Đại Hội Dòng Xi-tô 2015 Vp. Mauro-Giuseppe Lepori, Viện Phụ Cả Dòng Xi-tô Diễn văn bế mạc ANH EM ĐỪNG SỢ HÃI: ANH EM CÒN HƠN NHỮNG CON CHIM SẺ! Kính t

Tài liệu tương tự
thacmacveTL_2019MAY06_mon

VN-Thu Mua Giang Sinh 2014

SỰ SỐNG THẬT

VN-Thu dip Le Hien Xuong 2019

Microsoft Word - Wash Don Nhan Chua Kito Unicode.doc

VN-Thu dip Le Hien Xuong 2017

II THỨ HAI KINH CHIỀU Giáo đầu (đứng) Chủ sự: Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con. Cộng đoàn: Muôn lạy Chúa, xin mau phù trợ. Thánh Thi Vinh danh Chúa Cha

Mở đầu

SỰ SỐNG THẬT

CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY NĂM A CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM B Các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về. Lời

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, ) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Phar

II CHÚA NHẬT KINH GIỜ BA Giáo đầu (đứng) Chủ sự: Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con. Cộng đoàn: Muôn lạy Chúa, xin mau phù trợ. Vinh danh Chúa Cha và Chú

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 24/06/2018 CHÚA NHẬT XII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B Tin Mừng: Mc 1, "Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạ

Hoäi Doøng Meán Thaùnh Giaù Goø Vaáp

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

SỰ SỐNG THẬT

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

ban tin thang 7.cdr

Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần c

CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN NĂM A Lời chúa: Mt 10, Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các tông đồ rằng: "Ai yêu mến cha mẹ hơn Thầy, thì

SỰ SỐNG THẬT

BẢN TIN GIÁO XỨ TAM HÀ ĐỒNG HÀNH CÙNG CÁC GĐ GẶP KHÓ KHĂN CN, NGÀY 07/07/2019 Tin Mừng: Lc 10, Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh

SỰ SỐNG THẬT

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

[Cầu Nguyện Với Chúa Mỗi Ngày] Tháng 3/2019 CẦU NGUYỆN THÁNG 3/2019 1

SỰ SỐNG THẬT

Manna CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B Từ Trái Tim Con Người Lời Chúa: (Mc 7,1-8a ) 1 Hôm ấy, có những người Pharisêu và một số kinh

I THỨ HAI Giáo đầu Chủ sự: Cộng đoàn: Tv 94 Thỉnh ca: KINH SÁNG Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con, cho con cất tiếng ngợi khen Ngài. Nguyện Chúa Trời ba

Phân tích bài thơ Giục giã của nhà thơ Xuân Diệu

ĐỨC TIN LÀ GÌ? Đức tin có một tầm quan trọng hết sức cơ bản trong cuộc sống đời người, đặc biệt là người trẻ. Một số người tự nhiên có đức tin, cơ hồ

Phần 1

1

TÌM BẠN, KẾT BẠN, ĐƯA BẠN ĐẾN VỚI CHÚA Xin chia sẻ cùng gia đình Cursillo Sài gòn một số hình ảnh của anh chị em Nhóm Dấn Thân sống ngày thứ tư trong

Viết một bức thư gửi cho mẹ của em

Mở đầu

Mộng ngọc

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

GIÁO PHẬN XUÂN LỘC GIÁO HẠT PHÚ THỊNH Giáo Xứ Thạch An Kính thưa quý Chức và Ông Bà Anh Chị Em Cộng đoàn Giáo Xứ Thạch An Chúng ta hằng tạ ơn Thiên Ch

CHÚA NHẬT 19 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C Sống là chuẩn bị chết Lời Chúa: (Lc 12,32-48) Một hôm, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 32 "Hỡi đoàn chi

H A T H N Á Ứ V I N H S Ơ N L I Ê M C A L G A R Y. B. C Tin Mục Vụ X A O A N I Á G D A GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM th Street SE - Calgary, AB T

Cầu nguyện với Chúa T2/2018

CHÚA NHẬT LỄ ĐỨC MARIA MẸ THIÊN CHÚA Lời Chúa: (Lc 2, 16-21) Khi ấy, các mục tử ra đi vội vã đến thành Bêlem, và gặp thấy Maria, Giuse và hài

