DUYÊN ĐẾN CHÙA VẠN HẠNH, SAUGUS, MA [Liên thỉnh thoảng viết bài (trên tt.com, trên FB, trên s gởi đi khắp nơi) kêu gọi đóng góp giúp thầy/trò Tru

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Kể về một người bạn mới quen

Nghị luận về thời gian

Kinh Ðại Phương Ðẳng Như Lai Bất Tư Nghì Cảnh Giới Đời Ðường, Tam Tạng Pháp Sư Xoa Nan Ðà, Người nước Vu Ðiền dịch từ Phạm Văn qua Hoa Văn Việt Dịch:

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Cúc cu

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

VuLan 2011 ChuyệnVãng Sanh Cực Lạc Viễn Lưu

VINCENT VAN GOGH

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

36

Đại Sư Ấn Quang

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Con Đường Khoan Dung

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG: Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc * LỜI CUNG KÍNH ĐẾN TS. THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trụ trì Chùa Hương

THƠ KIỀU PHONG THÁCH NGƯỜI ĐẤU TRANH VỀ NƯỚC (Thơ chiến sĩ Kiều Phong ) Có cơ hội ngẩng cao đầu, tại sao lại cúi mặt?! Chỉ những kẻ KHÔNG HỀ BIẾT NHỤC

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

CHƯƠNG 10

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

daithuavoluongnghiakinh

Niệm Phật Tông Yếu

Phần 1

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Kinh sách ấn tống không được bán. This book is strictly for free distribution, it is not for sale.

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Microsoft Word - kinhthangman.doc

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

Microsoft Word - Chiec La Roi Yen.doc

Nhà thơ Tô Kiều Ngân - từ đời lính đến Tao Đàn Thi sĩ Tô Kiều Ngân Văn Quang Viết từ Sài Gòn Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng

Microsoft Word - suongdem05.doc

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 47 Đọc Lại Lá Thư Cũ Số 60 AH Trần Trung Trực Không những vậy mà còn hay, xuất sắc là đằng khác. Thử xem: 1- Trang 1-4

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

NỖI GHEN DỊU DÀNG

thungoguiACEPG_2019JUL25_thu

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Document

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Microsoft Word - coi-vo-hinh.docx

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Microsoft Word - NGÔI-SAO-ẤY-VỪA-ĐÃ-LẶN.docx

CHƯƠNG 1

Phần 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Tứ Hành Xung

Document

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Microsoft Word - TRAO Ð?I V?I N? CA SI B?O Y?N - Ban Biên T?p T?p Chí Quy Nguyên.doc

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

Kinh Quán Vô Lượng Thọ

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

I _Copy

Microsoft Word - HUONG XUA- Uyên H?nh


PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Phần 1

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Bao giờ em trở lại

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

SỰ SỐNG THẬT

Document

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh

0365 Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật án h: Lưu Tống Lương a Xá d ch Vi t h: T. Thí h Trí T nh ---o0o--- Nam Mô Bổn Sư Thí h Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần) Như v

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

Microsoft Word - HaHuyenChiNoiVeCaKhucLeDa.doc

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

No tile

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Bồ Tát Phật giáng trần bằng hai thân, một là Chơn Thân {Kim Thân}, hai là Giả Thân {Xác Trần}. Để hoàn thành sứ mạng cứu thế, Bồ Tát phải giáng trần n

Bản ghi:

DUYÊN ĐẾN CHÙA VẠN HẠNH, SAUGUS, MA [Liên thỉnh thoảng viết bài (trên tt.com, trên FB, trên emails gởi đi khắp nơi) kêu gọi đóng góp giúp thầy/trò Trung Thu hoặc một người xa lạ ở Việt Nam khi họ lâm vào hoàn cảnh quá thương tâm, khốn khó. Nhưng viết về một ngôi chùa, chùa Vạn Hạnh, thì đây là lần đầu tiên. Liên thường đi chùa thiền tông Bồ Đề, mỗi khi đến chùa Bồ Đề trong lòng rất hoan hỉ, nhưng không bao giờ có ý định viết bài về chùa Bồ Đề. Vậy mà, đến chùa Vạn Hạnh tụng kinh trong khoảng hai tháng nay thôi, có một sự thôi thúc khiến Liên phải viết bài này. Trong bài viết đầu cua tai nheo này, Liên diễn tả lại Liên đã hoan hỉ như thế nào và cảm thấy may mắn như thế nào khi khám phá ra chùa Vạn Hạnh. Thân mời quý vị và các bạn, nếu rảnh rỗi và nếu muốn biết Liên viết gì về chùa Vạn Hạnh, hãy hoan hỉ đọc bài này. Đối với các bạn không thích thì xin các bạn thứ lỗi và hãy xóa bài viết đi ngay.] Thiền Viện Vạn Hạnh Van Hanh Monastery Saugus 370 Essex Street Saugus, MA 01906 Phone: 978-930-4183 Duyên dẫn dắt đến chùa: Liên tình cờ nghe được tên chùa Vạn Hạnh qua một người quen gặp ở chùa Thiền Viện Bồ Đề tối mùng 1 Tết 2019 vừa rồi. Cậu ấy hỏi, "Chị Liên có biết là ở Saugus gần nhà chị vừa có một ngôi chùa không?" "Chị có nghe. Nhưng họ không nhớ được tên của ngôi chùa nên chị không thể Google được địa chỉ của một ngôi chùa mà chị không biết tên. Em ráng nhớ cho chị tên của chùa đó là gì đi." Suy nghĩ một hồi lâu, trước khi ra về, cậu ấy đi tìm Liên trong phòng ăn Thiền Viện Bồ Đề, "Em nhớ ra rồi chị Liên. Chùa đó tên là Vạn Hạnh." Ngẫm nghĩ, đây quả là "duyên" dẫn Liên tìm đến chùa Vạn Hạnh. Đêm hôm trước, chị em Liên đã đến Thiền Viện Bồ Đề đợi đón giao thừa, lễ Phật, chụp hình, thọ thực, và ở lại chùa Bồ Đề mãi đến qua nửa đêm mới về. Tối hôm sau mùng 1 Tết, không nhất thiết phải đi chùa Bồ Đề một lần nữa, vậy mà chị em Liên (5

người) vẫn đi chùa mặc dù đường rất xa và rất kẹt xe. Vợ chồng người quen kia, đã định là không đi chùa Bồ Đề vào tối mùng 1 Tết, không hiểu sao họ đổi ý và đến chùa cùng thời điểm với chị em Liên. Và không hiểu sao người chồng lại cho Liên, chứ không phải 4 người còn lại, biết thông tin về chùa Vạn Hạnh ở Saugus. Cho Liên biết thông tin, là cho đúng người. Nếu cho 4 người kia biết, là không đúng người. Đó là những duyên dẫn dắt Liên đi tìm chùa Vạn Hạnh. Đến chùa Vạn Hạnh: Buổi trưa hôm sau, mùng 2 Tết, Liên một mình lái xe đến chùa Vạn Hạnh theo địa chỉ trên Google, cách nhà Liên ở gần 4 dặm. Hóa ra, chùa ở vị trí đối diện với parking khá lớn của Square One Mall, một shopping mall Liên thỉnh thoảng đi khi rảnh. Thì ra, mỗi lần đi Square One Mall, Liên đã chạy xe ngang qua chùa Vạn Hạnh nhưng hoàn toàn không biết là có chùa Vạn Hạnh hiện hữu ở đó! Ngôi chùa có vẻ ngoài là một ngôi nhà nhỏ, trần thấp, ẩn mình sau một hàng cây xanh thấp nhỏ, tọa lạc trong một không gian êm ả tĩnh mịch, một khung cảnh nên thơ, giữa một rừng lá xanh vào mùa xuân và lá xanh sẽ đổi màu sang vàng cam đỏ vào mùa thu. Liên nghĩ, nếu Liên không để tâm đi tìm theo thông tin vừa biết được tối hôm trước, thì Liên khó lòng mà biết được ngôi nhà nhỏ này là một ngôi chùa, mặc dù ở cửa trước có treo ba lá cờ theo tuần tự cờ Mỹ, cờ Phật giáo, cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa mình. Tại sao Liên đã nhiều lần đi ngang qua chùa Vạn Hạnh mà không biết đó là chùa? Nguyên nhân sâu xa là vì lúc đó chưa đủ duyên để biết. Nguyên nhân trực tiếp có lẽ là vì nhìn từ phía trước, ngôi nhà, mái nhà không có vẻ gì là một ngôi chùa cả; ở sân trước của chùa không có bảng tên chùa hoặc những biểu tượng Phật giáo dễ thấy, dễ bắt mắt người đi đường như tượng Phật Thích Ca, tượng Bồ Tát Quán Thế Âm lộ thiên.

