Tiêu Kim Thủy TIẾP BỘI I Bội vừa bước vào sân bỗng dừng chân quày quả bước ra. Từ lâu rồi chị không về nhà, không gặp ông Nghị Tần, thân phụ chị, vì l

Tài liệu tương tự
Phần 1

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Phần 1


Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

No tile

Microsoft Word - CÔ EM V?

Document

36

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Microsoft Word - chantinh09.doc

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

Mộng ngọc

Document

PHÁP NGỮ HT.Tuyên Hóa Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link Audio Tại Website

Phần 1

Document


Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

No tile

mộng ngọc 2

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

DS_CTSQ_ATMui_2015.indd

Tác Giả: Cửu Lộ Phi Hương Người Dịch: Lục Hoa KHÔNG YÊU THÌ BIẾN Chương 50 Lửa bùng lên chỉ trong nháy mắt, nhanh chóng lan tới những nơi bị xăng tưới

Phần 1

Cúc cu

Đà Lạt Những Hương Vị Khó Quên _ (Thiên Hương) (Hồi Ký)

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Document

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu – Văn mẫu lớp 7

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Phần 1

Chuyện Ba Má Tôi và Phố Hàng Đàn Tác giả: Phùng Annie Kim Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, C

No tile

Tác Giả: Bản Lật Tử BẢN SONATA ĐÀO HÔN Chương 1 Trốn Hôn Tại bến xe, tiếng người và tiếng xe ồn ào náo nhiệt bên tai không dứt, một bóng hồng kéo một

Tả mẹ đang nấu ăn

SÓNG THẦN PHAN RANG MX Tây Đô Lâm Tài Thạnh. Theo nhịp sống, người ta tự chọn phương hướng để đi, bằng nhiều cách khác nhau, lưu giữ hay xóa đi quá kh

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Tác Giả: Hoàng Thu Dung MỘT NGÀY MÙA ĐÔNG Phần XVI Thùy Dương và Minh Khánh đi xuống cầu thang. Cả hai vừa vào chỗ lấy xe thì có tín hiệu máy, Thùy Dư

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Microsoft Word - emlatinhyeu13.doc

No tile

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu

Kể về một chuyến về thăm quê – Văn mẫu lớp 6

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Khóm lan Hạc đính

Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ

VÔ THƯỜNG Những biến động đàn áp Phật Giáo khởi đầu vào năm 63. Lúc ấy tôi cũng vừa tròn 13 tuổi. Cái tuổi của thắt nơ tóc bím đầy thơ mộng. Thì cũng

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Viết một bức thư gửi cho mẹ của em

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

No tile

Chuong IX

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

Tác Giả: Lã Mộng Thường AI NGƯỜI TRI ÂM CHƯƠNG II Quãng tám giờ, trời đã tối đậm nơi thành phố Hòn Ngọc Viễn Đông; tôi đứng nơi đầu con ngõ lối vào ch

Document

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

PHẦN I

Thuyết minh về một loài hoa

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

No tile

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Microsoft Word - chotinhyeutronven03.doc

Hội Hoa Lan Việt Nam Tâm Tình Tây Bắc Seattle Tháng 11, 2016: Thu Vàng Nhớ Hạ Đỏ Sáng Chủ Nhật, sau khi đi uống cà phê, ăn sáng

No tile

PHẦN TÁM

Microsoft Word - 08-toikhongquen

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Tưởng Nhớ Nhà Văn Xuân Vũ Nhân Giỗ Lần Thứ 8 Dư Thị Diễm Buồn TIỂU SỬ NHÀ VĂN XUÂN VŨ Nhà văn Xuân Vũ chào đời trong ngôi nhà xưa của bà ngoại thuộc l

Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp một nhân vật cổ tích

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Đi xe đò, đi xe ôm Tiểu Tử Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam. Kỳ

Công Chúa Hoa Hồng

Microsoft Word - suongdem05.doc

Lan Việt : Hài Hê len Paphiopedilum helenae Avery

CHƯƠNG I

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Phần 1

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Document

Document

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

No tile

Thằng dân Tiểu Tử Trong chuyện phiếm này, tôi gọi " thời chú Sam" để chỉ miền Nam trước tháng 4 năm 1975 và " thời bác Hồ " để chỉ miền Nam dài dài sa

