Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Văn phân tích lớp 9 Phân tích bài thơ số 28 của R.Tago BÀI LÀM Sau tập Thơ Dâng được giải thưởng Nobel,

Tài liệu tương tự
Phân tích tình yêu lứa đôi trong bài thơ số 28 của tập Người làm vườn

TRƯỜNG THPT CHUYỀN NGUYỄN TRÃI

Hocvan12.com I. Kiến thức cơ bản 1. Kiến thức về tác giả - Vị trí nhà thơ: Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong ph

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

SỰ SỐNG THẬT

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Phân tích về thơ của Xuân Diệu

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Phân tích khổ thơ đầu tiên trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh – Văn mẫu lớp 9

Bình giảng đoạn 2 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o H¶i D­¬ng

Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình qua bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin

36

Quan niệm nghệ thuật về con người của Rabindranath Tagore trong thơ trữ tình – tình yêu (Khảo sát qua tập Tâm tình hiến dâng)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

Văn học với việc xây đắp tâm hồn

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

Mượn Trong Đời Sống Văn Hóa Người Bình Dân Tây Nam Bộ Trần Minh Thường 1. Mượn là gì? Đại Nam Quốc âm tự vị đưa ra các định nghĩa về từ mượn như sau:

Microsoft Word - Chiec La Roi Yen.doc

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Hương Cốm mùa Thu ********* Chúng tôi đi xa, cứ mỗi độ thu về thường nhớ đến món cốm ở quê nhà. Hương cốm theo chúng tôi đi suốt tuổi thơ, lớn lên, hư

Tu là cõi phúc TU LÀ CÕI PHÚC Tu là cõi phúc. Chắc chắn là như vậy rồi. Còn 'tình là cõi tiên' hay 'tình là giây oan' thì cũng còn tùy theo đương sự.

Thuyết minh về Nguyễn Du

Bài viết số 7 lớp 9

CÒN MỘT CHÚT HƯƠNG Tháng mười hoa Cúc Quỳ rộ nở. Trên suốt con đường từ Đàlạt xuống Đơn-Dương, những đoá Cúc-Quỳ tươi tắn, vàng rực dưới ánh nắng ban

Cảm nhận của em về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

Phân tích đoạn thơ Chị em Thuý Kiều của Nguyễn Du

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Microsoft Word - 22-NHÃ CA.docx

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

CHƯƠNG 1

Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc

Lan Việt : Hài Hê len Paphiopedilum helenae Avery


Bùi Thanh Tiên, Diệu Hương & Hoàng Bạch Mai _ (Đà Lạt Ngày Tháng Cũ_#52)

Em hãy phát biểu cảm nghĩ của em về loài cây mà em yêu thích

Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng

Microsoft Word - Ngay XuaNguoiTinh_pthienthu.doc

MỘT VÀI VẺ ĐẸP CỦA NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG TRONG CÁC BÀI TẬP ĐỌC Ở TIỂU HỌC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH Lê Phương Nga ĐHSP Hà

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

LỠ CHUYẾN ĐÒ Truyện của Phương Lan ( tiếp theo ) Vòng tay ghì chặt nhớ nhung Quay về bến cũ sóng lòng xót xa Lỡ làng một chuyến đò qua Cỏ đau nắng rát

Phần 1

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hồ Gươm) – Văn mẫu lớp 8

Microsoft Word - PhongVanTuCongPhung-NguyenThanhTruc-

Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến

ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ 2 LỚP 5 Đề số 03 A. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và Nói Kiến thức tiếng Việt (10 điểm 35 phút) I. Đọc thành tiếng (3

Tràng Giang

Tả người thân trong gia đình của em

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà – Văn hay lớp 12

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Tra cứu Đáp án chính thức môn Văn soạn tin: KTS NGUVAN MãĐề gửi 7530 Tra cứu Điểm thi Tốt nghiệp: KTS MãTỉnh SốBáoDanh gửi 7530 Câu 1: I. Phần chung Đ

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

Phần 1

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Tình chỉ đẹp khi cùng ăn phở Tôi gặp Nguyễn Ánh 9 tại nhà riêng của ông tại Sài Gòn. Người nhạc sĩ già tiết lộ ca khúc đầu tiên và cũng là

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

No tile

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ – Ngữ Văn 9

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2019 Môn thi: NGỮ VĂN (Đề thi có 09 trang) Thời gian: 45 phút, không kể th

Cảm nghĩ về tình bạn thời học sinh

Hạnh Phúc Bên Trong

No tile

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

Mật ngữ 12 chòm sao- Phân tích toàn bộ các cung hoàng đạo Ma kết - Capricornus (22/12 19/1) Ma kết khi còn trẻ đều rất ngây thơ. Tôi nghĩ ngay cả chín

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Microsoft Word - chotinhyeutronven10.doc

