J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 5: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 5: QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG IN VITR

Tài liệu tương tự
Vietnam J. Agri. Sci. 2019, Vol. 17, No. 1: Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2019, 17(1): NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY RAU

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng NHÂN GIỐNG CÂY ĐẢNG SÂM (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. et Thomson) BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ Bùi Văn Thắng

Microsoft Word - Tap chi so _1_.doc

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Microsoft Word - 06-CN-TRAN HUU DANH(43-51)

Microsoft Word NDKieu et al-So huyet.doc

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th ph m T h inh -2017) NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ TÂY NINH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Microsoft Word - NH-12-LE TRI NHAN(79-87)73

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Microsoft Word BÁO CÁO K?T QU? NGHIÊN C?U CH?N T?O GI?NG LÚA THU?N PB10

Phong thủy thực dụng

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN :2013/BNNPTNT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG MÍA Natio

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI ĐINH HƯƠNG (Dysoxylum cauliflorum Hiern 1875) TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN TỈNH THANH HÓA TÓM TẮT Phan Văn Dũng

52631-KY THUAT NUOI TOM THE CHAN TRANG

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TÔNG AVENEAE (HỌ CỎ - POACEAE)

4 Khoa hoïc Coâng ngheä THIẾT BỊ SẤY NÔNG SẢN BẰNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM Nguyễn Xuân Trung * Tóm tắt Đinh Vương Hùng ** Sấy nông sản bằng n

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

BẢO QUẢN NGHÊU BẰNG PHƢƠNG PHÁP SẤY THĂNG HOA VÀ LẠNH ĐÔNG 1

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n

Danh sach 35 de an 22.6.xls

J. Sci. & Devel., Vol. 10, No. 5: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2012 Tập 10, số 5: NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHẾ BIẾN ĐỒ UỐ

Microsoft Word - 11-KHMT-52NGUYEN VAN CUONG(88-93)

Microsoft Word - Câu chuy?n dông y - T?p 3b B?nh cao áp huy?t.doc

Ky Thuat Gieo Trong Va Cham Soc Cay Kim Tien Thao

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY LƯA LEO 1. GIỐNG DƯA LEO Có 2 nhóm giống dưa leo: Nhóm dưa trồng giàn và nhóm dưa trồng trên đất Nhóm dưa trồng giàn: Canh

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

CẨM NANG LÀM VƯỜN RAU TẠI NHÀ Cho người mới bắt đầu Lời mở đầu Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành mối quan tâm, lo ngại hàng đầu của mọi

J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 7: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 7: QUÁ TRÌNH PHÁT SINH HÌNH

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Microsoft Word - 03-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI( )027

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN TỔNG HỢP NPK ĐẾN ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG GIÁNG HƯƠNG QUẢ TO (Pterocarpus macrocarpus Kurz) 12 THÁ

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Microsoft Word - 8

Trường Đại học Văn Lang - Nội san Khoa học & Đào tạo, số 9, tháng 4/2012 TRỒNG RAU MẦM AN TOÀN Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH PGS.TS. Trần Minh Tâm, TS. Nguyễn

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Microsoft Word - Tu tao do choi

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

Microsoft Word PTDong et al-Nuoi sinh khoi artemia franciscana.doc

Cảm nhận bài thơ Đàn ghita của Lor-ca của Thanh Thảo

Tựa

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

Thuyết minh về cái bút bi – Văn mẫu lớp 8

Microsoft Word - 05_PVS Ho ngheo_xom 2_ xa Hung Nhan-Nghe An.doc

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Tác Giả: Tuyết Nhung NGƯỜI ẤY LÀM SAO QUÊN PHẦN VI Ôm bó hoa hồng còn ngậm sương đêm trong tay, lòng Hạnh Nguyên gợi lên bao câu hỏi mà cô không tài n

J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 8: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 8: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO

CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ MSIG VIỆT NAM QUY TẮC BẢO HIỂM SỨC KHỎE Sản phẩm bảo hiểm VIB CARE MSIG VIB CARE Policy Wordings Version

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tiêu

Tài liệu được xây dựng bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) Cùng hợp tác với các tổ chức Sa

HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI

Dự án phát triển bởi Văn phòng giao dịch 87 Hàm Nghi, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Hotline: (+84) (+84) ww

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÙ HỢP CHO CẤP NƯỚC NÔNG THÔN TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH NAM ĐỊNH Lương Văn Anh 1, Phạm Thị Minh Thúy 1,

Phòng GD& ĐT Huyện Dầu Tiếng

TRÁM TRẮNG

Microsoft Word - NH29-LE HONG GIANG( )

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2]

TRUNG TÂM NGHIÊN C?U XU?T B?N SÁCH VÀ T?P CHÍ

i

THùC TR¹NG TI£U THô RAU AN TOµN T¹I MéT Sè C¥ Së

Cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh Cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh Bởi: Đại học Tôn Đức Thắng Hệ thống kiến thức cơ bản về băng bó chuyên t

BÁT ĐOẠN CẨM

NGHỀ CÁ Ở ĐỒNG THÁP MƯỜI XƯA VÀ NAY Lê Công Lý I - Điều kiện thuận lợi của nghề cá ở Đồng Tháp Mười Đồng Tháp Mười là một cánh đồng rộng bao la, khoản

Microsoft Word - unicode.doc

Chăm sóc sức khỏe gia đình khi chế biến thức ăn

Hotline: Mai Châu - Hòa Bình 2 Ngày - 1 Đêm (T-D-VNMVHBVCI-36)

