TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN BỆNH HỌC NỘI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN SÁCH ĐÀO TẠO BÁC SĨ CHUYÊN KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN (Tái bản lần thứ nhất c

Tài liệu tương tự
Thuốc bổ và những công dụng độc đáo, phong phú

Microsoft Word - BGYHCT_miYHCT_t2

206 BAI THUOC NHAT BAN Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Tọa công Nhị thập tứ pháp Tiên Sinh Trần Đoàn Trần Đoàn là một vị đại tiên đời nhà Tống bên Trung Quốc. Đạo hạn

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN LỚP QUẢN LÝ BỆNH VIỆN KHÓA 8 ( ) STT Tên đề tài Tên tác giả Giáo viên hướng dẫn 1 Đáp ứng nhu cầu chăm sóc

HỌC 214 BỘ THỦ CHỮ HÁN NGỮ PHÂN LOẠI THEO SỐ NÉT BỘ 01 NÉT: 06 bộ: 1. 一 Nhất: Một, thứ nhất,khởi đầu các số đo, thuộc về dương, bao quát hết thảy. 2.

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni Đời Đường, Tam tạng Bất Không dịch 1 Việt dịch: Quảng Minh Kính lạy đấng đại bi Quán Âm Ng

Thien yen lang.doc

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Cúc cu

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

QUI SƠN CẢNH SÁCH Tác-Giả: Đại-Viên Thiền-Sư. Dịch Giả: HT.Tâm-Châu Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam T

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

y häc cæ truyÒn

CÁC TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG TRONG BỆNH HÔ HẤP Triệu chứng cơ năng là những triệu chứng do bệnh nhân tự cảm thấy khi mắc các bệnh hô hấp. Các triệu chứng c

Document

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

HỒI I:

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh

Microsoft Word - Câu chuy?n dông y - T?p 3b B?nh cao áp huy?t.doc

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Giải mã trọn bộ hình tượng Cửu Đỉnh nhà Nguyễn 1. Thuần đỉnh Nủi Tản Viên, sông Thạch Hãn, cửa biển Cần Giờ là những địa danh nổi tiếng Việt Nam xuất

Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12

Phần 1

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

8 món ăn để sống mạnh khỏe

Tài liệu sinh hoạt Khoa học Kỹ thuật Điều dưỡng BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG NHIỄM TRÙNG SƠ SINH I. ĐỊNH NGHĨA: Nhiễm trùng sơ sinh (NTSS) là

Microsoft Word - Sach TTNT A4_P2.doc

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

No tile

THỜI GIAN CHỜ VÀ ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM Thời gian chờ: 30 ngày đối với các điều trị do ốm bệnh thông thường 12 tháng đối với điều trị do bệnh đặc biệt, b

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Nam Tuyền Ngữ Lục

Document

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

1 Những chuyện niệm Phật cảm ứng, nghe được. 1- Sát sanh bị đoản mạng. Tác giả : Cư sĩ Lâm Khán Trị Dịch giả : Dương Đình Hỷ Cổ đức có nói : Tâm có th

Giới văn trích lục từ Ưu Bà Tắc Giới Kinh do ngài Tam tạng Pháp sư Đàm Vô Sấm dịch Phạn Hán Tỳ kheo Thích Pháp Chánh dịch chú Giới bổn Bồ tát tại gia

Ai baûo veà höu laø khoå

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

-DẠI -D AO. TAM K Y ` PH Oˆ -D ˆỌ -D AO. HOC. CHI NAM TAM TONG ˆ MIEU ˆ Phˆ o Bien ˆ Noi ˆ. Bˆọ In Lai. Theo An ˆ Ban 2007 MINH L Ý -DẠO

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

Microsoft Word - V doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 91 Tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh Sự tích Đạt Ma Dịch Cân Kinh N ăm 917 (sau Tây lịch), Đạt Ma Tổ Sư từ Ấn Độ sang Trung Quố

ÔNG PGS/TS BÙI HIỀN VÀ ĐỨA CON QUÁI THAI TỪ BÊN TÀU GỞI QUA Nguyên Khai BỘ CHỮ TIẾNG VIỆT theo mẫu tự La -Tinh do các Giáo Sĩ Tây phương sáng chế ra g

ptdn1059

SỰ SỐNG THẬT

Con Đường Khoan Dung

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

Document

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Phần 1

PHẦN THỨ HAI: LUẬN VỀ HÔN NHÂN (lấy vợ xem tuổi đàn bà-cung phi) I. ĐỂ TIẾN TỚI HÔN NHÂN: 1. Về hôn nhân: Hôn nhân là việc rất quan trọng, liên quan đ

