Microsoft Word - nhphuoc-ngunghiepcadao[1]

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - nhphuoc-songnuoccadao[1]

Microsoft Word - Ngay XuaNguoiTinh_pthienthu.doc

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

hanhtrinhdenUC_2917JUN05

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Microsoft Word - V doc

Microsoft Word - 08-toikhongquen

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

No tile

Microsoft Word - 25-AI CA.docx

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

I _Copy

Chữ Nghĩa Làng Văn Ngộ Không Phi Ngọc Hùng. Chữ nghĩa làng văn đôi khi chỉ là một chữ, cụm từ, đoạn văn cô đọng, diễn nghĩa, diễn giải một áng thơ văn

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

TÌNH ĐẠO PHẬT ***** Trấn tâm hết hồ tư loạn tưởng, Phản hồi nơi Vô Lượng Thọ Quang (1); An cư tịch tịnh Niết Bàn, Không còn trói buộc trong hàng tử sa

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

Ca Sĩ Rừng Xanh và Người Tù Binh Nhất Hướng Nguyễn Kim Anh Truyện ngắn được trích trong: CỬA TRỜI RỘNG MỞ Chúng tôi bị đưa đến một cái lán nhỏ trong c

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

Công Chúa Hoa Hồng

Kinh Thừa Tự Pháp: Chánh Pháp luôn tồn tại sinh động nơi những người con Phật Nguyên Nghĩa Chỉ có tâm hồn con người cần phải được chuyển đổi, được chu

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Chuyện Ba Má Tôi và Phố Hàng Đàn Tác giả: Phùng Annie Kim Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, C

Pháp Môn Niệm Phật

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Lan Việt : Hài Hê len Paphiopedilum helenae Avery

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

ẤN QUANG ĐẠI SƯ KHAI THỊ Nhân Quả Kiêng Giết Phóng Sanh Ăn Chay Luân Hồi Lục Đạo (Trích Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Chánh Biên Tục Biên Tam Biên) Chuyển

Vài cảm nghĩ về tình tự dân tộc Miền Nam và Ca Dao

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

NGHỀ CÁ Ở ĐỒNG THÁP MƯỜI XƯA VÀ NAY Lê Công Lý I - Điều kiện thuận lợi của nghề cá ở Đồng Tháp Mười Đồng Tháp Mười là một cánh đồng rộng bao la, khoản

No tile

Microsoft Word - VuDucNghiemAnhToi-VTH-Chuong8.doc

Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp – Văn hay lớp 7

nguoiHSI_2019AUG18_sun

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 19

1 Những chuyện niệm Phật cảm ứng, nghe được. 1- Sát sanh bị đoản mạng. Tác giả : Cư sĩ Lâm Khán Trị Dịch giả : Dương Đình Hỷ Cổ đức có nói : Tâm có th

doc-unicode

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

PHẦN TÁM

Document

Long Thơ Tịnh Độ

VINCENT VAN GOGH

1 HÒN ĐÁ BÊN CÂY TÙNG Huyền Lam Đã đăng trên Thư Viện Hoa Sen Cội tùng cheo leo bên vực thẳm trong vườn quốc gia Zion, bang Utah, Hoa Kỳ - Ảnh: H.L Si

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An Biến dời cuộc thế thình lình,* Thiện tồn ác thất Thiên đình số phân. Vần xây thế giái {giới} phàm trần, Sự mình không

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

Vung Tau ngay thang cu

Kinh Duoc Su Luu Ly Quang Nhu Lai Bon Nguyen Cong Duc - Ns Tam Thuong

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

daithuavoluongnghiakinh

TRUNG PHONG PHÁP NGỮ

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Tấm Cám Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ

Lời Người Dịch Bệnh tật đeo theo để khổ đời Con người vì bệnh phải mòn hơi 1

Ai baûo veà höu laø khoå

Chuyện Ông Lãnh và 5 Bà Vợ Nức Tiếng Sài Gòn Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn được cho là tên của 5 người v

Niệm Phật Tông Yếu

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh


Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Microsoft Word - 22-NHÃ CA.docx

