Chào Phương Anh, trong cuộc phỏng vấn hôn nay thì mình sẽ hỏi sơ về tiểu sử cá nhân, gia đình, những kinh nghiệm ở Việt Nam của Phương Anh, những kinh

Tài liệu tương tự
Thưa ông Nguyễn Chí Thiệp, ngày hôm nay thì Diễm Hương xin được đại diện cho quý anh chị ở trong hội bảo tồn văn hóa lịch sử của người Mỹ gốc Việt để

Interviewee: Ban Vu Interviewer: Bui, Nancy Location: Saigon Radio, Houston, Texas Date: Identifier: wrc02838 Context: This recording and t

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

NGÀY TÔI XA QUÊ HƯƠNG Quách Như Nguyệt Tôi có ý định viết về biến cố ngày 30 tháng Tư - một ngày quá ư là trọng đại đối với riêng cá nhân tôi và toàn

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Phần 1

No tile

Chúng tôi xin cám ơn ông đã nhận lời mời đến buổi phỏng vấn ngày hôm nay. Xin ông giới thiệu quý danh.

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

No tile

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính


Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

Chào ông, ông có thể cho biết ông tên là gì và ông sinh trưởng ở đâu không ạ?

No tile

VINCENT VAN GOGH

Cúc cu

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Document

Microsoft Word - thuong.cang.saigon.doc

No tile

Phần 1

Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 19

DS_CTSQ_ATMui_2015.indd

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

Họp Tổ Dân Phố. Nguyễn Thị Thanh Dương Chiều nay chị Bông ăn cơm sớm để đi họp tổ dân phố, ban trưa ông tổ trưởng đã đi rảo qua từng nhà để mời họp, ô

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

No tile

Document

Microsoft Word - CÔ EM V?

LỠ CHUYẾN ĐÒ Truyện của Phương Lan ( tiếp theo ) Vòng tay ghì chặt nhớ nhung Quay về bến cũ sóng lòng xót xa Lỡ làng một chuyến đò qua Cỏ đau nắng rát

1 Những chuyện niệm Phật cảm ứng, nghe được. 1- Sát sanh bị đoản mạng. Tác giả : Cư sĩ Lâm Khán Trị Dịch giả : Dương Đình Hỷ Cổ đức có nói : Tâm có th

Document

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12

Phần 1

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

Phần 1

Document

ptdn1059

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Năm Mùi kể chuyện Dê Hoàng Anh Tài Trong thập can Giáp, Ất, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Thân, Nhâm, Qúy và 12 chi tức : Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi

No tile

Document

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Phần 1

Document

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

Mộng ngọc

Phỏng Vấn Một Trung Đội Trưởng Nghĩa Quân Cao Bá Tuấn ghi LTS: Với nội dung bài này, chúng tôi chủ động không tìm hiểu tác giả; bởi chúng tôi nghĩ, độ

Document

Phần 1

CHƯƠNG I

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Thien yen lang.doc

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

Document

DS_CTSQ_ATMui_2015.indd

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

Microsoft Word - suongdem05.doc

Biên soạn: Quách Cư Kính 24 TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO TẬP 2 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp một nhân vật cổ tích

(CHÍNH NGHĨA): 30 tháng Tư 1975: Máu và Nước Mắt!

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Microsoft Word - Chieu o thi tran Song Pha.doc

mộng ngọc 2

No tile

No tile

Chuyện Ba Má Tôi và Phố Hàng Đàn Tác giả: Phùng Annie Kim Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, C

Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nh

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

Chọn Vợ Hiền Nguyễn Thị Thanh Dương Anh Tư góa vợ khi tuổi đời còn trẻ. Anh đang đi tìm cho mình một tình yêu mới, một người vợ mới. Đối tượng anh mon

Phần 1

Tả mẹ đang nấu ăn

Phần 1

HỒI I:

(SỰ LỰA CHỌN SAI LẦM)

CHƯƠNG 1

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN VIDEO

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu – Văn mẫu lớp 7

Tả cảnh bão lụt ở quê em – Bài tập làm văn số 5 lớp 6

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

TN. THUẦN TUỆ Từ một tâm trong lặng NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Tác Giả: Hoàng Thu Dung MỘT NGÀY MÙA ĐÔNG Phần XVI Thùy Dương và Minh Khánh đi xuống cầu thang. Cả hai vừa vào chỗ lấy xe thì có tín hiệu máy, Thùy Dư

bendoiquanhiu_2019JUL20_sat

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Microsoft Word - 05_PVS Ho ngheo_xom 2_ xa Hung Nhan-Nghe An.doc

Bản ghi:

Interviewee: Vu Phuong Anh Interviewer: Nguyễn Thanh Location: Saigon Radio, Houston, Texas Date: 2011-03-04 Identifier: wrc02816 Context: This recording and transcript form part of a collection of oral history interviews conducted by the Vietnamese American Heritage Foundation and donated to the Chao Center for Asian Studies at Rice University. This collection includes video recordings of interviews with Vietnamese Americans native to or living in Texas. This interview forms part of the national 500 Oral Histories Project conducted by the Vietnamese American Heritage Foundation. This transcript was written by Mr. Hieu Do in 2014 by recommendation of Ms. Nancy Bui of the VAHF, and has not been verified by staff at Rice University.!: Chào Phương Anh, trong cuộc phỏng vấn hôn nay thì mình sẽ hỏi sơ về tiểu sử cá nhân, gia đình, những kinh nghiệm ở Việt Nam của Phương Anh, những kinh nghiệm di dân làm thế nào mà Phương Anh đến đây và những khó khăn của Phương Anh trong cuộc sống ở bên Mỹ này và đại khái là những chuyện như vậy đó. Thì bây giờ trước hết là xin Phương Anh, bây giờ tôi gọi bằng cô nhé, rồi Phương Anh gọi tôi bằng chị hoặc cô cũng được, cứ gọi là tôi đi, đừng có xưng cháu. Xin cô cho biết cô tên là gì, và nơi cô sinh ra? @: Dạ, em tên là Vũ Phương Anh, sinh ra và lớn lên tại Lào Cai, ở miền Bắc của Việt Nam.!: Vâng, Phương Anh lớn lên ở đâu, đã từng sinh sống những nơi nào ở Việt Nam? @: Dạ, sinh ra và lớn lên ở Lào Cai, khi mà khoảng 12 tuổi thì Phương Anh có đi làm, đi làm ở bên Trung Quốc, đi xách hàng thuê cho người ta.!: 12 tuổi? @: Dạ, 12 tuổi. Lúc đó Phương Anh còn nhỏ lắm nhưng mà do cái hoàn cảnh của gia đình của Phương Anh cũng rất là khó khăn.!: Nhưng mà làm sao Phương Anh xin đi được? @: Cái đó không phải là xin đi mà là có thể là do Phương Anh, nhà Phương Anh ở Lào Cai, cái mạn đó là mạn ở biên giới, gần Trung Quốc, Phương Anh có thể đi theo những người lớn xách hàng thuê cho người ta kiếm tiền.!: À tức là mình chỉ có đi...? @: Chỉ có đi xách hàng thuê cho người ta rồi tối lại về thôi, chứ không phải là sống ở bên đó.!: Thế công việc của Phương Anh lúc bấy giờ là xách hàng cho người ta? @: Dạ bởi vì là những người ở Việt Nam mình lúc đó chỉ có thể đi sang Trung Quốc để lấy những bao vải về may đồ quần áo rồi những cái kiện bia, bia để uống đó, nghĩa là tất

cả những cái gì mình có thể lấy từ Trung Quốc về bán đó, thì Phương Anh đi theo và xách cho người ta.!: 1 cô bé 13 tuổi thì có xách được không? @: Cái thời gian đó chỉ có kéo chứ không thể xách được, Phương Anh nghĩ là những cô bác mà lớn tuổi người Việt Nam thì có thể hình dung được cái đoạn từ Trung Quốc sang đến Việt Nam mình phải qua 1 cái cầu gọi là cầu Cốc Lếu ở Lào Cai, nhưng mà..!: Bao xa mới đến ải Nam Quan? @: Cũng không còn bao xa, ước chừng cái đoạn cầu dài...phương Anh không biết tính nhưng mà chỉ 1 đoạn thôi, nếu mà qua cầu thì phải mất cái tiền thông hành, tiền lệ phí thì mới qua được, Phương Anh không bao giờ được đi bằng con thuyền đó mà phải đi lậu qua thuyền, thuyền đi dưới sông, mình đi ở dưới sông, mình đi trốn đó.!: Thế thì sáng đi chiều về? @: Dạ, sáng đi chiều về, hồi đó thì Phương Anh nhỏ lắm.!: Nhưng mà ai mách cho cái việc đó mà làm? @: Hồi đó thì mấy cái đứa bằng tầm tuổi Phương Anh thì đâu có được đi học đâu, chính thức thì Phương Anh thì cũng chỉ học hết lớp 4, lớp 5 thôi, và trong cái thời gian đó nhỏ thì mấy đứa đi cùng với nhau, đi cùng với những người lớn ở trên phố đó, làm thêm cái đó.!: Thế lúc đó thì bố mẹ, thầy mẹ ra sao? @: Hồi nhỏ thì bố của Phương Anh mất từ lúc Phương Anh mới được 2 tuổi thôi thì Phương Anh có ở với mẹ, chị gái của Phương Anh. Nhưng mà năm Phương Anh 12 tuổi thì mẹ đã bị bệnh tim, bị rất là lâu rồi, thì Phương Anh không được đi học nữa và phải nghỉ để bươn trải cho cuộc sống của mình.!: Như vậy thì đó là năm 1900 bao nhiêu nhỉ? @: Dạ, Phương Anh sinh năm 1982.!: Sinh năm 1982 thì năm 12,13 tuổi là vào khoảng năm 199 mấy đó nhỉ. Thế thì mỗi ngày kiếm được bao nhiêu? @: Hồi đó, nhà Phương Anh thì làm ruộng, nên cũng đủ cái lúa gạo mà ăn, thì cái điều mà Phương Anh làm thì nó có thể giúp cho mẹ. Phương Anh nhớ là khoảng 10 ngàn đồng, tiền Việt đó, như vậy là tốt lắm rồi, 10 ngàn nó cũng vẫn còn giá trị.!: Bây giờ Phương Anh cho biết là Phương Anh còn nhớ gì về cái tỉnh Lào Cai của mình không? @: Nhớ chứ, bởi vì Phương Anh vẫn sống ở đó. Phương Anh sinh ra và lớn lên ở khu đó là của dân tộc H mông, mà mẹ Phương Anh cũng là người H mông luôn.!: À, thế ạ, Phương Anh là người gốc thiểu số hay thế nào? @: Không, sinh ra và sống ở đó, mẹ Phương Anh cũng ở đó nhưng mà bố của Phương Anh là người Kinh.!: Mà mẹ là người H mông?

