TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012 BÚT PHÁP CHÍNH LUẬN TRONG VĂN XUÔI TRẦN NHÂN TÔNG Trần Thị Thanh Trường Đại học Khoa học, Đại h

Tài liệu tương tự
73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Thử bàn về chiến lược chiến thuật chống quân Minh của vua Lê Lợi Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Bạn Tý của Tôi

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

0365 Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật án h: Lưu Tống Lương a Xá d ch Vi t h: T. Thí h Trí T nh ---o0o--- Nam Mô Bổn Sư Thí h Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần) Như v

Kinh Quán Vô Lượng Thọ

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Công Chúa Hoa Hồng

Cúc cu

ÔNG PGS/TS BÙI HIỀN VÀ ĐỨA CON QUÁI THAI TỪ BÊN TÀU GỞI QUA Nguyên Khai BỘ CHỮ TIẾNG VIỆT theo mẫu tự La -Tinh do các Giáo Sĩ Tây phương sáng chế ra g

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

Oai đức câu niệm Phật

1

Cổ học tinh hoa

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Kinh Quan Vo Luong Tho Phat - HT Tri Tinh Dich

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Code: Kinh Văn số 1650

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

Tình Thương Nhân Loại, bài Đức Diêu Trì Kim Mẫu

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Tiên Tri Về Thời Cuộc của Việt Nam và Thế Giới Phạm Công Tắc

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn

Phân tích nét tương đồng trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

ẤN QUANG ĐẠI SƯ KHAI THỊ Nhân Quả Kiêng Giết Phóng Sanh Ăn Chay Luân Hồi Lục Đạo (Trích Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Chánh Biên Tục Biên Tam Biên) Chuyển

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh

VIETNAM ATTRACTS RECORD LEVEL OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT - Asia Pulse

Thuyết minh về Nguyễn Du

Nam Tuyền Ngữ Lục

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN SÁU 79. THƯ

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI 144. T

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

Kinh Duoc Su Luu Ly Quang Nhu Lai Bon Nguyen Cong Duc - Ns Tam Thuong

Niệm Phật Tông Yếu

Mục lục GIỚI THIỆU Quyển 1 - Lưu nhị mục truyện LƯU CHƯƠNG TRUYỆN LƯU YÊN TRUYỆN [ Chú thích ] Quyển 2 Lưu Tiên chủ LƯU TIÊN CHỦ TRUYỆN [ Chú thích ]

KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG CÓ PHẢI LÀ CUỐN KINH ĐẦU TIÊN ĐƯỢC DỊCH TẠI TRUNG QUỐC KHÔNG? HẠNH CƠ Nguồn Chuyển sang ebook 2

SỰ SỐNG THẬT

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

PHÁP NGỮ HT.Tuyên Hóa Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link Audio Tại Website

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

AN SĨ TOÀN THƯ AN SĨ TOÀN THƯ ÂM CHẤT VĂN QUẢNG NGHĨA KHUYÊN NGƯỜI TIN SÂU NHÂN QUẢ QUYỂN THƯỢNG Tác giả: Chu An Sĩ Việt dịch: Nguyễn Minh Tiến LỜI TỰ

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI CHÍN V

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Biên soạn: Quách Cư Kính 24 TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO TẬP 2 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2019 Môn thi: NGỮ VĂN (Đề thi có 09 trang) Thời gian: 45 phút, không kể th

Dieãn ñaøn trao ñoåi 75 THÀNH NGỮ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC NGUYỄN GIA THIỀU Expressions in Cung oan Ngam Khuc Nguyen Gia Thieu Trần Minh Thương 1 Tóm

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung #231 10/12/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THAO QUANG DƯỠNG HỐI CỦA TRUNG QUỐC Nguồn: Lee Kuan Yew (2013

Microsoft Word - Ta Tuan Trangiathu.doc

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

Tiểu sử Nguyễn Du qua những phát hiện mới TS Phạm Trọng Chánh Nguyễn Du có Truyện Kiều từ năm nào? Nguyễn Du có quyển Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâ

QUI SƠN CẢNH SÁCH Tác-Giả: Đại-Viên Thiền-Sư. Dịch Giả: HT.Tâm-Châu Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam T

No tile

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Phong Thuy than bi.doc

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

Bản ghi:

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012 BÚT PHÁP CHÍNH LUẬN TRONG VĂN XUÔI TRẦN NHÂN TÔNG Trần Thị Thanh Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt. Bài viết tập trung vào ba vấn đề sau: 1. Để đạt được mục đích trong sách lược ngoại giao, lời lẽ ở các bức thư của Trần Nhân Tông đều tỏ ra mềm dẻo, nhún nhường- đây cũng chính là một trong những bút pháp mà Trần Nhân Tông sử dụng ở trong văn xuôi. 2. Các văn thư ngoại giao của Trần Nhân Tông đã thể hiện sự kiên định trong việc từ chối yêu sách của triều Nguyên đòi vua Trần sang Bắc Kinh để chầu hầu. 3. Bằng lời văn sắc bén, cách phân tích thấu tình đạt lý, Trần Nhân Tông đã kiên quyết giữ vững chủ quyền dân tộc bằng mọi cách. Ông đã vận dụng trí, dũng, nhân để đạt được mục đích, thậm chí sẵn sàng dâng thật nhiều cống phẩm và đặc biệt quyết không cho ai can thiệp vào nội bộ triều chính. Thời gian trị vì của vua Trần Nhân Tông (1278-1293) gắn liền với hai cuộc đấu tranh chống quân Mông - Nguyên xâm lược (1285 và 1288). Đây là những tháng năm rất gay go và ác liệt, đòi hỏi Trần Nhân Tông - người đứng đầu nhà nước Đại Việt, vị tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên phải vừa sắc sảo vừa linh hoạt trong việc xử lý rất nhiều tình huống phức tạp. Những bức thư, tấu, trạng mà Trần Nhân Tông gửi cho nhà Nguyên chính là những tác phẩm văn học chính luận chứa đầy khí phách của một dân tộc dù nhỏ bé, nhưng vẫn kiên quyết chiến đấu để giữ vững nền tự chủ của mình. Sách lược đối ngoại của vua Trần Nhân Tông thể hiện trong các bức thư đó là tránh va chạm, giữ hòa khí, thậm chí nhún nhường khi cần thiết nhưng lại rất cương quyết để bảo vệ chủ quyền của dân tộc. Hai mươi hai bản văn xuôi chữ Hán của Trần Nhân Tông chính là những văn bản chính luận, bởi vì nó phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp đấu tranh chính trị và quân sự. Đây là loại văn có đặc trưng rất riêng. Lời văn phải vừa tao nhã mềm dẻo, lại vừa đanh thép sắc bén để khuất phục kẻ thù. Lời lẽ cương nhu dùng ở trong thư là tùy theo tình hình. Người viết phải biết mình biết ta, biết thế địch để có những lời nói cho hợp lẽ. Theo Thơ văn Lý Trần, những sáng tác của Trần Nhân Tông bao gồm: Trần Nhân Tông thi tập, Đại hương hải ấn thi tập, Tăng già toái sự, Thạch thất mỵ ngữ, Trung hưng thực lục. Tuy nhiên, những tác phẩm hiện nay còn lại chỉ có 32 bài thơ, 2 cặp câu thơ lẻ, 1 bài minh và 1 bài tán, 2 bài phú Nôm và 22 văn bản văn xuôi (thư, tấu, trạng, biểu). 227

