Microsoft Word - DVDH2000.doc

Tài liệu tương tự
(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Nhà giáo khả kính: Cụ Đốc Trần Văn Giảng

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Bạn Tý của Tôi

Đạo Mẫu và Tín Ngưỡng: Thờ Tam Phủ, Tứ Phủ Qua Trật Tự Các Giá Hầu Đặng Xuân Xuyến Đạo thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời và rất thuần V

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

PHÁP NGỮ HT.Tuyên Hóa Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link Audio Tại Website

MỘT VÀI VẺ ĐẸP CỦA NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG TRONG CÁC BÀI TẬP ĐỌC Ở TIỂU HỌC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH Lê Phương Nga ĐHSP Hà

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Văn miêu tả lớp 3- Em hãy miêu tả về quê hương của em

Vài cảm nghĩ về tình tự dân tộc Miền Nam và Ca Dao

Code: Kinh Văn số 1650

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

Niệm Phật Tông Yếu

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

Giới thiệu về quê hương em

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

Phần 1

Microsoft Word - Dung_Kinh_Hien_Vi_Soi_Roi U.doc

Microsoft Word - LTCC_86BPT_F2_2.doc

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

Document

QUI SƠN CẢNH SÁCH Tác-Giả: Đại-Viên Thiền-Sư. Dịch Giả: HT.Tâm-Châu Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam T

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

doc-unicode

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

Microsoft Word - ptdn1257.docx

Thế nay cạn, sự đã rồi! Mở mang dời đổi Lập Đời Thượng Nguơn. Chuyển luân thiên địa tuần huờn, Hội Này thấy lửa tàm lam cháy mày. Ít ai tỏ biết đặng h

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

daithuavoluongnghiakinh

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

Microsoft Word - 08-toikhongquen

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

VINCENT VAN GOGH

Microsoft Word - ptdn1256.docx

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Phong Thuy than bi.doc

Giải mã trọn bộ hình tượng Cửu Đỉnh nhà Nguyễn 1. Thuần đỉnh Nủi Tản Viên, sông Thạch Hãn, cửa biển Cần Giờ là những địa danh nổi tiếng Việt Nam xuất

SỰ SỐNG THẬT

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Microsoft Word - V doc

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du


ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN The Joy of Living - Dying in Peace Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 Dịch: Chân Huyền ---o0o--- Nguồn Chuyể

No tile

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

MỪNG XUÂN QÚY TỴ (2013) SỚ TÁO QUÂN 1 XUÂN QÚY TỴ Xuân đến rồi Hồ hởi bà con ơi! Áo mới choàng lên vạn vật Hương sắc lung linh dáng tuyệt vời! Mừng ca

Lương Sĩ Hằng ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH Bài Giảng: ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH tại Đại Hội Tâm Linh, Bruxelles, Bỉ Quốc, ngày 3 tháng 8 năm 1993 Đời Đạo Phân Minh 1

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

TUYÊ_N TÂ_P THO VAN NGUYÊN DUO~NG - CHU´ THI´CH

Các con ơi, Tranh vẽ - Duy Hân. Hôm nay không hiểu sao mẹ buồn quá, lòng mẹ chùng xuống và kỷ niệm xưa tràn về. Chung quanh đây thật cô quạnh, cây cỏ

Lời Dẫn

36

Microsoft Word - truyen-an-duong-vuong-va-mi-chau-trong-thuy.docx

Mặt Trận Quốc Dân Đảng Mặt Trận Quốc Dân Đảng hay Quốc Dân Đảng Việt Nam Là một kết hợp chính trị giữa ba chính đảng quốc gia năm 1945 là Đại Việt Quố

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Thuyết minh về Nguyễn Du

Thuyết minh về một thắng cảnh quê em – Văn Thuyết minh 9

Đề bài: Tả một đồ chơi mà con thích

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Th«ng tin nghiªn cøu B o tån Di s n Sè 02(38) 2017 MỘT SỐ TẬP TỤC Ở HỘI AN LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÂY CỐI Trần Phương Thờ cúng cây cối là m

Microsoft Word - Chieu o thi tran Song Pha.doc

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

HoiTetNhamThinTNAC

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12

Microsoft Word - chantinh09.doc

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Phần 1

Công Chúa Hoa Hồng

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

Bản ghi:

Trường Việt Ngữ Văn Lang P.O. 712544 * San Diego, CA 92171-2544 Câu Hỏi Thi Chung Kết Giải Đố Vui Để Học Vùng San Diego - Xuân Canh Thìn 2000 ***** Phần trong ngoặc vuông [... ] là phần giải thích thêm hoặc ghi chú ***** Câu hỏi thử (không tính điểm): gồm ba phần: (1) Có bao nhiêu đời vua Hùng Vương, (2) họ là gì? (3) Xin cho biết hiệu vị vua Hùng đầu tiên? Có 18 đời Hùng Vương, từ Hùng Vương thứ nhất đến Hùng Vương thứ 18. Dòng họ Hồng Bàng. Vị vua Hùng đầu tiên là Hùng Lang, nối ngôi Lạc Long Quân, lấy hiệu là Hùng Quốc Vương. [Dòng vua đầu tiên (Hồng Bàng) của Việt Nam gồm 20 đời: Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, và 18 đời Hùng Vương (thứ 1 đến thứ 18).] Câu 1-40: Phần thi ĐVĐH năm ngoái (1999) Từ sông Gianh trở ra Bắc do họ Trịnh cai trị, gọi là Đàng ngoài; từ sông Gianh trở vào Nam do họ Nguyễn cầm quyền, gọi là Đàng trong. 2. Ca dao có câu: Nhà Bè nước chảy chia hai, Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về. Câu hỏi có hai phần: (1) Hai câu ca dao nói về những địa danh ở miền nào của nước Việt, và (2) Em hãy giải thích hai câu ca dao này. Miền Nam nước Việt. Đi thuyền từ ngoài biển vào, khỏi Nhà Bè thì ta thấy hai dòng sông: Một bên là sông Sài Gòn, đi về Sài Gòn và Gia Định; một bên là sông Đồng Nai, đi về Đồng Nai. 1. Trong bài ca dao Mẹ Ru Con sau đây: Mẹ em đi chợ Đàng trong, Mua em cây mía vừa cong vừa dài. Mẹ em đi chợ Đàng ngoài, Mua em cây mía vừa dài vừa cong. Câu hỏi có hai phần: (1) Em cho biết bài ca dao nói về thời điểm nào trong lịch sử Việt Nam, và (2) giải thích Đàng trong và Đàng ngoài? Thời Trịnh Nguyễn phân tranh. [Vào đầu thế kỷ thứ 16, họ Trịnh và họ Nguyễn phò nhà Lê, dứt nhà Mạc. Sau đó hai họ Trịnh và Nguyễn tranh dành quyền hành, chia đất nước làm hai, lấy sông Gianh làm ranh giới.] 3. Câu ca dao: Đâu là núi Ngự sông Hương, Đâu là cội rễ quê hương nước nhà. Chỉ về những địa danh ở đâu trên đất Việt? Sông Hương ở miền Trung nước Việt Nam [phía Nam kinh thành Huế]. Núi Ngự Bình cũng ở miền Trung nước Việt Nam [Núi dáng như chiếc màn chắn trước mặt kinh thành Huế nên được gọi là Ngự Bình.] 4. Ca dao có câu: Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. Mịt mù khói tỏa ngàn sương, DVDH2000.doc 1 cmc 17Dec99