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Biên soạn: Quách Cư Kính 24 TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO TẬP 2 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

No tile

NGƯỜI THÁI CÙNG ĐỒNG BÀO VÙNG THẬP CHÂU ( 1 ) CHỐNG THỰC DÂN XÂM LƯỢC PHÁP ( ) Cầm Trọng Bài này hầu như được trích lại từ một cuốn sách nhan

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Niệm Phật Tông Yếu

Bồ Tát Phật giáng trần bằng hai thân, một là Chơn Thân {Kim Thân}, hai là Giả Thân {Xác Trần}. Để hoàn thành sứ mạng cứu thế, Bồ Tát phải giáng trần n

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Microsoft Word - doc-unicode.doc

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

BẢNG GIÁ VIỆN PHÍ ÁP DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỦY NGUYÊN (Ban hành kèm theo QĐ 243 và 873/QĐ-SYT, Thông tư 37 Bộ Y tế) STT MA_DVKT TÊN DỊCH VỤ KỸ T

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG NHẬN THƯỞNG GIẢI NGÀY VÀNG ĐỢT 1-21/06/2019 STT TÊN KHÁCH HÀNG CIF 1 NGO THI QUY LOC PHAM THI HONG ANH PH

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Ôn tập môn ngữ văn: Chiếc thuyền ngoài xa

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 5

Phong thủy thực dụng

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN VIDEO

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh Cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh Bởi: Đại học Tôn Đức Thắng Hệ thống kiến thức cơ bản về băng bó chuyên t

Lương Sĩ Hằng Ðời Ðạo Siêu Minh

Bản ghi:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN BỆNH HỌC NỘI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN SÁCH ĐÀO TẠO BÁC SĨ CHUYÊN KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN (Tái bản lần thứ nhất có sửa chữa) NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI - 2018

CHỦ BIÊN: GS.TS. Nguyễn Nhược Kim PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà NHỮNG NGƯỜI BIÊN SOẠN: GS.TS. Nguyễn Nhược Kim PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà PGS.TS. Đặng Kim Thanh PGS.TS. Nguyễn Văn Toại BSCKII. Phạm Quốc Toán TS. Ngô Quỳnh Hoa THƯ KÝ BIÊN SOẠN: ThS. Trịnh Thị Lụa 2

LỜI NÓI ĐẦU Bước vào đầu thế kỷ 21, nền y học hiện đại ngày càng xích lại gần nền y học cổ truyền và đang giao thoa với nhau. Nội dung của học thuyết âm dương trong y học cổ truyền vận dụng vào y học đã dần sáng tỏ bởi các nhà y sinh học hiện đại. Học thuyết âm dương xuất phát từ triết học cổ đại phương Đông, được vận dụng vào trong y học như hai mặt đối lập của một thể thống nhất trong hoạt động sống của cơ thể và môi trường. Bởi lẽ đó y học hiện đại càng đánh giá cao giá trị lý luận và thực tiễn của y học cổ truyền. Bệnh học nội khoa y học cổ truyền là một môn khoa học nghiên cứu về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, triệu chứng lâm sàng, điều trị các bệnh nội khoa theo y học cổ truyền. Đây là môn học mang tính ứng dụng thực tiễn của: Lý, pháp, phương dược của y học cổ truyền, là một trong những môn y học lâm sàng cơ bản của y học cổ truyền. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều về đào tạo cho chuyên ngành y học cổ truyền, đặc biệt cho sinh viên chuyên khoa, lần này khoa y học cổ truyền cho tái bản lại cuốn sách: Bệnh học nội khoa y học cổ truyền để đáp ứng cho các nhu cầu đó. Trong nội dung cuốn sách này chúng tôi đã lựa chọn những phần cơ bản, kinh điển nhất trong kho tang bệnh học phong phú của y học cổ truyền. Qua mục tiêu từng bài, sinh viên chuyên ngành y học cổ truyền có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản về những bệnh nội khoa y học cổ truyền thường gặp nhất để vận dụng trong điều trị và phòng bệnh, cũng như việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Chúng tôi mong giáo trình này sẽ đáp ứng được yêu cầu học tập của sinh viên chuyên ngành y học cổ truyền và các bạn đọc quan tâm. Trong lần tái bản này chúng tôi đã chỉnh sửa và bổ sung một số thiếu sót của lần xuất bản trước. Tuy nhiên, những thiếu sót là không thể tránh khỏi. Rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đọc để giáo trình hoàn thiện hơn. T/M nhóm biên soạn GS.TS. Nguyễn Nhược Kim 3