Theo sự khảo cứu của Phạm Văn Ánh 1, văn thư ngoại giao thời Trần gửi Thiên triều có cả thảy 26 bản được chép rải rác trong các sách An Nam chí lược ; Nguyên sử ; Thiên Nam hành ký ; Trần Cương Trung thi tập. Trong tổng số 26 bức văn thư này có một bức gửi cho vua nhà Tống, còn lại 25 bức gửi cho nhà Nguyên. Những bức văn thư này có khi ghi rõ tên tác giả, có khi chỉ ghi một cách chung chung An Nam Trần (họ Trần nước An Nam), hoặc chỉ ghi ngày tháng, không có tên tác giả, thậm chí nó chỉ là các trích đoạn không có tác giả và niên đại. Khảo cứu về mặt hình thức, chúng ta thấy ở các văn bản này có hai cách ghi tên tác giả: Một là Trần Nhật Huyên, hai là Trần Nhật Tôn. Phạm Văn Ánh - tác giả của bài báo Khảo biện về văn thư ngoại giao của Trần Nhân Tông cho rằng: Các vua Trần trong quan hệ với nhà Nguyên đều dùng tên riêng có tính chất chuyên dụng cụ thể như sau: Trần Thái Tông (Trần Cảnh) lấy tên là Quang Bính Trần Thánh Tông (Trần Hoảng) lấy tên là Nhật Huyên Trần Nhân Tông (Trần Khâm) lấy tên là Nhật Tôn. Trong Toàn tập Trần Nhân Tông, Lê Mạnh Thát đã dùng thời gian Trần Nhân Tông tại vị để làm tiêu chí xác định tác giả các văn thư ngoại giao trong giai đoạn từ năm 1278 đến 1293. Chúng tôi cho tiêu chí này là có lý. Lê Mạnh Thát coi 22 văn bản mà ông đã tuyển mặc dù dùng hai tên khác nhau nhưng thực chất chỉ là một. Hai mươi hai bức biểu, tấu, trạng gửi cho nhà Nguyên có 6 bức đề tên tác giả là Trần Nhật Huyên và 16 tác phẩm còn lại là của tác giả Trần Nhật Tôn. Và dù Trần Nhật Huyên có là Trần Thánh Tông theo cách suy đoán của Phạm Văn Ánh đi nữa thì những văn bản ngoại giao này đều được viết dưới triều Trần Nhân Tông. Theo ý kiến của chúng tôi, xét về mặt pháp lý, nó vẫn là những văn bản ngoại giao dưới triều Trần Nhân Tông đương nhiệm. Do đó 22 văn bản chính luận này dù có đề tên tác giả là Trần Nhật Huyên hay Trần Nhật Tôn thì bút pháp chính luận và nội dung tư tưởng chứa đựng trong đó đều thống nhất. Vì vậy ở phần sau, khi phân tích bút pháp chính luận trong văn xuôi Trần Nhân Tông, chúng tôi vẫn lấy 22 văn thư 2 mà Lê Mạnh Thát đưa ra trong Toàn tập 1 Phạm Văn Ánh, Khảo biện về văn thư ngoại giao của Trần Nhân Tông Hội thảo khoa học; Đức vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông cuộc đời và sự nghiệp (Nhân 700 năm ngày nhập niết bàn 1308 2008); Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện khoa học xã hội Việt Nam; Quảng Ninh, ngày 26/11/2008. 2 22 bức văn thư tuần tự như sau: 1. Lá thư tháng Mười một nhuận năm Chí Nguyên thứ 15 (1278); 2a. Tờ biểu tháng 12 năm Chí Nguyên thứ 15 (1278); 2b. Tờ biểu năm Chí Nguyên thứ 15 (1278); 3. Thư tháng 11 năm Chí Nguyên 20 (1284); 4. Lá thư tháng 3 năm Chí Nguyên thứ 21 (1284), gửi cho Kinh Hồ Chiêm Thành hành tính; 5. Lá thư tháng 10 năm Chí Nguyên thứ 21 (1284), gửi cho Thoát Hoan; 6. Thư tháng 10 năm Chí Nguyên thứ 21 (1284), gửi cho Thoát Hoan; 7. Lá thư tháng 3 năm Chí Nguyên 23 (1286); 8. Tờ biểu năm Chí Nguyên thứ 25 (1288); 9. Tờ biểu tháng 4 năm Chí Nguyên thứ 25 (1288); 10. Tờ trạng tháng 3 năm Chí Nguyên 26 (1289); 11. Thư tháng 3 năm Chí Nguyên 26 (1289); 12. Thư tháng 3 năm Chí Nguyên 26 (1289); 13. Tờ biểu năm Chí Nguyên thứ 29 (1292); 14. Thư ngày 13 tháng Giêng năm Chí Nguyên thứ 30 (1293); 15. Thư ngày 21 tháng 2 năm Chí Nguyên thứ 30 (1293); 16. Thư ngày 25 tháng 2 năm Chí Nguyên thứ 30 (1293); 17. Thư ngày 1 tháng 3 năm Chí Nguyên thứ 30 (1293); 18. Nguyên nước An Nam dâng bài ca Vạn thọ cùng biểu và tấu; 19. Tờ biểu ngày 4 tháng 3 năm Chí Nguyên thứ 30 (1293); 20. Tờ tấu ngày 4 tháng 3 năm Chí Nguyên thứ 30 (1293); 21. Tờ biểu năm Nguyên Trinh thứ nhất (1295); 22. Tờ biểu xin Đại Tạng kinh [năm Nguyên Trinh thứ nhất (1295)]. 228

