HỒI KÝ CALIF. Chuyến đi Calif. nào cũng thế, trước khi đi hay trên đường bay xuống thung lũng Hoa Vàng - hay thẳng xuống OC - tôi đều hồi tưởng lại ha

Tài liệu tương tự
Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai

Ai baûo veà höu laø khoå

Hội Hoa Lan Việt Nam Tâm Tình Tây Bắc Seattle Tháng Tuyết Mở nắp vung, lấy đôi đũa gắp một miếng xôi nhỏ, nhai thử, thấy

No tile

Document

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

CHƯƠNG 1

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc

THƠ KIỀU PHONG THÁCH NGƯỜI ĐẤU TRANH VỀ NƯỚC (Thơ chiến sĩ Kiều Phong ) Có cơ hội ngẩng cao đầu, tại sao lại cúi mặt?! Chỉ những kẻ KHÔNG HỀ BIẾT NHỤC

Microsoft Word - suongdem05.doc

HỒI I:

Bao giờ em trở lại

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

No tile

Lời Dẫn

Phần 1

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Microsoft Word - chantinh09.doc

Phần 1

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Tấm Cám Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

-

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Document

Chuyện Ba Má Tôi và Phố Hàng Đàn Tác giả: Phùng Annie Kim Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, C

CÒN MỘT CHÚT HƯƠNG Tháng mười hoa Cúc Quỳ rộ nở. Trên suốt con đường từ Đàlạt xuống Đơn-Dương, những đoá Cúc-Quỳ tươi tắn, vàng rực dưới ánh nắng ban

Microsoft Word - VuDucNghiemAnhToi-VTH-Chuong8.doc

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

Tình yêu và tội lỗi

TRUNG PHONG PHÁP NGỮ

CHƯƠNG I

VINCENT VAN GOGH

Phần 1

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Phần 1

Tưởng Nhớ Nhà Văn Xuân Vũ Nhân Giỗ Lần Thứ 8 Dư Thị Diễm Buồn TIỂU SỬ NHÀ VĂN XUÂN VŨ Nhà văn Xuân Vũ chào đời trong ngôi nhà xưa của bà ngoại thuộc l

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Phần 1

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 19

Khóm lan Hạc đính

Tả mẹ đang nấu ăn

Microsoft Word - V doc

Document

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ

Document

Microsoft Word - thuong.cang.saigon.doc

Microsoft Word - NhomBanThanPetrusKy.docx

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - Chieu o thi tran Song Pha.doc

mộng ngọc 2

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG I

Họp Tổ Dân Phố. Nguyễn Thị Thanh Dương Chiều nay chị Bông ăn cơm sớm để đi họp tổ dân phố, ban trưa ông tổ trưởng đã đi rảo qua từng nhà để mời họp, ô

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

PHẦN TÁM

Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp – Văn hay lớp 7

Document

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Microsoft Word - CÔ EM V?

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

Tác Giả: Cửu Lộ Phi Hương Người Dịch: Lục Hoa KHÔNG YÊU THÌ BIẾN Chương 50 Lửa bùng lên chỉ trong nháy mắt, nhanh chóng lan tới những nơi bị xăng tưới

Lời Dẫn

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

Về Hạnh Bố Thí Trong đời sống hàng ngày của mỗi người chúng ta, rất nhiều khi chúng ta cứ thấy khó nghĩ khi phải cho ai hay nhận của ai một cái gì. Ng

Tả người thân trong gia đình của em

Phần 1

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

No tile

Phần 1

Phần 1

Document

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

DS_CTSQ_ATMui_2015.indd

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C


Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

NGÀY TÔI XA QUÊ HƯƠNG Quách Như Nguyệt Tôi có ý định viết về biến cố ngày 30 tháng Tư - một ngày quá ư là trọng đại đối với riêng cá nhân tôi và toàn

Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

Thai nhi nghe kinh, giải oán hờn Chàng trai Mạnh Vĩ và cô gái Chung Hồng là đôi tình nhân có đồng tín ngưỡng Phật. Sau khi kết hôn, cả hai đồng tâm đồ

