dưỡng công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là định mức dự t

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Phần 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai

No tile

Quality Plan

Thiết bị gia dụng Máy tẩy tế bào da bằng sóng siêu âm NTE21 Hướng dẫn sử dụng Cám ơn quý khách đã mua hàng. Trước khi sử dụng sản phẩm này, hãy đọc kỹ

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Phần 1

Document

Khoa Cô Khí Coâng Ngheä Baøi giaûng Maùy GCCH NSTP BM: Maùy STH vaø CB Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Vai trò của phương pháp GCCH trong CBNSTP. Th

ĐỊA CHẤT ĐỘNG LỰC CÔNG TRÌNH Địa chất động lực công trình nghiên cứu và vạch ra: Qui luật phân bố các quá trình và hiện tượng địa chất khác nhau; chủ

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Phần 1

Document

Tác Giả: Kim Bính Người Dịch: Dennis Q CANH BẠC TÌNH YÊU Nho An Đường Chương 1 Anh Đang Xoay Chuyển Bàn Tay Vận Mệnh Dư Y đang ngồi sau quầy bar đọc b

META.vn Mua sắm trực tuyến HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY HÚT BỤI GIA ĐÌNH 1. Các loại máy hút bụi gia đình thông dụng hiện nay Trong các gia đình hiện nay sử

CHÚ TƯ PHÚC Buổi pháp thoại chấm dứt bằng ba tiếng chuông ngân dài Mọi người đứng lên lễ Phật, xá thầy và đi ra. Chú Tư Phúc còn lại một mình trong ch

Bản ghi:

TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 102 : 2015/TĐCNCSVN Xuất bản lần 2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHUẨN CHẾ BIẾN CAO SU SVR 10 & SVR 20 TỪ MỦ PHỤ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015

Lời nói đầu TCCS 102 : 2015/TĐCNCSVN thay thế TCCS 102-2002. TCCS 102 : 2015/TĐCNCSVN do Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam biên soạn, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ban hành. 2/18

(Ban hành theo quyết định số: /QĐ-HĐTVCSVN, ngày tháng năm 2015 của Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) CHƯƠNG 1 QUI ĐỊNH CHUNG Điều 1. Quy trình này qui định các công đoạn chế biến cao su SVR 10 và SVR 20 trong nhà máy chế biến cao su, nguyên liệu từ mủ phụ thu được ở vườn cây nhằm thống nhất cách chế biến để đảm bảo chất lượng cao su và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điều 2. Quy trình này là những qui định được trình bày dưới dạng văn bản pháp quy kỹ thuật, do Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ban hành. Điều 3. Quy trình này phải đạt các yêu cầu sau: 3.1. Đáp ứng chất lượng sản phẩm cao su của thị trường. 3.2. Tiên tiến về khoa học kỹ thuật. 3.3. Hầu hết các nhà máy chế biến cao su SVR 10, SVR 20 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có thể áp dụng được. 3.4. Hiệu quả kinh tế cao. 3.5. Không ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ, an toàn lao động, an ninh quốc gia và môi trường. 3.6. Trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn này, việc thay đổi các nội dung phải được sự chấp thuận của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam bằng văn bản. 3/18

CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN CAO SU SVR 10 VÀ SVR 20 TỪ MỦ PHỤ Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến SVR 10 và SVR 20 Mủ phụ Phân loại Tiếp nhận và xử lý lyù Cắt, rửa, trộn thô Cắt, rửa, trộn tinh n Băm, rửa, trộn n Cán rửa lần 1, 2, 3 Băm thô (Shredder) Baêm thoâ (Shredder) Cán rửa lần 4, 5, 6, 7 Caùn röûa lan 4, 5, 6 Băm tinh (Shredder) Sấy Phân hạng dự kiến Cân và ép bành Bao bì Kiểm tra kim loại Nhập kho 4/18

