IMF Concludes 2003 Article IV Consultation with Vietnam, Public Information Notice No. 03/140, December 8, 2003 (in Vietnamese)

Tài liệu tương tự
QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Bản dịch không chính thức Việt Nam Hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ và nhu cầu nội địa cao là yếu tố làm cho tăng trưởng GDP năm 2018 đạt mức cao nhất tron

7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gi

QUỐC HỘI Luật số: /201 /QH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự thảo 2 LUẬT CHỨNG KHOÁN Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hò

Luật kinh doanh bất động sản

Microsoft Word - TAKING STOCK 2003 FINAL VIETNAMESE.doc

Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều

Microsoft Word - Noi dung tom tat

Layout 1

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ng

TIÊU CHUẨN SA8000 Social accountabiliti

CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ XÂY DỰNG BỘ XÂY DỰNG Số: 09/2016/TT-BXD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nộ

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn đ

CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Nguyễn Anh Bắc * Tóm tắt: Doanh nghiệp

1

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

TỔNG LUẬN SỐ 4/2013

Việt Nam Dân số: 86,9 triệu Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,0% GDP (PPP, tỷ USD): 278,6 GDP bình quân đầu người (PPP, USD): Diện tích: km2 T

What is fundamental for being Christian (vietnamese)

World Bank Document

CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 198/2004/NĐ-CP Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2004 NGHỊ Đ

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ TÀI NGUYÊN TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN: NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP Tổng Cục Thuế

PHẦN VIII

Microsoft Word - DF06-R0201V Rao - Ch.1 _edited_.doc

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

Brochure Privater - Tieng viet view Sercure

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I Giấy chứng nhận ĐKKD số do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20 tháng 7 năm 2005, đăng ký thay

LÔØI TÖÏA

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

Cảm nghĩ về tình bạn

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Các giá trị của chúng ta Khuôn khổ cho hoạt động kinh doanh thường ngày của chúng ta Chúng ta chia sẻ ba giá trị cốt lõi - Tập Thể, Niềm Tin và Hành Đ

Microsoft Word - VnEconomy_9798_0708_content.doc

Print

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

QUỐC HỘI

Nga-Nhật: Những giới hạn của sự xích lại gần mang tính chiến lược

Hãy làm thành viên 3M Thực hiện tốt Trung thực Công bằng Trung thành Chính xác Tôn trọng Bộ Quy tắc Ứng xử Toàn cầu

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

Báo cáo tuân thủ lần thứ 10 Báo Cáo Tổng Hợp Về Tuân Thủ Trong Ngành May Mặc THỜI GIAN BÁO CÁO Tháng 1/ Tháng 6/2018

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 63/2014/NĐ-CP Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2014 N

Bao cao VBiS 6 thang dau nam 2014

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi

Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Để hiểu xem một Ngân hàng Th

2

19 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO ĐỂ CẢI THIỆN CÁC MỐI QUAN HỆ Hoàng Minh Phú* TÓM TẮT Những lời răn dạy của Phật giáo đã đóng góp ý nghĩa to lớn cho xã

Kế hoạch hoạt động quan hệ đối tác công–tư (PPP) 2012–2020

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

HIỆP ĐỊNH GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH QUYỀN KHU HÀNH CHÍNH ĐẶC BIỆT HỒNG KÔNG CỦA NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

Table of Contents Marketing du kích: Lời nói đầu NGÀY THỨ NHẤT: Tư duy marketing du kích NGÀY THỨ HAI: Mục đích marketing NGÀY THỨ BA: Cạnh tranh và n

QUY CHẾ ỨNG XỬ Mã số: NSĐT/QC-01 Soát xét: 00 Hiệu lực: 03/07/2018 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG... 3 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng

Luận văn tốt nghiệp

DRAFT/FOR DISCUSSION

(Microsoft Word - Th\364ng tu 78_2014_TT-BTC)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Phan-tich-va-de-xuat-mot-so-giai-phap-hoan-thien-cong-tac-quan-ly-du-an-dau-tu-xay-dung-cong-trinh-cua-tong-cong-ty-dien-luc-mien-nam.pdf