4

MỤC LỤC Lời nói đầu 3 Phần thứ nhất: PHẦN ĐẠI CƯƠNG 9 Đại cương về phép biện chứng luận trị trong các bệnh Nội khoa Y học cổ truyền Nguyễn Nhược Kim 9 Phần thứ hai: PHẦN BỆNH HỌC 11 Chương I: Bệnh thuộc hệ hô hấp Hen phế quản Nguyễn Nhược Kim 11 Tâm phế mạn tính Nguyễn Nhược Kim 17 Thất âm Nguyễn Nhược Kim 20 Viêm phế quản Nguyễn Nhược Kim 23 Chương II: Bệnh thuộc hệ tuần hoàn 28 Bệnh động mạch chi dưới Nguyễn Nhược Kim 28 Cơn đau thắt ngực Nguyễn Nhược Kim 33 Huyết áp thấp Nguyễn Thị Thu Hà 37 Rối loạn thần kinh tim Nguyễn Nhược Kim 43 Tăng huyết áp Nguyễn Thị Thu Hà 47 Thiếu máu Nguyễn Nhược Kim 53 Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính Nguyễn Nhược Kim 57 Xuất huyết Nguyễn Nhược Kim 60 Chương III: Bệnh thuộc hệ tiêu hóa 65 Hoàng đản Đặng Kim Thanh 65 Hội chứng lỵ Nguyễn Nhược Kim 73 Ỉa chảy Nguyễn Nhược Kim 78 Sỏi mật Đặng Kim Thanh 85 Táo bón mạn tính Nguyễn Nhược Kim 89 5

Viêm gan mạn tính Nguyễn Nhược Kim 93 Viêm gan virus cấp Đặng Kim Thanh 98 Viêm loét dạ dày - tá tràng Nguyễn Văn Toại 105 Viêm túi mật mạn tính Đặng Kim Thanh 112 Xơ gan Nguyễn Nhược Kim 115 Chương IV: Bệnh thuộc hệ tiết niệu 120 Bí đái cơ năng Nguyễn Nhược Kim 120 Di tinh Nguyễn Nhược Kim 124 Hội chứng thận hư Ngô Quỳnh Hoa 128 Phì đại lành tính tuyến tiền liệt Nguyễn Nhược Kim 133 Rối loạn cương dương Nguyễn Nhược Kim 137 Sỏi tiết niệu Nguyễn Nhược Kim 143 Viêm bàng quang cấp và mạn tính Ngô Quỳnh Hoa 147 Chương V: Bệnh thuộc hệ cơ xương khớp 151 Đau lưng Nguyễn Thị Thu Hà 151 Đau vai gáy cấp Nguyễn Thị Thu Hà 156 Một số bệnh về khớp mạn tính Nguyễn Thị Thu Hà 160 Phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não Nguyễn Thị Thu Hà 169 Viêm quanh khớp vai Nguyễn Thị Thu Hà 173 Chương VI: Bệnh thuộc hệ thần kinh - tâm thần 177 Bệnh tăng tiết mồ hôi Nguyễn Nhược Kim 177 Đau dây thần kinh hông to Nguyễn Nhược Kim 185 Đau thần kinh liên sườn Phạm Quốc Toán 190 Liệt dây thần kinh VII ngoại biên Phạm Quốc Toán 195 Mất ngủ Nguyễn Nhược Kim 199 Tâm căn suy nhược Nguyễn Nhược Kim 203 6

Chương VII: Một số bệnh rối loạn chuyển hóa 208 Đái tháo đường Nguyễn Nhược Kim 208 Bệnh Gút Nguyễn Nhược Kim 212 Béo phì Nguyễn Nhược Kim 216 Hội chứng rối loạn Lipid máu Nguyễn Nhược Kim 223 Chương VIII: Lão khoa 227 Đại cương về lão khoa Nguyễn Văn Toại 227 Suy nhược cơ thể Nguyễn Nhược Kim 234 7