BỘ 23 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9

Em hãy tả một buổi lao động ở trường em

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Microsoft Word - GT Cong nghe moi truong.doc

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Tạp chí Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Journal of Economics and Business Administration Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018 TUYỂN CHỌN DÒNG LÚA THAN NGẮN NGÀY, PHẨM CHẤT CAO Lê Hữu Hải 1, Huỳnh Thị Huế Trang 1

Lương Sĩ Hằng Tha Thứ Và Thương Yêu

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

Thuyết minh về một loài cây – Văn Thuyết Minh 9

Tả một người công nhân (hoặc nông dân, bác sỹ, y tá…) đang làm việc

Thuyết minh về hoa sen – Văn mẫu lớp 8

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Microsoft Word - DA17-TRAN THI HIEN( )

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

THƠ KIỀU PHONG THÁCH NGƯỜI ĐẤU TRANH VỀ NƯỚC (Thơ chiến sĩ Kiều Phong ) Có cơ hội ngẩng cao đầu, tại sao lại cúi mặt?! Chỉ những kẻ KHÔNG HỀ BIẾT NHỤC

daithuavoluongnghiakinh

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

THIẾT BỊ HỖ TRỢ TẬP BÓNG BÀN TỰ CHẾ *-*-*-*-* HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY BẮN BÓNG BÀN HIEPASC Homemade ( Có kèm tài liệu chi tiết cấu tạo máy ) Thiết bị đư

2 CÔNG BÁO/Số /Ngày VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 11/2018/QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Vònh HAÕY GIÖÕ Haï GÌN Long XINH ÑEÏP DƯ A N CƠ SƠ JICA TRUNG TÂM MÔI TRƯƠ NG TOÀN CẦU VÀ TRƯƠ NG ĐA I HO C PHỦ OSAKA 1

A

thungoguiACEPG_2019JUL25_thu

Microsoft Word - GT Phuong phap thi nghiem.doc

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(81) năm 2016 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁIVÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ SAO NUMIDA MELEAGRIS (LINNAEUS, 1758) TẠI

FISC K5 Chính sách của vùng ven biển Ostrobotnia về chăm sóc sức khỏe và xã hội FISC K5 NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP NHẤT Ở TRẺ EM Vietnamesiska Tiếng Việt 1

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Microsoft Word - 4. NQ The-RIA2-Uong nuoi au trung cua.doc

Bản ghi:

J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 5: 744-752 Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 5: 744-752 www.vnua.edu.vn QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY ĐAN SÂM (Salvia miltiorrhiza Bunge) Lê Tiến Vinh 1, Ninh Thị Thảo 2*, Lã Hoàng Anh 2, Nguyễn Thị Thủy 1, Nguyễn Thị Phương Thảo 2 1 Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế 2 Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Email*: ninhthao85@gmail.com Ngày gửi bài: 06.06.2014 Ngày chấp nhận: 10.08.2014 TÓM TẮT Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) được chứng minh là cây có giá trị dược liệu cao, thường được sử dụng để điều trị các bệnh về tim mạch. Nghiên cứu được tiến hành nhằm xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây đan sâm với mục đích bảo tồn và phát triển loài dược liệu quý này. Trên môi trường MS + 1,0 mg/l GA3, 40,43% hạt đan sâm nảy mầm sau 2 tuần. Đoạn thân (kích thước 2-3cm và có một cặp lá) cắt từ cây đan sâm nảy mầm được sử dụng làm vật liệu nhân nhanh. Hệ số nhân chồi đạt cao nhất (5,05 chồi/mẫu) sau 4 tuần nuôi cấy trên môi trường MS + 0,5 mg/l BA. α-naa, IAA, IBA đều có ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành rễ của chồi in vitro. Môi trường ra rễ thích hợp nhất là môi trường MS có bổ sung 0,75 mg/l IAA, cho tỷ lệ chồi ra rễ đạt 100%, số rễ trung bình đạt 6,19 rễ/cây sau 4 tuần nuôi cấy. Cây in vitro trên môi trường ra rễ 30 ngày là thích hợp để chuyển ra thích nghi cây ngoài vườn ươm. Trên giá thể chứa 50% xơ dừa và 50% cát, tỷ lệ cây sống đạt 100%, cây sinh trưởng, phát triển tốt. Từ khóa: BA, đan sâm, in vitro, kinetin, nhân nhanh In vitro Propagation of Salvia miltiorrhiza Bunge ABSTRACT Salvia miltiorrhiza Bunge, one of the high-valued medicinal plants, is mainly used for the treatment of cardiovascular and cerebrovascular diseases. This study was conducted to establish the procedure for in vitro propagation of Salvia miltiorrhiza Bunge with the aim of preservation and development this precious medicinal species. The highest seed germination of 40.43% was observed on MS medium supplemented with 1.0 mg/l GA3 within 2 weeks. The seedling nodal explants (approximately 2-3 cm in height and one axillary bud) were used as source of in vitro propagation. The multiplication rate was highest (5.05 shoots/explant) after 4 weeks of culture when MS with 0.5 mg/l BA was used. α-naa, IAA or IBA had positive effect on in vitro rooting of shoot. The optimal medium for in vitro rooting was MS medium containing 0.75 mg/l IAA, on which 100% of shoots induced roots with a mean of 6.19 roots/plant within 4 weeks of culture. In vitro plantlets after 30-days period of rooting were the most appropriate for successful acclimatization in greenhouse. Survival percentage of planlets was 100% in the substrate containing 50% of coconut fiber and 50% of sand and acclimatized plantlets showed good growth and development. Keywords: BA, in vitro, kinetin, propagation, Salvia miltiorrhiza Bunge. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) là một loại thảo dược quan trọng, được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc cổ truyền ở Trung Quốc từ cách đây 2.000 năm (Duke and Avensu, 1987). Rễ cây đan sâm chứa các hoạt chất có tác dụng giãn động mạch vành, cải thiện chức năng tim, hạn chế nhồi máu cơ tim, cải thiện tuần hoàn ngoại vi, chống đông máu, hạ huyết áp, kháng khuẩn, an thần... (Chang and But, 1986). Người xưa thường nói nhất vị đan sâm, cộng đồng tứ vật thang có nghĩa là một vị đan sâm có tác dụng bằng bốn vị đương quy, địa 744