Quy tắc Ứng xử dành cho Nhà cung cấp của Microsoft Sứ mệnh của Microsoft là hỗ trợ tất cả mọi người và mọi tổ chức trên toàn cầu đạt được nhiều thành

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 97/TTr - CP Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2019 TỜ TRÌNH Về dự án Luật Chứng

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƢỚC TẠI CTCP ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CỬU LONG KHUYẾN CÁO CÁC

Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN) Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp Nguyễn Thị Hà Trang, Nguyễn Ngọc Anh, Ng

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Sống theo các giá trị và kỳ vọng của chúng ta Quy tắc ứng xử của chúng ta

BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115

Microsoft Word - vietnam_vn.doc

Tập đoàn Astellas Quy tắc Ứng xử

World Bank Document

thacmacveTL_2019MAY06_mon

Thỏa thuận Quan hệ Khách hàng cho Sản phẩm

SỰ SỐNG THẬT

Tóm Tắt Báo Cáo Triển Vọng Kinh Tế Toàn Cầu (2008 World Economic Outlook Executive Summary and Summary of Chapter 3-6; October 8, 2008; Vietnamese tr

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

BẢN TIN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 27 tháng 2 năm 2015 kpmg.com.vn BẢN TIN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

BỘ TÀI CHÍNH Số: 05/2019/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 25 th

Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : Cộng đồng Google

Quốc hội CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hòa bình-độc lập-dân chủ-thống nhất-thịnh vượng Số 11/QH Viêng chăn, ngày 9/11/2005 LUẬT DOA

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn

Triển khai M&A tại Việt Nam Những thách thức và giải pháp Góc nhìn Người trong cuộc kpmg.com.vn

Bản ghi:

Thông Cáo Thông Tin Chung (PINs) số. 03/140 PHÁT HÀNH NGAY Ngày 1 tháng 12 năm 2003 Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế Số 700 phố 19, NW Washington, D. C. 20431 USA IMF Kết Thúc Tham Vấn Theo Điều IV Năm 2003 với Việt nam Vào ngày 12 tháng Chín năm 2003, Ban Giám Đốc Điều Hành của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) đã hoàn tất sự tham vấn theo Điều IV với Việt nam. 1 Cơ sở chung Việt nam có hoạt động kinh tế vĩ mô mạnh mẽ trong 18 tháng vừa qua nhờ thực thi xuất khẩu và đầu tư trong nước mạnh mẽ. Cán bộ Quỹ ước tính tăng trưởng sản lượng là gần 6 phần trăm trong năm 2002 và dự báo tăng trưởng cao hơn đôi chút cho năm 2003. Xuất khẩu phi dầu thô là một tác động kích thích quan trọng đã tăng 24 phần trăm (kỳ năm nay so với cùng kỳ năm trước) trong nửa cuối của năm 2002 và tăng 32 phần trăm trong nửa đầu năm 2003 nhờ các nhà sản xuất đã hưởng ứng sự tiếp cận thị trường rộng hơn sang thị trường Mỹ theo Hiệp Định Thương Mại Song Phương Việt Mỹ. Đầu tư cũng đã tăng rất mạnh, với nhập khẩu máy móc và thiết bị tăng đến 38 phần trăm trong năm 2002 và lên đến 40 phần trăm trong sáu tháng đầu năm 2003. Lạm phát đã tăng lên trong năm 2002 nhưng có giảm đi đôi chút trong những tháng gần đây. Sau hai năm có giảm phát nhẹ, lạm phát chung trung bình khoảng 4 phần trăm trong năm 2002 và đã giảm xuống còn 3 phần trăm cho đến thời điểm tháng Bảy năm 2003. Lạm phát của các 1 Theo Điều VI của Điều Lệ của IMF, thường là hàng năm, IMF tổ chức các cuộc thảo luận song phương với các thành viên của mình. Một nhóm cán bộ Quỹ thăm nuớc thành viên, thu thập các thông tin tài chính và thảo luận với các quan chức của nước đó về các chính sách và diễn biến kinh tế của nước đó. Khi trở lại trụ sở chính, các cán bộ Quỹ soạn thảo một báo cáo mà báo cáo này hình thành nên cơ sở thảo luận cho Ban Giám Đốc Điều Hành. Vào phiên kết thúc của đợt thảo luận, Tổng Giám Đốc với tư cách là Chủ tịch của Ban Giám đốc, tóm tắt các quan điểm của các Giám đốc điều hành, và phần tóm tắt này được chuyển đến cho các nhà chức trách của nước thành viên. Thông cáo thông tin chung tóm tắt quan điểm của Ban Giám Đốc Điều Hành đã trình bày trong cuộc thảo luận vào Ngày 3 tháng Mười năm 2003 cuả Ban Giám Đốc Điều Hành dựa trên báo cáo của cán bộ Quỹ.

