Phân tích và nêu cảm nghĩ về trích đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Tài liệu tương tự
Phân tích vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ

Phân tích trích đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ để làm rõ tư tưởng và ý nghĩa phê phán của vở kịch

Document

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

Phần 1

Phần 1

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

mộng ngọc 2

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt

Document

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

Công Chúa Hoa Hồng

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Tác Giả: Cửu Lộ Phi Hương Người Dịch: Lục Hoa KHÔNG YÊU THÌ BIẾN Chương 50 Lửa bùng lên chỉ trong nháy mắt, nhanh chóng lan tới những nơi bị xăng tưới

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

Phân tích cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyển ngoài xa

Phần 1

No tile

Thuyết minh về Nguyễn Du

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN VIDEO

Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

Document

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Thuyết minh về truyện Kiều

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Ngày 14/07/1992, lúc 4 giờ sáng rời Sài Gòn để qua Mỹ theo diện HO/10 trên chuyến máy bay United Airline ngừng tại trại tị nạn Thái Lan. Máy bay lên c

Document

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 6 NĂM HỌC A/ Lý thuyết: CHƯƠNG I: TẾ BÀO THỰC VẬT BÀI 7: CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT Vẽ cấu tạo tế b

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Microsoft Word - tuong nho19_6

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Microsoft Word baLanHoaKiep

LUẶN ĐẠI TRÍ Độ Quyển 21

Phân tích Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân – Văn hay lớp 11

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

PHÁP NGỮ HT.Tuyên Hóa Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link Audio Tại Website

ĐUỔI BẮT MÙA XUÂN

Mật ngữ 12 chòm sao- Phân tích toàn bộ các cung hoàng đạo Ma kết - Capricornus (22/12 19/1) Ma kết khi còn trẻ đều rất ngây thơ. Tôi nghĩ ngay cả chín

No tile

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Chuong IX

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên


Microsoft Word - 25-AI CA.docx

Code: Kinh Văn số 1650

CHÚ TƯ PHÚC Buổi pháp thoại chấm dứt bằng ba tiếng chuông ngân dài Mọi người đứng lên lễ Phật, xá thầy và đi ra. Chú Tư Phúc còn lại một mình trong ch

Sát Sanh

Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Tình yêu và tội lỗi

I _Copy

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Tả cô Tấm trong truyện Tấm Cám theo tưởng tượng của em

No tile

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

No tile

-

Con Đường Khoan Dung

No tile

Microsoft Word - chotinhyeutronven03.doc

Microsoft Word - Document1

Microsoft Word - NGÔI-SAO-ẤY-VỪA-ĐÃ-LẶN.docx

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Microsoft Word - tinhyeuemchon01.doc

Microsoft Word - V doc

Thuyết minh về quan điểm sáng tác của nhà văn Thạch Lam

Phần 1

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Document

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

Microsoft Word - Document1

No tile

mộng ngọc 2

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Bản ghi:

Tổng hợp những bài văn mẫu hay chủ đề Phân tích và trình bày cảm nghĩ về trích đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. Đề bài: Em hãy phân tích và nêu cảm nghĩ về trích đoạn kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của tác giả Lưu Quang Vũ. Bài làm: Top 2 bài văn mẫu hay nhất nêu cảm nhận về vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt Bài số 1: Những năm tám mươi của thế kỉ XX, kịch của Lưu Quang Vũ đã làm chấn động sân khấu kịch Việt Nam thời đổi mới. "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" là vở kịch đặc sắc nhất của ông, được sáng tác từ năm 1981, nhưng ba năm sau (1984) mới được ra mắt khán giả. Vở kịch được sáng tạo từ một truyện cổ tích cùng tên, qua đó, tác giả nêu lên một vấn đề xã hội mang tính triết lí sâu sắc: mối quan hệ giữa thể xác và con người ta không thể sống sống nhờ, sống gửi vào cuộc sống của người khác. Phần trích đoạn kịch là cuộc đối thoại giữa linh hồn và xác, giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình, giữa hồn Trương Ba và Đế Thích; cuối cùng là cái "chết" của hồn Trương Ba. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt là một cuộc đối thoại sinh động, đầy ý nghĩa triết lí. Lớp kịch này có 25 lượt. Xác hàng thịt thì một điều "ông", hai điều "ông", nhưng hồn Trương Ba thì chỉ có "mày", "ta". Thế nhưng xác hàng thịt đã lấn lướt hồn Trương Ba, sỉ nhục hồn Trương Ba đủ điều: Xác hàng thịt cho biết dù có "âm u đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả linh hồn cao khiết của ông đấy"; sao ông không nhớ "Khi ông đứng cạnh vợ tay chân run hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại..." hoặc "Chẳng lẽ ông không xao xuyến chút gì? Hà hà, cái món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi, và đủ các thứ thú vị khác không làm hồn ông lâng lâng cảm xúc sao? Nghĩa là hồn Trương Ba đã bị sa sút, tha hóa. Khi hồn Trương Ba tự hào cho rằng mình có một đời sống riêng: "nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn" thì xác hàng thịt châm biếm: "Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!". Xác hàng thịt tỏ ra coi thường hồn Trương Ba, tự kiêu tự đại khẳng định vị thế, vai trò quan trọng của mình. Nào là "tôi đã cho ông sức mạnh" hoặc "Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn". Nào là "Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới... Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi..."

Xác hàng thịt thì thầm: "Tôi rất biết cách chiều chuộng linh hồn"; "Tôi biết cần phải để cho tính tự ái của ông được ve vuốt"..., "chúng ta tuy hai mà một!". Cuộc đối thoại giữa xác hàng thịt và hồn Trương Ba là cuộc đấu tranh giữa thể xác và linh hồn cùng tồn tại trong một con ngưồi. Thể xác và linh hồn có quan hệ hữu cơ với nhau, cả hai gắn bó với nhau để cùng sống, cùng tồn tại. Thể xác có tính độc lập tương đối của nó, có tiếng nói của nó, có khả năng tác động vào linh hồn, vì nó là nơi trú ngụ của linh hồn. Khi thể xác tiêu tan thì linh hồn cũng mất. Khi linh hồn "bay đi" thì thể xác cũng trở về cát bụi. Nhờ có linh hồn đấu tranh, chi phối với những ham muốn, những dục vọng tầm thường của thể xác mà nhân cách được hoàn thiện, tâm hồn được trong sáng. Câu nói của xác hàng thịt: "Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn" đã cho thấy mối quan hệ hữu cơ giữa thể xác và linh hồn, làm cho ý nghĩa ẩn dụ của đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt thêm cụ thể, sâu sắc. Từ khi sống nhờ xác hàng thịt, hồn Trương Ba bị tha hóa nhiều: tát con trai tóe máu mồm máu mũi (bằng bàn tay, bằng sức mạnh và sự tàn bạo của xác hằng thịt). Hồn Trương Ba khác hẳn ngày xưa, làm vườn thì thô vụng: đã làm "gãy tiệt cái chồi non" của cây cam, đã "giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm", đã "làm gãy cả nan, rách cả giấy, hỏng mất cá cái diều đẹp" của cu Tị. Từ ngày mang xác hàng thịt, hồn Trương Ba sống trong bi kịch, trải qua nhiều dằn vặt, đau khổ: vợ muốn bỏ đi để "ông được thảnh thơi... với cô vợ người hàng thịt"; cái Gái, đứa cháu nội thì khinh bỉ, xua đuổi: "Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!". Chị con dâu, người thông cảm và thương hồn Trương Ba hơn cả, giờ đây trước cảnh "tan hoang" của gia đình thì vô cùng lo sợ, đau đớn "thấy... mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả như lệch lạc, nhòa mờ dần đến cũng không nhận ra thầy nữa...". Trước lời than khóc của người con dâu, hồn Trương Ba tê tái, "mặt lạnh ngắt như tảng đá Ngồi một mình, như sực tỉnh, như bàng hoàng: "Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm được đủ mọi cách để lấn át ta...". Không thể sống gửi nằm nhờ mãi được, không thể bị lệ thuộc vào thể xác hàng thịt và tự đánh mất mình, hồn Trương Ba an ủi, thức tỉnh, động viên mình: "Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày mà tự đánh mất mình"... Có thật không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!". Sự do dự bị đẩy lùi, bị xua tan. Sự tỉnh ngộ của hồn Trương Ba tuy muộn mằn nhưng thật có nhiều ý nghĩa. Con đường tự giải thoát, linh hồn đã nhìn thấy ánh sáng. Cuộc gặp gỡ và đối thoại giữa linh hồn Trương Ba và Đế Thích đã đẩy xung đột kịch lên cao trào, đỉnh điểm. Phải tìm gặp ngay Đế Thích, Hồn Trương Ba "đứng dậy, lập cập nhưng quả quyết, đến bên cột nhà, lấy một nén hương châm lửa, thắp lên". Gặp lại người

