ĐỨC TIN LÀ GÌ? Đức tin có một tầm quan trọng hết sức cơ bản trong cuộc sống đời người, đặc biệt là người trẻ. Một số người tự nhiên có đức tin, cơ hồ

Tài liệu tương tự
Manna CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B Từ Trái Tim Con Người Lời Chúa: (Mc 7,1-8a ) 1 Hôm ấy, có những người Pharisêu và một số kinh

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

VN-Thu Mua Giang Sinh 2014

Cúc cu

CHƯƠNG 1

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Document

SỰ SỐNG THẬT

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Document

Chết - Thân Trung Ấm - Tái Sinh

Mở đầu

II THỨ HAI KINH CHIỀU Giáo đầu (đứng) Chủ sự: Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con. Cộng đoàn: Muôn lạy Chúa, xin mau phù trợ. Thánh Thi Vinh danh Chúa Cha

SỰ SỐNG THẬT

thacmacveTL_2019MAY06_mon

BÁO CÁO TỔNG KẾT LỄ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHÓA 51 CAO ĐẲNG KHÓA 52 KHOA ĐIỆN ĐIỆN TỬ Kính thưa quí vị đại biểu; Kính thưa Thầy TS. Hoàng Hoa Hồng, Phó hi

Microsoft Word - SC_LB3_VIE.doc

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpa

Sach

Bạn Tý của Tôi

Những Vấn Đề Trọng Đại Của Cuộc Sống

SỰ SỐNG THẬT

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

CHƯƠNG 1

Phần 1

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Mở đầu

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Microsoft Word - Ky niem 150 nam sinh PBC [gui Dien dan ].docx

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Gian

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Linh Đạo Mẹ TÊRÊSA Calcutta.pdf

Phân tích vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ

SỰ SỐNG THẬT

Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 25 cử hành ngày Chúa nhật Lễ Lá Thưa Thầy nhân lành, con phải là gì để được s

Document

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Thiền tông và Tịnh độ tông - chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Microsoft Word - SC_AT1_VIE.docx


Duyên Nghiệp Dẫn Tu Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Cái Chết

Lương Sĩ Hằng Tha Thứ Và Thương Yêu

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

J

Microsoft Word - 49-E-PHE-SO.docx

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

Cảm nghĩ về người thân

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Microsoft Word - chantinh09.doc

Microsoft Word - Wash Don Nhan Chua Kito Unicode.doc

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

1

Con Đường Khoan Dung

ban tin thang 7.cdr

Microsoft Word - SC_AB1_VIE.doc

Số 201 (7.184) Thứ Sáu, ngày 20/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Ưu t

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Tam Quy, Ngũ Giới

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, ) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Phar

Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần c

doc-unicode

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Lương Sĩ Hằng Ðời Ðạo Siêu Minh

CHƯƠNG 4

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

SỰ SỐNG THẬT

Document

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Microsoft Word - Cam bay trong khai cuoc va cac bien phap tra don

Bài Giảng Tam Nhật Tĩnh Tâm 2019: Video: Mừng Lễ Mẹ HCG ngày 1: ngày 2:

Lời Chúa Là Đèn Soi Bước Chân Con, Là Ánh Sáng Chỉ Đường Dẫn Lối! (Thánh vịnh 119, câu 105) SUY NIỆM & SỐNG LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN NĂM C 3

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

No tile

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Tủ Sách Sputnik, Số 015 Paul de Musset ÔNG GIÓ BÀ MƯA (Truyện cổ tích Pháp) Bản dịch của Khánh Hà Phiên bản này: Ngày 17 tháng 8 năm 2015

Microsoft Word - 45-RÔ-MA.docx

Microsoft Word - coi-vo-hinh.docx

TRUYỀN THỌ QUY Y

Bản ghi:

ĐỨC TIN LÀ GÌ? Đức tin có một tầm quan trọng hết sức cơ bản trong cuộc sống đời người, đặc biệt là người trẻ. Một số người tự nhiên có đức tin, cơ hồ như họ đã bú lấy nó được từ trong lòng mẹ vậy. có người rất muốn tin mà chẳng tin được. Cũng có người coi đức tin như một sự đầu hàng của trí khôn trước những mầu nhiệm khôn dò. Cuối cùng có một số người ngại phải dấn thân vì không muốn thay đổi tí nào trong cuộc đời mình. Vậy thì đức tin là gì? 1- Một hành vi của trí tuệ. Tin là một hành vi phức tạp. Tuy bao hàm nhiều khía cạnh nhưng tất cả đều làm thành một thực tại rất sống động. Có đức tin không phải là tin vào những điều mà mình không hiểu hay là có những tâm tình đạo đức. Có đức tin trước hết là tín nhiệm vào một ai đó, như đứa trẻ tin mẹ mình, như bệnh nhân tin thầy thuốc. Đó là một hành vi tin cậy vô điều kiện vào Chúa, vào lời nói, các lời hứa và hành động của Người. Tin trước tiên là một hành vi của trí tuệ. Và đó là một việc hợp lý. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có khối lần bày tỏ niềm tin tự nhiên. Chúng ta tin vào các sự kiện lịch sử được thuật lại trong sử sách. Chúng ta tin vào các nhà bác học và những công thức khoa học của họ. Chúng ta tin vào lời chẩn bệnh của thầy thuốc cũng như vào tài nghệ của người lái máy bay hay xe đò... Ta tin vào một người nào đó bởi vì người ấy xứng đáng cho ta tin tưởng. Người này cung cấp cho ta những dấu chỉ để biện minh cho tình trạng đáng tin của mình và qua đó cũng biện minh cho niềm tin của chúng ta là một niềm tin hợp lý. Tất cả những điều trên đây cũng đều có thể được xử dụng để nói về hành vi đức tin đối với Thiên Chúa và đối với Chúa Kitô. Chúng ta tin rằng mình đã nhận được một loạt các chỉ dẫn hay dấu hiệu giúp mình có thể có được một phán đoán chắc chắn. Những người cách đây trên 2000 năm tin vào Chúa Kitô, chỉ dần dần mới có được lòng tin ấy: họ nghe Người nói, nhìn Người sống, thấy các phép lạ Người làm và nhất là chứng kiến Người đã sống lại. Dựa trên những quan sát đó, họ hiểu ra

rằng Chúa Giêsu đáng cho họ tin tưởng, Thiên Chúa đã xác nhận lời chứng của Người khi cho Người sống lại từ cõi chết. Đối với chúng ta ngày nay, không thể quan sát trực tiếp các việc làm và nghe trực tiếp các lời nói của Chúa Giêsu nữa. Chúng ta tin dựa trên lời chứng của các chứng nhân đã trực tiếp thấy Chúa Giêsu sống và sống lại. Sau này chúng ta sẽ có dịp thấy mình có thể tin vào lịch sử của các sách Tin Mừng, những sách tường thuật các việc Chúa Kitô làm và các lời Nguời giảng dạy. Như thế, Thiên Chúa đã dùng một con người để nói với loài người. Với trí khôn của mình, ta có thể suy ra được rằng Thiên Chúa có thật. Nhưng nếu Người không mạc khải thì ta không thể biết Người là ai. Đó chính là điều Người đã thực hiện nơi Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã nói cho ta biết sự thật về Thiên Chúa và về con người, hình ảnh của Thiên Chúa. Đó cũng chính là điều mà ta gọi là Mạc khải. Mạc khải này được khép lại sau khi vị Tông đồ cuối cùng của Chúa Kitô qua đời. Chúng ta tin vào những gì Chúa Giêsu giảng dạy về đời sống thâm sâu của Thiên Chúa, bởi vì Người là Con Thiên Chúa, không thể sai lầm và cũng chẳng hề lừa dối ta. Như vậy, đức tin chính là sự chấp nhận của trí tuệ đối với các chân lý mà Thiên Chúa đã mạc khải cho loài người trong và qua Chúa Kitô. Đức tin mở rộng trí khôn con người để hiểu biết về Thiên Chúa. Một đứa trẻ tin vào cha mình sẽ biết được nhiều điều không do tự nó khám phá ra; và tuy không thể biết những điều ấy sâu sắc như cha mình, nhưng dầu sao nó cũng đã biết. Như vậy, vì đã nhìn mọi sự trong nhãn quan của Thiên Chúa nên kẻ tin sẽ có những cái nhìn về một thế giới khác, về thế giới bên kia. Còn khoa học với cái nhìn theo nhãn quan con người không thể tường trình về một thế giới mà nó hoàn toàn không có khả năng thăm dò. Đức tin là môt ánh sáng chiếu lên trong đêm tối. Tuy không tới mức xua tan hết mọi bóng tối, vì Thiên Chúa vượt lên trên chúng ta và vẫn luôn luôn huyền bí và mầu nhiệm, nhưng cũng đủ soi sáng bước chân ta. 2- Một quả tin luôn kiếm tìm Không phải cứ suy tư lý luận xong là ta sẽ tin, dù hành vi đức tin ấy có hợp lý đến đâu chăng nữa. Ta không gặp được đức tin như dùng lý luận để khám phá ra

