Tập san Hừng Sáng 11

Tài liệu tương tự
Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

36

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

THƠ Hoàng Ngọc Ẩn Thơ Mục 1- Bên Đời Hui Quạnh 2- Bên Trời Phiêu Lãng 3- Buồn Xưa 4- Cho Một Thành Phố Mất Tên 5- Mười Năm Chưa Lần Gặp 6- Rừng Lá Tha

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

À TÌM NHAU Tôn-Nữ Mai-Tâm Cánh hoa Mai tan tác rơi từng mảnh Rũ rượi buồn Tâm héo úa tàn phai Đúng lúc tinh thần Uyển Nhi như đang rơi vào tình trạng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Tùng, Một Chỗ Ngồi Dưới Chân Cầu Thang _ (Nguyễn Vĩnh Nguyên) (Tạp ghi)

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

VINCENT VAN GOGH

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

HOA SỮA Em vẫn từng đợi anh Như hoa kia từng đợi nắng Như gió tìm rặng phi lao Như trời cao mong mây trắng Em vẫn từng đợi anh Trên những chặng đường

CHUYÊN ĐỀ: HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM A. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 1. Tác giả: Thạch Lam ( ) a. Cuộc đời: - Ông là nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn. - Đặc

Tả một cảnh đẹp mà em biết

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Hocvan12.com I. Kiến thức cơ bản 1. Kiến thức về tác giả - Vị trí nhà thơ: Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong ph

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Nam Tuyền Ngữ Lục

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Tả cây hoa lan

Cúc cu

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Bùi Thanh Tiên, Diệu Hương & Hoàng Bạch Mai _ (Đà Lạt Ngày Tháng Cũ_#52)

mộng ngọc 2

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

Bao giờ em trở lại

Microsoft Word - doc-unicode.doc

PHỤ NỮ VIỆT NAM - NHỮNG CÂY LAU BẰNG THÉP

Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

No tile

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

Microsoft Word - Ngay XuaNguoiTinh_pthienthu.doc

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN VIDEO

NỖI GHEN DỊU DÀNG

Cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Bài tập làm văn số 3 lớp 12

Tràng Giang

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN


Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc

Microsoft Word - hoang hon tren bai bien.doc

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Cảm nhận của em về hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh

BIỂN ĐÔNG BS Tô Đình Đài 1 MỘNG HÁN GIAN Hán Gian mơ ước từ lâu Muốn làm Bá Chủ Hoàn cầu Đưa nhân loại vào vòng lệ thuộc Dòng đời tang tóc bèo dâu! Hã

Table of Contents Chương 1: 27 NĂM LÀM CẢNH VỆ CHO MAO TRẠCH ĐÔNG, ĐIỀU KHÓ QUÊN NHẤT LÀ 10 NĂM ĐẠI CÁCH MẠNG VĂN HÓA Chương 2: BÁO CHỮ TO "PHÁO BẮN V

TRUYỆN KIỀU

No tile

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Thơ NGUYỄN KINH BẮC

Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Niệm Phật Tông Yếu

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI CHÍN V

TRƯỜNG THPT CHUYỀN NGUYỄN TRÃI


Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Phân tích nhân vật Ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T

Document

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

Bản ghi:

Bước đi của thời gian khẽ khàng nhưng vô cùng nghiệt ngã. Một mai, tất cả sẽ thay đổi, còn lại gì của chúng ta hôm nay? Giữa bề bộn ưu tư, tất bật của dòng đời, những bất chợt buồn vui, khát khao, ước vọng trong những khoảnh khắc nào đó đi vào thơ văn để còn mãi với thời gian. Đó là mong ước của tập thể HĐSP Thái Phiên khi ra mắt tập san "Hừng sáng XI". Mở đầu tập san là bài viết Trường THPT Thái Phiên-Nghĩ về một chặng đường- Thầy HT Lâm Thanh Xuân, bằng lối văn súc tích, với tầm nhìn của một người lãnh đạo, tác phẩm đã khái quát lại một cách đầy đủ đặc điểm, hoàn cảnh ngôi trường cùng như những thành tích đã đạt được của Hội đồng sư phạm nhà trường từ ngày thành lập trường đến nay. Bài viết cũng gửi gắm những suy tư, trăn trở về sự khập khiễng giữa thực tế với khát vọng của bản thân lãnh đạo; và đó cũng là nỗi niềm chung của tất cả hội đồng. Bài xã luận Đọc lại điều tâm niệm thứ tám của nhà văn Hoàng Đạo- Nguyễn Văn Hiển- Phó Hiệu trưởng, là sự bày tỏ cách nhìn về công danh, sự nghiệp của con người. Tác phẩm thể hiện quan niệm sống đúng đắn, là những lời răn dạy quí báu đối với thế hệ trẻ trong thời đại ngày nay. Tản văn Nghĩ về công tác lãnh đạo công đoàn- PhùngVăn Bé- Chủ tịch công đoàn, là sự chia sẻ nỗi niềm vui buồn của một người nhiều năm làm công tác công đoàn. Bài viết Đoàn trường THPT Thái Phiên trưởng thành theo năm tháng- Phan Nguyễn Ngân, Bí thư đoàn trường đã phác họa những nét hết sức khái quát về chặng đường đi lên của Đoàn trường trong thời gian qua. 1 / 33

