Đôi điều về thiên tình sử Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà Chủ nhật, 13/09/2015 Dân mê cải lương, hẳn ai cũng thuộc nằm lòng vài câu hát trong bài vọng cổ "Võ

Tài liệu tương tự
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

ĐỌC CUỐN NHO GIÁO CỦA ÔNG TRẦN TRỌNG KIM Người dùng chữ chủ nghĩa duy dân đầu tiên đăng trên báo chí Việt Nam có lẽ là ông Phan Khôi. Ông Khôi dùng tr

ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

tuonglainaochoVN_2018MAY26_sat

Nhà giáo khả kính: Cụ Đốc Trần Văn Giảng

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Tiểu thuyết lịch sử của Tân Dân Tử và Phạm Minh Kiên - từ góc nhìn lý thuyết tự sự

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Nhìn Lại Binh Biến Năm Xưa Cuoäc Ñaûo Chaùnh Đặng Kim Thu, K19 Theo hồi ký của Trung Tá Vương Văn Đông, người chịu trách nhiệm nòng cốt t

1

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

Microsoft Word - CXLKTS-Mat_ Tran_ Van_ Hoa_ Giua_ Ta_ va_ Tau U.doc

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn

DANH SÁCH SINH VIÊN ĐĂNG KÝ DỰ LỄ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2018 STT Số ghế Mã SV Họ Và Tên Xếp Loại Ngành đào tạo Ghi chú Ngành học: Hóa học ( Hệ Đại học -

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG CTKM "TRI ÂN ĐẮC LỘC - GỬI TIỀN TRÚNG TIỀN" (Từ ngày 15/11/ /01/2019) STT Tên Chi nhánh Tên khách hàng Mã số d

Microsoft Word - V doc

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ

CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU ĐƯỢC DÙNG TRONG LUẬN VĂN

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Nghị luận xã hội về ý thức học tập – Văn mẫu lớp 12

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Thuyết minh về truyện Kiều

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Đóng góp của Hồ Biểu Chánh vào tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX

Phần 1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI TRƯỜNG THPT LÊ TRUNG ĐÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học:

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

No tile

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

Thế nay cạn, sự đã rồi! Mở mang dời đổi Lập Đời Thượng Nguơn. Chuyển luân thiên địa tuần huờn, Hội Này thấy lửa tàm lam cháy mày. Ít ai tỏ biết đặng h

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Cúc cu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc STT MSSV Họ và Tên Ngày Sinh Phái Nơi Si

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

UBND QUẬN TÂN BÌNH TRƯỜNG THCS TRƯỜNG CHINH DANH SÁCH THÍ SINH HỌC KÌ I_K9 LỚP: 9A1 Năm Học: STT SBD Họ Tên Ngày sinh Phòng thi Ghi chú 1 01

1 Những chuyện niệm Phật cảm ứng, nghe được. 1- Sát sanh bị đoản mạng. Tác giả : Cư sĩ Lâm Khán Trị Dịch giả : Dương Đình Hỷ Cổ đức có nói : Tâm có th

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

DANH SÁCH ĐĂNG KÝ THÀNH CÔNG THỬ THÁCH KINH DOANH CÙNG DOUBLE X - Trong danh sách này, có một số mã số ADA có tô màu vàng vì lý do là 1 ADA nhưng lại

STT Họ và tên L.cũ L.mới Ghi chú 1 Nguyễn Khoa Bằng Bùi Thị Ngọc Bích Trương Khánh Chi Nguyễn Đức Duy Bùi Thị Mỹ Duyên Đ

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Stt Họ và tên Ngày sinh Mã trường SBD Văn Toán Tổng THPT 1 Nguyễn Minh Hằng 22/12/ Minh Khai 2 Hoàng Thị Liên 16/07/2

Code: Kinh Văn số 1650

Chuyện Ông Lãnh và 5 Bà Vợ Nức Tiếng Sài Gòn Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn được cho là tên của 5 người v

CHÍNH THỐNG HAY NGỤY QUYỀN (Trình bày tại Montreal ngày ) Trần Gia Phụng Từ năm 1945 cho đến nay, cộng sản (CS) luôn luôn giành chính nghĩa v

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

CHƯƠNG 1

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

TRƯỜNG THPT LÊ TRUNG ĐÌNH DANH SÁCH LỚP ÔN TẬP THI THPT 2019 (BUỔI CHIỀU) Lớp KHTN : C1,C2,C5,C6,C7 Lớp KHXH: C3,C4,C8,C9,C10,C11,C12 TT Lớp Lớp KHTN

