KINH ĐÔ HÀNH PHẦN I. NGUYÊN TÁC Từ cổng trời đến cửa trời Chập chùng một giải núi đồi cao cao. Năm năm nước ngược chảy vào Ba ba đỉnh giáp cũng bao bê

Tài liệu tương tự
Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

TRUYỆN KIỀU

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Nam Tuyền Ngữ Lục

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Niệm Phật Tông Yếu

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

Công Chúa Hoa Hồng

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI CHÍN V

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Bài tập làm văn số 3 lớp 12

TRUYỀN THỌ QUY Y

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

HỒI I:

Microsoft Word - Tinhyeu-td-1minh.doc

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 47 Đọc Lại Lá Thư Cũ Số 60 AH Trần Trung Trực Không những vậy mà còn hay, xuất sắc là đằng khác. Thử xem: 1- Trang 1-4

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Bạn Tý của Tôi

1

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc

Thiền tông và Tịnh độ tông - chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ

Kinh Dai Thong Phuong Quang Sam Hoi Diet Toi Trang Nghiem Thanh Phat - HT Trung Quan Dich

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Lương Sĩ Hằng ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH Bài Giảng: ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH tại Đại Hội Tâm Linh, Bruxelles, Bỉ Quốc, ngày 3 tháng 8 năm 1993 Đời Đạo Phân Minh 1

Dieãn ñaøn trao ñoåi 75 THÀNH NGỮ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC NGUYỄN GIA THIỀU Expressions in Cung oan Ngam Khuc Nguyen Gia Thieu Trần Minh Thương 1 Tóm

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

Phong thủy thực dụng

Microsoft Word - V doc

Đạo Mẫu và Tín Ngưỡng: Thờ Tam Phủ, Tứ Phủ Qua Trật Tự Các Giá Hầu Đặng Xuân Xuyến Đạo thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời và rất thuần V

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương – Văn mẫu lớp 11

Trong bầu không khí khói hương thiêng liêng, các Ông Lớn Mỹ kính cẩn sám hối về chiến lược phân chia đất nước Việt Nam thành hai miền Nam Bắc trong ch

Dàn ý Phân tích hình tượng sông Đà trong Người lái đò sông Đà

doc-unicode

Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI 144. T

Microsoft Word - cankhontuyetphap25.doc

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Microsoft Word - Dao-3 kho bau-1.doc

Phần 1

Microsoft Word - suongdem05.doc

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Giải mã trọn bộ hình tượng Cửu Đỉnh nhà Nguyễn 1. Thuần đỉnh Nủi Tản Viên, sông Thạch Hãn, cửa biển Cần Giờ là những địa danh nổi tiếng Việt Nam xuất

Microsoft Word - Dthuyenbi2.doc

Thuyết minh về hoa mai

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

-DẠI -D AO. TAM K Y ` PH Oˆ -D ˆỌ -D AO. HOC. CHI NAM TAM TONG ˆ MIEU ˆ Phˆ o Bien ˆ Noi ˆ. Bˆọ In Lai. Theo An ˆ Ban 2007 MINH L Ý -DẠO

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II

Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại :

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Cúc cu

Bản ghi:

KINH ĐÔ HÀNH PHẦN I. NGUYÊN TÁC Từ cổng trời đến cửa trời Chập chùng một giải núi đồi cao cao. Năm năm nước ngược chảy vào Ba ba đỉnh giáp cũng bao bên mình Sống còn nhớ núi Thu Tinh Chín đầm (đầu?) nhớ lối Động Đình đấy đâu. Lạc Hồng ấy cõi Tiên Châu. Muôn năm văn vật thương đau còn rành. Văn Làng xây dựng đô thành Ánh sông Ngân xoáy mấy vành pha-lê. Chợ trời đi lại gần kề Nước non chung đúc của quê nhà trời Ấy nơi hiểm yếu đời đời Mà trong tai mắt đợi người nước non Bể Nam trời đất vuông tròn Trăm con giống Việt một hòn máu tươi. PHẦN II. CHÚ GIẢI A. Giải Nghĩa Những Câu Chữ Khó Kinh đô hành: Hành khúc nói về kinh đô. Kinh đô là thủ đô của một nước. Thủ đô nước ta từ thời Hùng Vương dựng nước thì Phong Châu được chọn làm kinh đô nước Văn Làng. Phong Khê: Kinh đô nước Âu Lạc thời An Dương Vương. Từ cổng nhà trời đến cửa trời: Đây không phải nói chuyện trên trời, vậy cổng trời, cửa trời chỉ là những danh từ biểu tượng, dùng nó để đặt cho một nơi chốn nào dưới trần gian này mà thôi. Theo chỗ chúng tôi biết qua hai mặt chính trị và điạ lý: Về mặt chính trị: Người xưa quan niệm vua là người thay trời trị dân. Kinh đô là nơi có đài các, cung điện nhà vua ở. Chỗ vua ngồi là chín bệ, chỗ vua thiết triều gọi là thiên triều. Cửa ra vào cung điện gọi là thiên môn. Ở Hà Nội trên nền cũ kinh đô Thăng Long còn có một di tích là một cái cổng cung điện, trên cổng ấy có đề chữ thiên môn. Chúng tôi đã có dịp ngồi dưới cái cổng này. Cổng hướng Nam, ngồi ở cổng nhìn ra khoảng hơn một trăm thước là cột cờ, hiện nay cột cờ vẫn còn. 1

Về mặt địa lý: Dở bản đồ ta thấy tỉnh Hà Giang là nơi chính Bắc sát với biên giới Trung quốc cũng là nơi rừng núi cao nhất và nhiều nhất. Trong lãnh vực Hà giang về phía Bắc có hai cái cổng trời, một ở Hoàng Chu Phì, một ở khoảng giữa ranh giới hai huyện Quản Bạ và Yên Minh. Cổng trời Hoàng Chu Phì, chúng tôi nghe nói mà chưa đi đến nơi. Còn cổng trời Quản Bạ, Yên Minh thì chúng tôi đã có hơn một lần ngồi nghỉ chân nướng bắp ăn chơi ở đấy. Sáng 4 giờ từ Quản Bạ ra đi, xuống hết dốc Quản Bạ là trời sáng, bắt đầu leo dốc Tráng Kìm để lên cổng trời. Dốc thật dốc, ngựa phải dắt, ở dưới nhìn lên chỉ thấy một đám khói đen. Lên đến cổng trời, leo giỏi cũng phải là mười một mười hai giờ mới tới. Chỗ ấy người ta đục núi ra để làm đường thông xuống Yên Minh, đường chỉ rộng vừa cho một người một ngựa đi lọt. Trên núi chỗ ấy có một cái chòi gác do người Mèo phụ trách, luôn luôn ngồi đốt củi kể cả những ngày mùa hè. Vì ở đó quanh năm mưa phùn và gió lạnh. Chỗ đó mà tác giả miêu tả: Chập chùng một giải núi trời cao cao là thật đúng. Như vậy từ cổng trời đến cửa trời miêu tả đất nước là về phần cao nguyên với cảnh rừng núi cao ngất trời. Năm năm nước ngược chảy vào: Chữ năm năm ở đây cũng nên hiểu về hai mặt: số lượng và thời gian. Số lượng: Số 5 nghĩa là số nhiều, như câu Góp ba núi năm sông đầy tẩm dục ; về thời gian là hàng năm, năm cùng qua năm khác. Nước ngược: Cũng hiểu về 2 mặt: Mặt thực tế địa lý: truyền thuyết nói về sông Tô Lịch mỗi năm có một mùa nước sông chảy ngược. Về biểu tượng tư tưởng: Vua là người cai trị đất nước, vậy đất nước phải quay mặt về phía Bắc mà triều bái vua, mặc dầu thực tế nước chảy xuôi về Đông Nam, khi triều bái vua thì nước phải quay ngược mà chảy vào. Cho nên nói là nước ngược chảy vào chỉ là biểu tượng mà thôi. Ba ba đỉnh giáp: Cũng hiểu như cách hiểu về năm năm, nước ngược. Số ba ba thực tế về điạ lý có thể hiểu là núi Tam Đảo, Ba Vì. Về số biểu tượng như câu: Góp ba núi... Sống còn nhớ núi Thu Tinh: Có chỗ viết Sóng cồn, chắc là nhầm? Vì nhớ núi phải nhớ cái gì liên hệ với núi chứ núi làm gì có sóng cồn? Còn sống còn thì liên hệ với núi Thu Tinh như thế nào? Theo truyền thuyết về núi Thu Tinh, đời sống mỗi người đều có một vì sao bản mệnh, khi chết, sao thủ mệnh ấy rớt và bị thu hút vào trong lòng núi. Cho nên gọi là núi Thu Tinh. Tất nhiên một thời gian người chết sẽ đầu thai trở lại trần gian sống kiếp sống mới. Cho nên nói chuyện sống còn của người ta là nói đến núi Thu Tinh. Phải chăng núi Thu Tinh là cái nút chuyển hóa của con người? 2