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

Phỏng Vấn Một Trung Đội Trưởng Nghĩa Quân Cao Bá Tuấn ghi LTS: Với nội dung bài này, chúng tôi chủ động không tìm hiểu tác giả; bởi chúng tôi nghĩ, độ

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Phần 1

nguoiHSI_2019AUG18_sun

Phần 1

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Bản ghi:

HỒI KÝ CALIF. Chuyến đi Calif. nào cũng thế, trước khi đi hay trên đường bay xuống thung lũng Hoa Vàng - hay thẳng xuống OC - tôi đều hồi tưởng lại hai bản nhạc thịnh hành của một thời Hippy, đó là bài "California Dreaming" của Mama & Papas và bản "San Francisco của Scott Mckenzie. http://www.youtube.com/watch?v=n-ak6jnyfmk http://www.youtube.com/watch?v=mj_wg3d3gl8 Thưở đó nghe hai bản nhạc này, tôi mơ sẽ có một ngày mình đến cái tiểu bang mà thiên hạ đồn rằng đường phố lót vàng, hay chỉ cần vác cuốc xẻng vào rừng tìm mỏ vàng, chả mấy chốc cũng trở thành triệu phú. Vậy mà giấc mơ đi ngoại quốc khi không bỗng thành sự thật, tất cả cũng nhờ đám cháu yêu của cụ Hồ cuối tháng 4 năm 75 - khi họ tính làm chơi mà ăn thiệt, cộng với sự tiếp tay của Mỹ và đám ngụy quyền đầu cơ bán nước - chứ không thì giờ này chắc tôi vẫn đang ở Việt Nam ươm mơ, vì còn được đủ sống là may lắm rồi, ở đó mà mơ được đi Mỹ, đi California. Sáng sớm hôm sau hai vợ chồng, mỗi người một vali, một túi sách tay, tàn tàn đi bộ băng qua đường được một đoạn là đến trạm xe buýt, nhẩy lên xe và chỉ hơn nửa tiếng đồng hồ là đến phi trường. Lúc về cũng thế, dễ ợt và khỏe re, chả cần ai phải đưa đón gì ráo. Đây là một trong những lý do mà tôi đã chọn mua căn hộ ở ngay phố Bellevue; cái gì cũng gần nhà chỉ cần đi bộ 5, 10 phút là đến - vừa tập thể dục vừa khỏi tốn tiền

xăng, mà khổ nhất là tìm chỗ đậu xe ngày càng khó vì đất đai ngày càng đắt đỏ. Trong tấm hình trên, nhìn hai vợ chồng trẻ người Ấn Độ mang theo hai vali to tổ bố và một cái vali còn to hơn cái của mình; tôi thấy họ còn trẻ, còn đa mang được nhiều gánh nặng, chứ cỡ mình sắp xụm bà chè, buông bớt được càng nhiều càng tốt, tội vạ ôm đồm, mang nặng chi cho nhiều. Dù sao đi chăng nữa, vù một cái mà đã đến San Jose, gặp lại ông bà cụ trông tuy già...hơn xưa, nhưng ít ra vẫn còn khỏe hơn lúc nghe qua trong điện thoại. Tưởng xuống đây trốn cái giá rét của xứ Seattle, ai dè ở San Jose cũng lạnh bỏ xừ không kém, chỉ ấm hơn 6, 7 độ F thì nhằm nhò gì. Chương trình "du hí" cho ngày mai sẽ là đưa ông bà cụ đi khám bác sĩ, rồi nếu cả hai còn phong độ thì sẽ đi dạo Costco mua sắm ít đồ dự trữ, sau đó thì về nhà nấu nướng, ăn uống và vô số chuyện để nói. Mỗi lần nhìn bố, tôi biết cái dung nhan về chiều của mình mai sau sẽ giống như thế nào - vì ai nhìn cũng bảo tôi giống bố như tạc. Nghĩ mà không biết nên vui hay nên buồn. Thôi! tới đâu hay đến đó... Đến phòng mạch bác sĩ trong lúc chờ đợi hai người già vào bên trong càm ràm về bệnh tình với bác sĩ, tôi lấy vài tờ báo Việt ngữ ra đọc mặc dù vẫn biết là tin tức luôn chạy theo đuôi, dịch lại của người ta, nhưng đọc để biết cái thế thái nhân tình ở đây như thế nào, nhất là cái thứ ngôn ngữ kỳ lạ người ta nay gọi là "ngôn ngữ vi-xi" mà ngay cả đến những tờ báo có tên tuổi nhất cũng dùng một cách bừa bãi, vô tội vạ. Chẳng hạn như xưa chỉ cần nói "hàng bán rau quả" cũng đủ để nói ngoài rau, quả còn có thể thêm vài món tương tự như những loại củ, loại rễ, vân vân...sau 75 nó trở thành "hàng rau củ quả", sao không thêm cha nó cái chữ "rễ" nữa cho đủ bộ! Thúy-Hoa ngồi làm quen, bắt chuyện với một nguời đàn bà trạc tuổi bị tai biến máu não khiến cho nửa người như bị bại liệt. Nghe hai người nói chuyện với nhau lý sự rằng ở nơi nào cũng thế, cũng có cái hay và cái mình không thích, tôi ngồi nghe mà nghĩ bụng - nếu gặp một hội viên hội Sơ-Vơ nào đó, chắc hắn sẽ rủa thầm trong đầu "Ở đâu mà có vợ cũng chả thích tí ông cụ, chỗ nào cũng đều khổ cả!". Rồi cô thư ký văn phòng đem chồng báo in mới ra phát cho từng người, vừa đi vừa vui vẻ thông báo tin giật