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Đức Huỳnh Giáo Chủ về rồi Bàn tay lật ngửa vậy mà, Chớ đừng lật sấp vì Thầy tái sanh. Đi xa thì phải dặn rành (Đức Huỳnh Giáo Chủ viết ở làng Nhơn Ngh

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN 43 Lò Đúc Hà Nội * Số điện thoại:

Ý Nghĩa MàuTrắng Và Áo Dài Trong Đạo Cao Đài I. ÁO DÀI VIỆT NAM QSTS Nguyễn Thanh Bình Khảo Cứu Vụ Cao Đài Hải Ngoại Tòa Thánh Tây Ninh Mỗi khi bàn đế

Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ – Ngữ Văn 9

DANH SÁCH THÍ SINH ĐĂNG KÝ DỰ THI SAU ĐẠI HỌC KHÓA 39 (Cập nhật ngày 12/7/2019) TT Mã hồ sơ Họ tên Ngày sinh Nơi đăng ký Ngành đăng ký Thi ngoại ngữ 1

Thuyết minh về hoa mai

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

ts2013_ds_nv1B_upweb.xls

No tile

Xep lop 12-13

ENews_CustomerSo2_

TRUYỀN THỌ QUY Y

Nhìn Lại Thời Vàng Son của Giáo Dục VNCH Trước Năm 1975 GS Phạm Cao Dương Lời giới thiệu của Phạm Trần: Tôi xin chân thành cảm ơn Giáo sư, Tiến sỹ Lịc

Trong bầu không khí khói hương thiêng liêng, các Ông Lớn Mỹ kính cẩn sám hối về chiến lược phân chia đất nước Việt Nam thành hai miền Nam Bắc trong ch

CHƯƠNG 10

VINCENT VAN GOGH

“ Cực Lạc Di Luận Đạo ”

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

Ý NGHĨA CỦA LÁ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ VÀ BÀI TIẾNG GỌI CÔNG DÂN Lê Duy San Đã có cả hàng chục bài viết về lịch sử, ý nghĩa của Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ (quốc kỳ c

Bản ghi:

Đôi điều về thiên tình sử Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà Chủ nhật, 13/09/2015 Dân mê cải lương, hẳn ai cũng thuộc nằm lòng vài câu hát trong bài vọng cổ "Võ Đông Sơ" của soạn giả Viễn Châu: "Trời ơi bởi sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn, nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu Hà ". Thế nhưng, nguồn gốc về thiên tình sử lãng mạn nhưng bi tráng này không nhiều người biết. Từ tiểu thuyết Mới đây, chúng tôi đã sưu tầm được quyển tiểu thuyết "Giọt máu chung tình" của nhà văn Tân Dân Tử do Nhà xuất bản (NXB) Tổng hợp Tiền Giang tái bản. Đây là bản in gần nhất và cũng được xem là gần nhất với nguyên tác của bản in do chính tác giả hiệu đính cách đây gần 100 năm. Theo nhiều tài liệu, Tân Dân Tử (1875-1955) tên thật là Nguyễn Hữu Ngỡi (trại âm từ Nghĩa), người gốc Thủ Đức, Gia Định (nay là TP Hồ Chí Minh). Ông từng làm kinh lịch ở Chợ Lớn và được ban chức "Huyện hàm". Ông là một trong những tiểu thuyết gia cùng thời với nhà văn Hồ Biểu Chánh, Phú Đức, Ngoài tiểu thuyết "Giọt máu chung tình", Tân Dân Tử còn có ba tiểu thuyết lịch sử khác khá Soạn giả Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền người thành công với kịch bản cải lương Giọt máu chung tình qua sự diễn xuất của NSND Phùng Há và kép Năm Thiều. Ảnh chụp lại tại ngôi Từ đường của cụ Mộc Quán ở Thốt Nốt. nổi tiếng là "Gia Long tẩu quốc", "Gia Long phục quốc" và "Hoàng tử Cảnh như Tây". "Giọt máu chung tình" kể về chuyện tình của chàng trai tinh văn thạo võ Võ Đông Sơ và cô con gái của Thượng thư Bạch Công- Bạch Thu Hà. Vốn có hiềm khích từ cuộc thi Hội vì Võ Đông Sơ đã giành ngôi Tiến sĩ, anh trai của Bạch Thu Hà là Bạch Xuân Phương đã ép gả em gái cho Vương Bích, một công tử rượu chè, trác táng. Bạch Thu Hà bỏ nhà trốn đi để giữ tròn lời hứa chung tình với Võ Đông Sơ. Sau nhiều biến cố, ngỡ rằng Thu Hà và Đông Sơ sẽ nên duyên nhưng rồi Võ Đông Sơ bị tử trận trong lần ra trận bảo vệ biên cương. Bạch Thu Hà đã tự vẫn theo người 1