Nhà giáo vốn thường hay nhạy cảm, đa đoan, hay suy cảm, chiêm nghiệm về cuộc đời. Thơ Lạc quan, Sóng reo- Lê Bích, Viết mãi về Người- Phạm Ngọc Thuyết, Trắng- Đặng Sơn, Nguyễn Trãi- Nguyễn Văn Kiều, Bâng khuâng- Dương Ngọc Hơn, đoản văn Khúc giao mùa- Trần Thị Sương. Khi có nỗi niềm, con người thường tìm đến với thiên nhiên. Những thầy giáo cũng vậy, khi nỗi nhớ trào dâng, thầy Cao Thành Tài tìm về với biển để giãi bày tâm sự trong tác phẩm Tình biển: Tôi muốn viết những dòng thơ về biển Để đêm về nghe sóng vỗ xôn xao Rồi ngày mai theo thuyền ra với đảo Được ngắm biển về phía trời xa Mùa bão lũ cả nước hướng về miền Trung để chia sẻ, lo âu; bên cạnh nỗi lo chung của miền Trung còn có nỗi lo riêng của thầy trò trường TP: Rõ là "trời hại mới hư" Gốc cây cổ thụ xà cừ bật lên Trước trường cây ngã hai bên 2 / 33

Sau trường cây đổ đè lên sụp tường Tạm thời nghỉ học toàn trường Tập trung quét dọn thoáng đường sạch sân Bão đi bão ghé bao lần Năm nào cũng "đón" bão gần bão xa Bão gần bão xa-nguyễn Thị Hường Một thầy giáo dạy toán tìm đến với Trịnh Công Sơn- 1 nhạc sĩ tài năng đã quá cố để đồng cảm, xót thương, nuối tiếc. Điều độc đaó là cả thi phẩm đều mượn nhan đề và hình ảnh trong những nhạc phẩm của TCS để thể hiện nỗi niềm suy cảm: Nha c Tri nh vang lên giưã "Lam Kiêù Phô " mưa! La bên đươǹg vâñ xưa maù cu a Diê m. Nô t nha c anh - ti taćh gio t ca phê, Nhấm nháp đắng cay thâḿ thiá vi cuô c đơì. 3 / 33

Cafe nhạc Trịnh-Võ Duy Minh Một thầy giáo dạy văn có tâm hồn nghệ sĩ, luôn khát khao cái đẹp nhưng thực tế cuộc đời không phải lúc nào cũng như thơ, như mong ước. Niềm trăn trở, ngậm ngùi cứ bàng bạc trong thơ dẫu tác gỉa dặn mình thôi thì hãy gác bỏ nỗi buồn nhân thế. Điều đáng trân trọng là tận góc khuất nào đó trong tâm hồn, tác giả vẫn khát khao mong ước những điều tốt đẹp: Muốn viết những câu thơ Mượt mà như mong ước Mà sao không thể được Điệu thơ vẫn cứ buồn Tôi đã khiến thơ tôi Gác nổi buồn nhân thế Để đời trôi mặc kệ Dẫu tình người chứa chan Nghe sóng vỗ miên man 4 / 33

Ở ngoài kia biển cả Có điều chi rất lạ Như nỗi lòng chờ mong. Tứ Nhị-Chờ mong Trong Hừng Sáng XI, người đọc sẽ cảm nhận được tấm lòng của thầy cô đối với gia đình: Thơ Con yêu- Lâm Thị Hồng Hà. Văn Cảm tác mùa đông- Huỳnh Thị Kim Xuân. Hình tượng người mẹ là nguồn cảm hứng không vơi cạn của bao thế hệ thi ca. Bài thơ lục bát phảng phất âm điệu ca dao, nỗi lòng của tác giả và cũng là nỗi lòng của tất cả những đứa con có mẹ ở cái tuổi chuối chín cây, khát khao mẹ sống mãi trên cuộc đời này: Mẹ là nguồn sống cho đời Mẹ như chiếc lá sắp rơi cuối mùa Bao giờ cho đến ngày xưa Mẹ đang cái tuổi mới vừa bốn mươi Mong sao mẹ khỏe, sống vui 5 / 33

Để con báo hiếu công lao sinh thành Mẹ- Kim Hường Một chị ở tổ văn phòng, gần ngày 20-11, ngày Hội nhà giáo trên toàn quốc, không khỏi ngậm ngùi, xót xa nhớ về người chồng một thầy giáo đã quá cố khi tuổi đời còn trẻ: Cố nén đau thương vẫn nghẹn lời Tôi thầm gọi khẽ anh T ơi! Mà tim đau nhói, lòng se thắt Tuy cố ngăn dòng lệ vẫn rơi Tuy cố ngăn dòng lệ vẫn rơi Vần thơ tôi viết chẳng nên lời...lời giảng bài như còn vang vọng Vội về chi rứa cõi xa xăm Lê Thị Bạch Yến 6 / 33