HỒI I:

Microsoft Word - chotinhyeutronven10.doc

Hãy kể một kỷ niệm đáng nhơ về con vật nuôi mà em yêu thích

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Document

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Bản ghi:

I Bội vừa bước vào sân bỗng dừng chân quày quả bước ra. Từ lâu rồi chị không về nhà, không gặp ông Nghị Tần, thân phụ chị, vì lẽ cha con bất đồng ý kiến. Nay nghe ông bịnh nặng chị về thăm. Khi vào sân thấy tòa nhà sang trọng còn mình rách rưới chị bỏ đi luôn. Trời hửng nắng, Bội kéo chiếc khăn sọc rằn che kín mái tóc. Từ xa, tiếng còi nhà máy vụt chói vọng lên không gian, chị biết là giờ tan sở, vội đi mau đến Ba Son để gặp Tiếp. Trưa nay Tiếp bận việc. Lúc ra cửa thấy Bội đứng đợi dưới gốc cây dái ngựa, Tiếp khoát tay ra dấu bảo chị về, rồi lẩn vào đám đông. Hôm qua thấy thợ trong sở tính đưa yêu sách tăng lương với chủ, Tiếp được cử ra thay mặt, anh nhận lời. Tiếp xét thấy nếu được Cai Mầu ưng thuận, thì công việc sẽ có kết quả, bởi Cai Mầu được lòng tin cậy của chủ Tây. Trước giờ Cai Mầu là kẻ cộng sự đắc lực của chủ nên được chủ nó vị tình. Nhờ mềm mỏng, ôn hoà, Tiếp gây được cảm tình với Cai Mầu. Vả lại Tiếp là thơ ký trong sở, chữ nghĩa khá, tiếng Tây giỏi nên Cai Mầu phải nể, vì vậy Tiếp định vận động với Cai Mầu trước, một là đứng chung vào yêu sách, hai là đừng cản trở công việc xin lên lương. Nhà Cai Mầu ở tận Xóm Lách. Ra khỏi đám đông, Tiếp thót lên xe đạp phóng nhanh. Bữa nào cũng vậy, Cai Mầu về nhà trước khi có còi tan sở. Tiếp tới nơi giữa lúc y ngồi uống rượu với khô mực. Tiếp dựng xe đạp ngoài rào lên tiếng: - Chào ông Cai Cai Mầu quay mặt ra cười hỏi: - Kìa thầy ký, thầy đến nhà tôi chắc có chuyện gì hay? Tiếp vào nhà và nói: - Cũng có chút chuyện nhờ ông Cai giúp cho. Cai Mầu hỏi đùa: - Chuyện hiền hay dữ? - Chuyện hiền. - Được rồi, thầy kéo ghế mà ngồi. Mầu hớp một miếng rượu, cắn một miếng khô mực đoạn nói: - Ở trong sở chủ nó cho uống rượu mạnh quen rồi, về nhà không uống thấy khát. À, thầy ký làm một ly nhé. Tiếp lắc đầu: - Cám ơn ông Cai, tôi không biết uống rượu. - Sao dở vậy? - Tại không uống cũng quen. - Bây giờ thầy ký hãy nói chuyện đi. Tiếp vui vẻ mở lời: - Ông Cai à, chắc ông đã biết dự định xin tăng lương của anh em sở mình. Nếu chủ chịu thì ông cũng có lợi. Lương ông đang lãnh ba nghìn, nếu tăng sẽ được ba nghìn sáu. Cai Mầu ngắt lời: - Các sở khác có sở nào được lên lương chưa? - Họ đang rục rịch xin lên như mình. Cai Mầu khoát tay: - Ấy, để chờ họ được lên lương rồi mình hãy xin. 1 T r a n g