thương. Trong tiểu thuyết còn có nhân vật Triệu Dõng, bạn Võ Đông Sơ, cũng là một người chính nghĩa, cùng Đông Sơ đánh giặc ngoại xâm. Bản in tiểu thuyết "Giọt máu chung tình" ra mắt đầu tiên vào năm 1926 do Nguyễn Văn Viết xuất bản tại Sài Gòn với tên gọi "Giọt máu chung tình, Tòng đình thảm kịch". Trong bản in này, có "Lời phụ thuyết" của Châu Sơn Nguyễn Đăng Cao ở Thủ Đức và "Lời tự" của chính tác giả Tân Dân Tử. Trọn bộ tiểu thuyết chia làm 28 hồi. Từ khoảng năm 1926-1950, "Giọt máu chung tình" đã tái bản đến 8 lần, là tác phẩm bán chạy nhất thời bấy giờ, sánh kịp tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, nhóm Tự lực Văn đoàn. "Giọt máu chung tình" thu hút độc giả bởi lời văn trau chuốt, giọng văn giàu nhạc điệu, có nhiều tình tiết hấp dẫn. Cách "thắt nút", "mở nút" trong kỹ thuật viết tiểu thuyết được tác giả vận dụng sáng tạo. Nhưng điểm khiến người đọc đương thời thích thú là bởi Tân Dân Tử đã sáng tạo một hình mẫu nhân vật lý tưởng trượng nghĩa, dẹp bỏ tình riêng vì quốc gia đại sự. Trong chính "Lời tự" của mình, tác giả Tân Dân Tử đã viết: Bìa cuốn tiểu thuyết Giọt máu chung tình của Tân Dân Tử do NXB Tổng hợp Tiền Giang ấn hành. 2

"Trong quyển tiểu thuyết nầy có ba điều đại yếu 1. Trai như Đông Sơ là một trai có tinh thần đởm lược khí phách anh hùng, chỉ biết lấy gan đởm mà đền đáp nợ nước ơn nhà, cho rồi phận sự tu mi đứng trong hoàng võ. 2. Gái như Thu Hà là một gái tính tình cao thượng, biết lấy một sự trung trinh tiết hạnh mà đối đãi với chồng cho khỏi tiếng sỉ tiết ô danh, tồi phong bại tục. 3. Triệu Dõng là bạn giao tình kết nghĩa song cùng giữ một lòng nhiệt thành chữ tín, mà đối đãi với cố hữu thân bằng, hoạn nạn chung cùng, xem dường anh em đồng bào cốt nhục". Rõ ràng, khi sáng tác "Giọt máu chung tình", Tân Dân Tử muốn đề cao tinh thần trượng nghĩa, khẳng khái, trung thành, không ngại cường quyền của dân Việt nói chung, người Nam bộ nói riêng. Đến cảm hứng âm nhạc Ngay sau khi ra mắt, tiểu thuyết "Giọt máu chung tình" đã tạo được hiệu ứng mạnh đối với độc giả. Đi đến đâu mọi người cũng bàn về chuyện tình đẫm nước mắt của đôi trai gái Võ- Bạch. Đặc biệt, tiểu thuyết đã khơi nguồn cảm hứng cho nhiều soạn giả thời bấy giờ. Theo tác giả Đỗ Dũng trong "Sân khấu cải lương Nam bộ" (NXB Trẻ, 2003), người tiên phong chuyển thể tiểu thuyết này là cụ Nguyễn Tri Khương (1890-1962), cậu ruột của cố Giáo sư Trần Văn Khê. Theo đó, cụ Khương sáng tác vở "Giọt máu chung tình" vào năm 1927 và được dựng trên sân khấu gánh hát Đồng Nữ Ban của cô Ba Viện (tức Trần Ngọc Viện, cô ruột của cố Giáo sư Trần Văn Khê). Năm 2001, Giáo sư Trần Văn Khê đã trao lại nguyên tác kịch bản này cho Hội Sân khấu TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, vở cải lương "Giọt máu chung tình" của soạn giả Mộc Quán- Nguyễn Trọng Quyền, người Cần Thơ, là nổi danh hơn cả. Cụ Mộc Quán viết vở này cho gánh Huỳnh Kỳ I của vợ chồng Bạch công tử Lê Công Phước (tự Phước George)- Phùng Há nhân ngày ra mắt gánh, năm 1928. Sắm vai chính trong vở tuồng là NSND Phùng Há vai Bạch Thu Hà, kép Năm Thiều vai Võ Đông Sơ và Ba Thâu vai Triệu Tuấn. Vở diễn ngay lập tức được giới mộ điệu cải lương đón nhận nồng nhiệt. Cố NSND Sỹ Tiến trong cuốn "Bước đầu tìm hiểu sân khấu cải lương" (NXB TP Hồ Chí Minh, 1984) thuật lại: "Không ai không nhớ đoạn cô (tức Phùng Há - PV) biểu diễn trước quan tài của Võ Đông Sơ, cô đã nói lối trước khi chết theo người yêu đã 3

