Bản Tin Số 38 Chúa Nhật VI Thường Niên Năm B Ngày HÃY SỐNG ĐẸP CHO NHAU Cuộc sống hôm nay rất cần cái đẹp. Cái đẹp cho bản thân như ăn ngon

Tài liệu tương tự
Bản Tin Số 17 Chúa Nhật XXV Mùa Thường Niên Năm A I. GHEN TƯƠNG Ca dao Việt Nam có câu: "Ớt nào mà ớt chẳng cay Gái nào mà gái chẳng hay gh

Website: congdoanphero.org Bản Tin Số 115 CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN BÀI ĐỌC NĂM C Ngày

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

SỰ SỐNG THẬT

Mở đầu

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

SỰ SỐNG THẬT

Ai baûo veà höu laø khoå

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

CHƯƠNG 1

Hoäi Doøng Meán Thaùnh Giaù Goø Vaáp

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

SỰ SỐNG THẬT

Microsoft Word - NGÔI-SAO-ẤY-VỪA-ĐÃ-LẶN.docx

SỰ SỐNG THẬT

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Cái Chết

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Mở đầu

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Phần 1

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

CHƯƠNG 10

Code: Kinh Văn số 1650

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

1

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Cúc cu

Document

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

thacmacveTL_2019MAY06_mon

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Phần 1

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

NỖI GHEN DỊU DÀNG

Microsoft Word - SC_LB3_VIE.doc

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Phần 1

Document

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, ) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Phar

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

Phần 1

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

LÔØI TÖÏA

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

Mộng ngọc

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

hanhtrinhdenUC_2917JUN05

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Microsoft Word - chantinh09.doc

Nghị luận về thời gian

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Document

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

No tile

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

Bản tin Gx. Tam Hà Đồng Hành Với Những GĐ Gặp Khó Khăn CN, ngày 17/02/2019 Tin Mừng: Lc 6, "Phúc cho những kẻ nghèo khó. Khốn cho các ngươi

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Biên soạn: Quách Cư Kính 24 TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO TẬP 2 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi

Lương Sĩ Hằng Ðời Ðạo Siêu Minh

CHÚA NHẬT 19 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C Sống là chuẩn bị chết Lời Chúa: (Lc 12,32-48) Một hôm, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 32 "Hỡi đoàn chi

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Bao giờ em trở lại

VINCENT VAN GOGH

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Thien yen lang.doc

Document

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

ban tin thang 7.cdr

PHÁP NGỮ HT.Tuyên Hóa Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link Audio Tại Website

Document

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu

Microsoft Word - Wash Don Nhan Chua Kito Unicode.doc

Mật ngữ 12 chòm sao- Phân tích toàn bộ các cung hoàng đạo Ma kết - Capricornus (22/12 19/1) Ma kết khi còn trẻ đều rất ngây thơ. Tôi nghĩ ngay cả chín

VINCENT VAN GOGH

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Bản ghi:

Bản Tin Số 38 Chúa Nhật VI Thường Niên Năm B Ngày 15.2.2015 HÃY SỐNG ĐẸP CHO NHAU Cuộc sống hôm nay rất cần cái đẹp. Cái đẹp cho bản thân như ăn ngon mặc đẹp. Cái đẹp cho tha nhân như một cử chỉ đẹp, một phong cách đẹp, một lời nói làm đẹp lòng người. Nhà văn Tolstoy đã kể lại một kỷ niệm đẹp trong cuộc đời ông như sau: Một hôm, ông đang ngồi nghỉ mát trên ghế đá công viên, từ xa có một người quần áo rách nát tả tơi đến gần và ngả mũ xin ông giúp đỡ. Thấy cảnh cơ cực, nhà văn liền thò tay vào túi định lấy tiền giúp cho người hành khất. Thế nhưng, ông đưa tay tìm hết túi này đến túi kia cũng không kiếm được một đồng nào trong túi. Bấy giờ ông nhìn người ăn xin và nói trong sự hối tiếc: "Này người anh em! Xin thứ lỗi cho tôi. Rất tiếc là hôm nay tôi không mang theo một đồng nào trong túi". Nghe lời nói chân tình đó, người ăn xin không buồn mà còn nở nụ cười rạng rỡ trên môi và nói: "Không đâu thưa ông. Hôm nay ông đã cho tôi một món quà quý báu còn hơn cả tiền bạc. Ðó là ông đã không khinh dể tôi mà còn coi tôi như người anh em của ông". Bài phúc âm hôm nay, thánh Marco cũng tường thuật lại một cử chỉ đẹp mà Chúa Giê-su đã dành cho người bệnh phong hủi nan y. Ngài đưa tay chạm vào thân thể lở loét của anh. Một thân thể hôi hám và dơ bẩn mà người đời đã xa tránh. Hành động này không chỉ nhằm mục đích chữa bệnh cho anh mà còn xoa dịu nỗi đau trong lòng của anh. Anh bị người đời khinh chê. Anh bị xã hội loại trừ. Người đời xếp anh vào hàng tội nhân bị Thiên Chúa giáng hoạ. Khi chạm đến thân thể anh, Chúa Giê-su cũng chạm đến tâm hồn anh. Anh được chữa lành cả hồn lẫn xác. Thân xác anh khoẻ mạnh. Danh dự của anh cũng được phục hồi. Tâm hồn anh cũng bình an và tươi vui. Từ nay anh không bị người đời xa lánh, khinh chê. Từ nay anh không còn tủi hổ vì phận số bất hạnh của mình. Qua Chúa Giê-su, anh được cộng đồng đón nhận. Nhờ Chúa Giê-su, anh được xã hội nhìn nhận. Xã hội không còn lý do để khinh chê hay loại bỏ anh ra bên lề xã hội. Giờ đây anh có thể sống tươi vui như bao con người khác trong xã hội. Anh không còn mặc cảm về bệnh tật. Anh không còn mặc cảm bị khinh chê. Anh được quyền sống như bao con người khác, được tôn trọng và yêu thương. Có ai đó đã từng nói rằng: "Một lời nói hay không bằng một cử chỉ đẹp". Cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn khi mỗi người biết làm đẹp lòng nhau. Cuộc sống sẽ bớt đi những tủi hờn, những cô đơn và thất vọng nếu chúng ta biết sống đẹp với nhau. Ðừng chơi xấu, đừng loại trừ nhau, nhưng hãy đón nhận nhau. Cuộc sống sẽ vơi đi những nỗi sầu khổ đắng cay nếu mỗi người chúng ta biết đối xử đẹp với nhau. Thế nhưng, giữa cuộc đời hôm nay vẫn còn đó những lối sống tiểu nhân tầm thường, nên vẫn còn đó những oan ức, những giọt nước mắt đắng cay vì tình người phụ bạc, vì tình đời thay trắng đổi đen. Cuộc sống hôm nay vẫn còn đó những lối sống kém văn hoá, những cư xử thấp hèn nên vẫn còn đó những ứng xử thô lỗ, cộc cằn, những hành vi phi nhân và bất nghĩa. Ước gì mỗi người chúng ta hãy can đảm loại bỏ những hành vi thô lỗ, cộc cằn, những hành xử thiếu văn hoá khởi đi từ chính gia đình chúng ta. Mỗi thành viên trong gia đình hãy biết dâng tặng cho nhau những cử chỉ đẹp như: sự quan tâm, sự khiêm tốn, ôn hoà và hiền hậu với nhau. Chúng ta không thể "khôn nhà dại chợ", sống tốt với hàng xóm mà cư xử tệ với anh em. Chúng ta không thể sống trọn vẹn đức ái Kitô giáo nếu chúng 1

