Thuyết minh về Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Tài liệu tương tự
Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám

Đề 21 – Giới thiệu về một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh(Văn Miếu – Quốc Tử Giám) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Thuyết minh về Động Phong Nha

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Thuyết minh về cây hoa đào – Văn mẫu lớp 8

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Bài tập làm văn số 4 lớp 8

Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ – Ngữ Văn 9

Tả một người công nhân (hoặc nông dân, bác sỹ, y tá…) đang làm việc

Thuyết minh về lễ hội làng – Văn mẫu lớp 9

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hồ Gươm) – Văn mẫu lớp 8

Giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài “Cảnh ngày hè”

Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Văn mẫu lớp 8

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

Tả một cảnh đẹp mà em biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Miêu tả người bạn thân nhất của em – Văn mẫu lớp 7

Hình ảnh Bác Hồ qua những bài thơ em đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS

Bình luận về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Thuyết minh về Cố Đô Huế

Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh – Văn mẫu lớp 8

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Giới thiệu chiếc bánh chưng ngày Tết – Văn mẫu lớp 9

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Thuyết minh về hoa đào – Văn mẫu lớp 8

Tải truyện Nàng Không Là Góa Phụ | Chương 16 : Chương 16

Phân tích hình tượng nhân vật người anh hùng Quang Trung

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Giới thiệu về món phở Hà Nội

Thuyết minh về một thắng cảnh quê em – Văn Thuyết minh 9

Nghị luận xã hội về văn hóa cảm ơn

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Giải thích câu: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Giới thiệu về quê hương em

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Em hãy thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Nghị luận về sách

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

MỞ ĐẦU

Giới thiệu về ngôi trường mà em đang học

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

Thuyết minh về một món ăn đặc sản – Bài tập làm văn số 5 lớp 10

Nghiên cứu Tôn giáo. Số PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩ

Thuyết minh về hoa mai

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Văn miêu tả lớp 3- Em hãy miêu tả về quê hương của em

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Thuyết minh về con trâu – Văn mẫu lớp 8

Viết một bức thư gửi cho mẹ của em

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

Phân tích bài thơ Chiều tối

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Thuyết minh về Lăng Bác

Em hãy phát biểu cảm nghĩ của em về loài cây mà em yêu thích

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Nghị luận về thời gian

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Bạn Tý của Tôi

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Nhà giáo khả kính: Cụ Đốc Trần Văn Giảng

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

Th«ng tin nghiªn cøu B o tån Di s n Sè 02(38) 2017 MỘT SỐ TẬP TỤC Ở HỘI AN LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÂY CỐI Trần Phương Thờ cúng cây cối là m

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

Thuyết minh về Nguyễn Du

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Phân tích nét tương đồng trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

Em hãy tả cây phượng và tiếng ve vào một ngày hè

Kể về một ngày hội mà em đã được xem

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

Thuyết minh về truyện Kiều

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

daithuavoluongnghiakinh

Cảm nghĩ về tình bạn thời học sinh

Phong thủy thực dụng

Bản ghi:

Thuyết minh về Văn Miếu - Quốc Tử Giám Author : Kẹo ngọt Thuyết minh về Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Bài làm 1 Văn Miếu - Quốc Tử Giám được coi là trường đại học cổ nhất Việt Nam, biểu tượng cho truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam. Cũng có thể coi là một trong những trường đại học đầu tiên trên thế giới, một quần thể di tích đệ nhất Hà thành. Trải qua nhiều biến động của lịch sử và tự nhiên, đến nay Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn giữ được dáng vẻ cổ kính với nhiều công trình kiến trúc có giá trị cao. Đó là Khuê văn các, điện Đại Thành và các hiện vật làm chứng tích của nghìn năm văn hiến như: tượng thờ, rồng đá, nghiên đá, bia tiến sĩ và những cây đa, cây đại cổthụ đã chứng kiến việc học hành, thi cử qua các triều đại lí, Trần, Lê... Các giá trị văn hóa tinh thần (phi vật thể) ẩn chứa trong văn hóa vật thểở mảnh đất địa linh nhân kiệt làm nên truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn trọng nhân tài, hiếu học và học giỏi của dân tộc. Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lí. Văn Miếu - Quốc Tử Giám gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo, Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam và Quốc Tử Giám trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam. Với hơn 700 năm hoạt động (1076-1802) đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn MiếuQuốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kì thi. Sử sách có chép Văn Miếu được xây dựng vào tháng 10-1070, (đời vua Lí Thánh Tông). Đến năm 1076, vua Lí Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám, kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ. Toàn bộ khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày nay có diện tích 54.331 m2, bao gồm: Hồ Văn, vườn Giám và nội tự được bao quanh bằng tường gạch vồ. Bên trong (nội tự) có những lớp tường ngăn ra làm năm khu. Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính đến cổng Đại Trung. Trên cổng chính có chữ Văn Miếu Môn. Đây là một kiến trúc cổng tam quan hai tầng, phía ngoài cổng có đôi rồng đá cách điệu thời Lê, bên trong cỏ đôi rồng đá thời Nguyễn. Cổng Đại Trung ba gian lợp ngói, hai bên là hai cổng nhỏ Thành Đức và Đạt Tài. Khu thứ hai: Nổi bật với Khuê Văn Các - một công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng năm 1805 (triều Nguyễn), gồm 2 tầng, 8 mái, bốn mặt đều có cửa sổtròn với những con tiện tỏa ra bốn phía tượng trưng cho hình ảnh sao Khuê tỏa sáng. Hai bên (phải và trái) Khuê Văn là hai cổng Bí Văn và Súc Văn. Khuê Văn Các thường là nơi tổchức bình các bài văn thơ hay của các sĩ tử. Ngày nay, Khuê Văn Các còn được lấy làm biểu Tài tượng liệu chia củasẻ Thủ trên đô Hà Nội. Khu thử là từ gác Khuê Văn tới Đại Thành Môn, ở giữa khu này có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tĩnh (giếng trời trong sáng) có tường bao quanh. Hai bên hồ

là hai khu vườn bia, tức nơi lưu giữ 82 bia tiến sĩ dựng từ năm 1484-1780, ghi tên, quê quán của các vị tiến sĩ của 82 khoa thi. Tại đây, ta cóthể tìm thấy tên một số nhà chính trị, văn học, sử học nỗi tiếng như Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Nhậm, Lê quý Đôn, nhà toán học Lương Thế Vinh, ông tổ nghề in Lương NhưHộc... Đây chính là những di vật rất quý của khu di tích. Qua cửa Đại thành thì đến khu thứ tư, hay là Bái đường Văn Miếu. Đó là một cái sân rộng, lát gạch bát. Hai bên là hai dãy nhà tả vu, hữu vu trước đây thờ bài vị của 72 học trò xuất sắc của Khổng Tử và Tư nghiệp Quốc Tử Giám cùng các danh nhân văn hóa Việt Nam nổi tiếng thời Trần. Cuối sân là nhà Đại bái và hậu cung. Tại đây có một số hiện vật quý: bên trái treo "Bích Ung đại chuông" (chuông lớn của nhà Giám), bên phải có một chiếc khánh đá. Chuông Bích Ung do Nguyễn Nghiễm đứng ra đúc năm 1768. Tấm khánh mặt trong có hai chữ Thọ Xương, mặt ngoài khắc bài minh viết kiểu chữ lệ nói về công dụng loại nhạc khí này. Khu thứ năm là Trường Quốc TửGiám cũ (nay là nhà Thái học). Tại đây, những triều đại coi "hiền tài là nguyên khí của quốc gia" đã tuyển chọn nhiều người tài giỏi, đỗ đạt cao, bỗ sung vào các chức thị độc, thị giảng, hữu tư giảng, tả tư giảng, thiếu phó, thiếu bảo để chăm lo việc giảng dạy, giải đáp, vừa giúp vua nâng cao tri thức mọi mặt. Nhiều "người một đời, thầy muôn đời" như Bùi Quốc Khải, Nguyễn Trù, Chu Văn An... đã từng vang tiếng giảng ở Quốc Tử Giám. Đầu thế kỉ XIX, khi nhà Nguyễn dời trường này vào Huế thì nơi đây chuyển làm đền Khải Thánh. Năm 1946-1947, giặc Pháp đã đốt trụi khu này. Năm 2000, công trình nhà Thái học được hoàn thành để chào mừng kỉ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội. Đây là nơi tôn vinh truyền thống văn hóa giáo dục của dân tộc, đặt tượng tưởng niệm ba vua Lí Thánh Tông, Lí Nhân Tông, Lê Thánh Tông và thầy Chu Văn An là những danh nhân có công lập Văn Miếu - Quốc Tử Giám, phát triển nền giáo dục Nho học Việt Nam. Ấn tượng về Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn là ở loại vật liệu xây dựng rất Việt Nam, đó là gỗ lim, gạch đất nung, ngói mũi hài mang đậm nét nghệ thuật của các triều Lê, Nguyễn. Kiến trúc cỗ xưa độc đáo ấy được ẩn dưới những tán cây cổ thụ hàng trăm năm mang đậm chất thơ lãng mạn, Văn Miếu-Quốc Tử Giám có thể xem như một chiếc cầu nối giữa Hà Nội xưa và nay. Góp phần làm giàu thêm cho kho tàng văn hóa của dân tộc là điểm đến hấp dẫn với khách du lịch trong nước và quốc tế. Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam, tinh hoa của văn hóa dân tộc, niềm tự hào của chúng ta hôm nay và mai sau, là tài sản quý giá của quốc gia, được Nhà nước công nhận để lưu giữ, tu bổ, tôn tạo và phát huy tác dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thuyết minh về Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Bài làm 2 Trong số hàng nghìn di tích lịch sử của Hà Nội, hơn 500 di tích đã được xếp hạng, thì Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một di tích gắn liền với sự thành lập của kinh đô Thăng Long dưới triều Lý, đã có lịch sử gần nghìn năm, với quy mô khang trang bề thế nhất, tiêu biểu nhất cho Hà Nội và cũng là nơi được coi là biểu tượng cho văn hóa, lịch sử Việt Nam. Tài liệu chia sẻ trên Theo Đại Việt sử ký, vào mùa thu năm Canh Tuất - 1070, Vua Lý Thánh Tông đã cho khởi