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Phần 1

Phần 1

Cái Chết

SỰ SỐNG THẬT

Microsoft Word - 45-RÔ-MA.docx

Hướng dẫn: Nơi Thứ Mười Bốn: Chúa Giêsu Được An Táng Trong Mộ Hướng dẫn: Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô. Cộng Đoàn: Vì Chúa đã dùng Thánh Gi

TN. THUẦN TUỆ Từ một tâm trong lặng NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN SÁU 79. THƯ

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

SỰ SỐNG THẬT

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Phân tích Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân – Văn hay lớp 11

5 câu chuyện hay cực kỳ ý nghĩa về tình bạn

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Cảm nghĩ về người thân

GIÁO LÝ NĂM THÁNH ĐỨC MẸ TÀPAO Bài 3: qua Mẹ chúng con gặp gỡ được chính Thiên Chúa 1- Kinh Đức Mẹ Tàpao là một bài giáo lý rất súc tích, cô đọng về T

No tile

Sống Giữa Đời

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

PHÁP NGỮ HT.Tuyên Hóa Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link Audio Tại Website

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Document

SÓNG THẦN Hình như trong tôi vẫn còn bềnh bồng cơn say của những ngày qua, của những khoảnh khắc ngắn ngủi đến độ vừa gặp lại bạn bè thì đã chia tay,

Ôn tập môn ngữ văn: Chiếc thuyền ngoài xa

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Toång giaùo phaän Thaønh phoá Hoà Chí Minh

Document

Phần 1

I THỨ SÁU Giáo đầu Chủ sự: Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con, Cộng đoàn: cho con cất tiếng ngợi khen Ngài. Tv 94 Thỉnh ca: Nguyện Chúa Trời ban phúc lộc

Document

mộng ngọc 2

Microsoft Word - chotinhyeutronven10.doc

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

VINCENT VAN GOGH

Nghi thức Tẩm Liệm, Nhập Quan & Phát Tang

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

SỰ SỐNG THẬT

Document

“ Cực Lạc Di Luận Đạo ”

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

Thơ NGUYỄN KINH BẮC

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Bản ghi:

Đại Hội Dòng Xi-tô 2015 Vp. Mauro-Giuseppe Lepori, Viện Phụ Cả Dòng Xi-tô Diễn văn bế mạc ANH EM ĐỪNG SỢ HÃI: ANH EM CÒN HƠN NHỮNG CON CHIM SẺ! Kính thưa quý Viện Mẫu và Viện Phụ Hội Trưởng, Kính thưa cha Tổng Quản Lluc, cha nguyên Tổng Quản Meinrad, Kính thưa quý viện mẫu, viện phụ, quý Nam nữ Viện trưởng Cùng tất cả quý nghị viên Đại Hội, Cuối Đại hội, thiết nghĩ không cần thiết lập lại hoặc tổng kết tất cả những gì chúng ta đã nói, thảo luận và những quyết định chúng ta đã thực hiện. Trái lại, tôi nghĩ rằng chúng ta cần dừng lại đôi phút để cảm nhận về những gì đã diễn ra trong những ngày qua, vì đây chính là những điều chúng ta sẽ mang theo bên mình để truyền tải lại cho các cộng đoàn của chúng ta và để chúng được dậy men cho bữa cơm chung của toàn Dòng. Thiên Chúa không quên chúng ta Hôm qua, trong Tin Mừng của Thánh lễ, Chúa Giê-su đã nói với chúng ta: chẳng lẽ năm con chim sẻ không bán được hai đồng sao? Thế mà chẳng con nào bị lãng quên trước mặt Thiên Chúa. Ngay cả tóc anh em đã được đếm rồi. Anh em đừng sợ hãi: anh em còn hơn các con chim sẻ! (Luca 12,6-7). Tôi không hiểu rõ vào thời Chúa Giê-su người ta mua bán chim sẻ thế nào; có lẽ người ta dùng chúng để ăn; tuy nhiên, có một điều nghịch lý là trong bối cảnh sắp bước vào cuộc tử nạn, nhưng Đức Giê-su vẫn nhìn thấy dấu chỉ rõ ràng nhất về sự quan phòng của Thiên Chúa. Và có lẽ khi nói tóc trên đầu anh em đã được đếm cả rồi, thì ngài cũng nghĩ đến cả những sợi tóc rụng nữa... Trong Tin mừng theo thánh Mat-thêu, Đức Giêsu nhắc nhớ đến Chúa Cha ngay trong những biến cố bất ổn nhất.: mỗi con chim sẻ chẳng đáng hai xu sao? Thế mà chẳng có con nào rơi xuống đấ mà chẳng phải do Cha ta muốn (Mt 10,29). Thật vậy, tất cả chúng ta luôn có ý nghĩ rằng mình bị Cha quên lãng khi vì lý do này lý do khác chúng ta thấy mình suy sút về con số, về chất lượng. Đức Ki-tô đặt chúng ta trước thực tại Tin Mừng, thực tại không gì khác thực tại trước mắt chúng ta, vì những con chim sẻ mà chúng ta thấy đều là những con chim sẻ đáng giá ngay khi chúng ta biết rằng ở ngoài chợ nó chẳng đáng giá gì vì chúng quá nhiều.và ngay cả tóc trên đầu mà ta thấy hàng ngày, vốn không thể đếm được và có thể rụng dễ dàng. Tuy nhiên, thực tại hàng ngày đã trở nên thực tại của Tin Mừng khi chúng ta chúng ta nhìn nó với con mắt của Đức Giê-su, với con mắt đức tin và lòng hăng hái hướng về Cha. Đức Giê-su không thể nhìn con chim sẻ hay cọng tóc mà không nghĩ về Cha, mà không tha thiết hướng về 1

