Chăm Sóc Cho Người Thân Mắc Bệnh Sa Sút Trí Tuệ hướng dẫn thực tế để hướng dẫn cho người chăm sóc trong gia đình 8 Giao tiếp với Người thân của bạn TẠ

Tài liệu tương tự
Chăm Sóc Cho Người Thân Mắc Bệnh Sa Sút Trí Tuệ hướng dẫn thực tế để hướng dẫn cho người chăm sóc trong gia đình 3 Cách Chẩn đoán và cần làm gì tiếp t

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

CHƯƠNG 2

Việc thiết kế và trình bày các nội dung trong ấn phẩm này không thể hiện bất kỳ quan điểm nào của UNESCO về tình trạng pháp lý của bất kỳ quốc gia, lã

LÔØI TÖÏA

Bài Học 2 6 Tháng 7 12 Tháng 7 SƠ ĐỒ CHO MỘT THẾ GIỚI LÝ TƯỞNG CÂU GỐC: Chớ toan báo thù, chớ giữ sự báo thù cùng con cháu dân sự mình; nhưng hãy yêu

Tập đoàn Astellas Quy tắc Ứng xử

Lương Sĩ Hằng Ðại Hạnh Siêu Sinh

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Nhà quản lý tức thì

Document

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : Tham gia cộn

M¤ §UN 6: GI¸o dôc hoµ nhËp cÊp tiÓu häc cho häc sinh tù kû

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại :

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

No tile

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Nghị luận xã hội về lối sống đẹp – Văn mẫu lớp 12

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Quy Tắc Đạo Đức Panasonic

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

No tile

Mở đầu

Đi Trên Đất Lạ

Phần 1

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Gian

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ khi Con của Bạn có Các Nhu Cầu Đặc Biệt Việc sinh ra đứa con có các nhu cầu đặc biệt có thể mang lại nhiều cảm xúc khác nhau niềm

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

Công Chúa Hoa Hồng

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nh

Nghị luân xã hội về vấn nạn Game online trong học đường

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm

Bài Học 4 20 Tháng 7 26 Tháng 7 NHƠN TỪ VÀ CÔNG LÝ TRONG THI THIÊN VÀ CHÂM NGÔN CÂU GỐC: Hãy đoán xét kẻ khốn cùng và người mồ côi; Hãy xử công bình c

CHƯƠNG 4

Chuyên đề năm 2017: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự

Microsoft Word - 49-E-PHE-SO.docx

Viết một bức thư gửi cho mẹ của em

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

PHẬT PHÁP CĂN BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU KHANGSER RINPOCHE thuyết giảng 4 CĂN BẢN TÁNH KHÔNG 30/08/2015

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Đau Khổ

Suy nghĩ về thời gian và giá trị của thời gian đối với cuộc sống con người

Có phải bởi vì tôi là LGBT? Phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới tại Việt Nam Lương Thế Huy Phạm Quỳnh Phương Viện nghiên cứu

Document

Microsoft Word - Con se lam duoc.doc

Microsoft Word - SC_AT5_VIE.docx

Microsoft Word - chantinh09.doc

CHƯƠNG 1

Truyền thông có nhạy cảm giới Tài liệu dành cho các cán bộ làm công tác tuyên giáo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nhóm biên soạn

doc-unicode

CT02002_VuTieuTamAnhCT2.doc

SỰ SỐNG THẬT

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpa

Hãy viết một bài văn về tình mẫu tử

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Document

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

Các con ơi, Tranh vẽ - Duy Hân. Hôm nay không hiểu sao mẹ buồn quá, lòng mẹ chùng xuống và kỷ niệm xưa tràn về. Chung quanh đây thật cô quạnh, cây cỏ

Phần 1

Trường Đại học Văn Hiến TÀI LIỆU MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM (Lưu hành nội bộ) KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH Biên soạn: ThS. Nguyễn Đông Triều