công xây dựng Văn Miếu để thờ các bậc tiên thánh tiên hiền, các bậc nho gia có công với nước, trong đó có thờ Khổng Tử - người sáng lập ra nền nho giáo phương Đông và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Sáu năm sau - năm 1076, Vua Lý Nhân Tông quyết định khởi xây Quốc Tử Giám - một trường Nho học cao cấp nhất hồi bấy giờ nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu sự chọn lựa đầu tiên của triều đình phong kiến Việt Nam về vấn đề giáo dục, đào tạo con người Việt Nam theo mô hình Nho học châu Á. Hiện trong di tích còn có 82 tấm bia đá, trên đó được khắc tên của 1306 vị đã từng đỗ tiến sĩ trong 82 kỳ thi từ giữa năm 1484 và 1780. Cũng trên các tấm bia này đã ghi lại người đỗ tiến sĩ cao tuổi nhất trong lịch sử là ông Bàn Tử Quang. Ông đỗ tiến sĩ khi 82 tuổi. Người trẻ nhất là Nguyễn Hiền, quê Nam Trực (Nam Định), đậu trạng nguyên năm Đinh Mùi niên hiệu Thiên ứng Chính bình thứ 16 ( tức năm 1247) dưới triều Trần Thái Tông khi đó mới 13 tuổi. Từ đó Văn Miếu cùng Quốc Tử Giám - được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đã tồn tại đến thế kỷ 19. Tọa lạc trên khuôn viên hơn 54.000m2, khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm giữa bốn dãy phố, cổng chính ở đường Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc giáp đường Nguyễn Thái Học, phía Đông giáp phố Tôn Đức Thắng, phía Tây là phố Văn Miếu. Bên ngoài có tường vây bốn phía, bên trong chia làm 5 khu vực. Khu vực 1 gồm có Văn hồ (hồ văn); Văn Miếu môn, tức cổng tam quan ngoài cùng, cổng có ba cửa, cửa giữa to cao và xây hai tầng, tầng trên có ba chữ Văn Miếu môn. Khu vực thứ hai, từ cổng chính đi thẳng vào cổng thứ hai là Đại Trung môn, bên trái là Thánh Dực môn, bên phải có Đạt Tài môn. Tiếp trong là Khuê Văn Các (được xây dựng vào nǎm 1805). Khu vực 3 là giếng Thiên Quang (Thiên Quang Tỉnh có nghĩa là giếng trời trong sáng). Tại khu vực này có 82 bia Tiến sĩ dựng thành hai hàng, mặt bia quay về giếng, là một di tích thật sự có giá trị. Qua cửa Đại Thành là vào khu vực thứ 4, cửa Đại Thành cũng mở đầu cho những kiến trúc chính như hai dãy Tả Vu và Hữu Vu, chính giữa là Toà Đại Bái đường, tạo thành một cụm kiến trúc hình chữ U cổ kính và truyền thống. Xưa, đây là nơi thờ những vị Tổ đạo Nho. Khu trong cùng là nơi giảng dạy của trường Quốc Tử Giám thời Lê, nhiều thế hệ nhân tài "nguyên khí của nước nhà" đã được rèn giũa tại đây. Khi nhà Nguyễn dời trường Quốc học vào Huế, nơi đây dùng làm đền thờ Khi Thánh (cha mẹ Khổng Tử), nhưng ngôi đền này đã bị hư hỏng hoàn toàn trong chiến tranh... Điều đáng mừng là trong nǎm 2000, Chính phủ Việt Nam đã quyết định khởi công xây dựng Thái học đường với giá trị 22 tỷ đồng. Dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2003 nhằm làm cho khu di tích Vǎn Miếu - Quốc Tử Giám ngày càng hoàn chỉnh hơn, đúng với tầm cỡ và vị trí của di tích. Công trình này mang tính yêu cầu của thời đại, đó là công trình mới nhằm tôn vinh nền văn hoá của dân tộc. Những người đời sau đến đây có được những giây phút tưởng niệm những người đã có công sáng lập và xây dựng nền giáo dục Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm và những biến cố của lịch sử, Văn Miếu - Quốc Tử Giám không còn nguyên vẹn như xưa. Những công trình thời Lý, thời Lê hầu như không còn nữa. Song Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn giữ nguyên được những nét tôn nghiêm cổ kính của một trường đại học có từ gần 1000 năm trước của Hà Nội, xứng đáng là khu di tích vǎn hoá