TÌNH CHIẾN HỬU. Lam Sơn Ngày xa xưa, lâu lắm, kể ra củng đã hơn 40 năm dài, Lần đầu tiên khi sắp hàng dài để chờ nhận lãnh quân trang, quân dụng. Tôi

Tài liệu tương tự
No tile

Phần 1

Phần 1

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Phần 1

Truyện ngắn : Bà Năm xóm Chợ Bà Chiểu

Lương Sĩ Hằng Tìm Lẽ Du Dương

Phần 1


Ai baûo veà höu laø khoå

CHƯƠNG I

Lộn Sòng Hữu Loan Hôm nay Tuất nhất định làm cho xong hồ sơ để đưa lên ty giáo dục. Hắn cho là sở dĩ hắn bị biên chế ra khỏi trung đoàn cũng chỉ vì bả

Tác Giả: Hoàng Thu Dung MỘT NGÀY MÙA ĐÔNG Phần XVI Thùy Dương và Minh Khánh đi xuống cầu thang. Cả hai vừa vào chỗ lấy xe thì có tín hiệu máy, Thùy Dư

Microsoft Word - suongdem05.doc

Phần 1

CHƯƠNG 1

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu

Phần 1

No tile

No tile

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Duyên Nghiệp Dẫn Tu Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Phần 1

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì


Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

mộng ngọc 2

Chuyện Ba Má Tôi và Phố Hàng Đàn Tác giả: Phùng Annie Kim Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, C

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Document

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Document

No tile

LÔØI TÖÏA

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

NGÀY TÔI XA QUÊ HƯƠNG Quách Như Nguyệt Tôi có ý định viết về biến cố ngày 30 tháng Tư - một ngày quá ư là trọng đại đối với riêng cá nhân tôi và toàn

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

-

HỒI I:

SÓNG THẦN PHAN RANG MX Tây Đô Lâm Tài Thạnh. Theo nhịp sống, người ta tự chọn phương hướng để đi, bằng nhiều cách khác nhau, lưu giữ hay xóa đi quá kh

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

Hoàng Văn Chí Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc Phần II: TÀI LIỆU (NHÂN VẬT VÀ TÁC PHẨM) 000o000 Chương 3: Các nhà văn đứng tuổi HỮU LOAN Hữu Loan năm nay

No tile

Document

Phần 1

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, ) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Phar

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12

Lương Sĩ Hằng Ðời Ðạo Siêu Minh

Phần 1

Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Phần 1

Cúc cu

Tả con vật nuôi mà em yêu thích

No tile

Document

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Phần 1

Công Chúa Hoa Hồng

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

No tile

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN VIDEO

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

1 Lễ Hội Quán Thế Âm Chùa Viên Giác Trong các vị Bồ Tát của Đạo Phật, Vị được nhiều người ngưỡng mộ nhất, nhiều fans nhất phải kể là ngài Quán Thế Âm.

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

CHƯƠNG I

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

Microsoft Word - I To03_Copy.doc

Lần đầu tiên phải khăn gói xa nhà để lên thành phố ôn thi đại học, lòng Trường không khỏi sự nôn nao hồi hộp

Phần 1

No tile

DS_CTSQ_ATMui_2015.indd

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

VINCENT VAN GOGH

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

No tile

Oai đức câu niệm Phật

PHẦN TÁM

Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

Phỏng Vấn Một Trung Đội Trưởng Nghĩa Quân Cao Bá Tuấn ghi LTS: Với nội dung bài này, chúng tôi chủ động không tìm hiểu tác giả; bởi chúng tôi nghĩ, độ

Microsoft Word - NhomBanThanPetrusKy.docx

Suy nghĩ về thời gian và giá trị của thời gian đối với cuộc sống con người

Bản ghi:

TÌNH CHIẾN HỬU. Lam Sơn Ngày xa xưa, lâu lắm, kể ra củng đã hơn 40 năm dài, Lần đầu tiên khi sắp hàng dài để chờ nhận lãnh quân trang, quân dụng. Tôi vẫn còn nhớ ngày đó y như mới ngày nào vưà qua đây thôi, Chúng tôi, những thằng người, còn lưá tuổi học trò, mặt mày còn ngơ ngơ ngác ngác, ( vậy chớ trong trường, trong lớp chúng tôi đã là những tay quậy phá làng xóm nổi tiếng ) Thế mà giờ đây, giây phút đầu tiên khi bước chân vào ngưỡng cưả cuộc đời, Đời Chiến Binh Cả bọn, mặt cậu nào cậu nấy sợ sợ sệt sệt, nghỉ lại mà buồn cười. Bọn thanh niên tụi tôi, người tứ xứ tha phương, đưá thì học trò, đưá thi dốt đặt, đưá thì có vẻ trí thức, nhưng ai ai cũng đều là dân lính mới tò te. Khi sắp hàng trước Ban Quân trang, Anh Trung sĩ mặt khó đăm đăm, vưà hống hách ngang tàng, ăn to nói lớn, nhà binh chớ có phải nhà bếp đâu mà ăn nói nhỏ nhẹ. Anh chàng trung sĩ mập ù, đứng sau khung cửa sổ, thò đầu ra, gọi tên từng đưá một, Chúng tôi tuần tự luân phiên bước lên, nhận lãnh một mớ quân trang, nào là hai bộ quần áo lính treillie ( khốn thay lại được may sẵn theo kích thước cuả người Mỹ, ) hỡi ơi! sau khi mặc thử cái quần lính rộng thùng thình, có anh chàng nhỏ con kéo cái lưng quần đến tận

mũi anh ta. Thiệt là buốn cười. ( sau đó anh ta phải đến nơi sửa chữa quần áo quân phục cho anh em binh sĩ, Nào là chiếc Poncho nhà binh dùng để làm lều trại khi đóng quân trong rừng, chiếc Poncho đa năng đa dụng như cái mũ sắt nhà binh, Poncho là một tấm trải bằng plastique, có thể lót xuống dưới đất để ngả lưng qua đêm, hay dùng làm lều trại để che mưa đỡ nắng. Hoặc trên đường chuyển quân, đơn vị phải vượt sông. Khi người lính chết, thì chiếc poncho, lại được dùng để gói trọn hình hài người lính : như một bài hát đã viết : Anh trở về, chiều loang bóng nắng, Poncho buồn liệm kín đời anh.. Anh trở vê bờ tóc em xanh.chít khăn sô trên đầu vội vã em ơi ( bài thơ Để trả Lời Một Câu Hỏi của Linh Phương, sau đươc phổ nhạc thành ca khúc của một thời..kỹ Vật Cho Em Sau chiếc poncho, là cái sac marin, quen miệng gọi như vậy, chớ thật ra đây chính là cái túi lớn để cho anh lính Hải quân dùng để chưá đựng quân trang khi di chuyển hay về phép, Về sau, sac Marin được cấp phát cho tất cả quân nhân mới nhập ngũ vào quân đội. và tiếp theo là hai bộ quân phục, rồi hai đôi vớ, hai đôi giày, chỉ được phát hai đôi giày bằng vải bố, chiếc mũ vải, hai chiếc áo, và hai cái quần lót, loại quần thông dụng với cưả sổ may sẵn, đúng là cái đầu óc cuả lính thường nghĩ đến chuyện tiện lợi thôi. Tất cả các thứ trên được dồn vào cái sac marin, và các cậu trai trẻ khệ nệ vác cái săc nặng nề bước theo người chỉ huy về doanh trại. Ngày đó anh em lính tráng chúng tôi đâu có được ngủ trong các dãy nhà như trong phim ảnh, mà chúng tôi được phối trí trong các doanh trại lợp lá dừa nước. Mỗi đứa có một chỗ nằm. đó là loại giường dài, liền nhau ; mỗi đưá được chừng hai thước. Đồ quân trang cá nhân thì tự bảo quản, ví trong lính có câu : Huynh Đệ Chi Binh, để bậy rinh liền. Nên nhớ khi vào cuộc đời nhà binh, đó là ngưỡng cưả cuộc đời. Nhà Binh không phải là trường học, không còn cái dể thương, ngoan ngoãn, nhà binh là một tập trung, tập hợp, đủ mọi thành phần gia nhập từ đời sống dân sự, Mỗi một cá nhân khi tham dự vào cuộc sống trong binh đội, tất nhiên họ đã quen với sóng gíó, quen với cuôc sống chung đụng với bao nhiêu người trước lạ sau quen thân. Sau phần quân trạng, là quân dụng và vũ khí,