2 mặt hàng phi lương thực thực phẩm cho thấy một xu hướng tách biệt so với lạm phát chung, nhưng có thể dịu đi trong các tháng tới do việc giảm giá chậm hơn của tiền đồng và giá dầu trên thế giới đang giảm đi. Tăng trưởng mạnh hơn đã được đi kèm với sự xấu đi đáng kể của vị thế cán cân thanh toán vãng lai đối ngoại, cho dù xuất khẩu tăng mạnh. Thâm hụt cán cân vãng lai được ước đoán ở mức khoảng 3½ phần trăm của GDP trong năm 2003, so với việc đã thặng dư trong năm 2001. Thâm hụt cán cân vãng lai này được tài trợ thông qua một sự kết hợp của các luồng vốn dài hạn vào Việt nam nhiều hơn và sự đảo ngược tình hình tăng tài sản có ngoại tệ mạnh mẽ trước đây của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà Nước Việt nam đã có thành tích tăng dự trữ ngoại tệ khiêm tốn của mình trong năm 2002, và đã tiếp tục tăng mạnh tổng dự trữ quốc tế trong nửa đầu năm 2003. Việc tăng rất mạnh tổng dự trữ quốc tế trong năm nay phản ánh cả việc mua rất nhiều ngoại tệ của NHNNVN và một sự chuyển dịch lớn tài sản có ngoại tệ của các ngân hàng thương mại gửi ở nước ngoài về NHNNVN. Tiền đồng tiếp tục giảm giá chậm so với đồng đô la Mỹ và đã giảm giá ở mức rất khiêm tốn trong các tháng gần đây. Biên độ giao dịch hàng ngày trong phạm vi tỷ lệ được phép dao động đã được mở rộng lên ± 0.25 phần trăm trong tháng Bảy năm 2002 (từ mức ± 0.1 phần trăm). Khu vực tiền tệ đã và đang tăng trưởng ở mức độ nhanh, phản ánh tốc độ mở rộng của nền kinh tế, và sự tiền tệ hoá nền kinh tế đang diễn ra cũng như nhu cầu tín dụng mạnh mẽ. Tiền theo nghĩa rộng (tiền cung ứng) tăng khoảng 18 phần trăm trong năm 2002 và trong các tháng đầu của năm 2003, mặc dù tiền gửi bằng ngoại tệ đình trệ; tăng trưởng tín dụng tiếp tục ở tỷ lệ vượt quá 20 phần trăm một năm, với việc tăng tín dụng nhanh hơn cho khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh (30 phần trăm) và tăng tín dụng bằng ngoại tệ (40 phần trăm cho đến tháng Tư, so trên một cơ sở so sánh thấp). NHNNVN đã áp dụng một chính sách tiền tệ khá nới lỏng, với việc tiếp tục mua ngoại tệ khá lớn trong năm 2003. Lãi suất đã có thay đổi rất ít. Hoạt động ngân sách đã mạnh mẽ trong năm 2002 được hỗ trợ bằng thu ngoài dầu thô và hạn chế chi lương cho khu vực công, với thâm hụt ngân sách cốt lõi lên đến 2 phần trăm của GDP. Hoạt động thu cho đến nay cho thấy có tỷ lệ thu thuế so với GDP cao hơn là có thể duy trì được, ít nhất là trong năm 2003, nhưng việc tăng khá lớn (38 phần trăm) chi lương cho cán bộ hành chính sự nghiệp và chi hưu trí đang đặt ra một số sức ép cho phần chi ngân sách. Hoạt động cho vay lại đang có xu hướng tăng, và có thể đạt 3 phần trăm của GDP trong năm nay trong khi nợ nằm ngoài ngân sách phát sinh từ chi phí cải cách (chủ yếu là cấp vốn bổ sung cho các NHTMQD) chắc có thể chiếm khoảng 1 phần trăm của GDP. Việt nam đã và đang tiếp tục có các tiến bộ đạt được trong các lĩnh vực phát triển khu vực tư nhân và cải cách chính sách thương mại. Việc đăng ký kinh doanh của các công ty tư nhân đã tăng rất nhanh chóng kể từ khi Luật Doanh Nghiệp được thông qua trong năm 2000, với việc tăng trưởng mạnh mẽ về việc làm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các hạn chế định lượng về nhập khẩu đã được tiếp tục xoá bỏ trong năm 2002, giảm thuế quan theo AFTA đang được thực thi theo như lịch trình và phần lớn các lĩnh vực trong hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ đã có hiệu lực kể từ tháng 12 năm 2001.