8

Phần thứ nhất PHẦN ĐẠI CƯƠNG ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÉP BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ TRONG CÁC BỆNH NỘI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN 1. ĐẠI CƯƠNG Phạm vi của bệnh nội khoa y học cổ truyền rất rộng nhưng dựa trên lý luận cơ bản của y học cổ truyền có thể chia làm hai nhóm lớn: Nhóm ngoại cảm thời bệnh: Lấy học thuyết thương hàn và học thuyết ôn bệnh làm chỗ dựa về lý luận. Do đó, chủ yếu lấy bệnh chứng của lục kinh và vệ, khí, dinh, huyết để tiến hành biện chứng - luận trị trong quá trình trị liệu. Nhóm ngoại cảm thời bệnh khi liên hệ với y học hiện đại chủ yếu là những bệnh trong phạm vi bệnh truyền nhiễm. Nhóm nội khoa tạp bệnh: Lấy Kim quỹ yếu lược làm chỗ dựa về lý luận. Bệnh chứng chủ yếu lấy cơ sở tạng phủ để xác định biện chứng luận trị. Nhóm nội khoa tạp bệnh khi liên hệ với y học hiện đại chủ yếu là những bệnh nội khoa. 2. NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN ỨNG DỤNG BIỆN CHỨNG TẠNG PHỦ TRONG CÁC BỆNH NỘI KHOA Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của các bệnh nội khoa trong YHCT tương đối phức tạp: Bệnh có thể từ ngoại cảm dẫn đến nội thương. Bệnh có thể là nội thương kiêm ngoại cảm. Bệnh nội thương lại có thể từ nhiều nguyên nhân khác nhau: Rối loạn tình chí. Lao thương. Ăn uống, điều kiện sinh hoạt và công việc Quan hệ giữa nguyên nhân gây bệnh trong mối liên quan giữa các tạng phủ. Nếu khởi bệnh bắt đầu từ các tác nhân gây bệnh bên ngoài (Ngoại cảm tà khí) xâm nhập vào bên trong thì tổn thương đầu tiên là Phế, bắt đầu xuất hiện các triệu chứng: Sốt, ho, rồi từ bệnh ngoại cảm nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ dẫn đến bệnh nội thương, bệnh tình trở nên nặng. 9

Nếu khởi bệnh bắt đầu do ăn uống không điều độ, lao lực nhiều thì đa số bắt đầu tổn thương tỳ vị, xuất hiện ăn kém, bụng đau, chướng đầy, người mỏi mệt, đại tiện nhão nát Nếu như khởi bệnh bắt đầu từ rối loạn tình chí do căng thẳng tinh thần, hay lo nghĩ kéo dài thường đầu tiên tổn thướng tới tạng Tâm và Can, xuất hiện các triệu chứng: tinh thần mệt mỏi, mất ngủ, hay hồi hộp đánh trống ngực Nếu khởi bệnh trên cơ thể đã mắc bệnh mạn tính dẫn đến suy nhược, ở người kết hôn sớm hay sinh hoạt tình dục quá độ thì đa phần ảnh hưởng đến Thận, trên lâm sàng biểu hiện các triệu chứng: hình thể gầy mòn, lưng đau, mỏi gối, tinh thần mệt mỏi, nam giới có thể di tinh, liệt dương, nữ giới có thể rối loạn kinh nguyệt Trong YHCT đối với biện chứng tạng phủ, phạm vi ứng dụng trên lâm sàng trong các bệnh nội khoa rất rộng. Đồng thời cũng thể hiện mối liên quan đến tư tưởng phòng bệnh một vấn đề đóng vai trò rất quan trọng trong YHCT. Trong tác phẩm y văn kinh điển Tố vấn Chương tứ khí chu thần luận có nói: Không chỉ trị khi đã mắc bệnh, mà phải trị ngay khi chưa mắc bệnh. Chính điều này đã mang nguyên tắc chỉ đạo: Khi chưa mắc bệnh, phải dự phòng sự phát sinh ra bệnh tật. Sau khi bệnh đã phát ra, cần phải ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tật, tức là phòng ngừa bệnh từ nhẹ chuyển sang nặng. Phòng ngừa sự phát bệnh do ảnh hưởng bệnh từ một tạng phủ này đến một tạng phủ khác. Do vậy, với nguyên lý mang tính chỉ đạo và xuyên suốt trong biện chứng luận trị đối với các bệnh nội khoa y học cổ truyền đó là: Phải phân tích mối quan hệ giữa nhân tố gây bệnh và sự thay đổi các chức năng sinh lý của các tạng phủ thành các hội chứng bệnh lý thông qua các phương pháp thăm khám bệnh của y học cổ truyền là tứ chẩn, phép phân tích, lập luận cho quá trình chẩn đoán bệnh là bát cương. Từ đó sẽ có chỉ đạo điều trị thực tiễn trên lâm sàng (từ biện chứng tới luận trị). Đây là một nguyên tắc trị liệu khoa học của y học cổ truyền đã được minh chứng qua thực tế lâm sàng gần 2000 năm nay. 10