Khi xem đến những dòng nầy, độc giả chớ có nghĩ rằng người viết đang cố bôi bẩn đời lính, sự thật, thì người Việt có bản tánh hơi kém ngay thẳng một chút ở điểm : xấu che, tốt khoe, cũng vì thế có lần đi dự họp trong buổi lễ nào đó ở thủ đô Paris nước Pháp, người Viết vô tình nói vui miệng rằng, quân đội ta oai hùng, vậy chớ cũng có khi bị tụi vc rược bắn lủng đít Quý vị nên nhớ, đây không phải là hầu hết mọi người lính đều xấu xa về bản tánh, nhưng tập hợp tập thể quân đội bao gồm nhiều thành phần khác nhau, chênh lệch về tuồi tác, về học lực về thành phần. Nói cho cùng thì những chuyện xấu xa nhỏ mọn vốn là điều không đáng để tâm. Anh em ai ai cũng đều ca ngợi sự anh dũng của các đơn vị, các quân binh chủng, và không ai nở khui ra những chuyện, luộm thuộm, lôi thôi. Trọn cuộc đời lính, mà người viết trải qua, người viết vẫn còn hành trang mang theo, ngoài các món quân trang quân dụng cơ hữu, lại còn một vài quyển vở học trò, để ghi chép những dòng nhật ký, và ít quyển sách loại gối đầu nằm của lính Đó là tác phẩm * Một Thời Để Yêu Và Một Thời Để Chết * của nhà văn người Đức Erich Maria Remarque. Ông là nhà văn viết những truyện hay nhất ( theo ý kiến của thằng tôi ) những mẫu truyện viết về Tình yêu Và Chiến Tranh. Những mẫu truyện của ông, những ý tưởng của ông, theo đuổi người viết suốt cả quãng đời một nắng hai sương của người chiến binh. Nguồn an ủi không phải chỉ là những lá thư của người em gái hậu phương, mà nguồn an ủi lại chính là những ý tưởng của nhân vật trong truyện, bởi lẽ, người chiến binh trong trận chiến có thật ở đời thật, lại tìm thấy hình ảnh của chính mình. Những đọan văn, ông viết rất hay về cảnh người lính gác giặc trong đêm, lặng lẽ hút từng hơi thuốc, người lính gác giặc trong đêm buồn ; vắng lặng, chỉ còn đốm lửa lập lòe ( mà người lính cố dấu kín, để không lộ mục tiêu trong đêm ) điếu thuốc lập lòe trong đêm như người bạn gái hiền dịu, ngầm an ủi bạn mình trong trận tuyến. Một thứ hạnh phúc mỏng manh, không ồn ào, không đao to búa lớn. Rồi kế tiếp theo, là những ngày dài trên sân tập, với những bài học chiến thuật, với sân bắn, mà tầm bắn dài 250m. Rồi học tập cách thức sử dụng và điều khiển các loại vũ khí, cổ điển được quân đội Mỹ

