Microsoft Word - Dung_Kinh_Hien_Vi_Soi_Roi U.doc

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - CXLKTS-Mat_ Tran_ Van_ Hoa_ Giua_ Ta_ va_ Tau U.doc

Niệm Phật Tông Yếu

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Microsoft Word - doc-unicode.doc

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

1

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Cúc cu

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Tam Quy, Ngũ Giới

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Thiền tông và Tịnh độ tông - chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016

Bạn Tý của Tôi

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

1 KINH VĂN THÙ SƯ LỢI SỞ THUYẾT MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT Tác Giả: Đời Lương Tam Tạng Mạn Đà La Tiên Dịch Giả: Hòa Thượng Thích Minh Lễ Tôi nghe như vầy

KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG CÓ PHẢI LÀ CUỐN KINH ĐẦU TIÊN ĐƯỢC DỊCH TẠI TRUNG QUỐC KHÔNG? HẠNH CƠ Nguồn Chuyển sang ebook 2

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Cổ học tinh hoa

Microsoft Word - LTCC_86BPT_F2_2.doc

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

LỄ GIỔ QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG Việt Nhân HÔM NAY LÀ NGÀY LỄ GIỔ QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ 4896 Để giúp Đồng bào cả nước nhớ tới Cội nguồn, Tổ Tiên chúng t

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

LUẶN ĐẠI TRÍ Độ Quyển 21

Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12

TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI N

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Microsoft Word - doc-unicode.doc

CHƯƠNG 1

Đàm Loan và Đạo Xước

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Bồ Tát giới đệ tử Bành Tế Thanh luận (*) Việt Dịch: Sư Bà Hải Triều Âm ---o0o--- Nguồn Chuyển sang e

(Microsoft Word LU?N V? GI\301O D?C GIA \320\314NH)

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Kinh Duoc Su Luu Ly Quang Nhu Lai Bon Nguyen Cong Duc - Ns Tam Thuong

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

CHÁNH TRÍ MAI THỌ TRUYỀN 1 TRUYỀN TÂM PHÁP YẾU

doc-unicode

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Công Chúa Hoa Hồng

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

Giáp Ngọ ( 甲午 ) là kết hợp thứ 31 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Giáp (Mộc dương) và địa chi Ngọ (ngựa)

Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay NGUYỄN THỊ THANH MAI Tóm tắt: Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời v

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

Kinh Kim Cuong Luan - Ba Ha La Han Dich - Cs Nguyen Hue Dich

TRUNG PHONG PHÁP NGỮ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ VIỆT HOA GIẢNG DẠY TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHO THÔNG LUẬN

Phần 1

MỞ ĐẦU

ĐẠO ĐỨC LẻM NGƯỜI

PHẬT LỊCH 2515 THỜI KHÓA TỤNG CHIỀU KỶ NIỆM MÙA KIẾT HẠ AN CƯ NĂM KỶ HỢI 1959 BÀI KỆ CỦA THẤT PHẬT Chư ác mạc tác (Chư Phật dạy rành:) Chúng thiện phụ

Phong thủy thực dụng

ttvnctk20

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Phần 1

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni Đời Đường, Tam tạng Bất Không dịch 1 Việt dịch: Quảng Minh Kính lạy đấng đại bi Quán Âm Ng

Giới văn trích lục từ Ưu Bà Tắc Giới Kinh do ngài Tam tạng Pháp sư Đàm Vô Sấm dịch Phạn Hán Tỳ kheo Thích Pháp Chánh dịch chú Giới bổn Bồ tát tại gia

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

KINH DƯỢC SƯ 275 NGHI THƯ C TỤNG KINH DƯƠ C SƯ -----***----- (Thă p đe n đô t hương, đư ng ngay ngă n, chă p tay ngang ngư c, chu lê mâ t niê m) CHU T

Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại :

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Bảo tồn văn hóa

Nghị luận về thời gian

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

Giới Nguyện Bồ Đề Tâm Giới nguyện Bồ Đề Tâm gồm mười tám giới nguyện chính và bốn mươi sáu giới nguyện phụ. Vi phạm một giới nguyện chính là vi phạm t

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Bản ghi:

Dùng Kính Hiển Vi Soi Rọi Tìm Nguồn GốcVăn Hóa Dân Tộc Việt Nam Trong Tứ Thư Ngũ Kinh Phải chăng muốn tìm về văn hóa Việt nếu bỏ Nho giáo (Tứ Thư Ngũ Kinh) thì chúng ta chỉ tìm thấy ngọn chứ chưa đến gốc của văn hóa Việt? Do vị trí địa lý - nơi giao lưu các luồng văn hóa- và quá trình phát triển xã hội và lịch sử dân tộc Việt Nam bởi các quan hệ giao lưu văn hóa Đông Nam Á, Trung Hoa, Ấn Độ, Tây Phương. Cho nên tiến sĩ H. R. Ferraye cho rằng nét đặc sắc văn hóa Việt Nam là tính cách không chối tư của nó. Thực ra, chỉ có một chối từ là sự đồng hóa cưỡng bức. Còn lại, nó tìm cách dung hóa và hội nhập mọi sở đắc văn hóa của Hoa, Ấn, Nam Đảo, Tây Âu cả ngôn từ và kỹ thuật, cả tôn giáo và nghệ thuật (Trần Quốc Vượng sđd, trang 44). Mặt khác, khi luận về bản sắc văn hóa Việt Nam, một học giả Mỹ ví Việt Nam như một cây gậy nhìn bề ngoài thấy phủ một lớp sơn Tây mỏng; cạo lớp sơn ấy đi, vẫn thấy một lớp sơn Tàu có phần dầy hơn; song cạo lớp sơn tàu ấy nữa thì lộ ra cốt lõi gậy tre Việt Nam (Trần Quốc Vượng sđd, trang 46). Còn lớp sơn Ấn Độ (Phật giáo) và Đông Nam Á mà học giả Mỹ đã quên không nói đến. Phải chăng khuynh hướng tìm cội nguồn văn hóa Việt trong Tứ Thư Ngũ Kinh vì cái bệnh cố hữu của trí thức khoa bảng là nói cái gì, nghĩ cái gì cũng phải dựa vào kinh điển, sách vở. Chính vì thế mà khuynh hướng này cố gắng tìm đủ mọi cách minh chứng Khổng Tử chỉ chữ nghĩa hóa, công thức hóa văn hóa tộc Bách Việt sống trên đất Tàu, trong tinh thần không sáng tác kinh điển mà chỉ sang định,, chỉ thuật lại đạo cổ xưa. Và cho rằng Nho giáo chứa đựng những hằng số của văn hóa dân tộc Việt Nam. Trái lại dưới ánh sáng mới của khoa học, các nhà nghiên cứu, các học giả chuyên về văn hóa Tây Âu Pháp, Anh, Úc, Mỹ chuyên về văn hóa minh chứng văn hóa Hoà Bình là cội nguồn của văn hóa Việt Nam, vì tộc Bách Việt sống trên đất Tàu là hậu duệ của cư dân đồng bằng sông Hồng và ven biển Bắc bộ cùng các sắc dân Đông Nam Á khác đã rời khỏi quê mẹ, di lên sinh sống trên đất Tàu. Các nhà nghiên cứu Mỹ, Úc, Tây Âu tìm cội nguồn văn hóa Việt ở đồng bằng sông Hồng Văn hóa Việt Nam cổ truyền, về bản chất, là văn hóa xóm làng, văn hóa truyền miệng (văn hóa dân gian). Nền văn hóa dân gian đó không thể ra đời một sớm một chiều. Cái gốc của nó là nền văn hóa dân tộc trước thời Bắc thuộc. Không phải chỉ đi ngược lên đến thời đại Đông Sơn mà phải ngược lên, vượt qua văn hóa Phùng Nguyên (thời các vua Hùng dựng nước) và Bắc Sơn đến tận thời đại văn hóa Hoà Bình, thời đại cách mạng nông nghiệp trồng lúa nước với xóm làng, khi tìm hiểu cội nguồn đặc tính văn hóa Việt Nam. Chính xắc hơn phải về tận cội nguồn văn hóa Việt Nam, Thiên Thư Vô Ngôn của Trời Đất (Thiên Nhiên). Trích trong Cuộc Xâm Lăng Không Tiếng Súng Tủ Sách Việt Thường Trang 1