Thuyết minh về hoa đào – Văn mẫu lớp 8

NỖI GHEN DỊU DÀNG

Gia Sư Tài Năng Việt ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TIẾNG VIỆT ĐỀ 1 I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP : CÂY ÂM NHẠC Đầu mùa hè là những nốt nhạc

Phân tích đoạn trích Trao duyên của truyện kiều

MỞ ĐẦU

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Bản ghi:

Văn phân tích lớp 9 Phân tích bài thơ số 28 của R.Tago BÀI LÀM Sau tập Thơ Dâng được giải thưởng Nobel, năm 1914, Tago xuất bản tập thơ Người làm vườn - tập thơ tình, gồm 85 bài thơ, chỉ đánh số, không có nhan đề. Bài thơ sơ 28 này rút trong tập Người làm vườn, được truyền tụng và ngợi ca là một trong những bài thơ tình hay nhất trên thế giới. Toàn bài thơ vẫn là lời tỏ tình của người con trai, của anh. Còn người con gái chỉ lắng nghe lời nói như ru và qua đôi mắt, qua cái nhìn băn khoăn buồn - được nói đến mà thôi. Sáu câu thơ đầu cho thấy một mối tình đầu rất đẹp và thơ mộng. Cô gái duyên dáng, ngỡ ngàng và băn khoăn. Vẻ đẹp dịu hiền được thể hiện qua đôi mắt và cái nhìn chan chứa yêu thương: muốn nhìn vào tâm tưởng của anh. Rụt rè và thăm dò. Tình yêu đến, Thần Ái tình đã gõ cửa trái tim nhưng em vào đã hay, đã biết gì nhiều về

anh. Em là ánh trăng, anh là mặt biển (trong xanh) - Hai hình ảnh so sánh này diễn tả rất hay một tình yêu trong sáng chân thành, dào dạt và sự khao khát yêu thương. Cô gái có

đôi mắt huyền mới có cái nhìn lung linh của ánh trăng kia. Và chàng trai có tình yêu nồng nàn, chân thành, trong sáng thì ánh trăng kia mới có thể soi vào tận đáy biển cả. Hình ảnh ánh trăng và biển cả đã thể hiện tài tình men say ái tình: niềm khao khát hạnh phúc và sự hòa hợp tâm hồn lứa đôi trong cái thuở ban đầu lưu luyến ấy. Lời tỏ tình nồng nàn yêu thương, đàng hoàng và tin cậy. Tình yêu đâu chỉ là tìm kiếm mà còn là phát hiện những vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn, trong tính cách người tình của em. Như một lời nhắc khẽ mà rung động: Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh. Như trăng kia muốn vào sâu biển cả. Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em, Anh không giấu em một điều gì. Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh. Bảy dòng thơ tiếp theo là lời tỏ tình rất đẹp. Sử dụng hình ảnh ẩn dụ về ngọc, về hoa

và giả định: nếu anh sẽ để biểu lộ một tình yêu nồng cháy, mãnh liệt và dâng hiến. Có gì quý hơn ngọc, giá trị bằng ngọc? Nếu đời anh là viên ngọc thì anh sẽ đập vỡ làm trăm mảnh, xâu thàn chuỗi quàng vào cổ em yêu. Có gì đẹp và thơm bằng hoa? Nếu đời anh chỉ là bông hoa nhỏ bé, tròn xinh, thơm tho, anh sẽ ngắt nó ra cài lên mái tóc em. Các động từ: đập ra, xâu thành, quàng vào, ngắt ra, cài lên - diễn tả một tấm lòng, một cử chỉ trân trọng và dâng hiến trong tình yêu. Tago viết bài thơ này cách chúng ta ngày nay ngót một thế kỷ mà hình ảnh thơ vẫn mới mẻ, thú vị vô cùng: Nếu đời anh chỉ là viên ngọc, anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh và xâu thành một chuỗi quàng vào cổ em. Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng, anh sẽ hái nó ra đặt lên mái tóc em.

Lời thơ dịch khá sát và hay. Có điều trong nguyên tác chữ cài (cài lên mái tóc em), dịch giả đã chuyển thành đặt lên mái tóc em, là cho lời thơ thô, làm giảm đi phong cách tao nhã, phong tình của chàng trai! Đoạn thơ thứ ba, chàng trai khẳng định tình yêu của mình qua hình ảnh so sánh: Trái tim. Ba tiếng Nhưng em ơi! vang lên thiết tha, đắm say. Lời tỏ tình được nâng lên một tầm cao mới, một chiều sâu thăm thẳm. Tình yêu ấy sâu sắc và mênh mông. Em là thần tượng, là nữ hoàng đang ngự trị vương quốc tình yêu - đời anh. Là một lời nhắc khẽ em yêu! Nhẹ nhàng và tế nhị. Gần mà xa, xa mà gần biết trân trọng và phát hiện mọi phẩm chất cao quý tiềm ẩn trong tâm tình người yêu. Lời tỏ tình sang trọng quá, chứng tỏ chàng trai có một trái tim rất nhân văn! Cả đời anh, tâm hồn anh, tình yêu của anh đã thuộc về em: Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim

Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó, Em là nữ hoàng của vương quốc đó Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu! Đầu bài thơ, thi sĩ đã dùng hình ảnh biển cả, đến khổ thơ này, ông lại tạo ra những khái niệm bổ sung: bến bờ, vương quốc, biên giới - tạo ra một hệ thống ngôn ngữ diễn tả một không gian nghệ thuật để nói lên niềm tự hào của người con trai có một tình yêu trong sáng mênh mông. Tình yêu không thể tầm thường và đơn giản. Đâu chỉ là một phút giây lạc thú để làm nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm, tầm thường, thoảng qua! Tình yêu cũng không phải là sự hèn hạ, van xin, cầu mong một sự ban ơn, một sự yếu mềm. Giọt lệ trong, nỗi thương đau, nỗi sầu u ẩn mà người con trai mang lại trong mỗi cuộc tình chỉ là sự hèn hạ mà thôi. Mà đâu chỉ là lĩnh vực tình yêu, mọi sự quỳ lạy, van xin trong ứng xử đều hèn hạ, đáng khinh. Đoạn thơ này mang tính chất phản đề, nhiều người viết sách lâu nay đã

hiểu không đúng. Chàng trai muốn tâm tình với người yêu là trái tim anh không phải như thế này đâu: Nếu trái tim anh chỉ là phút giây sướng vui, nó sẽ nở nụ cười dịu hiền và em sẽ thấu hiểu nó nhanh - Nếu trái tim anh chỉ là nỗi thương đau, nó sẽ tan ra thành lệ trong phản ánh nỗi sầu thầm kín. Hai đoạn thơ thứ 4 và thứ 5 tương phản đối lập. Từ phủ định đi đến khẳng định. Không nên như thế này mà phải như thế này. Người con trai đã mang đến cho người con gái một tình yêu tuyệt đẹp. Anh tự hào thổ lộ: Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu, Nỗi vui sướng khổ đau của nó là vô biên. Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy

Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu! Trong nguyên tắc: những gì tình yêu cầu mong được người dịch thơ viết thành: những đòi hỏi dễ làm nhiều độc giả hiểu không đẹp ý thơ. Chàng trai tự hào về trái tim của mình lại là tình yêu, tình yêu đích thực, đâu phải thứ trái tim chỉ là giây phút lạc thú. Tình yêu của em đã và đang mang đến cho anh bao cảm xúc kỳ diệu, lúc thì vui sướng, lúc thì khổ đau Tình yêu đâu chỉ toàn vị ngọt? Vui sướng và khổ đau mà tình yêu mang đến là mênh mông, là vô biên. Những cầu mong và sự giàu có mà tình yêu, mà trái tim của chàng trai là bất tận, là trường cửu. Chàng trai cầu mong ở người tình một tình yêu đằm thắm, chân thành và thủy chung. Cầu mong con thuyền tình của anh và em sẽ cập bến bờ hạnh phúc giữa mùa trăng? Nhẹ nhàng thổ lộ và trách móc: gần đấy sao mà xa xôi. Hình như em vẫn chưa hiểu tình yêu của anh đã dành cho em. Phải biết phát hiện sự cầu mong và giàu sang trong tình yêu, Năm dòng cuối là một tuyên ngôn đẹp của tình yêu. Thơ tình của Tago mang thêm màu sắc triết lý.

Có biết chiếm lĩnh trái tim người yêu mới thật sự có và được sống trong một tình yêu đẹp, trọn vẹn. Bài thơ tình số 28 của Tago rất đẹp và sáng tạo trong hình tượng: đôi mắt buồn, băn khoăn - ánh trăng soi vào biển cả - "viên ngọc và chuỗi ngọc, đóa hoa thơm và vòng hoa - trái tim yêu thương mênh mông Ý tưởng phong phú và sâu sắc: cái ngần ngại, băn khoăn của thiếu nữ trong mối tình đầu; sự chân thành, say đắm, nồng nàn, khát khao trong tình yêu của chàng trai. Không thể tầm thường, đơn giản trong tình yêu. Bài thơ tình còn là một sự đúc kết, chiêm nghiệm: Yêu là tìm kiếm, là phát hiện và chiếm lĩnh. Tình yêu là sung sướng và khổ đau, là thiếu thốn và giàu sang, gần mà xa, xa mà gần. Phải biết phát hiện để chiếm lĩnh tình yêu, có thế mới thật sự đi tới mái ấm hạnh phúc trong tình yêu đôi lứa. Cũng như Biển của Xuân Diệu, Sóng của Xuân Quỳnh, Tôi yêu em của Puskin,

bài thơ này của Tago không thể thiếu trong hành trang - tâm hồn tuổi áo trắng mộng mơ.