ta không yêu mến gia đình chúng ta. Ðức ái luôn mời gọi chúng ta phục vụ nhau một cách quảng đại, hy sinh và quên mình. Ðức ái mời gọi chúng ta sống khiêm nhu, hiền lành và nhẫn nại với nhau. Ðức ái bao hàm sự bao dung và đón nhận nhau trong yêu thương và tha thứ. Ðức ái không cho phép chúng ta loại trừ hay tẩy chay nhau. Ðức ái mời gọi chúng ta dâng tặng cho nhau những nghĩa cử yêu thương làm đẹp lòng nhau. Chúa Giê-su năm xưa đã đưa tay chạm đến người bệnh để chữa lành cho anh. Ngài có thể phán một lời thì con người anh có thể lành lặn. Thế nhưng, Chúa đã sử dụng đôi tay để trao ban tình yêu và sự quan tâm trìu mến dành cho anh. Phải chăng, Ngài cũng muốn chúng ta hãy tiếp tục trao ban cho nhau những nghĩa cử yêu thương nồng ấm tình người? Ước gì từng người chúng ta hãy biết dâng tặng cho nhau những nghĩa cử yêu thương, những lời nói dịu dàng, những hành vi bác ái và vị tha. Ước gì lối sống đẹp của chúng ta sẽ là dấu chỉ chứng nhân tin mừng cho thế giới hôm nay. Amen. LM. Jos Tạ duy Tuyền CUỐI NĂM NHÌN LẠI ĐỨC TIN Đối với người Việt Nam và những nước sử dụng lịch âm, đây là thời gian cuối của một năm. Khắp nơi nhộn nhịp nhìn lại và tổng kết hoạt động trong một năm qua. Người người tính toán sổ sách, nhà nhà tổng kết công việc làm ăn... một cách tấp nập và khẩn trương. Nhưng có lẽ điều mà ít người nghĩ đến cũng là điều quan trọng căn cốt, nền tảng của đời sống Kitô hữu là nhìn lại hành trình Đức tin của mình trong năm qua. Nhìn lại đời sống Đức tin của mình để có những định hướng và cố gắng cho năm mới. Cuộc sống đang ngày một nâng cao, khoa học công nghệ đang không ngừng phát triển thì cũng là lúc những hệ lụy rất đáng lo ngại cho con người và xã hội ngày một đáng báo động. Đặc biệt ảnh hưởng rất lớn đến Đức tin của người Kitô hữu. Con nguời đang bị cuốn vào những vòng xoay của cuộc sống. Mải miết tìm miếng cơm manh áo, lo toan cho những nhu cầu cần thiết của gia đình, chạy theo những tham vọng, hầu mong có một cuộc sống đầy đủ, sung túc. Những nhu cầu đòi hỏi như vậy khiến con người dần đánh mất những giá trị cần thiết, thiếu sự quan tâm tới gia đình, người thân, bỏ quên việc giáo dục con cái Đối với người Kitô hữu còn tai hại hơn khi những điều đó làm ta sao nhãng về Đức tin, quên đi mình là một Kitô hữu, một người Công giáo! Với những người chuyên chăm làm ăn, lo nghĩ với những chiến lược kinh doanh, say mê với những tham vọng, bận tâm với những toan tính của cuộc sống thì bỗng thấy một năm qua đi trong chốc lát. Đời sống Đức tin cũng vậy, sẽ bị cuốn theo những dòng đời xô đẩy, khiến dần bị mờ nhạt và lãng quên, hoặc trôi qua như một nguyên tắc cứng nhắc trong cuộc sống và không được chăm sóc, nuôi dưỡng. Theo thời gian, Đức tin dần bị mai một, đời sống đạo trở thành một lối sống hình thức, máy móc, bề ngoài thiếu chiều sâu nội tâm và lòng mến thực sự. Nhân dịp cuối năm, mỗi chúng ta hay nhìn lại hành trình Đức tin của mình qua những gì mình đã nghĩ, đã nói, đã làm và đã sống trong một năm qua. Chúng ta cùng nhìn lại đời sống đức tin của mình dưới một vài khía cạnh. Trước hết, nhìn lại Đức tin trước hết là xem lại việc gìn giữ Đức tin của mỗi chúng ta. Đứng trước một xã hội vô thần, một đất nước với khoảng 10% là người Công giáo, chúng ta đã giữ gìn giữ Đức tin của mình như thế nào? Đời sống vật chất hưởng thụ, trước những trào lưu thế tục, lực hút của đồng tiền, tham vọng khiến các thánh đường ngày một vắng bóng giáo dân, các lời kinh ngày một thưa dần trong các giáo xứ, giáo họ, nơi các gia đình Công giáo. Lời Chúa ngày một xa dần với người Kitô hữu, hơn hết là các bạn trẻ. Mà thay vào đó là các thú vui, đam mê của trần thế đang mời mọc. Thế giới phát triển, công nghệ kỹ thuật hiện đại đem lại cho con người nhiều tiện lợi nhưng cũng đưa đến biết bao nhiêu tệ nạn, đặc biệt đáng lo ngại cho đời sống đức tin của người Kitô hữu. Tình trạng chối bỏ Đức tin, đạo tại tâm hay sống đạo một cách máy móc ngày một nhiều nơi người Công giáo. Dù rằng ngày nay có nhiều những nghi lễ hoành tráng, lễ hội rầm rộ nhưng chỉ là chạy theo những xu thế bên ngoài mà thiếu đi chiều sâu và nội tâm bên trong. Nhìn lại đời sống Đức tin của bản thân, gia đình, giáo xứ để xem Đức tin còn được gìn giữ một cách trong sáng và chân thành hay không! Tiếp đến, nhìn lại Đức tin là duyệt xét lại việc sống và thực hành Đức tin của mỗi chúng ta. Sống Đức tin là sống với Lời Chúa, sống đúng với Tin Mừng của 2