Chúng ta thử nghĩ chỉ 200 năm nữa thôi, có một người nào đó muốn tìm hiểu cội nguồn của văn hóa dân tộc Việt Nam mà tìm ở trong những quyển sách do người ngoại quốc viết về cộng đồng Việt Nam sống ở Ấn Độ, Nhật, Anh, Pháp, Mỹ, Úc... thì có hợp tình hợp lý không? Cho nên các học giả nói trên đã và đang đến xóm làng ở đồng bằng sông Hồng tìm hiểu văn hóa Việt Nam. Phải chăng những người ngoại quốc đó đã hiểu ra được văn hóa Việt Nam là văn hóa xóm làng, nên họ đã và đang đến tận nông thôn Việt Nam (cái nôi của văn hóa Việt Nam) để nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc, cốt lõi của văn hóa Việt Nam? Phải chăng họ đã phân biệt được dân tộc Việt Nam và chủng tộc Bách Việt sống trên đất Tàu? Không thể tìm triết lý sống Việt Nam (triết lý Tiên Rồng) cũng như cốt lõi của đạo sống Việt Nam trong sách vở Tàu hay ở những di vật khảo cổ trên đất Tàu mà ở tại chính trong bản thân thực nghiệm của dân tộc Việt Nam còn đang tiếp diễn sinh động trong đời sống của dân tộc Việt Nam nơi xóm làng. Phải chăng họ nắm bắt được văn hóa Việt Nam là văn hóa truyền miệng, nên có một số đã và đang học tiếng Việt để đọc khối lượng ca dao tục ngữ vô cùng phong phú có một không hai trên thế giới? Ca dao tục ngữ là tiếng nói đích thực của dân tộc. Phải chăng cảm nhận được văn hóa Việt là văn hóa chìm, nên họ lắng lòng bước vào ngôi nhà tâm linh Việt, giải mã những biểu tượng, những ẩn dụ, nơi che dấu cốt lõi tư tưởng Việt, triết lý sống Việt, trong các huyền thoại, là những thông điệp của tổ tiên dân tộc Việt Nam? Huyền thoại là tiếng nói tâm thức của dân tộc. Mất bộ huyền thoại là mất mạch nối vào nguồn quá khứ tổ tiên và mất luôn căn bản trong việc xây dựng tiền đồ dân tộc (Wallace Cliff). Đọc được chữ Hán (Tứ Thư Ngũ Kinh) có thể phục hoạt được hồn nước, ý chí tự chủ không? Nếu chữ Nho, đạo Nho thật