Một đề tài được nhiều thâỳ cô khai thác là sự hoài niệm về mái trường, thầy cô giáo cũ. Viết về đề tài này có thơ Thầy ơi- Trần Thị Hiếu, Cảm xúc ngày ra trường- Lê Thanh Ngà, Ơn thầy- Lan Trà,Ước mong của thầy- Võ Văn Tĩnh, Bến đời- Kim Thùy, Tùy bút -Những đóa hồng không bị lãng quên- Trúc Uyên. Một cô giáo về thăm trường cũ, nắng chiều nhạt nhòa, sần trường đầy xác lá, cây phượng già chênh vênh, cảnh vẫn như ngày nào mà bạn thầy xa khuất. Những câu thơ ngắt ra như tiếng nấc nghẹn ngào trước qui luật hợp tan nghiệt ngã: Cánh cổng sắt im lìm. Sân trường đầy xác lá Chiều nhạt nhoà nắng hạ Tiếng guốc trầm buồn đi về phía tuổi thơ. Khoảng trời xưa có còn xanh ước mơ. Vạt nắng chao nghiêng chẳng thể hong khô kí ức. Sáng mãi một miền thẳm sâu lẫn khuất. Tà áo dài - tím ngắt cõi Huế xưa. 7 / 33

Về trường xưa-kim Cương Với Thúy Hoàng, trở về trường xưa chỉ bằng hành trình tâm tưởng nhưng tận tận trong thẳm sâu tâm hồn, mớ kỷ niệm thời áo trắng cùng mái trường xưa cứ mãi lung linh ngời sáng: Trường xưa ơi!trường xưa ơi! Nhớ trường hơn nỗi nhớ người tri âm Mười hai năm học phổ thông Là thời gian để ươm mầm tương lai Mai sau dù đến bao giờ... Sóng tình yêu cứ vỗ bờ trong tôi! Trường xưa dấu yêu-thúy Hoàng Trong lòng cô giáo trẻ Kim Thùy ; trường cũ, thầy xưa mãi hiển hiện trong miền ký ức. Điều đáng nói là dẫu năm tháng với bao đổi thay, bài học làm người với lời dạy của Thầy ngày nào vẫn bên tai văng vẳng : Đường đời sẽ lắm nắng mưa 8 / 33

Hành trang biết mấy cho vừa con ơi? Trường đây chỉ một bến đời Còn bao bến nữa của thời bút nghiên... Bến đời- Kim Thùy Mỗi tác giả có thể loại, giọng điệu khác nhau nhưng tất cả cùng giao nhau ở một điểm: dẫu ở đâu, đến bao giờ, mãi mãi còn đó những người thầy- những tâm hồn trắng trong như là sự kết tinh của chân thiện mỹ giữa cuộc đời trái khoáy với muôn màu hào nhoáng Bên cạnh hoài niệm về trường xưa, là tình cảm dành cho mái trường đã từng công tác, Đoản thơ lục bát: Nặng lòng bên nhau của thầy Bùi Ngọc Nhiên là nỗi nhớ thương ngút ngàn về mái trường Khâm Đức, nơi thầy đã nhiều năm gắn bó trước khi về công tác tại trường TP. Nỗi nhớ thốt lên thành tiếng gọi da diết. Nhớ đến quặn lòng nơi đã đong đầy bao kỷ niệm: Mái trường cũ Khâm Đức ơi Cho ta nhắn gửi đôi lời hỏi thăm! Trường xưa, trò cũ xa xăm Mà ai biền biệt mấy năm chưa về. Không sao quên mái trường quê 9 / 33

Biết bao kỷ niệm tràn trề mến yêu. Một đề tài được nhiều thầy cô khai thác là những suy nghĩ, trăn trở về nghề. Thơ Dặn em- Ngô Văn Điểm, Bút ký Sự lựa chọn định mệnh-thanh Thu, Tùy bút Một lần- một đời, Nơi tìm thấy bình yên- Trần Thị Hiền, Đoản văn Tâm tình cô giáo trẻ-kim Thùy. Trong tâm hồn đầy ắp yêu thương của một cô giáo trẻ dạy toán có góc kín yêu thương dành cho màu trắng. Lý do cô nêu ra hết sức sức bình dị nhưng lại rất đáng yêu. Trong muôn màu hào nhoáng của cuộc đời, cô yêu tha thiết màu trắng bởi lẽ nó gần gũi với cái nghề cô đã chọn ở cả 2 nghĩa: nghĩa đen lẫn nghĩa bóng:- Xin được lược trích:- o có vần Em yêu maù trăńg Trang vơ ho c tro..em yêu maù trăńg Ta aó em bay...em yêu maù trăńg Viê t lên ba ng đen...yêu sao maù trăńg Sańg trong tuyê t vơì 10 / 33