bạn chơi cờ ở cõi trời, hồn Trương Ba thổ lộ bao nỗi niềm day dứt: " Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!... Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn". Mặc dù đã được Đế Thích cho biết cái lẽ trời, cái lẽ đời là từ Ngọc Hoàng đến người trần mắt thịt có ai được là "mình toàn vẹn", mà "phải khuôn ép mình"... Vả lại, ông đã bị Nam Tào "gạch tên khỏi sổ", thân thể của ông "đã tan rữa trong bùn rồi. Nhưng hồn Trương Ba phân trần, nài nỉ, nói lên thân phận hèn kém, sống gửi nằm nhờ của mình: "Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ hàng thịt. Ông chỉ nghĩa đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!". Hồn Trương Ba không muốn được sống trong thân xác anh hàng thịt nữa, cũng không muốn được "nhập vào cụ Tị" bởi lẽ bao điều phiền toái, trớ trêu sẽ diễn ra, sâu xa hơn nữa sẽ "bơ vơ lạc lõng", "đáng ghét như kẻ tham lam". Thật vô lí, cực kì vô lí, bởi lẽ "một kẻ lí ra phải chết từ lâu mà vẫn cứ sống, cứ trẻ khỏe, cứ ngang nhiên hưởng thụ mọi thứ lộc trời!". Xưa nay, như ta đã biết, những kẻ úy tử tham sinh, những kẻ tham quyền cố vị đều bị đồng loại coi khinh và chê cười! Hồn Trương Ba tuy có lúc tha hóa sa sút, nhưng giờ đây vẫn tỏ ra tỉnh táo, đáng trọng. Chỉ muốn Đế Thích hóa phép làm cho hồn hàng thịt được "sống lại" với thân xác anh ta; chỉ muốn vị tiên cờ hóa phép làm cho cu Tị được sống lại với mẹ nó, được chơi với bạn bè: "Ông Đế Thích, vì con trẻ ông ạ, vì con trẻ. Ông hay giúp tôi lần cuối cùng"... Ý muốn ấy rất nhân bản và cao thượng. Hồn Trương Ba càng nói càng cầu khẩn tha thiết: "Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn!... Việc đúng còn làm kịp bây giờ là làm cu Tị sống lại. Còn tôi, cứ để tôi chết hẳn...". Cái giá của sự sống và chết "đắt quá, không thể trả được". Cho dù chết là hết, "khi được tham dự vào bất cứ nỗi vui buồn gì", nhưng sống gửi nằm nhờ thì "còn khổ hơn là cái chết". Hồn Trương Ba đau đớn cảm thấy xót xa: "Mà không phải chỉ một mình tôi khổ!những người thân của tôi sẽ còn phải khổ vì tôi!". Cho dù có được sống, để vui chơi thỏa thích, được chơi cờ với Đế Thích, nhưng hồn Trương Ba đã phủ định: "Nếu còn tiếp tục sống, tôi cũng chẳng thích đánh cờ với ông nữa!... Không có gì chán bằng đánh cờ với tiên!". Hồn Trương Ba đã bẻ gãy cả bó hương do Đế Thích tặng, hồn Trương Ba nhất quyết muốn nhảy xuống sông tự tử hoặc đâm cổ tự sát để được chết, để tâm hồn mình được "trở lại thanh thản, trong sáng như xưa...". Ý tưởng của hồn Trương Ba thật cao thượng. Hành động của hồn Trương Ba thể hiện một quan niệm sống đúng đắn, tích cực: không thể sống gửi vào thân xác kẻ khác, không thể sống tha hóa, không được sống dai, cứ cố bám riết vào đời khi cái sống đã mất hết ý nghĩa. Không thể sống giả tạo để mang lợi lộc cho "bọn khốn khiếp".

