BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Thái Thị Xuân Lan ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ PHAN BỘI CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂ

Tài liệu tương tự
Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Cúc cu

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

1

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Thuyết minh về truyện Kiều

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Microsoft Word - Ky niem 150 nam sinh PBC [gui Dien dan ].docx

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Bạn Tý của Tôi

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

CHƯƠNG 1

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Thuyết minh về Nguyễn Du

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Biên soạn: Quách Cư Kính 24 TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO TẬP 2 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Document

HỒI I:

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Mở đầu

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

No tile

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

No tile

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Phần 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

Microsoft Word - Tinhyeu-td-1minh.doc

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Microsoft Word - 25-AI CA.docx

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

No tile

THƠ KIỀU PHONG THÁCH NGƯỜI ĐẤU TRANH VỀ NƯỚC (Thơ chiến sĩ Kiều Phong ) Có cơ hội ngẩng cao đầu, tại sao lại cúi mặt?! Chỉ những kẻ KHÔNG HỀ BIẾT NHỤC

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ

CHƯƠNG 10

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

LÔØI TÖÏA

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Cảm nhận bài thơ Đàn ghita của Lor-ca của Thanh Thảo

VINCENT VAN GOGH

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Bản ghi:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Thái Thị Xuân Lan ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ PHAN BỘI CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003

LỜI CẢM ƠN Chân thành cảm ơn - Ban giám hiệu - Tập thể Thầy, Cô khoa Ngữ văn - Phòng Khoa học Công nghệ - Sau đại học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. 3

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN... 3 MỤC LỤC... 4 MỞ ĐẦU... 8 1.Lý do chọn đề tài... 8 2.Giới hạn đề tài... 9 2.1.Về thể loại.... 9 2.2.Về đề tài... 9 2.3.Về văn bản... 10 3.Lịch sử văn đề... 10 3.1.Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1940... 11 3.2.Từ năm 1940 trở đi:... 12 3.2.1.Các bài hồi ký... 12 3.2.2.Những công trình nghiên cứu:... 13 3.2.3.Những ý kiến bàn sâu về nghệ thuật thơ Phan Bội Châu... 15 4.Những đóng góp mới của luận văn... 17 5.Phương pháp nghiên cứu... 18 5.1.Phương pháp lịch sử - cụ thể... 18 5.2.Phương pháp hệ thống... 19 5.3.Phương pháp so sánh... 19 5.4.Phương pháp thống kê... 19 6.Kết cấu luận văn... 19 Chương 1: PHAN BỘI CHÂU - QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI 21 1.1.THỜI ĐẠI VÀ CON NGƯỜI... 21 4

1.1.1.Xã hội Việt Nam từ những nấm cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX... 21 1.1.1.1.Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội... 21 1.1.1.2.Tình hình văn học... 23 1.1.2.Cuộc đời và sự nghiệp văn chương Phan Bội Châu... 25 1.2.QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG THƠ PHAN BỘI CHÂU. 34 1.2.1.Con người có tư thế hăm hở, có nhiệt ánh cứu nước sục sôi tuôn trào.... 35 1.2.2.Con người có khát vọng xoay chuyển vũ trụ, có ý thức cá nhân, có hoài bão lưu danh thiên cổ.... 37 1.2.3.Con người duy tân táo bạo... 38 1.2.4.Con người trải lòng cùng thi nhân.... 39 1.2.5.Con người ngổn ngang bao tâm sự riêng chung... 41 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ PHAN BỘI CHÂU... 47 2.1.KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT... 47 2.1.1.Không gian vũ trụ... 47 2.1.2.Không gian đất nước... 52 2.1.3.Không gian hải ngoại... 55 2.1.4.Không gian nhà tù... 57 2.1.4.1.Không gian nhà tù Quảng Đông... 57 2.1.4.2.Không gian bị giam lỏng (Huế)... 60 2.2.THỜI GIAN NGHỆ THUẬT... 66 2.2.1.Thời gian quá khứ... 67 2.2.2.Thời gian hiện tại... 69 2.2.3.Thời gian tương lai... 78 2.2.3.1.Thời gian mùa xuân (tương lai gần)... 78 5

2.2.3.2.Thời gian muôn thuở (tương lai xa)... 79 2.3.NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT... 80 2.3.1.Từ ngữ.... 81 2.3.1.1.Điển tích, điển cố... 81 2.2.1.2.Các biện pháp tu từ... 82 2.3.1.3.Sử dụng chữ Quốc ngữ... 97 2.3.1.4.Sử dụng Pháp ngữ... 99 2.3.1.5.Sử dụng thành ngữ - tục ngữ... 101 2.3.2.Câu... 102 2.3.2.1.Câu khẳng định tường minh sử dụng rất đắc địa trong giai đoạn thơ trước 1925.... 102 2.3.2.2.Câu khẳng định hàm ẩn xuyên suốt hai chặng đường sáng tác là nghệ thuật đặc sắc của phong cách thơ Phan Bội Châu.... 105 2.3.3.Nhịp điệu và vần... 113 2.3.4.Thơ Phan Bội Châu hút nhụy ngọt từ những bông hoa nghệ thuật của các bậc tiền bối và có sự gặp gỡ rất đẹp với thế hệ cách mạng đàn em.... 119 2.3.5.Trong vườn thơ Phan Bội Châu, nhất là thời kỳ ông già Bến Ngự, ta đã thu hái nhiều hoa trái tốt tươi, phát hiện thêm nhiều hoa thơm cỏ lạ, nhưng đôi lúc cũng thấy lẫn cả những cành lá ùa tàn.... 123 KẾT LUẬN... 125 PHỤ LỤC... 128 PHỤ LỤC I: Những bài thơ dùng để khảo sát... 128 1.1.Giai đoạn thơ trước 1925, gồm 15 bài thơ tuyển chọn ()... 128 1.2.Giai đoạn thơ sau 1925, gồm 678 bài thơ Nôm - các thể loại ()... 128 Năm 1930... 132 6

Năm 1931... 133 Năm 1938... 142 PHỤ LỤC II... 148 2.1. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT :... 148 THƯ MỤC NGHIÊN CỨU (CHỌN LỌC) VỀ PHAN BỘI CHÂU... 153 7

MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Nhắc đến Phan Bội Châu về mặt lịch sử, người ta nhớ đến nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam kiệt xuất trong khoảng hai mươi lăm năm đầu thế kỷ XX. Cuộc đời hoạt động theo cụ từng đúc kết "trăm lần thất bại không một thành công", nhưng người "anh hùng thất bại" ấy đã lưu danh thiên cổ. Cuộc đời ấy là sự trải nghiệm quí báu, là bài học rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng. Công lao của cụ, lịch sử đã khẳng định. Phan Bội Châu, cũng như nhiều nhà nho yêu nước đương thời, đã dùng thơ văn làm vũ khí chiến đấu. Tuy không tự nhận mình là nhà văn nhưng với số lượng tác phẩm đồ sộ, trong đó có không ít những tác phẩm xuất sắc Phan Bội Châu xứng đáng đứng trong hàng ngũ các nhà văn lớn của dân tộc, thực sự là một nghệ sĩ có năng lực biểu hiện phong phú, đa dạng với tấm lòng sục sôi nhiệt huyết, được các thế hệ tôn trọng, yêu mến. Trong lĩnh vực sáng tác nghệ thuật, thành công của Phan Bội Châu được ghi nhận trên nhiều thể loại của loại văn chương tuyên truyền cổ động cách mạng. Nhưng nếu chỉ thấy tác dụng tuyên truyền thì chưa gọi đã thấu đáo hết văn chương Phan Bội Châu. Người đọc không thể không nhận ra một tâm hồn lớn, một khí phách lớn và biết bao nỗi niềm trăn trở, suy tư, kỳ vọng... Chất trữ tình đan xen trong toàn bộ thơ văn Phan Bội Châu là giá trị không thể phủ nhận. cả quá trình sáng tác từ khi bôn ba hoạt động cách mạng đến lúc trở thành "ông già Bến Ngự" thể hiện rõ sự vận động của hình tượng thơ, ngôn ngữ thơ và giọng điệu thơ cụ Phan. Thơ trữ tình Phan Bội Châu - một vùng đất nghệ thuật mới mẻ cho những ai tâm huyết, bởi vì đằng sau cánh cửa hùng tráng, ngang tàng của một người "đầu đội trời chân đạp đất" là một người thâu đêm đối bóng, tìm tri kỷ không ai khác ngoài sông nước, con đò và vầng trăng cô đơn... Con người từng lấy sự sổi động xung quanh làm lẽ sống, tưng ra Bắc vào Nam, từng bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước... phải chịu cảnh "cá chậu chim lồng" thật ngột ngạt, cô độc!.. Ây vậy, con người đó không tắt niềm hy vọng, còn một chút vẫn hy vọng. Tìm hiểu thơ trữ tình Phan Bội Châu là việc làm có ý nghĩa nhiều mặt. Bản thân người viết tha thiết muốn tìm hiểu sâu chất trữ tình đó mà dường như trước nay ít có sự quan tâm thỏa đáng. Phải chăng vì cụ là một trong những nhà thơ cuối cùng của làng nho phong kiến? Phải 8

