CHÍNH PHỦ

Tài liệu tương tự
QUỐC HỘI Luật số: /201 /QH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự thảo 2 LUẬT CHỨNG KHOÁN Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hò

BẢO HIỂM VIETINBANK Mã số: QC Ngày ban hành :26/04/2018 QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN KIỂM SOÁT MỤC LỤC Lần sửa đổi: 01 Trang: 1/ 18 CHƯƠ

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUỐC HỘI Luật số: 68/2014/QH13 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LUẬT DOANH NGH

HIỆP ĐỊNH GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH QUYỀN KHU HÀNH CHÍNH ĐẶC BIỆT HỒNG KÔNG CỦA NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

HiÖp ®Þnh

2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn đ

CÔNG BÁO/Số /Ngày VĂN BẢN HỢP NHẤT - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 119/2018/NĐ-CP Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2018 N

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

CÔNG TY TNHH TM LÔ HỘI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CƠ BẢN

BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115

Quốc hội CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hòa bình-độc lập-dân chủ-thống nhất-thịnh vượng Số 11/QH Viêng chăn, ngày 9/11/2005 LUẬT DOA

Microsoft Word - 3. Hop dong mua hang hoa (thiet bi)

BỘ LUẬT DÂN SỰ CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 33/2005/QH11 NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2005 Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội

Microsoft Word - Draft_ _VN

(Microsoft Word - Th\364ng tu 78_2014_TT-BTC)

Hop Dong Co So va Phai Sinh (KH Ca nhan)(14 trang)( ).cdr

Luật kinh doanh bất động sản

Các hình thức bảo lãnh ngân hàng Các hình thức bảo lãnh ngân hàng Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Phân loại theo phương thức phát hành: Bảo lãnh trực ti

Nghị định số 130/2006/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc CHÍNH PHỦ Số: 130 /2006/NĐ-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NA

Điều lệ Công ty Cổ phần

L y BỘ TÀI CHÍNH Số: 123/2012/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2012 THÔNG TƯ Hướng dẫ

Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng

ĐIỀU KHOẢN KHÁCH HÀNG CỦA HP - Portfolio Số Hợp đồng nếu cần: HP: Khách hàng: CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY HP 1. Các Bên. Các điều khoản này

CÄNG TY CÄØ PHÁÖN XÁY LÀÕP THÆÌA THIÃN HUÃÚ THUA THIEN HUE CONSTRUCTION JOINT-STOCK CORPORATION CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP THỪA THIÊN HUẾ Trụ sở : Lô 9 P

DU THAO DIEU LE TO CHUC VA HOAT DONG NHTMCP NGOAI THUONG VIET NAM

Microsoft Word DOC

QUY CHẾ MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN THANH TOÁN CHƯƠNG I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Quy chế này hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản th

Microsoft Word - IP Law 2005 (Vietnamese).doc

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 40/2018/NĐ-CP Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2018 NG

2 CÔNG BÁO/Số /Ngày PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT BỘ TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH Số: 78/2014/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐIỀU LỆ CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN YUANTA VIỆT NAM Tp.HCM, ngày. tháng. năm. 1

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KINH DOANH NƯỚC SẠCH NAM ĐỊNH DỰ THẢO ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG Nam Định, năm 2017

40 CÔNG BÁO/Số /Ngày CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NGHỊ ĐỊNH 1 Về kinh doanh casino Nghị định số

CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 198/2004/NĐ-CP Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2004 NGHỊ Đ

CÔNG BÁO/Số /Ngày VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC VĂN BẢN HỢP NHẤT - BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạ

Microsoft Word - Dieu le sua doi thang doc

Microsoft Word - UW-MLT-W V_AutoCare Wording v14

Thỏa thuận Quan hệ Khách hàng cho Sản phẩm

CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH Số: 212/2014/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUỐC HỘI

CÔNG TY CỔ PHẦN NICOTEX Số 114 phố Vũ Xuân Thiều, quận Long Biên, thành phố Hà Nội Báo cáo của Ban Giám đốc BÁO CÁO CỦA BAN GIÁM ĐỐC Ban Giám đốc Công

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 158/2006/NĐ-CP Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2006 NGHỊ ĐỊNH Quy định chi t

CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ XÂY DỰNG BỘ XÂY DỰNG Số: 09/2016/TT-BXD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nộ

QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN KIỂM SOÁT

Điều lệ Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT Ngày 30 tháng 06 năm 2011 Đơn vị tính là Đồng Việt Nam ngoại trừ có ghi

CÔNG BÁO/Số ngày BỘ TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH Số: 225/2010/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

THỦ TỤC KÊ KHAI, NỘP THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 13 Số 1356/QĐ-LICOGI13-HĐQT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Hà nội, ngày 06 tháng 11 năm 2009 QUYẾT

QUỐC HỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETTEL Hà Nội, tháng 04 nă

LUẬT XÂY DỰNG

UL3 - APTDUV [Watermark]

CHöông1

BCTC Mẹ Q xlsx

UL4_Brochure FINAL Review

Microsoft Word - A1. QUY TAC XUAT XU

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 26/2012/QH13 Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2