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

Biên soạn: Quách Cư Kính 24 TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO TẬP 2 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Oai đức câu niệm Phật

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Lời Dẫn

AN SĨ TOÀN THƯ AN SĨ TOÀN THƯ ÂM CHẤT VĂN QUẢNG NGHĨA KHUYÊN NGƯỜI TIN SÂU NHÂN QUẢ QUYỂN THƯỢNG Tác giả: Chu An Sĩ Việt dịch: Nguyễn Minh Tiến LỜI TỰ

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

THỨC CHO XONG BÀI THƠ 1 Ý Nhi 1.Năm 1993 Tôi đã được nghe Trường Sa hành, Chiều trên phá Tam Giang, Thi sĩ trước khi gặp Tô Thùy Yên. Vì vậy, có phần

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Bản ghi:

ĐỒNG NAI CỬU LONG: NGƯ NGHIỆP VÀ CA DAO TS Nguyễn Hữu Phước SƠ LƯỢC Châu thổ Đồng Nai Cửu Long, nhất là vùng Cửu Long (sông Tiền và sông Hậu có một hệ thống sông rạch và kinh đào hết sức dồi dào, giúp cho việc lưu thông bằng đường thủy rất tiện lợi. Hệ thống sông ngòi còn giúp cho một số lớn cư dân sống bằng ngư nghiệp. Nước sông giúp cho vườn tược, ruộng nương được mầu mỡ. Văn chương bình dân như ca dao, hay các câu hò thường dùng hay mượn những hình ảnh của những gì liên quan đến cuộc sống vật chất hằng ngày (thường là câu đầu) [(gồm những từ ngữ liên quan đến sông*, (* gồm cả: bàu, bưng, đầm, đìa, kinh, mương, rạch v.v.), con nước, ghe (thuyền, tàu), những dụng cụ ngư nghiệp, tên các loại cá tôm cua, v.v.)] để nói lên những tâm tình, hay suy nghĩ của mình (câu số hai). Tên các loại dụng cụ ngư nghiệp và tên các loại tôm cá, chim và con nước lên xuống có vẻ hay có thể xa lạ cho thế hệ trẻ, cần chú thích. Nhưng những câu ca dao đều rất rõ ràng, không cần giải thích gì thêm. DỤNG CỤ NGƯ NGHIỆP: - Các loại lưới: đáy hay miệng đáy, chài; - Các dụng cụ đan bằng tre: đăng, đó, nò; lờ, lọp nơm, sáo; - Các loại dụng cụ dùng lưỡi câu: câu cần, câu cắm, câu giăng; - Các loại khác như: chà (cành cây gom thành đống để trong đìa, bàu làm chỗ cho cá tụ tập; còn gọi là chuôm). Khi thấy cần rõ nghĩa về các dụng cụ kể trên, chúng tôi sẽ ghi chú thêm bên dưới câu ca dao. Dụng cụ ngư nghiệp và sự diễn tả tâm tình qua ca dao: Anh đừng thấy đó bỏ đăng Thấy lê bỏ lựu, thấy trăng quên đèn Ai làm cho đó bỏ đăng Cho con áo tím phụ thằng áo xanh. Nước lên cuốn sáo nhổ đăng, Trong tay em có ngọc cũng không bằng có anh. Anh đừng thấy đăng mà phụ đó Đừng chê em nghèo khó mà vội phụ phàng, -1-