Phần thứ hai PHẦN BỆNH HỌC Chương I BỆNH THUỘC HỆ HÔ HẤP HEN PHẾ QUẢN MỤC TIÊU 1. Trình bày được nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của hen phế quản theo y học cổ truyền. 2. Trình bày được triệu chứng, chẩn đoán bát cương, pháp điều trị và điều trị cụ thể của các thể lâm sàng hen phế quản theo y học cổ truyền. NỘI DUNG 1. ĐẠI CƯƠNG Hen phế quản là một hội chứng có những cơn khó thở rít kịch phát, thường xảy ra vào ban đêm, về phương diện chức năng có biểu hiện một hội chứng tắc nghẽn, một sự tăng hoạt tính của toàn bộ các phế quản, khi chúng bị các yếu tố kích thích khác nhau tác động, đặc biệt là các chất trung gian tiết cholin. Trong y học cổ truyền, hen phế quản thuộc phạm vi của chứng háo suyễn. 2. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN 2.1. Ngoại tà xâm nhập Thường gặp nhất là phong hàn và phong nhiệt. Phong hàn xâm phạm vào phế làm phế khí mất tuyên thông dẫn đến khí thượng nghịch tạo thành háo suyễn. Phong nhiệt trực tiếp xâm phạm vào phế hoặc phong hàn uất lại mà hóa nhiệt làm cho phế khí chướng mãn, dẫn đến khí nghịch mà tạo thành háo suyễn. 2.2. Đàm thấp ở bên trong mạnh Do ăn uống không điều hòa, tỳ mất sự kiện vận, tích thấp lại sinh đàm, đàm từ trung tiêu đưa lên phế, làm phế khí không tuyên thông được mà dần hình thành chứng háo suyễn. 11

2.3. Phế thận hư nhược Ho và khó thở lâu ngày làm tổn thương đến chức năng của tạng phế làm phế khí không túc giáng được dẫn đến khí đoản mà hình thành háo suyễn hoặc bệnh lâu ngày ảnh hưởng tới chức năng nhiếp nạp khí của tạng thận, thận không nhiếp nạp khí và yếu tố này cũng làm tình trạng bệnh lý của chứng háo suyễn nặng thêm. 3. PHÂN LOẠI CÁC THỂ LÂM SÀNG THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN 3.1. Thực chứng 3.1.1. Thể hen hàn Triệu chứng: Người bệnh xuất hiện cơn khó thở, khó thở thì thở ra, tức ngực, có thể có ho và khạc đờm loãng trắng, người có cảm giác lạnh, đau đầu, không ra mồ hôi, miệng không khát, chất lưỡi nhợt, mạch huyền tế. Pháp điều trị: Ôn phế tán hàn, trừ đàm định suyễn. Bài thuốc: Tiểu thanh long thang gia giảm: Ma hoàng 8g Quế chí 8g Bán hạ chế 10g Cam thảo 6g Can khương 4g Tế tân 4g Ngũ vị tử 6g Hạnh nhân 12g Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Nếu đờm nhiều gây khó thở, rêu lưỡi dầy dính: bỏ Ngũ vị tử, Cam thảo, gia Hậu phác, Bạch giới tử, Tô tử. Nếu ho nhiều bỏ Quế chi gia Tử uyển, Khoản đông hoa, Bạch tiền. Châm cứu: Châm bổ các huyệt Thiên đột, Chiên trung, Phong môn, Định suyễn, Liệt khuyết, Tam âm giao, Phong long, Túc tam lý. Cứu các huyệt: Phế du, Cao hoang, Thận du. Châm loa tai: Châm các huyệt Bình suyễn, Tuyến thượng thận, Giao cảm, Thần môn, Phế. 3.1.2. Thể hen nhiệt Triệu chứng: Người bệnh xuất hiện cơn khó thở, khó thở thì thở ra, tiếng thở thô, thậm chí cánh mũi phập phồng, ho, khạc đờm vàng, dính, đặc, miệng khát, thích uống nước mát, ngực tức, phiền táo, ra mồ hôi. Toàn thân có thể sốt, mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác. Pháp điều trị: Thanh nhiệt, tuyên phế, hóa đàm, định suyễn. Bài thuốc: Ma hạnh thạch cam thang gia vị: 12