Hình chụp của Google, từ trên cao xuống, toàn cảnh chùa Vạn Hạnh ở thành phố Saugus, tiểu bang Massachusetts.

Hình chụp gần hơn của Google, phía trước chùa Vạn Hạnh, ba lá cờ được thấy rõ hơn. Tất cả hình dưới đây được copy từ trang FaceBook của chùa Vạn Hạnh. Hình dưới đây cung cấp rất rõ địa chỉ của chùa và hai câu thơ rất phổ biến, rất Việt Nam, của hòa thượng Thích Mãn Giác, đạo hiệu Huyền Không (1929-2006) mà dường như văn sĩ, tu sĩ Phật giáo Việt Nam nào khi viết, nói về những ngôi chùa Việt Nam thì thế nào cũng phải mượn hai câu thơ này của hòa thượng để minh họa cho ý của mình:

Hình: Địa chỉ Thiền Viện Vạn Hạnh Saugus đi chung với hai câu thơ của hoà thượng Thích Mãn Giác (Huyền Không).

Hình: Tượng Phật Thích Ca và Bồ Tát Quán Thế Âm ở sân sau chùa, cũng là chỗ đậu xe của Phật tử. Hình: Đất lành chim đậu Một góc sân sau chùa.

Hình: Những sắc màu của lá Sân sau chùa. Là một Phật tử có niềm kính ngưỡng tuyệt đối nơi đức Phật và giáo pháp của Ngài, Liên cảm thấy mình vô cùng may mắn khi tình cờ "khám phá" được chùa Vạn Hạnh. May mắn thứ nhất của Liên là Thiền Viện Vạn Hạnh Saugus cách nơi Liên dậy kèm cho cháu (gọi Liên bằng bác) chỉ có 2 dặm thôi. Buổi tối nào không phải kèm toán cho cháu gái, Liên có thể từ nhà cháu gái lái xe khoảng 4-5 phút thôi, kịp đến chùa lúc 7pm để tụng kinh đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa, hoặc lễ lạy sám hối niệm hồng danh chư phật chư bồ tát, và kinh hành niệm Phật. Buổi tụng kinh như vậy, từ tối thứ Tư đến tối thứ Bẩy, kéo dài khoảng một tiếng rưỡi. Năm 1994 trở về trước, nhà bố mẹ Liên ở Saigon, quận 4, ở kế bên chùa ni Kim Liên. (Sư bà trụ trì hiện tại chùa Kim Liên là sư bà Thích Nữ Khiết Minh đã quyên được tịnh tài tịnh vật đủ để xây dựng lên một ngôi chùa Việt Nam rất lớn, rất đẹp, rất nổi tiếng ở Vaishali, Bihar, Ấn Độ, tên là chùa Kiều Đàm Di). Lúc đó, do cuộc sống và sinh kế quá vất vả; lại không có nhiều kinh sách Phật; Liên không có duyên để học biết về cuộc đời và giáo pháp của Phật Thích Ca. Thế cho nên, Liên hiếm khi quá bộ qua chùa Kim Liên lạy Phật và tụng kinh. Nay Liên may mắn được qua Mỹ, cuộc sống đỡ vất vả hơn; kinh Phật ở khắp nơi trên Internet; trong khoảng hơn 20 năm trời được một chị bạn (cựu luật sư Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn trước 1975, lớn hơn Liên 22 tuổi) ở San Jose, Cali liên tục, kiên trì nhờ một người quen tới bưu điện (vì chị ấy không lái xe nên phải nhờ người quen, mà người quen này cũng không biết lái xe) gởi tặng qua Massachusetts cho Liên... cả một rừng kinh sách Phật (mặc dù Liên đã khẩn khoản nói "Chị đừng gởi nữa, vì em có thể đọc kinh Phật trên mạng; chị hãy biếu những sách đó cho những ai không có phương tiện Internet.").