QUỐC HỘI

Quy tắc Ứng xử dành cho Nhà cung cấp của Microsoft Sứ mệnh của Microsoft là hỗ trợ tất cả mọi người và mọi tổ chức trên toàn cầu đạt được nhiều thành

BỘ TÀI CHÍNH

THÔNG TƯ CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 11/2010/TT-BTC NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2010 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THUẾ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGO

ANZ50019 ANZ Vietnam Definitions Schedule_VN_00119_150119

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 86/2014/NĐ-CP Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2014 N

2 CÔNG BÁO/Số /Ngày VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CHÍNH PHỦ CHÍNH PHỦ Số: 167/2017/NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

CÔNG TY CP CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ VIỆT NAM BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUÝ III.2018 Cho kỳ hoạt động từ ngày 01/01/2018 đến ngày 30/09/2018 HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 201

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ng

CHÍNH PHỦ Số: 01/2017/NĐ-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2017 NGHỊ ĐỊNH Sửa đổi, bổ sun

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 97/TTr - CP Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2019 TỜ TRÌNH Về dự án Luật Chứng

CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Nguyễn Anh Bắc * Tóm tắt: Doanh nghiệp

Microsoft Word - SSI - QD HDQT Quy che quan tri noi bo doc

Quy_che_quan_tri_Cty_KHP.doc

Microsoft Word - Dieu le BIC _Ban hanh theo QD 001_.doc

BỘ TÀI CHÍNH Số: 05/2019/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 25 th

Nghị định 85/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn

TERMS AND CONDITIONS GOVERNING SAVINGS ACCOUNTS

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 139/2005/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 11 NĂM 2005 BAN HÀNH HỢP ĐỒNG MẪU CỦA HỢP ĐỒNG CHIA SẢN PHẨM DẦU KHÍ CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ

BỘ TÀI CHÍNH


Microsoft Word - Thuy?t minh BCTC 6th-N

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 202/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2013 M

1 Công ty Cổ phần Thực phẩm Quốc tế Báo cáo tài chính riêng Qúy 1 năm 2015

TỔNG CÔNG XÂY DỰNG TRƯỜNG SƠN CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG SƠN 185 DỰ THẢO ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG SƠN 185 NGHỆ AN, THÁNG 08 NĂM

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ TÀI NGUYÊN TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN: NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP Tổng Cục Thuế

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

Layout 1

BỘ TÀI CHÍNH

Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018

Làm việc trong mối quan hệ đối tác với các nhà cung cấp của chúng tôi

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

Bản thỏa thuận mở, sử dụng tài khoản thanh toán.docx

T h á n g P h u o c & P a r t n e r s W h e r e Y o u r S u c c e s s D e t e r m i n e s O u r s W h e r e Y o u r S u c c e s s D e t e r m

Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM EU Tóm tắt Chương 9 Mua sắm công Chương 9 EVFTA

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 63/2014/NĐ-CP Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2014 N

Bản ghi:

CHÍNH PHỦ Số : 40/2007/NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2007 NGHỊ ĐỊNH Quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Nghị quyết số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội Khoá XI, kỳ họp thứ 10 phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới của Việt Nam; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, NGHỊ ĐỊNH : Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Nghị định này quy định việc xác định trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế và thống kê đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là đối tượng áp dụng Nghị định này. 3. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với Nghị định này thì thực hiện theo quy định tại Điều ước quốc tế đó. Điều 2. Giải thích các từ ngữ 1. Trị giá giao dịch là giá mà người mua thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hoá được bán để xuất khẩu tới Việt Nam, sau khi đã được điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 Nghị định này. 2. ''Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán" là tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu. 3. Bán để xuất khẩu đến Việt Nam là hoạt động thương mại trong đó có sự chuyển dịch hàng hoá từ người bán sang người mua, qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam hoặc từ khu phi thuế quan vào thị trường nội địa, nhằm mục đích chuyển quyền sở hữu hàng hoá từ người bán sang người mua. 4. Ngày xuất khẩu sử dụng trong phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt và phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự Thöông maïi Vieät Nam 1