Ma hoàng 8g Hạnh nhân 12g Bán hạ chế 10g Thạch cao 16g Cam thảo 6g Hoàng cầm 12g Tang bạch bì 16g Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Nếu đờm nhiều gia thêm Xạ can, Đình lịch tử. Châm cứu: Châm tả các huyệt: Trung phủ, Thiên đột, Chiên trung, Định suyễn, Phế du, Xích trạch, Thái uyên, Phong long, Hợp cốc. Châm loa tai các huyệt như hen hàn. 3.1.3. Thể phế đàm Triệu chứng: Người bệnh xuất hiện cơn khó thở, khó thở thì thở ra. Ho đờm nhiều và dính, khó khạc, thậm chí nghe thấy trong họng có tiếng đờm lọc xọc, ngực đầy tức, nôn mửa, ăn kém, miệng nhạt, chất lưỡi trắng nhờn, mạch hoạt. Pháp điều trị: Trừ đàm, giáng khí, bình suyễn. Bài thuốc cổ phương: Tam bảo thang hợp Nhị trần thang gia giảm: Ma hoàng 8g Hạnh nhân 12g Cam thảo 6g Phục linh 16g Bán hạ chế 12g Trần bì 8g Tô tử 10g Bạch giới tử 12g Lai phúc tử 12g Thương truật 16g Hậu phác 12g Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Nếu thấp đàm hóa nhiệt dẫn tới ho đờm vàng, đặc lượng nhiều, mặt đỏ, miệng khô, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch hoạt sác, thì dùng bài Tả bạch tán gia Tri mẫu, Qua lâu. Nếu đờm nhiều gây khó thở, không nằm được thì gia thêm Đình lịch tử để tả phế, trục đàm. 3.2. Hư chứng (Tương ứng với hen phế quản ngoài cơn hen) 3.2.1. Thể phế hư Thường gặp ở những người hen phế quản lâu ngày dẫn đến tình trạng khí phế thũng, chức năng hô hấp giảm, thường là thời kỳ đầu của tâm phế mạn tính. Triệu chứng: Khó thở, tiếng nói, tiếng ho, tiếng thở nhỏ, yếu, ho có thể khạc ra đờm trắng loãng, sắc mặt trắng khi thay đổi thời tiết dễ tái phát cơn hen, tự ra mồ hôi, sợ gió, hay chảy nước mũi, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch nhu hoãn, vô lực. 13

Nếu thiên về phế âm hư thì ho khan, ít đờm, miệng khô, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác. Pháp điều trị: Bổ phế, định suyễn. Bài thuốc cổ phương: Sinh mạch tán gia vị: Đẳng sâm (Nhân sâm) 16g Mạch môn 12g Ngũ vị tử Tất cả làm thang, sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. 6g Nếu thiên về phế âm hư gia Sa sâm, Ngọc trúc, Xuyên bối mẫu để nhuận phế, hóa đàm. Nếu như nôn ra đờm loãng, cảm giác cơ thể lạnh, miệng không khát là tình trạng phế hư có hàn thì bỏ Mạch môn gia Hoàng kỳ, Quế chi, Cam thảo để ôn phế, ích khí. Nếu ăn ít, đại tiện phân nát thì chuyển sang pháp điều trị bổ ích phế tỳ, dùng bài Bổ trung ích khí thang. Châm cứu: Nếu nghiêng về phế khí hư thì cứu các huyệt: Phế du, Cao hoang, Chiên trung, Thận du, Tỳ du, Quan nguyên. Nếu thiên về phế âm hư: Châm bổ các huyệt trên. 3.2.2. Thể thận hư Triệu chứng: Do thận âm hư hay thận dương hư làm suy giảm chức năng nạp khí của thận. Triệu chứng chung: Bệnh hen phế quản kéo dài, người bệnh thường xuyên có cảm giác khó thở khi vận động, lao lực một chút thì khó thở tăng lên, người gầy, tinh thần mệt mỏi. Nếu thiên về dương hư: Tay chân lạnh, sắc mặt trắng, đại tiện nát, có thể phù nhẹ, chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế. Nếu thiên về thận âm hư: Đau lưng, mỏi gối, chóng mặt, ù tai, miệng khô, họng khô, lòng bàn tay bàn chân nóng, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ khô, ít rêu, mạch tế sác. Pháp điều trị: Bổ thận nạp khí. Thận âm hư: Tư bổ thận âm. Thận dương hư: Ôn thận nạp khí. Bài thuốc cổ phương: Thận dương hư: Bát vị quế phụ: Thục địa 12g Phục linh 12g Hoài sơn 12g Nhục quế 6g 14