hy sinh vì nước: Thanh gươm ái quốc chàng treo đó. Giọt máu chung tình thiếp tưới đây ". Trong lần trò chuyện với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Đỉnh, cháu nội cố soạn giả Mộc Quán- Nguyễn Trọng Quyền, có kể rằng: "Khoảng năm 1930-1940, hễ nghe có tuồng hát Võ Đông Sơ là bà con kéo về chợ Thốt Nốt coi đông nghẹt". Sau đó, không biết vì lý do gì mà "Giọt máu chung tình" không còn được diễn và kịch bản của cụ Mộc Quán cũng không còn được lưu truyền. Cố nhà văn Sơn Nam trong các công trình biên khảo của mình cũng nhiều lần bày tỏ luyến tiếc về sự mai một của tuồng "Giọt máu chung tình" của cụ Mộc Quán. Cũng vì nỗi niềm đó mà năm 1998, với vai trò cố vấn văn hóa phim "Đất phương Nam", nhà văn Sơn Nam đã đưa vào phim đoạn Bạch Thu Hà độc diễn với một thanh kiếm, một bàn hương án và một mảnh khăn tang, bày tỏ tấm lòng chung thủy sắc son của cô khi khóc Võ Đông Sơ hy sinh ngoài chiến trường. Nghệ sĩ Kiều Oanh đã diễn xuất thần phân đoạn này trong phim. Không quá lời khi nói rằng, người góp công lớn làm thiên tình sử Võ Đông Sơ- Bạch Thu Hà trở nên bất hủ là soạn giả Bảy Bá- NSND Viễn Châu. Khoảng thập niên 1960, soạn giả Viễn Châu giới thiệu hai bài vọng cổ được viết từ cảm hứng tiểu thuyết "Giọt máu chung tình" là "Võ Đông Sơ" (do Minh Cảnh ca) và "Bạch Thu Hà" (do Lệ Thủy ca). Trong đó, bài vọng cổ "Võ Đông Sơ" nổi tiếng nhất với những ca từ quen thuộc: "Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi - Đường dài mịt mùng em không đến nơi - Mây nước buồn cơn lửa binh - Hết kể chuyện chung tình - Khóc than riêng em một mình ". Đặc biệt, với việc đưa cả một đoạn tân nhạc vào câu 2 của bài vọng cổ này, soạn giả Viễn Châu được xem là người khai mở thể loại tân cổ giao duyên. * * * Nhiều giả thuyết về thân thế Võ Đông Sơ Trong tiểu thuyết Giọt máu chung tình, Tân Dân Tử kể Võ Đông Sơ là con Võ Quốc Công - Võ Tánh, người từng được tôn vinh là Gia Định tam gia và công chúa Ngọc Du, em gái vua Gia Long. Nhiều người cũng đồng tình với giả thuyết này. Tuy nhiên, một lập luận khác không đồng tình vì cho đó chỉ là nhân vật hư cấu của Tân Dân Tử. Bởi ngoài tiểu thuyết này, không có sử liệu nào chứng nhận. Theo nhiều tài liệu, Võ Tánh và Ngọc Du chỉ có với nhau hai con gái và một người con trai tên là Võ Khánh, làm tới chức Khinh xa đô úy, sau là cha chồng của Lộc Thành công chúa, con vua Minh Mạng. Từ tiểu thuyết "Giọt máu chung tình" của Tân Dân Tử rồi các kịch bản cải lương và sau này là những bài vọng cổ của NSND Viễn Châu, chuyện tình Võ Đông Sơ- Bạch 4

Thu Hà đã được khắc họa thật đẹp và mang nhiều triết lý, đạo nghĩa. Nhiều thế hệ đã qua nhắc nhớ thiên tình sử ấy như một điển tích về tinh thần hy sinh tình riêng vì nghĩa lớn, như hai câu thơ kết thúc tiểu thuyết của Tân Dân Tử: "Thảm thay giọt máu chung tình Thương người trung liệt, Tùng đình ngày xưa". Bài, ảnh: Đăng Huỳnh 5