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

1

Microsoft Word - SC_AT1_VIE.docx

NĂM MỚI, LÀM MỚI CUỘC SỐNG Thích Nữ Hằng Như Thời gian trôi qua thật nhanh, mới đó mà đã hết một năm. Tự hỏi, một năm trôi qua chúng ta đã làm được nh

Document

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10


Document

Microsoft Word - Wash Don Nhan Chua Kito Unicode.doc

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

Xây Dựng Con Thuyền Tài Chính Của Bạn Series Dạy Con Làm Giàu Tập 12 Robert T. Kiyosaki & Sharon L. Lechter Chia sẽ ebook :

"Thư gửi mẹ! Mẹ ơi, con kể mẹ nghe: Chuyện công ty nơi con đang làm việc và thường hay nhắc tới Là nơi cho con nguồn năng lượng để bước đi trên đường

No tile

Nghị luận về tệ nạn xã hội ma túy – Văn mẫu lớp 9

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

Microsoft Word - ptdn1252.docx

HỒI I:

19 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO ĐỂ CẢI THIỆN CÁC MỐI QUAN HỆ Hoàng Minh Phú* TÓM TẮT Những lời răn dạy của Phật giáo đã đóng góp ý nghĩa to lớn cho xã

Bản ghi:

Chăm Sóc Cho Người Thân Mắc Bệnh Sa Sút Trí Tuệ hướng dẫn thực tế để hướng dẫn cho người chăm sóc trong gia đình 8 Giao tiếp với Người thân của bạn TẠO RA NHỮNG NGÀY VUI VẺ VÀ KHOẺ MẠNH HƠN

Giới thiệu "Giao tiếp là một con đường hai chiều." Đây là một cụm từ phổ biến mà chúng ta học từ rất sớm nhằm hỗ trợ cải thiện giao tiếp. Điều này có thể hữu ích trong hoàn cảnh bình thường, tuy nhiên chuyện gì sẽ xảy ra nếu con đường đó thiếu đi một chiều? Và điều gì sẽ xảy ra nếu việc thiếu hụt đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả? Cuốn sách này sẽ bao gồm chủ đề giao tiếp, đặc biệt liên quan đến giao tiếp khi chăm sóc cho người mắc bệnh sa sút trí tuệ. Để đạt được mục đích của cuốn sách này, giao tiếp sẽ được chia thành các loại hình sau đây: Lắng nghe, giao tiếp bằng lời nói, giao tiếp phi ngôn ngữ, nhận thức tình cảm và giao tiếp bằng văn bản. Các ví dụ cụ thể sẽ được cung cấp với những điều Nên làm và những điều Nên tránh khi giao tiếp với người mắc bệnh sa sút trí tuệ và danh sách các lời khuyên sẽ được cung cấp theo các giai đoạn suy giảm. TẠO RA NHỮNG NGÀY VUI VẺ VÀ KHOẺ MẠNH HƠN Giải pháp Sáng tạo cho các Vấn đề Xã hội 2