gân, rằng hôm qua có hai người, một người ở SJ trúng vé số hơn 600 triệu. Tôi ngưng đọc báo nhìn cô nàng, cười cười: - Nè, đừng nhìn tui nha! tui mới xuống tức thì mới hôm qua... Vậy mà cũng làm vài tiếng cười trong một buổi sáng trời còn lạnh lẽo. Cũng cái tật khoái chòng ghẹo thiên hạ, nhiều khi tôi biết mình cũng có khi nói hớ, vô tình sẽ đụng chạm, nhưng thây kệ - miễn là mình chỉ muốn góp vui cho qua đi trong giây lát, ai có tật thì giật mình ráng chịu. Nhìn những bệnh nhân ngồi chờ ở phòng khám, tôi bâng khuâng nghĩ đến lúc khi tới phiên mình chắc rồi cũng chỉ bấy nhiêu thôi. 12/18 Calif đi dễ khó về trai đi có vợ, gái về có con. Đó là hai câu ca dao, ví von đất California có nhiều cám dỗ - nhất là cho những người còn độc thân vui tánh, chứ cỡ vừa già đầu ho hem và khó tánh như tôi thì chả ăn nhậu gì, đó là chưa nói rằng mình đã có vợ, dại gì vác thêm một cái nợ nữa chi cho thêm mệt :). Nhưng có điều "khó về" là vì những tình thân mới nẩy mầm - mà vợ chồng tôi phải trước hết xin cám ơn anh chị Sơn-Cung đã mở rộng cửa và tấm lòng hiếu khách, rất tốt với bạn học cũ - tuy không cùng lớp nhưng cùng mái trường, sau đó là với những món ăn món nhậu thật quả xứng đáng là con gái hay cháu, họ hàng của chủ tiệm Bắc Hương. Uổng là tôi không uống được nhiều bia, rượu - chứ không thì tối hôm đó được cụng vài chai với anh Sơn thì quả đã điếu - vì đồ nhắm đã ngon thì nhất định phải có vài chai bia đi kèm, khỉ một cái là trước đó tại tánh tôi hay nói đùa, làm chị Cung tưởng lầm tôi uống rượu rất "chiến", khiến anh Sơn phải khệ nệ khiêng mấy két bia về để trong kho, nghĩ bụng thấy mà tiếc hùi hụi, phen này chị Cung phải làm món nhậu dài dài cho anh Sơn thanh toán số lượng bia còn lại :)