MỤC 1. TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ NGUYÊN LIỆU Điều 4. Nguyên liệu để chế biến SVR 10 và SVR 20 4.1. Nguyên liệu dùng để chế biến cao su SVR 10 và SVR 20 là mủ phụ thu được từ vườn cây cao su. Mủ phụ gồm các loại sau đây: - Mủ đông: Latex sau khi thu hoạch được để cho đông tụ tự nhiên. - Mủ chén: Latex đông tụ tự nhiên trong chén hứng mủ. - Mủ dây: Latex đông tụ tự nhiên trên miệng cạo, không lẫn dăm cạo. - Mủ dăm: Latex đông tụ tự nhiên trên miệng cạo, lẫn với dăm cạo. - Mủ đất: Latex rơi vãi trên mặt đất và đông tụ tự nhiên. 4.2. Phân loại mủ phụ: - Loại 1: Mủ đông và mủ chén. - Loại 2: Mủ dây. - Loại 3: Mủ dăm và mủ đất. Điều 5. Tồn trữ nguyên liệu tại vườn cây 5.1. Nơi tồn trữ mủ phụ phải sạch sẽ, khô ráo, thoáng, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào nguyên liệu. 5.2. Khi mủ phụ tồn trữ ngoài lô không được ngâm trong nước. Điều 6. Vận chuyển mủ phụ về nhà máy 6.1. Thùng chứa mủ phụ của phương tiện vận chuyển phải được vệ sinh sạch sẽ. 6.2. Không cho ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào nguyên liệu trên đường vận chuyển mủ phụ về nhà máy. Điều 7. Tiếp nhận và tồn trữ mủ tại nhà máy 7.1. Khi tiếp nhận mủ phụ nhà máy phải cân và phân theo từng loại được quy định theo điều 4. 7.2. Nguyên liệu mủ được cán vắt nước qua máy cán 360 hoặc 410. Mủ được phân loại theo ngày tuổi như sau: - Mủ đông tươi có màu trắng đục được phân loại và để riêng. - Mủ đông có màu nâu hoặc nâu sậm (mủ đông có ngày tuổi) cũng được phân loại và để riêng. * Thời gian tồn trữ - Mủ đông tươi có màu trắng đục: tồn trữ tại nhà máy ít nhất 21 ngày. 5/18

- Mủ đông có màu nâu hoặc nâu sậm (mủ đông có ngày tuổi): tồn trữ tại nhà máy ít nhất 14 ngày. 7.3. Nơi tồn trữ mủ phụ phải là nền xi măng có độ dốc nhẹ nghiên về phía mương thoát nước, có mái che tránh mưa nắng. 7.4. Tồn trữ khô và chiều cao lớp mủ phụ tồn trữ không cao quá 1,2 mét. 7.5. Tồn trữ theo nguyên tắc lô nào tồn trữ trước thì chế biến trước. 7.6. Đối với mủ đông, mủ chén và mủ đông sạch phân hạng dự kiến chế biến SVR 10. Quy trình thu hoạch, bảo quản và chế biến mủ đông sạch theo phụ lục 01. 7.7. Đối với mủ dây, dăm phân hạng dự kiến chế biến SVR 20. Đối với mủ đất chế biến ngoại lệ. 7.8. Nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến phải đảm bảo lưu trữ đủ ngày tuổi theo điều 7.2. 7.9. Chỉ phun nước tưới lên nguyên liệu tồn trữ 01 ngày trước khi đem chế biến. 7.10. Nguyên liệu phải được trộn đều trước khi đưa vào gia công cơ học. 7.11. Máy cán phải đảm bảo các thông số kỹ thuật, vận hành máy theo cẩm nang hướng dẫn sử dụng thiết bị của nhà chế tạo hoặc quy trình hướng dẫn sử dụng thiết bị của Tập đoàn. MỤC 2. GIA CÔNG CƠ HỌC Điều 8. Cắt miếng thô (Slab Cutter 12 dao), rửa và trộn nguyên liệu 8.1. Nguyên liệu trộn đều được đưa thẳng vào máy cắt miếng thô bằng băng tải gầu. 8.2. Máy cắt miếng (Slab Cutter) phải đảm bảo thông số kỹ thuật vận hành, tham khảo cẩm nang hướng dẫn sử dụng thiết bị của nhà chế tạo hoặc quy trình hướng dẫn sử dụng thiết bị của Tập đoàn. 8.3. Cấp nước phải đủ cho máy cắt miếng (Slab Cutter) làm việc. 8.4. Hồ rửa trộn nguyên liệu không được bong lớp gạch men, sơn, xi măng. 8.5. Hồ rửa mủ phải được vệ sinh và thay nước mỗi ngày. 8.6. Chiều cao lớp mủ trong hồ rửa không quá 300 mm. Điều 9. Cắt miếng tinh (Slab Cutter 16 dao), rửa và trộn nguyên liệu 9.1. Nguyên liệu sau khi được rửa và trộn ở hồ rửa số 1, được đưa vào máy cắt miếng tinh bằng băng tải gầu. 6/18