Trước khi bước vào các phần giao tiếp khác nhau, điều quan trọng là cần phải dừng lại và công nhận một điểm rất quan trọng: bạn đang chăm sóc cho người bị suy giảm trí nhớ. Lý do cho việc đề cập vấn đề này hiện tại đó là người chăm sóc trên hành trình của họ đã quên ghi nhớ điều này một cách dễ dàng và phổ biến. Liên quan đến giao tiếp, điều này thực sự là một thử thách và gây thêm căng thẳng trong giao tiếp khi bạn cố gắng nói chuyện với người thân của mình như thể họ không có bất cứ sự thiếu hụt nào và điều này khiến tình hình trở nên phức tạp hơn, về cơ bản gây thêm căng thẳng và gánh nặng cho bạn với vai trò là người chăm sóc. Chúng ta hãy bắt đầu và thảo luận về các khía cạnh khác nhau của giao tiếp và cách thức những người chăm sóc bị thử thách nhiều hơn nữa với bệnh sa sút trí tuệ. Mất ngôn ngữ Một tình trạng phổ biến xuất hiện cùng với bệnh Alzheimer và các bệnh sa sút trí tuệ khác đó là mất ngôn ngữ. Mất ngôn ngữ tiếp nhận Người đó không thể xử lý hoặc hiểu thông tin họ đang nhận được từ người khác. Khả năng nắm bắt ý nghĩa của các từ và câu nói bị suy giảm. Mặc dù họ có khả năng nói và hình thành câu, tuy nhiên họ thường gặp khó khăn khi thể hiện bản thân thông qua lời nói và có thể sử dụng những từ ngữ không phù hợp hoặc bị giản lược. Họ thường không biết làm cách nào để diễn đạt và không thể hiểu được lời nói của chính họ. Cả hai kiểu mất ngôn ngữ này ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng giao tiếp của người bệnh và ảnh hưởng đến việc hiểu những gì người khác đang nói với họ. Nếu người thân của bạn bị ảnh hưởng bởi chứng mất ngôn ngữ, các hình thức giao tiếp khác có thể hữu ích. Các hình thức phi ngôn ngữ, bao gồm cử chỉ bằng tay, ngôn ngữ cơ thể và sử dụng hình ảnh có thể giúp giảm bớt sự thất vọng và thể hiện nhu cầu và mong muốn của họ. Mất ngôn ngữ được hiểu là sự rối loạn ngôn ngữ. Có rất nhiều kiểu mất ngôn ngữ khác nhau, nhưng phổ biến nhất là mất ngôn ngữ biểu cảm, và mất ngôn ngữ tiếp nhận. Một người bị mất trí nhớ có thể có một hoặc cả hai loại mất ngôn ngữ này. Mất ngôn ngữ biểu cảm Người đó có một phần hoặc hoàn toàn không có khả năng để tạo ra ngôn ngữ, tuy nhiên sự hiểu biết của họ vẫn còn nguyên vẹn. Họ có thể không tự mình diễn đạt được bằng lời nói. Việc tạo ra ngôn ngữ bị dừng lại và khó khăn, khả năng viết tối thiểu cũng bị suy giảm như ngôn ngữ. Những bệnh nhân này nhìn chung ý thức được những thiếu hụt ngôn ngữ của họ. 3 4