Anh coi đồng tiền mới có sớm mai mà chiều đã mất Chớ nhân nghĩa bạn vàng vững chắc thiên kim. Chiều chiều ông Lữ* đi đăng Bắt được cá lóc, nhăn răng cười hoài. Chiều chiều ông Lữ* đi đăng Cá tôm nhảy hết nhăn răng cười hoài Chiều chiều ông Lữ đi câu Cá ăn đứt nhợ, vinh râu ngồi chờ Chiều chiều ông Lữ đi câu Bỏ ve, bỏ chén, bỏ bầu** ai mang. (** Bầu = bầu rượu) Chiều chiều ông Lữ đi cày Trâu kéo gãy ách, khoanh tay ngồi bờ. * Ông Lữ: Nhơn vật Trung Hoa thuở xa xưa tên Lã Vọng hay Khương Tử Nha, câu chờ thời, sau ra giúp Vũ Vương nhà Chu. [(Dùng điển tích Tàu trong ca dao là một đặc điểm của ca dao miền Lục Tỉnh. Khi chữ quốc ngữ mới phát triển, dân miền Lục Tỉnh có thú giải trí bằng cách nghe đọc truyện Tàu. Do đó, một số nhơn danh hoặc địa danh của Tàu, trong truyện Tàu được dùng trong ca dao Miền Nam: Ai khôn bằng Tiết Đinh San Cũng còn mắc kế nàng Phàn Lê Huê Hoặc: Anh với em má tựa vai kề, Dầu em có lạc Sở sang Tề, Thì em cũng nhớ gởi thơ về cho anh. Sở và Tề là tên hai nước ở Trung Hoa ngày xưa)] Trở lại với các câu ca dao liên quan đến dụng cụ ngư nghiệp: Chiều chiều ngư phủ đi câu Sấu bắt ngư phủ biết đâu mà tìm. Anh ơi, nơm cá xong chưa, Xuồng em neo đợi, chờ trưa anh về Anh cầm chài* anh vãi năm bảy con cá lòng tong Thương em nát gan, nát ruột, lại nát tấm lòng Thấy em ở bạc trong lòng anh hết thương. * [(Chài 1: danh từ = cái lưới tròn để bắt cá, đường kính khoảng 6 đến 10 mét, quanh viền có gắn chì. Chài 2: động từ = vung cái chài ra để nó xòe ra và chìm nhanh xuống nước, lưới bắt những con cá nào còn nằm trong phạm vi đường kính của cái chài.)] -2-

Trời mưa mát đất, con cá lóc (nó) thoát khỏi nò*, Cả tiếng kêu người nghĩa trên bờ, Vậy chớ mùng ai có rộng cho tôi ngủ nhờ một đêm. [(* Nò: một dụng cụ đánh cá; cũng gọi là ụ, một thứ lờ có nắp vĩ. Đặt nò dưới nước, khi cá vào ăn mồi, thì cho nắp vĩ sập xuống, cá không thoát ra được (1). Chớ nghe lời phỉnh tiếng phờ Thò tay vào lờ mắc kẹt cái hom [(Lờ=dụng cụ dùng bắt cá, hai đầu có hai cái hom đan bằng tre, cá vào được (để tìm mồi đã gài sẵn bên trong) nhưng không trở ra được.)] Cha chài, mẹ lưới, con câu, Con trai tát nước, nàng dâu ngồi nò. (Chồng chài, vợ lưới, con câu, Thằng rể đóng đáy* con dâu đi nò) Đèn treo cột đáy**, nước chảy cột đèn run Anh thương em thảm thiết vô cùng Biết Cha với Mẹ có bằng lòng hay không? (** Cột đáy = sào đáy) Sau đây là một đoạn (trích trong sách Tiếng Việt Đa Dạng) (2) giải thích về đáy và nghề đóng đáy * : [(*Nghề đóng đáy: Nghề nầy còn gọi là nghề làm đáy hay nghề hạ bạc. Dụng cụ hành nghề Ở các sông ngòi vùng đồng bằng Cửu Long và Đồng Nai ngư phủ dùng một loại lưới gọi là miệng đáy hay gọi tắt là đáy để đánh cá. Nghề đánh cá với loại lưới nầy gọi là nghề làm đáy hay đóng đáy. Người ta còn gọi nghề nầy là nghề hạ bạc. Muốn làm nghề nầy phải có năm dụng cụ chánh sau đây. a. Ghe đáy: Ghe nầy khá lớn; dài từ 6 đến 8 mét, và ngang độ 1.8 đến 2 mét. Mui dài cỡ 1/3 của ghe và nằm về phía lái, cách lái độ một mét. Phần còn lại của ghe là nơi làm việc của ngư phủ và là nơi chứa miệng đáy trước khi thả xuống sông và sau khi kéo lên khỏi sông. Ghe là nơi ngư phủ sống tạm trong suốt thời gian thả lưới dưới sông, hoặc dùng để di chuyển từ nhà đến nơi đóng đáy. b. Miệng đáy: Cái lưới để bắt cá. Lưới nầy có hình cái phễu. Nơi miệng có đường kính rộng độ 8 đến 10 mét. Nơi nhỏ nhất ở cuối có đường kính độ 35 đến 40 cen-ti-mét. Chiều dài của lưới khoảng 20 đến 25 mét. c. Sào đáy: Gồm hai cây, cấm chặt xuống đáy sông, thường là gần giữa sông, nơi có dòng nước chảy mạnh. Sào được cột vào một hệ thống dây chằng, giữ cho sào đủ vững để chịu đựng sức nặng của miệng đáy khi nước chảy mạnh. Hai sào đáy cách nhau độ 8 mét. Khi đánh cá, ngư phủ cột miệng của đáy vào sào đáy. -3-