@: Vâng, mẹ là người H mông. Phương Anh sinh ra và lớn lên đều ở đó, thì cái dân tộc thiểu số của Phương Anh đó cũng có nhiều cái để Phương Anh nhớ, vì nhiều người cũng có hỏi tại sao mà Phương Anh sinh ra tại khu dân tộc thiểu số mà Phương Anh lại nói tiếng Kinh rất là giỏi, vì là do Phương Anh xông pha bươn trải rất là sớm, va chạm nhiều nên có thể nói tiếng Kinh rất là giỏi. Cái phong tục tập quán của Phương Anh thì có 1 cái gọi là Chợ Tình, thì bây giờ vẫn còn. Chợ Tình bây giờ nghĩ lại thì cũng rất là vui, nhưng bây giờ cũng thay đổi nhiều rồi nhưng mà nhớ cái thời Phương Anh còn nhỏ nhỏ ấy thì cái khoảng trước mười mấy năm thì Phương Anh nhớ là cái chợ Tình này diễn ra vào thứ 7, chủ nhật, thanh niên những người chưa có vợ có chồng, có thể là 13, 14 tuổi cũng được thì ra cái chợ đó, con trai thì có thể...!: Không quy định tuổi à, 13, 14 tuổi cũng đi được? @: Bởi vì cái dân tộc thiểu số của Phương Anh thì 13, 14 tuổi là lấy chồng rồi. Đến 20 tuổi là ế rồi, bởi vì có làm gì đâu, cũng không đi học nữa mà. Phương Anh kể 1 chút là con trai có thể cầm cái cây sáo để thổi đó, hoặc là cầm cái đài casset theo, tức là cái hình thức không hề quan trọng, chỉ cấn người ta thổi sáo hay, thì Phương Anh nghĩ là đó là cái lời tỏ tình. Còn những người con gái thì đứng ở bên đó, đứng ở bên kia, mặc những bộ váy rất đẹp, Phương Anh cũng có 1 bộ váy, nhưng mà Phương Anh chạy theo tị nạn nên không mang đi được. Thì những cái đó rất là hay. Và còn đó phong tục là bắt vợ đó, ví dụ Phương Anh là con gái, đàn bà, và những người con trai kia họ thích Phương Anh và họ không cần ngỏ lời với Phương Anh, họ đến 1 cái phiên chợ nào đó họ bắt, ngày trước bắt thì có thể cho lên ngựa, khi mà người con trai ngồi đằng trước phải có 1 người để ôm người con gái đó để mà đưa về nhà. Đưa về nhà thì nhốt trong nhà 3 ngày, nhốt trong cái buồng đó, vẫn có cho ăn cho uống, nếu như 3 ngày sau khi được thả ra người con gái đồng ý làm vợ người đó thì người con gái có thể ra nấu cơm hoặc là dọn dẹp, nếu mà không đồng ý thì có thể đòi mà đi về.!: Thế nhưng mà có được ăn không? @: Dạ có.!: Nhưng mà không có ai làm gì mình hết chứ gì? @: Dạ không.!: Cũng hay quá ha. @: Bây giờ thì khác rồi, bây giờ vẫn còn cái phong tục đó, tức là 2 người nam nữ đó đã thích nhau rồi thì 2 người đó mới hẹn nhau để mà bắt, mà bắt bây giờ có phải đi ngựa đâu, đi xe máy mà.!: Thế Phương Anh đã trải qua kinh nghiệm nào rồi chưa? @: Dạ chưa.!: Đó có phải là cái mà Phương Anh nhớ nhất về quê của mình? @: Kể ra bây giờ rất là vui nhưng mà cũng có nhiều những cái nỗi buồn. Nhưng mà Phương Anh cũng muốn những cái niềm vui được kể trước ra hồi đó, những cái nỗi buồn, không phải là riêng trong gia đình Phương Anh mà cả những gia đình khác nữa, ở đất nước Việt Nam thì Phương Anh không có biết nhưng mà ở vùng của Phương Anh thì chưa có thay đổi gì.

!: Chưa có sự thay đổi? @: Không có thể thay đổi được. Nếu mà ai muốn biết thì có thể về huyện Bắc Hà của tỉnh Lào Cai, thì đều biết, đều biết là như thế nào, trẻ em hoàn toàn không được đi học, bởi vì những cái trường học đó...bây giờ sang bên này, nhiều đêm ngủ mình nghĩ là tại sao cái nơi mình ở nó khổ quá, rằng tại sao những cái người như là Phương Anh cũng không được đi học nữa. Mà cái trường thì có gì đâu, chỉ có mấy cái cây tre đóng thành cái cọc, và những cái phên bằng vách nứa, nói thì không biết mọi người có hiểu không, nhưng mà những cái vách nứa, những cái cây người ta đan vào để trở thành những bức tường, chứ không phải tường xây như thế này, vì ở nơi Phương Anh ở những cái bức nứa, bức vách, ví dụ trời mưa bị ướt, bị dột, trẻ em, ngay cả bản thân Phương Anh ngày đó đi học không có được đủ ấm, cái lạnh ở Lào Cai nó rất lạnh, buốt ra buốt thịt mà bây giờ cũng chưa có trường học cho người dân tộc thiểu số nói chung và người H mông của Phương Anh nói riêng, là vẫn chưa có cái đó.!: Chữ H mông viết làm sao? @: H mông. Dân tộc H mông. Mà người Kinh thì thường thường thì người ta gọi là dân tộc Mèo, nhưng mà những người dân tộc như Phương Anh lại không thích nghe cái từ dân tộc Mèo, phải gọi chính xác dân tộc của mình.!: Người Kinh thì kêu là Mèo? @: Mèo, Mán, Tày, Nùng...các cái thứ đó. Phương Anh cũng muốn nói tiếp là những cái trạm xá, biết bao những người mà!: Phương Anh là bố là người Việt, người Kinh chứ gì? @: Vâng, bố mẹ của Phương Anh đều là người Việt hết nhưng mà có người Kinh, người Tày, người Nùng, người Thái, người H mông, người Dao Đỏ, người Dao Đen...rất là nhiều.!: Nhưng mà Phương Anh là người nửa nọ nửa kia thì Phương Anh tự coi mình là người thiểu số hay là người Kinh? @: Người Kinh, dân tộc kinh thì mới có đạo Công giáo. Vì Phương Anh theo Công giáo.!: Cái vùng, Phương Anh còn nhớ cái gì khác, bây giờ nói về vấn đề không có trường học cho trẻ em.. @: Vâng, không có và trạm xá cho những người sinh nở.!: Tức là chính phủ không có để ý gì đến cái chuyện đó? @: Không, cho đến tận bây giờ, không phải là trước đây. Mới đây thì Phương Anh có dì, cách đây cũng phải 6,7 năm rồi mà sinh con ra, sinh con ra thì thường thường cái nhà của Phương Anh cũng như những người dân tộc đó thì ở nhà sàn. Không biết cô có hình dung ra nhà sàn không?!: Có chứ, cô biết nhà sàn. @: Thì những người phụ nữ đó sinh con thì phải sinh 1 mình, vì nếu ra trạm xá thì phải ra bệnh viện tỉnh, bệnh viện huyện, rất là xa, nên thường thường là tự sinh. Sinh con ra rồi cứ lấy cái cây nứa cắt rốn con.