Lê Tiến Vinh, Ninh Thị Thảo, Lã Hoàng Anh, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thị Phương Thảo hoàng, xuyên khung, bạch thược vốn là bài thuốc bổ huyết kinh điển của đông y. Nhu cầu sử dụng dược liệu đan sâm trong hai thập kỷ gần đây gia tăng nhanh chóng. Nếu như năm 1998, nhu cầu đan sâm trên thế giới mới chỉ ở mức 4.500 tấn/năm thì nay con số đã lên tới 15.000 tấn/năm. Đặc biệt, có tới 80% công ty dược và bệnh viện y học Trung Quốc có nhu cầu về dược liệu đan sâm (Sheng, 2007). Từ đan sâm đã tạo ra gần 100 chủng loại thuốc Đông y, trong đó có thuốc tiêm nước đan sâm, viên xông van tim, viên xông dãn tim và nhiều loại thực phẩm chức năng. Mặc dù giá trị và nhu cầu đan sâm tăng cao như vậy nhưng diện tích trồng cây đan sâm ở Việt Nam còn rất hạn chế, không đủ cung cấp cho nhu cầu dược liệu đan sâm trong nước. 100% dược liệu đan sâm trên thị trường nước ta hiện nay được nhập từ Trung Quốc. Cây đan sâm có thể nhân giống bằng phương pháp hữu tính bằng hạt hoặc vô tính từ củ mẹ. Tuy nhiên, phương pháp nhân giống bằng hạt cây đan sâm gặp nhiều khó khăn như khả năng thụ phấn, tỷ lệ kết hạt thấp, hạt chín rải rác nên khó thu hái và đặc biệt là cây đan sâm trồng từ hạt mất tới 2 năm mới cho dược liệu. Đào Văn Núi và cs. (2014) đã nhân giống cây đan sâm từ củ. Tuy nhiên, tỷ lệ củ đan sâm nảy mầm chưa thực sự khả quan khi đạt cao nhất 61,11% với hệ số nhân 1,0 chồi/củ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây đan sâm có nguồn gốc từ Tứ Xuyên - Trung Quốc, bắt đầu từ khâu vào mẫu tạo vật liệu khởi đầu cho đến khâu thích nghi cây ngoài vườn ươm, cho hệ số nhân giống cao và chất lượng cây giống tốt. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Vật liệu nghiên cứu Hạt đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) nhập từ tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Tạo vật liệu khởi đầu Sau khi rửa bằng nước sạch, hạt đan sâm được ngâm trong cồn 70% trong 30 giây, sau đó tiến hành khử trùng bằng NaOCl 2% trong 8 phút, rồi rửa sạch bằng nước cất vô trùng 3-4 lần. Tiếp theo, hạt đan sâm được gieo trên môi trường nền MS (Murashige and Skoog, 1962) có bổ sung GA3 với nồng độ 0,5-3,0 mg/l để kích thích hạt nảy mầm. 2.2.2. Nhân nhanh Đoạn thân có kích thước từ 2-3cm mang một chồi nách cắt từ cây đan sâm nảy mầm được chuyển sang môi trường nhân nhanh là môi trường MS, bổ sung BA, kinetin và α-naa riêng rẽ hoặc kết hợp ở các nồng độ khác nhau. Các chồi được cấy chuyển sang môi trường mới 4 tuần 1 lần. 2.2.3. Tạo rễ cho chồi in vitro Các chồi có chiều cao 5-6cm, sinh trưởng phát triển bình thường được cấy chuyển sang môi trường MS bổ sung α-naa, IAA, IBA ở các nồng độ khác nhau để cảm ứng tạo rễ. Môi trường nuôi cấy được điều chỉnh ph =5,8 trước khi hấp khử trùng ở nhiệt độ 121 0 C trong 20 phút, 1,1atm. Điều kiện nuôi cấy in vitro: 14 giờ chiếu với cường độ ánh sáng 2.000-2.500 lux, nhiệt độ 25 ± 2 0 C. 2.2.4. Thích nghi cây ngoài vườn ươm Cây in vitro hoàn chỉnh được chuyển ra vườn ươm, sử dụng giá thể cát, đất/cát hoặc xơ dừa/cát ở các tỷ lệ khác nhau. Giá thể xơ dừa trước khi sử dụng được ủ trộn với phân chuồng trong 2 tháng. Cây được đặt trong nhà lưới, 2 tuần đầu tiên được che phủ tránh nắng bằng nilon đen. Tưới nước giữ ẩm 2 lần/ngày. 2.2.5. Bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu Các thí nghiệm trong phòng được bố trí nhắc lại 3 lần mỗi công thức, mỗi lần 100 mẫu đối với thí nghiệm tạo vật liệu khởi đầu, 30 mẫu đối với thí nghiệm nhân nhanh và ra rễ. Các chỉ tiêu theo dõi được quan sát và đo đếm sau 2 tuần đối với thí nghiệm tạo vật liệu khởi đầu, sau 4 tuần đối với thí nghiệm nhân nhanh, ra rễ. Các thí nghiệm ngoài vườn ươm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, mỗi công thức 745