là ngày xếp hàng lên phương tiện vận tải theo vận đơn; đối với hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ thì Ngày xuất khẩu là ngày đăng ký tờ khai hải quan. 5. Cửa khẩu nhập đầu tiên là cảng đích ghi trên vận tải đơn. Đối với loại hình vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường sông quốc tế thì Cửa khẩu nhập đầu tiên là cảng đích ghi trên hợp đồng. 6. "Tham vấn" là việc cơ quan hải quan và người khai hải quan trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế đã kê khai, theo yêu cầu của người khai hải quan. 7. Hàng hoá nhập khẩu giống hệt là những hàng hoá giống nhau về mọi phương diện, kể cả đặc điểm vật lý, chất lượng và danh tiếng; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự ủy quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam. 8. Hàng hoá nhập khẩu tương tự là những hàng hoá mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, được làm từ các nguyên, vật liệu giống nhau; có cùng chức năng và có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự uỷ quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam. 9. Mức giá bán ra tính trên số lượng bán ra lớn nhất sử dụng trong phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ là mức giá mà hàng hoá đã được bán với số lượng tổng cộng lớn nhất trong các giao dịch bán hàng hoá cho những người mua không có quan hệ đặc biệt với người bán hàng hoá, ở cấp độ thương mại đầu tiên ngày sau khi nhập khẩu. 10. Ngày sớm nhất ngay sau khi nhập khẩu trong phương pháp khấu trừ là ngày mà hàng hóa được bán với số lượng hàng hóa đủ để hình thành đơn giá (tối thiểu bằng 10% lượng hàng hóa của mặt hàng đó trong lô hàng nhập khẩu). 11. Còn nguyên trạng như khi nhập khẩu sử dụng trong phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ, là hàng hoá sau khi nhập khẩu không bị bất cứ một tác động nào làm thay đổi hình dạng, đặc điểm, tính chất, công dụng của hàng hoá hoặc làm tăng, giảm trị giá của hàng hoá nhập khẩu. 12. Hàng hoá cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại sử dụng trong phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ, là những hàng hoá nằm trong cùng một nhóm hoặc một khung nhóm hàng hoá do cùng một nhà sản xuất hay một ngành công nghiệp sản xuất ra, và bao gồm cả mặt hàng giống hệt hoặc mặt hàng tương tự. 13. Người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt khi: a) Họ cùng là nhân viên hoặc giám đốc của một doanh nghiệp khác; b) Họ là những thành viên hợp danh góp vốn trong kinh doanh được pháp luật công nhận; c) Họ là chủ và người làm thuê; d) Người bán có quyền kiểm soát người mua hoặc ngược lại; đ) Họ đều bị một bên thứ ba kiểm soát; e) Họ cùng kiểm soát một bên thứ ba. Một người có quyền kiểm soát người khác quy định tại các điểm d, đ, e khoản 9 Điều này là người có thể hạn chế được hay chỉ đạo được một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đối với người kia. g) Họ có mối quan hệ gia đình sau: - Vợ chồng; - Bố mẹ và con cái được pháp luật công nhận; - Ông bà và cháu, có quan hệ huyết thống với nhau; - Cô chú bác và cháu, có quan hệ huyết thống với nhau; - Anh chị em ruột; 2 Thöông maïi Vieät Nam

- Anh chị em dâu, rể. h) Một người thứ ba sở hữu, kiểm soát hoặc nắm giữ từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của cả hai bên; i) Các bên liên kết với nhau trong kinh doanh, trong đó một bên là đại lý độc quyền, nhà phân phối độc quyền hoặc nhà chuyển nhượng độc quyền của bên kia được coi là có mối quan hệ đặc biệt nếu như mối quan hệ đó phù hợp với quy định từ điểm a đến điểm h trên đây. Điều 3. Thời điểm xác định trị giá hải quan và thời hạn nộp thuế 1. Thời điểm xác định trị giá hải quan là ngày người khai hải quan đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 2. Trường hợp trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định thì thời điểm xác định trị giá hải quan là ngày cơ quan hải quan xác định trị giá theo quy định tại Nghị định này. Trong thời hạn tối đa là 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan hải quan có văn bản ấn định thuế theo mức giá do cơ quan hải quan xác định thì người khai hải quan phải hoàn thành nghĩa vụ thuế. Điều 4. Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế Trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là trị giá tính thuế) được xác định theo nguyên tắc và phương pháp sau: 1. Đối với hàng hoá xuất khẩu, trị giá tính thuế là giá bán tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF), không bao gồm phí bảo hiểm (I) và phí vận tải (F). 2. Đối với hàng hoá nhập khẩu, trị giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định theo các phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định từ Điều 7 đến Điều 12 Nghị định này, bằng cách áp dụng tuần tự từng phương pháp và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế. Trường hợp người khai hải quan có văn bản đề nghị thì trình tự áp dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định này có thể thay đổi cho nhau. 3. Căn cứ vào nguyên tắc xác định trị giá tính thuế quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Tài chính quy định cụ thể việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp sau: a) Hàng hoá nhập khẩu đã được miễn thuế, đã đưa vào sử dụng tại Việt Nam nhưng sau đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển nhượng hoặc thay đổi mục đích đã được miễn thuế trước đây; b) Hàng hoá nhập khẩu là hàng đi thuê mượn; c) Hàng hoá nhập khẩu là hàng đem ra nước ngoài sửa chữa, gia công; d) Hàng bảo hành và hàng khuyến mại; đ) Hàng hoá nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm: - Hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới; - Hàng nhập khẩu của hành khách nhập cảnh; quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển nhập khẩu vượt tiêu chuẩn (định mức) được miễn thuế; - Hàng hoá nhập khẩu của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, phát chuyển nhanh. e) Hàng hoá nhập khẩu đặc thù khác. Thöông maïi Vieät Nam 3