tình yêu dành cho Cha. Chính cái nhìn của Đức Giê-su mạc khải cho chúng ta về tất cả thực tại, không chỉ tất cả thực tại vũ trụ mà là tất cả thực tại vũ trụ được toả sáng bởi sự quan phòng, bởi lòng thương xót của Thiên Chúa. Trong những ngày này, rất nhiều lần chúng ta nói đến lectio divina, đến việc suy niệm Lời Chúa như nguồn suối của lòng hăng say và nhiệt thành trong việc sống ơn gọi và sứ mạng của chúng ta. Thực sự, tất cả các thực hành trong đời sống đan tu nhắm đến việc làm cháy bỏng nơi con tim và cái nhìn của chúng ta chính lối nhìn của Đức Giê-su, Đấng mạc khải cho chúng ta khuôn mặt toàn vẹn của thực tại, về tất cả những gì hiện hữu, về tất cả những gì xảy ra. Điều này giúp ta nhìn thực tại và cuộc sống luôn đẹp đẽ, tràn đầy ý nghĩa, tốt lành vì tất cả đều được bao bọc bởi sự che chở và ý muốn của Cha. Thiên Chúa không quên lãng chúng ta, Thiên Chúa không bao giờ để chúng ta ngã nếu điều đó chẳng phải là ý muốn của Người, là khoảnh khắc của kế hoạch tốt lành của Người dành cho chúng ta, dành cho thế giới. Và Thiên Chúa không quên lãng chúng ta đặc biệt khi chúng ta chỉ là con số nhỏ và không đáng kể gì như một chú chim sẻ giá 50 hào. Mắt họ được mở ra Tôi tin rằng, tôi cũng như anh chị em trong những ngày qua đã nhận được hồng ân nhìn nhau, nhìn cộng đoàn và dòng chúng ta với cái nhìn Tin Mừng của Đức Ki-tô. Cũng như các môn đệ trên đường Emmau, mắt chúng ta mở ra để nhận ra Đức Giê-su hằng sống và luôn hiện diện giữa họ (Lc 24,31). "Mắt họ được mở ra": một thuật ngữ lạ lùng. Thường thì chúng ta nói rằng mình mở mắt, nghĩa là chính chúng ta muốn mở mắt và thấy. Rồi chúng ta nói mắt nhắm khi chúng ta buồn ngủ, chẳng hạn như ngủ gật khi nghe bài diễn văn của viện phụ cả. Nhưng thường thì chúng ta không nghĩ rằng tự chính mình, mắt chúng ta không thể tự mở được. Khi điều này xảy ra, chúng ta thực sự ngạc nhiên vì bỗng chốc thực tại được mạc khải cho ta trong tất cả sự toàn diện, trong tất cả vẻ đẹp của nó, vì chúng ta nhìn thực tại trong Thiên Chúa và đầy tràn sự hiện diện của Thiên Chúa, nhìn thực tại trong Đức Kitô và được sống động hoá bởi chính Ngài. Và chúng ta hiểu rằng hiện tượng này không là gì hơn một hồng ân đến từ Ngài, một hiện tượng mà chúng ta không thể tự tạo ra, nhưng chỉ nhận ra, như một trẻ thơ ngạc nhiên trước cái đẹp. Những ngày vừa qua, chúng ta nhìn thực tại với khuôn mặt rạng ngời như của bé Maria. Rồi, Đức Giê-su đột nhiên biến mất và dường như thực tại trở lại như lúc ban đầu. Nhưng lúc đó chúng ta nhận ra rằng cái thực tại ban đầu không phải là khuôn mặt đích thực của thực tại vì lúc đó thực tại, có thể nói rằng, tràn ngập Đức Giê-su, Đức Giê-su toả sáng trên tất cả và sự hiện diện của Ngài biến đổi tất cả. Chúng ta hãy nghĩ đến mỗi khi Đấng Phục Sinh hiện ra, sự hiện diện của Ngài biến đổi hoàn toàn đôi mắt của các môn đệ về làng Emmau khi họ cùng đồng bàn với Ngài. Họ trở về Giê-ru-salem, họ đã có một cái nhìn mới! Điều không thể tin nổi là họ trở về trong đêm không có Đức Giê-su đi cùng, nhưng con đường họ đi tràn ngập ánh sáng của Đức Ki-tô vì mắt họ đã được mở ra, mở ra với ánh sáng của Mầu Nhiệm được mạc khải cho họ. 2