9.2. Máy cắt phải đảm bảo thông số kỹ thuật vận hành, tham khảo cẩm nang hướng dẫn sử dụng thiết bị của nhà chế tạo hoặc quy trình hướng dẫn sử dụng thiết bị của Tập đoàn. 9.3. Cấp nước phải đủ cho máy cắt (slab cutter) làm việc. 9.4. Hồ rửa trộn mủ không được bong lớp gạch men, sơn, xi măng. 9.5. Hồ rửa mủ phải được vệ sinh và thay nước mỗi ngày. 9.6. Chiều cao lớp mủ trong hồ rửa không quá 300 mm. Điều 10. Cán băm (Hammer mill hoặc Rotary cutter), rửa và trộn nguyên liệu 10.1. Nguyên liệu sau khi được rửa và trộn ở hồ số 2 được đưa vào máy cán băm ( Rotary Cutter hoặc Hammer Mill) bằng băng tải trục vít. 10.2. Máy cán băm phải đảm bảo thông số kỹ thuật vận hành, tham khảo cẩm nang hướng dẫn sử dụng thiết của nhà chế tạo hoặc quy trình hướng dẫn sử dụng thiết bị của Tập đoàn. 10.3. Cấp nước phải đủ cho máy cán băm làm việc. 10.4. Hồ trộn rửa mủ không được bong lớp gạch men, sơn, xi măng. 10.5. Hồ rửa mủ phải được vệ sinh và thay nước mỗi ngày. 10.6. Chiều cao lớp mủ trong hồ rửa trộn không quá 300 mm. Điều 11. Máy cán số 1, 2, 3 và băng tải nguyên liệu 11.1. Nguyên liệu sau khi cán băm, rửa và trộn được đưa vào máy cán số 1 bằng băng tải gầu, nguyên liệu phải được đồng đều về kích thước và đã được rửa sạch, từ máy cán số 1 tờ mủ đi qua cán số 2 và máy cán số 3 bằng băng tải cao su. - Máy cán số 1 có khe hở 5,0 mm ± 1,0 mm, trục cán có cắt rãnh 5,0 mm x 5,0 mm. - Máy cán số 2 có khe hở 2,0 mm ± 1,0 mm, trục cán có cắt rãnh 3,5 mm x 3,5 mm. - Máy cán số 3 có khe hở 0,5 mm ± 0,1 mm, trục cán có cắt rãnh 2,5 mm x 2,5 mm. 11.2. Máy cán số 1 phải có bộ nạp liệu, giúp cho máy này cán ra tờ mủ được liên tục không bị đứt đoạn. Tờ mủ qua máy cán số 1 có bề dày không quá 20 mm, máy cán số 2 là 15 mm và máy cán số 3 là 12 mm. 11.3. Cấp nước cho các máy cán số 1, 2, 3 vận hành phải đầy đủ. Trên mỗi máy cán có bố trí ống nước phun tia, các lỗ tia phân bố đều theo chiều dài trục cán, lượng nước phun tia vừa đủ (vị trí mở van được đánh dấu cố định trong quá trình sản xuất sao cho lượng nước sử dụng phù hợp với định mức kinh tế kỹ thuật). 11.4. Băng tải cao su số 1, 2, 3 có bề rộng làm việc là 700 mm. 7/18