Điều 5. Trị giá hải quan phục vụ mục đích thống kê 1. Trị giá hải quan phục vụ mục đích thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là trị giá thống kê) được xác định theo nguyên tắc sau: a) Đối với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế, trị giá thống kê được xác định dựa trên trị giá tính thuế đã được xác định theo các nguyên tắc và phương pháp quy định tại Điều 4 Nghị định này; b) Đối với hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế, xét miễn thuế hoặc không xác định được trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 4 Nghị định này thì trị giá thống kê là trị giá do người khai hải quan khai báo theo nguyên tắc sau: - Đối với hàng hoá nhập khẩu, trị giá thống kê là giá bán tại cửa khẩu nhập đầu tiên (giá CIF); - Đối với hàng hoá xuất khẩu, trị giá thống kê là giá bán tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF). 2. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc thu thập, xử lý, sử dụng và lưu trữ trị giá thống kê. Điều 6. Cơ sở dữ liệu giá 1. Cơ sở dữ liệu giá là tất cả các thông tin liên quan đến việc kiểm tra, xác định trị giá tính thuế do người khai hải quan cung cấp cho cơ quan hải quan hoặc do cơ quan hải quan thu thập được tính đến thời điểm kiểm tra, xác định trị giá tính thuế. Các thông tin này được lưu giữ, quản lý tại cơ quan hải quan. 2. Cơ sở dữ liệu giá quy định khoản 1 Điều này chỉ được sử dụng như một công cụ đánh giá rủi ro và không được sử dụng để xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu với vai trò là trị giá thay thế cho hàng nhập khẩu hay một cơ chế để thiết lập giá tối thiểu. 3. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu giá có sẵn. Chương II PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU Điều 7. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu 1. Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu là trị giá giao dịch. Trị giá giao dịch là giá mà người mua thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hoá được bán để xuất khẩu tới Việt Nam, sau khi đã được điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 Nghị định này. Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán được xác định bằng tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hoá nhập khẩu, bao gồm các khoản sau đây: a) Giá mua ghi trên hoá đơn thương mại. Trường hợp giá mua ghi trên hoá đơn thương mại có bao gồm các khoản giảm giá cho lô hàng nhập khẩu phù hợp thông lệ thương mại quốc tế, thì các khoản này được trừ ra để xác định trị giá tính thuế. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể việc khấu trừ khoản giảm giá này ra khỏi trị giá tính thuế. b) Các khoản tiền người mua phải thanh toán nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hoá đơn thương mại, bao gồm: 4 Thöông maïi Vieät Nam

- Tiền trả trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận chuyển, bảo hiểm hàng hoá; - Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán như: khoản tiền người mua trả cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán; khoản tiền được thanh toán bằng cách bù trừ nợ. 2. Điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch: a) Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá sau khi nhập khẩu, ngoại trừ các hạn chế sau: - Hạn chế về việc mua bán, sử dụng hàng hoá theo quy định của pháp luật Việt Nam; - Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hóa sau khi nhập khẩu; - Những hạn chế khác nhưng không làm ảnh hưởng đến trị giá của hàng hoá. b) Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không thể xác định được trị giá của hàng hoá cần xác định trị giá tính thuế; c) Sau khi bán lại hàng hoá, người nhập khẩu không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá mang lại, không kể các khoản điều chỉnh quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Nghị định này; d) Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch. 3. Chứng minh mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch. a) Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ cho rằng mối quan hệ đặc biệt có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho người khai hải quan biết căn cứ đó. b) Cơ quan hải quan tạo điều kiện để người khai hải quan cung cấp thêm thông tin nhằm làm rõ mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch. Nếu quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan hải quan mà người khai hải quan không cung cấp thêm thông tin thì cơ quan hải quan xác định trị giá tính thuế theo quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định này. c) Mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán được coi là không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch khi thoả mãn một trong hai điều kiện sau: - Kết quả kiểm tra giao dịch mua bán hàng nhập khẩu cho thấy giao dịch mua bán đó được tiến hành như với những người mua không có quan hệ đặc biệt và mối quan hệ đặc biệt đã không ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá; - Trị giá giao dịch xấp xỉ với một trong những trị giá dưới đây của lô hàng được xuất khẩu đến Việt Nam trong cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế: + Trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được bán cho người nhập khẩu khác không có mối quan hệ đặc biệt với người xuất khẩu (người bán); + Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được xác định theo quy định tại Điều 10 Nghị định này; + Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được xác định theo quy định tại Điều 11 Nghị định này. Điều 8. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt 1. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác định được trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 7 Nghị định này thì trị giá tính thuế là trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt đã được xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 7 Nghị định này. Thöông maïi Vieät Nam 5