sử dụng trong đệ nhị thế chiến, Từ khầu carbine M1 ; cho đến súng trường garant M1, vừa nặng, vừa dài, tuy tầm bắn hiệu quả trong vòng 100 m. Rồi những ngày buồn vui nơi chốn thao trường, vẫn chưa phải là đối mặt với kẻ thù, đối mặt với tử thần. Những ngày mệt mỏi ở chốn thao trường qua nhanh, như câu danh ngôn : Thao Trường Đổ Mồ Hôi, Chiến Trường Bớt Đổ Máu, mà hầu như người chiến binh nào cùng đều nhớ mãi. Những ngày tập đi một hai, bước đêù những ngày ăn uống vội vàng trong cái gà mèn nhà binh, rồi những chiều đầu lương tháng lê la nơi câu lạc bộ, cũng chẳng có nhậu nhẹt bao nhiêu, vì mấy đồng lương nhỏ bé của người khoá sinh cũng có là bao. May phước lúc đó, người viết thuộc loại lính tráng con bà phước. Hay con mồ côi. Nếu không, có lẽ người chiến binh cũng còn nhiều ưu tư, không biết với ít tiền lương gởi về nhà, vợ con có đủ xoay xài cho một tháng hay không??? Khi xem qua những đoạn văn của Phạm Kim Vinh, người viết mới thấm thía thấy sự thật, những sự thật mà hồi còn đang tại ngũ, ít khi nào người lính dám nghĩ đến, có lẽ cũng vì hai chữ Khắc Kỷ ( chữ của Phạm Kim Vinh ) Khi viết những dòng nầy, người viết chỉ muốn viết về tự truyện, có lẽ mình viết cho mình đọc, hay lính viết cho lính xem, như ngày xưa, mỗi khi có sinh hoạt văn nghệ văn gừng ( trong kỳ đơn vị được nghỉ dưởng quân ở hậu cứ ) người viết vẫn được anh em cùng đơn vị tha thiết kêu gọi mình lên ca hát giúp vui. Lúc ấy lên hát mà đâu có e ngại gì, bởi vì lính hát lính nghe mà. Thì nay, những dòng nầy được coi như là lính viết cho lính xem. Bây giờ quân đội xưa, ngày nay không còn nữa, thắm thoát đã hơn mấy mươi năm xa rời bộ quân phục, chia tay cùng bao nhiêu đồng đội cấp chỉ huy, người còn kẻ mất. Nếu có anh em nào là bạn bè xưa, đồng đội cũ, xem được những dòng những chữ như thế nầy, có lẽ những anh em đó cũng cảm thông được.

Trong cuộc đời, có nhiều thứ tình cảm giữa cá nhân nầy và cá nhân khác, có khi là tình vợ chồng, tình yêu đương trai gái, có khi là thứ tình bạn nào đó, nhưng tựu chung, có một thứ tình cao quý nhất, đó là tình thần đồng đội, hay Tình Chiến Hữu. Nhật Ký là quyển sổ nhỏ, ghi chép lại các sự việc xảy ra từng ngày một, nhưng hồi ký là việc ghi chép lại theo hồi ức, có đọan nhớ, có đọan quên. Một ai đó đã viết : ngày ấy mình không biết hết, còn bây giờ lại không nhớ hết. Trong đời người cũng có vinh có nhục, vui buồn lẫn lộn, vinh thì ít hơn nhục. Ở đây, người viết không có ý muốn nói đến chuyện vinh hoa phú quý, bởi lẽ người viết chưa bao giờ hưởng được vinh hoa phú quý. người viết chỉ muốn nói đến những giai đoạn, những năm tháng tươi đẹp của đời người. Thời niên thiếu, những năm tháng đến trường, đó là những năm tháng đẹp nhất đời người, tuy không phải là không có lúc mệt nhọc với bài vở thi cử, nhưng dù sao lúc đó vẫn là : cơm Cha, áo mẹ ; Công thầy Cô. Giai đoạn thứ hai là khi đã ra đời đi kiếm việc làm, giai đoạn thứ ba, là giai đoạn tòng quân nhập ngũ. Đối với người viết còn giai đoạn thứ tư, đó là thời kỳ đi định cư ở ngoại quốc. Thiển ý của người viết về chương nầy chỉ muốn viết về Tình Chiến Hửu hay Tình Thần Đồng Đồng Đội mà thôi. Từ năm 64 tôi đã chọn con đường binh nghiệp, vì chán cuộc sống dân sự, và không muốn đi học nữa, Đơn vị quân đội đầu tiên đó là binh chủng mũ xanh, Lực Lượng Đặc Biệt, Spéciale Force, còn được gọi là Béret vert ( VN ngày nay gọi là lính mũ xanh ) một trong những binh chủng thiện