chăng người ta say mê với phong trào thơ Mới mà quên đi một tấm lòng thủy chung gắn bó truyền thống? Thơ Phan Bội Châu có thể nói chất truyền thống rất đậm đà mà tính hiện đại ngày càng sâu sắc. Nếu truyền thống với những niêm luật chặt chẽ, gò bó thì nay Phan Bội Châu canh tân cho nó uyển chuyển, nhẹ nhàng, tinh tế...những rung động rất thật, rất mãnh liệt của một tâm hồn lớn, một khí phách lớn, có cả cái giản dị, hiền hòa, chất phác... hoàn toàn trở thành lĩnh vực độc đáo của nghệ thuật thơ Phan Bội Châu. 2.Giới hạn đề tài 2.1.Về thể loại. Phan Bội Châu sáng tác rất nhiều : thơ, phú, tuồng, truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, câu đối, văn tế.... Tuy sở trường của Phan Bội Châu là phú nhưng thơ mới là nơi tác giả gởi gắm chí khí và hoài bão. Thơ còn đảm đương cả việc chở bao tâm sự buồn, thương, oán, giận của tác giả. Thơ lại chiếm số lượng vượt trội hơn các thể loại khác và phân bố khắp quá trình sáng tác. Chúng tôi xin tập trung khảo sát thể loại này. Thơ Phan Bội Châu cũng rết phong phú, đa dạng. Có thể thơ Đường luật già dặn điêu luyện; có thể thơ Hát nói đậm đà chất phóng túng ; có thơ Lục bát và Song thất lục bát thiết tha trìu mến, dễ đi vào lòng người. 2.2.Về đề tài Để tìm hiểu "Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu", người viết sẽ đi vào những yếu tố cốt lõi của nghệ thuật : Quan niệm nghệ thuật về con người; Không gian nghệ thuật; Thời gian nghệ thuật và Ngôn ngữ nghệ thuật. Thơ Phan Bội Châu ra đời lúc nhiều nhà nho cấp tiến đã hướng đến cái mới. Họ hiểu, khi mà đất nước chìm trong họa vong quốc, người nghệ sĩ chân chính không thể ngồi đó hưởng thụ hoặc cầu kỳ, gọt giũa. Văn chương phải là vũ khí tấn công kẻ thù, văn chương phải nhạy bén trước thời cuộc. Chất cách mạng vì thế len lỏi tự nhiên vào những vần thơ trữ tình của các nhà thơ chí sĩ như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý cáp...thơ Phan Bội Châu cũng vậy : Trữ tình mà có chung niềm tủi cực, xót xa; trữ tình mà phát ra hừng hực lửa đấu tranh; kể cả những đêm dài khắc khoải lời thơ tâm tình vẫn không vơi niềm uất hận. Đáng quí hơn nữa, những vần thơ trữ tình Phan Bội Châu còn chứa đựng tinh thần lạc quan cao đẹp như chính bản chất con người ông. Gần nhắm mắt, Phan Bội Châu còn 9

ấp ủ kỳ vọng "thanh niên rường cột nước nhà". Thơ trữ tình kiểu ấy có sức lay động lòng người ghê gớm! 2.3.Về văn bản Trong quá trình xử lý đề tài, người viết sẽ tiếp cận bốn văn bản chính: Phan Bội Châu toàn tập, tập V, Chương Thâu, Nxb Thuận Hóa, xuất bản năm 1990. Phần "Thơ nôm - Các thể loại", gồm 678 bài. Đây là văn bản tập họp khá đầy đủ thơ Phan Bội châu. Văn bản này giúp người viết có điều kiện thống kê những hình ảnh, hình tượng thơ xuất hiện nhiều lần, từ đó rút ra những kết luận cần thiết. Thơ văn Phan Bội Châu, Chương Thâu tuyển chọn, Nxb Văn học, Hà Nội, xuất bản năm 1985. Người biên soạn đã phân thơ văn Phan Bội Châu ra làm hai thời kỳ, ứng với quá trình hoạt động và quá trình sáng tác của Phan Bội Châu. Trước 1925: 15 bài (thơ chữ Hán, bản dịch, thơ tiếng Việt). Sau 1925 : 62 bài (thơ chữ Hán, bản dịch, thơ tiếng Việt, thơ Bình dân ). Sử dụng văn bản này người viết có thể so sánh những đặc sắc nghệ thuật ở mỗi giai đoạn thơ. Thơ văn Phan Bội Châu, Kiều Văn biên soạn, Nxb Đồng Nai, xuất bản năm 2000, gồm 85 bài thơ các thể loại. Thơ văn Phan Bội Châu, thời kỳ ở Huế 1926-1940, Trần Anh Vinh và Chương Thâu sưu tập, tuyển chọn, Nxb Thuận Hóa, Huế, xuất bản năm 1987, gồm 104 bài thơ nôm. Mục đích của người viết khi sử dụng văn bản là để xét thơ Phan Bội Châu trên diện hẹp hơn so với văn bản Phan Bội Châu toàn tập, qua một số biểu hiện về ngôn ngữ nghệ thuật. Chọn bốn văn bản trên, người viết cũng thấy được sự thuận lợi trong quá trình tìm hiểu. Các văn bản vừa có bề rộng khái quát lại vừa có bề sâu chi tiết nên việc đối chiếu, so sánh để 3.Lịch sử văn đề Thơ văn Phan Bội Châu luôn gợi nhiều sự quan tâm ương lĩnh vực nghiên cứu. Tuy nhiên việc khảo sát đối tượng ở góc độ nghệ thuật vẫn chưa được chú ý đầy đủ. Phần lớn các công trình nghiên cứu từ ưước đến nay ngoài việc tuyển chọn thơ văn Phan Bội Châu chủ yếu thường khẳng định giá trị nội dung tư tưởng của bộ phận sáng tác này. Nổi trội hơn cả là các chuyên luận của Đặng Thai Mai, Hoài Thanh và bộ Phan Bội Châu toàn tập của Chương Thâu. Ngoài ra phải kể đến các bài viết công phu của Nguyễn Đình Chú, Trần Đình Hươu, Lê 10

Trí Viễn, Trần Ngọc Vương, Trần Thanh Đạm... trên các báo chí, chủ yếu là trên tạp chí Văn học. Có thể xem xét các bài viết về Phan Bội Châu trong hai thời kỳ. 3.1.Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1940 Tác phẩm của Phan Bội Châu ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng bấy giờ. Huỳnh Thúc Kháng, Võ Liêm Sơn đều chú ý sức mạnh của những "câu thơ dậy sóng'' của Phan Bội Châu : Nào những lúc câu thơ kiến chí Bút hào hùng nhã khí phong lôi (Trích Chúc thọ cụ Sào Nam, Võ Liêm Sơn, Tân thế kỷ, số 92 ngày 28-2 - 1927). Nói đến "câu thơ dậy sóng, đến tác phẩm làm rung động lòng người là đề cập đến những ảnh hưởng đương thời. Có người đọc Lưu cầu huyết lệ tân thư bị kích động mạnh "suốt đêm không ngủ", "bỏ nghề học cũ", "kết giao với khách gươm rượu" để nhằm vào việc đuổi giặc cứu nước (Trích Việt Nam nghĩa liệt sử của Đặng Đoàn Bằng, mục "chép chung chuyện Nguyễn Đức Công, Nguyễn Thức Đường"). Đọc Ai cáo Nam Kỳ phụ lão thư, số học sinh du học ở Nam Kỳ tăng lên nhiều. Trường hợp của Nguyễn Thiện Thuật, Lưu Vĩnh Phúc xem chương trình Duy tân hội và Việt Nam vong quốc sử,.. đã "đẩy gối đứng dậy", "quyết cai nghiện thuốc phiện", tìm phương kế chống giặc (Trích Phan Bội Châu niên biểu của Phan Bội Châu. Bản dịch của Phạm trọng Điềm và Tôn Quang Phiệt, Nxb Văn sử Địa - 1957)... Cái đẹp chính của thơ văn Phan Bội Châu là chất hùng tráng. Những công trình nghiên cứu và dịch thơ Phan Bội Châu giai đoạn này cũng dựa trên chất hùng tráng làm nền cơ bản. Lê Đại - một thành viên chủ chốt của Đông Kinh nghĩa thục đã bỏ nhiều công sức dịch Hải ngoại huyết thư và cho xuất bản năm 1907. Bảy mươi năm sau Hoài Thanh cảm nhận: "Từ tuổi lên 9, lên lo tôi đã thuộc nhiều câu thơ của Phan Bội Châu. Vì làng tôi không mấy ai không thuộc Lời huyết lệ gửi về trong nước Kể tháng ngày chưa được bao lâu 11