Lắng nghe Vì giao tiếp là một con đường hai chiều, lắng nghe là một khía cạnh quan trọng để giao tiếp thành công. Khi bạn giao tiếp với người thân của mình mắc bệnh sa sút trí tuệ, điều này có thể cực kỳ thử thách vì nhiều lý do: Thính giác Các yếu tố liên quan đến tuổi tác hoặc môi trường có thể thách thức khả năng nghe từ người thân của bạn, do đó làm giảm khả năng giao tiếp của bạn. Điều này có thể khiến bạn, với vai trò là người chăm sóc rất bực bội và người mắc chứng suy giảm. Khi gặp phải rào cản giao tiếp, chúng tôi đề xuất nên dừng lại và đánh giá xem người thân của bạn có đang nghe bạn hay không. Nếu bạn lo lắng về điều này, hãy ủng hộ cho bác sĩ tìm hiểu về bất kỳ dấu hiệu thể chất nào và thực hiện xét nghiệm thính giác chuyên biệt khi cần thiết. Máy trợ thính có thể được sử dụng hiệu quả, ngay cả khi người thân của bạn bị suy giảm trí nhớ, nhưng cũng có thể xảy ra những thách thức với điều này (như khi người bệnh có thể quên lắp máy trợ thính, không nhớ rằng chúng là cần thiết, hoặc đánh mất chúng). Hãy thực hiện một cuộc thảo luận trung thực với bác sĩ điều trị cho người thân của bạn về điều này và các chuyên gia thính giác mà bạn đang phối hợp cùng. Dành thời gian để cân nhắc về quyết định của bạn và những ưu nhược điểm của tình huống. Nhận thức và thính giác "Người thân của tôi có nghe tôi nói không hay họ không hiểu tôi đang nói gì?" Câu trả lời trung thực ở đây là: Chúng tôi không biết. Thử thách trong việc trả lời câu hỏi này đó là người khuyết tật thường không thể là người báo cáo chính xác nhất về những gì đang xảy ra bên trong não bộ của họ. Các mô hình giao tiếp Cũ Một trong những thách thức lớn nhất trong giao tiếp xảy ra từ thói quen, chứ không phải ý định. Đây là khuynh hướng để sử dụng các mẫu giao tiếp cũ ngay cả khi người thân của chúng ta mắc bệnh sa sút trí tuệ. Điều này có thể đặc biệt khó khăn đối với vợ/chồng vì các mô hình giao tiếp với chồng/vợ của họ đã phát triển qua nhiều năm tương tác. Trong một số trường hợp, những người chăm sóc cảm thấy rằng họ đang phản bội những người thân của họ bằng cách bỏ sót thông tin hoặc đơn giản hóa mọi thứ, đó là phương pháp thực hành được khuyến cáo đối với bệnh sa sút trí tuệ. Đơn giản hóa mọi thứ với người bị suy giảm trí nhớ là một trong những phương pháp thực tế nhất khi giao tiếp. Các câu ngắn, đơn giản với các thông điệp đơn giản giúp hiểu và trả lời một cách dễ dàng nhất. Các câu hỏi đặt ra cho bản thân bao gồm: Họ có thể mắc chứng mất ngôn ngữ biểu cảm hoặc mất ngôn ngữ tiếp nhận không? Có bất kỳ khiếm khuyết thể chất nào về thính giác hay không? Người thân của tôi gặp khó khăn trong việc hiểu hơn là nghe phải không? Điều gì đang diễn ra xung quanh chúng ta có thể làm họ phân tâm khi lắng nghe? Các mô hình giao tiếp như thế nào trước khi bị bệnh sa sút trí tuệ? 5 6

Giao tiếp bằng lời nói Có nhiều tình trạng hoặc sản phẩm phụ khác nhau có thể thách thức người mắc bệnh sa sút trí tuệ khi giao tiếp bằng lời nói. Các vấn đề bao gồm tìm kiếm ngôn ngữ, mất ngôn ngữ và nói lắp. Các vấn đề tìm kiếm ngôn ngữ rất phổ biến trong suy giảm nhận thức và có thể thách thức khả năng giao tiếp của người chăm sóc với người thân của họ khi người chăm sóc bắt đầu và dành rất nhiều thời gian để tập trung và đoán xem người thân của họ đang cố gắng giao tiếp điều gì. Một số gợi ý để vượt qua thử thách này đó là đơn giản hóa giao tiếp, cố gắng đừng thúc ép người thân của bạn, và trong một số trường hợp việc sử dụng bảng giao tiếp có thể hữu ích. Đây là một công cụ được sử dụng khi người nào đó gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, họ có thể chỉ vào những từ hoặc cảm xúc trên bảng để thể hiện bản thân và nhu cầu của họ. Những điều quan trọng cần ghi nhớ khi bạn, với vai trò là người chăm sóc, giao tiếp với người thân của mình đó là đơn giản hóa giao tiếp, đảm bảo người thân của bạn biết rằng bạn đang nói chuyện với họ, và lưu tâm đến khả năng giao tiếp của họ với bạn theo từng thời điểm. Giao tiếp phi ngôn ngữ Giao tiếp phi ngôn ngữ là chìa khóa trong việc chăm sóc người nào đó mắc bệnh sa sút trí tuệ. Khi người thân của bạn không thể hiểu được những từ bạn đang nói, họ sẽ đọc ngôn ngữ cơ thể của bạn. Điều này có thể liên quan đến trẻ sơ sinh/trẻ nhỏ dựa vào việc đọc các biểu hiện trên khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể của bố mẹ, hơn là hiểu nội dung. Một ví dụ thú vị được quan sát tại trung tâm chăm sóc ban ngày dành cho người trưởng thành: Hai bệnh nhân đang trò chuyện không nhận ra rằng một người đang nói tiếng Việt và người kia nói tiếng Tây Ban Nha. Các tín hiệu phi ngôn ngữ và việc thiết lập cuộc trò chuyện mang tính tương tác nhiều đến nỗi các bệnh nhân thậm chí không nhận ra rằng họ không nói cùng một ngôn ngữ. Với vai trò là người chăm sóc, điều quan trọng cần phải có nhận thức về những tín hiệu phi ngôn ngữ mà bạn đang đưa ra. Một số câu hỏi đặt ra cho bản thân bao gồm: Những biểu hiện trên khuôn mặt của tôi lúc này như thế nào? Giọng nói của tôi đang ở kiểu âm điệu nào? Ngôn ngữ cơ thể của tôi như thế nào trong tình huống này? 7 8