Liên được nhiều thuận duyên như trên nhưng cũng lắm phen phiền não, may mắn việc đọc kinh sách Phật giúp Liên hiểu, tin sâu nhân quả, và nhận chân được bản chất của vạn pháp trên thế gian này là vô thường, khổ, vô ngã (Liên hiểu "vô ngã" là không có thực tướng). Nhờ đọc, hiểu được chút Phật pháp, bao nhiêu phiền não trong Liên được vơi nhẹ đi Liên nghĩ đây chính là sự nhiệm màu do giáo pháp của đức Phật đem tới. Cho nên, Liên đã luôn thầm mong ước phải chi có một ngôi chùa gần nhà để Liên được đến chùa thường xuyên, bộc lộ lòng kính ngưỡng, biết ơn đức Phật, tụng kinh niệm Phật. Nhưng tiếc là chùa Bồ Đề quá xa, cách nhà Liên đang ở khoảng 20 dặm. Nay, giống như "của báu ở trên trời rơi xuống," bỗng nhiên có một ngôi chùa xuất hiện ở sát nhà, Liên cảm thấy mình là người may mắn nhất thế gian. May mắn thứ hai của Liên là, mặc dù được đặt tên là Thiền Viện Vạn Hạnh, đó lại là một ngôi chùa tịnh độ. Khi đặt chân lần đầu tiên trên sân chùa trưa mùng 2 Tết, Liên đã rất vui mừng vì chùa rất gần nhà, rất tiện cho thì giờ eo hẹp của Liên. Đến khi hỏi thầy trụ trì Thích Tâm Kiên là "Chùa này là chùa thiền hay chùa tịnh độ ạ," thầy trả lời "là chùa tịnh độ," niềm hoan hỉ trong Liên tăng lên gấp bội. "Dạ, là chùa tịnh độ sao lại đặt tên là thiền viện ạ?" Sau lời giải thích vắn tắt của thầy, Liên hiểu ra là thầy đặt tên ngôi chùa này là Thiền Viện Vạn Hạnh, để tỏ lòng kính ngưỡng, biết ơn, và tưởng nhớ cố đại lão hoà thượng Thích Minh Châu, tôn sư của thầy. [Hòa thượng Thích Minh Châu (1918-2012): Dĩ nhiên Liên không có khả năng và kiến thức để có thể tóm tắt đạo nghiệp, đạo hạnh, công trình dịch thuật kinh điển, đào tạo tăng tài, nâng cao giáo dục, cả một cuộc đời phụng sự đạo pháp, hoằng dương chánh pháp cho Phật giáo Việt Nam nói riêng và Phật giáo thế giới nói chung của hòa thượng. "Hữu xạ tự nhiên hương," Liên biết tiếng của hòa thượng vì ngài là một nhà Phật học uyên bác, một người dịch kinh lỗi lạc, một nhà tu phẩm

hạnh; vì có đọc một số bài kinh của ngài dịch từ Pàli sang Việt ngữ. Khi hòa thượng viên tịch năm 2012 ở Việt Nam, rất đông tôn đức, tăng ni, cư sĩ, Phật tử, và nhiều học giả không phải Phật giáo, ở Việt Nam và ngoại quốc, đã viết nhiều bài báo và phát hình nhiều đoạn phim, hết lời thương tiếc, kính ngưỡng, tán dương đạo hạnh và đạo nghiệp của hòa thượng. Liên tin rằng ngài là một viên ngọc sáng ngời, một viên "minh châu," trong cả Phật giáo Việt Nam và Phật giáo thế giới, đúng như pháp tự Minh Châu mà hòa thượng bổn sư của ngài đã đặt cho ngài.] Bước vào từ cửa sau của Thiền Viện Vạn Hạnh Saugus, là bàn thờ an vị cố đại lão hòa thượng tôn kính Thích Minh Châu. Tại đây, chúng ta có thể nghe văng vẳng tiếng niệm Phật thanh thoát có lẽ phát ra từ một máy niệm Phật:

Hình: Bàn thờ an vị tôn ảnh và tôn tượng của hòa thượng Thích Minh Châu.