sự do tộc Bách Việt sáng tạo đi chăng nữa, sau đó người đời Hạ, đời Thương, đời Chu, rồi Khổng Tử chữ nghĩa hóa, công thức hóa thành những câu văn ngắn gọn trong kinh điển Tàu thì đó chỉ là những yếu tố căn bản văn hóa, văn minh của tộc Bách Việt đã rời khỏi đất mẹ sống trên đất Tàu. Chữ nghĩa hóa, hệ thống hóa, công thức hóa thì có kinh sách đồ sộ, có triết học kinh điển phong phú, nhưng kinh nghiệm sống, triết lý sống trở thành khái niệm, triết lý suông, khuôn vàng thước ngọc ở đầu môi chót lưỡi. Hơn nữa, như đã trình bày ở phần trên sách vở, chữ nghĩa chỉ là cái xác chết, là cặn bã của người xưa, là một đống ngôn từ trống rổng. Ngôn từ chữ nghĩa chỉ nói về sự thật, chứ không phải là sự thật. Nói về nhân ái, viết về nhân ái không phải là nhân ái. Nhân ái phải thể hiện trong nếp sống. Nói về nhân trị không phải là nhân trị. Khổng Tử nói về nhân nghĩa, nhân trị, nhưng được làm quan rồi thì cũng độc ác, tàn nhẫn như thường (chữ của Vương Sóc, sđd, trang 320) làm được mấy ngày Đại Tư Khấu thì giết luôn Thiếu Chính Mão. Khổng Tử nói hòa đem hòa bình cho thiên hạ thực chất là hưng Hoa diệt Di, là đồng hóa người Di (Bách Việt) trở thành người Tàu. Hòa dưới sự thống trị của nhà Chu. Ông Bá Dương một học giả Trung Quốc trong người Trung Quốc Xấu Xí đã phát biểu rằng có một nhân vật cổ quái nói một câu: dân vi quí, quân vi khinh (dân là quí vua là thường). Đấy chỉ là một thứ lý tưởng mà Trung Quốc chưa bao giờ thực hiện (trang 72) Tiến sĩ Triết Học Trần Văn Đoàn đã nhận định rằng tuy Nho giáo chấp nhận con người là chủ nhân, và coi vị nhân như một nền đạo đức. Song tiếc thay, xã hội Nho gia thống trị lại vị vương vị chúa và coi người dân như cỏ, công cụ, súc vật. Trên thực tế, lịch sử của xã hội Nho giáo chưa bao giờ ghi lại sự Trích trong Cuộc Xâm Lăng Không Tiếng Súng Tủ Sách Việt Thường Trang 2