11.5. Vận tốc dài của băng tải phải điều chỉnh được, biên độ điều chỉnh từ 25 mét/phút đến 40 mét/phút. Điều 12. Máy băm thô (Shredder), rửa và trộn nguyên liệu 12.1. Nguyên liệu được lấy từ máy cán số 3 đưa vào máy băm thô bằng băng tải cao su, tờ mủ phải dài liên tục và có bề dày không lớn hơn 12 mm. 12.2. Máy băm thô (Shredder) phải đảm bảo được thông số kỹ thuật vận hành, tham khảo cẩm nang hướng dẫn sử dụng thiết bị của nhà chế tạo hoặc quy trình hướng dẫn sử dụng thiết bị của Tập đoàn. 12.3. Máy băm thô cắt tờ mủ thành hạt cốm có kích thước từ 10 12 mm và rơi vào hồ rửa. Hạt cốm phải đều và không dính vào nhau. 12.4. Hồ rửa cao su phải được cấp nước đầy đủ, không được bong lớp gạch men, sơn, xi măng của hồ. 12.5. Chiều dày lớp mủ trong hồ rửa không quá 200 mm. 12.6. Cấp nước cho máy băm thô phải đầy đủ trong suốt quá trình vận hành. Điều 13. Máy cán số 4, 5, 6, 7 13.1. Nguyên liệu sau khi băm thô được bơm lên sàn rung nạp liệu cho máy cán số 4 bằng bơm cốm. Nguyên liệu phải được đồng đều về kích thước và được rửa sạch. Từ máy cán số 4 tờ mủ đi qua các máy cán số 5, 6, 7 bằng băng tải cao su. - Máy cán số 4 có khe hở 2,0 mm ± 0,05 mm, trục cán có cắt rãnh 4,0 mm x 4,0 mm. - Máy cán số 5 có khe hở 1,5 mm ± 0,05 mm, trục cán có cắt rãnh 3,5 mm x 3,5 mm. - Máy cán số 6 có khe hở 1,0 mm ± 0,05 mm, trục cán có cắt rãnh 3 mm x 3 mm. - Máy cán số 7 có khe hở 0,5 mm ± 0,05 mm, trục cán có cắt rãnh 2,5 mm x 2,5 mm. 13.2. Máy cán số 4 phải có bộ nạp liệu, giúp cho máy này cán ra tờ mủ được liên tục không bị đứt đoạn. Tờ mủ qua máy cán số 4, 5, 6, 7 có bề dày lần lượt không quá 11 mm, 10 mm, 9 mm và 8 mm. 13.3. Cấp nước cho các máy cán vận hành phải đầy đủ. Trên mỗi máy cán có bố trí ống nước phun tia, các lỗ tia phân bố đều theo chiều dài trục cán, lượng nước phun tia vừa đủ (vị trí mở van được đánh dấu cố định trong quá trình sản xuất sao cho lượng nước sử dụng phù hợp với định mức kinh tế kỹ thuật). 13.4. Băng tải cao su số 4, 5, 6, 7 có bề rộng làm việc là 700 mm. 13.5. Vận tốc dài của băng tải phải điều chỉnh được, biên độ điều chỉnh từ 25 mét/phút đến 40 mét/phút. 8/18

13.6. Trong trường hợp chế biến SVR 10, 20 bằng dây chuyền thiết bị kết hợp sản xuất SVR 10, 20 và SVR 3L, nguyên liệu sau khi qua máy cán số 4 của dây chuyền SVR 10, 20 sẽ chuyển sang dây chuyền SVR 3L bắt đầu từ máy cán số 1. Dây chuyền thiết bị kết hợp sản xuất SVR 10, 20 và SVR 3L theo phụ lục 02. Điều 14. Máy băm tinh (Shredder), trộn và rửa nguyên liệu 14.1. Nguyên liệu sau khi được cán rửa ở các máy cán được đưa vào máy băm tinh bằng băng tải cao su số 7, tờ mủ phải đồng đều và liên tục. 14.2. Máy băm tinh (Shredder) phải đảm bảo được thông số kỹ thuật vận hành, tham khảo cẩm nang hướng dẫn sử dụng thiết bị của nhà chế tạo hoặc quy trình hướng dẫn sử dụng thiết bị của Tập đoàn. 14.3. Máy băm tinh cắt tờ mủ thành hạt cốm có kích thước 5 8 mm và rơi vào hồ rửa, nguyên liệu ở đây được trộn và rửa đều, hạt cốm được dòng nước đưa đến miệng hút của bơm cốm, nguyên liệu được đưa lên sàn rung, từ sàn rung hạt mủ rơi vào thùng sấy và nước được đưa về lại hồ rửa của máy băm tinh. Cao su qua sàn rung phải được tách nước triệt để, không bị vón cục, lượng nước hao hụt qua sàn rung không quá 5% lượng nước theo cao su xuống thùng sấy. 14.4. Chiều dày lớp mủ trong hồ rửa không quá 200 mm. 14.5. Hồ rửa nguyên liệu phải được cấp nước đầy đủ, không được bong lớp gạch men, sơn, xi măng của hồ. 14.6. Cấp nước cho máy băm tinh phải đầy đủ trong suốt quá trình vận hành. Điều 15. Xếp hộc và để ráo 15.1. Thùng sấy phải được vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ, không còn dính cao su cũ bên trong và ngoài thùng sấy. 15.2. Cao su từ sàn rung rơi xuống thùng sấy, dùng tay phân phối đều trong thùng sấy, không được đè nén cao su, không được xếp cao su quá chiều cao của thùng sấy. Không được phun nước vào cao su đã xếp vào thùng sấy. 15.3. Thời gian để ráo cao su ngoài lò sấy ít nhất 30 phút và không quá 1 giờ trước khi vào lò. 15.4. Mủ băm xuống hồ phải được đưa hết vào lò sấy, không được để bên ngoài qua ngày hôm sau. 9/18