giải đáp cho một bài toán vật lý. Đức tin không phải là một khoa học, dù có những sự thật phải tin. Đức tin không chỉ ngỏ lời với trí tuệ mà thôi. Con tim cũng có phần của nó trong hành vi đức tin. Đức tin là sự gắn bó của ta vào một nhân vật, là Thiên Chúa hay là Chúa Kitô. Đây là chuyện có dấn thân hay không. Chính điều này làm cho đức tin trở nên một sự liều lĩnh, một cuộc mạo hiểm mà ta muốn cùng với Chúa thử làm. Thường thì chính con tim thúc đẩy trí khôn đi tìm các lý lẽ để tin: đã không yêu mến sự thật, không muốn hiến thân cho một lý tưởng thì lúc nào cũng có những lý do tuyệt vời để từ chối không tin. Các người Pharisiêu thời Chúa Giêsu đã không đọc ra các dấu chỉ mà Người đưa ra để giải thích sứ mạng thần linh của mình; không đọc ra ý nghĩa của các dấu lạ vì họ chẳng hề yêu mến Chúa Kitô. Người nào chân thành, sẵn sàng thay đổi đời sống nếu thấy cần thiết, cho dù có phải trả giá gì chăng nữa, người nào muốn hết lòng tiến tới sự thật, người đó đang đi trên đường đến đức tin. Phải có những điều kiện nội tâm nữa thì mới có thể tin được. Chính vì thế ta hiểu được tại sao trong cùng một gia đình hay một trường học, tuy được giáo dục về đạo như nhau, nhưng có người thì có đức tin, có người vẫn không tin hay dửng dưng vô tâm. Phải làm cho đời mình ăn khớp với điều mình muốn tin. Ai thực thi chân lý thì đến với ánh sáng (Ga 3.21). Tin Mừng đã nói như thế. Tâm hồn ta thường bị trì trệ nặng nề vì thiếu trong sạch, không chịu bỏ đi những điều cần phải từ bỏ. Chính vì thế trí khôn ta sẽ tìm ra đủ những lý lẽ để khỏi tin hoặc để khỏi tiếp tục tin nữa. Nó cố sức xây dựng những lập luận giải thích để không còn thấy lúng túng khó chịu nữa. Ta không có can đảm cắt đứt một mối liên hệ nguy hiểm, phá vỡ một thói quen xấu, chỉnh đốn lại tình yêu, lướt thắng tính ích kỷ hay lười biếng của mình. Hoặc lúc ấy ta đang sống một cách hời hợt, tự thỏa mãn với chính mình, thiếu nền tảng nội tâm. Các điều thuộc về đức tin đâu còn chỗ nào trong một cuộc sống ồn ào náo nhiệt, chỉ theo đuổi một mục tiêu duy nhất là năng xuất, lợi nhuận.