!: Bây giờ vẫn còn như vậy sao? @: Vâng, thì có những người người ta bị băng huyết đó, con thì mất mà nhiều người mẹ cũng bị mất luôn. Thì cái đó không phải làm cho Phương Anh nhớ mãi mà làm cho Phương Anh day dứt mãi trong đầu, bây giờ không biết đến khi nào mới có những cái trạm xá rất là gần để cho người ta được dùng.!: Tức là Phương Anh ở trong 1 cái làng? Cái làng đó có bao nhiêu người? @: Cái làng đó thì có khoảng 40 nhà trong cái xóm đó, 40 hộ dân.!: Tức là chính quyền không có quan tâm gì đến? Cứ để mặc họ sống sao thì sống, trẻ con cũng không được đi học luôn? @: Vâng, đến bây giờ vẫn như thế. Phương Anh thoát ra khỏi Việt Nam là năm 2007, thì đến năm đó vẫn như vậy còn 3 năm trở lại đây, Phương Anh không có ở đó nhưng Phương Anh nghĩ rồi, nếu mà chỉ phụ mà vẫn cứ sống theo cái đà này thì có thể là suốt cả cuộc đời, cả kiếp con cháu mình sau này cũng vẫn phải sống chịu như Phương Anh thôi, không có thể nào thay đổi được.!: Hồi nãy Phương Anh có bảo là dân số của dân làng là bao nhiêu? @: Khoảng 40 hộ dân.!: 40 hộ dân tức là nhà đấy phải không? @: Vâng, nhà, nóc nhà đấy ạ.!: Tức là như vây trung bình thì mỗi hộ có bao nhiêu dân? @: Cái đó thì Phương Anh không có biết.!: Mỗi 1 gia đình trung bình là bao nhiêu người? @: Cũng thường thường, người ta có rất là nhiều con, có người có thể là sinh 5,6 người con vì họ không có cái biện pháp tránh thai. Nghĩa là cứ thế là sinh con thôi.!: Nhưng mà cũng chết nhiều? @: Cũng chết nhiều, có những cái chuyện rất là đau lòng mà Phương Anh có thể nói được ra đây, đó là 1 cái gia đình ở cạnh nhà Phương Anh, sinh con xong thì không may con cũng bị mất, thì người mẹ đó quấn con vào cái chiếu rồi nhờ người hàng xóm mang con lên trên đồi, quốc để vùi xuống. Thì thời gian đó Phương Anh cũng đã lớn rồi, Phương Anh cũng 17,18 tuổi rồi, 19,20 tuổi, lớn rồi, Phương Anh đi lên rừng để tìm măng đó, tìm măng ở trên rừng đó, nghĩa là Phương Anh phải bới để tìm măng đó, tìm măng nứa hoặc măng vầu thì phải lên trên đồi, lấy cái gậy vạch vạch đất để tìm cái ngọn măng nó nhú lên thế này để mình đào, mình lấy đó, thì Phương Anh bới, bới nhìn ngay thấy cái chân trẻ con luôn, thì lúc đầu Phương Anh rất là sợ nhưng Phương Anh nghĩ đây cũng là 1 con người thì Phương Anh mới lấy cái cuốc, vì thường thường đi tìm măng vầu là phải vác cái quốc theo để cuốc măng, vì măng nằm ở dưới đất thì nó mới ngọt, thì Phương Anh mới lấy cái cuốc đó cuốc lại rồi đẩy cái chân đó xuống, nhưng Phương Anh không biết thế nào về có hỏi mẹ, thì mẹ có nói là đứa con nhà hàng xóm mất ở đó, rất là đau lòng.!: Trong tất cả những cái hình ảnh gọi là chua xót đau đớn như vậy đó thì có cái gì gọi là kỷ niệm thơ ấu nào mà Phương Anh nhớ được và thấy rằng nó đẹp?

@: Cái cuộc đời của Phương Anh nếu mà nói vui thì chắc là không có vì Phương Anh sinh ra trong 1 cái gia đình quá hoàn cảnh luôn, mỗi khi mà nhớ lại cái lúc mình còn nhỏ cũng có nhiều cái niềm vui, nhiều niềm vui là bởi vì đi làm rất là mệt về, hồi đó thì Phương Anh rất là nhỏ, mà bây giờ cũng còn rất nhỏ con, về nhiều lúc rất là, khi Phương Anh về đến nhà thường thường cũng là lúc 9,10 giờ đêm đó, trời thì rất là lạnh. Lúc đó mẹ Phương Anh thì bệnh nhưng mà mẹ Phương Anh nướng cái củ sắn, goi là sắn Nùng Nai thì chắc mọi người cũng không biết, củ sắn nướng lên rồi bỏ ra để mà chấm muối vừng mà ăn như vậy, những cái kỷ niệm đó đến bây giờ sang đây cũng là 1 cái niềm vui an ủi để cho mình vui, về đến nhà nhiều khi chỉ cần nhìn thấy mẹ thôi thì cũng làm cho mình vui rồi, bao nhiêu cái niềm vui. Còn để mà cái niềm vui lớn hơn thì Phương Anh không có. Chỉ nhớ những cái lúc đó, cái lúc tuổi nhỏ, tuổi thiếu niên của Phương Anh cũng không có, thời thơ ấu cũng không có, thời bây giờ cũng không có. Nhiều lúc Phương Anh cũng hỏi là lý do tại sao mọi người người ta sinh ra ở nơi này người ta được nhiều cái điều mà người ta vui vẻ, mà để đến bây giờ cô hỏi Phương Anh là Phương Anh có cái điều gì vui nhất, thì ngoài những điều mình nhớ lúc nhỏ như vậy thì đến bây giờ không có cái điểm gì vui để mà kể.!: Phương Anh có nhớ 1 cái bài hát nào hay là cái trò chơi nào hay chơi hồi nhỏ không? @: Hồi nhỏ đó thì thực ra những cái bài hát cũng không có nhiều bởi vì cái khu của Phương Anh đó, lúc Phương Anh còn nhỏ thì là nhỏ quá Phương Anh không nhớ, lúc Phương Anh 12 tuổi là lao đi làm ăn rồi, gọi là cái thời thơ ấu của Phương Anh hầu như không có, còn cái trò chơi thì là cứ nhặt mấy viên đá, viên sỏi nhỏ nhỏ rồi vẽ thành các cái ô, rồi 2 đứa ngồi 2 bên chơi cái trò chơi nó rất đơn giản vậy thôi.!: Thế có nghe kể những câu chuyện cổ tích hay những câu chuyện gì của dân tộc mình không, về dân tộc thiểu số? @: Dạ không. Thì Phương Anh cũng chỉ có biết là những đám cưới hoặc đám ma, thì đám ma người chết rồi thì thường thường họ để cả 1 tuần ở đó, thì khi mà khiêng lên thì nước người chết họ chảy ra, thì những cái đó Phương Anh cảm thấy rất là ô nhiễm và dân tộc của mình rất là khổ.!: Tức là khi mà 13 tuổi thì Phương Anh kể là đi theo người ta đi sang bên, theo người ta xách đồ thì Phương Anh xách cái gì, bé tí như vậy? @: Dạ, cái đợt đó là những cái bao vải, thì thường thường mình xách ít một thôi, mình xách từng ít một rồi mình đi nhiều chuyến, nhưng mà mình đâu có phải đi đâu, mình chạy, rồi khi mệt thì mình kéo, cứ cầm 2 tay kéo.!: Thế thì đi bao xa, bao nhiêu cây số 1 ngày? @: Không, cũng không phải là đi xa lắm vì những cái người chủ hàng cũng đã thuê người đưa ra cái bờ sông rồi, mình chỉ cần kéo xuống thuyền rồi đẩy thuyền đi, chủ yếu là đi coi hàng cho người ta là nhiều.!: Chứ mình không có đi theo thuyền? @: Dạ có chứ, đi theo thuyền, nhưng mà chị bảo, từ đây ra ngoài cửa thôi, 1 chút thôi, đi qua con sông đó thôi thì về đến Việt Nam mình thì họ lại có xe, vì lúc đó Phương Anh nhỏ..!: Cái con sông đó độ bao nhiêu mét? Như vậy thì bề ngang chắc cũng độ chục mét thôi à,

sông nhỏ thôi à? @: Không, lớn hơn 1 chút.!: Có nhiều người trẻ em khác làm ở đó không? @: Có.!: Như vậy thì có sự tranh giành, cạnh tranh không? @: Hồi đó thì cũng không có biết đâu.!: Thế người ta có tử tế với mình không, những người làm với mình đó? @: Họ cũng không đâu vì nếu mình chậm họ cũng quát, họ mắng, nhiều lúc cũng phải khóc, nhưng mà bây giờ mình nghỉ thì lấy đâu tiền mà lo cho mẹ mình được, cứ phải làm như vậy thôi.!: Thế thì mẹ của Phương Anh làm nghề gì? @: Thì làm nghề nông, nhưng mà mẹ của Phương Anh bị bệnh tim từ cái lúc mà Phương Anh chưa có lấy chồng, hồi còn nhỏ đâu có làm được cái gì đâu.!: Phương Anh có biết gì về ông bà không, ông bà nội, ông bà ngoại? @: Dạ có, ông bà cũng mất lâu rồi.!: Mất lâu rồi hả, nhưng mà cũng biết? @: Dạ biết.!: Thế còn bà chị thì sao, chị của Phương Anh? @: Dạ chị của Phương Anh cũng đã mất từ năm 98 rồi.!: Năm 98, thì chị ấy mất về bệnh gì? @: Không có bệnh mà chị của Phương Anh cũng đi xách hàng ở bên Trung Quốc như Phương Anh rồi bị mất tích luôn.!: Mất tích, có thể nào mà bị bắt cóc hay gì đó không? @: Cái điều đó cũng có thể...!: Thế còn 2 em thì sao? @: Thưa cô có thể không nói không?!: Không nói. Ok, không sao. Bây giờ trở lại cái vấn đề văn hóa với truyền thống thì Phương Anh có nhớ được cái gì không? @: Phương Anh nhớ rất là ít.!: Bây giờ mình bước qua cái chuyện làm thế nào mà Phương Anh, cái hành trình nào mà đưa Phương Anh từ Việt Nam sang đây? @: Dạ, thì đến năm 2007, thì là cái nơi Phương Anh ở có 1 cái gọi là chỉ tiêu của nhà nước.!: Chỉ tiêu à? @: Gọi là cái chính sách giúp đỡ những người nghèo đó, gọi là đưa ra cái chương trình