Sơn thù 8g Đan bì 8g Hắc phụ tử 8g Trạch tả 8g Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Thường dùng dưới dạng viên hoàn, mỗi ngày uống 20g chia 2 lần uống. Thận âm hư: Lục vị hoàn: Thục địa 12g Phục linh 12g Hoài sơn 12g Sơn thù 8g Đan bì 8g Trạch tả 8g Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Thường dùng dưới dạng viên hoàn, mỗi ngày uống 20g chia 2 lần uống Nếu triệu chứng âm hư rõ thì gia thêm Ngũ vị tử 8g, Mạch môn 10g (Bát tiên thang). Trong thể thận dương hư khi dùng bài Bát vị quế phụ dưới dạng thang sắc có thể gia thêm Nhân sâm, Ngũ vị tử, Bổ cốt chỉ để trợ dương, nạp khí. Hoặc phối hợp với Sâm giới tán để nạp khí, quy thận. Nếu bệnh nhân ho, đờm nhiều, có phù hai chi dưới thì dùng bài Chân vũ thang để ôn dương lợi thủy. Trong thể thận âm hư nếu biểu hiện họng khô, miệng khát, khó thở, mặt đỏ mà chân tay lạnh, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác là tình trạng âm bất liễm dương, làm cho khí mất nhiếp nạp có thể dùng bài: Thất vị đô khí hoàn kết hợp với bài Sinh mạch tán để tư âm, nạp khí. Châm cứu Thận dương hư: Cứu các huyệt: Quan nguyên, Khí hải, Mệnh môn, Phế du, Chiên trung. Thận âm hư: Châm bổ các huyệt trên và thêm huyệt Tam âm giao, Thái khê. Hen phế quản là một chứng bệnh thường gặp với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng, tỷ lệ thuận với ô nhiễm môi trường. Trên quan điểm kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, vai trò y học cổ truyền có thể hỗ trợ trong cắt cơn hen nhẹ, nhằm hạn chế cơn hen tái phát và suy giảm chức năng hô hấp. Vấn đề luyện tập khí công trong y học cổ truyền nếu phát huy được cũng sẽ đóng vai trò tích cực trong điều trị hỗ trợ chứng bệnh này. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất 1.1. Nguyên nhân sau không gây ra hen phế quản theo Y học cổ truyền A. Tỳ thận dương hư B. Đàm thấp 15

C. Ngoại tà xâm nhập D. Phế thận hư nhược 1.2. Pháp điều trị hen phế quản thể hen hàn là: A. Ôn phế tán hàn, trừ đàm định suyễn. B. Ôn phế hóa ẩm, trừ hàn C. Tuyên phế hóa đàm, định suyễn D. Ôn phế, trừ đàm. 1.3. Bài thuốc điều trị hen phế quản thể hen nhiệt là: A. Ma hoàng thang B. Ma hạnh thạch cam thang C. Tiểu thanh long thang D. Quế chi thang 1.4. Bài thuốc điều trị hen phế quản thể phế hư là A. Tả bạch tán B. Nhị trần thang C. Ngọc bình phong tán D. Sinh mạch tán 1.5. Pháp điều trị hen phế quản thể thận dương hư là: A. Ôn thận nạp khí B. Tư bổ thận dương C. Ôn dương lợi thủy D. Bổ thận nạp khí 2. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống 2.1. Nguyên nhân bên ngoài phát sinh ra chứng háo suyễn hay gặp nhất là. 2.2. Y học cổ truyền có thể điều trị có hiệu quả ở cơn hen mức độ 2.3. Thể hen hàn cần cứu các huyệt. 2.4. Pháp điều trị hen phế quản thể hen nhiệt là.. 2.5. Pháp điều trị hen phế quản thể phế đàm là.. 2.6. Bài sinh mạch tán gồm các vị 2.7. Hen phế quản thể thận dương hư dùng bài thuốc cổ phương.. 2.8. Hen phế quản thể thận âm hư dùng bài thuốc cổ phương 16