Sanh - Trần Liên - Sơn - Châu - Quốc Lăng Thúy-Hoa, Kim-Hiền, Cung, Mùi & Minh-Trang Ngoài anh chị Sơn-Cung, tụi này còn gặp chị Kim-Hiền, không ngờ đâm ra lại hợp rơ với Thúy-Hoa cho nên hai người nói chuyện rất tương đắc từ đầu chí cuối, thậm chí còn ngồi gần nhau trong bàn tiệc, để mình tôi "bơ vơ" ngồi giữa anh Trần Liên và Trần Quốc Lăng - coi như là nguyên một băng họ Trần Trùi Trụi, sát ghế với anh Phước & Minh-Trang, và cặp "Châu Nhuận Phát" & Mùi. Nhờ có bữa tiệc họp mặt này, tôi nghĩ mình cũng nên chia sẻ với mọi người cái cảm nghĩ của tôi về anh Sơn - tuy có lớn tuổi hơn, nhưng chắc chắn không "đen" như Sen đơn của trường mình, và anh Sơn nói chuyện rất vui nếu không nói rằng nặng máu tếu lâm - chắc có lẽ nhờ vậy mà trông anh trẻ hơn tuổi thật. Ở đời này có hai loại người đàn ông thường hay càm ràm, than phiền về người vợ của mình; nhóm thứ nhất là những người gần như hoàn toàn thất vọng với người vợ của mình về một khía cạnh hay vài tánh xấu nào đó, trong khi đó nhóm thứ hai tuy bề ngoài chê bai vợ của mình - nhưng đừng tưởng thật vì "nói vậy chứ không phải vậy". Anh Sơn thuộc nhóm thứ hai, mà cũng phải thôi, ai mà dại gì càm ràm một người biết nấu ăn ngon, chiều mình tới nóc :), ngoài ra Mùi còn kể chuyện

ngày xưa anh Sơn ở trọ nhà gia đình của chị Cung, tôi không chắc mình nhớ lầm hay không, nhưng hình như rằng vì nợ tiền nhà và với một mưu kế rất thần sầu, anh Sơn nhà mình cua luôn cô con gái chủ nhà - thế là được vợ ngoan & đẹp mà còn xù nợ ngon lành. Gớm thật! lol Trần Liên - Sơn - Quốc Lăng - Sanh Thúy-Hoa, Kim-Hiền, Cung

Trước khi ra về, Thúy-Hoa yêu cầu Quốc Lăng hát một bản, mà anh đã chọn bài Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng và chả cần đàn trống gì cả, giọng của Quốc Lăng nghe quả hay và truyền cảm chả thua gì ca sĩ chuyên nghiệp. Chuyện! nếu bạn đã từng biết Quốc Lăng từng hát hai bài Hẹn Hò và Mộng Dưới Hoa ở rạp Hòa Bình để quyên tiền cho nạn nhân bão lụt miền Trung năm 68 - lúc đó "chàng ca sĩ" này mới vừa được 10 tuổi. Trời ơi! 10 tuổi mà hát hai bài này thì quả là tuyệt chiêu! Quốc Lăng & anh Sơn

Ngũ Long công chúa... Mùi, Minh-Trang, Cung, Kim-Hiền, Thúy-Hoa. 12/19 Tối hôm qua ham vui, về đến nhà thì đã gần 11 giờ đêm - quá cái giờ gà phải vào chuồng, nhất là con gà tồ này sáng hôm nay phải lái xe xuống Quận Cam - cho nên hơn 8 giờ sáng mới giật mình dậy, vội vàng cuốn gói, sách vali dông ngay kẻo trễ, sợ tới nơi vào lúc giờ tan sở kẹt xe thì hơi phiền. Cũng may, xuống đến nơi tuy vài nơi bị gián đoạn lưu thông - nhưng cũng đến OC khi trời vừa nhá nhem tối. Hai vợ chồng ghé vào tiệm Tam Biên gọi hai tô cháo lòng ăn dằn bụng - bù lại cho tối hôm qua, ăn no bụng và vui đã điếu. 12/22 Sáng Chủ Nhật thay vì đi lễ nhà thờ, hai vợ chồng tôi theo anh chị họ lên chùa Phật Tổ ở Long Beach. Ông anh họ muốn tôi vui nên bảo rằng trên đường đi, một khuôn viên có tượng Đức Mẹ mà nhiều người thường hay đến cầu nguyện, vì nghe nói rất linh thiêng, cầu xin gì được nấy, tôi bảo:

- Thôi anh ơi, trễ rồi vì tuần trước đã có hai người chia nhau trúng hơn 600 triệu, bây giờ bắt đầu trở lại lô 1 triệu thì nhằm nhò gì! - Chà ngon dữ hén! bạc triệu mà còn chê ta ơi... - Ối giời! ở đó mà còn bạc triệu, sau thuế má may lắm còn vài trăm ngàn dằn túi, rồi ai cũng tưởng mình vẫn là triệu phú mà mèo nheo. Mệt! Ông anh họ tôi cười lớn, vì vốn biết tánh tôi chúa hay giỡn, khoái nổ cho thiên hạ cười - không biết, ai cũng tưởng tôi thích "nổ" thật, phải nhanh ý hay quen nhau sau một thời gian rồi mới hiểu, tôi hay đùa vì "đời vốn buồn chuốc thêm sầu chẳng lẽ?", nổ chọc thiên hạ cho vui chứ cố ý nổ làm gì làm cho người ta ganh tỵ đâm ra mình vô tình lại mang thêm tội. Nhưng đời vốn thế, chả bao giờ làm cho tất cả mọi người vừa lòng biết làm sao đây. Đến chùa Phật Tổ nhằm ngày Chủ Nhật nên có bữa cơm chay cho mọi người ăn trưa, thành thử bá tánh đến đông vô số kể, có cả vài trăm người, hơi đâu đếm cho xuể! Tôi đi dạo quanh chùa chụp hình trong lúc anh chị họ vào chánh đường

nghe giảng pháp lý. Phía sau chùa có tới ba nhóm từ con nít lớp Mẫu Giáo cho đến học sinh bậc trung học, quây quần học tiếng Việt và dậy kèm bài vở - ở trường cho đem về nhà - bởi những thanh-niên, thiếu nữ trong gia đình Hướng Đạo Phật tử. Ngoài ra trong số những người đi lễ chùa ngày hôm qua, tôi thấy nhiều thiếu nữ hơn là thanh niên đến chùa dâng lễ - chắc mấy chàng thanh niên khoái ở nhà coi football hơn là đi nghe giảng đạo, có lẽ đợi cho đến khi nào va đầu lúc đó mới biết đời đá vàng, chừng ấy sẽ tính sau. Ít người biết rằng vào nhà thờ hay đi chùa để kiếm vợ là nơi lý tưởng nhất, miễn là đừng dụ dỗ ma soeur hay ni cô là ok tuốt :) 12/25 Từ OC quay trở về San Jose, hôm sau lại đưa mẹ tôi đi chợ mua chút đồ ăn, sắm chút đồ dùng. Tôi có thói quen dùng cái GPS khi đến những nơi không quen thuộc để khỏi phải lạc đường, và cho dù mẹ tôi bảo sẽ chỉ chỗ đến, tôi vẫn cẩn thận cho vào máy cái địa chỉ nơi muốn đi, sợ ngộ nhỡ mẹ tôi quên đường đi nước bước nữa thì khốn! Bởi vậy trên đường lái xe, tôi nghe cả hai cái "GPS" - cái nói tiếng Anh, cái nói bằng tiếng Việt nheo nhéo bên tai! Tôi buồn cười nghĩ lại chuyện hôm nọ ở SJ, đi chơi với người quen. Ông bạn tôi lái xe mà bà vợ ngồi phía sau cứ phải nhắc nhở hoài, làm như ông chồng của mình đã quên hết đường đi lối về, nơi mà cả hai đã từng ở đây gần 40 chục năm! Vậy mà lúc về đến nhà, họ bảo - có khi cả ngày chả ai nói với ai một câu. Thế mới lạ! Cứ mỗi chuyến đi chơi xa về, tôi học hỏi thêm chút ít về con người, về cuộc đời - rằng ai cũng có cái sơ hở, khiếm khuyết - nhưng quan trọng hơn hết là mình đã học được những gì từ đó và thế nào là định mệnh của mỗi cuộc hôn nhân, mà người đời thường ví von rằng vợ chồng như "cái nồi với cái nắp"; vứt cái nắp (hay cái nồi đi) cũng không sao, có điều là đi tìm cái "nắp" hoặc cái "nồi" khác rốt cục cũng thế, có khi cái nắp mới