Nhác trông phong cảnh Thần châu Gió mây phẳng lặng dạ sầu ngẩn ngơ Hồn cố quốc vẩn vơ, vơ vẩn... Trong đầu óc một em bé nhà nho, cơ hồ chưa ra khỏi mấy rặng tre làng quen thuộc, những câu thơ ấy đã mở ra những chân trời mới, đã gợi lên những suy nghĩ và cảm xúc thắm thiết, bao la" (Trích Phan Bội Châu -Cuộc đời và thơ văn, Hoài Thanh, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1978). Nhóm quan lại Nam - triều tuy không dám dứt bỏ lợi danh, hưởng ứng cách mạng bằng hành động cụ thể, nhưng văn tài của Phan Bội Châu làm họ phải xúc động và suy nghĩ nhiều. Cũng trong thời gian này, ảnh hưởng của thơ văn Phan Bội Châu còn vượt biên giới sang Trung Hoa, Nhật Bản. Những liên lạc giữa Phan Bội Châu và Lương Khải Siêu, qua việc cho in chung Việt Nam vong quốc sử vào Ẩm Băng Thát văn tập đã xác nhận điêu đó. Một người Trung Hoa, sau khi đọc Việt Nam vong quốc sử đã ghi lại: "...Đụng vào những lệnh cấm của chúng thì những hình phạt thảm khốc như : chém bêu đầu, giết vợ con họ hàng, đào mổ mả tổ tiên, liền theo ngay...tôi đọc sách ấy, mới rõ nỗi sầu khổ của người dân mất nước" (Trích bài viết sau khi đọc Việt Nam vong quốc sử. Tác giả : một người Trung Hoa. 1906). Tóm lại, các bài viết về thơ văn Phan Bội Châu từ đầu thế kỷ XX đến 1940 chủ yếu đã đánh giá sự thành công của cụ về phương diện tuyến truyền cách mạng. 3.2.Từ năm 1940 trở đi: Có thể phân ra ba loại bài viết. 3.2.1.Các bài hồi ký Cái chết của Phan Bội Châu năm 1940 gây niềm xúc động lớn. Để tỏ lòng ngưỡng mộ và thương tiếc, các nhà cách mạng, nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình vốn gần gũi quen biết với Phan Bội Châu : Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Ái Quốc, Tản Đà, Tôn Quang Phiệt, Hoài Thanh..đã chân thành ghi lại "...bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng... ".(Trích Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội châu, Nguyễn Ái Quốc, 1925, Nguyên văn tiếng Pháp, Lời dịch của Phạm Huy Thông); "... 12

bài học mà chúng ta rút ở Phan Bội Châu là chẽ Phan Bội Châu đã góp một phần quan trọng cho cuộc vận động giải phóng dân tộc của chúng ta... Phan Bội Châu là một người thủy chung yêu nước thành thật, một người cách mạng chân chính để lại nhiều ảnh hưởng tốt..."(tôn Quang Phiệt : Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, Ban nghiên cứu Văn Sử Địa xuất bản năm 1956, tr 62, 63, 64) v.v... Nội dung chủ yếu của những bài viết là những kỷ niệm có liên quan đến nhà thơ, nhằm bày tỏ tình cảm yêu thương quí mến người quá cố, và đề cập đến những bài học có ý nghĩa tốt đẹp rút ra từ cuộc đời hoạt động cách mạng cũng như sự nghiệp văn chương Phan Bội Châu. Gần 30 năm sau, nhân dịp kỷ niệm 100 năm năm sinh cụ Phan, lại thêm một số bài viết khác "Mấy nét kí ức về Phan Bội Châu" của Nguyễn Đức Dân (Tạp chí Văn học số 12-1967) ; "Cụ Phan và lòng dân" của Nguyễn Hiến Lê (Kỷ yếu Kỷ niệm 100 năm, năm sinh của Phan Bội Châu. Nxb Trình Bày, Sài Gòn, 1967); "Một số hồi ức chưa được công bố về Phan Bội Châu" của Đào Duy Anh (Hà Nội, 1/1/1980 "Ông già Bến Ngự. Hồi ký. Nxb Thuận Hóa, Huế, 1987) cũng bày tỏ tình cảm, lòng ngưỡng mộ tài năng, và ghi lại những giai thoại xung quanh cuộc đời hoạt động của nhà chí sĩ. 3.2.2.Những công trình nghiên cứu: Công trình của Đặng Thai Mai, Hoài Thanh trong Đặng Thai Mai toàn tập và Hoài Thanh toàn tập giúp cho người nghiên cứu, người học tập ý thức sâu sắc sự cống hiến của Phan Bội Châu về mặt lịch sử cũng như mặt văn chương. Ngoài ra cần nhắc đến các bài viết về Phan Bội Châu trong các Giáo trình văn học Việt Nam của Trần Đình Hươu, Lê Trí Viễn, Nguyễn Đình Chú ; cũng như các bài nghiên cứu được đăng trên tạp chí Văn học của Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Trần Ngọc Vương, Trần Thanh Đạm... Cần khẳng định ngay trong phạm vi hẹp của lịch sử văn học, Phan Bội Châu chắc chắn nằm trong số vài ba tác giả quan trọng nhất của văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. "Thơ ca Phan Bội Châu phần thành công rõ rệt nhất qua mấy mươi năm "bút mặc tung hoành" chính là ở chỗ đã biểu hiện được tất cả cái tỉnh thần yêu nước nồng nàn của cả một 13

dân tộc, trong thời đại bấy giờ" (Đặng Thai Mai - Văn thơ Phan Bội Châu - Nxb Văn hóa, 1958. Tr 104) Lê Trí Viễn cũng thống nhất sự đánh giá như thế: "Thơ Phan Bội Châu là cái vốn quí báu nhất trong kho tàng văn học yêu nước cách mạng Việt Nam trong khoảng ba mươi năm đầu thế kỷ. Khổng những nó ghi chép lịch sử tư tưởng, tình cảm, hành động đấu tranh của một người, một phong trào, một giai đoạn cách mạng mà còn thể hiện được truyền thống quật cường của dân tộc Việt Nam" (Lê Trí Viễn. Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam tập IVB. Nxb Giáo dục. 1965) Công trình Văn học Việt Nam 1900-1945 của Phan Cự Đệ - Trần Đình Hươu - Nguyễn Trác - Nguyễn Hoành Khung - Lê Chí Dũng - Hà Văn Đức (Nxb Giáo dục 2000.), trong phần viết về Phan Bội Châu, hai nhà nghiên cứu Trần Đình Hươu và Lê Chí Dũng đã khẳng định vai trò và ví trí của thơ văn Phan Bội Châu trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc từ truyền thống đến hiện đại. "Phan Bội Châu là tấm gương phản chiếu cả thời đại. Tư tưởng và sáng tác văn học của ông soi rọi rõ vận mệnh hợp quỵ luật của nền văn học cổ truyền Việt Nam đì từ phong kiến đến hiện đại. Trên bước đường đi qua, Phan Bội Châu đã để lại những thành tựu mang dấu ấn cá nhân trong thơ, nhất là thơ cổ động, tuyên truyền cách mạng" (Trang 135). Nhà thơ Trinh Đường nhấn mạnh đến sự cách tân nghệ thuật của thơ Phan Bội Châu qua việc bình một bài thơ Vào thành "Đọc bài Vào thành không ai nghĩ tác giả làm văn chương, chỉ thấy tác giả nói lên lòng mình, ký thác, chia sẻ tâm huyết mình lên mặt giấy với người đọc. Vĩ thế mà bài thơ vừa hàm súc, vừa tân kỳ... lại văn chương nhất Đầu mối toàn bài là "vào thành" để "ra cửa" lặp lại bốn lần một cách dụng ý... cả bài vẩn bằng đột ngột dựng lên hai thanh trắc. Mới ngó tưởng đâu để tránh đơn điệu trong âm vận, kỳ thực cốt để làm nổi bật lên một chân trời "mưa gió đen hơn mực" của đám lê dân bị trị giữa một hoành tráng "xe ngựa, áo mũ, đàn địch, xa xỉ của bọn vua chúa" ( Thử bình bài Vào thành của cụ Phan Bội Châu, Trinh Đường, Văn nghệ Bình Trị Thiên số 27, tháng 10-1982). Trần Anh Vinh lại đề cập đến mảng thơ Bình dân - mảng thơ hợp với khẩu vị quần chúng nên giá ừị tuyên truyền đạt hiệu quả cao : " Thơ tự sự, kể lại chuyện những mảnh đời khác nhau 14