xóa đói giảm nghèo, gọi là đi lao động theo chương trình xóa đói giảm nghèo, xóa những người đói, người ta khó khăn, thì Phương Anh đã nhìn ra được những cái thứ đó.!: Nguyên cái chương trình đó người ta gọi là cái chương trình lao động à? @: Xuất khẩu lao động - Xóa đói giảm nghèo.!: Rồi Ok. @: Thì xuất khẩu lao động xóa đói giảm nghèo thì Phương Anh đã đi đến đó, và Phương Anh biết là đây là cái chương trình của nhà nước mình thì Phương Anh đã cùng các bạn của Phương Anh, thì rất là đông, 276 người cơ.!: Ôi nhiều vậy, trong cùng 1 làng hay là...? @: Dạ không, cái nhóm của Phương Anh đó, nhóm để đi lao động, 276 người, còn cái chỗ của Phương Anh thì cũng chỉ có Phương Anh và 2,3 người khác nữa thôi. Thì khi đi, Phương Anh có đến cái chỗ gọi là trưởng bản đó thì có hỏi, thì họ có đưa cho tờ giấy thì tìm địa chỉ ở dưới Hà Nội để mình đi. Đi xuống Hà Nội thì mình..!: Ai đưa tiền cho mà đi? @: Cái đó thì mình, Phương Anh phải tự thôi. Thì đi xuống đó thì đã được cái công ty người ta nói đi sang Jocdan để làm việc.!: Lúc bầy giờ nói chuyện Jocdan, thì có biết Jocdan nó nằm ở đâu không, chỗ nào, hình dung...? @: Dạ không, chỉ biết đi nước ngoài thôi. Chỉ biết là: À, vậy là mình đi nước ngoài đó, mà thường thường là đi Tây đó. Thì người ở đó họ nói đi thì phải nộp 2000 đô la mà lúc đó còn không biết 2000 đô la là gì, vì ở Việt Nam thì Phương Anh ở cái vùng đó, Phương Anh đâu biết đô la là cái gì đâu, thì họ tính ra tiền Việt, là 32 triệu tiền Việt. 32 triệu đồng tiền Việt.!: Tức là muốn đi chương trình đó thì phải nạp 32 triệu vào. @: 32 triệu đối với 1 người dân bình thường đã là 1 khó khăn rồi mà đối với người làm nông nghiệp như Phương Anh thì biết đâu ra, thì Phương Anh có hỏi họ!: Tức là, cái ông trưởng thôn đưa cho cái giấy đến địa chỉ ở Hà Nội, đến địa chỉ ở Hà Nội thì mới biết cái thông tin này? @: Thì khi mà đi thì hỏi, hỏi như cô hỏi bây giờ thôi. Thì khi mà đến đó rồi thì họ mới nói là nộp 32 triệu, mà ngoài ra còn 1 triệu 6, 1 triệu 7 tiền học nữa, tiền học tiếng này, tiền hộ chiếu này...!: Trong cái 32 triệu đó chứ gì? @: Không có, ngoài ra nữa. Nghĩa là Phương Anh đi tổng cộng hết 37 triệu.!: Cho cô cái số còn lại đi, 32 triệu là để nạp đi, 1 triệu 6 là để học tiếng, học tiếng gì? @: Tiếng Trung Quốc, đi sang Jocdan mà người ta dạy tiếng Trung Quốc cho Phương Anh, mà Phương Anh thì quá giỏi tiếng Trung Quốc rồi mà họ vẫn bắt Phương Anh học rồi lấy cái số tiền đó, thì học tiếng Trung Quốc. Bởi vì người Việt Nam họ chỉ biết đến Trung Quốc thôi, họ đâu có biết tiếng Anh, ví dụ như những người làm việc lớn thì họ không có biết tiếng Anh thì họ chỉ dạy tiếng Trung Quốc. Rồi tiền làm hộ chiếu, tiền

khám sức khỏe thì tiền khám sức khỏe cũng mất hơn cả triệu bạc rồi, tiền ăn uống chờ đợi ở đó trong hơn 3 tháng nữa, tiền đi lại, đi lại từ nhà ví dụ mình đi làm hộ chiếu chỉ hết hơn 200 ngàn thôi, nhưng mà có phải là mình đi được 200 ngàn đâu, nếu như mình có người quen thì đúng là mình đi được như vậy thật, còn không, Phương Anh làm hộ chiếu mất hẳn 1 triệu rưởi lận, chứ không phải không đâu, làm cái gì cũng phải mất tiền cho người ta nữa, cứ phải cho người ta tiền thì mới làm được.!: Bây giờ Phương Anh làm là mất 37 triệu? @: 37 triệu, thì 32 triệu mà như Phương Anh nói là nếu như vậy Phương Anh không có, mà nếu như 4,5 triệu thì Phương Anh có thể cố được nhưng mà 30 mấy triệu thì Phương Anh không thể có được. Thì người ta đưa cho Phương Anh cái giấy, cái đơn, họ nói là mình cầm cái sổ nhà đất của mình đó, lúc đó thì Phương Anh không biết gì hết cũng cầm cái sổ đất nhà mình đi đến cái ngân hàng gọi là Nông nghiệp và phát triển nông thôn và đưa cái giấy đó. Thì họ nói là bây giờ Vũ Phương Anh đi xuất khẩu lao động ở bên Jocdan thời hạn 3 năm, thì bây giờ là nhờ ngân hàng đó giúp đỡ để mà cho cái số tiền đó, thì Phương Anh cầm cái sổ nhà đất.!: Cầm cái sổ nhà đất nhưng mà mẹ có biết không? @: Có chứ.!: Mẹ đồng ý? @: Thì họ nói là đi sang bên đó làm việc chỉ có 8 tiếng 1 ngày thôi mà cái số tiền mà Phương Anh nhận được là 300 đô 1 tháng. Thì Phương Anh thấy, Phương Anh tính là ở nhà mình thì mình cũng đi làm mười mấy tiếng 1 ngày mà tiền thì lại không có, mình lại đi sang bên đó làm có 8 tiếng 1 ngày thôi mà lại được 300 đô.!: Mà lại không biết làm gì? @: Làm may quần áo, thì là nó quá được rồi, thì về bàn với mẹ, dù sao mẹ cũng rất là buồn nhưng mà mình nghĩ đi làm được nhiều tiền như vậy thì mình đi thôi, thì đây là của nhà nước mình mà. Thế là đi, rồi cầm sổ đỏ, sổ đất lên ngân hàng, rồi ngân hàng cho vay số tiền đó rồi đi nộp cho công ty này để đi. Đi thì, Phương Anh và các bạn tuyệt đối không được ký cái hợp đồng.!: Công ty đó là công ty gì? @: Tổng công ty da giầy Việt Nam.!: Tổng công ty giao dịch Việt Nam hả? @: Tổng công ty da giầy Việt Nam và tổng công ty than ong Việt. Thực ra lúc đó Phương Anh không có biết 1 cái gì hết, đi lao động còn không được ký giấy, hợp đồng, Phương Anh đâu biết hợp đồng là cái gì đâu, đến bây giờ Phương Anh biết để mà kể lại thôi, hi vọng là những cái người mà người ta nghe thấy người ta có thể rút cái bài học kinh nghiệm từ Phương Anh ra. Khi mà ký, thì họ có cho ký giấy tờ nhưng mà ký vào lúc 9h30p đêm, ký vào lúc đêm, trước cái ngày mà Phương Anh lên máy bay để sang Jocdani đó, ký thì những tờ giấy họ đâu có ghim vào đâu mà tiếng thì toàn tiếng Trung với tiếng Anh, tiếng Việt, mà lúc đó là 9h30 tối mà sau Phương Anh thì còn rất nhiều người, họ nói là ký nhanh đi mai còn đi sớm, thì nhiều người còn không biết ký cái tên của mình thì họ phải điểm chỉ bằng tay đó. Vào xong, tức là lúc đó ký xong thì đi vào ngủ, thì đâu có ngủ