Vơí bao ky niê m Tinh khôi ho c tro./ Màu yêu thương-trần Thị Hiền Thiên chức của nghề giáo là đào tạo những thế hệ học trò có đức có tài. Đó cũng là niềm tự hào của những người làm nghề giáo. Thế nhưng trong thực tế có không ít những em học trò khi trưởng thành thì lại lỗi đạo. Niềm day dứt của thầy Lê Bích trong thi phẩm Chữ Đạo cũng là nỗi trăn trở của tất cả chúng ta: CHỮ " ĐẠO" Gặp thầy,cô xưa Chẳng chút ngại ngùng Chào "bằng anh, bằng chị" Nhìn em dở khóc dở cười Trách ta cũng là thầy giáo Dạy chưa tròn chữ "Đạo" cho em!. 11 / 33

Hình ảnh các cô giáo trẻ từ thành phố Đà Nẵng cõng chữ lên rừng- lên với miền Tây được khắc họa rất đẹp, rất trong sáng, cao cả và cũng thật gần gũi bình dị trong thi phẩm. Mặt trời giao liên là phương Tây của Trúc Uyên : Hỡi em, người giáo viên phương mô? Dáng đoan trang trong chiều nay trên lớp... Chuyến ngược chuyến xuôi với màu áo trắng Vẫn đẹp tươi rạnh rỡ lúc giảng bài Một thầy giáo trong Ban lãnh đạo nhà trường sau nhiều năm gắn bó với hội đồng nay sắp về hưu. Một thời gian không xa nữa thầy sẽ giã từ đồng nghiệp, giã từ bảng đen phấn trắng. Dẫu biết hợp tan là qui luật nhưng sao ko khỏi ngậm ngùi, luyến tiếc. Hội đồng đã gửi đến thầy những vần thơ thật đẹp: THẦY VỀ HƯU- Nguyễn Thái Hòa Thời gian trôi...trò xưa đã trưởng thành. Thấm thía câu cầu Kiều thầy bắc Ngoảnh lại nhìn mái tóc xưa đã bạc 12 / 33

Ôi! Một thời trôi qua trong đam mê! Ngôi nhà xưa đón thầy về trong yêu thương. Khép lại bảng đen, phấn trắng. Khép lại từng trang giáo án. Gởi đến thầy ngàn lời chúc bình an Cũng với đề tài này, thi phẩm Người về của Thanh Thu cũng bàng bạc nỗi niềm: Ngaỳ hôm qua va đêń ca bây giơ Con chưa mô t lâǹ đươ c thâỳ đưńg lơṕ Nhưng vơí con, thâỳ hơn nhiêù cuôń saćh " Đăć nhân tâm" con đa đo c, thưa thâỳ. Cuôí năm naỳ thâỳ se nghi hưu Sân trươǹg cu, hô sen, ghê đa 13 / 33

Cây phươ ng gia sao cuñg buôǹ đêń la Hay loǹg con day dư t hoa ca nh buôǹ. Có lẽ ai cũng háo hức chờ mong nụ cười hóm hỉnh của cây bút hài Thế Hải. Thi phẩm Thân tặng các khuôn mặt tổ Ngoại ngữ, Chỉ với 8 câu lục bát rất chặt chẽ về luật và đầy ý nghĩa, tác giả đã ghép đầy đủ tên của tất cả các thành viên trong tổ Anh văn: Nửa đời rong ruổi bốn PHƯƠNG Nay về PHỤNG dưỡng người thương mong chờ Thôn TRANG TĨNH lặng như tờ Từng đôi YẾN lượn lững lơ ngang trời THẢO nguyên bát ngát xa vời Thương ai thuận THẢO một đời vì ta YÊN LÀNH sống giữa quê nhà Giấc mơ vinh HIỂN chỉ là phù VÂN 14 / 33

Thế Hải Cũng với Thế Hải, sự cố một thầy giáo Anh văn đi coi thi TN bị ong đốt trở thành cảm hứng cho thi phẩm Ong đốt với lời đề tặng: Thân tặng Thu Trang: Thương cho thầy Võ Quốc Cường Rủi bị ong đốt trên đường coi thi Cũng may chưa hề hấn chi... Da càng đỏ sốt càng tăng Làm cô y tá lắm phen giựt mình Tiêm liền hai mũi kháng sinh Đến chiều giảm sốt trong mình bớt đau Phân công giám thị lần sau 15 / 33