kiện người dân làm chủ. Ngược lại, chế độ quan liêu, hệ thống xã hội phong kiến, sự kiện thần thánh hóa vua chúa, chứng minh một cách chua chát là quan niệm nhân chi vị chủ cũng như chính sách thân dân chỉ xuất hiện trong đầu óc của các nhà Nho gàn mà thôi (Việt Triết - Luận tập, Thượng tập, trang 304-305). Điều đó cho thấy triết lý sống trở thành khuôn sáo để làm cảnh cho đẹp lúc trà dư tửu hậu, chưa bao giờ thực hiện trên đất Tàu. Suốt chiều dài lịch sử từ Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh dân Bách Việt sống trên đất Tàu đọc và học Tứ Thư Ngũ Kinh, mở miệng ra là Khổng Tử dạy rằng, Mạnh Tử nói rằng, nhưng vẫn không giữ được hồn nước, hồn dân tộc vì rời khỏi quê mẹ quá lâu cho đến ngày nay vẫn không vùng dậy nổi. Đến như nhà cách mạng Tôn Dật Tiên mà cũng quên gốc tích, thân phận mình (người Bách Việt Quảng Đông) tự cho mình là người Hán và còn cho rằng dân tộc Việt Nam có nô lệ tính. Gần đây hồn dân tộc của dân Đài Loan đã manh nha phục hoạt và tinh thần tự chủ càng ngày càng phát triển nên họ đã và đang đấu tranh giành độc lập. Có lẽ chỉ khi nào dân tộc Việt Nam vươn lên vững mạnh thì may ra tộc Bách Việt sống trên đất Tàu (Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Triết Giang, Hồ Nam, Quí Châu) mới có điều kiện thuận lợi phục hoạt được hồn nước, tinh thần tự chủ để vùng dậy đấu tranh giành độc lập như dân Đài Loan hiện nay (2005). Không đọc được chữ Hán làm sao trở thành người tốt và phát triển tâm linh? Đối với 95% dân Việt chất phác hiền lương không đọc được Tứ Thứ Ngũ Kinh có lẽ con đường hợp tình hợp lý và không phản lại khoa học là trở về với triết lý sống hài hòa (hòa cả làng). Nó manh nha hình thành từ trong lòng của nền văn hóa trồng lúa nước 6.000-7.000 năm trước, với xóm làng (xã thôn tự trị). Triết lý sống hài hòa đó đuợc duy trì phát triển và hoàn chỉnh dần dần trải qua các thời đại Bắc Sơn, Phùng Nguyên, Đông Sơn. Nó đã trở thành nếp sống lấy tình nghĩa làm đầu (một bồ cái lý không bằng một tí cái tình), với đạo lý dân tộc: thương người như thể thương thân, lấy tình thương xây dựng tâm thức dân tộc. Đến ngày nay, thế kỷ 21, xóm làng Việt Nam - cái nôi của văn hóa Việt Nam- vẫn tiếp tục duy trì triết lý sống hài hòa qua nếp sống lấy tình nghĩa làm đầu: coi nhau như bát nước đầy là hơn; lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau; ai nhất thì tôi thứ nhì ai mà hơn nữa tôi thì thứ ba. Mặt khác ở đâu có hài hòa ở đó có chấp nhận dị biệt (rằng trong lẽ phải có người có ta) và khướt từ bạo lực (khôn chẳng qua lẽ khỏe chẳng qua lời, tức đối thoại). Từ đó nảy sinh lối ứng xử: có đi có lại - trong tinh thần công bằng là đạo người ta ở đời- mới toại lòng nhau. Ở đâu có hài hòa ở đó có tình thương (thương người như thể thương thân), và sự hiểu biết thoát khỏi mọi ràng buộc tư dục (khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống), và bao dung tha thứ (chín bỏ làm mười). Ở đâu có hài hòa ở đó có phân công hợp tác, hợp tình hợp lý với thiện chí chung sống yên vui thanh bình (chồng cầy vơ cấy con trâu đi bừa). Hài hòa giữa thân và tâm để có sức khỏe tốt, phát triển tâm linh một cách tự nhiên trong đời sống (chuyển hóa tâm thức - thay đổi cách nhìn). Hài hòa giữa vợ và chồng để xây dựng mái ấm gia đình (thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn) trong gia đình phân công (chồng chài vợ lưới, con câu). Hài hoà giữa người với người để chung sống yên vui thanh bình trong phát triển (thuận bầu thuận bạn mới đóng nổi ghe to); Hòa mục trong xóm làng (hòa cả làng), đến sự thái Trích trong Cuộc Xâm Lăng Không Tiếng Súng Tủ Sách Việt Thường Trang 3