Hồn Trương Ba phủ định cái sống của mình, chịu cái chết để cho cu Tị được sống, thuận theo lẽ tự nhiên như lá vàng rụng xuống cho mầm non nhú mọc, tươi xanh. Nhân cách của hồn Trương Ba cao đẹp biết bao, đáng trọng biết bao! Bài học vể ý nghĩa sự sống và cái chết, bài học về đạo lí và nhân cách được tác giả đặt ra một cách sâu sắc và thấm thía! Đoạn kết vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" gợi cho độc giả, khán giả nhiều bâng khuâng. Hồn Trương Ba không theo Đế Thích về trời để chơi cờ, mà lại hóa thành màu xanh của cây vườn, vị thơm ngon của trái na, vẫn quấn quýt với người thân, gần gũi nơi bậc cửa, trong ánh lửa, nơi cầu ao, trong cơi trầu, con dao... của vợ con thương yêu. Cho dù thân cát bụi lại trở về cát bụi nhưng hồn Trương Ba cao khiết vẫn bất tử trong cõi đời. Cái kết đầy chất thơ ấy đã làm cho tư tưởng nhân văn tỏa sáng tác phẩm. Nhiều thập kỉ đã trôi qua, bạn đọc ngày nay được sống trong sự đổi mới toàn diện, trong khí thế vươn lên của đất nước và dân tộc, sẽ còn tìm thấy nhiều tầng ý nghĩa thú vị hàm ẩn trong vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt". Hồn Trương Ba đã và đang đánh thức chúng ta. Bài số 2: Như chúng ta đã biết, Lưu Quang Vũ là một người vô cùng tài năng, những sáng tác của ông đã để lại cho hậu thế những bài học về cuộc sống về con người về mối quan hệ giữa người với người. Trong đó, Hồn Trương Ba da hàng thịt là tác phẩm kịch nổi tiếng. Chính nhan đề của kịch cũng tạo ra những hấp dẫn không tưởng cho độc giả. Ngoài ra nó còn gợi mở những ý nghĩa ẩn ý trong đó. Một nhan đề không chỉ tạo sức hấp dẫn khi khơi lên được sự tò mò nơi độc giả. Hồn Trương Ba và da hàng thịt chính là những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Hồn và thể xác vốn dĩ gắn liền với nhau, hòa hợp với nhau nhưng khi hồn một nơi xác một nơi thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đấy là một trong những điểm thắt nút mà chính ngay tại kịch, Lưu Quang Vũ đã giải quyết một cách thỏa đáng.có thể thấy rằng da hàng thịt là biểu tượng cho vẻ bề ngoài thể xác con người thì hồn Trương Ba là biểu tượng cho tâm hồn, cho thế giới nội tâm sâu kín bên trong. Sự mâu mâu thuẫn giữa hình thức và bản chất trong một con người. Thông qua kịch thì nó còn nhằm thể hiện một ý nghĩa sâu xa,hồn Trương Ba còn là biểu tượng cho vẻ đẹp trong sáng thanh cao, còn da hàng thịt lại là biểu tượng cho cái xấu xa, cái dung tục tầm thường, cái bản chất thấp kém trong một con người. Một con người không thể sống trong vỏ bọc của một người khác.hơn nữa một tâm hồn thanh cao không thể sống không thể ẩn náu trong một thể xác dung tục. Sống như thế thì còn khổ hơn chết, thế thì thà chết còn thỏa. Vở kịch không chỉ có ý nghĩa triết lý về nhân sinh, về hạnh phúc con người mà còn góp phần phê phán một số biểu hiện tích cực trong lối sống lúc bây giờ.