Ở giữa chúng ta Như các môn đệ trên đường Emmau, mạc khải này được thực hiện giữa chúng ta. Nhưng đôi mắt của con tim mù loà đã không thể nhận ra điều này. Điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả trong những ngày Đại Hội là mắt chúng ta mở ra và chúng ta thấy Đức Ki-tô ở giữa chúng ta. Chúng ta thấy Ngài ở giữa chúng ta trong sự hiệp nhất ngoài sự mong đợi được thể hiện qua sự hiệp nhất trong các suy xét, các ý tưởng, qua ước muốn sự đoàn kết, cảm thông cho nhau hoặc qua việc hướng tới hoàn cảnh đau khổ của các cộng đoàn; qua những lần nhất trí đến khó tin trong những lần bỏ phiếu quyết định những vấn đề vốn có thể gây ra những chia rẻ; trong sự thương xót lẫn nhau, khao khát hiểu nhau dù còn đó nhiều khác biệt hống phúc giữa chúng ta: về văn hoá, cách sống, cảm thức vì từ những khác biệt này Thiên Chúa dùng để tạo nên bản hoà tấu trong Giáo hội... Chúng ta đã thấy sự hiện diện của Đức Ki-tô giữa chúng ta qua sự tự do từ chức của cha tổng quản Meinrad, cũng như qua sự đáp trả quảng đại của cha Lluc để phục vụ Dòng. Chúng ta thấy Ngài qua sự phục vụ không chỉ của hai vị trên mà còn qua những vị giúp tổ chức và phục vụ Đại Hội: cô Agnese, ông Piotr, thầy Elia, cha Galgano, Sr. Aline, Sr. Marina, cha John, bà Annemarie, thầytobias, cha Coelestin, và những người chuyển dịch các bản văn... Tất cả đều quảng đại toả sáng niềm vui phục vụ! Chúng ta đã thấy Đức Ki-tô ở giữa chúng ta trong những vị khách của chúng ta, qua lời của các vị ấy, nhất là qua chứng tá của họ. Rõ ràng hơn nữa qua những anh chị em góp phần trong các bài báo cáo, họ đã học hỏi, suy nghĩ các đề tài mà chúng ta bàn luận. Chúa Thánh Thần thực hiện những điều đó giữa chúng ta, Chúa Thánh Thần nhập thể Ngôi Lời giữa chúng ta như từng thực hiện nơi Đức Maria. Nên chứng tá Vì thế chúng ta phải nên chứng nhân cho những điều này. Và với khát khao trở nên chứng tá, chúng ta hãy trở về cộng đoàn của mình, về với sứ vụ thường nhật của mình. Sau khi hiện ra cho các môn đệ làng Emmau, Đức Giê-su biến mất, không phải để vắng mặt, nhưng để các môn đệ trở nên dấu chỉ thực sự và toả sáng cho sự hiện diện của Ngài. Chúng ta cũng vậy, khi về lại cộng đoàn: những cộng đoàn bé nhỏ và mỏng dòn như cộng đoàn Thyrnau vừa mất hai chị em trong những ngày Đại Hội qua, hoặc cộng đoàn Wilhering vừa mất đi một linh mục. Nhưng trong những cộng đoàn với tất cả những vấn đề và khó khăn, Chúa gửi chúng ta đến để làm chứng rằng việc Ngài hiện ra, việc Ngài ở giữa chúng ta không phải là một giấc mơ, và cũng chẳng là giấc mơ hoặc không tưởng khi Ngài biết biến đổi thực tại đáng tiếc nhất trong cuộc đời chúng ta, trong những cuộc gặp gỡ của chúng ta, những tình cảm của chúng, những lời nói của chúng ta. Không chỉ tường thuật lại những gì chúng ta cùng trải nghiệm vì người ta có thể xem đây chỉ là những ảo tưởng, ảo vọng tập thể, như sau biến cố Ngũ Tuần, người ta gọi các tông đồ là những kẻ đầy rượu rồi (Cv 2,13). Chúng ta cũng vậy, chúng ta sẽ bắt đầu 3