Cái miệng nầy hả rộng ra từ dưới mặt nước độ 20 cen ti mét (để khỏi hứng những đám lục bình trôi trên sông) cho đến gần sát lòng sông (hết chiều rộng của lưới độ 8 mét như đã nói). d. Rượng đáy: Một cái giàn gồm 4 cây sào, hai cây đứng và hai cây ngang trên cao. Sào nầy dùng để phơi đáy khi nào không đánh cá. Rượng đáy thường được dựng lên cạnh bờ sông. e. Đục: phần cuối của lưới đáy. Đục là cái giỏ bằng tre, đường kính bằng với miệng nhỏ của lưới và dài độ 1.2 thước. Đục được ráp vào đáy nơi miệng nhỏ của đáy. Đục được đậy bằng một vật bằng tre, hình phễu, nơi lưới đáy và đục ráp nhau. Đuôi phễu hướng về cuối của đục. Phần cuối phễu được chế tạo co giản: cá đi vào đục vì sức ép của nước chảy, nhưng không lội ra khỏi đục được vì bộ phận co giản đó. Đục là nơi chứa tất cả những tôm cá nào lọt vào cái miệng của miệng đáy. Khi thả lưới xuống sông, cái miệng (phía lớn) của lưới đáy đã mở rộng ra để đón bắt những cá tôm nào lọt vào đó. Ngư phủ ở vùng đồng bằng Cữu Long chỉ làm đáy khi nước ròng (triều xuống) thôi, vì nơi khúc sông nầy nước ròng chảy mạnh hơn nước lớn (triều lên) cá khó lội ngược dòng khi đã lọt vào lưới. Hơn nữa, khi nước lớn đầy, các loại tôm, tép và cá từ trong các ruộng hay các đầm lầy ngập nước, lội ra kiếm ăn. Khi nước ròng, chúng không trở về kịp, và sẽ trôi theo dòng nước. Do đó nước ròng có nhiều cá tôm hơn nước lớn. Đổ đục, tôm và tép: Ngư ông làm đáy, sẽ thăm chừng đục mỗi giờ, để có mớ nào liền đem ra chợ bán mớ ấy, nếu con nước thuộc loại nước ngày. Mỗi lần thăm chừng như vậy, ngư phủ làm một động tác gọi là đổ đục. Ngư phủ kéo đục lên khỏi mặt nước và đổ tất cả những cá tép đã có trong đục vào một cái khoang trong ghe, một cái hộc đựng nước để chứa cá tôm. Ca dao có câu: Đêm khuya ngồi dựa khoang bồng, Sương sa gió lạnh chạnh lòng nhớ em. Nếu đổ đục ban đêm, thì rọng cá tôm vào trong một cái rọng (động từ rọng là ngâm cái rọng nầy ở dưới nước cho cá tôm tiếp tục sống) chờ sáng sớm đem ra chợ bán)]. Có chà (chuôm), cá mới ở đìa, Có em, anh mới sớm khuya chốn nầy. Buổi chợ đông con cá hồng anh chê lạt Tan chợ rồi con tép bạc anh khen ngon (4) Con cá tróc vi hiềm vì nước chảy Cái cần câu gãy vì vướng gốc tre gai Không xong cũng tại mối mai Nên duyên trắc trở tình này không quên. -4-