Điều đầu tiên, con người đang có nguy cơ chạy theo ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu,dung tục. Nó được thể hiện ở phần trích đoạn giữa linh hồn và xác, giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình, giữa hồn Trương Ba và Đế Thích; cuối cùng là cái chết của hồn Trương Ba. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt là một cuộc đối thoại sinh động, đầy ý nghĩa triết lí gồm có 25 lượt lời. Xác hàng thịt thì một điều ông, hai điều ông, nhưng hồn Trương Ba, sỉ nhục xác hàng thịt đủ điều: xác hàng thịt cho biết dù có âm u đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy ; sao ông không nhớ Khi ông đứng cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại ; hoặc Chẳng lẽ ông không xao xuyến chút gì? Hà hà, cái món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi, và đủ các thứ thú vị khác không làm hồn ông lâng lâng cảm xúc sao?. Nghĩa là hồn Trương Ba đã bị sa sút, tha hóa khi hồn ông sống nhờ trong một thân xác của một kẻ khác chứ k phải chính mình. Khi hồn Trương Ba tự hào cho rằng mình có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn" thì đúng lúc đó xác hàng thịt châm biếm: Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!. Như vậy qua những lười lẽ của xác hàng thịt tỏ ra coi thường hồn Trương Ba, tự kiêu tự đại khẳng định vị thế. vai trò quan trọng của mình. Giữa hồn Trương Ba và da Hàng thịt có một cuộc đối thoại và cũng là cuộc đấu tranh giữa thể xác và linh hồn cùng tồn tại trong một con người. Thề xác và linh hồn có quan hệ hữu cơ,gắn bó với nhau đế cùng sống, cùng tồn tại. Khi linh hồn bay đi thì thể xác cũng trở về cát bụi. Linh hồn đấu tranh, chi phối với những ham muốn, những dục vọng tầm thường của thể xác mà nhân cách được hoàn thiện, tâm hồn được trong sáng. Mối quan hệ này cũng được thể hiện qua câu nói của xác hàng thịt: Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn làm cho ý nghĩa ẩn dụ của đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt thêm cụ thể, sâu sắc. Một điều chúng ta có thể thấy rằng khi sống nhờ xác hàng thịt, hồn Trương Ba bị tha hóa nhiều: tát con trai tóe máu mồm máu mũi.hồn Trương Ba khác hẳn ngày xưa, làm vườn thì thô vụng: đã làm gãy tiệt cái chồi non của cây cam, đã giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm, đã làm gãy cả nan. rách cả giấy, hỏng mất cả cái diều đẹp của cu Tị.Chính cũng từ lúc ấy bi kịch hồn xác khác nhau đã khiễn cho hồn Trương Ba sống trong bi kịch, trải qua nhiều dằn vặt, đau khổ: vợ muốn bỏ đi để ông được thảnh thơi với cô vợ người hàng thịt ; cái Gái, đứa cháu nội thì khinh bỉ, xua đuổi: Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!. Chị con dâu, người thông cảm và thương hồn Trương Ba hơn cả, giờ đây trước cảnh tan hoang của gia đình thì vô cùng lo sợ, đau đớn thấy mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả như lệch lạc, nhòa mờ dần đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa ".