nghĩ đến những ngày này như một kỷ niệm đẹp của quá khứ, và như thế như một hiện tượng có sức canh tân cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Nhưng chứng tá Ki-tô hữu không chỉ mang đến cho người khác một kỷ niệm; nhưng còn là một kinh nghiệm xảy ra bây giờ khả dĩ canh tân mỗi ngày sống, mỗi khoảnh khắc vì đó là kinh nghiệm về sự hiện diện của Đấng Phục Sinh ở giữa chúng ta, Đấng đang nói và hành động với chúng ta. Nhưng điều chúng ta phải lấy làm quý giá là Thiên Chúa ban cho chúng ta kinh nghiệm này qua những ngày vừa rồi, Người chỉ cho chúng ta những yếu tố cốt lõi của đời sống Ki-tô giáo mà chúng ta phải tìm kiếm. Nhất là tầm quan trọng của sự hiệp thông huynh đệ giữa chúng ta, mà chúng ta đang cần tới, đặc biệt là các bề trên, vì chúng ta được sai tới đế gìn giữ sự hiệp nhất và đồng hành với các anh chị em của chúng ta. Ai tự cô lập bản thân sẽ dần xa cách người khác. Ai tưởng tự mình có thể làm được việc, tự kiêu tưởng mình biết hơn người thì trước sau gì cũng ngã và cộng đoàn của họ cũng sụp đổ luôn. Sự hiệp thông giữa chúng ta làm chúng ta chú ý hơn đến việc Chúa hiện diện giữa chúng ta để rồi chúng ta biết thông chia tình yêu của Người, Lời sự sống của Người, ơn tha thứ của Người, niềm vui khiêm tốn và rạng ngời của Người cho người khác. Sự hiệp thông giữa chúng ta còn tiếp diễn qua việc cầu nguyện cho nhau, mối người cầu nguyện cho mọi người. Sự hiệp thông mời gọi ta quan tâm đến anh chị em mình, chúng ta sống cho nhau. Tôi có người canh giữ em tôi đâu? (St 4,9). Phải, chúng ta là người canh giữ anh em mình! Chúng ta phải là như thế, phải ở giữa anh em mình. Và chúng ta lên đường với lòng sám hối vì mình đã chưa quan tâm đến những vất vả, khó khăn của người khác, của nhiều anh chị em sống cùng trong một cộng đoàn. Trong chúng ta, có nhiều bề trên khao khát quan tâm, lắng nghe, giúp đỡ anh chị em mình. Nhưng tôi mong rằng ít là qua cuộc Đại hội này, tất cả cảm nghiệm rằng không được để bề trên hoặc cộng đoàn nào bị bỏ mặc trong tiến trình sự sống. Nhưng chúng ta phải có trách nhiệm với nhau trước mặt Chúa. Chúng ta không nghẹt thở vì cẩu thả, lười biếng, sợ mất sự sống, nhưng hãy để Chúa Thánh Thần khơi nguồn sự sống nơi chúng ta và giữa chúng ta. Anh em đừng sợ hãi Nói tóm lại, Đức Ki-tô mời gọi chúng ta làm việc sao cho hồng ân về sự hiện diện và ánh sáng của Ngài giữa chúng ta, làm chúng ta ngạc nhiên, thúc đẩy chúng ta không sợ hãi. Anh em đừng sợ: anh em còn đáng giá hơn nhiều con chim sẻ! (Luca 12,7). Tôi không che đậy với anh chị em rằng trong những ngày Đại Hội qua, tôi luôn có những mối lo sợ. Tôi sợ mình chưa sẵn sàng, tôi sợ về những sự bất hoà có thể xảy ra, tôi sợ tái diễn lại những mối bất hoà trong quá khứ về điều này hoặc với người kia trong Đại Hội, tôi sợ Đại Hội quá dài hoặc quá ngắn, tôi sợ những vất vả xảy đến cho tôi cũng như cho những người phụ trách tổ chức, tôi sợ về những kết quả có thể xảy ra khi bỏ phiếu hoặc bầu cử... Tóm lại, tôi sợ bóng ma của thực tại, nghĩa là một thực tại trong đó tôi bỏ quên sự hiện diện của Thiên Chúa và công trình của Người giữa chúng 4