được đâu, cứ nàm suy nghĩ là mình săp được đi ra nước ngoài rồi, kiếm tiền, nhiều tiền rồi cái niềm vui, nỗi buồn, buồn vì mình phải xa mẹ 3 năm trời thì không biết mẹ ở nhà có khỏe không, công việc ở nhà, gia đình, mẹ bệnh tật ốm đau thì ai lo đây, bởi vì cứ nghĩ những cái nó luẩn quẩn trong đầu nên Phương Anh thức đến sáng luôn. Đến sáng thì Phương Anh đi, mà những cái người đưa Phương Anh ra cùng các bạn ra ngoài phi trường ở...!: Đi 1 group, cái nhóm đó là 276 người à? @: Trong khoảng mấy tháng, còn cái nhóm của Phương Anh đi khoảng hơn 2 chục người.!: Tức là cái nhóm khởi đầu đi có hơn 2 chục người? @: Dạ có nhóm đông hơn thì đi trước rồi, nhưng mà...!: Đi đó là sang bên Jocdan đó hả? @: Dạ, thì tất cả sang bên đó là 276 người, thì ra tới sân bay nội bài rồi những người dẫn mình đi họ đâu có dẫn mình đi đâu, họ thu tiền của mình rồi họ nói là sang bên đó có gì gọi về cho họ,!: Nhưng họ có cho, làm sao mà gọi, gọi như thế nào? @: Có, có số phone, thì sang bên đó tiếng Anh hoàn toàn không ai biết gì hết, rồi tự tìm.!: Tức là từ Phú Bài đi thẳng sang bên...? @: Nội Bài. Từ Nội Bài đi thẳng vào trong Sài Gòn, rồi từ Sài Gòn mới sang Doha Quarta, từ Doha Quarta mới sang Aman của Jordan.!: Nói lại cho cô đi, từ Sài Gòn đi qua... @: Từ Nội Bài vào Sài Gòn, từ Sài Gòn qua Doha Quarta, sân bay Doha Quarta, rồi từ Quarta mới đến Aman Jordan. Đi mấy ngày liền cơ mà, đi sang bên đó thì trời nó tối rồi.!: Đi mấy ngày? @: 3, hơn 2 ngày. 2 ngày mới qua đến nơi, mà qua đến nơi thì nó cũng tối rồi, mà nhìn cái cảnh tượng ban đầu mà nhìn thấy cái nhà của người ta, nghĩa là cho 8 người 1 phòng mà chỉ kê được 2 cái dãy giường mà mỗi cái giường làm thành 2 tầng, có tủ sắt, làm như vậy. Thì khi sang đó họ mới đưa mình ra nhà ăn và họ mới bảo mình đưa hộ chiếu, sổ thông hành của mình đó, thì mình phải đưa cho nhà chủ, phải nộp hết những cái giấy tờ cho ông chủ đó rồi lập tức đi làm luôn. Lúc đó mới sang, đã 7h mấy tối rồi!: Bao nhiêu đàn ông, bao nhiêu đàn bà? @: Chỉ có 4 người đàn ông tức là thợ máy thôi còn đa số là!: Tức là trong 20 người ấy hay là trong nhóm... @: 276, 276 trừ 4 người đàn ông đi. Mà cái tuổi đời nó chỉ có từ 18 cho đến 30 tuổi thôi, thì sang bên đó thì đi làm, hôm đó vẫn làm đến 12h đêm, 12h đêm hôm đó, rồi từ ngày hôm sau là cứ đi làm hết.!: Hôm sau là cũng đi làm luôn? @: Dạ, cứ từ 7h30 sáng làm đến 11h30,

!: Đêm đó à? @: Sáng, ngày hôm sau đó, đến 11h30 nghỉ ăn trưa đến 12h đi làm, nghỉ đến 5h30 nghỉ, rồi 6h đi làm, làm đến 12h đêm. Mà những cái ngày đó Phương Anh sang nó gần đến ngày tết của người Trung Quốc cũng như người Việt Nam, nghĩa là ngày đó đi làm đến 1, 2h sáng.!: Tức là đây là làm trong xưởng may đó hả? @: Tại vì tính ra là 15,16 tiếng 1 ngày Phương Anh và các bạn phải làm, thì bây giờ Phương Anh nghĩ là ở Việt Nam cái nơi đưa mình đi họ nói mình chỉ làm 8 tiếng 1 ngày thôi, mà 1 tháng mình được 300, mà bây giờ mình làm 16 tiếng rồi thì 1 tháng mình phải được 600 đô, thì mừng lắm, cứ nói người ta đi làm thì không có việc đó mà mình đi làm sao mà may mắn quá, thì cứ động viên chị em để đi làm. Nhưng mà cũng hên cho Phương Anh là Phương Anh chỉ mới sang được 10 ngày thôi thì đã được nhận cái lương rồi, nhận lương thì Phương Anh nhận lương 10 ngày chỉ được 10 đô la trong cái tháng đấy thôi, thì Phương Anh bảo chắc là họ tính nhầm lẫn thế nào, thì Phương Anh mới đến hỏi ông chủ vì Phương Anh nói được tiếng Tàu mà. Thì Phương Anh có hỏi là tôi đi làm 10 ngày mà tại sao tôi chỉ nhận được cái số lương ít ỏi như thế này, thì ông đó mới nói là: bởi vì mày mới sang nên mày phải có 3 tháng thử việc, nhưng mà ở Việt Nam đâu có nói là sang đó phải thử việc đâu, bởi vì trước khi đi người ta cũng biết là mình biết nghề may rồi, mình làm được rồi, đâu cần phải thử việc nữa, thì lúc đó các bạn của Phương Anh, Phương Anh bắt đầu làm quen với các bạn, những người đi trước, họ nói là nó không có đúng hợp đồng đâu, họ nói là những người đi làm việc ở đó tới 5,6 tháng, quá cái mức thời gian thử việc rồi mà làm việc ngày nào cũng 15 tiếng, 16 tiếng nhưng mà họ chỉ nhận được có 120 đô thôi, mà những người làm việc 1,2 tháng thì họ nhận được có 80 đô thôi, đó thì Phương Anh làm 10 ngày thì Phương Anh cũng chỉ nhận được có 10 đô thôi, thì Phương Anh mới bảo: tiền lương của Phương Anh đâu? Thì nó không biết, không hiểu cái gì. Thế nên Phương Anh mới gọi về, dùng 10 đô la đó để mua thẻ điện thoại để gọi về cho cái bà mà đưa mình đi, thì họ nói là cứ đi làm đi rồi họ sẽ gọi điện sang để thương lượng. Nhưng thực tế, trong cái thời gian đó, công ty cũng có này nghỉ tết, tết Việt Nam cũng như tết Trung Quốc luôn, nghỉ 4 ngày tết thì Phương Anh cứ nghỉ rồi cứ gọi bên kia, rồi mấy, những người lao động đó mới viết vào cái tờ giấy là bây giờ chỉ mong ông chủ làm đúng, trả đúng lương cho bọn tôi, giờ giấc đúng, ăn uống như thế nào, nhất là cái tiền lương để chúng tôi yên tâm làm việc trong 3 năm, thì Phương Anh lại là người thông dịch. Phương Anh đi Phương Anh nói...!: Mà tại sao lại lại là người Tàu, người Trung Quốc quản trị cái nhóm đó? @: Dạ, bởi vì ông chủ là người Tàu, là người Đài Loan.!: Chủ cái công ty đó, công ty may mặc đó hả? @: Là người Đài Loan, thì khi Phương Anh nói như vậy rồi thì ông đó mới nói: bây giờ chúng tôi làm đúng hợp đồng rồi. Nếu bây giờ các bạn muốn biết thêm nữa thì gọi điện về hỏi cái ông chủ của các bạn ở Việt Nam đó, có nghĩ là gọi về hỏi bên Việt Nam của mình đó.!: Hỏi cái tổng công ty đó hả? @: Dạ vâng, thì bây giờ Phương Anh mới nghĩ là bây giờ mình hết đường rồi thì mới quyết định không đi làm, quyết định đình công, thì trong lúc đình công