Lưới thưa mà bủa cá kìm* Lòng qua thương bậu, bậu tìm nơi đâu? * Cá lìm kìm mình thon, dài, nhỏ, như chiếc đủa, miệng dài răng bén như cái kẹp gai, cá lìm kìm đồng (màu nâu) chỉ lớn độ 2-3 mm đường kính, lìm kìm sông màu xám trắng, độ 5 đến 10 mm, lưới thưa không bắt được. Má ơi con vịt chết chìm*, Thò tay vớt nó con cá lìm kìm nó cắn tay con. (* Vịt làm sao chết chìm được; cá lìm kìm có miệng rất nhỏ không cắn tay được; hai câu nầy chỉ nói chuyện không thể xảy ra mà thôi.) Ngồi buồn se chỉ uốn cần** Se chưa đặng chỉ, cá lần ra khơi. (** Cần = cần câu) DÙNG TÊN CÁC LOẠI TÔM CÁ ĐỂ NÓI LÊN NỖI LÒNG Ai làm cá bống đi tu Ai làm nước mắt cá thu buồn rầu Phải chi ngoài biển có cầu Em ra em vớt đoạn sầu cho anh. Hoặc: Cá bống đi tu, cá thu nó khóc, cá lóc nó rầu. Phải chi ngoài biển có cầu, Anh ra ngoài đó giải sầu cho em. Ai về nhắn với ông câu, Cá ăn thì giựt, để lâu hết mồi Ăn cơm có cá với canh Ăn vô mát bụng như anh gặp nàng. (Bữa ăn có cá cùng canh, Anh chưa mát dạ bằng anh thấy nàng.) Chim buồn tình, chim bay về núi Cá buồn tình, cá lủi ra sông Anh buồn chi, anh tìm chốn non bồng Lên miền sơn cước, xuống ruộng đồng gặp em Anh về kiếm vợ cho xong Em là tép bạc* thong dong ao hồ. Anh về tìm vẩy cá trê** Tìm gan tôm sú**, tìm mề con lươn*# Anh tìm con bướm có xương Dây tơ hồng có rễ, đạo cang thường em ưng anh. -5-

[(* Dân chài lưới trong các sông rạch phân biệt tôm (loại có cặp càng to, màu xanh, thân mình thường tròn và dài, mà hiện tại chúng ta dùng làm món tôm kho tàu ) và tép là loại không có hai càng to. Tép màu trắng gọi là tép bạc có thân hình nhỏ và dẹp. Hiện nay vì lý do thương mại, người ta gọi chung hai loại đó là tôm, và ngoài hộp thường ghi cỡ (size) bằng con số như 30-40; con số nầy có nghĩa có khoảng 30 đến 40 con tôm trong mỗi pound, số càng lớn có nghĩa là tôm càng nhỏ vì cần nhiều con mới nặng đủ một pound. Tép bạc* không thể lội xa; Cá trê** là loại cá da trơn không có vẩy; Tôm sú** (một loại tôm nước ngọt = sống trong sông, nhỏ con, không có gan); Con lươn*#, loại thủy sản không có mề; Những câu nầy ám chỉ những điều không có thật, không thể tìm ra; nàng nói lòng vòng để vào đề chánh là em không ưng anh )]. Bắt con cá lóc nướng trui Làm mâm rượu trắng đãi chơi bạn hiền. (Bắt con cá lóc nướng trui Làm mâm rượu trắng đãi người phương xa) Bắt con còng gió, anh bỏ vào hang Nghe em than thở ruột gan rối nùi. Bậu chê qua ở biển ăn còng, Bậu về ở chợ ăn ròng mắm nêm. Biết anh thích mắm cá trèn, Nên em chịu khó bẻ thêm đọt xoài. Bướm bay mỏi cánh bướm rơi Cá đua hết nước tìm nơi vũng chà Hồi nào em thề nguyện với qua Bây giở em dứt nghĩa, em ra lấy chồng. Cá kèo mà gặp mắm tươi, Như nơi đất khách gặp người cố tri. Dưa leo ăn với với cá kèo Con cái nhà nghèo mới học nọt man * [(** Con nhà khá giả thường học các trường chuyên nghiệp khác. Khoảng thập niên 1950 trường sư phạm đào tạo giáo chức tiểu học có tên là trường Normal**. Đến khoảng giữa thập niên, tên trường đổi lại là Trường Sư Phạm Nam Việt. Sau đó vài năm, đổi thành Trường Quốc Gia Sư Phạm. Và sau cùng từ đầu thập niên 1960 đổi thành Trường Sư Phạm Sài Gòn, vì Việt Nam Cộng Hòa còn có thêm các trường Sư Phạm khác ở Huế, Ban Mê Thuột, Qui Nhơn, Và Vĩnh Long. Đến năm 1975, do nhu cầu giáo chức tiểu học gia tăng, VNCH có tất cả 16 trường Sư Phạm đào tạo giáo chức Tiểu Học. Ngoài ra ở Sài gòn còn có một Trung Tâm Tu -6-