3 Việc thực hiện cải cách đã chứng tỏ có khó khăn nhiều hơn trong khu vực doanh nghiệp nhà nước. Chương trình cổ phần hoá đã không đạt được tiến độ như lịch trình trong năm 2002 và 2003 đòi hỏi phải có việc lập ra lộ trình được sửa đổi lại cho giai đoạn cải cách 2003-05 mà vừa mới được hoàn tất. Hệ thống ngân hàng đang phát triển nhanh chóng, với phần lớn vốn vẫn được trung gian qua các NHTMQD chủ yếu. Các NHTMQD này đang đối mặt với các thách thức đáng kể trong việc củng cố bảng cân đối yếu kém và tăng cường việc thu nợ, trong khi các bảng cân đối này đang tăng trưởng nhanh chóng. NHNNVN cũng đang đối mặt với các thách thức quan trọng trong việc tăng cường năng lực thanh tra để giám sát có hiệu quả hệ thống ngân hàng đang phát triển. Phương án trung hạn của các cán bộ Quỹ đặt ra là tăng trưởng ở mức 7 phần trăm một năm được hỗ trợ bằng đầu tư và mở rộng xuất khẩu mạnh mẽ tiếp tục. Lạm phát vẫn ở mức khiêm tốn (3-4 phần trăm), trong khi có một sự thay đổi rất ít của tỷ giá hối đoái thực mà hiện tại đang ở gần mức biên độ thấp của dải biên độ đã được thay đổi từ năm 1996. Vị thế cán cân đối ngoại vẫn trong tầm kiểm soát được, với thâm hụt cán cân vãng lai giảm đôi chút so với mức hiện tại (3½ phần trăm của GDP) và sẽ tiếp tục được tài trợ thông qua sự kết hợp của cả luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vay trung hạn (vẫn chủ yếu là các nguồn ODA). Đánh Giá của Ban Giám Đốc Điều Hành Các Giám Đốc Điều Hành rất vui mừng có cơ hội để đánh giá hoạt động kinh tế của Việt nam và đã ca ngợi các nhà chức trách vì những thành công trong việc đạt được tăng trưởng cao và giảm nghèo trong những năm gần đây. Họ lưu ý rằng việc quản lý kinh tế vĩ mô thận trọng đã đem lại một môi trường thuận lợi cho tăng trưởng, và việc chuyển đổi sang một nền kinh tế định hướng thị trường nhiều hơn cùng với hội nhập nhiều hơn vào nền kinh tế toàn cầu đã là chìa khoá để giảm nghèo. Các Giám Đốc, tuy nhiên, đánh giá rằng tiến trình chuyển đổi vẫn chưa hoàn tất và các nhà chức trách đang đối mặt với các thách thức quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực cải cách cơ cấu, trong việc duy trì tăng trưởng cao trong thời kỳ trung hạn. Các Giám Đốc rất vui mừng về hoạt động ngân sách mạnh mẽ trong năm 2002 có thể nói là nhờ một phần vào tăng nguồn thu từ dầu thô. Họ hoan nghênh ý định của các nhà chức trách trong việc phân bổ một nửa nguồn thu cao hơn dự kiến trong năm 2003 cho việc giảm thâm hụt ngân sách. Họ cũng nhận sự cần thiết để lương khu vực công vẫn cạnh tranh với lương trong khu vực tư nhân nhưng cảnh báo trước về việc tăng nhanh hơn nữa lương trong khu vực công. Họ cũng khuyến khích các nhà chức trách thực hiện sự đánh giá đầy đủ hơn về lợi ích ròng của đầu tư công. Các Giám Đốc đánh giá rằng vị thế ngân sách trung hạn là có thể kiểm soát được, miễn là hoạt động cho vay lại và các khoản nợ nằm ngoài ngân sách được kiểm soát chặt chẽ. Các rủi ro về vị thế nguồn thu, đặc biệt là thông qua việc giảm mạnh giá dầu thô và giảm thuế