Đây là trích đoạn lời thầy Tâm Kiên viết cho Giác Linh hòa thượng tôn sư của thầy trên trang FaceBook của chùa Vạn Hạnh Saugus ngày 27/8/2018: "Kính lạy Giác Linh Sư Phụ, Sống, làm việc và điều hành ngôi Tam Bảo Vạn Hạnh tại đất khách quê người, con có rất nhiều niềm vui và an lạc, quý Phật tử họ thương con nhiều lắm Sư Phụ ah! Nhưng hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời con là 12 năm ở bên cạnh Sư Phụ! Kính lạy Giác Linh Sư Phụ, Giờ đây con cũng có được một ngôi Tam Bảo nho nhỏ và xin được đặt tên Thiền Viện Vạn Hạnh. Vạn Hạnh Sài Gòn là Trung Tâm Phật Giáo lớn tại Việt Nam. Là nơi đào tạo Tăng Ni nối mạng mạch Phật Giáo Việt Nam. Vạn Hạnh Saugus chúng con là một ngôi Tam Bảo nhỏ bé xin được kết duyên lành với quý Phật tử, cùng nhau tu tập và tìm an lạc trong lời dạy của Đức Phật! Kính lạy Giác Linh Sư Phụ, gia hộ cho chúng con luôn an lạc và vạn sư bình an." Hình dưới đây được chụp lại từ một tấm hình treo trong Thiền Viện Vạn Hạnh Saugus:

Hình: Chánh điện Thiền Viện Vạn Hạnh, Saigon, Việt Nam (2004): thầy Tâm Kiên và hòa thượng tôn sư của thầy. Chùa nào thì cũng là chùa, tại sao chùa tịnh độ là may mắn thứ hai của Liên? Vì từ lúc bắt đầu đọc kinh sách Phật đến nay, Liên chỉ ưa thích nghiền ngẫm kinh đại thừa và sách của những cao tăng viết về tịnh độ; khám phá ra là trong tám vạn bốn ngàn pháp môn, thì pháp môn tịnh độ (niệm Phật) là phương tiện Liên cảm thấy hoan hỉ nhất khi đến với giáo pháp của Phật. Liên càng tăng thêm lòng kính ngưỡng và biết ơn Phật Thích Ca "tột cùng tận hư không pháp giới," bởi vì nhờ lòng bi mẫn của Phật Thích Ca, chúng ta mới biết 48 đại nguyện của Phật A Di Đà, cõi Tịnh Độ (cõi Cực Lạc), và pháp môn niệm Phật. Quả là, được cư ngụ gần một chùa tịnh độ như thế này, Liên cảm thấy Liên là người may mắn nhất thế gian. Khác với buổi tụng kinh mỗi sáng Chủ Nhật ở chùa Thiền Viện Bồ Đề chỉ đọc Bát Nhã Tâm Kinh, trong những chùa tịnh độ tông buổi nhật tụng luôn mở đầu bằng Chú Đại Bi và kết thúc bằng Bát Nhã Tâm Kinh, mà quý thầy tịnh độ nói vui là vào Đại Bi, ra Bát Nhã cho dễ nhớ. Ở chùa tịnh độ tông Vạn Hạnh, Phật tử đến chùa mỗi tối để tụng kinh đại thừa, niệm Phật, niệm chú, tụng Bát Nhã Tâm Kinh, lạy hồng danh của hằng hà sa số chư Phật ba đời và chư Bồ Tát; mỗi thứ Bẩy cuối tháng để tu học pháp môn Tịnh Độ; và mỗi Chủ Nhật để tụng giới, thọ bát quan trai, trì thần chú Đại Bi, hoặc niệm Phật A Di Đà. Bao nhiêu năm nay, Liên lúc nào cũng thầm mong cầu có được một ngôi chùa tịnh độ ở gần nhà để mình có thể đến được chùa dễ dàng hơn. Những tưởng điều thầm mong cầu này của mình sẽ không thể nào xảy ra bao lâu mình còn sống, vậy mà, thật là khó hình dung nổi là nó đã xảy ra! Giờ thì chùa đã ở sát nhà rồi, lại là chùa tịnh độ, tin Phật tin Pháp tin Tăng rồi, nếu lười nhác, lựa chọn không đến chùa khi có thể