hàng đầu và mãi Tài làliệu niềm chia tự sẻ hào trên của người dân Thủ đô khi nhắc đến truyền thống ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Thuyết minh về Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Bài làm 3 Văn miếu Quốc Tử Giám là một trong số những di tích có ý nghĩa lịch sự quan trọng,gắn liền với sự kiện lịch sự có ý nghĩa như sự thành lập kinh đô Thăng Long. Không những vậy, đây là nơi có niên đại hàng nghìn năm lịch sử, qui mô lớn, được xem là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, cho tới tận bây giờ, Văn Miếu- Quốc Tử Giám trở thành một địa điểm cho khách du lịch tham quan và hiểu thêm về văn hóa lịch sử của Việt Nam. Hà nội là thủ đô của đất nước Việt Nam, ở đây còn lưu giữ những nét văn hóa và cả kiến trúc cảu thời xưa để lại.mang một vẻ đẹp vừa cổ kính lại hiện đại, Hà Nội ngày càng trở thành một điểm hội tụ nhiều nét đẹp văn hóa đặc sắc. Một trong số đó có Văn Miếu Quốc Tử Giám dù trải qua bao thăng trầm vẫn mang những vẻ đẹp mà không thể nào phủ nhận được. Văn Miếu Quốc Tử Giám được nhà Lý xây dựng vào thế kỉ 11,nơi đây nhanh chóng trở thành nơi dạy học cho các hoàng tử và những người tài trong thiên hạ,không những thế đây còn là nơi thờ phụng những bậc hiền tài có công với nền giáo dục của đất nước và cũng là địa điểm tổ chức các kì thi của quốc gia, cao nhất là kì thi tiến sĩ. Hiện tại Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm ở phía Nam thành Thăng Long xưa, thuộc quận Đống Đa, Hà Nội. Dù cuộc sống hiện đại có nhiều thứ thay đổi nhưng Văn Miếu không làm mất đi vẻ yên tĩnh, cổ kính vốn có. Quần thể kiến trúc của Văn Miếu với diện tích 54331m² bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu Quốc Tử Giám và vườn Giám.Hồ Văn nằm ở đối diện cổng chính Quốc Tử Giám, là một hồ nước trong, quanh bờ cây cối râm mát, giữa hồ có gò Kim Châu, khung cảnh rất yên bình, nên thơ giúp cho các sĩ tử giải tỏa bớt căng thẳng trước giờ thi. Dù trải qua nhiều lần bị phá hủy do chiến tranh..nhưng nó đã được trùng tu và khang trang hơn. Tường gạch vồ là nơi để ngăn cách khu nội tự Văn Miếu Quốc Tử Giám với vườn Giám.lối đi trong Văn Miếu được trải sỏi hoặc lát đá sạch sẽ tạo nên những con đường nhã nhặn. Từ cổng chính Văn Miếu Môn, vào khu Nhập đạo, theo đường thẳng tới cổng Đại Trung môn. Khu vực này người ta trồng cây cổ thụ nhằm che bóng mát gần kín mặt bằng và có bốn hồ nhỏ đăng đối hai bên phải trái. Trong hồ được trồng hoa sen, hoa súng tạo cho cảnh quan càng thêm tươi đẹp và thanh tịnh. Quanh hồ là những bức tường hoa để ngăn cách lối đi với hồ. Nổi bật và cũng là nơi mà được mọi người chú ý nhất là bia Tiến sĩ và hồ nước vuông Thiên Quang.Sát bờ hồ là lối đi và những dãy bia đá trang nghiêm, cổ kính dựng thành hai khu Đông và Tây. Trong Văn Miếu có tất cả gồm 82 tấm bia ghi tên họ quê quán của những người đã đỗ Tiến sĩ triều Lê. Những bia này được đặt trên lưng rùa- chính là thần Kim Quy, là một vật biểu linh cho tinh thần, sức mạnh, sự yêu thương, đoàn kết của dân tộc. Kế tiếp khu Cửa Đại Thành và qua đây là tới một sân rộng hàng ngàn mét vuông, lát gạch Bát Tràng. Ngày xưa đây chính là nơi mà các hoàng tử và những người tài trong thiên hạ được tổ chức lớp học nghe giảng đạo. Ngày nay đây chính là nơi tập trung tổ chức các sự kiện văn Tài hóa liệu lớn chia của sẻ trên Hà Nội và quốc gia. Ở gian chính của Thượng điện đặt ngai lớn, bên trong có bài vị và tượng đồng của Khổng Tử. Hai gian bên phải, trái đặt ngai thờ bốn vị Tăng Tử, Mạnh Tử,