cửa những con người nghèo khổ, với những số phận hẩm hiu, bi đát". "Lời thơ giản dị, mộc mạc gần như lời tâm sự, lời kể chuyện hằng ngày của hạng người lao động nghèo khổ, tầng lớp bình dân trong xã hội" ( Phan Bội Châu với văn đề đổi mới, Kỷ yếu Hội thảo khoa học kỷ niệm 130 năm ngày sinh Phan Bội Châu, Huế, 12-1997). Nhà nghiên cứu Trần Thanh Đạm đã có một sự tôn vinh cực kỳ trân trọng:"phan Bội Châu trở thành nhà khai sáng của văn chương Việt Nam thế kỷ XX không phải chủ yếu sáng tạo nên những hình thức mới mà trước hết bởi vì tiên sinh, đã xuất hiện trong lịch sử cũng như trong văn chương Việt Nam những con người mới, tiêu biểu cho thế kỷ XX : Đó là người yêu nước, người anh hùng kiêm nhà cách mạng, nhà duy tân, xả thân vì độc lập tự do"( Phan Bội Châu - Nhà khai sáng lịch sử và văn chương Việt nam thế kỷ XX -Trần Thanh Đạm - Huế, 1997 ). + Những nhà nghiên cứu Phan Bội Châu ở miền Nam trước 1975 như Đào Văn Hội, Thế Nguyên, Nguyễn Quang Tô, Phạm Thế Ngũ... thường chỉ chú ý đến con người lịch sử, chính trị, con người yêu nước Phan Bội Châu. Hầu như ít ai để sâu nghiên cứu về nghệ thuật, do đó chưa có những bài viết vượt trội. 3.2.3.Những ý kiến bàn sâu về nghệ thuật thơ Phan Bội Châu Những bài viết trực tiếp bàn về thơ Phan Bội Châu không nhiều lắm. Tuy nhiên từ những bài viết đã công bố, chúng tôi tiếp nhận được những nhận xét sâu sắc sau đây. Đặng Thai Mai trong Văn thơ Phan Bội Châu ( Nxb Văn hóa, 1958 ) cho rằng : "Hai yếu tố tràn trề trong bao nhiêu thơ, phú... là tình cảm và tưởng tượng... xét về mặt nào đó Phan Bội Châu có thể xem như nhà thi sĩ đầu tiên sáng tác theo tinh thần lãng mạn cách mạng..." Từ hai câu thơ của Phan Bội Châu : Mõ chuông là cái lưỡi đây Lôi đình trên ngọn bút nấy nổi lên (Hải ngoại huyết thư) Trần Văn Giàu đã có một nhận định xác đáng : 15

"lôi đình trên ngọn bút", đó là phong khí, là thực chất thơ Phan Bội Châu. Ngoài nội dung tư tưởng cao quí, thơ văn Phan Bội Châu nhiều khi lại lai láng tình cảm, bay bổng tưởng tượng, bao giờ cũng hùng biện lâm ly, dễ thấm sâu vào lý trí, cõi lòng. (Trích Tưởng nhớ cụ Phan Bội Châu, Nxb Khoa học xã hội, 1970). Một lân nữa lại thấy nhà phê bình đề cập đến "tình cảm và "tưởng tượng" là hai mặt hài hòa trong thơ Phan Bội Châu. Chính nó đã làm cho những vần thơ tuyên truyền cổ động có sức thuyết phục mạnh mẽ. Đọc thơ Phan Bội Châu hàng trăm thanh niên hăng hái từ giã gia đình, người thân ra đi vì lý tưởng xả thân cho sông núi. Triều Dương trong bài viết "Phan Bội Châu câu thơ dậy sóng"(tìm hiểu và suy nghĩ Nxb Tác phẩm mới, H, 1982,tr.152, 159) cũng nói về sức mạnh tuyên truyền nghệ thuật của thơ Phan Bội Châu : "Tính chất dậy sóng trong thơ Phan Bội Châu với những biểu hiện tâm tình dưới nhiều dạng, nhiều cung bậc, mức độ khác nhau cứ tiếp tục thấm sâu vào lòng người như mạch nước ngâm từ nhiều hướng dẫn tới và đến lúc nào đó, tụ lại, vọt lên ào ra thành suối, thành sổng, thực sự khuấy động loi cuốn dậy sóng trong lòng người ta... Lê Trí Viễn lại có cách bình nghệ thuật thơ Phan Bội Châu theo một hướng độc đáo hơn: "Ba câu thơ đầu : Dậy! Dậy! Dậy!... Bên án một tiếng gà vừa gáy Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng... Cảnh bình minh của một ngày...con người trước cảnh xuân mới cũng vậy : bỏ cái gì cũ, đón cái gì mới, tống tựu nghênh tân...nhưng sao lại bắt đầu bằng một lời đánh thức, mà lại gấp gáp hối hả...như có ai đang ngủ quá say và người đánh thức đang nóng lòng nóng ruột" (Trích Bình giảng Bài ca chúc tết thanh niên. In trong sách Những bài giảng văn ở đại học, Nxb Giáo dục, 1982 ). Người bình đã đi vào "thời gian nghệ thuật'" để phát biểu quan điểm nhân sinh tiến bộ của nhà thơ. Chúng tôi cho rằng đây là một trong những cách tiếp cận khoa học với nghệ thuật thơ Phan Bội Châu. Trở lại với Trinh Đường trong việc bình bài thơ Vào thành, người bình đã bám vào các tầng ý nghĩa của ngôn từ: "Toàn bài là một bức tranh tả chân khách quan đến mức lạnh lùng. 16

Ngòi bút cửa tác giả biến hóa khôn lường, chỉ với 12 câu ngắn mà khi thì lên án, khi thì thán tức, lúc tâm tình, lúc lại kích động, mỗi chữ mỗi câu là một chất men, chất nổ truyền qua, khơi dậy một lúc nhiều cảm xúc khác nhau trong lòng người đọc. Thật là một bút pháp phỉ thường" ( Thử bình bài Vào thành của cụ Phan Bội Châu, Văn nghệ Bình Trị Thiên, số 27, tháng l0-1982). Tác giả Trinh Đường đã nhấn mạnh đến tài năng sử dụng ngôn ngữ cô đọng, hàm súc của Phan Bội Châu Ngô Thế Oanh trong bài viết "Chân dung cụ Sào Nam qua Đêm trăng hồi bóng" đã đi vào hộ thống câu hỏi tu từ: "Bóng, nhưng cũng là nhà thơ đấy thôi. Nhà thơ tự hỏi về mình, về đời mình, về số phận mình. Những nỗi buồn thương. Những niềm u uất... Cho đến cuối bài thơ, là những dấu hỏi đặt ra khổng ngừng... Những câu hỏi thể hiện một tâm trạng day dứt, bị ám ảnh không ngừng bởi lý tưởng theo đuổi không thành..." ( Chân dung cụ Sào Nam qua Đêm trăng hỏi bóng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học - Phan Bội Châu, cuộc đời và hoạt động, Chương trình giao lưu văn hóa Việt - Đức, Hà Nội, 1999). Tác giả bài viết đã căn cứ trên những dấu hiệu của ngôn ngữ nghệ thuật mà tìm hiểu tâm tư, tình cảm, tìm hiểu những trăn trở không nguôi của nhân vật trữ tình. Vì vậy, cách phân tích này cũng sát với ý đồ nghệ thuật của nhà thơ. Điểm lại các bài nghiên cứu đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp nghệ thuật thơ Phan Bội Châu, người viết thấy các nhà nghiên cứu đã có những phát hiện chính xác một số đặc điểm nghệ thuật của thơ Phan Bội Châu. Thế nhưng, những nhận xét tinh tế và có sức khái quát cao ấy lại chưa được trình bày trong những công trình chuyên sâu hay lý giải văn đề một cách có hệ thống. 4.Những đóng góp mới của luận văn 4.1.Trên cơ sở tiếp thu ý kiến bàn về nghệ thuật thơ Phan Bội Châu của những công trình đi trước, luận văn chọn cách trình bày, lý giải "Đặc điềm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu" từ góc độ nghiên cứu "cảm hứng" nghệ thuật của nhà thơ. Chọn hướng tiếp cận này vì "đặc điểm nghệ thuật" có quan hệ chặt chẽ với "cảm hứng". Người viết quan niệm "đặc điểm nghệ thuật" là tổng hợp các đặc điểm mang tính độc đáo, xuyên suốt nội dung và hình thức tác phẩm nên việc vận dụng khái niệm "cảm hứng" để nghiên cứu" Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu", bởi lẽ "cảm hứng" là yếu tố thuộc nội dung tác phẩm, liên quan đến nhân tố chủ quan của sáng tạo 17