4 nhập khẩu, được xử lý thông qua cả các cải cách chính sách thuế và cải thiện quản lý hành chính thuế. Họ hoan nghênh tiến độ đang thực hiện với chương trình hỗ trợ kỹ thuật của Quỹ để áp dụng việc tự tính, tự khai và tự nộp thuế của những đối tượng nộp thuế lớn. Các Giám Đốc hoan nghênh các diễn biến theo hướng một hệ thống tài chính dựa trên cơ sở thị trường, bao gồm việc tự do hoá phần lớn các lãi suất trong năm 2002. Tuy nhiên, họ cũng bày tỏ sự quan ngại rằng tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh, gồm cả tín dụng bằng ngoại tệ -để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế- có thể áp đảo năng lực quản lý rủi ro tín dụng vẫn còn hạn chế của các ngân hàng, và có thể dẫn đến sự xấu đi hơn nữa của các bảng cân đối ngân hàng vốn đã yếu kém sẵn. Do việc tăng trưởng tín dụng này có nhiều khả năng tăng sức ép lạm phát hiện đang ở mức vừa phải, họ ủng hộ việc thắt chặt thanh khoản để làm chậm lại tốc độ tín dụng. Các Giám Đốc nhất trí rằng một chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có kiểm soát là thích hợp cho hoàn cảnh của Việt nam, nhưng cũng tranh luận rằng chính sách có thể được thực hiện linh hoạt hơn qua thời gian, để cho phép có sự biến động nhiều hơn trong tỷ giá. Họ lưu ý rằng việc tăng dự trữ của NHNNVN trong năm 2003 có thể giúp Việt nam tăng cường vị thế đối ngoại. Họ cũng hoan nghênh việc xoá bỏ yêu cầu kết hối ngoại tệ. Các Giám Đốc nhấn mạnh sự cần thiết cho NHTMQD và Quỹ Hỗ Trợ đầu Tư Phát triển thực hiện thẩm tra cho vay có hiệu quả, điều này có thể giúp đảm bảo tính thanh khoản dài hạn của các thể chế tài chính do nhà nước kiểm soát này. Về vấn đề này, họ đánh giá rằng việc tăng cường năng lực thanh tra của NHNNVN là một biện pháp hỗ trợ quan trọng, và xứng đáng có các hỗ trợ kỹ thuật của Quỹ và các nhà tài trợ. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy tiến trình làm sạch bảng tổng kết tài sản của các NHTMQD, và kêu gọi việc thông qua các hướng dẫn trong đó có đặt ra một tiến trình có thời hạn để tái cơ cấu các DNNN đang có hiểm hoạ tài chính. Cuối cùng, họ thúc giục Việt nam phê chuẩn một nghị định chống rửa tiền hiệu lực vào cuối năm được đi kèm bằng việc thực hiện nghiêm ngặt. Các Giám Đốc có quan điểm rằng chính phủ cần phát triển một chiến lược đầy đủ hơn cho khu vực DNNN khá lớn. Họ ủng hộ việc có một hệ thống kiểm soát DNNN đơn giản hơn với các nhiệm vụ tập trung vào làm ra lợi nhuận và hạn chế ngân sách chặt chẽ, nếu các DNNN này hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, họ cũng kêu gọi việc thực hiện mạnh mẽ chương trình cổ phần hoá cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, với việc dựa nhiều hơn vào các cơ chế định giá trên cơ sở đấu thầu. Các Giám Đốc quan sát thấy rằng tăng trưởng về việc làm trong thời kỳ trung hạn có thể sẽ dựa chủ yếu vào sự mở rộng hoạt động của khu vực tư nhân được hỗ trợ bằng đầu tư trong nước và nước ngoài. Họ nhấn mạnh rằng các ưu tiên cho việc tăng cường môi trường kinh doanh gồm nâng cao tích minh bạch và quản trị, đơn giản hoá các quy định và giảm tệ quan liêu tuỳ ý, tăng cường hoạt động của các thị trường chủ chốt, đáng lưu ý là thị