còn to hoặc nhỏ hơn cái nồi, tuy nhìn thoáng qua thấy nó mới hơn, ngon lành hơn - nói một cách ví von - nhiều khi trông càng dị hụ, càng nhiều nhức đầu hơn nếu còn giữ cái cũ (ngoại trừ cái cũ đã hoàn toàn "hư hỏng" không thuốc chữa!). 12/27 Ngày cuối cùng của chuyến đi - trước khi trở về với mái nhà quen thuộc, cùng với những cơn mưa kéo dài và cái lạnh của vùng Tây Bắc, từ ngày đi đến giờ - hôm nay mới chính thật là ngày đi chơi riêng tư của hai vợ chồng tôi. Có lẽ những cặp vợ chồng bình thường khác sẽ cho rằng đi như thế thì có quái gì mà gọi là đi chơi, đi nghỉ hè! Điều nhận xét này quả đúng - như tôi đã bảo - cho những người bình thường, vì trên đời chắc chả mấy ai "bất bình thường" như tôi, người vốn có nhiều triết lý quèn cho đủ mọi chuyện Trên con đường đi đến Point Of Lobos, nơi nghe nói có nhiều cảnh đẹp để chụp hình, một thú vui (hobby) giả trí có từ lâu của tôi. Lúc đi ngang thành phố Monterey, nơi có một địa danh nghe rất tình tứ và lãng mạn, nó mang tên "Lover Point" - một điểm hẹn hò của tình nhân, thấy một cặp ngồi ôm nhau trên phiến đá trông rất là tình tứ, không biết cả hai đã có thề non hẹn biển với nhau như thế nào hay không, trong đầu tôi nghĩ đến hai câu thơ vừa chớm hiện lên trong đầu có lẽ nhờ cảm hứng bởi cái hình ảnh lãng mạn: Mai sau dù biển cạn vẫn ngàn năm yêu em

Khi đến chỗ Point Of Lobos thì không những bên trong Lâm Viên không còn chỗ đậu xe, người ta đậu tràn lan ở ngoài lề đường đến cả cây số! Gớm, ngày lễ mà dân ở đâu đến đông như thế nữa không biết! Tôi nổi máu lười, cóc muốn phải cuốc bộ mà lúc đó bụng cũng đã đói meo, cho nên hai chúng tôi lái xe lòng vòng thêm một đoạn lên đèo, đến một khách sạn có nhà hàng ngon nổi tiếng, nhất là với một phong cảnh vĩ đại, ngồi ăn vừa nhìn ra biển Thái Bình Dương.