Ngài. Làm sao có thể sống Đức tin khi xã hội đang bi ba o đôṇg bơ i đâ y dâ y như ng bâ t công, tham nhũng va gia dô i lan tra n. Đaọ đư c suy thoa i, nhân phâ m bi xu c phaṃ và bệnh vô cảm lương tâm đang phỏ biến. Có một nhà thơ đã dí dỏm nêu lên thực trạng xã hội bấy giờ qua mấy câu thơ: Nhân phâ m nga y nay gia m gia rô i. Chi co n thư c phâ m tăng gia thôi. Lương tâm ba n re hơn lương thư c. Chân ly chân gio môt gia thôi! Đó là hệ lụy của những gì con người đem lại khi cố loại trừ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống. Một xã hội đang thiếu tự do tín ngưỡng, thiếu sự thật, không tôn trọng nhân quyền, nhưng con người với nhiều mối quan hệ làm sao chúng ta sống cho sự thật, cho công bằng? Bởi vậy, sống Đức tin ngày hôm nay chúng ta phải làm chứng cho sự thật, loại trừ những gì là gian dối, lên án bất công, đấu tranh cho nhân phẩm bị chà đạp, bênh vực những người nghèo và những người không có tiếng nói Đồng thời mỗi chúng ta cũng được mời gọi sống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, sẽ chia tình cảm với tha nhân. Sống bác ái với mọi người, đặc biệt những người nghèo, những thân phận bị gạt ra lề xã hội. Có như thế chúng ta mới thực sự làm chứng cho Tin Mừng cứu độ, sống đích thực Đức tin của người Công giáo. Cuối cùng nhìn lại Đức tin còn là còn đòi hỏi chúng ta xem xét sự lớn lên và thông truyền của Đức tin nơi trần gian. Như lời Đức Thánh Cha mời gọi trong Tự sắc Porta Fidei (Cánh cửa Đức tin): Ngày nay Giáo Hội phải dấn thân một cách thuyết phục hơn nữa qua công cuộc Tân Phúc âm hóa, để tái khám phá niềm vui Đức tin và tìm lại niềm hăng say thông truyền Đức tin. Việc dấn thân truyền giáo của các tín hữu, vốn không bao giờ được thiếu, sẽ nhận được sức mạnh và tinh thần hăng hái qua việc hằng ngày nhận ra tình yêu của Thiên Chúa (số 7). Mỗi người Kitô hữu không chỉ giữ và sống Đức tin mà còn có bổn phận loan truyền Tin Mừng đến cho mọi người, đem Đức tin tới cho những ai chưa nhận biết Chúa bằng chính đời sống của mình. Cho nên, chúng ta cần phải sống Đức tin đó một cách sống động, hiện thực để làm toát lên hình ảnh một Thiên Chúa đầy tình yêu giữa cuộc sống. Chúng ta hãy là một chứng nhân cho Tin Mừng giữa trần gian. Mọi Kitô hữu hãy trở nên men, nên muốn cho đời bằng chính cuộc sống của mình. Để từ đó, Tin Mừng tình yêu của Chúa được đến với tất cả mọi người. Cuộc sống cần có những giây phút nhìn lại để rút ra những kinh nghiệm cũng như biết mình đang đi về đâu. Đức tin cũng vậy, cần được soi chiếu lại để cho Đức tin được mạnh mẽ và sắt son hơn. Dịp cuối năm là thời gian tốt cho mỗi người nhìn lại Đức tin của mình để biết rõ những gì cần thay đổi, những điều cần cố gắng và cần phát huy thêm. Xem lại tương quan giữa mình với Thiên Chúa, tình yêu và lòng trung thành với Ngài trong năm qua. Đặc biệt hơn trong Năm Đức tin này, là cơ hội cho mỗi chúng ta ý thức về của Đức tin hơn, duyệt xét lại hành trình Đức tin của mình. Qua đó, chúng ta tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân Đức tin mà Ngài đã ban. Đồng thời cầu xin Chúa cho chúng ta biết gắn bó trung thành với Chúa, siêng năng cũng cố Đức tin của mình hằng ngày ngang qua Lời Chúa và những việc lành phúc đức. Để nhờ đó, Đức tin chúng ta ngày một lớn lên, vững mạnh và lan tỏa bằng chính đời sống chứng nhân của Tin mừng giữa trần gian này. Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn biết củng cố Đức tin của mình bằng việc năng kết hợp với Chúa và luôn sống theo Lời Người dạy. Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn- HKK CÁT BỤI TUYỆT VỜI! Nhạc Trịnh Công Sơn rất triết lý. Mùa Chay lại về, tôi thích nghe bài ca Cát Bụi : Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai vươn hình hài lớn dậy. Ôi cát bụi tuyệt vời, mặt trời soi một kiếp rong chơi. Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi. Ôi cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp không nguôi. Bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôi Lá úa trên cao rụng đầy, cho trăm năm vào chết một ngày. Cát bụi, con người chỉ là cát bụi. Hạt bụi tuyệt vời khi hoá kiếp thân tôi. Hạt bụi mệt nhoài khi tôi trở về làm cát bụi. Khi dùng hình ảnh hạt bụi để nói về thân phận con người, Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã lấy nguồn cảm 3