Chín đầu (đầm) nhớ lối Động Đình đấy đâu? Chín đầm hay chín đầu? Nhớ về hồ Động Đình, có thể liên tưởng đến cái gì có nguồn gốc liên hệ đến hồ, đến động đến đình. Vậy thì đầm cũng là chỗ chứa nước có thể giống về một loại hình chăng? Thế nhưng ở đây còn nói rõ là chín đầm, vậy chín đầm này có liên hệ gì về nguồn gốc lịch sử hay tinh thần ý nghĩa về Động Đình nơi nguồn gốc thiêng liêng của nòi giống Bách Việt? Xét về mặt điạ lý thì hồ Động Đình hiện nay ở về phía nam tỉnh Hồ Bắc và ở phía Bắc tỉnh Hồ Nam của Trung quốc. Căn cứ theo tài liệu mới nhất trong cuốn Trung Quốc Phân Tỉnh Đồ của nhà xuất bản Tân Quang Dư Điạ Học Xã nói về điạ thể tỉnh Hồ Nam có ghi: Ven bờ hồ Động Đình cùng với hạ du của bốn sông: Tương, Tư, Nguyên và Lễ làm thành bình nguyên Vân Mộng. Điạ thể tỉnh Hồ Bắc thì ghi: Phía đông Nam bộ bình nguyên phẳng rộng hồ đầm rải rác cùng với Bắc bộ tỉnh Hồ Nam gọi là bình nguyên Vân Mộng. Như vậy là ở khoảng giữa Hồ Nam, Hồ Bắc chỉ thấy nói có một caí đầm là đầm Vân Mộng. Vậy chín đầm ở đâu và có liên hệ ý nghĩa gì đến hồ Động Đình? Nếu chín đầm không tìm ra thực thể và ý nghĩa thì ta thử tìm giả thuyết về chín đầm. Số 9 làm đầu mối dẫn đến nguồn gốc Động Đình nơi xuất phát của giống nòi Tiên Long. Theo sử lược viết về họ Hồng Bàng: Vua Đế Minh là cháu 3 đời vua Thần Nông đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh gặp nàng tiên, lấy nhau đẻ ra Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương vương. Như vậy thì Lộc Tục là cháu 4 đời vua Thần Nông, là con của nàng Tiên núi Ngũ Lĩnh. Nối kết hợp giữa 4 đời + 5 núi = 9 đầu mối. Chín đầu mối này dẫn tới lối Động Đình. Trên đây là sử liệu, đúng hay sai có hợp với ý của câu thơ hay không còn chờ qúy vị cao minh thẩm định. Ánh sông ngân xoáy mấy vành pha lê: ánh sáng thiên tài từ Ngân Hà rọi xuống, chúng ta đã có lần nghe tác giả tự giới thiệu là Tận thiên hà huyền diệu chất thiên tài. Phải chính cái thiên tài ấy mới có khả năng xây lại Đô thành. Xoáy mấy vành: Xoáy trôn ốc, biểu tượng trình độ khoa học tiến bộ, tác giả nói cho ta biết trước cái phương pháp kiến tạo rất tân kỳ khoa học. Phương pháp này có thể nói là áp dụng một cách cải tiến phương pháp xây Loa thành của người xưa. Pha lê: Sức trong sáng như pha lê, đó là nói cái hình tượng của nền văn minh tiến bộ. Chợ trời: Không phải chợ họp ở trên trời, cũng không phải kiểu chợ ngoài trời ở thời buổi này của lớp người trổ tài mánh mung, tranh khôn cướp lợi. Việc xây thành thị ở đây là để biểu hiện nếp sống hài hòa của một xã hội văn minh, tức là để điều hòa nhân tính cho hợp với ý dân, mà ý dân là ý trời, cho nên gọi là chợ trời, cũng tức là chợ dân. Chữ đi lại gần kề là sự tương ứng hài hòa giữa thành và thị. 3