chiến,đơn vị đồn trú tại Tân Phú Huyện Sử, thuộc Quận Thới Bình, Cà Mau. Ngày đó tôi không biết đơn vi tôi tình nguyện lả binh chủng thiện chiến Đơn vị nầy là đơn vị mũ xanh LLĐB, mang bí số A23 ; trực thuộc Lực Lượng Đặc Biệt Hoa kỳ. Lúc ấy các đơn vị Dân Sự Chiến Đấu chúng tôi chưa thược vào Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Thời gian phục vụ tại đây không lâu, sau đó đơn vị di chuyển qua Giang Thành Hà Tiên, theo nhu cầu chiến thuật của quân khu. Sau khi đơn vi tôi dời đi khỏi Tân Phú Huyện Sử, ít lâu sau đồn lính nầy do nghĩa quân đảm nhận trách nhiệm, bị cộng quân tấn công và san bằng Trận chiến diễn ra bằng máu. Khi đơn vị ngang qua Cần Thơ, tôi vào trình diện chỉ huy trưởng ở Cần Thơ, và được xuất ngũ về Sài Gòn. Mấy tháng sau tôi lại đâm đầu vào Lực Lượng Biệt Chính. Mà thời đó người dân quen gọi là lính áo đen, Những người cán bộ bán quân sự, được trang bị vũ khí cá nhân, hoạt động theo làng xã. TRƯỞNG THÀNH TRONG KHÓI LỬA Thời kỳ gia đình dọn nhà từ khu Cư xá Công Công Chức Hòa Hưng ( chớ nên lẫn lộn với cư xá Sĩ Quan Bắc Hãi nằm trên đường Lê Văn Duyệt sau nầy là cách Mạng Tháng 8 ). Gia đình tôi dọn về khu Cầu Bông Đa Kao (Đất Hộ ) Ở gần nơi đầu cầu Bông có nhà vẻ Bướm Vàng, ở nơi đó có tên gọi lả Xóm Chiếu ( có lẽ ngày trước có cơ sơ sản xuất Chiếu ).Xóm của dân lao động, đa số đều là dân tãn cư từ miệt vườn, do nhiều hoàn cảnh mà họ trôi dạt lên đây,và trỡ thành dân Sài Gòn. Ngày còn đi học, cứ nhớ cái đám học trò ng ồi các dãy bàn cuối lớp, được các thầy cô tặng cho cái danh mà sau nầy chết danh luôn, đó là dân xóm nhà lá. chử nhà lá ở đây không ngụ ý khinh chê, giàu hay nghèo, mà không biết tại sao lại mang cái danh nầy, ngộ ghê. Mấy cu cậu hay quậy phá lại là đám học trò ở những bàn cuối lớp học, mà không ngờ lại thành thói quen, hể lên lớp lại ngu quá cứ nhè bàn cuối để chọn làm chỗ ngồi. Ngồi bàn cuối, chỉ có cái lợi là tha hồ quậy phá chọc ghẹo, rồi rũ nhau cúp cua ( couper du cours ) có khi đi