Quy trình nhân giống in vitro cây đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) nhắc lại 3 lần, mỗi lần 30 cây, theo dõi sau 4 tuần ra cây. Số liệu được xử lý thống kê theo chương trình Excel và IRRISTAT 5.0. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tạo vật liệu khởi đầu Tỷ lệ hạt đan sâm nảy mầm sau 2 tuần nuôi cấy khá thấp, dao động từ 14,33-40,33%. Trên môi trường MS không bổ sung GA3, chỉ 14,33% hạt đan sâm nảy mầm với chiều cao chồi trung bình đạt 1,95cm. Trong khi đó, bổ sung GA3 vào môi trường gieo hạt đã làm tăng đáng kể tỷ lệ hạt đan sâm nảy mầm và đặc biệt là chiều cao chồi. Tỷ lệ hạt nảy mầm đạt cao nhất (40,43%) trên môi trường MS bổ sung 1,0 mg/l GA3, chồi sinh trưởng phát triển tốt, thân mập, cao, các lá to và có màu xanh đậm. Tỷ lệ hạt nảy mầm giảm dần khi nồng độ GA3 tăng dần và đạt thấp nhất (18,33%) trên môi trường bổ sung 3,0 mg/l GA3. Chiều cao chồi trung bình tăng tỷ lệ thuận với nồng độ GA3 bổ sung vào môi trường nuôi cấy (Bảng 1). Bên cạnh GA3, một số chất điều tiết sinh trưởng khác như BA, α-naa, TDZ cũng đã được bổ sung vào môi trường gieo hạt riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ hạt đan sâm nảy mầm đạt được cao nhất (19,33%) trên môi trường bổ sung 1,0 mg/l BA, chiều cao chồi thấp, số lá ít (số liệu không được chỉ ra ở bài báo này). Vì vật liệu sử dụng để nhân nhanh là các đoạn thân có mang một cặp lá, do vậy bên cạnh tỷ lệ hạt nảy mầm, số lá là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá vật liệu khởi đầu. Chồi có số lá ít làm hạn chế vật liệu nhân nhanh. Do đó, môi trường thích hợp cho hạt đan sâm nảy mầm là MS có bổ sung 1,0 mg/l GA3. 3.2. Nhân nhanh chồi 3.2.1. Ảnh hưởng của BA/kinetin đến hiệu quả nhân nhanh chồi đan sâm Khả năng nhân nhanh của chồi đan sâm trên môi trường MS không bổ sung chất điều tiết sinh trưởng khá thấp với hệ số nhân đạt 1,08 lần và chiều cao chồi đạt 1,13cm sau 4 tuần nuôi cấy. Bổ sung BA/kinetin vào môi trường nuôi cấy đã làm tăng đáng kể hệ số nhân chồi và chiều cao chồi đan sâm. Ở mức sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa LSD 5%, hệ số nhân chồi đan sâm đạt được cao nhất (5,05 lần) khi bổ sung 0,5 mg/l BA vào môi trường nuôi cấy. Hệ số nhân giảm dần khi nồng độ BA bổ sung vào môi trường tăng dần và đạt thấp nhất trên môi trường chứa 2,0 mg/l BA. Trong trường hợp bổ sung kinetin lại ghi nhận xu hướng ngược lại. Hệ số nhân chồi đan sâm tăng tỷ lệ thuận với nồng độ kinetin bổ sung vào môi trường nuôi cấy và đạt cao nhất (3,04 lần) trên môi trường chứa 2,0 mg/l kinetin (Bảng 2). Quan sát về hình thái cho thấy, chồi đan sâm trên môi trường nền MS sinh trưởng chậm, chiều cao chồi thấp trong khi đó chồi trên môi trường có bổ sung BA/kinetin sinh trưởng phát triển tốt, chồi cao, đẻ nhánh nhiều. Trong cả 2 trường hợp bổ sung BA/kinetin, chiều cao chồi đều đạt được cao nhất ở nồng độ thấp (0,5 mg/l). Bảng 1. Ảnh hưởng của GA3 đến khả năng nảy mầm của hạt đan sâm sau 2 tuần nuôi cấy GA3 (mg/l) Tỷ lệ hạt nảy mầm (%) Chiều cao chồi (cm) Số lá/chồi 0,0 14,33 1,95 5,43 0,5 28,33 4,61 7,35 1,0 40,43 5,75 6,20 2,0 20,00 6,91 6,00 3,0 18,33 7,40 6,09 CV% 2,3 1,9 LSD 0,05 0,21 0,21 746