Nhan Tử và Tử Tư. Hai bên của sân là hai dãy Hữu Vu và Tả Vu, cũng là khu triển lãm, trưng bày, bán đồ lưu niệm cho khách tham quan. Tiền đường và Hậu đường là phần cuối của Văn Miếu Quốc Tử Giám,nổi bật với công trình hoàn toàn mới được khởi công xây dựng ngày 13 7 1999. Đây là nơi trưng bày truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, đồng thời cũng là nơi tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, văn hoá nghệ thuật dân tộc. Không những thế hậu đường là kiến trúc gỗ hai tầng, đây là nơi tôn vinh Danh sư Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An và là nơi trưng bày về Văn Miếu Quốc Tử Giám Thăng Long và nền giáo dụ Nho học Việt Nam. Trên tầng hai,đây là nơi dành cho nơi tôn thờ các danh nhân đã có công xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám và đóng góp vào sự nghiệp giáo dục Nho học Việt Nam bao gồm vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông. Quần thể Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng dựa trên việc kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Phật Giáo, Nho giáo và văn hóa dân gian Việt Nam. Những nét đặc trưng của Văn Miếu càng khiến nó có một sức hút kì lạ. Đây vừa là biểu tượng của tri thức, văn hóa, khát vọng trong con đường học tập của các sĩ tử nói riêng và con người Việt nam nói chung, vừa là nét son thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Thuyết minh về Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Bài làm 4 Văn Miếu Quốc Tử Giám được tọa lạc giữa lòng thủ đô Hà Nội, nơi đây được xem là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Từ những năm tháng đầu tiên, ngôi trường này đã tụ họp được rất nhiều nhân tài, đóng góp không nhỏ vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Ngày nay, Văn Miếu tại thủ đô Hà Nội đang là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách mỗi khi ghé thăm Hà Nội, bởi kiến trúc độc đáo, ấn tượng và những ý nghĩa lịch sử của nó. Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng đã trải qua biết bao nhiêu là biến động, là thăng trầm của lịch sử. Thế nhưng nó vẫn giữ nguyên được những nét đẹp truyền thống người Hà Nội. Đó chính là những giá trị tinh thần cao đẹp, được mọi người cùng gìn giữ từ bao nhiêu đời nay. Văn Miếu được đặt ở phía Nam kinh thành Thăng long thời Lí, bắt đầu hoạt động trong khoảng thời gian từ năm 1076 cho đến năm 1820, nơi đây đã đào tạo ra biết bao nhân tài cho đất nước. Văn miếu gồm hai di tích chính đó là: Văn Miếu thờ Khổng Tử, thờ các bậc hiền triết và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An. Ông là người thầy đầu tiên của ngôi trường này. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử nhưng Văn Miếu vẫn luôn giữ được những nét đẹp cổ kính năm xưa. Vào thời kỳ đầu, Văn Miếu là nơi học tập dành cho các hoàng tử. Sau này mới bắt đầu mở rộng ra cho những người tài, trí thức trong cả nước. Diện tích Văn Miêus vào khoảng 54.331 m2, bao gồm: vườn Giám, hồ Văn và nội tự. Bao quanh là hàng rào tường gạch vồ. Cho tới ngày nay, Văn Miếu vẫn giữ được những kiến trúc thiết kế từ thời xa xưa, cùng với biết bao nhiêu dấu vết thăng trầm của thời gian, cùng những đổi thay của đất nước. Tài liệu chia sẻ trên Bước Văn Miếu, du khách sẽ gặp đầu tiên là cổng chính. Trên cổng chính là dòng chữ Văn