Nhà trời: Cùng một giải thích như chữ chợ trời. Bể Nam: Chữ Nam hải, ý nói trong khối Đại Nam Hải liên bang sống chung hòa bình. Trời đất vuông tròn: Theo triết lý âm dương hòa hài hỗ tương. 4 B. ĐẠI Ý TỔNG QUÁT Đại ý đây là dự kiến xây dựng chốn kinh đô cho tương lai. Thủ đô ấy sẽ như thế nào về điạ lý - Từ cổng vào đến cửa ra, phương hướng ra sao, dĩ nhiên là phải ở vào một điểm cao nhất trong đất nước. Để ba núi năm sông bao quanh và triều bái. Để tiếp nối dĩ vãng với hiện tại và mở rộng ra tương lai nòi giống Lạc Hồng trong cõi Tiên Long châu này. Đem tinh thần đạo thống Văn Làng xưa làm nền tảng để xây lại đô thành ngày nay như thế nào? Thành xây xoáy như thế nào. Chợ trời đi lại ra sao? Tóm lại đây là nơi hiểm yếu đời đời. Cho nên để chờ đón những con người tai mắt nước non trong cả vùng biển lớn trời nam, quy tụ tình thương yêu cả trăm con một dòng máu Việt sống vui vẻ trong đoàn viên. C. Ý NGHĨA CHI TIẾT Nói chính trị là tiên liệu. Để tiên liệu có một nền chính trị văn minh mới, thì việc dự kiến xây dựng một kinh đô là thủ phủ cua quốc gia, là đầu não lãnh đạo đất nước. Tất nhiên khu kinh đô ấy phải như thế nào mới xứng đáng: Về mặt điạ lý: Từ cổng vào đến cửa ra đường hướng đi đứng ra sao dĩ nhiên phải chọn nơi nào ở vào thế cao nhất đất nước, có bề thế để ba núi năm sông bao quanh và triều bái. Về mặt chính trị: Để tiếp nối truyền thống Động Đình, lấy dĩ vãng củng cố cho hiện tại, cho vị trí Bắc phần thêm uy đức để thu hút sự triều cúng của quần tinh, để chuyển hóa sinh mệnh giống nòi Hồng Lạc mở ra một tương lai sáng lạn trong toàn cõi Tiên Long châu. Về mặt kiến trúc: Lấy tinh thần đạo thống Văn Làng làm nền móng. Xây dựng kinh đô do một thiên tài vốn đã chồng chất tại Ngân hà bấy lâu, giờ đổ ra xây dựng cho kinh đô, nghĩa là sẽ do nhân tài lỗi lạc đứng ra làm đốc công cho việc kiến trúc đô thành. Về khoa học kỹ thuật: Bằng kỹ thuật Xoáy mấy vòng đó là khoa học xoáy chôn ốc. Xưa kia thần Kim Quy đã đem áp dụng giúp An Dương vương xây Loa thành. Tất nhiên công thức đó ngày nay phải có sự cải tiến phù hợp với khoa học hiện đại. Về hiệu năng của khoa học kiến trúc mới: Tất cả hiệu năng của nền kiến trúc mới được đúc lại vào hai chữ Pha lê nghĩa là ánh sáng lung linh kỳ diệu.