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây hồ. Câu hỏi có hai phần: (1) Các câu ca dao trên kể đến những địa danh nào? và (2) Những địa danh này thuộc miền nào trên đất nước Việt Nam? (1) Bốn địa danh: (a) Đền Trấn Vũ [Xây từ thời nhà Lý, 1010, thờ Huyền Thiên Trấn Vũ. Còn được gọi là Đền Quan Thánh.] (b) Huyện Thọ Xương. [Thành Thăng Long (bây giờ là Hà Nội) ngày xưa nằm trong huyện này.] (c) Phường Yên Thái [ở phía tây bắc Hà Nội, cạnh hồ Tây.] và (d) Tây hồ [ở Hà Nội, còn được gọi là hồ Lãng Bạc.] (2) Tất cả những địa danh đều ở gần Hà Nội, miền Bắc Việt Nam. 5. Thành ngữ có câu: Núi Tản, non Nùng. Những địa danh này ở đâu? Núi Tản ở Bắc Việt Nam. [Tỉnh Sơn Tây. Còn được gọi là núi Ba Vì. Trên núi có thờ thần Tản Viên (tức Sơn Tinh trong sự tích Sơn Tinh Thủy Tinh.)] Non Nùng hay núi Nùng ở Hà nội, Bắc Việt Nam. [Còn được gọi là núi Long Đỗ. Từ đời Lý, chính điện của triều đình đều được xây trên núi này.] 6. Câu ca dao: Hôm nay ăn mía Triệu Tường, Đợi mắm Nam ', đợi đường Phú Yên. Chỉ về những địa danh ở đâu trên đất nước Việt Nam? Miền Trung nước Việt Nam. [Triệu Tường ở Thanh Hóa, Nam ' ở Đà Nẵng, và Phú Yên đều ở miền Trung nước Việt Nam. Câu ca dao nói về những đặc sản của các vùng này.] 7. Trong câu ca dao: Núi Truồi ai đắp mà cao, Sông Gianh ai xới ai đào mà sâu? Núi Truồi ở đâu, và sông Gianh ở đâu? Núi Truồi ở miền Trung Việt Nam [Còn có tên là Ứng Sơn hay Ứng Lĩnh, ở phía nam thành Huế,; là một ngọn trong dãy Trường Sơn chạy ra đến biển.] Sông Gianh ở miền Trung Việt Nam [Còn có tên là Linh Giang, ở Quảng Bình,; là con sông phân chia đất nước trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh (1533-1788).] 8. Giải thích câu tục ngữ sau đây: "Phúc đức tại mẫu." Khi người mẹ có lòng nhân, làm việc tốt, phúc thiện, con cái cũng theo cái gương tốt đẹp ấy mà làm theo. 9. Trong câu ca dao: Con mèo mà trèo cây cau, Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà. (1) đã dùng đến mỹ từ pháp nào? (2) giải thích mỹ từ pháp đó là gì? Dùng phép nhân cách hóa, là phép coi một con vật, cây cỏ, hay một đồ vật có ngôn ngữ, cử chỉ và sinh hoạt như một con người. Cách nhân cách hóa làm cho câu văn thêm linh động. 10. Câu hỏi sau có hai phần về mỹ từ pháp: (1) Ngoa Ngữ là phép gì? (2) Cho thí dụ? Ngoa ngữ là nói ngoa, đem chuyện tuyệt nhiên không bao giờ có thể xảy ra [để diễn tả nội dung một cách quả quyết, dứt khoát, hay trào lộng, hài hước.] Thí dụ: a. Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn. (Tục ngữ) b. [Bao giờ rau diếp làm đình, Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta; Bao giờ trạch đẻ ngọn đa, Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.] 11. Câu hỏi sau có ba phần về mỹ từ pháp: (1) Thậm Xưng là phép gì? (2) Cho thí dụ? (3) Cách Thậm Xưng khác với Ngoa Ngữ như thế nào? DVDH2000.doc 2 cmc 17Dec99