MỤC 3. SẤY Điều 16. Yêu cầu về lò sấy 16.1. Đầu đốt phải đảm bảo được hỗn hợp cháy hoàn toàn và duy trì nhiệt độ đúng như yêu cầu. Khu vực đầu đốt phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn. Đối với đầu đốt dầu: đảm bảo không bị rò rỉ dầu ở bộ phận cung cấp dầu. Đối với đầu đốt ga: phải được kiểm định định kỳ theo đúng yêu cầu về an toàn sử dụng ga. 16.2. Cách vách lò sấy phải sạch và đảm bảo kín không cho hơi nóng bên trong lò sấy thoát ra ngoài. 16.3. Quạt nguội tránh tạp chất lẫn vào bên trong cao su, đảm bảo sản phẩm ra lò đạt độ nguội theo yêu cầu. Điều 17. Nhiệt độ và thời gian sấy 17.1. Nhiệt độ sấy mủ: không quá 120 o C hoặc cao hơn nếu có yêu cầu kỹ thuật của khách hàng. 17.2. Thời gian sấy phụ thuộc vào nhiệt độ và ẩm độ của môi trường, kích thước của hạt cốm, kết cấu của lò sấy, chọn thời gian sấy sao cho phù hợp để cao su đạt yêu cầu và chi phí nhiên liệu sấy thấp. Điều 18. Kiểm soát trong khi sấy 18.1. Vận hành lò sấy theo hướng dẫn sử dụng thiết bị của nhà chế tạo hoặc quy trình hướng dẫn sử dụng thiết bị của Tập đoàn. 18.2. Tất cả các thùng sấy phải được đánh số tứ tự (kể cả thùng sấy dự phòng). 18.3. Trong khi sấy cần kiểm tra thường xuyên và ghi lại: - Nhiệt độ, thời gian sấy và thời điểm vào lò và ra lò của thùng sấy. - Khối lượng, số lượng bành/ 1 thùng sấy. - Các hoạt động bất thường của lò sấy. - Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ sấy của lò, nếu có hiện tượng quá nhiệt (3%) thì phải điều chỉnh lại nhiệt độ sấy. 18.4. Lưu lại toàn bộ các tài liệu trên trong vòng 12 tháng. Điều 19. Kiểm soát sau khi sấy 19.1. Khi lấy cao su ra khỏi thùng sấy phải để nơi sạch sẽ, khô ráo, không được làm rơi vãi cao su xuống đất, nhặt hết các mãnh vụn cao su dính ở đáy và vách thùng sấy. 10/18

19.2. Màu sắc cao su sau khi sấy phải đồng đều, không lẫn vật lạ, cao su không bị chảy nhão và sống đốm. 19.3. Nếu cao su không đạt yêu cầu thì phải để riêng và xử lý theo sự chỉ dẫn của người có thẩm quyền. MỤC 4. CÂN VÀ ÉP BÀNH Điều 20. Làm nguội cao su Chỉ được ép bành cao su khi nhiệt độ cao su trong khoảng 45 o C 50 o C. Nếu quạt nguội trong lò làm nguội chưa đạt thì phải kéo dài thời gian làm nguội ngoài không khí. Điều 21. Cân cao su 21.1. Trước mỗi ca làm việc, phải kiểm tra lại độ chính xác của cân. 21.2. Nơi đặt cân phải sạch sẽ, khô ráo, bằng phẳng. 21.3. Khối lượng bành cao su là: 33,33 kg hoặc 35 kg (sai số ± 0,5%). Có các kích thước và khối lượng khác theo yêu cầu của khách hàng. 21.4. Thao tác cân phải nhẹ nhàng và cẩn thận theo đúng hướng dẫn sử dụng thiết bị của nhà chế tạo. Điều 22. Ép bành 22.1. Cao su được ép thành bành hình khối chữ nhật, kích thước qui định như sau: + Dài : 670 mm ± 20 mm. + Rộng : 330 mm ± 20 mm. + Cao : 170 mm ± 5 mm. 22.2. Lực ép và thời gian ép bành thay đổi theo từng loại máy ép và được qui định trong hướng dẫn vận hành máy. Thời gian duy trì đầu ép trong khuôn tối thiểu 7 giây. Điều 23. Khuôn ép 23.1. Để chống dính cao su, khuôn ép có thể được bôi trơn bằng một lớp mỏng dầu cao su trước khi ép. Dùng cọ để quét dầu cao su quanh khuôn ép. 23.2. Cao su sau khi cân được bỏ vào và trải đều trong khuôn trước khi ép. Điều 24. Sau khi ép 24.1. Làm sạch các mảnh cao su còn sót lại trong khuôn ép. 24.2. Kiểm tra chiều cao bành cao su bằng thước đo hoặc bằng cử đo lường với tần suất 10%, thao tác kiểm tra kích thước kết hợp với việc lấy mẫu kiểm nghiệm. 11/18