Xin đi cùng vợ có nhau bên mình Vợ theo sát nút tận tình Khó ai thế chỗ nên mình... đỡ lo... Và... đề tài rất dạt dào trong Hừng sáng XI là tình yêu đôi lứa. Tình yêu được thể hiện ở nhiều cung bậc, muôn màu muôn vẻ. Rất nhiêù tác giả đã đi vào đề tài này. Thơ Điều giản dị- Trần Thị Hiền, Chùm thơ 4 màu- Nguyễn Đức Liêm, Bâng khuâng- Ngọc Hơn, Hoài niệm- Thanh Phúc. Một thầy giáo trong ban lãnh đạo mới về trường, dù công việc tất bật vẫn có những giây phút lãng mạn thả hồn bay bổng. Một chiều mưa, ngồi ở phòng hiệu phó, màu tím hoa bằng lăng của sân trường khiến thầy chạnh lòng nhớ về thời trai trẻ, đi đến chồn chân mỏi gối trên những nẻo đường ngập tràn màu tím để tìm Em: Xuân về tím nửa đồi sim Hè sang tím lối xưa tìm người yêu Thu đi tím khói lam chiều Đông qua tím một cánh chim giang hồ Đặng Sơn 16 / 33

Đồng cảm với Đặng Sơn, cũng trong ban lãnh đạo, một Thầy giáo dạy Toán rất quen thuộc với người đọc, những năm trước, mỗi tập san ra đời, thầy góp mặt ít nhất cũng trên dưới mươi bài thơ tình, mọi người thường gọi thầy là ông Hoàng thơ tình của Hội đồng TP, thế mà không hiểu vì lý do gì năm nay thầy chuyển đề tài, chỉ viết có 1 thi phẩm về tình yêu. Có phải khi con người đã quá viên mãn, quá tròn trịa trong ngất ngây hạnh phúc thì nguồn cảm hứng không còn dồi dào như trước(!) Thi phẩm về tình yêu duy nhất thầy gửi về tập san là Mãi là người dưng. Không biết có bao nhiêu bóng hồng đi qua trong cuộc đời để bây giờ chỉ còn là người dưng. Một lần gặp lại một cố nhân, run run nắm tay người xưa mà lòng ngậm ngùi, nuối tiếc: Bữa gặp em trong cái bắt tay Nơi sâu thẳm lắt lay ngày tháng cũ Mối tình thơm còn đơm nụ ngày xuân Tiếc một đời mãi mãi người dưng... LB Trong cuộc đời có cuộc chia tay nào không buồn, không nước mắt, nhất là cuộc chia tay của những đôi lứa đang yêu nhau. Một thầy giáo trẻ dạy tin, vui tính, luôn cười đùa với đồng nghiệp nhưng khi tiễn người yêu đi xa, tại sân ga lại ôm lấy bàn tay người yêu nghẹn ngào nức nở Tay ôm năm ngón mỹ miều Rưng rưng mắt ướt khóc chiều qua mau Vẳng đâu đây, tiếng còi tàu 17 / 33

Ráng chiều ai nhuộm đậm màu chia phôi! Võ Tấn Bình- Tiễn em Người phụ nữ luôn khát khao tình yêu, hạnh phúc, mái ấm gia đình. Bất cứ sự đổ vỡ nào dù ít hay nhiều đều đem đến cho họ sự tổn thương, hẫng hụt. Trong sự mất mát ấy, là nỗi day dứt, ân hận, đớn đau. Đó là sự chia sẻ của Thái Hòa trong thi phẩm Giấc mơ với lời đề tặng- Tặng K. Đà Lạt ngày trở vê chiều sương giăng mờ ảo Em trơ vơ thấy mình nhỏ nhoi như hoa cỏ Tình yêu chúng mình...xa tít một trùng khơi...và em lại đi trên những lối yêu xưa. Giấc mơ ngày nào...thôi đành dang dở. Chút tin yêu cuối cùng xin gởi lại 18 / 33

Cho một người...cho những nông nổi...của ta. Trong đoản thơ lục bát rất ngắn của một thầy giáo dạy địa lại có 2 tâm trạng trái ngược nhau. 2 câu trước có ngậm ngùi, tiếc nuối, thoáng một chút an phận khi mình đã bước vào tuổi 50, nhưng người đọc phát hiện ngay đó chỉ là cố tự lừa dối mình vì lập tức những câu thơ tiếp theo là một tâm trạng hoàn toàn khác- nỗi lòng của một chàng thanh niên trẻ. Sân trường ngày nào có nụ cười duyên rớt lại bây giờ chỉ còn tiếng chim lảnh lót. Nụ cười giấu trong tim, lời giảng bài của ai một thuở khiến thầy vẫn chơi vơi nhiều đêm không ngủ: Năm mươi... hết tuổi vội vàng Ta qua năm tháng- đa mang -nỗi chìm Sân trường lảnh lót tiếng chim Bài thơ em giảng nỗi niềm... đêm thâu Lời ru man mác- lắng sâu Ta chơi vơi...với sắc màu... thời gian NTK Còn rất nhiều thi phẩm của nhiều tác giả nhưng vì điều kiện thời gian hạn hẹp nên bài giới thiệu không thể chuyển tải hết. Kính mong được sự thông cảm của quí vị 19 / 33