Nghiệp Giáo Chức Tiểu Học, mượn một phần của Trường Sư Phạm Sài Gòn làm Trung Tâm. Vì có cơ sở chung trong một khu vực, nên Bộ Giáo Dục chỉ định Hiệu Trưởng Trường Sư Phạm Sài Gòn kiêm nhiệm luôn chức vụ Giám Đốc Trung Tâm Tu Nghiệp ) Cá không ăn câu thật là con cá dại Vác cần về nghĩ lại con cá khôn. (Cá không ăn câu kêu rằng con cá dại Cá mắc câu rồi đổ tại cá tham ăn). Cá lên trên thớt hết nhớt, con cá khô Gặp gái không ghẹo trai khờ, gái chê. Cá lý ngư* sầu tư biếng lội Chim trong rừng sầu cội biếng ăn. Cá nằm trong chậu xòe đuôi Mình về ở bển cho tôi theo cùng *Cá lý ngư = cá chép (Con cá lý ngư sầu tư biếng lội, Con chim xa cành sầu cội biếng bay). Sao hôm còn đợi sao mai Chồng mà xa vợ hỏi ai không buồn? Cá Lý Ngư sầu tư biếng lội, Chim trong rừng sầu cội biếng ăn. Anh thương em nhiều nỗi long đong, Con thơ tay bế tay bồng, Muốn vô chắp nối em bằng lòng hay không. Con cá lưỡi trâu* sầu ai méo miệng, Con cá trèn bầu* nhiều chuyện trớt môi. (Con cá lưỡi trâu vì đâu méo miệng Con cá trèn bầu nhiều chuyện sứt môi.) (* lưỡi trâu và trèn bầu là tên của hai loại cá.) Cá rô ẩn bóng chân trâu Một trăm quân tử tới câu không màng. Cá rô ăn móng, dợn sóng dưới đìa, Cha mẹ phân chia, anh đừng lìa mới phải. Anh ở như vầy bạc ngãi với em Những câu có ý tương tợ: [(Cá rô ăn móng, dợn sóng dưới đìa, Cha mẹ phân chia, anh đừng lìa mới phải. Sao anh bạc ngãi, đành đoạn bỏ em.) (Cá rô ăn móng, dợn sóng dưới đìa Ba má không thương nên vặn khóa bẻ chìa Chìa hư, ống khóa liệt, hai đứa mình từ biệt mẹ cha.) -7-