Trần Nhân Tông để làm minh chứng. 1. Để đạt được mục đích trong sách lược ngoại giao, lời lẽ ở các bức thư của Trần Nhân Tông đều tỏ ra mềm dẻo, nhún nhường - đây cũng chính là một trong những bút pháp mà Trần Nhân Tông sử dụng ở trong văn xuôi. Lời khiêm xưng là thần - tức bề tôi ở trong văn bản nào cũng thấy xuất hiện. Đây là một ngôn từ ngoại giao mềm mỏng nhằm giữ thể diện cho đối phương. Quân Nguyên tuy rất mạnh nhưng đã bị đại bại vào năm Nguyên Phong thứ 7 (1258) và 50 vạn quân cũng bị tan tành trong hai lần đọ sức tiếp theo (1285 và 1288). Đây là những chiến công lẫy lừng ghi vào trang sử vàng của dân tộc, và đương thời nó cũng là những chiến công mang tầm thế giới. Tuy là người chiến thắng nhưng các vị vua đời Trần (từ Trần Thái Tông cho đến Trần Nhân Tông), đều có chính sách mềm mỏng đối với kẻ thù Mông - Nguyên. Bên trong ta nhất quyết không quy phục, ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng để sẵn sàng ứng chiến kịp thời khi kẻ thù mở cuộc xâm lăng nhưng bên ngoài ta vẫn tỏ ta là một nước nhỏ hết lòng thờ phụng nước lớn. Mở đầu những bức thư, bài biểu, bài tấu, bài trạng vua Trần Nhân Tông viết: An Nam quốc, thần Trần Nhật Huyên tấu ; An Nam quốc thần Trần Nhật Huyên biểu ; cô tử thư ; cô tử trí thư ; An Nam quốc thế tử vi thần Trần Nhật Huyên thượng tấu. Những lời khiêm xưng là vi thần (vua của một tiểu quốc chỉ xứng là bầy tôi) đối với hoàng đế bệ hạ - vua của một đại quốc ) và những lời cầu chúc thánh thể sinh hoạt vạn phúc cùng những cống vật quý giá đã như một dòng nước mát làm dịu nỗi căng thẳng giữa ta và địch, làm dịu bớt nỗi nhục, nỗi đau của giặc vì một đại quốc mà lại thua tiểu quốc. Sau khi kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần ba thắng lợi đã 5 năm, Trần Nhân Tông vẫn thi hành chính sách bang giao với nhà Nguyên. Sách lược ngoại giao khôn ngoan mềm dẻo vẫn được ông sử dụng. Lời tự xưng tiểu quốc, và lời tự nhận mình là người có tầm nhìn hạn hẹp, Nam hoang tọa tỉnh, bắc diện cung thìn (đất Nam ngồi giếng, mặt Bắc ngóng sao), Tam thập niên khuyển mã quyền quyền (30 năm luôn luôn thờ phụng Hoàng đế bệ hạ chăm chăm như khuyển mã), được nhắc lại nhiều lần trong các bức thư. Với vua Nguyên, trong một số bài biểu, Trần Nhân Tông đã khen ngợi hết lời Hoàng đế bệ hạ, thông minh nhật tê, dũng trí thiên tích, dĩ nhật nộ nhi yên thiên hạ, dĩ ngũ phúc nhi tích thứ dân, yêm hữu tứ phương, tự Hán Đường sở vô chi sự. Vua Nguyên được khen là người thông minh sánh ngang trời, trí dũng song toàn do bẩm sinh, uy vũ lừng lẫy thiên hạ bởi một cái giận đã dẹp yên thiên hạ, bao quát tứ phương, ban phúc cho thứ dân, những sự việc này từ thời Hán Đường chưa từng thấy. Thật là một nghệ thuật dĩ hòa vi quí của vua Trần Nhân Tông đối với đại quốc - Thiên triều. Có lẽ những lời nói ngọt, lọt tận xương này đã phần nào giảm đi không khí căng thẳng giữa hai nước. Triều Nguyên cũng nguôi ngoai đi phần nào và thôi không phát động chiến tranh lần nữa. Đây là một hướng có lợi cho ta và cũng chính là đích mà những bài văn chính luận của vua Trần Nhân Tông muốn hướng đến. Lời lẽ mềm dẻo, khôn khéo trong văn chính luận của Trần Nhân Tông còn thể hiện ở chỗ thường hay quy tội gây chiến cho các tướng lĩnh ngoài biên ải, thay vì trực 229