!: Tức là như vậy là xong sau khi ở Jordan 1 tháng hay là thế nào? @: 10 ngày, 10 ngày tính ra khoảng 15 ngày thì bắt đầu đình công, thì sau cái ngày bắt đầu đình công đó thì cũng quyết định không đi làm, cũng không phải là có cái ý định đình công vì sang bên đó cũng muốn đi làm để có tiền gửi về trả dần chứ, nhưng mà làm cái mức giờ như vậy thì Phương Anh và các bạn bảo là không đi làm nữa. Trong cái thời gian chờ thì cái số khẩu phần ăn, nước điện đều bị cắt hết, và bị nó nhốt vào trong cái khu gọi là ký túc đó ở đó, không được cho ra ngoài đường, vì không được ra ngoài đường nên không được kêu cứu hay làm cái gì khác cả. Đến 1 cái ngày, ngày mà Phương Anh cũng như 276 bạn của Phương Anh sau này có già đi, có chết đi cũng không bao giờ quên được cái buổi kinh hoàng đó. Đó là vào ngày 19/2/2008, ngày 18 hoặc 19 gì đó, khoảng 9, 10h sáng, thì lúc đó, trong cái thời gian bỏ đói thì rất nhiều bạn của Phương Anh đã bị bệnh rồi phải ngủ úp ở trên cái giường trên, bản thân Phương Anh cũng là cái người mà đang dùng cái phone để nghe nhạc đó thì lúc đó đang nằm ở phòng 34, lúc 9,10h sáng đó Phương Anh vẫn còn đang nằm, bởi vì không đi làm thì cũng chẳng làm cái gì cả, thì lúc đó nghe thấy 1 tiếng kêu, tiếng khóc, tiếng hỗn loạn ở bên ngoài, thì Phương Anh chạy ra, chạy sang cái dãy phòng 57, 58,59, thì lúc đó 1 cái cảnh tượng nó rất là ghê gớm. Lúc đó những người cảnh sát Jordan mà công ty thuê đến để đàn áp, những người bạn của Phương Anh phải đi làm vào, thì người ta cầm 1 cây gậy rất là dài, khoảng từng này, Phương Anh cũng không có đoán được chính xác, và nó rất là to để họ đánh, và họ dùng cái bình xịt để chữa cháy đó, xịt cứu hỏa đó, xịt mù mịt vào các bạn của Phương Anh. Khi mà Phương Anh đẩy vào mấy phòng 48, 49 đó Phương Anh mới nhìn thấy cái bọn cảnh sát của Jordan người chúng nó rất là lớn, mà những người phụ nữ thì nhỏ như Phương Anh thôi, những người phụ nữ Việt Nam thì bao giờ cũng rất là nhỏ và yếu, vậy mà điểm hình là mắt Phương Anh nhìn thấy, lúc đó gọi là bị xịt mù mịt hết, thì các bạn của Phương Anh người thì chạy ra, người thì chạy vào, nhưng Phương Anh thì chỉ biết chạy vào thôi, thì lúc đó Phương Anh còn đi chân đất, 1 cái cảnh mà Phương Anh không thể nào tưởng tượng nổi. Chính mắt Phương Anh thấy là những người cảnh sát Jordan cầm cái tóc của Ánh Hồng Vang...những người mà bị bệnh rồi người ta nằm trên cái giường tầng sắt, tầng trên đó, nó cầm tóc như thế này và nó giật ngược đầu của Ánh Hồng Vang xuống thành giường sắt, sau đó nó đập xuống nền nhà. Thì Vang đó, rồi máu tai, máu mồm, máu mũi, có nghĩa là nó hộc máu mồm, máu mũi ra, Phương Anh thật sự đến bây giờ Phương Anh vẫn rất đau lòng bởi vì Phương Anh nghĩ là không biết vì đâu mà mình lại phải khổ như vậy, không biết vì lý do gì mà bạn mình lại bị như vậy, mà người Việt Nam thì mình những người sống ở Việt Nam đã quá khổ sở rồi mà nhà nước mình lại đưa ra 1 chính sách giết người như vậy nữa. Lúc đó, Phương Anh không nghĩ ngợi gì hết, Phương Anh mới lao vào ôm Vang mà nghĩ Vang lúc đó chết rồi, lúc đó Phương Anh mới để cái điện thoại, cái phone trong túi, lúc đó Phương Anh cũng không biết sao nữa, Phương Anh bỏ ra và Phương Anh ghi lại những cái hình ảnh đó và bây giờ cũng vẫn còn, rất nhiều hình, ở bên ngoài đó, nhiều hình ảnh lắm, Phương Anh mới chụp lại, ghi lại tất cả những cái cảnh đó, và Phương Anh khóc, khóc rất là lớn và các bạn của Phương Anh nữa. Thì trong lúc chụp như vậy, cái thằng cảnh sát Jordan nó đến và nó đấm Phương Anh 1 cái, đến bây giờ vẫn còn, không bao giờ hết được luôn, nó thành 1 cái bớt không bao giờ hết được luôn. Không hiểu sao lúc đó sức khỏe của Phương Anh cũng, không biết làm sao nữa, nghĩa là nó đấm Phương Anh 1 cái thì Phương Anh giúi vào cái phía cuối giường, nó hoa hết mắt không nhìn thấy cái gì hết, Phương Anh nhắm mắt 1 lúc, Phương Anh vẫn nghe cái tiếng nó vọng lại, nó lắng 1 chút, rồi tỉnh lại, vùng dậy ngay, tiếp tục cầm cái

điện thoại để mà quay, rồi chạy đi, lúc đó Phương Anh mới gọi: chúng mày ơi cảnh sát đánh chết người rồi. Lúc đó Phương Anh nghĩ là Vang đã chết ngay lúc đó rồi. Thì khi mà nhìn thấy cảnh tượng bạn bè mình như vậy, thì lúc đi chúng nó còn lôi theo Hà Thị Ngoãn, lôi tóc, cứ lôi xềnh xệch đi, rồi Phương Anh chạy theo để quay, vừa chạy vừa nói: chúng mày chặn người tao, chúng mày chặn người tao, cứ nói tiếng Việt vậy thôi. Đi ra cái ngoài đó thì Phương Anh mới thấy kín mít hết mà rất nhiều cảnh sát, cái phòng đó chật kín người thì không có chỗ nào mà ra khỏi mà có đường trốn thoát được, thì Phương Anh mới cầm cái ghế của nhà ăn đập tan cái cửa kình ra để mong làm sao mọi người biết đến mà kêu cứu được để họ cứu mình đó, nhưng mà khi đập ra rồi mới thấy là ở dưới toàn là cảnh sát, rất nhiều cảnh sát, phải mấy chục cái xe cảnh sát, mà tên cảnh sát nào cũng cầm trên tay 1 cái gậy, nó đến thì nó lại bắt tay với cái ông chủ của nhà máy, và chúng với ông chủ nói cái gì với nhau đó, Phương Anh định đi gọi ông chủ, hỏi ông chủ là tại sao cảnh sát họ lại đến đánh người như vậy, định cầu cứu ông chủ để ông chủ cứu mình nhưng mà ra đến đó thấy cảnh tượng đó thì Phương Anh không biết làm như thế nào nữa, Phương Anh không biết phải làm thế nào nữa. Thì lúc đó Phương Anh lại cầm điện thoại chạy vào trong cái bếp, cái chỗ nhà ăn đó để mà gọi điện về kêu cứu, nói là: bây giờ các ông các bà có đến cứu bọn tôi không, cảnh sát nó đánh chết bọn tôi rồi. Thì cái bà La Thanh Khương bà ấy nói là: tao đã bảo chúng mày là đi làm đi, ai bảo chúng mày nghỉ giờ bị đánh còn kêu ca cái gì nữa. Đó, bà La Thanh Khương bà ấy nói như vậy, rồi bà ấy cúp máy luôn. Từ hôm đó thì bị đánh thì Vang và Ngọc, bây giờ thì Ngọc đã chết rồi, Vang, Ngọc rồi Ánh những người bệnh như vậy đó thì không có ăn, không có 1 cái gì ăn, bị cắt hoàn toàn hết, không có 1 cái gì kêu cứu, không được nữa, mà cứ gọi điện về nói em là Phương Anh thì nó đã tắt rồi, và cũng như là cho Vân hay Luyến gọi về họ cũng không nghe máy, chỉ cần Jordan thôi họ đã tắt máy rồi. Thì nghĩ ra cái cách là đi tìm tòa đại sứ ở ngay thủ đô Aman, thì Phương Anh lĩnh được có 10 đồng thì gọi điện thoại hết rồi, thì Phương Anh cầm cái cóng nhựa, bát nhựa đó đi từng phòng, các bạn của Phương Anh đi làm được 5,6 tháng rồi đó, mỗi người mấy đô, mỗi người mấy đồng cho vào, góp lại để Phương Anh cùng với mấy người bạn nữa, toàn phụ nữ hết thôi, đi ra đi taxi, đi taxi thì tiếng Anh không biết, tòa đại xứ Việt Nam gọi là cái gì không biết, không biết 1 cái gì hết. Thì bắt đầu nhờ 1 người bạn người Trung Quốc người ta mới viết ra 1 cái tờ giấy to, đưa cho người lái taxi, thì taxi không biết nó chở thật hay chở sai nữa, cứ đi hoài, nhìn cái tiền cũn thấy sợ, đồng hồ nó lên đến cả trăm đô rồi, thì không biết làm sao nữa thì mới xuống, xuống đi bộ lang thang, trong khi giấy tờ thông hành thì chủ nhà máy nó giữ hết rồi, không có giấy tờ gì tùy thân, cũng không biết địa chỉ cái nhà máy mình làm ở chỗ nào vì tối ngày nó nhốt ở trong không có biết 1 cái gì hết cả. Rồi đi ra bên ngoài, hên là gặp 1 nhóm người Việt, thì nhóm người Việt nói là ở Jordan có tòa lãnh sứ nhưng mà nó ở Irac, Iran hay cái gì đó, còn ở thủ đô Aman này thì chưa có tòa đại sứ quán ở đó.!: Những người Việt đó là ai? @: Những nhóm người Việt đó là những người người ta sang đó định cư hay là làm cái gì ở bên đó, gặp mình họ nhìn họ biết là người Việt, họ nói là ở đây không có. Cho đến bây giờ, Phương Anh biết dùng internet rồi check cũng không có thật, không có tòa đại sứ đó thật. Thì bây giờ Phương Anh có hỏi, trước khi đình công Phương Anh cũng đã gọi về rồi, trước khi bị đánh đập cũng gọi về kêu cứu rồi, khi bị đánh đập cũng gọi về kêu cứu rồi, hoàn toàn im lặng và họ không có nghe máy nữa, tòa đại sứ, quan chức của Việt Nam cũng không có rồi, hoàn toàn không có sự giúp đỡ. Phương Anh về Phương Anh thất vọng, đi suốt 1 ngày như thế mà rồi về, mà cái thời gian đó nó rất là lạnh, tuyết rơi, nó rất