đến được, thì Liên nghĩ, đó sẽ là một sự lựa chọn vô minh. Bởi vì, nếu lựa chọn ở nhà, Liên đa phần sẽ không tụng kinh; nếu đến chùa, Liên sẽ nương theo sự tinh tấn của thầy và của quý Phật tử mà tụng kinh theo. Mà kinh là gì? Kinh là, (ghi chép lại) nguyên văn lời Phật nói. Là Phật pháp. Cư sĩ tỷ phú Hoằng Lược, CEO của tập đoàn Tôn Hoa Sen ở Việt Nam, trong Phật Pháp Nhiệm Màu số 8, đã xúc động khi nói câu này, "Trên đời này, không gì quý bằng Phật pháp " Tuy không hiểu nghĩa lý của kinh thâm sâu như cư sĩ Hoằng Lược, Liên cũng có một kiến thức sơ cơ nhất định nào đó về Phật pháp, tin rằng bỏ lỡ sự học hỏi đọc tụng kinh, tức là bỏ lỡ một quả lành về trí tuệ. Quả lành từ sự thiện tâm, chí thành tinh tấn tụng kinh Phật là thù thắng, không thể nghĩ bàn (đây không phải là lời của Liên, mà là lời dậy của Phật và chư hiền thánh tăng); và mặc dù mình tụng kinh niệm Phật với tâm không mong cầu (không mong cầu trí tuệ), thì quả lành từ sự tụng niệm lập tức vẫn sẽ được tự động tích lũy, tích lũy... cho đến một thời điểm nào đó trong tương lai, khi nhân duyên đầy đủ, quả lành ấy sẽ trổ ra. Liên hiểu như thế. Bởi vậy, ngay khi đến chùa lần đầu tiên hôm mùng 2 Tết, Liên đã nhặt về một tờ lịch sinh hoạt 2019 của chùa Vạn Hạnh để khi có thể, Liên sẽ đến chùa theo lịch trình:

Hình: Lịch sinh hoạt 2019 của Vạn Hạnh.

Chánh điện Thiền Viện Vạn Hạnh: Từ cửa trước của chùa bước vào là chánh điện Thiền Viện Vạn Hạnh, tuy không gian rất nhỏ, nhưng thầy trụ trì vẫn an vị được nhiều tượng Phật (Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, 7 Phật Dược Sư), nhiều tượng Bồ Tát (Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Địa Tạng Vương, Bồ Tát Đại Thế Chí, Bồ Tát Chuẩn Đề). Trang trí bên trên những bức tường khu vực chánh điện là hàng trăm hình (điêu khắc nổi) Bồ Tát Quán Thế Âm tư thế ngồi kiết già, màu vàng nhũ rất đẹp. Có lẽ vì không gian nhỏ hẹp của chánh điện nên tùy theo ngày lễ khác nhau (Tết Nguyên Đán, Lễ Tạ Đàn Dược Sư, Lễ Vía Bồ Tát Quán Âm, Đại Lễ Phật Đản, Đại Lễ Vu Lan, Lễ Vía Phật A Di Đà, Pháp Hội Địa Tạng ) mà thầy trụ trì đã sắp đặt, an vị những tôn tượng theo cách khác nhau cho thích hợp với ngày lễ vía.

Hình: Chánh điện Thiền Viện Vạn Hạnh Saugus. Chẳng hạn chuẩn bị cho ngày Lễ Tạ Đàn Dược Sư, thầy trụ trì sẽ lần lượt di chuyển 7 tượng Phật Dược Sư từ chánh điện sang một cái bàn nhỏ khác gần đó. Khi Lễ Tạ Đàn Dược Sư đã qua, thầy trụ trì sẽ lại di chuyển 7 tượng Phật Dược Sư về lại chánh điện, và xếp cái bàn nhỏ vào một chỗ nào đó cho gọn. Nếu không làm như vậy, Liên nghĩ, cái bàn nhỏ này sẽ choán chỗ khu vực chánh điện vốn đã nhỏ, thì sẽ không có chỗ để Phật tử kinh hành niệm Phật trong những ngày hôm sau.