tiếp chỉ trích vua Nguyên. Trong bài biểu năm thứ 25 niên hiệu Chí Nguyên, sau khi đã dùng hàng loạt những lời lẽ khiêm tốn, đề cao vua Nguyên, Trần Nhân Tông quay sang tố cáo những tội ác mà cuộc chiến tranh đem lại bằng cách khôn khéo quy tội cho Bình chương A Lý Hải Nha và Tham chính Ô Mã Nhi. Chí nhị thập tam niên A Lý Hải Nha Bình chương tham quyết biên công, vị khước thánh chiếu; Thị dĩ tiểu quốc nhất phương sinh linh hóa vi đồ thán (Đến năm thứ 23 (1286) Bình chương A Lý Hải Nha vì tham lập công biên giới, làm trái thánh chỉ. Do vậy tiểu quốc sinh linh một phương phải chịu lầm than); Nhược Ô Mã Nhi sở hành khốc ngược đại vương nhãn kiến. Vi thần bất cảm võng (Còn việc làm của Ô Mã Nhi tàn khốc bạo ngược thì chính đại vương mắt thấy. Vi thần chẳng dám nói dối) 3. Nếu đọc hết tờ biểu này, chúng ta thấy A Lý Hải Nha và Ô Mã Nhi chính là những kẻ gây ra chiến tranh và sự chết chóc của người dân vô tội chứ không phải là bản thân Hốt Tất Liệt. Chiến thuật ngoại giao khôn khéo của Trần Nhân Tông đã thể hiện rất sắc nét dưới ngòi bút chính luận. Ông đã tế nhị giữ thể diện cho Hốt Tất Liệt để đỡ mang tiếng là đại quốc, thiên triều mà lại bị tiểu quốc đánh bại. Tuy quy tội cho các tướng ngoài biên ải nhưng ý đồ ngầm chứa trong bài biểu là lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa do chính Hốt Tất Liệt chủ mưu. 2. Các văn thư ngoại giao của Trần Nhân Tông đã thể hiện sự kiên định trong việc từ chối yêu sách của triều Nguyên đòi vua Trần sang Bắc Kinh để hầu chầu. Sự thực, triều Trần sẵn sàng triều cống nhưng cũng rất kiên quyết bảo vệ chủ quyền dân tộc và danh dự của vương triều mình. Trong thực tế không có một sử liệu nào ghi rằng Trần Nhân Tông thỏa mãn các yêu sách của Hốt Tất Liệt. Khi Trần Thánh Tông mất, Hốt Tất Liệt lấy cớ Trần Nhân Tông lên ngôi nhưng không xin phép Thiên triều, do vậy quyết đòi ông phải sang Bắc Kinh chầu Thiên tử. Trần Nhân Tông nhất quyết không sang mà chỉ cho sứ đoàn đi ngoại giao. Trong phần Liệt truyện quyển 209, Nguyên sử có viết: Dư sinh trưởng thâm cung, bất tập thừa kỵ am phong thổ, khủng tử ư đạo lộ... (Tôi sinh trưởng ở chốn thâm cung, không quen cưỡi ngựa, không quen phong thổ, sợ chết dọc đường..). Lời lẽ trong bài biểu này vừa có tình vừa có lý, khiến cho Hốt Tất Liệt khó bề bắt bẻ. Lý lẽ ấy là: làm vua một nước dù là nước nhỏ như nước tôi thì quyền lợi và trách nhiệm cũng giống như vua nhà Tống. Vua một nước thường sinh trưởng trong chốn thâm cung nên không quen nắng gió, do vậy việc đi sang Bắc Kinh để triều cống là không thể thực hiện được. Việc đến Bắc Kinh để chầu vua Nguyên luôn luôn bị Trần Nhân Tông từ chối một cách khéo léo. Điều này càng thể hiện sự kiên định trong đường lối ngoại giao của ông: Những luận điệu dối trá về lòng nhân của Hốt Tất Liệt đã bị Trần Nhân Tông chất vấn trở lại: Nếu Thiên triều có lòng nhân như thế thì tại sao lại cứ bắt tôi phải vào 3 Lê Mạnh Thát, Sđd, tr.459. 230