- Mình là sở lớn nên làm gương cho mấy sở nhỏ. Vả lại Nha Thanh Tra Lao Động ra thông cáo nhắc các chủ sở tăng lương cho công nhân. Cai Mầu nói: - Mình chẳng nên chộn rộn chủ nó biết thì nguy. Còn luật lao động Việt Nam Tây nó không áp dụng. Tiếp đoán biết Cai Mầu muốn thoái thoát nên nói: - Đồ ăn mắc mỏ, giá sanh hoạt lên hoài, tiền lương của thầy thợ không đủ nuôi gia đình, lương của ông đành rằng có cao vẫn không bì với giá sanh hoạt, ông cũng cần được tăng lương. Cai Mầu cười mơn: - Tăng lương ai mà không ham, ngặt vì Tây tà bây giờ khó lòng lắm nó biết mình toan tính chuyện gì nó đuổi cổ hết. Tiếp vẫn nói: - Hàng nghìn thầy thợ trong sở đang trông cậy vào ông, họ nghĩ rằng ông sẵn lòng giúp họ. Cai Mầu lặng im suy nghĩ một hồi rồi nói: - Thầy ký hãy thư thả để tôi còn suy nghĩ lại. Hay là để tôi hỏi thăm chủ Tiếp nói: - Trong lúc ông Cai suy nghĩ cứ để anh em người ta làm nếu được thì cùng hưởng chung. Cai Mầu nói liền: - Không được! Anh em làm vậy Tây nó cạo tôi, vậy để tôi báo cáo với chủ trước rồi anh em muốn làm gì thì làm. Càng đi sâu vào vấn đề, Tiếp càng nhận thấy sự tráo trở của Cai Mầu, một con người lúc nào cũng trung thành với chủ Tây. Tiếp hòa nhã đứng dậy cáo từ. Mầu đưa ra cửa còn nhắc: - Thầy nói lại với anh em nên đình dãi, đừng có hớp tớp mà mang họa, bề nào chủ nó cũng mạnh hơn mình. Tiếp chán nản dắt xe đạp ra về. Bụng đói, anh xề lại quán cơm bên đường. Vừa ăn anh vừa suy nghĩ về chuyện Cai Mầu có thể học lại với chủ để ngăn trở việc xin lên lương. Lỡ nói cho Cai Mầu biết rồi, bây giờ phải tìm cách đối phó. Tiếp ăn vội bát cơm để kịp trở lại sở báo tin với anh em. Quá trưa, trời nắng gắt, mồ hôi đổ ròng ròng, Tiếp lấy khăn lau mặt, nhìn chiếc xích lô lạch cạch chạy qua, anh phu xe để lộ lớp da đen nhánh, loang loáng mồ hôi. Từng tia nắng sáng rỡ lao xao nhảy múa trên chùm cây bàng. Bên kia đường, dãy nhà lá phơi mình dưới nắng trưa, nổi bật lên mái lá xám xịt, cái cao cái thấp mơ hồ mực sống so le của con người. Tiếp lắc đầu để xua đuổi một ám ảnh nặng nề rồi leo lên xe đạp. Trưa nào cũng vậy, một số thầy thợ không về, vì nhà xa, xe cộ mắc mỏ, giờ nghỉ ít oi, họ ăn qua loa ba miếng ở quán cơm rồi trải giấy hay nằm đại dưới bóng cây hay bên vách tường chợp mắt ngủ. Tiếp trở lại đó thì có người còn thức, anh đi kiếm Tốt cho hay liền. Tốt lại gọi Mảnh và vài người bạn tùm nhum lại bàn tính. - Thế nào Cai Mầu cũng mét với chủ, nó sẽ tìm cách làm khó dễ mình, bây giờ phải tính sao? Mảnh, một anh thợ hàn trẻ tuổi nóng nảy, phát cáu nói: - Cai Mầu chó má như vậy để tôi đập nó một trận cho tởn. Tiếp ngăn lại: - Mình chẳng nên gây sự để nó có cớ làm rắc rối mình. Theo tôi, mình cứ đưa yêu sách và thân thiện với nó, làm việc chánh đáng lại có số đông mình sẽ thắng. Tiếp được nhiều bạn biểu đồng tình nên ngay lúc trở vào làm việc Tiếp và Tốt đem lá đơn lên trình với chủ. Lúc hai người lên tới văn phòng đã thấy Cai Mầu ở đó. 2 T r a n g