ta. Sợ hãi là sự quên lãng Cha, lãng quên lòng thương xót và sự dịu dàng của Ngài dành cho chúng ta, dành cho tất cả. Sợ hãi cũng là một cách thức từ chối hành trình của tình huynh đệ và tình bạn với chính kẻ thù. Trong Đức Ki-tô, điều làm ta chiến thắng kẻ thù không phải là sức mạnh để khuất phục họ, nhưng là lòng khiêm nhường để Thiên Chúa hoà giải chúng ta với anh chị em mình. Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta chưa làm tăng triển sự hiệp thông vì chúng ta sợ ơn giao hoà hơn là sợ chính kẻ thù. Thật thế, trong các cộng đoàn và giữa các bề trên, chúng ta chưa thường xuyên cầu nguyện để được ơn giao hoà, ơn mà Thiên Chúa luôn nhậm lời; và khi ngài nhậm lời thì người đối nghịch với ta sẽ thành người thân yêu của chúng ta và chúng ta có thể chẳng bao giờ cách xa họ nữa. Đón nhận ơn giao hoà là nhu cầu khẩn thiết nhất của con người, của thế giới hôm nay. Do đó, ai để cho mình được giao hoà với người khác, người ấy sẽ đổi thay thế giới. Và sự giao hoà cũng như ơn tha thứ chính là ân huệ Thiên chúa muốn ban cho chúng ta và chúng ta phải có trách nhiệm về tặng ân đó. Kinh nghiệm hiệp thông như chúng ta đã thể hiện trong ngày này giải thoát chúng ta khỏi những sợ hãi để thực sự trở nên những người bãn và anh chị em của nhau, và đây chính là khởi điểm của tiến trình sự sống đẹp đẽ và phong phú nhất mà Đấng Phục Sinh có thể thúc đẩy giữa chúng ta và trong chúng ta. Xin anh chị em tha thứ cho tôi về những sợ hãi của tôi đối với người khác và chúng ta cùng nhau tiếp tục cuộc hành trình, chân thành cầu nguyện cho nhau! Tạ ơn Chúa và cám ơn anh chị em tất vì những ngày qua, chúc thượng lộ bình an về... Giê-ru-sa-lem, nơi Đức Giê-su sẽ một lần nữa hiện ra với anh chị em, và cho tôi gửi những lời chào và những cái ôm hôn chân thành đến tất cả quý anh chị em của quý vị! Fr. Mauro-Giuseppe Viện phụ cả 5