chầu. Nếu vào chầu theo đúng lệnh, lỡ phơi xương trắng ở dọc đường thì sao? Điều ấy chẳng ảnh hưởng đến lòng nhân mà Thiên triều từng khoe khoang hay sao?.vấn đề này đã được Trần Nhân Tông lật đi lật lại nhiều lần trong các bài biểu, bài tấu để từ chối yêu sách vào chầu của vua Nguyên. Bởi chính Trần Nhân Tông hiểu rất rõ vào chầu tức là đầu hàng giặc, tức là đem chủ quyền quốc gia mà dâng cho giặc. Và Trần Nhân Tông nhất quyết không nhượng bộ. Hốt Tất Liệt dùng chiêu bài dụ dỗ bằng những lời đường mật không được, liền hai lần xua quân tiến đánh nước ta với binh hùng tướng mạnh. Trước tình hình này, tháng 3 năm Chí Nguyên 26 (1289), Trần Nhân Tông dâng hai bức thư và dâng một tờ trạng cùng phương vật cống phẩm sang Trung Quốc để làm giảm nộ khí của Hốt Tất Liệt, tránh một cuộc đụng độ nữa xảy ra. Tuy nhiên, Hốt Tất Liệt vẫn chưa nguôi hẳn. Trong chiếu thư Hốt Tất Liệt nói: Nếu quả có lòng thành thật, thì sao không sang trình diện để phô bày mà chỉ sai người mang cống phẩm. Điều này lại được Trần Nhân Tông trả lời một cách rất mềm mỏng. Ông đã vận dụng cái lý lẽ thường tình của con người là tham sinh úy tử (tham sống sợ chết) để giải thích về hành động không sang đất Bắc chầu thiên tử. Vả lại đường sá thật xa cách nên xin thiên triều lượng cả bao dung tha cho tội chết. Trần Nhân Tông còn tự nhận lỗi lầm của mình là có lệnh vua đòi mà cứ lần lữa. Nhưng vì sợ bỏ xác trên đường đi thì sẽ ảnh hưởng đến lòng nhân của thánh triều. Cách lập luận này được thống nhất từ những bài biểu đầu cho đến các bài biểu, bài tấu cuối cùng. Tuy nhiều lần ra chỉ dụ bắt Trần Nhân Tông vào chầu mà không được đáp ứng nhưng Thiên triều cũng khó kiếm cớ để hỏi tội con dân. Như vậy, mục đích cuối cùng mà Trần Nhân Tông muốn hướng tới thông qua các bài văn chính luận là quân Nguyên không động binh lần nữa để giữ được hòa bình và mối bang giao giữa hai nước đã đạt được. Đây là một điều cực kỳ có lợi cho nước ta thời bấy giờ. Kết quả này một phần nào cũng do những bài văn chính luận của vua Trần Nhân Tông đem lại. 3. Bằng lời văn sắc bén, cách phân tích thấu tình đạt lý, Trần Nhân Tông đã kiên quyết giữ vững chủ quyền dân tộc bằng mọi cách. Ông đã vận dụng trí, dũng, nhân để đạt được mục đích, thậm chí sẵn sàng dâng thật nhiều cống phẩm và đặc biệt quyết không cho ai can thiệp vào nội bộ triều chính. Trước sự kiện Hốt Tất Liệt phong cho Trần Di Ái, (chú của Trần Nhân Tông đang đi sứ Trung Quốc) làm An Nam Quốc Vương (với lý do Trần Nhân Tông cáo bệnh không vào chầu, nay cho nghỉ mà thuốc thang điều dưỡng) và 100 quân hộ tống triều đình bù nhìn về nước, Trần Nhân Tông đã có cách giải quyết rất khôn khéo. Về mặt quân sự, Trần Nhân Tông điều quân đón đánh lực lượng này ngay ở biên giới nhằm đập tan âm mưu đặt An Nam Tuyên uý và lập triều đình Trần Di Ái của Hốt Tất Liệt. Về mặt ngoại giao, ngay lúc đó Trần Nhân Tông lại sai người đón bọn Sài Thung về Thăng Long rồi lập tức dâng tờ biểu để thanh minh rằng : Bầy tôi không sát hại chú và không phản bội Thiên triều. Tình thực là trong nội thân có sự mâu thuẫn nhằm tranh công nên tâu bậy mà thôi. 231

Văn chính luận của Trần Nhân Tông rất sắc bén. Cách phân tích thấu tình đạt lý, khiến kẻ thù muốn gây sự cũng đành phải nín nhịn. Vào cuối năm 1283, khi vua Nguyên sai Triệu Chử sang đòi nhà Trần phải giúp binh lương cho việc đánh Chămpa, Trần Nhân Tông đã sai người đưa thư sang từ chối với một lý do thật là chính đáng. Cô tử chi thân, diệc kế thừa phụ chí. Tự lão phụ quy thuận thiên triều tam thập niên, vu tư can qua thị bất phục dụng, quân tốt hủy vi dân đinh, nhất tư thiên triều cống hiến nhất thị, tâm vô nhị đồ hạnh, các hạ căng sát. Trợ lương nhất kiện tiểu quốc địa thế tần hải, ngũ cốc sở sản bất đa nhất. Tự đại quân khứ hậu, bách tính lưu vong, gia dĩ thủy hạn. Triêu bão mộ cơ thực bất hạ (Thân của kẻ cô tử này đã kế thừa chí cha. Từ khi cha tôi qui thuận thiên triều đến nay là 30 năm, đối với vũ khí can qua, không cần dùng lại, quân lính bỏ về làm dân đinh, một lòng cống hiến Thiên triều, trong lòng không có mưu đồ gì khác, mong các hạ thương xót mà soi xét cho. Về việc giúp lương thì địa thế tiểu quốc tiếp giáp với biển, ngũ cốc sản xuất không nhiều. Từ khi đại quân đi rồi, trăm họ lưu vong, thêm vào đó bị lụt lội hạn hán. Sớm no chiều đói, ăn uống vẫn không đủ) 4. Với cách lập luận như trên, Hốt Tất Liệt không có cớ để trả thù khi An Nam từ chối không giúp binh lương. Để lên án việc xâm lược của đế quốc Mông - Nguyên, Trần Nhân Tông đã dùng điển tích ở trong sách kinh điển của Trung Quốc phổ thiên chi hạ mạc phi vương thổ (khắp cả gầm trời chẳng đâu không phải đất của nhà vua) 5, nhằm lên án Hốt Tất Liệt. Theo luận điệu của nhà Nguyên, đất nước Nam dân nước Nam là của triều Nguyên thế mà tại sao Hốt Tất Liệt lại mang quân đi đánh để giết người, cướp của. Điều ấy có phải là trái với mệnh trời không? Tố cáo tội ác của chiến tranh, căm ghét chiến tranh, Trần Nhân Tông đã làm đủ mọi cách để chiến tranh đừng xảy ra. Sau hai lần đại thắng quân Nguyên, Trần Nhân Tông đã dâng thư và cống vật. Năm 1285 là năm ta chiến thắng quân Nguyên lần thứ hai. Để làm vơi nỗi hận vì thua trận của Hốt Tất Liệt, vào tháng 3 năm Chí Nguyên thứ 24 (1286) Trần Nhân Tông đã dâng thư và cống phẩm vật. Đây là lần cống phẩm vật nhiều nhất. Trong bức thư đã liệt kê ra 52 hạng mục với đầy đủ các loại quý, từ các đồ ngự dụng có khảm vàng bạc cho đến các đồ quý như sừng linh dương, sừng tê giác, chim ó, chim trĩ, rái cá, cá sấu, lông chim trả, voi thuần, lụa là gấm vóc. Có thể nói, cách dâng phẩm vật cũng nằm trong kế sách ngoại giao cực kỳ khôn khéo để bảo vệ chủ quyền dân tộc của Trần Nhân Tông. Sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 3 đại thắng, những tướng giỏi như Lý Hằng, Toa Đô, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, A Bát Xích hoặc bị tiêu diệt hoặc bị bắt sống. Triều Nguyên đã bớt huyênh hoang khoác lác và ít đòi ta đáp ứng những điều vô cớ. Tuy nhiên, để cho yên ổn, tháng 3 năm Chí Nguyên thứ 26 (1289), Trần Nhân Tông lại dâng thư và tờ trạng cùng với các phương vật nhằm thỏa lòng tự phụ của một nước 4 Lê Mạnh Thát, Sđd, tr. 452. 5 Lê Mạnh Thát, Sđd, tr. 441. 232