Có lẽ nghe Mầu báo cáo tự sự rồi, nên viên chủ Tây không cần xem lá đơn, hất hàm hỏi: - Các anh muốn đòi lên lương phải không? Này, anh nào không bằng lòng làm việc thì ra khỏi đây ngay. Đoạn ông ta vò lá đơn vứt vào sọt rác. Tiếp và Tốt hết sức bất bình, song Tiếp nhịn được, còn Tốt không nhịn được nên nói: - Chúng tôi là người làm công có quyền xin lên lương, ông không nên có thái độ khiếm nhã như vậy. Viên chủ Tây sừng sộ ngay với Tốt: - Anh muốn sanh sự với tôi hả? À, anh muốn phá hoại sở này, tôi sẽ tống cổ anh vào tù cho anh biết. Miệng nói tay ông ta chụp máy điện thoại gọi sở mật thám liên bang. Tiếp biết hắn muốn vu cáo cho Tốt nên khuyên Tốt lánh mặt đi, Tốt không chịu và nói: - Anh đừng ngại, nó có giỏi làm gì thì làm chớ tôi không chịu nhịn. Hai viên mật thám, một Tây, một ta từ ngoài bước vào, viên chủ Tây trỏ Tốt: - Thằng nầy nó muốn phá hoại sở tôi, xin gởi cho các ông điều tra. Tốt toan cãi lại song viên mật thám Tây quắc mắt nhìn anh và nắm tay đẫy ra ngoài. Viên chủ Tây quay lại nói với Tiếp: - Anh về chỗ làm, giao công việc cho người khác, ngày mai đừng đến đây nữa. Hiểu chưa? Tiếp hòa nhã nói: - Tôi đã làm tròn công việc chẳng có điều chi sơ sót, ông đành đuổi tôi sao? - Anh không nên nói nhiều, Cai Mầu nó bảo anh cầm đầu vụ nầy, tôi không cho lính bắt anh là may. Thôi anh đi ra. Trở về chỗ làm thu xếp công việc giao cho người khác, Tiếp thuật lại đúng như chuyện xảy ra. Nhiều người tức tối nói: - Chủ nó xử vậy thì ức lắm phải thẳng tay ăn thua, chớ nhịn gì được. Sự phẫn nộ làm xôn xao các xưởng thợ. Phần đông muốn la hét đòi trả Tốt lại với họ và đừng đuổi Tiếp. Tiếp phải khuyên lơn trấn tĩnh từng người mới tránh khỏi sự náo động trong sở Ba Son. Tiếp ở tại sở cho đến lúc tan việc. Nhiều thầy thợ đứng đợi anh trước cửa để bàn về thái độ chung. Tiếp thấy nếu để cho ai nấy tự do bộc lộ ngay nỗi oán hờn ngay trong sở, chủ nó sẽ lợi dụng dịp này mà đàn áp thì không có lợi gì. Bởi vậy Tiếp mới khuyên anh em ra về đợi mình làm đơn thưa với Nha Thanh Tra Lao Động. Bây giờ Tiếp dắt chiếc xe đạp cũ mèm đi lang thang về phía bờ sông Sàigòn. Chiều nay nhằm một chiều tháng ba năm 1952 tức là lúc người Tây còn hống hách, Tiếp cảm thấy một nỗi buồn man mác. Anh cũng là công nhân như Tốt, Tốt làm thợ tiện, anh làm thơ ký, tuy khác nhau về công việc, nhưng giống nhau về sanh hoạt, nếu Tốt bị bạc đãi thì mình có may mắn gì hơn. Dưới chế độ thực dân, người Việt Nam như Tiếp hay Tốt bị ngược đãi là một sự thường. Tiếp hiểu muốn sống cuộc đời no ấm còn phải vượt qua nhiều cuộc chiến đấu cam go nữa. Trời chiều, gió mát, dọc theo bờ sông những quán giải khát mọc dài lên đón khách. Người qua lại thật náo nhiệt, nhưng ít ai ăn uống gì. Ẩn núp sau dãy quán cây là gầm cầu tàu cũ kỹ chật hẹp ghép lại bằng những thành xi măng, Tiếp thấy nhiều gia đình nghèo khổ chui rúc một cách tự nhiên. Nhiều lần Tiếp qua đường thấy vậy, vẫn không tin có người ở trong đó. Mãi chiều nay Tiếp mới có dịp quan sát rõ ràng tình trạng thật não nề kia. Đèn đường đã cháy, trên bờ sông người qua lại dập dìu. Tiếng nói chuyện lao xao xen với tiếng rao lanh lảnh. Tiếp nhớ ngay đến Bội. 3 T r a n g