Ta không còn thời giờ để đặt cho mình những câu hỏi thiết yếu như: Tôi là ai? Tôi đang về đâu? Đời tôi có ý nghĩa gì? Cần phải thật khiêm nhường, trong sạch, cởi mở, khoáng đại, khôn ngoan thì mới nhận được ơn đức tin. 3- Một ơn do Chúa ban Đức tin trước hết là một ơn do Chúa ban. Để có được đức tin, cần phải có hai điều này: Về phía con người là đi tìm chân lý, còn về phía Thiên Chúa là ban ánh sáng đặc biệt cho con người. Nếu kim la bàn nào cũng chỉ về hướng bắc, ấy chính là vì cực bắc luôn có sức hấp dẫn cây kim đó. Chúa Giêsu nói rằng: Không ai có thể đến với Tôi, nếu Cha Tôi không lôi kéo người ấy (Ga 6:44). Đức tin là một ân sủng, nghĩa là một ơn mà Chúa ban không cho ta, chứ theo bản tính tự nhiên ta không thể đòi hỏi, có chăng là chỉ cầu mong và hy vọng được ban cho ơn ấy. Đức tin là một ánh sáng, nhưng vì là ánh sáng chiếu cho thấy Thiên Chúa và các điều kín ẩn của Người, nếu nó phải từ nơi Người mà phát xuất ra, không thể từ ta mà có được. Đức tin từ trời cao ban xuống: Đức tin chính là trí tuệ và tình yêu của Thiên Chúa được ban cho để soi sáng trí khôn con người. Chúng ta không thể nào biết Thiên Chúa ở nơi thâm sâu của Người. Thiên Chúa là một thế giới mới lạ mà con người không thể nào tới được. Lý trí có thể cho ta biết rằng Thiên Chúa hiện hữu. Nhưng muốn biết Người là ai thì phải có một giác quan thứ sáu. Giác quan này chính là đức tin. Đức tin mở tâm hồn con người ta cho một chiều kích mới mẻ và lạ lùng: Đức tin làm cho con người vượt qua những giới hạn của bản tính tự nhiên và của vũ trụ nhân loại, và có khẳ năng khám phá ra một bản tính ngoại nhiên, một bản tính siêu nhiên, khám phá ra thế giới siêu nhiên của chính Thiên Chúa. Đó là lúc con người đạt tới thế giới vô hạn. Nguồn ánh sáng từ trên cao, chiếu soi nội tâm ta, khiến ta xác tín rằng các thực tại mới mẻ mà chúng ta sẽ khám phá được chắc chắn là do Chúa: Tuy không thấy Chúa trực tiếp, chỉ trên Thiên đàng mới có được thị kiến này, và không hiểu hết mọi mầu nhiệm của Người, nhưng chúng ta biết những gì Người nói với ta quả là do chính Người và vì thế đáng tin.