lớn. Đặc biệt, Trần Nhân Tông còn viết thư chúc mừng hoàng hậu với lời lẽ hết sức bay bướm, qua đó để chuyển tải một tư tưởng, cầu mong dân chúng được sống trong cảnh thái hòa, cầu mong thiên triều biểu thị được đức mẫu nghi hóa dục và đức hiếu sinh để tắm gội cho muôn dân. Có thể nói bức thư này xứng đáng là một bài văn chính luận. Trên danh nghĩa là một bức thư chúc mừng hoàng hậu vạn phúc nhưng lại chuyển tải nhiều ý nghĩa và lời lẽ thì cực kỳ sắc bén. Theo quan điểm Nho giáo, vợ vua là Mẫu nghi thiên hạ cho nên phải có trách nhiệm hóa dục muôn dân, phải đem lòng nhân từ, thể hiện đức hiếu sinh ở khắp nơi, để cho nơi hoang vu cũng được tắm gội bởi lòng từ rộng lớn. Vua là thiên tử (con trời), lại là phụ mẫu chi dân (cha mẹ của dân) nên phải biết dưỡng dân chứ đừng động can qua mà sinh linh bị sát hại. Lời nhắn gửi đó kèm theo 15 lễ vật, cũng làm cho triều đình nhà Nguyên phải suy nghĩ. Có lẽ sự thất bại đớn đau của ba cuộc chiến tranh đã làm vua Nguyên tỉnh ngộ. Hơn nữa, phẩm vật cùng những lời lẽ ngọt ngào có tình có lý, đầy tính thuyết phục của đối phương khiến Hốt Tất Liệt đã nguôi ngoai ít nhiều, ý phục thù sau những lần bị thua trận không còn thúc giục nữa. Đây cũng là một sách lược ngoại giao của cha ông ta để nuôi dưỡng nền hòa bình mà sau này Nguyễn Trãi - Lê Lợi tiếp thu. Và ở thời hiện đại, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi ta trả lại tù binh cho Mỹ, giúp người Mỹ tìm hài cốt của lính Mỹ đem về nước cũng là cách làm theo cha ông ta từ thời Trần, thời Lê. Phần lớn lời lẽ trong các bài biểu là khiêm nhường, nhưng cách dẫn dắt vấn đề lại khiến cho nhà Nguyên phải dè dặt. Mặc dù Đại Việt đang ở thế thắng, tính mạng kẻ thù đang ở trong tay, nhưng Trần Nhân Tông chẳng những tha chết mà còn đối đãi tử tế rồi cho người tiễn về tận biên giới. Cách làm này chính là để tránh hận thù. Tuy nhiên, Trần Nhân Tông cũng hé mở một điều để cảnh tỉnh: Nước tôi thủy thổ thậm ác, viêm chướng thực phồn, nếu ai có ý sang chiếm đất đai ở lâu nơi này thì không tránh khỏi cái chết. Ngoài ra, nhà vua còn tích cực cho người tìm kiếm quân lính của nhà Nguyên, những kẻ sót mất của đại quân nếu tìm được thì vua cũng sẵn lòng cho trở về. Ngoại đại quân di vong giả đãi thiên dư nhân, thần dĩ phát lệnh quy liễu. Hoặc hậu biệt hữu kiến chi thần diệc tầm giáo hồi khứ (Ngoài ra, những kẻ sót mất của đại quân còn những hơn ngàn người, thần đã phát lệnh đưa về. Nếu sau này có gặp nữa, thì thần cũng tìm rồi bảo trở về) 6. Đây chính là đoạn văn biểu thị thành ý lòng nhân của tác giả. Sự kiện Ô Mã Nhi bị chết cũng được Trần Nhân Tông giải thích trong một bài biểu rằng: đó là sự không may bất ngờ ập xuống dạ khốn hỏa dung, chu vi thủy lậu (đêm gặp phải hỏa hoạn, thuyền chở vì thế nước tràn vào). Hơn nữa Tham chính thân tài trường đại, nan vu chửng viện, toại chí nịch vong (Tham chính thân hình cao lớn, khôn hay vớt kịp, đến nỗi chết chìm). Để lời nói của mình mang tính thuyết phục, nhà vua cũng lấy chuyện những người phu của tiểu quốc lặn tìm cũng đều chết theo, chỉ có 6 Lê Mạnh Thát, Sđd, tr. 460. 233