2. Hàng hoá nhập khẩu giống hệt phải thoả mãn các điều kiện sau: a) Lô hàng nhập khẩu giống hệt được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế; b) Lô hàng nhập khẩu giống hệt có giao dịch mua bán ở cùng cấp độ hoặc đã được điều chỉnh về cùng cấp độ bán buôn hoặc bán lẻ; có cùng số lượng hoặc đã được điều chỉnh về cùng số lượng với lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế; c) Lô hàng nhập khẩu giống hệt có cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển hoặc đã được điều chỉnh về cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển giống như lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế. 3. Khi áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này, nếu không có lô hàng nhập khẩu được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất thì mới xét đến hàng hoá được sản xuất bởi nhà sản xuất khác, nhưng phải đảm bảo các quy định về hàng hoá nhập khẩu giống hệt. 4. Khi xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này mà xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt trở lên thì trị giá tính thuế là trị giá giao dịch thấp nhất, sau khi đã điều chỉnh mức giá về cùng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. Điều 9. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự 1. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác định được trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định này thì trị giá tính thuế là trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự đã được xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 7 Nghị định này. 2. Hàng hoá nhập khẩu tương tự phải thoả mãn các điều kiện sau: a) Lô hàng nhập khẩu tương tự được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế; b) Lô hàng nhập khẩu tương tự có giao dịch mua bán ở cùng cấp độ hoặc đã được điều chỉnh về cùng cấp độ bán buôn hoặc bán lẻ, có cùng số lượng hoặc đã được điều chỉnh về cùng số lượng với lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế; c) Lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển hoặc đã được điều chỉnh về cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển giống như lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế. 3. Khi áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này, nếu không có lô hàng nhập khẩu được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất thì mới xét đến hàng hoá được sản xuất bởi nhà sản xuất khác, nhưng phải đảm bảo các quy định về hàng hoá nhập khẩu tương tự. 4. Khi xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này mà xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự trở lên thì trị giá tính thuế là trị giá giao dịch thấp nhất, sau khi đã điều chỉnh mức giá về cùng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. Điều 10. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ 1. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác định được trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định này thì trị giá tính thuế là trị giá khấu trừ. Trị giá khấu trừ được xác định căn cứ vào giá bán của hàng hoá nhập khẩu, 6 Thöông maïi Vieät Nam

hàng hoá nhập khẩu giống hệt, hàng hoá nhập khẩu tương tự trên thị trường Việt Nam trừ (-) đi các chi phí hợp lý phát sinh sau khi nhập khẩu. 2. Giá bán hàng hoá nhập khẩu trên thị trường Việt Nam được xác định theo những nguyên tắc sau: a) Giá bán hàng hoá nhập khẩu là giá bán thực tế, nếu không có giá bán thực tế của hàng hoá nhập khẩu cần xác định trị giá tính thuế thì lấy giá bán thực tế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay hàng hoá nhập khẩu tương tự còn nguyên trạng như khi nhập khẩu được bán trên thị trường trong nước để xác định giá bán thực tế; b) Người nhập khẩu và người mua hàng trong nước không có mối quan hệ đặc biệt; c) Mức giá bán tính trên số lượng bán ra lớn nhất và đủ để hình thành đơn giá; d) Hàng hoá được bán ra (bán buôn hoặc bán lẻ) vào ngày sớm nhất ngay sau khi nhập khẩu, nhưng không chậm quá 90 ngày (ngày theo lịch) sau ngày nhập khẩu lô hàng đó. 3. Các chi phí hợp lý phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hoá: a) Trường hợp người nhập khẩu mua hàng theo phương thức mua đứt bán đoạn, các khoản được khấu trừ gồm: - Các chi phí về vận tải và chi phí mua bảo hiểm cho hàng hoá khi tiêu thụ trên thị trường nội địa; - Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước khi nhập khẩu và bán hàng nhập khẩu mà theo quy định của pháp luật hiện hành được hạch toán vào doanh thu bán hàng, giá vốn và chi phí bán hàng nhập khẩu; - Chi phí quản lý chung liên quan đến việc bán hàng nhập khẩu; - Lợi nhuận bán hàng sau khi nhập khẩu. b) Trường hợp người nhập khẩu là đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài thì chi phí được trừ là hoa hồng bán hàng. Trường hợp đại lý bán hàng được thương nhân nước ngoài uỷ quyền thực hiện một số hoạt động có liên quan đến việc bán hàng sau khi nhập khẩu tại Việt Nam ngoài hợp đồng đại lý thì những chi phí của các hoạt động này phát sinh tại Việt Nam cũng được trừ trong phạm vi các chi phí đã được thoả thuận trong hợp đồng. Chi phí phát sinh sau khi nhập khẩu được phép khấu trừ quy định tại khoản 3 Điều này phải phản ánh trung thực chi phí chung và lợi nhuận thực tế, phổ biến trong kinh doanh ngành hàng đó. 4. Hàng hoá nhập khẩu qua quá trình gia công, chế biến thêm ở trong nước thì cũng được xác định trị giá tính thuế theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều này và trừ đi các chi phí gia công, chế biến làm tăng thêm trị giá của hàng hoá. Phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này sẽ không được áp dụng khi: - Hàng hoá nhập khẩu sau khi gia công, chế biến không còn nguyên trạng như khi nhập khẩu; - Hàng hoá nhập khẩu sau khi gia công, chế biến vẫn giữ nguyên đặc điểm, tính chất, công dụng như khi nhập khẩu nhưng chỉ còn là một bộ phận của hàng hoá được bán ra trên thị trường Việt Nam. Trường hợp sau khi gia công, chế biến hàng hoá nhập khẩu không còn nguyên trạng như khi nhập khẩu, nhưng vẫn có thể xác định được chính xác giá trị tăng thêm do quá trình gia công, chế biến thì trị giá tính thuế vẫn được xác định theo quy định tại Điều này. Thöông maïi Vieät Nam 7