Chúa không bao giờ từ chối tỏ mình ra cho những ai thành tâm thiện chí. Sớm hay muộn, người ấy sẽ có đức tin. Nhất là nếu người ấy nguyện xin cho được ơn này. Trước khi ăn năn trở lại, Cha De Foucauld vẫn luôn nguyện rằng: Lạy Chúa, nếu Ngài hiện hữu, xin cho con được biết Ngài. Điều thiết yếu cho tâm hồn luôn cởi mở sẵn sàng vì Thiên Chúa vốn luôn tôn trọng tự do của chúng ta. 4- Một câu trả lời tự do của con người Đức tin là một ơn do Chúa ban, thế nhưng con người còn cần phải đón nhận nữa. Họ phải thưa xin vâng. Đây là lúc ý chí con người can thiệp vào để thúc đẩy trí khôn tin vào các chân lý do Chúa mạc khải. Lúc ấy đức tin sẽ trở thành một sự dấn thân đi theo Chúa Kitô, một sự gắn bó với một nhân vật. Đó là một sự chọn lựa. Việc chúng ta tự ràng buộc mình vào Chúa Giêsu Kitô chắc chắn là một điều hợp lý, vì ta có đủ lý do chính đáng để tin: Đức tin không phải là điều vô lý, mà là điều vượt trên mọi lý luận. Việc ta quyết định tin vào Chúa Giêsu Kitô cũng là một hành vi tự do và đáng khen. Thiên Chúa không hề xâm phạm đến lương tâm con người, vì tự do chính là luật của tình yêu. Không ai có thể áp đặt đức tin, dù đó là cha mẹ hay Hội Thánh, cũng giống như chẳng ai có thể ép một người nào phải yêu. Đó là một sự lựa chọn hoàn toàn tự nguyện. Không phải là không có nguy hiểm, vì tin vào Thiên Chúa và tin vào Chúa Kitô cũng đồng thời là phải khước từ một cuộc sống bình lặng và dễ dãi. Trở thành Kitô hữu đồng thời là chấp nhận những xáo trộn trong cuộc sống. Đôi khi vì tuyên xưng đức tin mà ta phải chịu tử đạo. Tin đúng là một cuộc chiến đấu. Đức tin chẳng phải là một sự đào tẩu. Nó không cản trở mà trái lại còn thúc đẩy ta dấn thân, thậm chí với các kẻ không tin, để biến đổi thế giới xã hội tiến đến chỗ công bằng và huynh đệ hơn. Đức tin ban cho các cuộc dấn thân của chúng ta đời này có ý nghĩa, như một sự chuẩn bị cho Nước Trời. Đức tin là nguồn đem lại niềm vui, chiếu sáng cuộc đời. Dưới ánh sáng đức tin, thế giới trở nên trong suốt và huynh đệ hơn. Hoàn vũ là một nơi để hiệp thông với nhau. Và khi gặp đau khổ, đức tin mang lại can đảm và bình an khi làm cho ta hiểu

rằng đau khổ không phải là vô ích. Đức tin khiến ta nhìn cái chết như đường dẫn tới sự sống. Tin chính là xây dựng trọn cuộc đời ta dựa trên Chúa Kitô là Đấng có những lời ban sự sống vĩnh cửu. Chỉ một mình Người có khả năng làm thỏa mãn các khát vọng cao cả nhất của thanh niên lẫn thiếu niên và với người lớn tuổi. Đức tin cần được đào sâu thêm. Nó là một cây non mà nếu không được nuôi dưỡng thì sẽ chẳng lớn lên được. Một số người trẻ vẫn còn giữ một đức tin của con nít, thứ đức tin không còn đáp ứng được các nhu cầu của con người đã tới tuổi thanh niên hay tuổi tráng niên, tuổi trưởng thành. Để yêu mến Thiên Chúa hơn và chiếu tỏa Người ra, ta cần hiểu biết về Người hơn nữa. Phải không ngừng khám phá ra khuôn mặt của Chúa Giêsu Kitô bằng cách đào sâu các sách Tin Mừng. Để giữ vững đức tin, ta cũng cần thực hiện các hành vi đức tin, trong đó đáng kể hơn hết là cầu nguyện chuyên chăm và tham dự đều đặn Thánh lễ ngày Chúa Nhật. 5- Phải chăng khoa khọc mâu thuẩn với đức tin? Trong quá khứ đã có những xung đột trầm trọng giữa khoa học và đức tin. Tất cả mọi người đều nhớ việc Galilê bị kết án vì đã quả quyết rằng trái đất quay chung quanh mặt trời chứ không phải ngược lại. Các nhà thần học thời đó đã giải thích theo mặt chữ bản văn trong sách Sáng Thế. Ngày nay người ta không còn vướng phải sai lầm này nữa. Kinh Thánh không có ý dạy về khoa học, nhưng về tôn giáo và mạc khải. Tạ ơn Chúa, các mối tương quan giữa khoa học và đức tin đã thay đổi rất nhiều. Cả hai có thể tồn tại bên nhau một cách yên ổn mặc dù một đôi khi vẫn còn vài căng thẳng. Khoa học chân chính và đức tin đích thật không thể mâu thuẫn nhau. Khoa học tìm tòi trong thiên nhiên các quy luật mà Chúa đã thiết lập. Đức tin chuyển tải các chân lý mà Chúa đã trực tiếp truyền đạt. Thế nên nơi Thiên Chúa không thể có mâu thuẫn được. Sự có mặt của các nhà bác học đồng thời cũng là các tín hữu thuộc các tôn giáo chính trên thế giới chứng tỏ rằng khoa học và đức tin không phải là không sống chung với nhau được. Tuy nhiên, mỗi bên phải ở lại trong địa hạt của mình. Như người ta đã từng trách Hội Thánh giảng dạy thế này thế nọ ngược với các khám phá của khoa học,