nghệ thuật, đến các văn đề tư tưởng, tình cảm nghệ thuật và có nguồn gốc từ hiện thực khách quan. Đây là một phạm trù quan trọng của lý luận văn học. Vận dụng "cảm hứng để nghiên cứu "Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu" mang lại cho việc khảo sát đối tượng một sự tiếp cận mới. Hơn nữa việc vận dụng khái niệm này rất phù hợp với đặc điểm của bản thân đối tượng nghiên cứu : Phan Bội Châu là nhà thơ của những cảm xúc mãnh liệt, chân thành, chứa chan bao khát vọng, yêu thương. Cái độc đáo ương những sáng tác của Phan Bội Châu là trái tim sôi sục, tuôn trào, cháy bỏng lòng yêu nước thương dân không một phút giây ngơi nghỉ, trong bất kỳ hoàn cảnh và tình huống khắc nghiệt nào. Trong quá trình nghiên cứu, người viết có ý thức khảo sát một cách có hệ thống những nét độc đáo của nghệ thuật thơ Phan Bội Châu : Từ những biểu hiện về nội dung, đặc điểm của cảm hứng đến những phương tiện nghệ thuật gắn bó diễn tả nội dung, đặc điểm ấy. Cách xem xét này giúp người đọc hình dung nghệ thuật thơ Phan Bội Châu không phải như một tổng số các đặc điểm rời rạc mà như một chỉnh thể thống nhất các nét độc đáo xuyên suốt quá trình sáng tác của Phan Bội Châu. 4.2.Bằng việc làm sáng tỏ những "Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu", luận văn góp thêm tiếng nói khẳng định những đóng góp và vị trí của nhà thơ trong tiến trình phát triển lịch sử văn học yêu nước từ truyền thống đến hiện đại. Đồng thời những kết quả của luận văn còn góp phần vào việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập thơ Phan Bội Châu nói riêng và về văn học yêu nước cách mạng Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX nói chung. 5.Phương pháp nghiên cứu 5.1.Phương pháp lịch sử - cụ thể Luận văn khảo sát "Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu tức là để cập đến tác gia và tác phẩm văn học. Mà tác gia, tác phẩm văn học là sản phẩm của thời đại, của hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể và nằm trong tiến trình của lịch sử văn học dân tộc. Vì vậy, người viết sẽ sử dụng phương pháp lịch sử - cụ thể để tìm hiểu hoàn cảnh xã hội, môi trường văn hóa, tư tưởng thời đại đã tác động, ảnh hưởng đến nhà thơ khiến nhà thơ có thể tạo ra được những tác phẩm 18

văn học có giá trị, mang nét độc đáo, tiêu biểu, mặt khác là những đóng góp của nhà thơ đối với lịch sử văn học dân tộc ở thời điểm giao thời giữa hai nền văn học cận và hiện đại. 5.2.Phương pháp hệ thống "Đặc điểm nghệ thuật thơ" bao gồm những đặc điểm tiêu biểu về nội dung và hình thức mang tính độc đáo, kết hợp với nhau theo một qui luật nội tại, gắn với hàng loạt yếu tố thuộc các hệ thống của tác phẩm nghệ thuật và xuyên suốt quá trình sáng tác của nhà thơ. Vận dụng phương pháp hệ thống giúp chúng tôi lý giải, khái quát những văn đề thuộc đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu. 5.3.Phương pháp so sánh Luận văn đề cập đến Phan Bội Châu và tác phẩm thơ của ông không thể không so sánh Phan Bội Châu với các nhà thơ khác (việc so sánh này nhằm làm nổi rõ đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu, tuyệt nhiên không nhằm đề cao hay hạ thấp nhà thơ này hoặc nhà thơ khác). Mặt khác, đặc điểm nghệ thuật thơ tuy có phần ổn định, bền vững song cũng có những biến chuyển nhất định không thể không so sánh những tác phẩm của chính nhà thơ ở các giai đoạn sáng tác khác nhau để thấy sự phát triển của "Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu" theo hướng đa dạng, linh hoạt nhưng nhất quán. 5.4.Phương pháp thống kê Việc nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật bắt buộc phải dùng phương pháp thống kê để chỉ ra sự lặp lại của những chi tiết, những dấu hiệu có ý nghĩa quan trọng đối với việc khẳng định đặc điểm nghệ thuật thơ. Kết quả thống kê là cơ sở cho những khái quát khoa học về "Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu". 6.Kết cấu luận văn Như đã nói trên, người viết chọn hướng trình bày "Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu" từ góc độ nghiên cứu những "cảm hứng nghệ thuật cùng với những "phương tiện" nghệ thuật gắn bó, diễn tả nội dung và đặc điểm nghệ thuật ấy theo một hệ thống xuyên suốt, nhất quán trong toàn bộ tác phẩm của nhà thơ. Do đó ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn được tổ chức thành hai chương với nội dung cụ thể như sau. 19

Chương một : Giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn chương Phan Bội Châu. Sau đó tìm hiểu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ ông : Con người có tư thế hăm hở, có nhiệt tình sục sổi cứu nước; con người có khát vọng xoay chuyển vũ trụ, có ý thức cá nhân, có hoài bão lưu danh thiên cổ; con người duy tân táo bạo; con người trải lòng cùng tha nhẩn; con người ngổn ngang bao tâm sự riêng - chung. Chương hai: Là chương trọng tâm của luận văn. Ở chương này, người viết giải quyết một số đặc điểm nghệ thuật cốt lõi trong thơ Phan Bội Châu : Không gian nghệ thuật; Thời gian nghệ thuật; Ngôn ngữ nghệ thuật. Người viết cũng đặc biệt xoáy sâu vào những hình tượng thơ độc đáo, cá tính...cách sử dụng các biện pháp tu từ, câu, nhịp điệu và vần một cách đắc địa...bảo đảm tính nhất quán của đặc điểm nghệ thuật như một phạm trù xuyên suốt từ nội dung đến hình thức của tác phẩm. 20

Chương 1: PHAN BỘI CHÂU - QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI 1.1.THỜI ĐẠI VÀ CON NGƯỜI 1.1.1.Xã hội Việt Nam từ những nấm cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX 1.1.1.1.Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Năm 1858 giặc Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Từ năm 1858 đến hết thế kỷ XIX, thực dân Pháp chủ yếu hoạt động về quân sự. Mặc cho triều đình Huế bạc nhược cầu hòa rồi từng bước đầu hàng, cuộc chiến đâu chống xâm lược của nhân dân ta vẫn nổ ra khắp nơi và ngày càng lan rộng trong cả nước. Đây là cuộc chiến đấu gian khổ, anh dũng, nhiều hy sinh đau xót chưa từng thấy trong lịch sử. Sau cái chết của Phan Đình Phùng, phong trào cần vương chống Pháp chấm dứt. Cả bộ máy từ vua quan ương triều đình xuống tỉnh, huyện, làng xã đều lần lượt làm tay sai cho thực dân Pháp. Nền kinh tế nước ta bị kéo vào quỹ đạo kinh tế tư bản nhưng không được công nghiệp hóa mà chủ yếu biến thành thị trường tiêu thụ và cung cấp nguyên liệu, hàng xuất khẩu cho Pháp. Thực dân độc chiếm thị trường, độc quyền khai thác tài nguyên, độc quyền ngân hàng, độc quyền kinh doanh các ngành quan trọng: giao thông, làm muối, nấu rượu... Tuy nhiên việc mở mang giao thông, phát triển buôn bán đã tạo ra một thị trường thống nhất trong cả nước, phá vỡ chính sách "bế quan tỏa cảng" của nhà Nguyễn. Đô thị mọc lên ngày càng nhiều...tất cả những điều kiện đó được xem là những nhân tố mới có tác động đến sự phát triển nước ta. Bộ máy cai trị của thực dân được tổ chức lại, chi phối mọi mặt hoạt động. Chúng lập ra đủ thứ : Viện dân biểu, Hội đồng tư văn... để chơi trò hề dân chủ, thi hành chính sách ngu dân, chính sách chia để trị...xã hội Việt Nam trước khi Pháp sang là xã hội phong kiến phương Đông, con người sống gắn bó với họ hàng, làng xóm. Chính quyền trung ương tập trung chuyên chế dựa vào bộ máy quan liêu và quân sự để duy trì sự thống trị, bắt dân nộp thuế, đi phu, đi lính. cả nước là nông thôn, đô thị là thủ phủ về chính trị, văn hóa, quân sự... Xã hội Việt Nam chuyển dần từ chế độ phong kiến sang chế độ thực dân nửa phong kiến, nền kinh tế 21