hứng trong Thánh Kinh Sáng Thế: Thiên Chúa dùng bùn đất tạo dựng Ađam, sau khi Ađam phạm tội bất phục tùng, Thiên Chúa phạt ông và con cháu sau này cũng sẽ trở về với cát bụi. (x. St 1,26-3,24). Nghĩ cho cùng, tất cả mọi người cũng chỉ là những hạt bụi hoá thân thành kiếp nhân sinh, sớm muộn cũng sẽ tàn lụi với thời gian. Do đó, nỗi khắc khoải ngàn đời của con người là tìm kiếm ý nghĩa của sự hiện hữu, ý nghĩa của đau khổ, ý nghĩa của giải thoát, ý nghĩa của cuộc sống. Vấn nạn mà con người chưa tìm được câu trả lời chính là: Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi? Hạt bụi nào hoá kiếp thân bạn? Và Hạt bụi nào hoá kiếp thân xác chúng ta? Một vòng quay, một trăm năm, một kiếp người có là mấy! Chợt một chiều, tóc trắng như vôi. Không phải là trắng như bông, trắng như mây hay trắng như tuyết, mà là như vôi đổ xuống huyệt mồ. Trịnh Công Sơn không bi quan, ông chỉ nói lên điều ông cảm nghiệm thấm thía về sự mong manh của kiếp người. Cuộc đời đẹp biết bao, sự sống cao quý biết dường nào, nhưng nó cũng như đoá hoa vô thường. Xét cho cùng, đã là con người sinh ra trên đời, mặc dù có sống lâu trăm tuổi, có vẫy vùng ngang dọc cách mấy, từ bụi tro hóa kiếp nhân sinh, cuối cùng rồi cũng trở về bụi tro. Đó là một thực tế, nhìn nhận và đối diện với nó cách can đảm để có thể đưa tới một cuộc sống tốt đẹp hữu ích và có ý nghĩa. Mùa Chay muốn nhắc nhở chúng ta quay về với sự thật của thân phận con người Hỡi người, hãy nhớ mình là bụi tro, một mai rồi sẽ trở về bụi tro. Phụng vụ Giáo Hội muốn diễn tả rằng: cuộc đời này mong manh vắn vỏi, bởi thế nó rất hệ trọng. Số phận đời đời của mỗi người được quyết định trong thời gian tạm bợ này. Người theo Đạo Phật thì tin ở sự đầu thai kiếp sau, luân hồi nghiệp báo. Đối với Kitô hữu thì vĩnh cữu được gieo mầm trong hiện tại. Không để thời gian trôi qua cách phung phí. Đời người chỉ có một lần. Được mất, chỉ có một cơ hội. Thân phận mỏng dòn mà Phụng vụ Mùa Chay nhắc cho chúng ta đừng quên, không phải chỉ có liên quan đến phần xác hay chết của phận người, mà còn cả về mặt tinh thần cũng mong manh yếu đuối.thánh Phaolô đã diễn tả kinh nghiệm đó trong thư Rôma Điều tôi muốn làm thì tôi lại không làm, nhưng điều tôi không muốn làm thì tôi lại cứ làm Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm Tôi khám phá ra luật này là khi tôi muốn làm sự thiện thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay. Theo con người nội tâm, tôi vui thích vì luật của Chúa, nhưng trong các chi thể của tôi, tôi lại thấy một luật khác: luật này chiến đấu chống lại luật của lý trí và giam hãm tôi trong luật của tôi Tôi thật là một người khốn nạn. Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác hay chết này? (Rm 7,15.19.21-24). Ý thức về sự yếu đuối và tội lỗi của mình, về khuynh hướng xấu, sự bất lực nơi bản thân, để mỗi người nổ lực giải thoát khỏi sự thống trị khắc nghiệt của tội lỗi, và đó là khởi đầu cho ơn hoán cải và ơn cứu độ. Mùa Chay mời chúng ta vào sa mạc với Chúa Giêsu. Sa mạc là nơi hoang vu trơ trọi, mênh mông. Ở đó, người ta mất hết mọi điểm tựa, không còn chi để chia trí, lo ra, chẳng hạn như ngoại cảnh ồn ào, các hoạt động, các thú vui, các quan hệ xã hội. Chỉ còn ta với ta, và buộc ta phải quay về với mình trong sự đơn độc của chính mình. Trong sự quay về đó, ta có cơ may nhìn thấy những điều cốt yếu nhất khi đối diện với chính lòng mình. Con người chúng ta thường sống hời hợt bên ngoài, tan loãng ra trong trăm thứ linh tinh hay phụ thuộc khác. Mùa Chay mời gọi chúng ta đi vào sa mạc, nghĩa là tạo một sự trống vắng nào đó, một sự thinh lặng của các giác quan của trí khôn và của cõi lòng, một sự rút lui vào trong tâm khảm mình để có thể phân định đâu là cái chính cái phụ, đâu là cái cùng đích và cái phương tiện. Đây chính là lúc hồi tâm. Biết mình mỏng dòn, nhưng con người, theo Phụng vụ Mùa Chay, lại không phải là con người mềm yếu, uỷ mị, ngã nghiêng theo mọi lời mời mọc cám dỗ. Con người Mùa Chay dũng cảm chiến đấu. Như Chúa Giêsu bắt đầu cuộc đời hoạt động công khai. Chúa vào sa mạc và tuyên chiến với Satan, tức là với mọi mãnh lực của sự ác, một cách không khoan nhượng và Ngài đã chiến thắng. Người Kitô hữu là người biết nói không với tội lỗi, là người dám bơi ngược dòng Giữa một thế hệ gian tà sa đoạ, anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời (Pl 2,15). Người Kitô hữu không cố ý sống lập dị khác người, song đứng trước điều xấu, dù là khi cả xã hội đều làm điều xấu đó, họ vẫn không được ngã theo. Họ phải can đảm từ chối một cơ hội làm giàu bất chính, 4