Lê Tiến Vinh, Ninh Thị Thảo, Lã Hoàng Anh, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thị Phương Thảo Bảng 2. Ảnh hưởng của BA/kinetin đến hiệu quả nhân nhanh chồi đan sâm sau 4 tuần nuôi cấy BA/kinetin (mg/l) Hệ số nhân (lần) Chiều cao chồi (cm) BA Kinetin BA Kinetin 0,0 1,08 1,08 1,13 1,13 0,5 5,05 2,58 2,08 1,83 1,0 4,63 2,58 1,67 1,24 1,5 3,77 2,62 1,59 1,42 2,0 3,53 3,04 0,92 1,67 CV% 4,3 4,1 2,6 5,1 LSD 0,05 0,32 0,3 0,31 0,3 Giữa hai cytokinin, BA tỏ ra thích hợp hơn trong nhân nhanh chồi đan sâm so với kinetin. Kết quả này cũng trùng với kết luận trong nghiên cứu của Tạ Như Thục Anh và cs. (2014), hiệu quả nhân nhanh chồi đan sâm trên môi trường bổ sung BA cao hơn trên môi trường bổ sung kinetin. Nhóm tác giả cũng chỉ ra nồng độ BA thích hợp để tái sinh và nhân nhanh chồi là 1,0 mg/l, với hệ số nhân chồi 2,62 chồi/mẫu. Theo kết quả nghiên cứu của Feng et al. (2004), nồng độ BA thích hợp nhất cho nhân nhanh chồi bất định cây đan sâm là 1,0 mg/l. Xu và et al. (2008) lựa chọn môi trường MS bổ sung BA ở nồng độ thấp (0,1 mg/l) là môi trường nhân nhanh chồi đan sâm. 3.2.2. Ảnh hưởng của tổ hợp BA và kinetin/α-naa đến hiệu quả nhân nhanh chồi đan sâm Trong nhiều trường hợp, bổ sung kết hợp BA và kinetin vào môi trường nuôi cấy, cho hiệu quả nhân nhanh chồi in vitro cao hơn so với bổ sung riêng rẽ (Asad et al., 2009). Mặt khác, việc kết hợp BA và α-naa ở nồng độ và tỷ lệ thích hợp có thể nâng cao hệ số nhân chồi và chất lượng chồi đối với một số cây trồng như cây địa liền (Parida et al., 2010), cây ba kích (Hoàng Thị Thế và cs., 2013). Do vậy, BA ở nồng độ 0,5 mg/l (nồng độ cho hiệu quả nhân nhanh chồi tốt nhất) đã được sử dụng phối hợp với kinetin (0,1-0,5 mg/l) hoặc α-naa (0,01-0,1mg/l) nhằm tăng hiệu quả nhân nhanh chồi đan sâm. Bổ sung kết hợp kinetin và 0,5 mg/l BA không làm tăng hệ số nhân chồi cũng như chiều cao chồi đan sâm so với công thức đối chứng chứa 0,5 mg/l BA. Hệ số nhân đạt được cao nhất (3,17 lần) trong trường hợp bổ sung 0,5 mg/l BA và 0,1 mg/l kinetin. Hệ số nhân giảm dần khi nồng độ kinetin tăng dần và đạt thấp nhất (2,57 lần) khi kinetin bổ sung vào môi trường nuôi cấy ở nồng độ 0,4-0,5 mg/l (Bảng 3). Tương tự, trong trường hợp bổ sung kết hợp 0,5 mg/l BA và α-naa ở nồng độ 0,01-0,1 mg/l đã không làm tăng hệ số nhân chồi cũng như chất lượng chồi đan sâm khi hệ số nhân chồi đạt cao nhất (3,37 lần) ở công thức bổ sung kết hợp 0,5 mg/l BA và 0,01 mg/l α-naa thấp hơn công thức đối chứng chứa 0,5 mg/l BA với hệ số nhân đạt 5,05 lần (Bảng 3). Khi bổ sung kết hợp BA và kinetin/ α-naa vào môi trường nuôi cấy, không những hệ số nhân chồi đan sâm không cao hơn so với môi trường chứa BA đơn lẻ, mà chồi trên các môi trường này thấp hơn, sinh trưởng phát triển chậm, lá có màu xanh nhạt và thường bị biến dị như bạch tạng, thủy tinh thể, chồi mọc thành cụm, lá nhỏ, xoăn (Hình 1B, C, D, E). Những chồi này không thể sử dụng làm vật liệu để nhân nhanh tiếp tục hoặc chuyển sang môi trường ra rễ để tạo cây hoàn chỉnh. Trong khi đó, chồi trên môi trường bổ sung BA đơn lẻ sinh trưởng phát triển tốt hơn, cây cao, mập, lá thẳng, lá màu xanh đậm (Hình 1A). Do đó, môi trường thích hợp để nhân nhanh chồi đan sâm là MS + 0,5 mg/l BA. 747