nông nghiệp chuyển dần sang kinh tế tư bản thuộc địa. Những nhà tư sản thương nghiệp, những viên chức (thông ngôn, ký lục...) trong các công sở của chính quyền thực dân là lớp thị dân đầu tiên. Kinh tế hàng hóa kích thích sự phát triển, giai cấp tư sản (dân tộc và mại bản) đông dần lên. Mặt khác nông dân phá sản dồn về thành thị trở thành phu phen, bồi bếp, anh kéo xe, chị vú em, con sen, người buôn thúng bán bưng, gái điếm, lưu manh... Tầng lớp dân nghèo thành thị sống bấp bênh không có ngày mai. Muốn bám chặt thuộc địa, điều cần thiết là thực dân Pháp phải có một bộ máy cai trị trung thành đắc lực, cần tạo ra cơ sở xã hội thích ứng với chế độ của chúng. Lớp nho sĩ có tinh thần dân tộc vốn hết lòng với ưiều đình, có uy tín với nhân dân đã từng chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp bị loại bỏ và thay thế. Thực dân mở các trường Tây học đào tạo đội ngũ công chức mới. Những ông phán, ông thông, những người đậu đạt Tây học được Pháp ưu đãi nhiều mặt. Tầng lớp thượng lưu xã hội thuộc địa hồi nay là những viên chức trí thức tư sản ở thành thị, các cường hào, địa chủ ở nông thôn. Xã hội Việt Nam chuyển mình sang hướng tư sản què quặt, kém lành mạnh để lại những hậu quả tai hại, nhưng đồng thời cũng đã góp phần thay đổi bộ mặt thành thị, biến nó thành trung tâm kinh tế, thủ tiêu nhiều thế lực bảo thủ, trì trệ tạo điều kiện bước đầu cho xã hội phát triển theo mô hình các xã hội hiện đại. Sự thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội đã dẫn đến sự du nhập lối sống thực dụng, vật chất chủ nghĩa của phương Tây. Cái lố lăng hợm hĩnh của những kẻ có tiền lúc đầu đã tạo ra sự bất bình, sự phản ứng gay gắt của xã hội vốn trọng lễ giáo. về sau khi quyền lực của kẻ có tiền được khẳng định thì sự hưởng thụ, thú vui vật chất được coi là tự nhiên. Cái mới không chỉ xuất hiện ở thành thị mà còn tràn về nông thôn, chiếc đèn Hoa Kỳ, cái đồng hồ quả lắc, bộ ghế xa lông... đã thay thế ngọn đèn dầu lạc, cái án thư, chiếc trường kỷ...cái mới đã tấn công vào tận căn cứ địa cuối cùng của các nhà nho và người nông dân. Họ có nhiều cách chống lại. Phan Bội Châu sang Nhật, Phan Chu Trinh sang Pháp. Trường Đông Kinh nghĩa thục được mở và được đón nhận nồng nhiệt ở Hà Nội. Phong trào Duy tân phát triển sôi nổi. Trong phong ưào đấu tranh chống Pháp, ngọn cờ Cần vương đã hạ xuống và ngọn cờ cách mạng dân chủ tư sản giương cao. ở cấp độ thấp hơn, người thi đỗ không chịu ra làm quan, người làm quan thì lui về làng ở ẩn, người thì tẩy chay đồ Tây, tiếng Tây, thậm chí tẩy chay cả chữ Quốc ngữ...nhưng cái mới rồi vẫn cứ hấp dẫn mà những tình cảm thiêng liêng với cha ông, với đạo lý thánh hiền cũng không thắng nổi. Cái mới dần dần chinh phục cả những người khó tính, nệ cổ. Khổng ai 22

có thể đuổi nó ra khỏi cuộc sống mà tự điều chỉnh mình cho thích hợp với những cái mới đó. Các bậc cha mẹ lo cho con cái đi học kiếm ít chữ Tây để rồi hãnh diện với chức vị ông thông, thầy kí. Nhưng văn đề quan trọng không phải chỉ là làm quen với cuộc sống bơ sữa, mặc đồ Tây, cái bắt tay thay cho cái vái chào mà điều quan trọng là sự thay đổi đời sống tinh thần, tâm lý và cách suy nghĩ. Cuộc sống sôi động, phức tạp, nhu câu vật chất ngày càng cao, yêu cầu hưởng thụ ngày càng nhiều nến người ta cần tiền. Cả một xã hội đua nhau chạy theo đồng tiền, tính toán giành giật để kiếm được nhiều tiền, và quan hệ giữa người và người cũng dựa trên tiền bạc mà quyết định. 1.1.1.2.Tình hình văn học Giai đoạn này có nhiều biến động lớn. Thực dân Pháp du nhập văn hóa phương Tây, nhất là văn học Pháp, để thay thế văn hóa cổ truyền của dân tộc ta. Ta phản kháng lại sự xâm nhập nô dịch để bảo vệ nền văn hóa dân tộc nhưng đồng thời có ý thức học hỏi, tiếp thu, chọn lọc cái mới theo hướng hiện đại. Những truyện dịch từ Pháp, từ Trung Quốc được đăng báo hay in thành sách là món ăn tinh thần của lớp công chúng thị dân. Bên cạnh nhà nho là lực lượng sáng tác chủ yếu ữước đây, giờ xuất hiện một lực lượng sáng tác mới. Văn học mới và văn học cũ cùng xuất hiện trên báo chí, nhưng văn học cũ mà căn bản là sản phẩm của xã hội phong kiến không còn thích hợp, công chúng thành thị đông đảo đã bỏ tiền ra nuôi sống báo chí, nuôi sống người cầm bút nên trỏ thành lực lượng chi phối sự phát triển của văn học. Trước thế kỷ XX, văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm văn học Trung Quốc và Nho giáo. Theo quan niệm nho gia, văn là biểu hiện của đạo, văn chương là phương tiện truyền đạt đạo ly thánh hiền nêu gương sáng đạo đức để giáo hóa. Vì vậy văn nhân vẫn gần với thánh hiền, hơn là nghệ sĩ. Văn không tách khỏi triết - sử. Với quan niệm nay, viết văn không thể không quan sát, nhận thức, miêu tả, phản ánh thực tế nhưng các nhà nho văn nhân lại không quan tâm đến thực tế, quan niệm văn chương đạo lý không làm cho văn học chú ý đến con người thực, cuộc sống thực. Do đó kìm hãm sự phát triển của văn học chân chính. Người ta trong cuộc sống đua chen cạnh tranh cần sống thực, không thể thỏa mãn với những lời giáo huấn. Người ta cân hiểu rõ, hiểu kỹ cuộc sống với đầy đủ những tình tiết, những khía cạnh cụ thể. Người ta muốn nếm ưải cái có thật, hay có thể có thật. Người ta muốn rút ra những bài học sinh động của cuộc sống chứ không phải những bài học khô khan giáo điều. Đáp ứng thị hiếu 23