5. Số liệu phục vụ cho tính toán trị giá khấu trừ do người nhập khẩu hay đại diện cho người nhập khẩu cung cấp, trừ khi những số liệu này không nhất quán với các số liệu thu thập được từ các giao dịch bán hàng nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại tại Việt Nam. Trường hợp số liệu của người nhập khẩu không nhất quán với số liệu thu thập được từ những giao dịch bán hàng nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại tại Việt Nam, thì việc khấu trừ khoản lợi nhuận và chi phí chung phải dựa trên cơ sở các số liệu khách quan và định lượng được, ngoài thông tin do người nhập khẩu hay đại diện của người nhập khẩu cung cấp. 6. Khoản chi phí, lợi nhuận quy định tại khoản 3, khoản 4 phải được ghi chép và phản ánh trên sổ sách kế toán phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán và phải được xem xét một cách tổng thể khi xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này. Điều 11. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá tính toán 1. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp quy định từ Điều 7 đến Điều 10 Nghị định này thì trị giá tính thuế là trị giá tính toán. Trị giá tính toán được xác định bao gồm các khoản sau: a) Giá thành hoặc trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuất hoặc quá trình gia công khác của việc sản xuất hàng hoá nhập khẩu, bao gồm: - Các chi phí quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13; - Trị giá của các hàng hoá hay dịch vụ quy định tại điểm b khoản 1Điều 13, nếu những hàng hoá hay dịch vụ đó do người mua cung cấp trực tiếp hay gián tiếp để sử dụng cho quá trình sản xuất hàng nhập khẩu. Chỉ tính vào trị giá tính thuế trị giá của các thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, kế hoạch triển khai, thiết kế mỹ thuật, thiết kế mẫu, sơ đồ và phác hoạ nếu các công việc đó được thực hiện ở Việt Nam và cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hoá nhập khẩu. b) Chi phí, lợi nhuận để bán hàng hoá nhập khẩu; c) Các chi phí điều chỉnh quy định tại điểm đ, e khoản 1 Điều 13 Nghị định này. 2. Khoản chi phí, lợi nhuận được sử dụng để tính toán trị giá tính thuế quy định tại Điều này phải được xem xét một cách tổng thể. 3. Việc xác định trị giá tính toán phải dựa trên các số liệu của nhà sản xuất cung cấp phù hợp với các nguyên tắc kế toán của nước sản xuất hàng hoá, trừ khi các số liệu này không phù hợp với số liệu thu thập được tại Việt Nam. 4. Không được tiến hành việc kiểm tra hoặc yêu cầu xuất trình để kiểm tra sổ sách kế toán hay bất kỳ hồ sơ nào khác của các đối tượng không cư trú trên lãnh thổ Việt Nam, nhằm mục đích xác định trị giá tính toán quy định tại Điều này. Việc thẩm tra các thông tin do người sản xuất hàng hoá cung cấp phục vụ xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này có thể được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam nếu: a) Được sự đồng ý của nhà sản xuất và; b) Phải được thông báo trước bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền của nước có liên quan và được cơ quan này chấp thuận cho phép tiến hành việc thẩm tra. Điều 12. Phương pháp suy luận xác định trị giá tính thuế 1. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp quy định từ Điều 7 đến Điều 11 Nghị định này thì trị giá tính thuế được xác định bằng phương pháp suy luận. Phương pháp suy luận là áp dụng tuần tự, linh hoạt các phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định từ Điều 7 đến Điều 11 và dừng ngay tại phương pháp xác định 8 Thöông maïi Vieät Nam