BÌNH BÁO 2013 Bước đi của thời gian khẽ khàng nhưng vô cùng nghiệt ngã. Một mai, tất cả sẽ thay đổi, còn lại gì của chúng ta hôm nay? Giữa bề bộn ưu tư, tất bật của dòng đời, những bất chợt buồn vui, khát khao, ước vọng trong những khoảnh khắc nào đó đi vào thơ văn để còn mãi với thời gian. Đó là mong ước của tập thể HĐSP Thái Phiên khi ra mắt tập san "Hừng sáng XI". Mở đầu tập san là bài viết Trường THPT Thái Phiên-Nghĩ về một chặng đường- Thầy HT Lâm Thanh Xuân, bằng lối văn súc tích, với tầm nhìn của một người lãnh đạo, tác phẩm đã khái quát lại một cách đầy đủ đặc điểm, hoàn cảnh ngôi trường cùng như những thành tích đã đạt được của Hội đồng sư phạm nhà trường từ ngày thành lập trường đến nay. Bài viết cũng gửi gắm những suy tư, trăn trở về sự khập khiễng giữa thực tế với khát vọng của bản thân lãnh đạo; và đó cũng là nỗi niềm chung của tất cả hội đồng. Bài xã luận Đọc lại điều tâm niệm thứ tám của nhà văn Hoàng Đạo- Nguyễn Văn Hiển- Phó Hiệu trưởng, là sự bày tỏ cách nhìn về công danh, sự nghiệp của con người. Tác phẩm thể hiện quan niệm sống đúng đắn, là những lời răn dạy quí báu đối với thế hệ trẻ trong thời đại ngày nay. Tản văn Nghĩ về công tác lãnh đạo công đoàn- PhùngVăn Bé- Chủ tịch công đoàn, là sự chia sẻ nỗi niềm vui buồn của một người nhiều năm làm công tác công đoàn. Bài viết Đoàn trường THPT Thái Phiên trưởng thành theo năm tháng- Phan Nguyễn Ngân, Bí thư đoàn trường đã phác họa những nét hết sức khái quát về chặng đường đi lên của Đoàn trường trong thời gian qua. Nhà giáo vốn thường hay nhạy cảm, đa đoan, hay suy cảm, chiêm nghiệm về cuộc đời. Thơ Lạc quan, Sóng reo- Lê Bích, Viết mãi về Người- Phạm Ngọc Thuyết, Trắng- Đặng Sơn, Nguyễn Trãi- Nguyễn Văn Kiều, Bâng khuâng- Dương Ngọc Hơn, đoản văn Khúc giao mùa- Trần Thị Sương. Khi có nỗi niềm, con người thường tìm đến với thiên nhiên. Những thầy giáo cũng vậy, khi nỗi nhớ trào dâng, thầy Cao Thành Tài tìm về với biển để giãi bày tâm sự trong tác phẩm Tình biển: 20 / 33

Tôi muốn viết những dòng thơ về biển Để đêm về nghe sóng vỗ xôn xao Rồi ngày mai theo thuyền ra với đảo Được ngắm biển về phía trời xa Mùa bão lũ cả nước hướng về miền Trung để chia sẻ, lo âu; bên cạnh nỗi lo chung của miền Trung còn có nỗi lo riêng của thầy trò trường TP: Rõ là "trời hại mới hư" Gốc cây cổ thụ xà cừ bật lên Trước trường cây ngã hai bên Sau trường cây đổ đè lên sụp tường Tạm thời nghỉ học toàn trường Tập trung quét dọn thoáng đường sạch sân Bão đi bão ghé bao lần 21 / 33

Năm nào cũng "đón" bão gần bão xa Bão gần bão xa-nguyễn Thị Hường Một thầy giáo dạy toán tìm đến với Trịnh Công Sơn- 1 nhạc sĩ tài năng đã quá cố để đồng cảm, xót thương, nuối tiếc. Điều độc đaó là cả thi phẩm đều mượn nhan đề và hình ảnh trong những nhạc phẩm của TCS để thể hiện nỗi niềm suy cảm: Nha c Tri nh vang lên giưã "Lam Kiêù Phô " mưa! La bên đươǹg vâñ xưa maù cu a Diê m. Nô t nha c anh - ti taćh gio t ca phê, Nhấm nháp đắng cay thâḿ thiá vi cuô c đơì. Cafe nhạc Trịnh-Võ Duy Minh Một thầy giáo dạy văn có tâm hồn nghệ sĩ, luôn khát khao cái đẹp nhưng thực tế cuộc đời không phải lúc nào cũng như thơ, như mong ước. Niềm trăn trở, ngậm ngùi cứ bàng bạc trong thơ dẫu tác gỉa dặn mình thôi thì hãy gác bỏ nỗi buồn nhân thế. Điều đáng trân trọng là tận góc khuất nào đó trong tâm hồn, tác giả vẫn khát khao mong ước những điều tốt đẹp: Muốn viết những câu thơ 22 / 33

Mượt mà như mong ước Mà sao không thể được Điệu thơ vẫn cứ buồn Tôi đã khiến thơ tôi Gác nổi buồn nhân thế Để đời trôi mặc kệ Dẫu tình người chứa chan Nghe sóng vỗ miên man Ở ngoài kia biển cả Có điều chi rất lạ Như nỗi lòng chờ mong. Tứ Nhị-Chờ mong 23 / 33