mới ấy, văn học đã thay đổi. Một nền văn học lấy đề tài từ trong cuộc sống bình thường, không gắn với triết - sử, mà đã tách ra thành nghệ thuật độc lập. Quá trình hiện đại hóa văn học là quá trình xóa bỏ quan niệm xã hội luân thường, người sáng tác phải quan tâm đến sự việc, đến cốt truyện, đến nhân vật, chú ý đến yêu cầu nhận thức, phản ánh. Quá trình hiện đại hóa còn là quá trình cụ thể hóa, đa dạng hóa các nhân vật văn học, những hình tượng nghệ thuật của xã hội cũ như : vua, quan, thầy đồ, lý trưởng, nông dân, giờ đây giảm dần và xuất hiện ngày càng nhiều những nhân vật thành thị như: thầy thông, thầy phán, ông thầu khoán, anh học trò, người lao động, công nhân, cô gái mới...cuộc sống trong văn học cũng trở nên đa dạng, phức tạp, muôn màu muôn vẻ như cuộc sống thực. Để thể hiện nó, thể loại, phương pháp sáng tác, tiêu chuẩn thẩm mỹ phải thay đổi theo. Văn học Việt Nam gặp những văn đề chung của văn học thế giới, bước vào quỹ đạo của văn học thế giới. Một nền văn học mới, dựa vào công chúng thành thị. Thành thị của ta tồn tại và phát ứiển một tầng lớp trí thức Tây học, biết tiếng Pháp, tiếp xúc với nền văn học phương Tây, chủ yếu là văn học Pháp. Do đó họ đã học hỏi rút ra được kinh nghiệm của ba, bốn thế kỷ văn học thế giới cho sự phát triển của văn học nước nhà. Điều đó đã giúp nền văn học Việt Nam được hiện đại hóa theo nhịp độ gấp rút, khẩn trương. Trước thế kỷ XX, Việt Nam đã có một nền văn học phát triển không cao lắm nhưng khá phong phú và có tính dân tộc rõ rệt. Đầu thế kỷ XX sự phát triển của kinh tế hàng hóa thị trường, đã là cơ sở thúc đẩy sự thống nhất dân tộc. Yêu cầu chống Pháp, tình cảm, nguyện vọng, suy nghĩ của các tầng lớp nhân dân cũng thống nhất lại và cùng thúc đẩy sự thống nhất dân tộc. Trong văn học bác học, các nhà nho yêu nước đã dùng văn học làm vũ khí phục vụ cho sự nghiệp cứu nước và duy tân, các cụ đã quan tâm đến quần chúng nhân dân, vì thế văn học yêu nước không những có nội dung tiến bộ mà còn góp vào lịch sử phát triển văn học dân tộc những cách tân đáng kể về mặt nghệ thuật. Một số nhà nho ra thành thị sinh nhai bằng nghề viết văn đã khai thác những gì thích hợp để nói về cuộc sống mới, con người mới ở đô thị. Họ cũng mang vào lịch sử văn học những cách tân đáng kể về nội dung văn học nghệ thuật, về quan niệm văn học...đối với bộ phận văn học dân gian, tình cảnh bần cùng khiến người nông dân phải rời lũy tre làng đến sống ương môi trường thành thị mới mẻ. Nếu trước đây họ đã từng dùng câu hò, câu ca kể nỗi khổ, tố cáo những áp bức bất công của bọn lý trưởng, cường hào, bọn xâm lược thì nay họ dùng chúng kể nỗi uất ức của người công nhân, người lính mộ làm bia 24

đỡ đạn, những tầng lớp lao khổ của xã hội mới. Bộ phận văn học trào phúng nhằm vào bọn thống trị mới cũng thống nhất với văn học yêu nước. Ba dòng văn học đã gặp gỡ nhau ở nội dung tố cáo hiện thực, khích lệ lòng yêu nước làm nền tảng cho văn học dân tộc của thế kỷ XX. Lớp nhà nho ra thành thị có dịp đi đây đi đó, thấy được nhiều cái mới không chỉ ở nước mình mà còn nhiều nước khác. Họ thấy được cái lạc hậu, bảo thủ, cái yếu của mình, tiêu biểu như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Phan Bội Châu...Họ có ý thức giành lại quyền làm chủ đất nước mà lẽ ra giai cấp tư sản phải làm. Với sự tín nhiệm của xã hội và khả năng văn hóa các nhà nho đã đảm đương vai trò lịch sử vẻ vang trong khoảng hai mươi lăm năm đầu thế kỷ XX. Phan Bội Châu xuất dương kêu gọi bạo động chống Pháp. Phan Chu Trinh từ quan sang Nhật tranh luận về đường lối cứu nước với Phan Bội Châu, ráo riết vận động chống hủ tục, mở trường học, lập hội đoàn, đề xướng dân chủ...hai xu hướng ôn hòa và kịch liệt có ý kiến xung khắc về đường lối cứu nước nhưng lại có chỗ gặp nhau là khai dân trí, chấn hưng dân khí, bồi dưỡng nhân tài. Trên mảnh đất chung đó, trường Đông Kinh nghĩa thục đã tập hợp nhiều nhà yêu nước có tài viết văn, cho ra đời hàng loạt tác phẩm yêu nước và cách mạng. Đông Kinh nghĩa thục đã kết thúc văn học cổ, mở đường cho văn học đi vào thời đại mới. Tuy nhiên những sáng tác giai đoạn nay chỉ là những thử nghiệm bước đầu, chất lượng nghệ thuật chưa cao. Một trong vài ba người tiêu biểu cho văn học những năm đầu thế kỷ XX là cây bút "dậy sóng" Phan Bội Châu. Giữa những ngày đau thương của đất nước, ba tiếng Phan Bội Châu đã trở thành niềm tin, hy vọng và tự hào. Phan Bội Châu không chỉ là lãnh tụ cách mạng của một thời mà còn là nhà văn, nhà thơ ưu tú của dân tộc. Văn thơ Phan Bội Châu là đỉnh cao của thơ ca cách mạng đầu thế kỷ XX. 1.1.2.Cuộc đời và sự nghiệp văn chương Phan Bội Châu Phan Bội Châu tên thật là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam, sinh ngày 26-12 - 1867 ở làng Đan Nhiễm (nay là xã Xuân Hòa), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nhà nho nghèo. Thuở nhỏ, Phan Bội Châu đã nổi tiếng thông minh, tám tuổi đã thông thạo các loại văn chương cử tử, mười ba tuổi đi thi ở huyện, đỗ đầu, mười sáu tuổi đỗ đầu xứ, nên cũng được gọi là ông đầu xứ San. 25

Phan Bội Châu còn là người rất gần gũi với cuộc sống của nhân dân lao động và từng là chàng trai hát phường vải cừ khôi. Nhưng điểm đặc sắc nhất ở Phan Bội Châu là ông sớm có tinh thần yêu nước. Từ chín tuổi, Phan đã được sống giữa phong trào Bình Tây sôi nổi nổ ra ở xứ Nghệ, mười bảy tuổi được tin Pháp đánh Bắc Kỳ (1882), Phan đã thảo hịch Bình Tây thu Bắc dán ở cây to đầu làng, mười chín tuổi (1885) kinh thành Huế thất thủ, hưởng ứng chiếu cần vương của vua Hàm Nghi, thân hào Nghệ Tĩnh nổi lên khắp nơi, Phan cũng tổ chức đội "thí sinh quân sáu mươi người để ứng nghĩa, nhưng chưa kịp hành động đã bị đàn áp tan rã. Trong khoảng mười năm cuối thế kỷ XIX, Phan Bội Châu vừa làm thầy đồ dạy học để nuôi cha già, vừa tìm đọc thêm "Tân thư" và mở rộng giao du, tìm người đồng tâm, đồng chí chuẩn bị cho công việc cứu nước. Năm 1900, Phan Bội Châu dự kỳ thi Hương, đỗ thủ khoa trường Nghệ và chính thức bước vào cuộc đời hoạt động cách mạng. Cùng với bạn bè đồng chí, Phan thành lập Duy tân hội (1904) chủ trương võ trang bạo động và nhờ ngoại viện để đánh đuổi giặc Pháp khôi phục nước Việt Nam, lập ra chính phủ độc lập. Đầu năm 1905, Phan Bội Châu lãnh đạo phong trào Đông du, từ năm 1905 đến năm 1908 ông đã tổ chức cho gần hai trăm thanh niên xuất dương sang Nhật học tập. Đồng thời ông cũng liên lạc với các hội, đảng yêu nước tiến bộ của học sinh và chính khách ở các nước có mặt tại Tokyo nhằm trao đổi kinh nghiệm vận động cứu nước, ủng hộ lẫn nhau. Đặc biệt, ông còn sáng tác rất nhiều thơ văn yêu nước như : Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Tân Việt Nam, Sừng bái giai nhân, Việt Nam quốc sử khảo... Tháng 3-1905 tổ chức Đông du bị giải tán, Phan Bội Châu bị chính phủ Nhật trục xuất, phải về ẩn náu ở Trung Quốc một thời gian ngắn, rồi sang Thái Lan mở trại cày Bạn Thầm để tính toán kế lâu dài. Năm 1911, cách mạng Tân Hợi Trung Quốc thành công, Phan Bội Châu trở lại Trung Quốc tập hợp số anh em còn lại, tuyên bố giải tán Duy tân hội thành lập Việt Nam Quang phục hội với tôn chỉ duy nhất : "Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước cộng hòa dân quốc Việt Nam". Hội cử người về nước hoạt động và gây nên một số vụ bạo động vũ trang có tiếng vang nhưng kẻ thù đã thẳng tay đàn áp. Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt Trung Quốc bắt giam vào đầu năm 1914. 26