một liên minh bất công, một mối quan hệ tội lỗi.dĩ nhiên, điều đó không dễ chút nào, nhưng đã là môn đệ Đức Giêsu, họ không có chọn lựa nào khác. Con người, theo Phụng vụ Mùa Chay, biết mình tự thân, chỉ là cát bụi, nhưng là cát bụi tuyệt vời. Nó vẫn tuyệt vời ngay khi trở về với cát bụi trong một chiều lá úa trên cao rụng đầy, chứ không phải chỉ tuyệt vời khi vươn hình hài lớn dậy mà thôi. Đức tin dạy cho chúng ta biết rằng Hạt bụi là chúng ta, được tình yêu Thiên Chúa gọi vào hiện hữu và chia sẽ sự sống bất diệt của Người. Kiếp người, cho dù có đau thương, có bi đát, đôi lúc tưởng chừng bóng tối lấn lướt ánh sáng, nhưng cuối cùng, sự sống, chân lý, tình thương vẫn mạnh hơn tất cả. Ước gì mỗi người Kitô hữu đều có bản lãnh của Đức Giêsu để chiến thắng sự nặng nề, nhỏ mọn của bản thân; luôn luôn cậy dựa vào Thiên Chúa, sống Mùa Chay thánh thiện để đón nhận nhiều Ơn Phúc Chúa ban. Linh mục Giuse Nguyễn Hữu An THÔNG BÁO 1. ĐOÀN LIÊN MINH THÁNH TÂM Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Cộng Đoàn Thánh Phêrô xin trân trọng Thông Báo: Buổi họp hàng tháng của Ðoàn LMTT/CÐ Thánh Phêrô sẽ vào lúc 9 giờ sáng ngày mai: Chúa nhật 15 tháng 2 năm 2015, tại phòng họp Việt Nam. Chúng con trân trọng kính mời Cha Quản nhiệm, kiêm Linh hướng Đoàn tới chủ tọa cuộc họp, kính mời thầy Phó tế và toàn thể Ðoàn Viên tham dự, để cùng nhau thăng tiến trên đời sống thiêng liêng, thờ phượng Thánh Tâm Chúa. Đoàn xin tha thiết trân trọng kính mời Quý Ông và Quý Anh trong cộng Đoàn đến tham dự, để cùng nhau tiến thân trên đường nhân đức. Để tìm hiểu thêm về Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, xin quý ông, quý anh liên lạc với anh Đoàn Trưởng Đa- Minh Nguyễn Ngọc Úy, điện thoại số: (310) 634-2444. 2. THÁNH LỄ TRO THỨ TƯ CHẶNG ĐÀNG THÁNH GIÁ MỖI THỨ SÁU TRONG MÙA CHAY Cộng đoàn Việt Nam sẽ có thánh lễ vào ngày thứ tư lễ tro ngày 18 tháng 2 năm 2014, lúc 7:00 tối. Xin Quý Cộng đoàn ghi nhớ đây là ngày ăn chay kiêng thịt theo luật buộc của Giáo Hội. (Không có thánh lễ giao thừa). Kính mời Quý Cộng đoàn cùng tham dự Giờ Chặng đàng Thánh Giá của Cộng đoàn lúc 6:30PM từ ngày 20.2.2015 và vào mỗi chiều thứ sáu trong suốt mùa chay tại thánh đường St. Catherine Laboure. 3. CHƯƠNG TRÌNH TẾT NGUYÊN ĐÁN Theo truyền thống tốt đẹp hàng năm vào dịp Tết Nguyên Đán, thay mặt cho Ban Điều hành và Hội Đồng Mục Vụ Cộng đoàn, chúng con kính mời Quý Chức, Quý Ban ngành đoàn thể cùng tham dự Thánh Lễ và Tiệc mừng xuân - Tết Ất Mùi năm 2015 của Cộng đoàn theo chương trình như sau: Thứ bảy ngày 21.2.201 (tức mùng ba tết): Thánh lễ Tân niên sẽ bắt đầu lúc 7:00 tối. Sau Thánh lễ sẽ tặng lộc xuân và phát tiền lì xì cho các em. Thứ bảy ngày 28.2.2015 (tức mùng 10 tết): Tiệc mừng Văn nghệ Tết Ất Mùi được tổ chức ngay sau thánh lễ tại Hội trường. Chương trình tiệc mừng gồm có phần ẩm thực với những món ăn ngon và nước uống; Với những màn múa lân, chương trình xổ số may mắn trong dịp đầu năm và nhiều tiết mục Văn Nghệ đặc sắc của các em thiếu nhi, ca đoàn và các ban ngành đoàn thể khác. Để công việc tổ chức thánh lễ Tết và tiệc mừng xuân được tốt đẹp, chúng con xin thông báo và mời gọi quý Cộng đoàn và quý mạnh thường quân cùng ủng hộ chương trình gây quỹ của chúng con để có thể trang trải chi phí cho thực phẩm, quà xổ số, ban nhạc và những chi phí khác. Nếu ủng hộ bằng chi phiếu, xin quý vị ghi trả cho: St. Peter Charity và trao lại cho Ban điều hành chúng con sau mỗi thánh lễ ngày thứ bảy. Bên cạnh việc ủng hộ kinh phí của quý vị, chúng con cũng phát hành những tấm vé số với giá $2.00/ 1 vé với những giải trúng như sau: giải nhất: 1 Ipad air 2, giải nhì: 1 LED TV, giải ba: 1 nồi cơm điện hiệu tiger và 10 giải an ủi khác giá trị. Những vé số này 5