như sáng tạo thế giới trong 6 ngày. Nhưng Hội Thánh chẳng dạy điều gì như thế cả. Với một ngôn ngữ đầy hình ảnh, tác giả sách Sáng Thế chỉ muốn tỏ cho ta biết rằng Thiên Chúa là tác giả của vũ trụ và những gì chứa đựng trong vũ trụ. Ngoài ra không nói gì hơn. Một số người lại xem một điều mới chỉ là giả thuyết như đã là chân lý khoa học rồi từ đó mới xảy ra các xung đột. Các Kitô hữu phải nhìn nhận giá trị của khoa học trong việc thăng tiến và phát triển con người, đồng thời cũng phải công nhận chân lý của khoa học trong lãnh vực khoa học. Tuy nhiên, khoa học cũng phải chấp nhận các giới hạn của mình và công nhận rằng chỉ riêng lý trí con người thôi không đủ để hiểu biết trọn vẹn thực tế vốn rất phức tạp. Có những thực tại mà khoa học không bao giờ vươn tới được, như: tư duy, tình cảm, vẻ đep, thi ca, các lựa chọn luân lý. Các điều này không chỉ là sản phẩm do não bộ tiết ra. Cả khoa học lẫn đức tin đều phải biết tôn trọng chủ quyền của nhau. Nếu khoa học phân tích cái thế nào của mọi sự, thì đức tin tìm hiểu cái tại sao. Nếu mỗi bên gạt đi cám dỗ muốn tự mình giải thích mọi chuyện, thì sẽ dần dần không còn những xung đột nữa. 6- Tôi mất đức tin! Có thật bạn đã lạc mất nó rồi chăng? Nó rơi mất khỏi túi bạn rồi à! Chúng ta hãy ăn nói cho nghiêm chỉnh một chút! Người ta không mất đức tin như làm thất lạc một cuốn sách hay một vật gì. Có thể bạn chỉ mới có một lòng đạo mơ hồ chứ chưa có đức tin đích thực? Nếu vậy chớ nói rằng mình đã mất đức tin. Trước hết, hãy khởi sự tìm kiếm đức tin bằng cách cầu xin Chúa - nếu Người hiện hữu ban nó cho bạn! Tuy nhiên, cũng xảy ra trường hợp đức tin đích thật bị tàn lụi. Đức tin là quan hệ bằng hữu với Chúa Kitô mà bạn đã kết ước ngay từ thời thơ ấu. Nó được biểu lộ qua kinh nghiệm, tham dự Thánh lễ, học hỏi giáo lý, tận tụy hy sinh cho tha nhân.