Năm 1917, khi ông ra tù, chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc, cách mạng tháng Mười Nga thành công và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sôi nổi khắp thế giới, đặc biệt là ở phương Đông. Ông dần dần nghiêng về cách mạng thế giới, tìm hiểu cách mạng tháng Mười, viết báo ca ngợi Lênin vĩ đại...giữa năm 1924, phỏng theo Quốc dân đảng của Tôn Trung Sơn ông đã cải tổ Việt Nam Quang phục hội thành Việt Nam Quốc dân đảng. Tháng 12-1924, sau khi tiếp xúc và được sự góp ý của Nguyễn Ái Quốc, Phan Bội Châu dự định sẽ cải tể lại Việt Nam Quốc dân đảng theo hướng tiến bộ. Nhưng ngày 30-6 - 1925 trên đường từ Hàng Châu về Quảng Châu để gặp anh em, vừa đến ga Thượng Hải thì bị thực dân Pháp bắt cóc đem về nước, rồi đem xử ở tòa Đề hình Hà Nội. Một phong trào bãi khóa, bãi cổng, bãi thị đã nổ ra khắp cả nước, đòi trả tự do cho Phan Bội Châu. Cuối cùng thực dân Pháp buộc phải tha bổng ông, nhưng bắt về an trí tại Huế. Từ năm 1926 trở đi, Phan Bội Châu bị cách ly với thực tế đấu tranh của dân tộc. Tuy vậy, ông vẫn cố vươn lên, hy vọng tiếp tục hoạt động cứu nước và trong điều kiện sống bị bao vây theo dõi vẫn cố gắng làm một người tuyên truyền yêu nước. Thơ văn ông vẫn tiếp tục phản ánh nỗi khổ nhục của người dân mất nước và trách nhiệm của người dân đối với nước. Độ là những tác phẩm động viên tuyên truyền có giá trị: Nam quốc dân tu tri, Nữ quốc dân tu tri, Thuốc chữa dân nghèo, Cao đẳng quốc dân, Thuốc hoàn hển, Lời hỏi thanh niên... và các công trình biên khảo công phu; Phan Bội Châu niên biểu, Xã hội chủ nghĩa, Nhân sinh triết học, Khổng học đăng, Chu dịch...riêng về sáng tác văn chương trên 800 bài thơ, phú, văn tế, rất nhiều câu đối và tạp văn khác để lại, Phan Bội Châu đã làm phong phú kho tàng văn thơ yêu nước và cách mạng Việt Nam cận đại. Những năm tháng cuối đời, nhà chí sĩ Phan Bội Châu vẫn chứa chan biết bao nỗi niềm ưu ái, hy vọng tin tưởng vào đồng bào, đồng chí. Cho đến khi trước ngày mất 29/10/1940 tại căn nhà tranh ở dốc Bến Ngự (Huế), ông vẫn có lời "Chúc phường hậu tử tiến mau!". Nếu trong lịch sử dân tộc, Phan Bội Châu là nhà lãnh đạo cách mạng kiệt xuất thì trong nền văn học yêu nước, Phan Bội Châu là cây cổ thụ mà cành lá sẽ còn che mát đến nhiều thế hệ sau. Khi Phan Bội Châu thực sự bước vào cuộc đời cách mạng, thực sự dùng thơ văn để đấu tranh là lúc thực dân Pháp đã chấm dứt thời kỳ bình định nước ta bằng quân sự để chuyển sang 27

thời kỳ củng cố nền thống trị và khai thác vơ vét kinh tế. Bao nhiêu tai ương nhục nhã, bao nhiêu hống hách kinh miệt, chúng ngang nhiên đổ lên đầu người Việt Nam mất nước. Trong tình trạng đó, Phan Bội Châu đã dồn hết căm thù lên ngọn bút. Ông đã tố cáo toàn bộ chính sách của thực dân nhằm tiêu diệt dân tộc ta : Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt Rút chặt dần như thắt chỉ se Miền kẻ chợ, phía nhà quê Của đi có lối của về thì không (Hải ngoại huyết thư) Ông tái hiện cảnh bắt phu đắp đường để vơ vét tài nguyên: Vừa dạo nọ Thái Nguyên, Yên Bái Xương chật đường máu nổi đầy sông (Hải ngoại huyết thư) rồi chúng đối xử với nhân dân ta : Nó nuôi mình như trâu như chó Nó coi mình như cỏ như rơm (Hải ngoại huyết thư) Bọn vua, quan phong kiến làm tay sai cho đế quốc không tránh khỏi ngòi bút căm giận của Phan Bội Châu. Cũng trong Hải ngoại huyết thư, ông tố cáo vua nhà Nguyễn: Cơm ngự thiện, bữa nghìn quan Ngoài ra dân đói dân hàn mặc dân còn bọn quan lại thì : Ngày mong mỏi vài con ấm tử Tối vui chơi mấy đứa hầu non Trang hoàng gác tía lầu son 28

Đã hao mạch nước lại mòn xương dân. Tổ quốc ta đẹp như gấm vóc. Người Việt Nam thế hệ anh hùng này nối tiếp thế hệ anh hùng khác. Ấn tượng của Phan Bội Châu về đất nước, về tổ tiên là như thế. Mỗi lần nhắc đến lịch sử là mỗi lần thơ ông dấy lên niềm sảng khoái tự hào: Nọ thuở trước đánh Tàu mấy lớp Cõi trời Nam cơ nghiệp mở mang Sông Đằng lớp sóng Trần vương Núi Lam rẽ khói mở đường nhà Lê Quang Trung đế từ khi độc lập Khí anh hùng đầy lấp giang sơn (Hải ngoại huyết thư) thì : Cổng lao của tổ tiên rực rỡ oanh liệt biết dường nào! Nhưng đó chỉ là quá khứ, hiện tại Từ phen lở đất nghiêng trời Biển bờ vỡ sóng, non rời rạc mây (Ai cáo Nam Kỳ phụ lão thư) hay Hồn cố quốc vẩn vơ, vơ vẩn... Khói tuôn khí uất, sóng cuồn trận đau. (Hải ngoại huyết thư) Trước hiện thực nước mất, dân đau khổ ấy, Phan Bội Châu cất lên tiếng kêu thống thiết: Kể như thế trăm chiều thảm thiết Còn gì là giống Việt Nam ta 29

(Hải ngoại huyết thư) Đau thương dẫn đến đấu tranh. Văn thơ Phan Bội Châu thời kỳ đỉnh cao đã làm nhiệm vụ khích lệ động viên đồng thời phê phán những gì yếu kém không lợi cho cách mạng còn tồn tại trong quần chúng. Đáng sợ nhất đối với Phan Bội Châu là : "cái vạ chết lòng", là tình trạng "dân chỉ biết dân, mặc quân với quốc, mặc thần với ai". Phan Bội Châu chưa có quan điểm giai cấp khoa học để nhìn nhận văn đề nhân dân cho thật chính xác nhưng theo ông nhìn chung hễ là người Việt Nam nào không thuộc hạng người lòng lang dạ thú'' cam tâm làm tay sai cho giặc để hại dân hại nước đều là đồng bào, là đối tượng cần tập hợp, khêu gợi trong họ lòng căm thù, nêu lên lý tưởng sống, lý tưởng anh hùng, vẽ ra cho họ thấy viễn cảnh tương lai của đất nước độc lập...tất cả nhằm dẫn dắt đồng bào vào con đường đấu tranh. Xác định nhiệm vụ, quyền lợi của người dân đối với tổ quốc, của cá nhân với đồng bào, so với lịch sử tư tưởng nước nhà, quả là một điều hết sức mới mẻ. Nó đánh dấu sự xa lìa ý thức hệ phong kiến và thể hiện tư tưởng dân chủ trong nhà chí sĩ Phan Bội Châu. Có hai đối tượng Phan Bội Châu đặc biệt quan tâm khích lệ, động viên là thanh niên và phụ nữ. Trong thực tiễn hoạt động cách mạng của mình, Phan Bội Châu có ý thức dựa vào thanh niên, bằng chứng là phong trào Đông du đã lôi kéo một thế hệ thanh niên ưu tú của nước nhà hồi này đi vào cuộc đấu tranh sôi nổi, kiên cường, coi thường mọi gian lao nguy hiểm. Khí thế chiến đấu của họ đã đưa đến cho phong trào cách mạng đầu thế kỷ XX một không khí tươi trẻ, phấn khởi. Từ khi bị bắt về Huế, Phan Bội Châu luôn tìm cách động viên lớp người trẻ, hầu như tết nào Phan Bội Châu cũng có thơ chúc họ. Đúc gan sắt để dời non lấp bể Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ (Bài ca chúc tết thanh niên) Đối với phụ nữ, thái độ và cách nhìn của Phan Bội Châu khác hẳn so với lịch sử. Văn học thời trước đã dựng lên hình ảnh người phụ nữ đẹp. Họ là hiện thân của mọi đau khổ, nhưng giàu tình cảm, giàu đạo đức, thiết tha với quyền sống, quyền hạnh phúc. Họ cũng dũng cảm đấu tranh. Nhưng quan niệm về phụ nữ của các tác giả xưa nói chung còn hạn chế. Nguyễn Du là nhà thơ của người phụ nữ đau khổ nhưng chưa phải là nhà thơ của người phụ nữ chống áp bức 30