(Cá rô ăn móng, dợn sóng giữa đìa Kẻ nơm người xúc, biết vìa* tay ai.) (Cá rô ăn móng, dợn sóng dưới đìa Chờ người quân tử trở vìa kết duyên.)] (* Vìa = về, giọng phương ngữ Lục Tỉnh) Cá rô ăn móng đường cày Chuyện khôn chuyện dại ai bày cho em. Cá rô ăn móng trong lùm Biết đâu nhân hậu chỉ giùm cho em. Cá sặt mà rượt cá rô Ăn nói xô bồ chẳng biết trước sau. Trời mưa cá sặt lên gò Thấy em chăn bò anh để ý anh thương, Trời mưa cá lóc qua mương Bò em em giữ, anh thương nỗi gì. Cá trê mà nấu canh bầu Chồng chan, vợ húp, gật đầu khen ngon (Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan, vợ húp, gật đầu khen ngon.) Cá về chợ Dĩnh hết mong Em về Đồng Tháp bỏ chồng cho ai. Cần chi cá lóc, cá trê, Thịt chuột, thịt rắn, nhậu mê hơn nhiều. Cái sao Đẩu đổi về bên Bắc Sông Giang Hà biết đâu đục, đâu trong Đôi ta hẹn nhau tình vợ nghĩa chồng Anh ra về để em ở lại, Không khác nào con cá nó ẩn rong chờ mồi. Canh cá lành canh, bỏ hành thêm hẹ Chỗ mình đành, cha mẹ không đành, Biết phải làm sao? Canh chua điên điển cá linh, Ăn chỉ một mình nên chẳng biết ngon. Con cá lóc nằm trong bụi lách Con chim le le đứng đó mà lo Lo cho biển cạn thành gò Sông sâu lấp lại, con đò thôi đưa. Gió đưa, gió đẩy về rẩy ăn còng, Về sông ăn cá, về đồng ăn cua. Con cua anh không sợ, anh sợ con còng Dao phay anh không sợ, sợ em ở hai lòng hại anh. Con cua kình càng* bò ngang đám bí -8-

Thấy chị hai mày, tao để ý tao thương (Con cua kình càng bò ngang dám bí Thấy em nhu mì anh để ý anh thương. (Con cua kình càng* bò ngang gốc mận Thấy em còn lận đận anh thương. (* Còn rất nhiều câu ca dao với: Con cua kình càng bò ngang.., Thấy anh thương ) Con trăng non nó hỏi con trăng già: Tôm càng nó hỏi đống chà ở đâu. Giương cung mà bắn con cò* Le le, sáo sậu co giò bay xa. Hồi nào tui mạnh, mình đau Tui bắt từng con cá ruộng nấu canh rau tui nuôi mình. (* Cò, le le, sáo sậu, bồng bồng = tên các loại chim) Le le, vịt nước, bồng bồng Con cua, con rạm, con còng, ốc bươu. Liệu bề duyên nợ rã rời Đừng ra sông Cái thả trôi như bè. [(Các con vật có tên: rạm, còng, ba khía thuộc dòng họ cua: động vật có một mai, hai càng và tám chân. Trừ cua ra, những con vật kia rất nhỏ, chỉ nặng vài mươi gam (gram) thôi; rạm màu xám; còng và ba khía, có màu xám, màu đỏ và đen)] Cồng cộc (tên một loài chim) bắt cá dưới sông Mấy đời cháu ngoại giỗ ông bao giở. Đầu gành có con ba ba Kẻ kêu con trạch người la con rùa. Đố anh mấy thứ cá đồng: rô, trê, lóc, sặt, cá dầy* Ròng ròng**, hũn hỉn*** nhập bầy lia thia. [(* Cá dầy thuộc loại cá săn mồi, sống những nơi nước không lưu thông, thân như cá lóc, đầu hẹp, thịt rất thơm. Cá dầy có thể bị tuyệt chủng vì dễ câu và không còn môi trường để sống. ** Ròng ròng; Tên gọi của những con cá lóc lúc còn nhỏ (cỡ nhón tay út trở xuống) *** Hũn hỉn, từ ngữ gọi chung tất cả cá đồng nhỏ con.)] Nước mắm ngon dầm con cá cóc* Em có chồng rồi nói dóc với anh. (* Cá cóc = loại cá trắng sông lớn miền Nam, thân dài, rất hiếm). Hoặc: (Nước mắm ngon dầm con cá đối Nhắn chị Hai mày, chiều tối tao qua.) Thuyền tôm kia nói có, ghe cá nọ nói không. -9-