là lạnh ở cái nơi Phương Anh ở, khắc nghiệt thời tiết, rất là khắc nghiệt, khi nắng có thể tới 4 mấy độ luôn. Khi về cái chân Phương Anh nó bị phù nó sưng hết lên, mà nó cước lên, vì cái giầy của Phương Anh là giầy vải, nó không đủ cái độ để chống tuyết được, về thì nó sưng lên, nó tê hết chân, thì cái bạn cùng phòng Phương Anh cũng lấy cái nước muối cho Phương Anh ngâm chân. Ngâm chân rồi Phương Anh cũng ngồi đúng như thế này, ngồi dựa vào tường, đâu có bàn ghế gì đâu, ngồi ở giường và dựa vào tường như thế này và nghĩ là bây giờ làm thế nào đây, không lẽ các bạn mình chết ở đây à, mình cũng chết ở đây à, không có con đường nào để kêu cứu hết. Bây giờ Phương Anh mới nói với các bạn ở phòng là có ai biết báo chí gì ở Việt Nam không, đó, Phương Anh hỏi như vậy thì có 1 cái bạn này, có thể Phương Anh cũng nói tên được, là Tuyết, Tuyết đi làm cùng và chị gái của Tuyết làm ở tòa báo Tuổi trẻ ở Việt Nam. Chị gái của Tuyết đó, thì khi đó Phương Anh mới xin cái số điện thoại của chị gái Tuyết, gọi luôn trong cái buổi đêm, nói là: Em là Vũ Phương Anh cũng như các bạn của em là bị đánh đập, bị bỏ đói, mà các bạn của em bị bệnh gần chết rồi mà em gọi về kêu cứu những người đó không có được, nọ kia đó, thì chị đó mới cho đăng 1 mục tin nó rất là ngằn, chỉ có khoảng 10 dòng chữ thôi, 1 mẩu rất là ngắn thôi. Nhưng cũng may mắn cho Phương Anh là đây cũng có thể xem như là 1 cái bước ngoặt của cuộc đời Phương Anh lúc đó, là gặp ông giám đốc Nguyễn Đình Thắng làm ở Cục điều hành BPSOS. Thì lúc đó Phương Anh không có biết ông Thắng này, bởi vì không biết tên, thì ông Thắng ông ấy có gọi về cho người nhà báo đó thì có đưa cho người nhà báo đó số phone 1 của số người của Luyến cũng như của Phương Anh. Rồi không biết tại sao ông Thăng có lấy được cái số phone đó rồi gọi cho Luyến thì Luyến không có nghe, và từ lúc đó thì Phương Anh nghe và có liên lạc với lại tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng. Thì tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng chỉ nói là 1 người Việt và đang sống và làm việc tại Hoa Kỳ, thì nghe tới đó, thông tin như vậy thì những người lao động này như thế nào.!: Ông ấy gọi cho Phương Anh à? @: Dạ.!: Số phone đó là số cellphone? @: Số cellphone ở bên Jordan nhưng mà Phương Anh không có nhớ số phone của mình trước đây nữa. Thế khi mà như vậy rồi thì Phương Anh mới nghĩ là không biết ông Thắng là ai, chỉ biết là 1 người đang sinh sống ở bên ngoài thì mình có thể kêu cứu được, kêu cứu và đã xin tiền. Vì Phương Anh lúc đó hoàn toàn đói rồi, các bạn đã phải đói đã phải nhịn, không có được đi bác sỹ, không có được đi đâu hết.!: Nhưng mà Phương Anh có biết là ông Thắng đọc cái dòng tin 10 dòng này hay là ông Thắng được báo Tuổi trẻ cho biết? @: Dạ nghĩa là đọc qua tờ báo Tuổi trẻ đó thì ông ấy biết thôi. Còn nói cụ thể ra thì Phương Anh cũng không biết được, chỉ biết ông Thắng là người đến để cứu, đã gọi điện đến cho Phương Anh và đã cho tiền. Cho Phương Anh cái số tiền là 3000 Mỹ Kim. 3000 mỹ kim thì lúc đó Phương Anh đã phải chia cho 276 người vì lúc đó Phương Anh sợ là có bao giờ Phương Anh cầm cái số tiền lớn như vậy đâu. Thì Phương Anh phải chia cho mọi người mà ai cầm cái số tiền đó thì Phương Anh bắt ký hết lại để mà Phương Anh gửi cho tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng. Thì nhân tiện đây Phương Anh cũng muốn gửi lời cảm ơn tới cộng đồng ở bên ngoài những người mà đã biết đến trong lúc Phương Anh cùng các bạn bị bỏ đói mà bên BPS đã đăng tin kêu gọi để mà quyên góp ủng hộ đó.

!: Cái gì B,P? @: BPSOS gọi là Boat people cái gì đó...!: Ồ, Boat people. @: Thì mọi người ở ngoài cộng đồng, những người mà tị nạn đi trước đó, thì mọi người biết và đã giúp đỡ đó thì nhân tiện đây Phương Anh cũng xin cảm ơn tất cả mọi người đã cứu đói Phương Anh lúc đó. Và trong cái thời gian như vậy rồi thì là Phương Anh cũng đã kêu tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng là đưa những bạn của Phương Anh mà bị bệnh đến bệnh viện, thì tiến sỹ đã liên lạc với tổ chức gọi là IOM ở bên đó, đến để đưa những người bệnh của Phương Anh đi. Mà trong cái thời gian đó, quan trọng là Phương Anh có thể nói bất cứ chuyện gì, nhớ mọi chuyện mà không bao giờ quên được, nhưng mà nếu như cảnh sát Jordan đánh mình là chuyện rất là đương nhiên rồi vì họ không phải là người Việt Nam. Bây giờ Phương Anh mới kể tiếp là khi mà phái đoàn Việt Nam sang, thì phái đoàn Việt Nam sang gồm ông Trương Xuân Thanh làm ở bộ ngoại giao.!: Việt Nam là Việt Nam ở trong nước đó à? @: Vâng, đúng rồi, Phương Anh đang nói là lúc đó không biết gì hết chỉ biết chính phủ mình, các quan chức của mình là bởi vì Phương Anh đang kể, đang kể về tư tưởng cái thời gian đó Phương Anh nghĩ như thế nào. Đó, và ông Trần Việt Tú làm ở lãnh sự quán Calro Ai Cập, rồi ông Bảo làm ở bộ lao động, nghĩa là các thành phần quan chức gồm 12 người, 12 người sang. Khi mà họ sang, lúc đó cố có biết không, khi mà Phương Anh cùng các bạn nghe công ty nói là ngày mai các quan chức của bọn mày sang đây. Thì lúc đó Phương Anh mừng lắm, mừng như kiểu chết đuối mà vớ phải cọc đó, vì nghĩ là: à, chính phủ sang đưa bọn mình về, đưa những người dân của mình về. Thì mừng lắm, thức cả đêm để làm 1 cái lá cờ, lá cờ này là cái lá cờ đỏ sao vàng, vì lúc đó đâu biết rằng nước Việt Nam mình ngoài cái lá cờ máu đó thì còn cái lá cờ của mình, lá cờ chính thức, mà lúc đó thì không biết, bây giờ thì biết rồi. Để làm thì ai có cái áo vàng phải đưa hết cho Phương Anh, mà thực ra nghĩ lại lúc đó Phương Anh rất là ghể gớm, Phương Anh vá lại và khấu vào cái sao như thế, đê mà hôm sau quan chức của mình sang để mà giơ lên làm cái khẩu hiệu, rồi làm 1 cái băng rôn nữa là: Xin chính phủ hãy đưa chúng tôi về nước. Bắt đầu, nghĩ lại khoảng 1h chiều hôm đó, thì lúc đó đầu óc của mình cũng như 1 tờ giấy trắng, không biết 1 cái gì hết, bây giờ nghĩ lại là sao lúc đó mình dốt quá, mình tôn thờ quá, thì 1h chiều phái đoàn của chính phủ sang, thì Phương Anh mới đưa cái lá cờ đó lên thì lập tức ông Trương Xuân Thanh và ông Trần Việt Tú, cũng như bà La Thanh Khương, thì chính bà La Thanh Khương đó cầm cái lá cờ, lá cờ này là lá cờ đâu, là lá cờ đỏ sao vàng, lá cờ của nước Việt Nam mà theo như bọn Cộng sản lá cờ đó mới là lá cờ nọ, kia, nó giục vào cái thùng rác, cái thùng nước gạo, nó giục xuống, thì Phương Anh nghĩ tại sao lại như vậy trong khi cả đêm Phương Anh đã thức làm nó, mà đâu có kéo đâu có máy đâu, chỉ có khâu vào thôi rồi lấy dao mà cắt. Vậy mà Phương Anh lúc đó nghĩ đây không phải chính phủ rồi, đây là những cái thành phần mà công ty đó thuê sang, thuê những người này sang để nó đàn áp để mình phải đi làm thôi, vì lúc đó thì họ không được 1 cái lời hỏi han là tại sao các cháu phải đi làm, vì nếu là người của chính phủ thì phải hỏi những cái câu tế nhị nhất, hỏi là: các cháu có khỏe không? Tại sao các cháu lại bị bệnh tật như thế nào? Các cháu có đủ ăn không? Tại sao các cháu không đi làm? Mà cái ông Trương Xuân Thanh ông ấy tới ông ấy vỗ ngực ông ấy nói là, lý do mà Phương Anh nhớ được cái tên đó là ông ấy vỗ ngực ông ấy nói là: tôi tên là Trương Xuân Thanh, làm ở bộ