Giờ này có lẽ Bội đã cất gánh lên vai. Hồi trưa Bội đến đón mình không rõ có chuyện gì. Chắc là chuyện không quan trọng. Nửa tháng nay hai người không gặp nhau, bởi bận công việc của anh em giao phó. Mỗi người đều có một nhiệm vụ. Tuy yêu nhau bằng mối tình đằm thắm, Tiếp và Bội chưa lấy nhau vì còn vướng vào con đường nghĩa vụ, họ hẹn cưới nhau khi nào nước nhà được thái bình. - Anh Tiếp, anh làm gì thơ thẩn đây? Nghe tiếng hỏi Tiếp quay lại thấy Sơn, một bạn học cũ, mặt mày hốc hác, áo quần xốc xếch. - Anh Sơn, anh vẫn mạnh giỏi hả, bây giờ làm gì? Sơn nói như than: - Tôi bị bố mới được thả ra, ở bót hết nửa tháng, đang tìm việc làm, anh có cái gì sống chỉ hộ tôi. Câu hỏi vô tình của Sơn kéo Tiếp về thực tế. Anh nhớ lại ngày mai mình thất nghiệp, mình đang khổ Sơn còn khổ hơn mình. Tiếp nhìn bạn rồi hỏi: - Anh Sơn đã ăn cơm chưa? Sơn nói như mếu: - Thú thật với anh từ sáng đến giờ tôi nhịn đói, tôi định xin anh vài đồng để ăn cơm. Tiếp dắt bạn đến quán cơm, hai người cùng ăn. Trong lúc đói Sơn ăn coi ngon lành lắm. Nụ cười chợt nở trên môi người bạn sau bao năm xa cách. - Anh Tiếp, hôm nay anh là vị cứu tinh của tôi. Tiếp hỏi bạn: - Lâu nay anh làm gì? Sơn thuật chuyện mình: Sau ngày ra khỏi trường, tôi cưới vợ và tìm được việc làm ở sở cao su Quản Lợi. Công việc không nhiều vì ảnh hưởng của thời cuộc, ngày làm ngày nghỉ nên lương hướng chẳng bao nhiêu. Cách đây tám tháng sở cao su bị đánh phá, vợ tôi rủi bị đạn bỏ mình. Tôi buồn quá và tự nghĩ nếu nấn ná ở lại đã không mấy khá rủi lại thiệt thân, nên bỏ về Sàigòn. Hơn sáu tháng không có việc làm, tiền còn lại xài hết, tôi tính kiếm chỗ sửa xe đạp sống qua ngày, chưa có tiền mua đồ nghề kế bố ở xóm Bàn Cờ, tôi bị bắt nằm khám hết nửa tháng. Sơn kết luận chuyện mình bằng một câu hỏi Tiếp: - Bây giờ tôi phải làm sao để sống hở anh? Tiếp nói với bạn bằng giọng an ủi: - Hai cánh tay của Sơn còn khỏe thì ngại gì. Đời là một cuộc vật lộn lâu dài, Sơn hãy kiên nhẫn tất tìm thấy cái vui. Hồi còn đi học Sơn cũng là người bạn tốt, ngặt vì thiếu chí hướng và ít chịu khó, gặp cái gì khó thì ngã lòng. Nay Sơn vẫn còn giữ tánh cũ. Đến khi nghe Tiếp nói, Sơn thật thà hỏi: - Anh tin rằng tôi sẽ tìm được cái sống ư? Hai cánh tay tôi có thể xách hổng hai thùng nước, thế mà trước cảnh giặc giã liên miên như vầy tôi hoài nghi quá. Tiếp cười: - Anh đừng bi quan. Anh phải tin nơi mình, nên chịu khó anh sẽ tìm được cái sống và nhiều cái khác nữa. Sơn nắm tay Tiếp: - Cám ơn anh đã cho tôi ăn, còn dạy tôi bài học yêu đời. Xa anh chưa đầy ba năm mà tôi thấy anh đổi khác rất nhiều. Tiếp bây giờ không phải là Tiếp chuyên viết thư tình nữa. Ngừng một lát Sơn nói: - Anh Tiếp, tôi muốn được gần anh và nhờ anh tiến dẫn công việc làm có được không? Tiếp đáp: - Gần thì được chớ sao không. Ngặt vì tôi vừa thất nghiệp. Sơn trố mắt nhìn Tiếp: - Coi kìa, nghe nói anh làm thơ ký ở sở Ba Son mà? Tiếp gật đầu: - Phải, lâu nay tôi làm sở Ba Son, nhưng đã mất việc. 4 T r a n g