Nhưng rồi khi lớn lên, có thể bạn đọc phải tác phẩm của các tác giả không tin khiến cho tâm hồn bị dao động. Và cuối cùng có thể bạn bị họ thuyết phục để nghĩ rằng Thiên Chúa rất đổi tốt lành mà người ta gọi là Cha chúng ta ấy chỉ là kết quả do trí tưởng tượng của bạn sinh ra. Bạn đã quên chăm chú cho đức tin của mình, quên đem nó ra đối chiếu với các phát minh khoa học mà mình đã tiếp thu được. Trên đây, chúng ta đã thấy rõ ràng không hề có mâu thuẩn giữa khoa học chân chính và đức tin đích thực. Hoặc là, càng lớn lên bạn càng không còn đủ can đảm để cầu nguyện hay hành đạo nữa. Vì giờ đây kinh nghiệm không còn là một nguồn an ủi như trước kia nữa. Bạn chẳng còn cảm thấy gì hết. Nhưng đức tin không phải là một điều thuộc lãnh vực tình cảm. Kinh nguyện và Thánh lễ là những điều sinh tử đối với người Kitô hữu. Hoặc ít ra bạn gặp một biến cố đau thương nào đó, như cái chết của người thân hay tri kỷ chẳng hạn, làm cho bạn choáng váng. Bạn tự nhủ rằng nếu Thiên Chúa hiện hữu, hẳn Người đã không cho phép tai nạn này xảy ra. Nhưng nếu như Người chẳng hề hiện hữu thì có bao nhiêu câu hỏi không tìm được lời giải đáp! Đôi khi vì khám phá ra giới tính của mình mà một thanh niên nọ có thể rời xa đức tin. Người ấy nhìn tôn giáo như một chướng ngại vật ngăn cản sự phát triển nhân bản của mình, quên rằng chính tôn giáo giúp ta khám phá tình yêu đích thật. Chưa kể đến áp lực của môi trường lãnh đạm mà ta đang sống. Ngày nay, phải can đảm lắm mới dám suy nghĩ hoặc nói ra điều gì ngược với mọi người chung quanh! Phải có cá tính mạnh mẽ lắm mới dám đi tìm những giá trị tâm linh, trong khi biết bao người chỉ nhắm đến cái lợi trước mắt bằng cách thu tích của cải vật chất! Nếu đã mất đức tin, xin bạn hãy đọc tiểu sử và các sự kiện trong cuộc đời của những người, nam lẫn nữ, có một đức tin thật sáng ngời! Nhưng nhất là trước khi mất đức tin, hãy nuôi dưỡng nó đầy đủ để nó khỏi lụi tàn. 7- Đức tin có thể giúp ta thành công trong đời không? Không có thành công nào mà chẳng có niềm tin: Người nghệ sĩ tin vào nghệ thuật, người làm ăn tin vào thị trường và xí nghiệp của mình.

Thế nào là thành công? Là giàu có, gia đình hạnh phúc, nổi tiếng, thành công với người khác phái ư? Không phải thành công nào cũng đều có giá trị: Tự nhiên ai cũng có thể thấy; sự thành công đích thật không nhất thiết phải lồ lộ trước mắt ta. Hơn nữa, ta không bao giờ đạt được thành công mà không vượt qua một vài thử thách. Ta cũng chẳng khi nào đạt được thành công một lần là xong. Đức tin Kitô giáo có thể giúp ta thành công về mặt xã hội mà cũng có thể cản trở ta. Người tin thường phải bơi ngược giòng vì phải nhìn sự thành công theo thời, thường khi chỉ có giá trị tương đối, phải thấy được cái giới hạn và cả những sai lầm của nó nữa. Đức tin là một sự lựa chọn và có thể là một sự lựa chọn rất bi đát. Nhưng nhất là đức tin giúp ta trở thành một người có chiều sâu. Người Kitô hữu vì biết rằng mình được Chúa yêu mến sẽ có thêm can đảm để không bao giờ thất vọng. Hơn thế nữa, người ấy được đức tin thúc đẩy mãnh liệt để xây dựng một thế giới huynh đệ hơn. Người ấy sẽ nhìn ra Chúa Giêsu Kitô là một con người đã thành đạt, một con người đã thắng vượt được mọi thử thách, kể cả hận thù và cái chết. Đức tin là một sự may mắn cho cuộc đời chăng? Dầu sao, nếu không luôn luôn giúp ta thành công trong đời thì ít ra đức tin giúp ta được thành nhân. Fr. J