Quy trình nhân giống in vitro cây Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) Bảng 3. Ảnh hưởng của tổ hợp BA và kinetin/α-naa đến hiệu quả nhân nhanh chồi đan sâm sau 4 tuần nuôi cấy BA Kinetin/α-NAA (mg/l) (mg/l) 0,5 Kinetin Hệ số nhân chồi Chiều cao chồi (lần) (cm) 0 5,05 2,08 0,1 3,17 1,56 0,2 2,73 1,15 0,3 2,77 0,67 0,4 2,57 1,11 0,5 2,57 1,36 CV% 3,0 5,2 LSD0,05 0,15 0,11 α- NAA A Nồng độ kinetin/α- NAA (mg/l) 0 5,05 2,08 0,01 3,37 1,58 0,025 2,93 0,99 0,05 3,16 0,96 0,075 3,13 0,97 0,1 2,36 1,05 CV% 3,0 5,4 LSD0,05 0,17 0,11 B C D E Hình 1. (A) Chồi đan sâm sinh trưởng, phát triển bình thường; (B) Chồi biến dị, chồi mọc thành cụm, không tăng trưởng về chiều cao; (C) Chồi biến dị, chồi mọc thành cụm, thấp, lá xoăn; (D) Chồi biến dị, chồi thấp, thân và lá mọng nước; (E) Chồi biến dị, thân, lá màu trắng Tạ Như Thục Anh và cs. (2014) đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng trong nhân giống in vitro cây đan sâm với hệ số nhân đạt cao nhất là 5,54 chồi/mẫu trên môi trường MS + 1,0 mg/l BA + 0,3 mg/l kinetin + 0,03 mg/l IBA. Tuy nhiên, để một quy trình nhân giống có thể đưa vào thực tiễn sản xuất, ngoài các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật cần phải giảm thiểu tối đa các chi phí sản xuất. Do vậy, môi trường nhân nhanh trong 748 nghiên cứu này có ưu thế hơn so với môi trường nhân nhanh mà Tạ Như Thục Anh và cs. (2014) đã công bố. 3.3. Tạo cây hoàn chỉnh 3.3.1. Ảnh hưởng của α-naa tới khả năng tạo rễ của chồi đan sâm in vitro Chồi đan sâm có thể tạo rễ trên môi trường nền MS với tỷ lệ 100%. Tuy nhiên thời gian chồi

Lê Tiến Vinh, Ninh Thị Thảo, Lã Hoàng Anh, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thị Phương Thảo bắt đầu xuất hiện rễ kéo dài (14 ngày sau nuôi cấy), số rễ trung bình thấp (2,4 rễ/cây) và ngắn (2,23cm) (Bảng 4). Qua kết quả thử nghiệm, chồi đan sâm trên môi trường tạo rễ phải đạt ít nhất 3-4 rễ/cây và chiều dài rễ phải đạt trên 3cm mới thuận lợi cho cây phát triển ở giai đoạn vườn ươm. Do vậy, một số chất điều tiết sinh trưởng thuộc nhóm auxin (α-naa, IBA, IAA) đã được bổ sung vào môi trường ra rễ nhằm rút ngắn thời gian ra rễ, đồng thời cải thiện chất lượng bộ rễ. Bổ sung α-naa vào môi trường nuôi cấy đã làm tăng số rễ/cây và chiều dài rễ trung bình, đồng thời rút ngắn thời gian xuất hiện rễ so với công thức đối chứng. Tuy nhiên, tỷ lệ chồi ra rễ trên môi trường bổ sung α-naa lại thấp hơn so với đối chứng. Tỷ lệ chồi ra rễ đạt được cao nhất (92,31%) trên môi trường chứa 0,5 mg/l α-naa và chỉ đạt 73,08% trên môi trường chứa 1,0 mg/l α-naa (Bảng 4). 3.3.2. Ảnh hưởng của IAA/ IBA tới khả năng tạo rễ của chồi đan sâm in vitro Mặc dù bổ sung α-naa vào môi trường nuôi cấy đã cải thiện được chất lượng bộ rễ đan sâm so với đối chứng nhưng tỷ lệ chồi ra rễ còn thấp, thời gian chồi bắt đầu hình thành rễ còn dài. Trên môi trường có chứa IAA, thời gian xuất hiện rễ và chất lượng bộ rễ đan sâm đã được cải thiện rõ rệt với 100% chồi hình thành rễ chỉ sau 9-11 ngày nuôi cấy, số rễ trung bình dao động từ 3,17-6,19 rễ/cây, chiều dài rễ đạt 8,63-11,03cm. Trong khi đó, hiệu quả tạo rễ cho chồi đan sâm của IBA thấp hơn so với IAA khi thời gian chồi bắt đầu tạo rễ vẫn còn kéo dài từ 11-13 ngày, số rễ trung bình còn thấp (cao nhất đạt 3,88 rễ). Như vậy, môi trường thích hợp nhất để tạo rễ cho chồi đan sâm là MS bổ sung 0,75 mg/l IAA cho 100% chồi tạo rễ sau 9 ngày với số rễ trung bình đạt 6,19 rễ/cây và chiều dài rễ đạt 9,29cm sau 4 tuần nuôi cấy (Bảng 5). Bảng 4. Ảnh hưởng của α-naa tới khả năng ra rễ của chồi đan sâm sau 4 tuần nuôi cấy α-naa (mg/l) Thời gian xuất hiện rễ (ngày) Tỷ lệ chồi ra rễ (%) Số rễ TB/cây (rễ) Chiều dài TB rễ (cm) 0,0 14 100 2,40 2,23 0,1 14 79,17 2,84 6,15 0,25 13 79,17 3,37 7,06 0,5 13 92,31 3,04 5,33 0,75 12 76,92 2,90 5,22 1,0 13 73,08 3,47 3,8 CV% 3,8 1,7 LSD 0,05 0,21 0,16 Bảng 5. Ảnh hưởng của IAA/ IBA tới khả năng ra rễ của chồi đan sâm sau 4 tuần nuôi cấy IAA/IBA (mg/l) Thời gian xuất hiện rễ (ngày) Tỷ lệ chồi ra rễ (%) Số rễ TB/cây (rễ) Chiều dài TB rễ (cm) IAA IBA IAA IBA IAA IBA IAA IBA 0 14 14 100 100 2,40 2,40 4,23 4,23 0,1 11 11 100 91,67 3,71 3,50 8,63 6,30 0,25 11 12 100 100 3,69 3,88 9,65 5,26 0,5 10 13 100 100 4,25 3,65 11,03 7,24 0,75 9 11 100 87,5 6,19 3,10 9,29 4,16 1,0 10 12 100 84,62 5,62 3,45 9,02 6,30 CV% 2,8 4,2 1,2 2,0 LSD 0,05 0,22 0,25 0,19 0,2 749