Hội chứng Sundowning (mặt trời lặn) Sundowning là một hiện tượng có thể xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer, và thường được gọi là lú lẫn vào cuối ngày. Sundowning xuất hiện thường xuyên nhất từ giai đoạn giữa đến giai đoạn cuối của bệnh, nhưng có thể xảy ra ở mọi giai đoạn. Sundowning có khả năng do một sự gián đoạn trong đồng hồ sinh học của cơ thể dẫn đến lo âu, mất định hướng, hoặc hung hăng. Một số người trải qua hội chứng sundowning có thể gặp khó khăn trong việc phân biệt thực tế và giấc mơ, và khó diển tả bóng tối và ánh sáng. Điều này có thể dẫn đến các hành vi đi lại hoặc đi lang thang, hoặc người bệnh có thể trở nên bồn chồn hoặc bị kích động. Nhận ra hiện tượng Sundowning là điều rất quan trọng vì hội chứng này có thể gây trở ngại cho việc giao tiếp với người thân của bạn như bạn thường làm. Bạn có thể nhận thấy rằng thời gian sau đó trong ngày, khi ánh sáng tối dần đi, sự kích động, lú lẫn và ít tiếp nhận khi trả lời bạn hoặc ít phối hợp với nhiệm vụ của họ có thể đã tăng lên. Bạn cũng có thể nhận thấy sự thay đổi trong chu kỳ giấc ngủ của họ, trong đó họ cảm thấy buồn ngủ hoặc mệt mỏi vào buổi chiều muộn, và cũng có thể không ngủ cả đêm. Để cải thiện khả năng giao tiếp tích cực và hiệu quả, tránh đưa ra các tình huống căng thẳng, những yêu cầu, nhiệm vụ hoặc khái niệm mới vào chiều muộn. Buổi sáng thường là thời điểm tốt nhất để truyền đạt thông tin quan trọng, vì nhiều người bị mất trí nhớ có xu hướng tỉnh táo hơn vào buổi sáng. Nếu người thân của bạn đang gặp phải các triệu chứng Sundowning, hãy thử những điều sau đây: 1. Luôn hoạt động cả ngày nhằm khuyến khích thói quen ngủ ngon vào ban đêm. 2. Bật sáng đèn khi người thân của bạn cảm thấy lẫn lộn hoặc bị kích động vào đầu giờ chiều hoặc buổi tối. 3. Tránh các hoạt động gây căng thẳng và môi trường ồn ào hoặc quá kích thích trong những lần xuất hiện hội chứng Sundowning. 4. Sử dụng các vật dụng quen thuộc giúp họ cảm thấy thoải mái - vật lưu niệm, chăn hoặc vật dụng quen thuộc khác. 5. Duy trì thói quen. Một lịch trình thường xuyên bao gồm việc thức dậy, các hoạt động, và đi ngủ sẽ giúp thúc đẩy kế hoạch giấc ngủ theo quy định cho cả người chăm sóc và người thân của họ.