- Hồi nào? - Hồi năm giờ chiều nay. - Thế sao anh làm tỉnh như vậy? - Có hoảng hốt cũng thừa, tại chủ nó cố tình làm rắc rối mình thì mình cần bình tĩnh để tranh đấu. Rồi Tiếp thuật cho Sơn nghe chuyện xảy ra ở sở Ba Son. Sơn tức tối nói: - Sanh tử đại với nó chớ gì mà anh sợ. Nếu ở vào cảnh của tôi chắc có đổ máu hồi chiều này. - Để làm gì? Tiếp hỏi. Sơn nói: - Chớ tức quá ai mà nhịn được. Nó ỷ là Tây tà nên xử tệ với mình. Tiếp kết luận: - Ăn thua với một hai người không thay đổi được cả một cuộc sống, nên thà nhịn thì hơn. Sơn phải phục sự nhẫn nhịn của Tiếp. Sơn thấy gương mặt Tiếp trở nên rắn rỏi, hai mắt đầy nghị lực. Sự ăn mặc lại quá xềnh xoàng chớ không chải chuốt như hồi cái tuổi hai mươi. Ngoài khoác chiếc bu-lơ-ve đã cũ, trong chiếc áo sơ mi bạc màu. Tiếp không có vẻ gì thầy thông, thầy ký cả. Sơn muốn hỏi Tiếp tại sao không chưng diện như xưa nữa thì chợt có tiếng rao bột khoai bún tàu đường cát ở đằng xa. Tiếp lóng tay nghe, khi nhận ra tiếng rao của Bội, liền nói với Sơn: - Chúng ta sắp chia tay nhau. - Anh đi đâu bây giờ? - Tôi cần gặp một người bạn gái. Thôi anh về. Sơn hỏi: - Muốn gặp anh thì tìm ở đâu? Tiếp đáp: - Anh cho biết nhà rồi tôi tìm anh. Sơn nói rõ chỗ ở của mình đoạn cáo từ mà đi. Tiếp dắt xe đạp về phía cột cờ Thủ Ngữ. Bội gánh bột khoai rảo trên lề đường. Chị đi mau, ngọn đèn xanh đỏ treo trên chiếc gióng sẽ chớp lên chớp xuống theo ngọn gió đùa. Qua ánh đèn, Bội chợt thấy Tiếp dắt xe đạp đi lại, chị mừng rỡ: - Anh Tiếp! - Em Bội. Bội để gánh xuống, hỏi Tiếp: - Anh chưa về nhà? - Chưa. Bội bắt đầu vào chuyện: - Anh em nói Tốt bị bắt, anh bị đuổi có quả vậy chăng? - Quả vậy! Tốt bị bắt bởi anh ấy nóng nảy, còn anh bị đuổi là tại chủ phách lối không muốn đá động vấn đề tăng lương. - Bây giờ anh tính sao? - Hãy chờ anh em tranh đấu, họ tính ngày mai nầy đình công đòi thả Tốt và thâu anh vào làm. Tiếp kết luận: - Chắc chủ nó không nhượng bộ, nếu anh em không khéo hành động sẽ bị đàn áp, nhiều người mất việc hoặc bị bắt, như vậy không lợi gì. Bội vừa tức vừa phân vân. - Lúc nào họ cũng muốn hiếp đáp mình, nếu nhịn họ được nước làm tới, bằng ra mặt kình chống lại mình không đủ sức thì làm sao đây? Tiếp an ủi Bội: 5 T r a n g