Thậm xưng là nói quá sự thật, không đúng ở mức độ thực [để làm nổi bật ý muốn diễn tả, làm người tiếp nhận dễ chú ý đến.] Thí dụ: a. Những điều chướng tai, gai mắt. (Thành ngữ) b. [ Ăn được, ngủ được là tiên. ] Ngoa ngữ là đem chuyện tuyệt nhiên không bao giờ có thể xảy ra để diễn tả. Thậm xưng là nói quá sự thật. 12. Hai câu thơ sau đây của bà Huyện Thanh Quan đã dùng những mỹ từ pháp nào, giải thích những phép đó? Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông chợ mấy nhà. Lom khom và lác đác là hai chữ tượng hình: [ gợi cho người đọc những hình ảnh trong đầu (dáng cong cong của người tiều phu, cảnh những căn nhà rời rạc dọc bên bờ sông)] Hai câu thơ còn dùng phép đảo ngữ: [ thay đổi vị trí các chữ "Lom khom" và "Lác đác" trong câu văn để nhấn mạnh ý bằng cách đặt ở đầu câu.] Hai câu thơ lại còn dùng phép (tiểu) đối: câu trên đối với câu dưới. 13. Ta có tục đưa ông Táo về trời vào dịp nào, ngày tháng nào trong năm âm lịch? Dịp Tết Nguyên Đán. Ngày 23 tháng Chạp năm âm lịch. phải lên thiên đình; người ta bẻ cành đào cắm trong nhà để ma quỷ thấy hình ảnh này, sợ các thần mà không dám quấy phá. 16. Câu hỏi có hai phần: (1) Hai bà Trưng tên thật là gì? (2) Ai là chị và ai là em? Trưng Trắc và Trưng Nhị. Trưng Trắc là chị và Trưng Nhị là em. 17. Câu hỏi có ba phần: (1) Ai đã dẹp loạn 12 sứ quân và thống nhất đất nước? (2) Sau đó, người đã đặt tên nước ta là gì? (3) Và đặt thủ đô ở đâu? Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, [Vua lên ngôi lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng.] Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt và đặt thủ đô ở Hoa Lư 18. Tướng Trần Bình Trọng khi bị giặc Nguyên bắt và dụ hàng đã khẳng khái trả lời như thế nào? "Ta thà làm quỷ nước Nam chớ không thèm làm vương đất Bắc." 19. "Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì xin hãy chém đầu thần trước." Vị tướng nào đã nói câu trên? Tướng Trần Hưng Đạo 14. Tại sao ngày Tết (Nguyên Đán) ta có tục cữ quét nhà hốt rác đổ đi, hay chỉ quét từ ngoài vào trong nhà? Vì huyền thoại có Thần Tài ở trong đống rác nên sợ hốt rác đổ đi sẽ đổ mất luôn tiền tài. 15. Tại sao ngày Tết (Nguyên Đán) ta thích cắm cành hoa đào trong nhà? Vì sự tích có hai vị thần (Trà và Uất Lũy) ở trên cây đào (trên núi Sóc Sơn, Bắc Việt), che chở bảo vệ dân chúng. Ngày Tết các vị thần này 20. Câu hỏi có hai phần: (1) Vua Trần Nhân Tôn mở Hội Nghị Diên Hồng để làm gì? (2) Các bô lão họp tại điện Diên Hồng đã trả lời vua thế nào? Hỏi ý các bô lão và sĩ phu trong nước việc nên hòa hay đánh với giặc Nguyên (Mông Cổ) Các bô lão đều một lòng quyết chiến chống giặc 21. Câu hỏi có ba phần: (1) Bánh dày có hình gì và tượng trưng cho điều gì? (2) Bánh chưng có hình gì và tượng trưng cho điều gì? (3) Người DVDH2000.doc 3 cmc 17Dec99

Việt dùng hình ảnh của bánh dầy và bánh chưng để ví (so sánh) điều gì? Bánh dày có hình tròn, tượng trưng cho vòm trời, Bánh chưng có hình vuông, tượng trưng cho mặt đất, Để ví công lao tổ tiên cha mẹ như trời đất; nên mỗi Tết đến chúng ta làm bánh chưng và bánh dầy cúng tổ tiên để tỏ lòng hiếu thảo. 22. Em hãy cho thí dụ câu ca dao nào nói lên công ơn cha mẹ? Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. 23. Nguyễn Bá Học có câu danh ngôn nào để khuyên chúng ta đừng nên nản chí khi gặp khó khăn? "Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông" 24. Chữ nào là tĩnh từ và chữ nào là trạng từ trong câu sau đây: "Ngày Tết, Mẹ mặc áo đẹp quá."? Tĩnh từ: đẹp; Trạng từ: quá 25. Em hãy cho thí dụ câu ca dao hay tục ngữ nào khuyên ta đừng quên nguồn cội, tổ tiên, dân tộc của mình? Uống nước nhớ nguồn Thành phố Sài Gòn 57. Ngọn núi nào cao nhất nước ta, (2) thuộc miền nào? (3) cao bao nhiêu? Ngọn Phan Si Păng trong dãy Hoàng Liên Sơn, (2) ở miền Bắc (3) Cao 3142 mét (10,038 ft) 29. Em hãy kể ranh giới nước Việt Nam (giáp với những nơi nào)? Bắc giáp Trung Hoa, Nam giáp Vịnh Thái Lan, Đông giáp Thái Bình Dương (Biển Đông), Tây giáp Cam-pu-chia và Lào 30. Em hãy kể tên hai con sông lớn ở miền Nam nước Việt Nam? Sông Cửu Long và sông Đồng Nai 31. Câu hỏi có hai phần: (1) Thành phố Huế còn được gọi là gì và (2) tại sao? (1) Cố Đô Huế, (2) vì đã là kinh đô của các vua nhà Nguyễn 32. Câu hỏi có hai phần: Trong họ hàng (1) Thím là ai? (2) và Mợ là ai? Thím là vợ của chú, họ hàng bên nội Mợ là vợ của cậu, họ hàng bên ngoại 26. Trong ngày Tết Nguyên Đán người ta tránh làm những điều gì, tại sao? Ta tránh làm và nói những điều xấu, điều bậy vì sợ sẽ xui và xấu cả năm 27. Thành phố nào là thủ đô Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975? 33. Vua Quang Trung đã cho quân ăn Tết vào ngày nào trước khi đánh quân Thanh? Ngày 20 tháng Chạp 34. Kể tên hai con sông chính của miền Bắc Việt Nam? Sông Hồng và sông Thái Bình DVDH2000.doc 4 cmc 17Dec99