hòa của đất nước qua chế độ địa phương phân quyền với xã thôn tự trị (phép vua thua lệ làng) trong tinh thần tự do dân chủ và công bằng (công bằng là đạo người ta ở đời). Và đỉnh cao tuyệt đích của con người là thăng hoa như Tiên Rồng, như nước bốc hơi, thăng hoa mãi theo chiều kích tâm linh mà khởi điểm là trở về với chính mình (trăm hay là xoay vào lòng, vì ngọn đèn được tỏ trước khêu bởi mình), tự biết mình xây dựng nếp sống tỉnh thức, qua quá trình học ăn, học nói, học gói, học mở theo chiều kích phát triển tình thương và trí tuệ (tâm linh) với định hướng BIẾN HÓA Thăng hoa Hòa đồng: hòa vào cuộc sống và cùng vũ trụ. (Cần biết thêm chi tiết, xin tìm đọc các tác phẩm của Tủ Sách Việt Thường, P.O. Box 720080, Houston, TX 77272, ). Theo ngôn từ triết học ngày nay rút tỉa được ba quy luật làm nền cho triết lý sống hài hòa của dân tộc: 1) đối lập thống nhất 2) tác động hai chiều 3) phân công hợp tác. Thần tổ kép tiên Rồng của dân tộc Việt là biểu tượng cho triết lý sống hài hòa và cũng là biểu tượng cho sự thăng hoa theo chiều kích nhân và trí. Mẹ Tiên Âu Cơ sống trên núi (non Nhân), cha Rồng Lạc Long sống dưới biển (nước Trí). Hòa là chủ đạo cho mọi liên hệ ứng xử. Trí tuệ và tình thương (nhân ái) là định hướng của dân tộc trong mọi ý nghĩ lời nói, việc làm và phát triển tâm linh. Biểu tượng mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long chính là biểu hiện rực rỡ của tình thương và sự hiểu biết không bị ràng buộc bởi tư dục (trí tuệ) để con cái Việt noi theo. Hòa cả làng khác với hoà theo quan niệm: quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa. Đã nói là hòa mà còn phân biệt quân tử với tiểu nhân thì cái hòa của kẻ đi du thuyết, chỉ hòa trên chữ nghĩa. Đã nói là hòa mà trong đầu còn in dấu phân chia, ngăn cách giữa con người với con người. Cho nên xã hội vẫn còn trong tao loạn, suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc. Giới thống trị phương Bắc (tộc Hán) vận dùng hòa để mà hóa người khác thành dân mình, của mình. Hòa dưới cây dù của tộc Hán (đã trình bày ở phần trên). Lịch sử đã minh chứng điều đó họ đã hòa từ phía nam sông Hoàng Hà đến Quảng Đông, Quảng Tây; hiện nay họ đang hòa ở Tây Tạng, ở biên giới Việt Trung và ở Biển Đông Việt Nam. Họ còn định hòa cả Đông Nam Á. Triết lý giáo dục của người không đọc được Tứ Thư Ngũ Kinh 95% dân Việt trong đó hầu hết là các bà mẹ Việt Nam xưa cũng như nay không đọc được chữ Nho, không hiểu rõ thế nào là TU-TỀ-TRỊ-BÌNH, mù tịt với từ ngữ bác học như quy tâm, đại học chi đạo... tại chỉ ư chí thiện, chỉ, định, v.v... có lẽ trở về với lời dạy cụ thể thiết thực của tổ tiên, qua huyền thoại, ca dao tục ngữ, tiếng nói tâm thức của dân tộc. Những lời dạy đó rút tỉa từ kinh nghiệm sống trong nền văn hóa nông nghiệp trồng lúc nước ổn định lâu đời từ cuộc cách mạng nông nghiệp đến thời đại các vua Hùng dựng nước và cho đến ngày nay.( Xem Cội Nguồn Tư Tưởng Việt ). Đó là nền giáo dục nhân bản tâm linh qua qúa trình HỌC ĂN, HỌC NÓI, HỌC GÓI, HỌC MƠ mà khởi điểm là trăm hay là xoay vào lòng vì ngọn đèn được tỏ trước khêu bởi mình. Đó là triết lý giáo dục căn bản về thân và tâm của dân tộc Việt: Giáo dục người dân Việt trở thành con hiền, dâu thảo, công dân tốt đối với dân tộc đất nước. Nó khác hẳn với triếy lý giáo dục của Nho giáo: TU, TỀ TRỊ, BÌNH. Là người dân Trích trong Cuộc Xâm Lăng Không Tiếng Súng Tủ Sách Việt Thường Trang 4