- Anh có cách, em nên yên lòng. À, nầy hồi trưa em đón anh có việc gì? Bội thuật cho Tiếp nghe công việc thành lập nghiệp đoàn ở hãng F.A.C.I. Đa số công nhân đàn bà thì muốn có nghiệp đoàn, nhưng công nhân đàn ông thì thấy có nhiều trở ngại chưa thể thực hiện được, họ nhờ Bội hỏi ý kiến Tiếp. Tiếp giải thích: - Ở nước ta chưa có tự do nghiệp đoàn, ngay sở Ba Son là nơi đông nhứt mà chưa xin được phép thành lập nghiệp đoàn hà huống gì chỗ khác. Chủ Tây nó sợ thợ thuyền Việt Nam đoàn kết dễ gì nó để phong trào nghiệp đoàn thành hình. Vậy em hãy nhắn với anh chị hãng F.A.C.I. nên đình đãi ít lâu. Bội hỏi Tiếp: - Anh có đói bụng để em múc bột khoai anh ăn. Bội ngồi xuống giở nồi bột khoai. Một mùi thơm phức bốc lên. Tiếp ngồi đối diện với người yêu đưa tay đón chén bột khoai của Bội múc xong. Vừa ăn cơm với Sơn, vậy mà Tiếp ăn bột khoai coi ngon lành. Qua ánh đèn đỏ Tiếp thấy da mặt Bội hồng hào, cặp mắt đen lay láy. Gió sương không làm mất vẻ đẹp trên gương mặt của cô con gái nhà giàu. Đáng lẽ Bội sống cuộc đời nhung lụa bên người cha có tiền tài và địa vị. Tại sao Bội hy sinh tất cả để sống cuộc đời tần tảo, cực khổ như vầy. Vì tình yêu ư? Tiếp không tin rằng tình yêu có sức mạnh đến thế. Ngoài nó ra hẳn còn một nhiệm vụ thiêng liêng. - Anh Tiếp anh ăn chén nữa nha? Tiếp khẽ gật đầu vì đang say sưa với một ý nghĩ. Anh nhớ lại những lần gặp gỡ Bội, nghe Bội nói qua hoài bão của mình, Tiếp nhìn nhận ở người thiếu nữ một cái gì khác thường. Đó là lý tưởng. Thấy Tiếp vừa ăn vừa trầm ngâm suy nghĩ, Bội mỉm cười hỏi bằng giọng ngọt ngào: - Anh Tiếp, anh nghĩ gì vậy? Tiếp nói trớ: - Anh nghĩ nồi bột khoai em khéo nấu, ăn thấy ngọt ngào như lời nói của em - Còn gì nữa anh? - Anh nghĩ ngày kia chúng ta cưới nhau hẳn có nồi bột khoai ngon ngọt như vầy để đãi thân bằng quyến thuộc. Bội châm vào: - Ngày ấy, chắc còn xa, giữa hai chúng ta chưa một người tạo được sự nghiệp thì chưa thể nói tới ái tình. Đôi mắt Tiếp vội sáng lên. Lời nói của Bội nhắc anh nhớ tới bao nhiêu việc làm đang bỏ dở. Tiếp hăm hở đứng dậy. - Em Bội, anh phải đến nhà Mãnh bây giờ, em còn chuyện gì để nói với anh nữa không? Bội cũng đứng dậy: - Vâng, anh có việc gấp cứ đi, hôm nào ta lại gặp nhau. Một hồi còi tàu rú lên ở phía Lăng Tô 1, nghe buồn buồn như âm thanh của tiếng nhạc chia ly. Tiếp và Bội cùng quay mặt, mỗi nguời đi về một nẻo. Tiếng rao bột khoai bún tàu nước dừa đường cát lại vang lên lanh lảnh. Đằng nầy Tiếp gò lưng nhấn mạnh bàn đạp chạy thoăn thoắt trên quãng đường có nhiều bóng cây. 1 Bến tàu, tức bến Bạch Đằng ngày nay. 6 T r a n g