24.3. Cắt mẫu kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3769 : 2004 và TCVN 6086 : 2010. MỤC 5. BAO GÓI VÀ KIỂM TRA KIM LOẠI Điều 25. Bao bành 25.1. Bành cao su được bao gói kín trong bao nhựa PE (polyethylen), bao có kích thước 1000 mm x 580 mm, có tỷ trọng thấp, không màu hoặc màu trắng đục có độ dày từ 0,03 mm 0,04 mm, điểm nóng chảy không lớn hơn 109 o C. Loại bao nhựa và chiều dày có thể thay đổi theo yêu cầu của khách hàng. 25.2. Nhãn hiệu ghi trên bành cao su phải đúng với chủng loại và cấp hạng cao su. 25.3. Sau khi bọc xong, bao nhựa phải được hàn dính lại và không bị rách. Điều 26. Kiểm tra kim loại 26.1. Các bành cao su được qua máy dò để kiểm tra kim loại lẫn trong bành. 26.2. Bành cao su bị phát hiện có lẫn kim loại phải được tách ra để xử lý riêng. 26.3. Máy dò kim loại phải có khả năng phát hiện kim loại chứa sắt, kim loại không chứa sắt và thép không gỉ với kích thước nhỏ nhất là 2 mm. Điều 27. Thùng chứa cao su 27.1. Các bành cao su phải xếp vào thùng chứa có lót thảm nhựa PE màu trắng đục dày từ 0,07 mm đến 0,10 mm. Qui cách thùng chứa căn cứ theo: - Tiêu chuẩn thùng chứa cao su SVR bằng gỗ loại 1,26 tấn của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; - Tiêu chuẩn thùng chứa cao su SVR bằng gỗ loại 1,2 tấn của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; - Thùng chứa do khách hàng và chủ hàng thỏa thuận. 27.2. Xếp lần lượt các bành cao su thành 6 lớp (thùng chứa 1,2 tấn hoặc 1,26 tấn) theo qui định sau: 12/18

Lớp 1, 3, 5. Lớp 2, 4, 6. 27.3. Mỗi lớp cao su được đặt thêm 1 tấm PE trong ngăn cách giữa 2 lớp hoặc trải theo hình zic zac bắt đầu từ lớp dưới cùng đến lớp trên cùng của các lớp cao su trong thùng chứa và có độ dày từ 0,07 mm đến 0,10 mm. 27.4. Đặt nắp lên thùng chứa khi chất đầy cao su, chuyển thùng chứa đến nơi qui định trong kho. Dùng trọng lượng của thùng chứa khác chứa đầy cao su đặt lên nó để nén cho cao su nằm gọn trong thùng chứa. Không được chồng quá 3 thùng cao su lên nhau. 27.5. Thời gian giằng nén cao su kéo dài từ 2 ngày đến 3 ngày và phải đảm bảo nắp thùng được đậy liền mặt với thùng chứa cao su. Điều 28. Đóng nắp và ghi nhãn bao bì 28.1. Mở nắp ra khỏi thùng chứa, đậy 2 tấm thảm PE để phủ kín các bành, đậy nắp lại. Hoàn chỉnh sản phẩm và ghi ký hiệu bao bì theo: - Tiêu chuẩn thùng chứa cao su SVR bằng gỗ loại 1,26 tấn; - Tiêu chuẩn thùng chứa cao su SVR bằng gỗ loại 1,2 tấn; - Theo hợp đồng mua bán. 28.2. Trường hợp hạng dự kiến cao su không phù hợp với kết quả kiểm nghiệm thì việc xử lý lô hàng được thực hiện theo qui định riêng của Công ty. MỤC 6. KHO CHỨA Điều 29. Điều kiện kho 29.1. Kho bảo quản phải sạch sẽ, thoáng, không bị ẩm ướt, nền kho phải bằng phẳng. 29.2. Nhiệt độ trong kho không quá 40 o C. 13/18