được trị giá tính thuế, với điều kiện việc áp dụng đó phù hợp với các quy định tại khoản 2 Điều này và phải dựa vào các tài liệu, số liệu, thông tin có sẵn tại thời điểm xác định trị giá tính thuế. 2. Khi áp dụng phương pháp suy luận thì không được sử dụng các trị giá dưới đây để xác định trị giá tính thuế: a) Giá bán trên thị trường nội địa của mặt hàng cùng loại đã được sản xuất tại Việt Nam; b) Giá bán hàng hoá ở thị trường nội địa nước xuất khẩu; c) Giá bán hàng hoá để xuất khẩu đến một nước khác; d) Chi phí sản xuất hàng hoá, trừ chi phí sản xuất của hàng hoá nhập khẩu quy định tại Điều 11 Nghị định này; đ) Giá tính thuế tối thiểu; e) Các loại giá giả định; g) Hệ thống xác định trị giá cho phép sử dụng trị giá cao hơn trong hai trị giá thay thế để làm trị giá tính thuế. Điều 13. Các khoản điều chỉnh 1. Các khoản phải cộng vào trị giá giao dịch để xác định trị giá tính thuế: a) Các chi phí dưới đây do người mua hàng hoá phải chịu nhưng chưa được tính vào trị giá giao dịch: - Chi phí hoa hồng bán hàng và phí môi giới; - Chi phí bao bì được coi là đồng nhất với hàng hoá nhập khẩu; Bao bì được coi là đồng nhất với hàng hoá là các loại bao bì thường xuyên đi kèm với hàng hoá như một điều kiện để bảo quản hay sử dụng hàng hoá, được phân loại cùng với hàng hoá theo nguyên tắc phân loại và mã số hàng hoá hiện hành; - Chi phí đóng gói, bao gồm cả chi phí vật liệu và chi phí nhân công. b) Trị giá của hàng hoá, dịch vụ do người mua cung cấp cho người bán miễn phí hoặc giảm giá để sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, chưa được tính vào giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán, bao gồm: - Nguyên vật liệu, bộ phận cấu thành hàng hoá, các phụ tùng và các chi tiết tương tự được đưa vào hàng hoá nhập khẩu; - Các công cụ, khuôn mẫu, khuôn rập và các chi tiết tương tự được sử dụng để sản xuất hàng hoá nhập khẩu; - Nguyên liệu, nhiên liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất hàng hoá nhập khẩu; - Thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, kế hoạch triển khai, thiết kế mỹ thuật, thiết kế mẫu, sơ đồ và phác hoạ được thực hiện ở nước ngoài và cần thiết trong quá trình sản xuất hàng hoá nhập khẩu. c) Tiền bản quyền, phí giấy phép sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hoá nhập khẩu mà người mua phải trả như điều kiện của việc mua bán hàng hoá nhập khẩu; d) Các khoản tiền mà người mua thu được sau khi định đoạt, sử dụng hàng hoá nhập khẩu được chuyển dưới mọi hình thức cho người bán hàng nhập khẩu; đ) Chi phí vận tải, bốc hàng, dỡ hàng, chuyển hàng có liên quan đến việc vận chuyển hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập; e) Chi phí bảo hiểm để vận chuyển hàng hoá nhập khẩu đến cửa khẩu nhập. 2. Các khoản dưới đây được trừ ra khỏi trị giá giao dịch nếu đã được tính trong giá mua hàng nhập khẩu: a) Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hoá, bao gồm: chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật; b) Chi phí vận chuyển, bảo hiểm trong nội địa phát sinh sau khi nhập khẩu; Thöông maïi Vieät Nam 9

c) Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước tính trong giá mua hàng nhập khẩu; d) Các khoản giảm giá thực hiện trước khi xếp hàng lên phương tiện vận chuyển ở nước xuất khẩu hàng hoá, được lập thành văn bản và nộp cùng với tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu; đ) Các chi phí do người mua chịu, liên quan đến tiếp thị hàng hóa nhập khẩu, bao gồm: - Chi phí nghiên cứu, điều tra thị trường về sản phẩm sắp nhập khẩu; - Chi phí quảng cáo nhãn hiệu, thương hiệu hàng nhập khẩu; - Chi phí liên quan đến việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm mới nhập khẩu; - Chi phí tham gia hội trợ, triển lãm thương mại về sản phẩm mới; - Chi phí kiểm tra số lượng, chất lượng hàng trước khi nhập khẩu. Trường hợp các chi phí này được thoả thuận giữa người mua, người bán và là một phần của giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán, do người mua trả cho người bán thì sẽ không được trừ ra khỏi trị giá giao dịch; - Chi phí mở L/C để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu nếu chi phí này do người mua trả cho ngân hàng đại diện cho người mua thực hiện việc thanh toán tiền hàng. e) Khoản lãi suất theo thoả thuận tài chính của người mua và có liên quan đến việc mua hàng hoá nhập khẩu sẽ được trừ ra khỏi trị giá giao dịch nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Thoả thuận tài chính được lập thành văn bản; - Trong trường hợp được yêu cầu, người khai hải quan chứng minh được là trị giá khai báo chính là giá đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán và; - Lãi suất khai báo không vượt quá mức lãi suất phổ biến tại Việt Nam ở thời điểm thoả thuận tài chính được thực hiện; - Có số liệu khách quan và định lượng được để khấu trừ khoản lãi này ra khỏi giá đã thanh toán hoặc phải thanh toán. 3. Việc cộng thêm hoặc trừ đi các chi phí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chỉ được thực hiện trên cơ sở các số liệu khách quan, có sẵn và định lượng được, phù hợp với các quy định của pháp luật về kế toán. 4. Không được cộng thêm hay trừ đi bất cứ khoản nào khác ngoài các khoản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Chương III QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI KHAI HẢI QUAN, TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan 1. Người khai hải quan có các quyền sau: a) Yêu cầu cơ quan hải quan giữ bí mật các thông tin liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế đã cung cấp; b) Yêu cầu cơ quan hải quan thông báo, hướng dẫn việc xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Nghị định này; c) Được tham vấn theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này; d) Khiếu nại các quyết định về trị giá tính thuế của cơ quan hải quan; đ) Yêu cầu cơ quan hải quan thông báo bằng văn bản về trị giá tính thuế, nguồn thông tin, dữ liệu, phương pháp, cách tính được sử dụng để xác định trị giá tính thuế khi trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định; 10 Thöông maïi Vieät Nam