Nhận thức tình cảm Cùng dòng với giao tiếp phi ngôn ngữ, nhận thức tình cảm là chìa khóa trong bất kỳ mối quan hệ nào, thậm chí quan trọng hơn cần phải nhận thức được khi giao tiếp với người thân của bạn mắc bệnh sa sút trí tuệ. Chỉ khi người thân bị suy giảm nhận thức của bạn đang đọc các tín hiệu phi ngôn ngữ của bạn thay vì tập trung vào lời nói, điều quan trọng là bạn phải tập trung nhiều hơn vào cảm xúc của họ thay vì lời nói. Nhiều khi câu hỏi xuất phát từ những người chăm sóc trong nhóm hỗ trợ hoặc hướng dẫn, tôi trả lời người thân của mình như thế nào khi họ nói những điều vô nghĩa? Phương pháp tiếp cận tốt nhất đó là trả lời những gì họ đang cảm nhận thay vì những gì đang được nói ra. Ví dụ: Người thân của bạn có thể đang hỏi về cha mẹ của họ. Thay vì cố gắng định hướng và đưa người này trở về thực tại khi nói rằng cha mẹ họ đã qua đời, tốt nhất là hãy trả lời lại cảm xúc: Tôi chưa bao giờ nhìn thấy họ nhưng dường như bạn đang lo lắng về họ. Điều này sẽ cho phép người thân của bạn được nghe, lắng nghe, và trạng thái cảm xúc của họ được nuôi dưỡng. Giao tiếp bằng văn bản Giao tiếp bằng văn bản có thể là công cụ hữu ích với bệnh sa sút trí tuệ. Lý do đó là một người mắc bệnh sa sút trí tuệ thường gặp khó khăn với trí nhớ ngắn hạn của họ, do đó có xu hướng tự lặp lại. Bạn có thể sử dụng ghi chú bằng văn bản hoặc hình ảnh làm lời nhắc về những gì họ sẽ làm hôm nay và các thông tin khác mà họ có thể quan tâm. Người chăm sóc có thể sử dụng ghi chú làm lời nhắc cho các công việc nhà hoặc lời nhắc về các hoạt động ngày hôm đó. Giao tiếp Diễn giải Hành vi Cởi đồ Đánh, Đá hoặc Cắn Khóc, Sợ hãi, hoặc Né tránh Chạy đi Hành vi Tình dục Khuôn mặt Biểu cảm hoặc Bộ phận cơ thể Diễn giải khả năng có thể xảy ra Có thể cần sử dụng phòng tắm. Có thể quá nóng hoặc quần áo không thoải mái. Có thể bị đau hoặc khó chịu, có thể đang cố gắng diễn tả cơn đau hoặc khó chịu. Có thể có một mối đe dọa hoặc xâm nhập vào không gian cá nhân, như khi cố gắng chăm sóc cá nhân. Có thể thất vọng do sự hạn chế, mất kiểm soát và các lựa chọn giới hạn. Có thể liên quan đến nỗi sợ hãi môi trường. Có thể sợ bồn tắm vì có thể tin rằng nước rất sâu. Có thể sợ tấm thảm màu đen/tối vì họ có thể tin rằng (và nó có thể nhìn vào họ) nó giống như một hố đen trên mặt đất. Có thể là do lo lắng, hoặc có thể có một kế hoạch hoặc mục đích của một điều gì đó họ tin rằng cần phải làm "Tôi cần phải đi làm!". Có thể hiểu nhầm tình huống hoặc mối quan hệ. Có thể diễn giải sai mục đích chăm sóc cá nhân. Có thể có một khao khát được gần gũi. Có thể bị đau hoặc khó chịu. Có thể có vấn đề về răng miệng. 11