29.3. Trong kho phải trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy đúng quy định nhà nước. 29.4. Cửa kho ở khu vực xuất hàng phải có mái che mưa và đủ rộng để xếp hàng lên xe vận chuyển. Điều 30. Cách xếp đặt trong kho 30.1. Xếp các thùng chứa cao su theo hàng, hàng nọ cách hàng kia 0,5 mét. 30.2. Xếp theo sơ đồ kho, lô nào sản xuất trước thì xuất kho trước. 30.3. Thùng chứa cao su trong kho không được chồng quá 3 lớp. Đối với bành rời, các bành cao su không được chồng quá 6 lớp. 30.4. Cao su chứa trong kho trên 6 tháng, phải cắt mẫu lại để kiểm nghiệm và xác định chất lượng. 14/18

Phụ lục 1 QUY TRÌNH THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN MỦ ĐÔNG SẠCH TRONG CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN SVR 10 (Tham khảo) 1. Nguyên liệu. - Mủ đông chén (mủ đông trên chén hoàn toàn): sau khi cạo, lượng mủ trong chén được để đông tự nhiên ít nhất là 3 ngày mới thu hoạch, nhằm đảm bảo mủ đông hoàn toàn và không bị dính chặt vào nhau khi chuyên chở cũng như trong thời gian lưu trữ tại nhà máy. - Mủ đông khối: sau khi cạo, lượng mủ nước được thu hoạch (mủ nước loại 1, mủ trút vét, mủ lẫn nước mưa) tập trung tại đội hoặc nông trường, để đông tự nhiên ít nhất là 3 ngày hoặc đánh đông với liều lượng acid thấp trong mương hoặc bể đánh đông có kích thước phù hợp. Mủ, được cán vắt nước và vận chuyển về nhà máy. 2. Bảo quản: - Mủ đông chén: khi thu hoạch, mủ được cho vào giỏ kẽm có đáy bằng tôn tráng kẽm hoặc bằng nhôm để tránh nhiễm bẩn khi công nhân đặt giỏ trên đất. Sau khi thu gom, mủ được để trên các sàn hoặc bể để mủ ở các điểm hoặc trạm thu mủ, tránh để trực tiếp trên đất. Mỗi công nhân phải vệ sinh phần mủ của mình tránh bị nhiễm bẩn và tạp chất. Khi vận chuyển về nhà máy, thùng chứa phải đảm bảo sạch sẽ. - Mủ đông khối: mủ nước thu hoạch không dùng NH3 để chống đông trong thùng 18 lít và 35 lít, sau đó tập trung tại đội để đánh đông trong mương hoặc bể đánh đông. Thường xuyên vệ sinh mương, bể đánh đông trước khi đánh đông hoặc để đông tự nhiên. Mỗi công nhân phải vệ sinh phần mủ của mình tránh bị nhiễm bẩn và tạp chất. Khi vận chuyển về nhà máy, thùng chứa phải đảm bảo sạch sẽ. 3. Xử lý và tiếp nhận tại nhà máy: - Mủ đông chén, mủ đông khối: vận chuyển về nhà máy được lưu trữ ít nhất 15 ngày. 4. Quy trình chế biến. - Mủ đông chén: có quy trình công nghệ chuẩn chế biến SVR10, nạp liệu vào máy cắt miếng 2 máy băm búa 7 máy cán 2 máy băm tạo hạt. (bỏ qua máy cắt miếng 1). - Mủ đông khối: Máy cắt miếng 8 dao - máy cán số 2, tạo tờ qua máy cán 2,3 máy băm máy cán 4, 5, 6, 7 máy băm. 15/18