Quy trình nhân giống in vitro cây Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) Trong nghiên cứu này, IAA tỏ ra thích hợp hơn trong việc kích thích chồi đan sâm tạo rễ so với α-naa và IBA. Tuy nhiên, môi trường thích hợp nhất để chồi đan sâm tạo rễ được kết luận ở các nghiên cứu khác nhau là rất khác nhau. Trong khi Zhao et al. (2003) chỉ ra môi trường thích hợp nhất để tạo rễ cho chồi đan sâm là MS + 0,5 mg/l IBA thì Wang et al. (2004) lại cho rằng khả năng tạo rễ của chồi đan sâm tốt nhất trên môi trường bổ sung 0,5 mg/l α-naa. Theo kết quả nghiên cứu của Sun et al. (2008), bổ sung kết hợp NAA (0,1-1,0 mg/l) và 0,1 mg/l IAA giúp chồi đan sâm tạo rễ tốt hơn. Xu et al. (2008) tìm ra môi trường tốt nhất để chồi đan sâm tạo cây hoàn chỉnh là ½ MS + 0,1 mg/l IBA + 10 g/l sucrose và đạt tỷ lệ chồi ra rễ là 95%. 3.4. Thích nghi cây ngoài vườn ươm 3.4.1. Ảnh hưởng của tuổi cây đan sâm in vitro trên môi trường ra rễ đến sự sinh trưởng và phát triển khi ra vườn ươm Khi đưa cây ra thích nghi ngoài vườn ươm, cây in vitro 30 và 40 ngày tuổi trên môi trường ra rễ có tỷ lệ sống 100%, trong khi đó cây non hơn (20 ngày tuổi) có tỷ lệ sống thấp hơn (90%) (Bảng 6). Về mặt hình thái, cây in vitro 30-40 ngày tuổi khi đưa ra ngoài vườn ươm sinh trưởng phát triển mạnh, cây to, thân mập, bộ lá phát triển, bản lá to và có màu xanh đậm trong khi cây in vitro 20 ngày tuổi sinh trưởng phát triển kém hơn, cây và lá nhỏ. Xét về hiệu quả kinh tế của quy trình nuôi cấy, cây in vitro trên môi trường ra rễ 30 ngày tuổi là thích hợp để đưa ra thích nghi ngoài vườn ươm. 3.4.2. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng và phát triển của cây đan sâm Tỷ lệ sống của cây đan sâm dao động rất lớn giữa các giá thể khác nhau. Tỷ lệ cây sống đạt cao nhất (100%) trên giá thể chứa 50% xơ dừa và 50% cát. Khi giảm lượng xơ dừa trong giá thể, tỷ lệ cây sống cũng giảm theo, đạt 93,33% trên giá thế xơ dừa: cát (3:7) và 80% trên giá thể cát. Đặc biệt, tỷ lệ cây sống giảm rất mạnh khi trồng trên giá thể có chứa đất (36,67-46,67%), cây sinh trưởng, phát triển chậm (Bảng 7). Điều này có thể lý giải do giá thể đất khó thoát nước, rễ bị bí chặt, thiếu oxy. Trong khi đó, giá thể cát và xơ dừa nhẹ, xốp, thoát nước tốt giúp hệ rễ cây phát triển mạnh. Để tăng tỷ lệ cây đan sâm sống khi trồng trong vườn ươm, Xu et al. (2008) chuyển cây đan sâm in vitro sang giá thể chứa bột núi lửa vermiculite: đất (1:1) đã hấp khử trùng và chống thoát nước bằng cách che phủ túi nilon trong 3 tuần trước khi đưa cây ra trồng ngoài đồng ruộng. Để thu được tỷ lệ cây sống 100% khi trồng trên giá thể đất, Feng et al. (2004) trồng cây đan sâm in vitro trong hệ thống thủy canh vài ngày trước khi chuyển ra trồng trên đất. Bảng 6. Ảnh hưởng của tuổi cây in vitro đến tỷ lệ sống của cây con ngoài vườn ươm trên giá thể xơ dừa: cát (1:1) sau 4 tuần Cây in vitro Tỷ lệ cây sống (%) Chiều cao cây (cm) Số lá Chất lượng cây 20 ngày tuổi 90 4,18 9,07 Cây và lá nhỏ, lá màu xanh nhạt 30 ngày tuổi 100 4,32 11,33 Cây mập, lá to, lá màu xanh đậm 40 ngày tuổi 100 5,93 12,40 Cây cao, mập, lá to, lá màu xanh đậm CV% 3,4 3,6 LSD 0,05 0,38 0,89 750