Điểm đáng chú ý của lần đi chơi này là đi đâu cũng thấy người Tầu, chỗ nào cũng nghe nói người Tầu muốn sang đây mua lại địa ốc, nhà cửa ở Mỹ. Sự thật thì chả phải mới mẻ gì, thay vì ôm cái đống giấy nợ và tiền đô la mà trước sau gì nó cũng sẽ mất giá - trước đây cả chục năm người Trung Quốc đã bỏ tiền ra mua những tổ hợp, công ty lớn và đất đai, vườn làm rượu không những ở Âu Châu mà còn ở Mỹ, điển hình nhất là họ đã mua lại cái công nghệ sản xuất máy laptop ThinkPad của IBM, rồi gần đây họ mới mua Smithfield Foods - tổ hợp sản xuất thịt - ở Mỹ với giá 4.7 tỷ đô la hồ tháng 5, 2013. Trong lúc ngồi ăn tôi thấy ít nhất có 3 gia đình, hay đúng hơn một gia đình và hai cặp vợ chồng trẻ, nói tiếng Tầu - vừa ăn vừa sử dụng loại Iphone mới nhất, ăn mặc cũng thuộc loại kẻng và đắt tiền. Họ sống và được hưởng như thế vì sau hơn hai thập niên công ăn việc làm ở bên Mỹ đã được chuyển sang nước họ, trong khi giới trung lưu ở đây ngày càng thu hẹp, càng gần gữi với giới gọi là cùng đinh mà chỉ cần một người thất nghiệp là coi như mọi thứ sắm sửa, để dành bấy lâu sẽ nhanh chóng đội nón ra đi. 12/28 th Chuyến bay về lại Seattle lúc 6 giờ 25 chiều ngày 28th, mà ngày hôm trước tôi canh đúng ngay chóc lúc 6:25 PM để vào mạng, ghi danh mong được giữ hai ghế ngồi những dẫy hàng đầu - phần cánh máy bay là nơi an toàn nhất, đỡ phải bị ngồi cuối đuôi máy bay dễ bị nhồi khi gặp không khí loãng, thế mà cũng bị hãng Southwest cắc cớ tự động xếp vào dẫy B02-B03, nghĩa là đã có ít nhất 60 người đã vào giữ chổ trước mình! Trong lúc ngồi chờ ở phi trường, người soát vé trân trọng báo tin rằng nếu ai muốn được

vào trước - hạng từ A01 đến A05 - thì sẽ tốn thêm $40 cho mỗi vé. Nhưng chả ai thèm đếm xỉa đến cái lối moi thêm tiền mới phát minh của hãng hàng không, nên lúc xếp hàng để lên tầu, khoảng A01 đến A05 vẫn bỏ trống chả ai đứng ở đó, mà rốt cục rồi máy bay cũng chất đầy nhóc người! Xui một điều là lúc máy bay sắp sửa cất cánh thì một hành khách, không biết vì nguyên do gì mà phải cùng gia đình - hai vợ chồng một đứa con - phải hủy bỏ chuyến bay, khiến mọi việc phải trễ thêm một tiếng đồng hồ, và khi tôi về đến nhà thì cũng gần 10 giờ tối, trời lạnh cóng nhưng ít ra cũng là một mái nhà yên ấm - home sweet home - một câu nói thông dụng của người Mỹ sau bất cứ một chuyến viễn du nào. Quả thật, tôi đã và sẽ đi nhiều nơi, đến nhiều chỗ, nhưng cho dù có vui đến đâu đi chăng nữa, niềm vui ấy cũng qua mau và cuối cùng thân xác cũng phải mỏi mệt, vì lạ nhà lạ chốn - tuy là người dễ ngủ, nhưng vẫn thấy không đâu bằng cái giường quen thuộc, căn phòng êm ấm của mình. Có lẽ kiếp người cũng thế, cuối cùng rồi ai cũng sẽ được trở về chốn nguyên thủy, không còn những lo toan, muộn phiền mỏi mệt qua một cuộc hành trình trong kiếp làm người. Trong lúc ngồi chờ lên máy bay, tôi thấy có cô gái đi một mình, ngồi dựa cột và đàn hát ngêu ngao coi mọi chuyện xung quanh như vô hình, như chẳng hiện hữu. Nếu còn trẻ, tôi cũng cóc dám làm như thế, tuy trong lòng cũng thích cái tánh bơ đời, coi chuyện thế thái nhân tình như củ khoai, nhưng đời vốn chẳng như thế; như ở San Jose ngày 24 vừa qua, thấy bản tin một ông chồng bắn vợ rồi quay sang tự sát, để lại hai đứa con tuổi 11 và 17. Ngay ở thành phố Garden Grove,