35. Câu hỏi có 3 phần: (1) Lê Lợi đã dựng cờ khởi nghĩa ở đâu? (2) tự xưng là gì? (3) và để chống lại ai? (1) ở Lam Sơn (2) xưng là Bình Định Vương (3) Đánh quân Minh dành độc lập cho nước ta 36. Đánh vần chữ sau đây: "sung sướng" 37. Đánh vần chữ sau đây: "siêng năng" 38. Cho biết chữ phản nghĩa với "Cẩu thả"? Cẩn thận 39. Em hãy kể tên tháng đầu tiên và tháng cuối cùng của năm âm lịch? Tháng đầu tiên gọi là tháng Giêng; tháng cuối gọi là tháng Chạp [Ghi chú: Chỉ trong Dương lịch (lịch Tây) mới gọi là tháng 1 và tháng 12. Tháng thứ 11 âm lịch còn được gọi là tháng một.] 42. Xin cho biết vì sao người Việt gọi mình là "Con Rồng Cháu Tiên"? Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân [con trưởng của Kinh Dương Vương, vị vua đầu tiên của nước Việt Nam xưa] vốn con cháu thủy thần, và vợ ông là bà Âu Cơ vốn nòi giống tiên. [Truyền thuyết còn có thể được giải thích sau: Nguồn gốc TIÊN: Vua Đế Minh đi tuần thú phương nam, tới miền núi Ngũ Lĩnh, lấy Vụ TIÊN Nữ, sinh ra Lộc Tục. Sau Lộc Tục lên làm vua phương nam, tức Kinh Dương Vương. Nguồn gốc RỒNG: Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ (RỒNG).] 43. Cho biết (1) Sự Tích Trầu Cau xảy ra vào thời nào? (2) Ý nghĩa chính của Sự Tích Trầu Cau? (3) Ngày nay ta vẫn dùng trầu cau trong dịp nào? Sự Tích Trầu Cau xảy ra vào đi vua Hùng thứ 3. Nói lên tình gia tộc: tình chồng vợ, tình anh em tràn đầy của người Việt đã có từ thời xa xưa. Ngày nay ta vẫn có tập quán dùng trầu cau trong mỗi dịp đám cưới hỏi. 40. Câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" có ý khuyên ta điều gì? Dù nghèo đói cũng không làm điều xấu để được hưởng lợi 44. Theo truyền thuyết câu chuyện Phù Đổng Thiên Vương (1) xảy ra vào thời vua Hùng thứ mấy? (2) Phù Đổng Thiên Vương sanh quán ở đâu? và (3) giúp vua chống giặc nào? (4) Cho biết hai ý nghĩa chính của câu Chuyện Phù Đổng Thiên Vương? Câu 41-60: Câu hỏi bổ túc thi ĐVĐH 2000 41. (1) Vị vua đầu tiên của nước Việt Nam là ai? (2) lên ngôi năm nào? (3) Vua đặt tên nước là gì? Vị vua đầu tiên của nước Việt xưa là Kinh Dương Vương. Vua lên ngôi năm 2879 trước công nguyên (2879 B.C.) Vua đặt tên nước là Xích Quỷ. [Nước Xích Quỷ rất lớn, gồm 1/2 nước Tàu phía nam sông Dương Tử và miền Bắc Việt ngày nay. ] Chuyện Phù Đổng Thiên Vương xảy ra vào thời vua Hùng thứ 6. Phù Đổng Thiên Vương sanh quán ở làng Phù Đổng (thuộc tỉnh Bắc Ninh). Phù Đổng Thiên Vương giúp vua Hùng đánh bại giặc Ân. Ý chí kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc Việt. Chuyện cũng cho thấy từ thời Hùng Vương, dân ta đã biết kỹ thuật luyện kim khí. 45. Cho biết (1) từ "Bách Việt" nghĩa là gì? (2) Nêu một sự tích liên quan đến hai chữ "Bách Việt"? DVDH2000.doc 5 cmc 17Dec99