Phụ lục 2 DÂY CHUYỀN THIẾT BỊ KẾT HỢP SVR 10, 20 & SVR 3L CHẾ BIẾN SVR 10 & SVR 20 TỪ MỦ PHỤ MỦ PHỤ SLC 1 SLC 2 HAM CRE 1, 2, 3 SH1 CRE 4 Chuyển sang dây chuyển SVR 3L bắt đầu từ cre 1 cre 2 cre 3 SH DRY W PRESS MT KÝ TÊN THIẾT BỊ HIỆU Dây chuyền thiết bị chế biến SVR 10, 20 Băng tải gầu SỐ LƯỢNG GHI CHÚ Trước máy slab SLC 1 SLAB CUTTER 1 (máy cắt miếng số 1) Hồ số 1 Hồ rửa số 1 Băng tải gầu Bơm rửa số 1 SLC 2 SLAB CUTTER 2 (máy cắt miếng số 2) Hồ số 2 Hồ rửa số 2 Băng tải trục vít Bơm rửa số 2 HAM HAMMERMILL (máy băm búa) Hồ số 3 Hồ rửa số 3 Băng tải gầu Bơm rửa số 3 CRE 1 Máy cán số 1 Có bộ nạp liệu Băng tải cao su số 1 CRE 2 Máy cán số 2 Băng tải cao su số 2 CRE 3 Máy cán số 3 Băng tải cao su số 3 SH1 SHREDDER 1 (Máy cán cắt số 1) Hồ số 4 Hồ rửa số 4 Bơm cốm Sàn rung Hệ thống bơm rửa áp lực CRE 4 Máy cán số 4 Có bộ nạp liệu Băng tải cao su số 4 Dây chuyền thiết bị chế biến SVR 3L CRE 1 Máy cán số 1 Băng tải cao su số 1 CRE 2 Máy cán số 2 Băng tải cao su số 2 CRE 3 Máy cán số 3 Băng tải cao su số 3 SH SHREDDER (máy cán cắt) Hồ số 1 Hồ rửa số 1 Bơm cốm Sàn rung DRY DRYER (lò sấy) W Cân cao su PRESS PRESS (máy ép) MT METAL DETERTOR (máy dò kim loại) 16/18

Phụ lục 3 SỔ VẬN HÀNH MÁY SẤY TÊN CÔNG TY TÊN NHÀ MÁY Công suất thiết kế Hãng sản xuất Năm vận hành Người vận hành Ngày Loại mủ dự kiến Nhiệt độ ( o C) Thời gian (phút) Thùng số No Giờ thùng vào Giờ thùng ra Ghi chú Ghi chú: Khi vận hành nhớ ghi chép đầy đủ các thông số kỹ thuật của máy sấy. Khi giao ca cho công nhân khác vận hành ghi vào mục ghi chú. Lò bị sự cố cúp điện hay bất kỳ lý do gì khác phải ghi vào mục ghi chú. Sổ vận hành phải lưu giữ cẩn thận, thời gian lưu giữ ít nhất là 12 tháng. 17/18

Phụ lục 4 DÂY CHUYỀN THIẾT BỊ CHUẨN CHẾ BIẾN SVR 10 & SVR 20 TỪ MỦ PHỤ MỦ PHỤ SLC 1 SLC 2 HAM CRE 1, 2, 3 SH1 CRE 4, 5, 6, 7 SH2 DRY W PRESS MT KÝ SỐ TÊN THIẾT BỊ HIỆU LƯỢNG GHI CHÚ Băng tải gầu Trước máy slab SLC 1 SLAB CUTTER 1 (Máy cắt miếng số 1) Hồ số 1 Hồ rửa số 1 Băng tải gầu Bơm rửa số 1 SLC 2 SLAB CUTTER 2 (Máy cắt miếng số 2) Hồ số 2 Hồ rửa số 2 Băng tải trục vít Bơm rửa số 2 HAM HAMMERMILL (Máy băm búa) Hồ số 3 Hồ rửa số 3 Băng tải gầu Bơm rửa số 3 CRE 1 Máy cán số 1 Có bộ nạp liệu Băng tải cao su số 1 CRE 2 Máy cán số 2 Băng tải cao su số 2 CRE 3 Máy cán số 3 Băng tải cao su số 3 SH1 SHREDDER 1 (Máy cán cắt số 1) Hồ số 4 Hồ rửa số 4 Bơm cốm Sàn rung Hệ thống phun rửa áp lực CRE 4 Máy cán số 4 Có bộ nạp liệu Băng tải cao su số 4 CRE 5 Máy cán số 5 Băng tải cao su số 5 CRE 6 Máy cán số 6 Băng tải cao su số 6 CRE 7 Máy cán số 7 Băng tải cao su số 7 SH2 SHREDDER 2 (máy cán cắt số 2) Hồ số 5 Hồ rửa số 5 Bơm cốm Sàn rung DRY DRYER (lò sấy) W Cân cao su PRESS PRESS (máy ép) MT METAL DETERTOR (máy dò kim loại) 18/18