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) Miếu Môn. Ngoài cổng là đôi rồng đá thời Lê, còn phía bên trong là rồng đá thời Nguyễn. Tiếp đến chính là Khuê Văn Các, được xây dựng vào năm 1805 bao gồm 2 tầng, và 8 mái rất rộng rãi. Đây là nơi thời xưa thường tổ chức bình các bài thơ, văn hay của các sĩ tử. Khu thứ ba của Văn Miếu bắt đầu từ gác Khuê Văn đi tới Đại Thành Môn. Ở giữa có một cái hồ vuông được gọi là Thiên Quang Tĩnh. Hai bên hồ hiện nay là nơi lưu giữ 82 tấm bia tiến sĩ với tên họ, quê quán, chức tước của những người nổi tiếng bao đời như: Ngô Thì Nhậm, Lê Quý Đôn Phía cuối sân là nhà Đại bái và hậu cung, nơi những hiện vật quý hiếm được lưu truyền cho các thế hệ sau từ bao đời nay. Chẳng hạn như: chuông Bích Ung được đúc bởi Nguyễn Nghiêm vào năm 1768. Được xem là chiếc chuông lớn nhất cùng với giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời. Tấm khánh mặt bên trong có hai chữ Thọ Xương, mặt ngoài khắc theo kiểu chữ lệ để nói về công dụng của loại nhạc cụ này. Khu thứ 5 cũng chính là Trường Quốc Tử Giám, đây là nơi dạy học và tuyển chọn người tài, những người đỗ đạt cao để giúp cho vua nâng cao trí thức, trị vì đất nước. Có rất nhiều người cũng từ ngôi trường này đã tạo ra những tiếng vang lớn đến tận ngày nay như: Chu Văn An, Bùi Quốc Khải Văn Miếu Quốc Tử Giám đã được xây dựng chủ yếu từ vật liệu gỗ lim, gạch đất nung, cùng với những viên ngói mũi hàng mang đậm nét nghệ thuật của triều Lê, Nguyễn. Nét kiến trúc cổ kính, độc đáo ấy được xây dựng nên từ những đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân xưa. Cho tới mãi ngày nay, Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn luôn là một địa điểm du lịch hấp dẫn đối với rất nhiều người. Vừa để nhớ về cội nguồn, cũng vừa là nơi khấn bái, và tìm hiểu về lịch sử của ông cha ta. Nơi đây được xem là tâm điểm của Hà Nội, của thủ đô ngàn năm văn hiến. Tài liệu chia sẻ trên