e) Yêu cầu được thông quan hàng hoá sau khi đã nộp khoản bảo đảm quy định tại Điều 16 Nghị định này. 2. Nghĩa vụ của người khai hải quan: a) Tuân thủ nguyên tắc tự kê khai, tự xác định trị giá tính thuế; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của các nội dung kê khai và kết quả xác định trị giá tính thuế của mình; b) Cung cấp thông tin xác thực và các tài liệu, chứng từ hợp pháp hợp lệ làm căn cứ xác định trị giá tính thuế theo yêu cầu của cơ quan hải quan; d) Nộp thuế theo mức giá do cơ quan hải quan xác định quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định này; đ) Chịu sự kiểm tra của cơ quan hải quan về trị giá tính thuế quy định tại Nghị định này. Điều 15. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan hải quan 1. Hướng dẫn người khai hải quan xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Nghị định này. 2. Tạo điều kiện thuận lợi để người khai hải quan được tham vấn theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này; yêu cầu người khai hải quan nộp, xuất trình các chứng từ hợp pháp, hợp lệ và các tài liệu có liên quan đến việc mua bán hàng hoá để chứng minh tính chính xác, tính trung thực của trị giá tính thuế đã khai báo. Trường hợp không chấp nhận việc chứng minh, giải trình về trị giá tính thuế của người khai hải quan thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho người khai hải quan biết cơ sở, căn cứ của việc không chấp nhận. 3. Tối đa không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ra văn bản ấn định thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này, cơ quan hải quan phải thông báo bằng văn bản cho người khai hải quan biết trị giá tính thuế, nguồn thông tin, dữ liệu, phương pháp, cách tính được sử dụng để xác định trị giá tính thuế. 4. Giữ bí mật các thông tin do người khai hải quan cung cấp có liên quan đến việc xác định giá tính thuế, theo đề nghị của người khai hải quan và phù hợp với quy định của pháp luật. 5. Xác định trị giá làm căn cứ tính khoản bảo đảm phục vụ cho việc thông quan hàng hoá theo quy định tại Điều 16 Nghị định này. 6. Kiểm tra việc khai báo và xác định giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu của người khai hải quan. 7. Xác định trị giá tính thuế theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều 4 Nghị định này trong các trường hợp sau: a) Người khai hải quan không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp quy định từ Điều 7 đến Điều 12 Nghị định này; b) Người khai hải quan kê khai không trung thực các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế; c) Người khai hải quan không giải trình hoặc không giải trình được về tính trung thực, chính xác của các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế. 8. Ấn định số thuế phải nộp theo mức giá do cơ quan hải quan xác định quy định tại khoản 7 Điều này. 9. Thu thập, phân tích và quản lý thông tin cần thiết làm căn cứ kiểm tra, xác định trị giá tính thuế. Điều 16. Trì hoãn xác định trị giá tính thuế Thöông maïi Vieät Nam 11

1. Trong quá trình xác định trị giá tính thuế của hàng nhập khẩu, nếu cần thiết phải trì hoãn ban hành quyết định cuối cùng về trị giá hải quan, người nhập khẩu hàng hoá đó vẫn được phép lấy hàng ra khỏi phạm vi quản lý của cơ quan hải quan; nếu người nhập khẩu, tuỳ theo yêu cầu nộp một khoản bảo đảm dưới hình thức bảo lãnh, đặt tiền ký quỹ hoặc những phương thức thích hợp khác, ở mức đủ để bảo đảm cho việc nộp toàn bộ số thuế của hàng hoá đó. 2. Bộ Tài chính quy định cụ thể mức, hình thức, thủ tục áp dụng khoản bảo đảm nêu tại khoản 1 Điều này. Chương IV KHIẾU NẠI, XỬ LÝ VI PHẠM Điều 17. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại Trường hợp người khai hải quan không đồng ý với quyết định về trị giá tính thuế của cơ quan hải quan thì vẫn phải chấp hành quyết định đó, đồng thời có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại hoặc khởi kiện ra Toà án theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Điều 18. Xử lý vi phạm đối với đối tượng nộp thuế 1. Đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nộp thuế truy thu theo quyết định của cơ quan hải quan, khi cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền khác kiểm tra phát hiện có hành vi gian lận, trốn thuế, trong thời hạn năm năm trở về trước, tính từ ngày kiểm tra, phát hiện việc gian lận, trốn thuế. 2. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Điều 19. Xử lý vi phạm đối với công chức hải quan hoặc cá nhân khác có liên quan Cán bộ, công chức hải quan và các cá nhân khác thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm quy định của Nghị định này, gây thiệt hại cho người khai hải quan thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Chương V TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 20. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân 1. Bộ Tài chính hướng dẫn, tổ chức việc thực hiện Nghị định này. 2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng cung cấp cho cơ quan hải quan đầy đủ tài liệu liên quan đến việc thanh toán hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho việc kiểm tra, xác định trị giá tính thuế. 3. Các Bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hải quan thực hiện công tác chống gian lận thương mại qua giá. 4. Các hiệp hội, tổ chức kinh doanh và cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo yêu cầu của cơ quan hải quan. Điều 21. Điều khoản thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 155/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 12 Thöông maïi Vieät Nam

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG ĐÃ KÝ : Nguyễn Tấn Dũng Thöông maïi Vieät Nam 13