bình thường có lẽ chúng ta không cần hai vế: Trị và Bình. Trị và Bình có lẽ chỉ thích hợp cho giới thống trị phương Bắc. Quản Trọng đã Trị và Bình (thiên hạ) toàn bộ các tộc Bách Việt sống ở châu thổ sông Hoàng Hà để Tề Hoàn Công xưng bá, dưới cây dù của nhà Chu, nên được Khổng Tử khen hết lời. Tóm lại, có thể nói học ăn học nói học gói học mở là triết lý giáo dục của nền văn hóa xóm làng, nền văn hóa truyền miệng, văn hóa dân gian. Phải chăng từ cái triết lý giáo dục mang tính dân tộc, nhân bản và hiện thực đó mà ông Lý Đông A, nhà cách mạng Việt Nam kiêm Triết gia đã đưa ra quan niệm vô cùng chân xác: kinh tế, chánh trị, giáo dục phải phát triển đồng bộ. Giáo dục là khởi điểm và chung điểm của chánh trị. Còn chánh trị là thiết kế và chấp hành nhân sinh. Lịch sử minh chứng triết lý giáo dục vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính nhân bản (thích hợp cho tất cả mọi người) nói trên đã thắng chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc để ngày nay chúng ta còn một quê hương, một đất nước Việt Nam và một nền văn hóa hòa bình nhân bản, dân tộc mang tính khai phóng và dung hóa trong giao lưu, qua lăng kính nhân chủ và bình đẳng; nhưng hiện nay nó đang bị tư tưởng ngoại lai che lấp, phủ kín. Người Việt Nam ở thời đại này, dưới ánh sáng mới của khoa học, phải ý thức cư dân Hòa Bình (tiền thân của dân tộc Việt Nam) đã thực hiện cuộc cách mạng trồng lúa nước từ 6.000 7.000 năm trước. Tộc Lạc Việt đã hội nhập với cư dân Hòa Bình hình thành dân tộc Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước, sau này gọi là dân tộc Việt Nam. Chúng ta phải cảnh giác đừng để rơi vào hỏa mù văn hóa: Việt Nam là bản sao của văn hóa Trung Quốc và các yếu tố căn bản của văn hóa Việt Nam ở trong Tứ Thư Ngũ Kinh. Nếu chúng ta không sớm ý thức thì ta rơi vào chiến lược văn hóa của Trung Quốc; họ vận dụng tư tưởng Khổng Mạnh để chi phối văn hóa, tư tưởng toàn vùng Đông Nam Á và Đông Bắc Á trong sách lược bành trướng của tộc Hoa Hán. 1-Phải chăng các tộc Bách Việt sống ở châu thổ sông Hoàng Hà chỉ học lời hay, ý đẹp của Khổng Tử mà không nhận ra được chủ trương của ông ta là Hưng Hoa Diệt Di, nên tất cả bị đồng hóa thành Tàu, đất nước vĩnh viễn trở thành những tỉnh của Trung Quốc 2- Phải chăng các tộc Bách Việt sống ở phía nam sông Dương Tử (Quí Châu, Vân Nam, Triết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông và Quảng Tây) chịu ảnh hưởng sâu đậm tư tưởng Khổng Mạnh, được công thức hóa thành Tứ Thư Ngũ Kinh; nó bị đúc thành khuôn mẫu chết của ngôn từ, không thoát ra được nét sinh động của đời sống, vốn linh động, đến nỗi chẳng còn hồn nước; tinh thần tự chủ bị xói mòn đến độ tan biến, quên mất mình là ai, chẳng hạn như nhà cách mạng Tôn Dật Tiên, ông vốn quê ở Quảng Đông, hậu duệ của đại tộc Bách Việt khi xưa lại lên giọng chê bai con cháu Lạc Long Quân là có truyền thống nô lệ (!) khiến cho một người Nhật là ông Khuyển Dương Nghi phải giải thích rằng, dân tộc có truyền thống nô lệ không phải là dân tộc Việt Nam, bởi chỉ có họ mới là bộ tộc Bách Việt duy nhất không bị Hán hóa. 3- Chúng ta tự hào là người Việt Nam, con Rồng cháu Tiên, đã tồn tại sau hơn một ngàn năm lệ thuộc phưong Bắc, với chính sách đồng hóa vô cùng thâm độc vì đã bảo vệ được tâm Việt, hồn Việt và giang sơn xã tắc. Ngày nay, chúng ta vẫn nói tiếng Việt, vẫn duy trì được bản sắc riêng, với tâm Việt, hồn Việt cùng một giải non sông gấm vóc chạy dài từ ải Chi Lăng đến mũi Cà Mau. Trích trong Cuộc Xâm Lăng Không Tiếng Súng Tủ Sách Việt Thường Trang 5