thê thiếp và tiểu đồng của Tham chính là cứu vớt được. Cách lập luận này có một sức nặng để chứng minh cho cái chết của Ô Mã Nhi là ngẫu nhiên, không phải ý đồ của vua tôi nhà Trần. Dựa vào những sự việc trên ta có thể nói, Trần Nhân Tông là một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Đại trí vì biết xử trí tùy thời; đại nhân vì biết nhân với từng loại người; đại dũng là dám dũng cảm giết bọn tướng giặc đầu sỏ tàn ác. Bọn này tội ác tày trời, đất không dung trời không tha thì nhất thiết phải giết để thỏa lòng sinh linh vô tội. Việc dùng lý lẽ để biện hộ cái chết của hai tên tướng giặc ở trên là một điều khôn khéo, tránh được sự hận thù của phía nhà Nguyên và theo đúng ý đồ của quân ta: phải giết hết những tên giặc tham tàn hiếu chiến để khỏi mang họa về sau. Tại vị 14 năm, hai lần lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên thắng lợi, nhưng thắng giặc Nguyên đối với Trần Nhân Tông không phải chỉ trên chiến trận mà còn thắng trên cả mặt trận ngoại giao. Biết nắm bắt tình hình, biết mình biết ta, xác định đúng mục đích và âm mưu của kẻ thù, biết dùng những lý lẽ mềm mỏng hoặc cứng rắn để đấu tranh với kẻ thù trên mặt trận ngoại giao, đó là một đặc điểm tiêu biểu làm nên văn chính luận của Trần Nhân Tông. Văn chính luận đã góp phần làm nên sự tỏa sáng mãi mãi trong cuộc đời và sự nghiệp của Trần Nhân Tông. Ông xứng đáng là một trong những tinh hoa bất tử của tâm hồn và tính cách con người Việt Nam. Văn chính luận của Trần Nhân Tông đã được Nguyễn Trãi tiếp thu về nghệ thuật để góp phần phục vụ cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của dân tộc ta sau này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Lương Bích, Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước, Nxb. Quân đội nhân dân, 1996. 2. Nguyễn Phạm Hùng, Văn học Lý Trần - nhìn từ thể loại, Nxb. Giáo dục, 1996. 3. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Hội thảo khoa học Đức vua phật hoàng Trần Nhân Tông cuộc đời và sự nghiệp (nhân 700 năm ngày nhập niết bàn 1308 2008), Quảng Ninh, ngày 26/11/2008. 4. Lê Mạnh Thát, Toàn tập Trần Nhân Tông, Nxb. TP Hồ Chí Minh, 2000. 5. Viện văn học, Thơ văn Lý Trần (3 tập), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989. POLITICAL COMMENTARY WRITING STYLE IN PROSE WORKS 234

BY TRAN NHAN TONG Tran Thi Thanh College of Sciences, Hue University Abstract. The article focuses on three following issues: 1. To achieve flexibility in diplomatic strategies, words in letters written by Tran Nhan Tong seemed to be flexible and modest. This is one of the writing styles that Tran Nhan Tong used in his prose works. 2. By interrogating, diplomatic letters written by Tran Nhan Tong show the consistence in denying the demands by the Nguyen dynasty asking King Tran to go to Beijing to attend court. 3. With sharp arguments and logical words, Tran Nhan Tong showed his determination to protect national sovereignty by all means. He managed to achieve his goals using mind, strength, and kindness. He even gave lots of offerings. Especially, he did not allow anybody to interrupt into his internal court affairs. 235