Hình: Lễ Tạ Đàn Dược Sư, 7 tượng Phật Dược Sư và tượng Phật Thích Ca được an vị gần chánh điện. Thầy trụ trì cũng sẽ bài trí một khoảng không gian nho nhỏ trước khu vực chánh điện như dưới đây cho Pháp Hội Địa Tạng; khi pháp hội xong thì thầy lại sẽ xếp gọn tất cả, cất đi, để dành sẽ đem ra dùng lại cho những pháp hội sau:

Hình: Pháp Hội Địa Tạng. Chọn chùa nào? Thời điểm Liên viết bài này trùng với thời điểm Thiền Viện Đại Đăng, dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử của hòa thượng Thích Thanh Từ, đang làm lễ an vị Phật và khánh hỷ ở Nam Cali. Trong khi khuôn viên Thiền Viện Đại Đăng có mặt bằng rộng mênh mông, chánh điện quá rộng lớn, kiến trúc hoành tráng và bề thế, parking có thể đậu được khoảng 500-600 chiếc xe, có hàng ngàn Phật tử hộ trì Tam Bảo; thì Thiền Viện Vạn Hạnh chỉ là một ngôi nhà nhỏ thấp, mới được lập thành chùa, kiến trúc đơn sơ và cũ kỹ, parking nếu đậu xe san sát nhau thì có lẽ đậu được khoảng hơn 10 chiếc xe. Ngay cả Thiền Viện Bồ Đề ở Braintree, MA, cũng dòng thiền của hòa thượng Thích Thanh Từ, cũng là một ngôi chùa to lớn, bề thế, có rất đông Phật tử và đông Phật tử hộ trì Tam Bảo. Nghĩ đến đây, Liên cảm thấy quá thương cho ngôi chùa Vạn Hạnh "của mình!" Chùa nào tu hành chân thật thì Liên đều thích lui tới, nhưng nếu có sự lựa chọn giữa hai chùa tu hành chân thật thì Liên chọn sẽ đến chùa tịnh độ, nhỏ, ít Phật tử như chùa Vạn Hạnh. May mắn thứ ba của Liên là cả thầy trụ trì và Phật tử đều tinh tấn, chăm chỉ trong việc tu học và Phật sự. Đúng 7pm là thầy bắt đầu buổi tụng kinh tối, cho dù lúc đó có 10-20 Phật tử hay chỉ có vài ba Phật tử hiện diện. Thông thường, bắt đầu tụng được một lúc thì có thêm một số Phật tử đến trễ, thậm chí có những vị đến trễ nửa tiếng hoặc trễ hơn nửa tiếng (tụng kinh buổi tối kéo dài khoảng một tiếng rưỡi; đôi khi lễ đặc biệt thì có khi lâu hơn một chút). Họ là những khuôn mặt quen thuộc, đến Vạn Hạnh tụng kinh hầu như mỗi ngày. Họ là những Phật tử rất tin Phật. Họ tụng kinh lạy Phật bằng cả trái tim, tỏ bày một sự kính ngưỡng tuyệt đối đến chư Phật chư Bồ Tát. Có một cô Phật tử thường đến trễ, có khi trễ hơn nửa tiếng; mới đây hỏi chuyện Liên mới biết cô ấy không có tự lái xe; mỗi tối cô ấy đi taxi đến chùa ($12 cho một cuốc taxi), tụng kinh xong thì một cô Phật tử thuần