Lời khuyên trong các Giai đoạn Khác nhau của Bệnh sa sút trí tuệ Nhẹ (Giai đoạn đầu) Nhận thức về các mô hình giao tiếp trước khi mắc bệnh sa sút trí tuệ Càng nhiều càng tốt - giám sát lượng thông tin được chia sẻ và mức độ phức tạp của thông tin Sử dụng bảng trắng để truyền đạt lời nhắc về thời gian biểu và cuộc hẹn, đặt bảng này ở một vị trí dễ thấy để mọi người nhìn thấy Sử dụng các ghi chú và lời nhắc bằng văn bản cho phép sự độc lập nhiều hơn Giúp người mắc bệnh sa sút trí tuệ bắt đầu/thúc đẩy các cuộc trò chuyện với người khác Trung bình (Giai đoạn giữa) Nghiêm trọng (Giai đoạn cuối) Sử dụng xúc giác để giao tiếp với người thân của bạn (như nắm tay người thân của bạn hoặc trao cho họ những cái ôm để thể hiện tình yêu của bạn) Kết hợp các nhiệm vụ đầy thách thức với các biểu hiện tích cực trên khuôn mặt (như mỉm cười khi tắm) Bảng giao tiếp có thể hữu ích ở giai đoạn này khi ngôn ngữ có thể rất khó khăn Tập trung ít hơn vào lời nói của bạn và sử dụng cử chỉ bằng tay Những biện pháp hiệu quả để Giao tiếp với Người thân bị Suy giảm Trí nhớ Tạo một dòng tiêu đề ngắn nhưng bao gồm phạm vi những gì bạn cần hoặc mong muốn từ người bệnh Cùng xem một cuốn sách ảnh với nhau có thể giúp khơi gợi trí nhớ hoặc hỗ trợ cuộc trò chuyện Fibbing trị liệu - còn được gọi là lời nói dối ngọt ngào ; đây là những điều có thể nói ra để trấn an những người mắc bệnh sa sút trí tuệ Không giải thích, không đổ lỗi, không so sánh! 13 Bằng lời nói Nói Chậm Nhắc lại Nếu Cần Câu Đơn giản, Ngắn gọn Sử dụng Fibbing Trị liệu (Lời nói dối Ngọt ngào) Viết Thông tin ra Giấy ghi chú 12 Phi ngôn ngữ Cười Gật đầu Giao tiếp bằng mắt Vỗ về Sử dụng Bảng Trắng hoặc Tranh để Giao tiếp

Kết luận Giao tiếp với người thân mắc bệnh sa sút trí tuệ có thể gặp khó khăn khi bệnh tiến triển. Tin vui là có nhiều cách để hiểu được những gì người thân đang cố gắng nói. Bằng cách sử dụng hình ảnh, chữ viết, ngôn ngữ cơ thể, xúc giác, các dấu hiệu phi ngôn ngữ và hơn thế nữa, bạn có thể an ủi người thân, bảo vệ họ an toàn và truyền đạt cảm xúc vượt xa lời nói. Bộ sách dành cho Người chăm sóc "Chăm sóc Người thân Mắc Bệnh sa sút trí tuệ - Hướng dẫn thực hành cho Người chăm sóc trong Gia đình" do Trung tâm Gia đình của Bệnh nhân Alzheimer tại Huntington Beach, California phát triển nhờ sự tài trợ hào phóng của Quỹ Arthur N. Rupe. Những người đóng góp cho bộ sách này bao gồm: Cheryl Alvarez, PsyD; Marie Oyegun, MA; Corinne Enos, LCSW; Traci Roundy, RN; Patrick Wallis, MSG; Irma Marin, CNA; Judy Osuna; Becky Barney-Villano; cũng như nhóm chương trình, nhóm điều dưỡng viên, nhóm hoạt động và nhóm công tác xã hội tại Trung tâm Gia đình Bệnh nhân Alzheimer tại Huntington Beach, CA. Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Judy Culhane. www.afscenter.org 15