Sở dĩ ông cha chúng ta làm được như vậy là nhờ đã xây dựng tâm Việt, hồn Việt, nội lực của bản sắc văn hóa Việt, đời này qua đời khác, trải nhiều ngàn năm với nền văn hóa xóm làng (xã thôn tự trị) qua giáo dục nhân bản tâm linh truyền khẩu, khởi đi từ Thiên Thư Vô Ngôn của Trời Đất (thiên nhiên) qua quá trình học ăn, học nói, học gói, học mở thể hiện qua tiếng nói tâm thức của dân tộc: ca dao, tục ngữ, huyền thoại... Chính nhờ vào sự cảm nhận/trực nhận được những qui luật dịch lý trong Thiên Thư Vô Ngôn của Trời Đất (Thiên Nhiên) trong trạng thái tâm hòa cùng vũ trụ, mà nẩy sinh ra những ý nghĩ chân xác. Do đó ông cha ta đã rèn luyện, hun đúc được sức sống nội tại bền vững mãnh liệt, phù hợp với môi trường sống, lối sống (định cư trong làng xóm) và cách làm ăn (trồng lúa nước). Đó là tâm Việt, hồn Việt, bao gồm bản lĩnh, bản sắc biết trông trời trông đất trông mây, rồi tùy thời mà làm ăn theo chuẩn mực, biết tiến, biết thoái, biết quyền biến, biết tùy thời, tùy hoàn cảnh, biết khôn khéo thâu hóa những điều hay, ý đẹp trong văn hóa của người, bồi bổ cho nội lực ngày thêm vững mạnh, để khi thời cơ đến thì biết cách hành động; biết cách học những tinh hoa của văn hóa ngoại nhập, học cái hay, bỏ cái dở, cái không thích hợp với tâm hồn người Việt để phong phú hóa dân tộc như Nguyễn Trãi. Học để biết người biết ta để đánh đuổi quân xâm lược như Trần Quốc Tuấn. Cái học đó, nhà cách mạng Việt Nam, ông Lý Đông A gọi là cái học nhập nô xuất chủ, chứ không phải cái học nhập nô xuất nô như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống. Hoặc như đa số nho sĩ khoa bảng từ cuối đời Trần về sau. Họ đọc sách của các ông Thánh Tàu (Khổng Tử, Mạnh Tử, Chu, Trình, v v )và để đầu óc nhiễmtàu sâu nặng đến độ trọng Tàu, sợ Tàu, rồi lấy văn hóa - văn minh Tàu làm khuôn mẫu. Vấn đề lớn nhất của chúng ta hiện nay là phải nhận rõ xem những gì đích thực là tinh hoa văn hóa Việt Nam, truyền thống Việt Nam để bảo vệ và phát huy nó cho tốt, phù hợp với xu thế tất yếu của loài người - Như tinh thần nhân bản, hài hòa, tình thương, bao dung, v v - trong khả năng của mình sẵn có, rồi truyền lại cho con cháu. - Bản lĩnh = nhân cách và tài năng sẵn có khiến người ta có bản sắc riêng. - Bản sắc = tính chất đặc biệt vốn có, tạo thành phẩm cách riêng, đặc thù của mỗi dân tộc. - Linh động = tùy theo tình hình cụ thể mà thay đổi, uyển chuyển chứ không cứng nhắc. - Sinh động = hoạt bát, đầy sự sống. - Ý nghĩ = điều tự mình phải nghĩ ra. - Thiên Thư Vô Ngôn Của Trời Đất - Thiên Nhiên. Vĩnh Như Tủ Sách Việt Thường Trích trong Cuộc Xâm Lăng Không Tiếng Súng Tủ Sách Việt Thường Trang 6