Lê Tiến Vinh, Ninh Thị Thảo, Lã Hoàng Anh, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thị Phương Thảo Bảng 7. Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sống và sinh trưởng của cây đan sâm 30 ngày tuổi sau 4 tuần Tỷ lệ cây sống (%) Chiều cao cây (cm) Số lá 80 3,65 7,97 Cây cao, mập, bộ lá phát triển, phiến lá to, lá màu xanh đậm Đất: cát (3:7) 46,67 1,42 3,40 Cây và bộ lá phát triển trung bình, phiến lá to, màu xanh đậm Đất: cát (1:1) 36,67 1,33 2,87 Cây và bộ lá phát triển kém, phiến lá nhỏ, màu xanh nhạt Xơ dừa: cát (3:7) 93,33 3,34 9,27 Cây cao, mập, bộ lá phát triển, phiến lá to, lá màu xanh đậm Xơ dừa: cát (1:1) 100 4,31 9,07 Cây cao, mập, bộ lá phát triển, phiến lá to, lá màu xanh đậm 3,0 4,0 0,16 0,5 Giá thể Cát CV% LSD0,05 A C Nhận xét B D E Hình 2. Một số hình ảnh trong quy trình nhân nhanh cây đan sâm (A) Hạt đan sâm nảy mầm trên môi trường MS + 1,0 mg/l GA3; (B) Nhân nhanh chồi đan sâm trên môi trường MS + 0,5 mg/l BA; (C) Chồi đan sâm trên môi trường ra rễ MS + 0,75 mg/l IAA; (D) Cây đan sâm trong vườn ươm, trên giá thể cát: xơ dừa (1:1); (E) Cây đan sâm trồng trên đồng ruộng 4. KẾT LUẬN - Môi trường gieo hạt đan sâm thích hợp là MS + 1,0 mg/l GA3, tỷ lệ hạt nảy mầm đạt 40,43% sau 2 tuần. rễ đạt 100%, số rễ trung bình đạt 6,19 rễ/cây sau 4 tuần. - Môi trường nhân nhanh đoạn thân mang chồi nách tối ưu là MS + 0,5 mg/l BA, hệ số nhân chồi đạt 5,05 lần sau 4 tuần nuôi cấy. - Cây in vitro trên môi trường ra rễ 30 ngày là thích hợp để chuyển ra ngoài vườn ươm. Giá thể thích hợp để tiếp nhận cây in vitro 50% cát + 50% xơ dừa, cho tỷ lệ cây sống đạt 100%, cây đạt chiều cao 4,31cm và 9,07 lá sau 4 tuần. - Môi trường thích hợp để tạo rễ cho chồi đan sâm là MS + 0,75 mg/l IAA, cho tỷ lệ chồi ra Quy trình nhân giống in vitro cây đan sâm có thể tóm tắt như sau: 751

Quy trình nhân giống in vitro cây Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) Murashige T., Skoog F. (1962). A revised medium for rapid growth and bioassays with tobacco tissue cultures. Physiology Plant, 15: 473-497. Parida R., Mohanty S., Kuanar A., Nayak S. (2010). Rapid multiplication and in vitro production of leaf biomass in Kaempferia galanga through tissue culture. Electronic Journal of Biotechnology, 13(4): 7-14. Sheng S. (2007). Cultivation and quality studies of Danshen (Salvia miltiorrhiza) in Australia. Doctoral thesis, RMIT University, Australia. Tạ Như Thục Anh, Nguyễn Trần Hy, Dương Thị Phúc Hậu, Ngô Quốc Luật (2014). Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng trong nhân giống in vitro cây đan sâm. Tạp chí dược liệu, 9(1): 57-64. Xu M.Y., Sun Q.Z. (2008). Buds induction and high frequency plant regeneration of Salvia miltiorrhiza Bunge. Journal of Agricultural Science and Technology, 10(1): 76: 80. Wang X., Hao J., Wu Z., Xie H. (2004). Study on stem tip culture and rapid propagation of Salvia mitiorrhiza. Journal of Shanxi University, 27(2): 182-184. Zhao D.C., Qui X., Liu G., Lu B., Pan J.Y. (2003). Tissue culture and plantlets regeneration of Salvia miltiorrhiza Bunge. Journal of Shaanxi Normal University, 31(11): 99-102. TÀI LIỆU THAM KHẢO Asad S., Nosheen H., Amir A., Rukhsana B. (2009). Effect of different cultural conditions on micropropagation of rose (Rosa indica L.). Pakistan Journal of Botany, 41(6): 2877-2882. Chang H.M., But P. (1986). Pharmacology and applications of Chinese materia medica. World Science, 1: 255-268. Duke J.A., Avensu E.S. (1987). Medicinal Plants of China, 1: 253. Đào Văn Núi, Ngô Quốc Luật, Trần Danh Viêt, Nguyễn Trần Hy, Lê Khúc Hạo, Trịnh Văn Vượng, Lê Tiến Vinh (2014). Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến nhân nhanh giống vô tính từ củ mẹ đan sâm. Tạp chí dược liệu, 19(1): 52-56. Feng L., Guo S., Zhou S., Fan M., Zhou J. (2004). Research on propagative technique of Salvia miltiorrhiza Bunge in vitro. Wuhan Botanical Research, 22(5): 463-468. Hoàng Thị Thế, Nguyễn Thị Phương Thảo, Ninh Thị Thảo, Nguyễn Thị Thủy (2013). Quy trình nhân giống in vitro cây Ba kích (Morinda officenalis How). Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(3): 285292. MS + 1,0 mg/l GA3 2 tuần 4 tuần 4 tuần Cát : xơ dừa (1:1) 4 tuần MS + 0,75 mg/l IAA 752 MS + 0,5 mg/l BA