TÂM PHẾ MẠN TÍNH MỤC TIÊU 1. Trình bày nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của Tâm phế mạn tính theo y học cổ truyền. 2. Trình bày được triệu chứng, chẩn đoán bát cương, pháp điều trị, điều trị các thể lâm sàng của Tâm phế mạn tính theo y học cổ truyền. NỘI DUNG 1. ĐẠI CƯƠNG Tâm phế mạn tính là tình trạng bệnh tim phổi mạn tính mà nguyên nhân khởi đầu là từ một bệnh mạn tính như: viêm phế quản tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản mạn tính, giãn phế quản, bệnh bụi phổi dẫn đến tăng áp lực cho tâm thất phải, bệnh kéo dài làm cho thành của tâm thất phải dày lên và giãn ra, hậu quả là suy tim phải, hình thành bệnh tâm phế mạn tính. Trong y học cổ truyền không có bệnh danh tâm phế mạn tính, khi so sánh với những triệu chứng thường biểu hiện của chứng bệnh này như: Khó thở, tức ngực, ho khạc đờm nhiều, phù thì thấy bệnh này nằm trong phạm vi của các chứng: Suyễn, kinh quý, đàm ẩm, thủy thũng của y học cổ truyền. 2. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH THEO YHCT Phế khí bất túc, đàm trọc ứ trệ ở thượng tiêu: thường là hậu quả của những bệnh mạn tính đã làm rối loạn chức năng chủ khí, thông tuyên phế khí của tạng phế. Hậu quả là phế khí hư mất chức năng điều chuyển tân dịch, làm tân dịch ứ trệ lại hóa đàm ở thượng tiêu nên làm người bệnh khó thở, ho và khạc đờm nhiều. Tỳ thận dương hư không điều chuyển được tân dịch, làm tân dịch ứ trệ tạo thành thủy thấp dẫn đến phù. Trong quan hệ ngũ hành, tỳ thổ sinh phế kim và thận nạp khí. Tỳ, thận cũng như phế đều tham gia vào điều hòa thủy thấp của cơ thể. Khi tạng phế bị tổn thương sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của tạng tỳ và thận dẫn đến tỳ thận dương hư, làm cho điều hòa thủy dịch của cơ thể bị đình trệ, trên lâm sàng xuất hiện khó thở, phù 3. PHÂN LOẠI CÁC THỂ LÂM SÀNG THEO YHCT 3.1. Thể phế khí hư đàm trở ở thượng tiêu Triệu chứng: Khó thở, đặc biệt khó thở tăng lên khi vận động nhiều, kèm theo ho, khạc ra nhiều đờm trắng loãng, sợ gió, sợ lạnh, ra mồ hôi, người mệt mỏi, chất lưỡi bệu nhợt, mạch tế hoặc kết đại. Pháp điều trị: Ích khí, hóa đàm, chỉ khái. 17

Bài thuốc cổ phương: Linh quế truật cam thang kết hợp Tô tử giáng khí thang: Phục linh 16g Quế chi 8g Bạch truật 12g Cam thảo 4g Tô tử 12g Hậu phác 10g Tiền hồ 10g Trần bì 10g Xuyên quy 12g Sinh khương 3 lát Bán hạ chế 10g Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Nếu phế khí hư nhiều gia Đẳng sâm, Hoàng kỳ để bổ ích phế khí. Nếu môi xanh tím gia Đan sâm, Xích thược, Hồng hoa để hoạt huyết hóa ứ. Nếu thiên về nhiệt chứng: Môi khô, khát nước, khó thở, tức ngực, đờm vàng đặc có thể dùng bài Ma hạnh thạch cam thang gia Kim ngân hoa, Ngưu bàng tử, Hoàng cầm để thanh nhiệt giải độc ở thượng tiêu. 3.2. Thể tỳ thận dương hư Triệu chứng: Khó thở thường xuyên, sắc mặt xanh tím, tay chân lạnh, phù tím hai chi dưới, đi tiểu ít, hay hồi hộp đánh trống ngực, thường xuyên phải nằm đầu cao, chất lưỡi bệu nhợt, rêu lưỡi dày nhớt, mạch trầm tế. Pháp điều trị: Ôn bổ tỳ thận, hóa đàm lợi thủy. Bài thuốc cổ phương: Chân vũ thang hợp Ngũ linh tán gia giảm: Hắc phụ tử 6g Can khương 6g Quế chi 8g Phục linh 16g Bạch truật 16g Trư linh 16g Trạch tả 12g Sa tiền 12g Trần bì 8g Bán hạ chế 12g Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Nếu người bệnh kèm khí hư rõ gia Đẳng sâm, Hoàng kỳ để ích khí, hành thủy. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống 1.1. Nguyên nhân của Tâm phế mạn tính theo Y học cổ truyền gồm:.. và.. 1.2. Pháp điều trị thể phế khí hư là. 1.3. Pháp điều trị thể thận dương hư là 18

2. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất 1.1 Pháp điều trị thể phế khí hư là A. Ôn bổ phế hư, hóa đàm lợi thủy B. Kiện tỳ ích phế, hóa đàm chỉ khái C. Ôn phế, hóa đàm D. Hành khí, hóa đàm 1.2 Pháp điều trị thể tỳ thận dương hư là: A. Ôn bổ tỳ thận, hóa đàm lợi thủy B. Kiện tỳ, trừ đàm, lợi thủy. C. Ôn thận lợi thủy D. Cả ba phương pháp trên. 19