sẽ được bán ngay sau thánh lễ tại các cửa ra nhà thờ vào hôm nay và các ngày thứ bảy kế tiếp trước ngày 28/2/2015. Kính mời Quý Ông bà, Cô chú bác, quý anh chị em hoặc quý vị có bạn bè thân hữu của gia đình quý vị từ nơi khác đến thăm, xin cùng đến tham dự thánh lễ Tân niên và tiệc mừng Xuân Ất Mùi của Cộng đoàn. Xin tất cả Quý vị cùng rộng tay ủng hộ chương trình gây quỹ để việc tổ chức Tết Ất Mùi được tốt đẹp. 4. HỘI LEGIO MARIE Presdium Đức Bà Bầu chữa kẻ có tội hằng tuần đều có buổi họp bắt đầu từ 5:00 đến 6:30 chiều thứ bảy. Xin mời các quân binh của Mẹ, Tán Trợ và hoạt động cố gắng bớt chút thời giờ đến phòng Annex phía cuối bên hông nhà thờ Saint Catherine Laboure. Xin liên lạc: Chị Monica Nguyễn Thị Mỹ qua số điện thoại: (310) 323-8809, Cell: (424) 232-1154. 5. THÔNG BÁO VỀ VIỆC MUA PHIẾU CHỢ Để giúp duy trì Tờ Thông Tin Mục Vụ hàng tuần. Kính xin quý hội đoàn, đoàn thể và quý vị trong Cộng đoàn tích cực ủng hộ chúng tôi bằng cách mua phiếu chợ tại chợ: Đất Mới hoặc Hệ thống Chợ Green Farm market. (Hệ thống chợ Green Farm gồm có: Chợ GreenFarm, Á Đông, Sài gòn, Đà Lạt và Mom Market) Để nhận những phiếu chợ này, xin quý vị vui lòng liên lạc qua điện thoại với: Chị Irene (310)-880-6817, chị Xuân: (310) 404-4709, chị Là: (310) 618-4486 và chị Hà: (310) 619-0132. Xin cám ơn. Ý CHỈ CẦU NGUYỆN Nguyện xin Chúa ban bình an của Ngài đến những ông, bà trong Cộng đoàn dưới đây để mong ông, bà sớm được bình phục trong bàn tay quan phòng và yêu thương của Thiên Chúa và Mẹ Maria: Ông Tạ Đình Tác, Bà Tạ Thị Xuyên, Ông Nguyễn Văn Huấn, Bà Vũ Thị Hồng, Bà Nguyễn Thị Gái, Bà Lê Thị Minh, Bà Đinh Thị Tâm, Bà Cố Phạm Văn Phụng. Ông Cố Hoàng Văn Ngại, Ông Joseph Vũ và bà Hiền Vũ, bà Nguyễn Toàn, ông Nguyễn Hùng. Danh Sách Mục Vụ Cộng Đoàn Cha Quản Nhiệm: LM. F.X Đặng Phượng Hoàng 310-323-8900 Ext: 21 Thầy Phó Tế vĩnh viễn: Giuse Nguyễn Ngọc Long 310-715-2642 Chủ Tịch: Anh Trần Trung Nghĩa 310-926-6626 Phó C.T. Nội Vụ: Anh Lê Quang Đức 310-848-3612 Phó C.T. Ngoại Vụ: Anh Hồ Trung Thuận 310-357-0141 Thư Ký: Chị Phan Thanh Xuân 310-404-4719 Thủ Quỹ: Chị Trần Bonzo Irene 310-880-6817 Lịch Trình Mục Vụ từ ngày 7.02.2015 tới ngày 3.03.2015 18.02.2015: Thứ tư, ăn chay, Thánh Lễ Tro lúc 7:00PM 20.2.2015-Và mỗi chiều thứ sáu trong suốt Mùa Chay, bắt đầu lúc 6:30PM Chặng đàng Thánh Giá của Cộng đoàn 21.02.2015: Lễ Mùng ba Tết Ất Mùi (Tặng lộc xuân, Lì xì) 28.02.2015: Trung Tâm GLVN: Học Sinh Nộp lại hộp bạc cắc tình thương - Tiệc mừng và văn nghệ Tết Ất Mùi tại Hội trường sau thánh lễ lúc 8:00PM. 02.03.2015: 7:00PM-8:30PM -Tĩnh Tâm Mùa Chay với chủ đề: Xé lòng, đừng xé áo do Cha Giuse Nguyễn Đức Thịnh Dòng- Don Bosco thuyết giảng- 8:30PM Thánh lễ. 03.03.2015:7:00PM- Xét mình và Bí Tích Hòa Giải 27.03.2015: Ngắm 15 Sự thương khó của Chúa Giêsu lúc 6:30PM tại nhà thờ St. Catherine Laboure Xin nhớ đến những linh hồn mồ côi và thai nhi trong lời kinh nguyện của quý ông bà và anh chị em. Với người chờ đợi, thời gian đi quá chậm. Với người sợ hãi, thời gian đi quá nhanh. Với người buồn bã, thời gian quá dài. Với người vui vẻ, thời gian quá ngắn. Nhưng với người Yêu Thương, thì thời gian là Vĩnh Cửu Henry Van Dyke. 6