Bách có nghĩa là 100. Bách Việt có nghĩa là 100 sắc dân Việt cùng nguồn gốc với nhau Theo sự tích "Một mẹ trăm con": Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh ra 100 người con; con trưởng thành Hùng Vương thứ nhất. [Hiện nay tại Việt Nam còn 54 sắc tộc Việt thiểu số + người Việt (Kinh) = 55 sắc dân Việt.] 46. Cho biết về địa lý nước Văn Lang đời Hùng Vương? Nước Văn Lang gồm miền châu thổ sông Hồng (Bắc Việt), châu thổ sông Mã và sông Chu (vùng Thanh Hóa), trải dài đến khoảng vùng Quảng Bình (Trung Việt). 47. Cho biết những (ít nhất 3) nghề nghiệp chính của dân Việt vào thời Hùng Vương? và dẫn chứng bằng phong tục, truyền thuyết, sinh hoạt dân tộc trong giai đoạn lịch sử sơ khai này? Dân chúng thời Hùng Vương thạo: nghề bắt cá, chài lưới (điển hình bằng tục vẽ mình), nghề nông (truyện bánh chưng, bánh dày, dưa hấu), nghề luyện kim (truyện Phù Đổng Thiên Vương, di tích trống đồng), và nghề buôn bán (truyện Chử Đồng Tử, An Tiêm) 48. Bà Triệu Thị Trinh đã nói gì với anh là Triệu Quốc Đạt khi quyết đứng lên chống lại sự đô hộ của quân Tàu? "Tôi muốn cởi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, chớ không chịu cúi đầu làm tỳ thiếp cho kẻ khác." Nam Việt Giao Chỉ Thời nhà Triệu (207-111 BC) Thời bị thuộc nhà Tiền Hán (111 BC- 203 AD) Giao Châu Thời bị thuộc nhà Hậu Hán (203-544) Vạn Xuân Thời nhà Tiền Lý (544-603) An Nam Thời bị thuộc nhà Tống (603-939) Đại Cồ Việt Thời nhà Đinh (968-980), Tiền Lê (980-1009), Lý [cuối Thái Tông] (1010-1054) Đại Việt Thời nhà Lý [từ Thánh Tông] (1054-1225), Trần (1225-1400) Đại Ngu Thời nhà Hồ (1400-1407) An Nam Thời bị thuộc nhà Minh (1407-1427) Đại Việt Thời Hậu Lê, Trịnh-Nguyễn, và Tây Sơn (1428-1802) Việt Nam Thời Nguyễn Gia Long (1802-1832) Đại Nam Thời Nguyễn (từ Minh Mạng) (1832-1945) [Thời Pháp thuộc: người Pháp chia 3 miền bắc trung nam đặt tên Tonkin, Annam, và Cochinchina (trong bán đảo Đông Dương hay Indochina).] Việt Nam Từ 1945 về sau 50. Tục ngữ có câu "Hai [mươi] mốt Lê Lai, hai [mươi] hai Lê Lợi". Giải thích câu ấy (cho biết Lê Lai là ai? đã làm gì?...) Lê Lai là tướng của Bình Định Vương Lê Lợi. Trong thời kỳ chống giặc Minh, Lê Lai đã đổi áo bào với Lê Lợi khiến giặc tưởng lầm đuổi giết và nhờ đó Lê Lợi thoát được vòng vây khốn. Để tưởng nhớ công cứu chúa của Lê Lai, Lê Lợ khi lên ngôi vua (lấy hiệu Lê Thái Tổ 1428-1433) để di chúc cho cúng giỗ Lê Lai trước ông một ngày. 51. Câu hỏi sau có hai phần. Trong câu ca dao: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. (1) giải thích xứ Nghệ? (2) cho biết thuộc miền nào trên đất Việt? 49. Ngoài tên Việt Nam, nước ta còn đã từng có những tên khác. Hãy cho biết ít nhất 3 tên khác? Văn Lang Âu Lạc Thời Hồng Bàng (2879-258 BC) Thời nhà Thục (257-207 BC) (1) Nghệ An, (2) Miền Trung Việt 52. Câu hỏi sau có hai phần. Trong câu ca dao: Sông Gầm, sông Chảy, sông Lô, Sông Đà, sông Đáy chảy vô sông Hồng. DVDH2000.doc 6 cmc 17Dec99