ngoại giao, tôi có nghe các cô nói về là các cô bị bỏ đói nhưng giờ chúng tôi thấy cô nào cô đó mặt cũng tươi hơn hớn, tươi hơn hớn thế này thì Phương Anh là người Bắc mà Phương Anh cũng không thể tưởng tượng được cái mặt tươi hơn hớn là nó như thế nào. Thì bởi vì lúc đó là như thế này, khi mà họ đến đó, Phương Anh và mọi người đã cố ý đưa những người như Vang lên ngồi đầu, bởi vì mừng mà, ai cũng mừng vì chính phủ sang cứu mình mà, nhưng khi nghe được từng ấy câu thì Phương Anh mới nói là bây giờ về, không có họp hành gì hết, đây không phải là chính phủ Việt Nam, đây là cái thành phần được thuê sang để đàn áp mình đi làm thôi. Thì Phương Anh vừa về thì lúc khoảng 5,6h chiều thì ông Trần Việt Tú và ông Trương Xuân Thanh có vào cái phòng 34 của Phương Anh, vào đó và có hỏi: cho chú gặp cháu Vũ Phương Anh. Thì nhìn cái mặt thì Phương Anh đã ghét rồi, thì lúc đó phòng của Phương Anh có 8 người con gái, bởi vì ở bên ngoài nó đâu có chỗ để treo quần áo đâu nên trong phòng đủ các thứ quần áo phụ nữ treo ở trên đầu thế này, và các ông đó cũng ngồi xuống đó, không có gọi Phương Anh ra bên ngoài,cứ ngồi đó mà nói chuyện, thì nói đúng như thế này, ngồi đúng như thế này, nhìn đúng như này, đó, mà ông đó ngồi bên này, thì ông ấy nói là: lý do tại sao mà cháu lại nhận tiền của bọn phản động, bọn phi chính phủ?. Phương Anh không biết gì hết, cháu không có nhận tiền của bọn phản động, không có nhận tiền của bọn phi chính phủ, không có gì hết, Phương Anh không có nhận, bởi vì lúc đó Phương Anh không biết gì hết, mà đến bây giờ Phương Anh cúng không biết ai mới là phản động đây. Lúc đó, thì ông ấy mới nói là: thế Phương Anh có nhận tiền của 1 người tên là Thắng không, tên Nguyễn Đình Thắng không?, thì Phương Anh mới nói và thực ra lúc đó Phương Anh mới biết là ông ấy tên là ông Thắng, thì lúc đó Phương Anh bực mình quá rồi, Phương Anh mới nói: phản động là gì chú, cháu không biết vì cháu đâu có nhận tiền của ai bao giờ đâu, cháu có nhận tiền nhưng nhận tiền của 1 người Việt Nam đang sống ở bên Mỹ thôi. Rồi họ mới nói tiểu sử ra là tên đó là Nguyễn Đình Thắng, sinh năm bao nhiêu, ra đi từ năm nào, rồi tên đó bên đó đang làm 1 cái chỗ phi chính phủ, rồi chống đối lại nhà nước của mình, rồi thế nọ thế kia, rồi Phương Anh mới hỏi: thế phản động là cái gì?, ông ấy nói là: chú hết nói, hết thanh minh được với cháu rồi, không có cách nào để nói cả vì cháu bị cái bọn phản động nó nhồi vào óc cháu rồi, mà lúc đó thì cháu đâu có biết gì đâu, mà dành những cái từ đó để nói, lẽ ra phải nói: bây giờ chú có thể giải thích thì lại nói là: chú không biết giải thích. Đúng rồi, bây giờ nhiều lúc buồn buồn ngồi nghĩ lại cái thời gian đó mới thấy là đúng là thảo nào bây giờ đất nước Việt Nam mình khổ vậy vì những cái thành phần quan chức người ta nói, nói mà để cho người dân không biết người ta hỏi thì phải giải thích cho người dân hiểu, đằng này chỉ nói với Phương Anh thôi mà họ không biết giải thích, họ nói nhưng mà không biết họ nói cái gì, mà họ cũng không hiểu cái nội dung đó để nói cho mình biết là tại sao mà bây giờ vẫn phải khổ như vậy, thì lúc đó Phương Anh thất vọng lắm. Mà cái buổi định mệnh nữa là khi Phương Anh mới kêu cứu ông Thắng để mà đi về nước thì chúng nó đã nhốt tất cả mọi người vào trong cái nhà kho và nó ký 1 cái giấy để đi về nước thì ông Trương Xuân Thanh nói là bây giờ gọi tên ai thì người đó phải vào ký cái giấy đó để về nước, lúc đó cháu đứng đó, không có chú cháu gì hết, cháu nói là: bây giờ tôi không tin bọn ông nữa, trước nhất là các ông phải cho 1 người vào để lấy cái tờ đơn đó ra để xem cái nội dung gì trong đó bởi vì chúng tôi đã bị ông lừa 1 lần rồi, chúng tôi không có để cho ông lừa lần thứ 2 được, thì trong những cái lúc tức giận như vậy thì các ông đó chụp, ghi hết lại những cái lời nói của cháu như vậy. Thì khi trong lúc đó em Lương quê Bắc Giang vào lấy cái tờ đơn ra, thì cái tờ đơn được copy ra rất nhiều bản rồi, cái tờ đon đó ghi là: Đơn xin về nước trước thời hạn với lý do

không đảm báo sức khỏe làm việc trong 2 năm, nay chúng tôi tự nguyện làm đơn này xin chính phủ hãy cứu chúng tôi về nước, nhưng mà về nước chúng tôi không được quyền thưa kiện gì hết, nó tự viết ra như vậy thì tôi mới nói: không được, trước khi chúng tôi đi chúng tôi đã mất 1 khoản tiền lớn để khám sức khỏe, chúng tôi đủ sức khỏe thì các ông mới đưa chúng tôi sang đây, xong hôm đó là không ai ký hết. Không ai ký hết, nhưng mà khi mới sang thì nó rất là lạnh nhưng hôm đó thì lại rất là nóng luôn, thì chúng nó nhốt chúng cháu vào trong cái hầm đó.!: Thì lúc sang cho đến lúc họ bắt ký cái giấy tờ đó là bao nhiêu, mấy tháng? @: Khi mà Phương Anh ở thì chỉ có 3 tháng, nhưng mà trong đó những người bệnh của Phương Anh đã bị xỉu trong đó rồi vì nó quá nóng, Phương Anh bảo các ông đó phải thả ra để mà, thì các ông đó không thả, đến khi các ông đó đứng ở ngoài cửa như thế này cùng các bảo vệ thì bảo vệ nó còn biết ý đứng tránh ra để cho những người lao động mình đi lên.!: Có khi Phương Anh trở lại Jordan 1 lần nữa? @: Không có.!: Hay là ông nào, ông nào trở lại? @: Không có, thì vẫn lúc đó.!: Thế lúc đó là ai nhốt? @: Không có, những cái lúc đó là phái đoàn Việt Nam vẫn sang và ở lại trong cái thời gian đó thôi, những người đó, trong thời gian đó thỉ BPSOS cũng có liên lạc với bộ lao động ở Jordan để giải cứu những người lao động để được về nước. Thì trong thời gian đó, những người của phái đoàn Việt Nam vẫn ở đó, và khi mà những người quan chức đó đứng ở ngoài cửa thì những người trong nhóm của cháu đã phải đẩy họ ra để mà được thoát, để đưa những người ốm đi. Nhưng trong lúc đó có Phương, 1 người tên là Phương đi theo phái đoàn chính phủ Việt Nam và đã kéo cái tóc của Vang, à kéo cái tóc của Ánh và giật cái khuỷu tay của Vang mà 2 người này là 2 người bệnh và lúc đó thì họ đã bị xỉu rồi. Lúc đó Phương Anh mới thấy là công an của Jordan nó đánh người của mình, đó cũng là 1 nỗi khổ rồi nhưng không nhục nhã bằng chính phủ Việt Nam đưa người sang mà đánh tiếp những người lao động của mình được, đó là 1 cái nỗi nhục gấp đôi, gấp 3 lần luôn. Rồi cái lúc về thì ông Trương Xuân Thanh cũng như các quan chức Việt Nam đã họp tất cả những người bạn của Phương Anh ở ngoài phòng ăn mà nói rằng: bây giờ mà ai nghe theo Vũ Phương Anh thì về nước thì sẽ bị ảnh hưởng vì Vũ Phương Anh là thành phần đi theo thành phần phản động, đã nghe những cái lời đó rồi, Vũ Phương Anh mà về nước đó, về đến sân bay Nội Bài là ngay lập tức bị công an bắt bởi vì cô ta đứng lên để tổ chức cái cuộc đình công này, và phá hoại tài sản công ty, nghĩa là đập cái kính hôm trước đó để mà kêu cứu đó, rồi mà nhận tiền của bọn phi chính phủ, tức là nhận tiền do cộng đồng ở bên ngoài cứu đói lúc đó. Nghĩa là vu cho Phương Anh đủ thứ tội, thì Phương Anh đã nói với tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng và tiến sỹ đã giải cứu Phương Anh từ lúc đó. Trong cái hành trình giải cứu thì nó cũng rất là dài, trong cái hành trình giải cứu thì Phương Anh đi về cái đợt gần cuối nhất bởi vì nó tóm, vì họ nghi là trong cái thời gian đó họ chuyển những cái hình ghi âm, những cái lời ông ấy nói, tất cả những cái thứ mà ông ấy nói thì Phương Anh phải chụp lại, thâu lại, phải lém lút chụp lại tất cả những lời nói đó để cho tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng ở bên này, và khi gửi như thế thì Phương Anh phải đi