California, cảnh sát đang điều tra vụ một người chồng giết vợ rồi tự sát vào sáng sớm thứ Năm, khiến hai đứa con 4 và 1 tuổi phải chịu mồ côi cả cha lẫn mẹ. Ở Mỹ này mỗi năm cứ vào dịp lễ lớn là bao nhiêu chuyện đau lòng thường xẩy ra. Đó là chưa kể những chuyện giận hờn, xích mích chỉ vì ai đó quên mua quà tặng Giáng Sinh, hay mua những món người được tặng không thích, rồi bao nhiêu công trình bận rộn chen lấn nhau đi mua sắm... Càng ngày, người ta càng thương mại hóa những dịp lễ, họ nhắm vào đó để buôn bán hơn là theo cái phong tục thuần túy của ngày lễ - kiểu buôn thần bán thánh như người Việt hay nói. Trong sở cứ hễ ai hỏi "Sao, mày đã sắm quà (sinh nhật, Noel, kỷ niệm, tết nhất...) gì chưa?". Tôi chỉ cười cười trả lời "Rồi, đã xong từ khuya lắc, khuya lơ!", mà vài người sau khi biết tôi nói chưa hề bao giờ, họ bật ngửa vì ngạc nhiên - vì đối với họ, nội cái vụ quên quà hay ít ra một bông hồng ngày Motherday cho vợ, chắn chắn sẽ bị hắt hủi cả tuần lễ hay cả tháng! Họ không biết tôi có dùng bùa phép gì mà đi đâu vẫn ỏn ẻn với vợ hơn 38 năm trời, chưa được xuống "suối vàng" hay ly dị :) Tôi biết trước từ xưa cho nên chả bao giờ mua quà cáp gì cho ai vào những dịp lễ như thế này, cũng chẳng có quà sinh nhật hay kỷ niệm ngày thành hôn gì ráo. Tôi đã "hủ hóa", biến Thúy-Hoa thành như một "ma soeur" từ ngày hai đứa còn quen nhau với cái quan niệm "sống đơn giản cho người khác còn hy vọng để có một đời sống bình thường" - nôm na theo tiếng Anh là "have a simple life so others can simply just to live". Mấy thằng con, tôi biết chắc là tụi nó nghĩ bố mình thật là "quái dị", nhưng kệ tía! tôi không cấm tụi nó tổ chức mừng sinh nhật hay mua quà lẫn cho nhau, nhưng đừng mong gì quà của bố - vì chúng nó biết thế nào là đủ? quên rằng chúng nó còn may mắn hơn hàng vạn, bao nhiêu triệu người khác. Những thứ vật chất ấy sẽ làm vui được bao lâu rồi lại chóng quên? Quên mua quà hay sang năm mà cho món quà kém hơn là có chuyện. Dẹp ngay từ căn nguyên, từ đầu là khỏe re. Hồi xưa, mẹ tôi thường nói câu "người ăn thì còn, con ăn thì hết", cho nên tôi cứ thế mà làm, mình qua đây với hai bàn tay trắng và chữ nghĩa đủ đong lon gạo, vậy mà mình có chết đói đâu huống gì là chúng nó được sinh ra ở đây, có bố mẹ lo cho ăn học đầy đủ. Chính vì thế mà mùa Giáng Sinh này, thay vì gia đình hội họp ăn uống, trao đổi quà cáp và tha hồ...xả rác, hai vợ chồng tôi đi thăm gia đình, họ hàng và bạn bè ở xa, quan trọng nhất là kết thân thêm những người cùng chí hướng cho việc mai sau, tôi thấy chuyến đi tuy ngắn ngủi nhưng lại đầy ắp những chân tình mình đã để lại và mang theo được trong lòng. Ngoài ra, chuyến đi chơi nào cũng thế, thời giờ dành cho mọi người thì giới hạn, ngay đến giấc ngủ cũng không đủ, nhưng chuyện ăn uống thì...ông địa ơi, ai cũng mời đi ăn uống, ép ăn đến nỗi có lẽ nay mai phải tập thể dục lại, chứ lười thì nếu không nở bề ngang, tràn bề dọc thì cũng cơ thể cũng sẽ theo đó mà phì nhiêu, bành trướng! Thôi, tạm gác bút để ra tập hít đất vài cái cho oai, chứ không thì chả biết bao giờ mới nhấc mông ra khỏi cái ghế ngồi, viết toàn chuyện bù khú! SVT 01/05/2014