Thái Bình chi nhánh có ba, Sông Cầu, sông Lục, cùng là sông Thương. (1) cho biếr các sông này thuộc miền nào trên đất Việt? (2) giải thích 4 câu ca dao trên Miền Bắc Sông Hồng do chi nhánh 5 sông chánh: sông Gầm, sông Chảy, sông Lô ở tả ngạn (phía bắc) và sông Đà, sông Đáy ở hữu ngạn (phía nam) đổ vào. Còn sông Thái Bình do ba chi nhánh là sông Cầu, sông Lục và sông Thương tạo thành. 53. Hai câu thơ: Bãi Ba Động nước xanh cát trắng, Ao Bà Om thắng cảnh miền Tây. (1) Chỉ thắng cảnh của tỉnh nào? (2) Cho biếr thuộc miền nào trên đất Việt? Thắng cảnh thuộc tỉnh Trà Vinh (ranh giới: sông Tiền, sông Hậu, Vĩnh Long & biển Đông Thuộc miền Nam 54. Câu ca dao sau đây chỉ về sự việc gì xảy ra trong lịch sử Việt Nam: Tiếc thay cây quế giữa rừng, Để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo. Vua Trần Anh Tôn đã gã công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân (1307) để lấy châu Ô và châu Rí (khu vực Huế ngày nay), mở mang bờ cõi nước Việt về phương nam. 55. (1) Thế nào là mỹ từ pháp tượng thanh. (2) Cho ít nhất 2 thí dụ? Trời ơi! / Tội nghiệp thằng bé quá! / Đẹp quá! v.v. [Tán thán từ chấm dứt với dấu chấm than (!)] 57. Không kể những dấu giọng, tiếng Việt (1) có bao nhiêu nguyên âm, (2) kể ra. (1) Có 12 nguyên âm (2) a ă â e ê i o ô ơ u ư y 58. Cao nguyên trung phần Việt Nam thường được gọi là "Cao nguyên đất đỏ", tại sao? Màu đất núi lửa cổ xưa. [Cao nguyên Trung phần nằm trong vòng đai lửa của Thái Bình Dương, do dung nham (lava) núi lửa tạo thành.] 59. Trong câu ca dao sau: Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Giải thích (1) "Ruột đau chín chiều" là đau làm sao? (2) ý nghĩa câu ca dao? Ruột người ta có chín khúc (chiều); chiều nào cũng đau cả Ý nói lòng nhớ nhung quê mẹ nhiều lắm lắm 60. Câu ca dao sau dạy em điều gì: Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn. Dạy về tình đồng bào, "người trong một nước phải thương nhau cùng". Từ tượng thanh dựa theo âm thanh hay tiếng động như thật Sóng vỗ ầm ầm; Mưa rơi lộp độp trên mái; Tiếng võng ru con kẽo kẹt 56. (1) Thế nào là (tán) thán từ. (2) Cho một thí dụ. Chữ, câu hay mệnh đề chỉ sự ngạc nhiên hay than van. DVDH2000.doc 7 cmc 17Dec99