Hồn Trương Ba tê tái, mặt lạnh ngắt như tảng đá. Ngồi một mình, như sực tỉnh, như bàng hoàng: Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm được đủ mọi cách để lấn át ta.không thế sống gứi nằm nhờ mãi được, không thể bị lệ thuộc vào thể xác hàng thịt và tự đánh mất mình, hồn Trương Ba an úi, thức tỉnh, động viên mình: Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày mà tự đánh mất mình? Có thật không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!.sự tỉnh ngộ của hồn Trương Ba tuy muộn màng nhưng thật có nhiều ý nghĩa.linh hồn của Trương Ba đã tìm ra hướng đi cho mình. Sau đó cuộc gặp gỡ và đối thoại giữa linh hồn Trương Ba và Đế Thích đã đẩy xung đột kịch lên cao trào, đỉnh điểm. Phải tìm gặp ngay Đế Thích, Hồn Trương Ba "đứng dậy, lập cập nhưng quả quyết, đến bên cột nhà, lẩy một nén hương châm lửa. thắp lên. Gặp lại người bạn chơi cờ ở cõi trời, hồn Trương Ba thổ lộ bao nỗi niềm day dứt: Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt nữa, không thể được! Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. Mặc dù đã được Đế Thích cho biết cái lẽ trời, cái lẽ đời là từ Ngọc Hoàng đến người trần mắt thịt có ai được là mình toàn vẹn, mà phải khuôn ép mình" Vả lại, ông đã bị Nam Tào gạch tên khỏi sổ, thân thể của ông đã tan rữa trong bùn đất rồi. Sau khi phân trần Hồn Trương Ba không muốn được sống trong thân xác anh hàng thịt nữa, cũng không muốn được ' nhập vào cu Tị bởi lẽ nhiều điều phiền toái, trớ trêu sẽ diễn ra, sâu xa hơn nữa sẽ bơ vơ lạc lõng, đáng ghét như kẻ tham lam. Thật vô lí, cực kì vô lí, bởi lẽ một kẻ lí ra phải chết từ lâu mà vẫn cứ sống, cứ trẻ khỏe, cứ ngang nhiên hưởng thụ mọi thứ lộc trời!". Xưa nay. như ta đã biết, những kẻ úy tử tham sinh, những ké tham quyền cỏ vị đều bị đồng loại coi khinh và chê cười!. Một điều rõ ràng Hồn Trương Ba tuy có lúc tha hóa sa sút, nhưng giờ đây vẫn tỏ ra tỉnh táo, đáng trọng. Ông muốn Đế Thích hóa phép làm cho hồn hàng thịt được sống lại" với thân xác anh ta; chỉ muốn vị tiên cờ hóa phép làm cho cu Tị được sống lại với mẹ nó, được chơi với bạn bè: Ông Đế Thích, vì còn trẻ ông ạ, vì con trẻ. Ông hãy giúp tôi lần cuối cùng" Ý muốn ấy rất nhân bản và cao thượng.hồn Trương Ba càng cẩu khẩn tha thiết: Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn! Việc đúng còn làm kịp bây giờ là làm cu Tị sống lại. Còn tôi, cứ để tôi chết hẳn.hồn Trương Ba đã bẻ gãy cả bó hương do Đế Thích tặng, nhất quyết muốn nhảy xuống sông tự tử hoặc đâm cổ tự sát để được chết, để tâm hồn minh được trở lại thanh thản, trong sáng như xưa.ý tưởng của hồn Trương Ba thật cao thượng. Như vậy vở kịch còn đề cập đến một số vấn đề không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám, cũng không được sống với thực chất bản thân mình, đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi. Đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt gợi cho độc giả, khán giá nhiều bâng khuâng. Hồn Trường Ba không theo Đế Thích về trời để chơi cờ, mà lại hóa thành màu xanh của

cây vườn, vị thơm ngon của trái na, vẫn quấn quýt với người thân, gần gũi nơi bậc cửa, trong ánh lửa, nơi cầu ao, trong cơi trầu, con dao của vợ con thương yêu. Như vậy hồn Trương Ba cao khiết vẫn bất tử trong cõi đời. Cái kết đầy chất thơ ấy đã làm cho tư tưởng nhân văn tỏa sáng tác phẩm.