Trong Hừng Sáng XI, người đọc sẽ cảm nhận được tấm lòng của thầy cô đối với gia đình: Thơ Con yêu- Lâm Thị Hồng Hà. Văn Cảm tác mùa đông- Huỳnh Thị Kim Xuân. Hình tượng người mẹ là nguồn cảm hứng không vơi cạn của bao thế hệ thi ca. Bài thơ lục bát phảng phất âm điệu ca dao, nỗi lòng của tác giả và cũng là nỗi lòng của tất cả những đứa con có mẹ ở cái tuổi chuối chín cây, khát khao mẹ sống mãi trên cuộc đời này: Mẹ là nguồn sống cho đời Mẹ như chiếc lá sắp rơi cuối mùa Bao giờ cho đến ngày xưa Mẹ đang cái tuổi mới vừa bốn mươi Mong sao mẹ khỏe, sống vui Để con báo hiếu công lao sinh thành Mẹ- Kim Hường Một chị ở tổ văn phòng, gần ngày 20-11, ngày Hội nhà giáo trên toàn quốc, không khỏi ngậm ngùi, xót xa nhớ về người chồng một thầy giáo đã quá cố khi tuổi đời còn trẻ: Cố nén đau thương vẫn nghẹn lời 24 / 33

Tôi thầm gọi khẽ anh T ơi! Mà tim đau nhói, lòng se thắt Tuy cố ngăn dòng lệ vẫn rơi Tuy cố ngăn dòng lệ vẫn rơi Vần thơ tôi viết chẳng nên lời...lời giảng bài như còn vang vọng Vội về chi rứa cõi xa xăm Lê Thị Bạch Yến Một đề tài được nhiều thâỳ cô khai thác là sự hoài niệm về mái trường, thầy cô giáo cũ. Viết về đề tài này có thơ Thầy ơi- Trần Thị Hiếu, Cảm xúc ngày ra trường- Lê Thanh Ngà, Ơn thầy- Lan Trà,Ước mong của thầy- Võ Văn Tĩnh, Bến đời- Kim Thùy, Tùy bút -Những đóa hồng không bị lãng quên- Trúc Uyên. Một cô giáo về thăm trường cũ, nắng chiều nhạt nhòa, sần trường đầy xác lá, cây phượng già chênh vênh, cảnh vẫn như ngày nào mà bạn thầy xa khuất. Những câu thơ ngắt ra như tiếng nấc nghẹn ngào trước qui luật hợp tan nghiệt ngã: Cánh cổng sắt im lìm. 25 / 33

Sân trường đầy xác lá Chiều nhạt nhoà nắng hạ Tiếng guốc trầm buồn đi về phía tuổi thơ. Khoảng trời xưa có còn xanh ước mơ. Vạt nắng chao nghiêng chẳng thể hong khô kí ức. Sáng mãi một miền thẳm sâu lẫn khuất. Tà áo dài - tím ngắt cõi Huế xưa. Về trường xưa-kim Cương Với Thúy Hoàng, trở về trường xưa chỉ bằng hành trình tâm tưởng nhưng tận tận trong thẳm sâu tâm hồn, mớ kỷ niệm thời áo trắng cùng mái trường xưa cứ mãi lung linh ngời sáng: Trường xưa ơi!trường xưa ơi! Nhớ trường hơn nỗi nhớ người tri âm 26 / 33

Mười hai năm học phổ thông Là thời gian để ươm mầm tương lai Mai sau dù đến bao giờ... Sóng tình yêu cứ vỗ bờ trong tôi! Trường xưa dấu yêu-thúy Hoàng Trong lòng cô giáo trẻ Kim Thùy ; trường cũ, thầy xưa mãi hiển hiện trong miền ký ức. Điều đáng nói là dẫu năm tháng với bao đổi thay, bài học làm người với lời dạy của Thầy ngày nào vẫn bên tai văng vẳng : Đường đời sẽ lắm nắng mưa Hành trang biết mấy cho vừa con ơi? Trường đây chỉ một bến đời Còn bao bến nữa của thời bút nghiên... Bến đời- Kim Thùy 27 / 33