Phải chi miễu ở gần sông, Em chỉ tay thề lại kẻo lòng anh nghi. Uổng công xúc tép nuôi cò Cò khôn cò lớn cao giò cò bay. Trời mưa mát (nóng) đất cá lóc (cất) lên đồng Thuở xuân xanh sao không gặp, để có chồng mới gặp nhau. Anh thương em ruột héo gan mòn Giả như con ốc gạo, vỏ còn ruột không. Ví dầu cá bống xích (đánh) đu Tôm càng hát bội, cá thu cầm chầu. Ví dầu cá bống hai mang Cá trê hai ngạnh, tôm càng hai (sáu) râu (hai đuôi). Anh về miệt dưới ở lâu Có người tới bỏ trầu cau trên này. Ví dầu cá lóc nấu canh, Bỏ tiêu cho ngọt, bỏ hành cho thơm. Ví dầu lịch* vắn, lươn dài Quạ đen, cò trắng, thằng chài* xanh lông. Thằng chài lặn hụp dưới sông Gánh gạo đưa chồng nước mắt như mưa (* Lịch = một loại lươn. * Thằng chài = tên một loại chim bắt cá rất giỏi.) Gió lên rồi căn buồm cho sướng, Gác chèo lên ta nướng khô khoai* (Nhậu cho tiêu hết mấy chai, Bỏ ghe nghiêng ngửa không ai chống chèo.) (* Khoai = tên một loại cá, cá khoai). TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu sống (truyền khẩu): Do các bạn già sau đây, (và còn có nhiều bạn khôngmuốn nêu danh tánh): Ô.: Đỗ Hải Minh, MTT, H P, NHH, NTĐức, Nguyễn Trọng Thiệt, NVB, Nguyễn văn Châu, Trần Gia Phụng, Võ Thành Tài. Bà: Nguyễn Thi Bạch, Lê Văn Tây, Bà Bảy Mỏ Cày, Cô Ba Bạc Liêu. B. Internet a. Hồ Tĩnh Tâm. Về một bài ca dao Nam Bộ. http://namkyluctinh.org -10-

C. Sách 1. Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ. 1970. Việt Nam Tự Điển. Nxb Khai Trí, Saigon, VN. 2. Nguyễn Hữu Phước, (2004). Từ vua trong tiếng Việt, Dòng Sông Định Mạng Tiếng Việt đa dạng, Southeast Asian Culture and Education Foundation, California, USA. 3. Phan Tấn Tài (2005-8). Ca Dao Miền Nam Đặc San Đồng Nai-Cửu Long. Nxb:Tả Quân Lê Văn Duyệt Foundation, Westminster California, USA. 4. Vương Hồng Sển ( 1995). Hơn Nửa Đời Hư. Nxb Văn Hóa, TP Hồ Chí Minh, VN. 5. Vương Hồng Sển (1993). Tự vị tiếng Việt miền Nam. Nxb Văn Hóa, TP Hồ Chí Minh, VN. Chú thích: Những câu ca dao của Ts Phan Tấn Tài đã được trích từ những quyển sách sau đây, và những câu do Ts PTT ghi lại từ các bạn già khác. Chúng tôi thành thành thật cảm tạ Ts Phan Tấn Tài, những bạn già, và những tác giả của những quyển sách liệt kê bên dưới. [1] Vũ Ngọc Phan: Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt nam, in lần thứ 8, 1977; [2] Lư Nhất Vũ; Lê Giang; Lê Anh Trung: Hò Nam bộ (Vidéo), 1992; [3] Lê Giang: Bộ hành với ca dao. NXB Trẻ, 2004; [4] Ghi lại từ ký ức PTT & ĐTV; [5] Hà Phương Hoài: Tự điển ca dao (www.vietnam-on-line.com; http://e-cadao.com); [6] www.vietthings.com; [7] Nguyễn Đăng Thục: Tư tưởng Việt Nam, NXB Khai Trí, 1964; [8] Đoàn Thị Thu Vân: Chất hóm hỉnh trong ca dao tình yêu Nam Bộ. (www.thoangsaigon.com); [9] Ghi nhanh trong một buổi tọa đàm tại tư gia Gs Trần Văn Khê, 1973. -11-