Đó là hình ảnh của nền văn minh mới. Thành đã như thế, còn thị thì sao? Thành nào thị ấy. Chợ trời đi lại gần kề... Nơi cổng trời, cửa trời hay chợ trời chỉ là những danh từ biểu tượng. Ở đây phải chú trọng vào hai chữ đi về giữa thành và thị, giữa thị và dân, chữ đi về có nghĩa là điều hòa qua lại giữa ý dân như ý trời. Vậy thì nói: Chợ trời hay quê hương nhà trời. Cũng như nói chợ dân hay quê nhà dân vậy. Đó là do nghĩa chữ Thiên dân tương dữ. Tuy nhiên, kinh đô cũng là nơi hiểm yếu đời đời, cho nên trong công cuộc xây dựng còn có ý nghĩa lâu dài. Chờ đợi những con người tai mắt có tinh thần non nước để mà tiếp nối công phu vĩ đại này. Sao cho khắp đất trời, khắp vùng biển lớn miền Nam này trăm con Hồng Lạc sống đoàn viên vui vẻ trong ý nghĩa vuông tròn, với tình thương yêu máu mủ của giống nòi Bách Việt. D. BÌNH LUẬN Thường thấy trong những bài Hành Khúc, tác giả hay dùng lối văn xúc tích cô đọng bằng những từ ngữ biểu tượng, điển cố, điển tích, v.v...đọc lên thấy phảng phất đôi nét thần bí, khó hiểu. Nếu cứ dựa trên ngôn từ hiểu theo nghĩa đen, có khi đưa ta đi sâu mãi vào trong khu rừng chữ nghĩa, càng đi càng lạc sẽ không còn nhìn lại được điểm xuất phát của mình lúc ban đầu. Thí dụ ở đề tài Kinh Đô hành này: Thoạt đầu chân ướt chân ráo, tác giả dẫn ta đến chỗ Từ cổng trời đến cửa trời làm mình ngơ ngác không biết đường nào mà mò, đành phải đi theo gót nhà thơ Tản Đà vì ông đã có lần: Thăng Thiên Vấn Bần (Lên Trời Hỏi Nghèo), Tản Đà chỉ cho ta lối lên trời: Mạn Đông Nam cổng ngõ nhà trời (Cấn môn xuất thì Đoài môn nhập). Như thế là rõ rành về cổng ngõ nhà trời rồi, nhưng lên đấy để làm gì? Kinh đô nước mình có xây ở trên trời không? Thôi thế hãy quay ngay trở về với đề tài kinh đô của nước mình, chỉ có thể xây dựng ở nơi hạ giới này mà thôi. Kinh đô là chỗ các bậc đế vương ngồi ngự trị thiên hạ. Chữ thiên hạ là ở dưới gầm trời chứ không phải ở trên trời. Cho nên những chữ thiên ở dưới đều là thiên hạ cả. Như nói vị đế vương xưng là thiên tử, dân nước gọi là thiên dân, triều đình gọi là thiên triều; sứ giả gọi là thiên sứ, lương bổng vua ban cho các quan gọi là thiên lộc, v.v... Còn như chữ cổng trời hay cửa trời chỉ là chữ để gọi cửa ngõ trong cung điện hay cửa ngõ kinh đô. Các chữ biểu tượng khác trong bài này đã được giải thích theo tinh thần ý tại ngôn ngoại và phân tích về mọi mặt như điạ lý, chính trị, kiến trúc, khoa học kỹ thuật, kết quả là những hiệu năng kiến trúc tân kỳ, nào thành nào thị phối hợp đi về một cách hài hòa. Tóm lại, ta có thể triển khai ngay ở một câu: Ánh sáng sông ngân xoay mấy vành pha lê. Chỉ cần một câu này đã là cụ thể mọi vấn đề trong dự liệu. Sáng tác tân kỳ, văn chương lỗi lạc hướng về một mục đích lý tưởng cao siêu, cần phải có sự hiểu biết đúng đắn hầu đem lại lợi ích phổ biến. 5