Mỗi tác giả có thể loại, giọng điệu khác nhau nhưng tất cả cùng giao nhau ở một điểm: dẫu ở đâu, đến bao giờ, mãi mãi còn đó những người thầy- những tâm hồn trắng trong như là sự kết tinh của chân thiện mỹ giữa cuộc đời trái khoáy với muôn màu hào nhoáng Bên cạnh hoài niệm về trường xưa, là tình cảm dành cho mái trường đã từng công tác, Đoản thơ lục bát: Nặng lòng bên nhau của thầy Bùi Ngọc Nhiên là nỗi nhớ thương ngút ngàn về mái trường Khâm Đức, nơi thầy đã nhiều năm gắn bó trước khi về công tác tại trường TP. Nỗi nhớ thốt lên thành tiếng gọi da diết. Nhớ đến quặn lòng nơi đã đong đầy bao kỷ niệm: Mái trường cũ Khâm Đức ơi Cho ta nhắn gửi đôi lời hỏi thăm! Trường xưa, trò cũ xa xăm Mà ai biền biệt mấy năm chưa về. Không sao quên mái trường quê Biết bao kỷ niệm tràn trề mến yêu. Một đề tài được nhiều thầy cô khai thác là những suy nghĩ, trăn trở về nghề. Thơ Dặn em- Ngô Văn Điểm, Bút ký Sự lựa chọn định mệnh-thanh Thu, Tùy bút Một lần- một đời, Nơi tìm thấy bình yên- Trần Thị Hiền, Đoản văn Tâm tình cô giáo trẻ-kim Thùy. Trong tâm hồn đầy ắp yêu thương của một cô giáo trẻ dạy toán có góc kín yêu thương dành cho màu trắng. Lý do cô nêu ra hết sức sức bình dị nhưng lại rất đáng yêu. Trong muôn màu hào nhoáng của cuộc đời, cô yêu tha thiết màu trắng bởi lẽ nó gần gũi với cái nghề cô đã chọn ở cả 2 nghĩa: nghĩa đen lẫn nghĩa bóng:- Xin được lược trích:- o có vần 28 / 33

Em yêu maù trăńg Trang vơ ho c tro..em yêu maù trăńg Ta aó em bay...em yêu maù trăńg Viê t lên ba ng đen...yêu sao maù trăńg Sańg trong tuyê t vơì Vơí bao ky niê m Tinh khôi ho c tro./.màu yêu thương-trần Thị Hiền Thiên chức của nghề giáo là đào tạo những thế hệ học trò có đức có tài. Đó cũng là niềm tự hào của những người làm nghề giáo. Thế nhưng trong thực tế có không ít những em học trò khi 29 / 33

trưởng thành thì lại lỗi đạo. Niềm day dứt của thầy Lê Bích trong thi phẩm Chữ Đạo cũng là nỗi trăn trở của tất cả chúng ta: CHỮ " ĐẠO" Gặp thầy,cô xưa Chẳng chút ngại ngùng Chào "bằng anh, bằng chị" Nhìn em dở khóc dở cười Trách ta cũng là thầy giáo Dạy chưa tròn chữ "Đạo" cho em!. Hình ảnh các cô giáo trẻ từ thành phố Đà Nẵng cõng chữ lên rừng- lên với miền Tây được khắc họa rất đẹp, rất trong sáng, cao cả và cũng thật gần gũi bình dị trong thi phẩm. Mặt trời giao liên là phương Tây của Trúc Uyên : Hỡi em, người giáo viên phương mô? Dáng đoan trang trong chiều nay trên lớp... 30 / 33

Chuyến ngược chuyến xuôi với màu áo trắng Vẫn đẹp tươi rạnh rỡ lúc giảng bài Một thầy giáo trong Ban lãnh đạo nhà trường sau nhiều năm gắn bó với hội đồng nay sắp về hưu. Một thời gian không xa nữa thầy sẽ giã từ đồng nghiệp, giã từ bảng đen phấn trắng. Dẫu biết hợp tan là qui luật nhưng sao ko khỏi ngậm ngùi, luyến tiếc. Hội đồng đã gửi đến thầy những vần thơ thật đẹp: THẦY VỀ HƯU- Nguyễn Thái Hòa Thời gian trôi...trò xưa đã trưởng thành. Thấm thía câu cầu Kiều thầy bắc Ngoảnh lại nhìn mái tóc xưa đã bạc Ôi! Một thời trôi qua trong đam mê! Ngôi nhà xưa đón thầy về trong yêu thương. Khép lại bảng đen, phấn trắng. Khép lại từng trang giáo án. 31 / 33

Gởi đến thầy ngàn lời chúc bình an Cũng với đề tài này, thi phẩm Người về của Thanh Thu cũng bàng bạc nỗi niềm: Ngaỳ hôm qua va đêń ca bây giơ Con chưa mô t lâǹ đươ c thâỳ đưńg lơṕ Nhưng vơí con, thâỳ hơn nhiêù cuôń saćh " Đăć nhân tâm" con đa đo c, thưa thâỳ. Cuôí năm naỳ thâỳ se nghi hưu Sân trươǹg cu, hô sen, ghê đa Cây phươ ng gia sao cuñg buôǹ đêń la Hay loǹg con day dư t hoa ca nh buôǹ. Có lẽ ai cũng háo hức chờ mong nụ cười hóm hỉnh của cây bút hài Thế Hải. Thi phẩm Thân tặng các khuôn mặt tổ Ngoại ngữ, Chỉ với 8 câu lục bát rất chặt chẽ về luật và đầy ý nghĩa, tác giả đã ghép đầy đủ tên của tất cả các thành viên trong tổ Anh văn: 32 / 33

Nửa đời rong ruổi bốn PHƯƠNG Nay về PHỤNG dưỡng người thương mong chờ 33 / 33