Đôi lời của Mõ: Kính thưa Quý độc giả, đặc biệt độc giả trên Website của Cộng Đoàn. Đầu năm Con Ngựa, Mõ Làng hứa sẽ tìm phần hai của Bài Sớ, nhưng tìm mãi không ra, có lẽ phần nầy còn trên ngai Ngọc Hoàng, vì tại Cộng Đoàn lúc đó đang xảy ra trận Động đất lớn, nên 5 Ông Bà Táo (hai ông, ba bà) lo chạy về trần gian, quên cả giấy tờ, có thể sút cả giày dép. Xin Quý vị thông cảm. Năm Con Dê, Mõ tôi xin đền đáp bằng cách đăng toàn Bài Sớ của bộ Táo mới (3 Ông, 2 Bà ), mặc dù bài Sớ nầy có đóng dấu Mật, phổ biến hạn chế,được chuyển từ Ông Táo Trưởng đến văn phòng bí thư Ngọc Koàng, nhưng Mỏ Làng cầu cạnh chàng Snowden tiết lộ. Sau đây là nguyên văn Bài Sớ: 7

Xin Quý vị tích cực ủng hộ Quý Ân Nhân đăng quảng cáo và bảo trợ cho tờ Thông Tin Mục Vụ hàng tuần của Cộng đoàn. To add your Adverstisement, Please call: Nghĩa Trần: 310-926-6626 Email: ttmvcongdoan@gmail.com Thank you 8