thành khác sẽ giúp chở cô ấy về nhà. Cô ấy (cô đi taxi $12) nói, "Đến trễ không sao, miễn con tụng được một câu kinh là chắc được một câu kinh. Tụng câu nào chắc câu nấy..." Lại có một chị Phật tử khác, cũng không lái xe; thì lại có một vài Phật tử khác sẽ giúp đón (pick up) chị ấy đến chùa và đưa (drop off) chị ấy về nhà. Liên là Phật tử mới, những hôm đầu tiên đến chùa tụng kinh có nhiều bỡ ngỡ, hai chị/cô Phật tử ngồi kế hai bên đã giúp đỡ Liên hết sức nhiệt thành, khiến Liên hết sức cảm động Đôi khi cũng có dịp thọ thực trong chùa, thì ngay cả trong dịp thọ thực, tất cả Phật tử cũ và tất cả những chị/cô phụ trách ẩm thực đều hết sức tử tế, thân thiện với tất cả mọi người, khiến Liên cảm thấy rất hoan hỉ. Liên đã đến một ít chùa ở khu vực Boston, theo Liên, quý Phật tử chùa Vạn Hạnh Saugus thể hiện đúng theo tinh thần Phật giáo. Liên hết sức cảm phục quý Phật tử chùa Vạn Hạnh. Thầy trụ trì người Huế, trẻ khô, trẻ hơn Liên chắc phải mấy chục tuổi, nhưng Liên luôn tôn quý, gọi những tăng ni Phật giáo bằng thầy/sư bà/sư cô, và tự xưng là con, mặc dù tuổi đời của họ nhỏ hơn tuổi đời của Liên. Bởi vì, họ có tuổi đạo, Liên thì không có. Bởi vì một khi đã xuất gia, trở thành một tu sĩ Phật giáo đầu tròn áo vuông, họ đã từ bỏ cuộc sống hưởng thụ vật chất đầy cám dỗ, phải giữ cả trăm giới để sống một đời sống thanh cao phạm hạnh đạo đức, phải nỗ lực công phu tụng niệm thiền hành... Bấy nhiêu đó đủ để Liên, (sống một cuộc sống hưởng thụ vật chất tầm thường, năm giới còn giữ chưa xong), tôn kính gọi họ bằng thầy và hạ mình xưng con. Liên là một Phật tử rất may mắn vì những lý do trên. Bao lâu khi còn thở và còn minh mẫn, Liên hy vọng sẽ có thêm nhiều thời gian để mỗi tối có thể đến ngôi chùa nhỏ này, nương theo sự lễ lạy tụng niệm chân thành tha thiết của thầy trụ trì và quý Phật tử khác mà làm theo. Mạng sống vốn ngắn ngủi, mong manh, không chắc chắn, tiềm tàng nhiều rủi ro, bất trắc. Mạng người sống trong hơi thở, thở ra rồi không hít vào thì hồn lìa khỏi

xác. Tại sao mình có cơ hội tụng kinh niệm Phật để gieo nhân lành về trí tuệ cho những kiếp sau mà lại không chịu thực hành? Thầy trụ trì chẳng thố lộ gì, nhưng Liên nhận ra đây là một ngôi chùa nghèo. Số lượng Phật tử đến chùa tụng kinh mỗi tối tuy là một con số rất nhỏ (trung bình trên 10 người cho ngày thường, sẽ đông hơn nếu là ngày đặc biệt như mùng 1 hoặc 15 âm lịch) nhưng tất cả đều hết lòng kính ngưỡng Tam Bảo. Nếu không hết lòng tin Phật, kính ngưỡng Tam Bảo, họ sẽ không hoan hỉ đến chùa lễ lạy mỗi tối một tiếng rưỡi đồng hồ như vậy, ngay cả họ rất bận rộn chuyện nhà chuyện sở, ngay cả có những vị không có xe.

Hình: Thầy trụ trì đang chủ lễ và hai ưu-bà-tắc (Phật tử nam) thuần thành, phụ trách mõ, chuông trước chánh điện Vạn Hạnh. Không gian chỗ gõ mõ, gõ chuông rất hẹp.

Hình: Chánh điện rộng chỉ chừng này thôi! Cầu xin chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng độ trì để ngôi tam bảo này ngày một phát triển hơn, thêm nhiều Phật tử đến chùa lễ Phật hơn, và được nhiều vị hộ trì tam bảo hơn. Cầu xin

Phật tử nào nếu đọc bài viết này sẽ hoan hỉ theo sự hoan hỉ của Liên; nếu có dịp sẽ hoan hỉ đến thăm chùa và lễ Phật; hoặc sẽ hoan hỉ phát tâm cúng dường; hoặc sẽ hoan hỉ hộ trì tam bảo cho ngôi già lam này. Mọi đóng góp xin viết ngân phiếu cho Van Hanh Monastery theo địa chỉ ở trên. Xin chân thành cảm ơn