chơi bi da, ( hôm nào có chút tiền thì thả vô ciné, mấy cái rạp hát như Cao Đồng Hưng, rồi Đại Đồng, rồi rạp gì ở xóm gà, ( hổng nhớ nỗi, lâu quá trời gần năm chục năm, hình như là rạp ciné Đông Nhì, ai mà nhớ cho được ) coi hát cho đả 5 đồng hai tuồng, coi xong ngủ luôn tại chỗ Không đi coi hát bóng, thì đạp xe đi đá banh ở sân banh Lê Văn Duyệt xóm ngả năm Bình Hoà, chuyện trốn học đi chơi củng không lấy gì hay ho, vì sau nầy khi những người bạn cùng thời áo gấm về làng, còn mình cứ đi biềng biệt, về làng có gì để mà khoe với lối xóm, không đi đá banh (đánh lộn với đám dân ở vùng đó ) mà ngày xưa đi chơi đánh lộn thường lắm. Lũ học trò con nít mà không có mấy cái trò trốn học đánh nhau, phá làng phá xóm, thì đâu có hỗn danh : nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò. Chuyện ngày đi học, thì dài lắm, nhớ tới đâu viết đến đó. Người ta gửi bài đang trên net để khoe khoang cấp bằng nầy nọ, không Tiến Sĩ, cũng Luật sư, hay bác Sỹ, còn mình lại khoe ba cái chuyện trời ơi đất hỡi, hết chuyện đi chơi, trốn học, đá banh đi lội piscine Chi Lăng, không có tiền thì rủ hai ba đứa xuống sông Cầu Bông ( nay gọi là kênh Nhiêu Lộc ), nhảy cầu vui lắm. Cứ trèo lên thành cầu, đứng trên đó nhãy xuống, mình có biết bơi lội gì đâu, bơi thi bơi như con chó tay cứ quào quào trên nước, vậy mà nó vô tới bờ. Quã thiệt số mình lớn lắm, quậy phá lung tung, lớn lên vô thứ linh Biệt Kích, cứ toàn chọn lựa thứ dữ mà đi. Thiệt hết biết, ở nhà ba má, anh chị em, không có ai chịu cho nỗi thằng lưu linh lãng tử như mình, lớn lên lấy vợ cũng quậy nữa. Vậy mà không biết tại sao từ ngày đọc sách nhiều rồi trỡ thành nhà hiền triết hồi nào không biết nữa. Ngoài cái sân banh Lê Văn Duyệt ở Ngã năm Bình Hòa, còn sân Hoa Lư ở đường Đinh Tiên Hoàng, gần Đài Phát Thanh Sài Gòn. Mình đi đá banh ké, coi hát chùa, chớ đâu có tiền mua banh, củng không có tiền mua vè hát bóng nữa, đến nỗi thằng Nguyễn Hữu Nghị thằng bạn học dân Bắc Kỳ, ở vùng ngã bảy, nhà bán bàn ghế khá hơn, với thằng Đặng Hồng Chương, con nhà Tiệm cầm đồ, hai thằng nầy củng ưa trốn học, đi theo mình, rồi thằng Nghị có lần nó cự nự nầy kia rằng : mầy cứ mượn tiền coi hát, mà

không bao giờ trả, mình chỉ cười trừ, mà nó sợ đâu dám chọc mình giận, vì mình giận thì ai rủ nó trốn học nữa. Lúc đó mình đang là phó trưởng lơp ; phụ với thằng Phĩ trưởng lớp hình như dân Cần Thơ ( gốc nhà quê hiền lành hơn tụi nầy ), củng tại đám bạn quỷ sứ nó bầu mình làm chúa đảng, hể mình ra lệnh trốn học thì nó củng a tòng đi theo, vậy mới chết. Lớn lên, người ta ai củng có sự nghiệp, tệ nhất củng Giám Đốc bệnh viện. còn mấy thằng theo mình dỡ dỡ ươn ươn, ông không ra ông, thằng chẵng ra thằng. Đi chơi Bi da, không Thằng Nghi, thì củng Thằng Chương, không thằng Chương thì củng thằng khác, nhờ có khối thằng bạn có tiền chịu chơi. nên sự nghiệp học hành của mình đâm ra hõng bét. Sau nầy mới hiểu được, nhưng mình cũng đâu có luyến tiếc cho thời đi học, vì lúc đó học không nhiều được, mà củng không theo kịp bạn bè, có đứa học nhãy hai ba lớp, rồi sau đó đi du học, thành đạt sự nghiệp.