5 trường đất đai, và đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng được định giá cạnh tranh. Các Giám Đốc hoan nghênh việc thông qua Luật Thống Kê và sự tham gia của Việt nam vào Hệ thống Phổ Biến Thông Tin Chung của Quỹ. Tuy nhiên, họ nhận xét rằng, thống kê kinh tế vĩ mô của Việt nam còn có sự yếu kém đáng kể và họ ủng hộ việc cung cấp trợ giúp kỹ thuật của Quỹ để nâng cao cơ sở thống kê. Họ cũng chỉ ra sự cần thiết của việc cung cấp các nguồn lực thích đáng cho các cơ quan biên soạn thống kê và cần có sự hợp tác liên ngành hiệu quả. Các Giám Đốc rất lấy làm tiếc về những trì hoãn trong việc hoàn tất đợt kiểm điểm lần thứ ba theo thể thức PRGF. Về vấn đề này họ lưu ý rằng những tìm hiểu về đánh giá an toàn và các biện pháp khắc phục đã được đề nghị trong báo cáo của các cán bộ Quỹ. Họ cũng lưu ý sự dè dặt của các nhà chức trách về các khía cạnh của cả sự đánh giá và các khuyến nghị, bao gồm cả quan điểm của các nhà chức trách về các biện pháp an toàn nên phù hợp với khuôn khổ luật pháp hiện hành của Việt nam. Đa số các Giám Đốc ủng hộ các nỗ lực để đạt được một giải pháp nhân nhượng có thể đáp ứng chính sách an toàn trong khuôn khổ luật pháp hiện tại trong thời gian chương trình PRGF, trong khi một số khác nhất quyết yêu cầu phải áp dụng chính sách của Quỹ về đánh giá an toàn một cách mạnh mẽ và về vấn đề này họ nhấn mạnh tầm quan trọng của kiểm toán bên ngoài độc lập cho ngân hàng trung ương phù hợp với các chuẩn mực được quốc tế chấp nhận. Thông Cáo Thông Tin Chung đuợc ban hành, (i) theo yêu cầu của nước thành viên, sau khi kết thúc việc tham vấn theo Điều IV cho các nước mong muốn cho công chúng biết được các quan điểm của IMF. Hành động này có mục đích là để tăng cường sự giám sát của IMF về các chính sách kinh tế của nước thành viên bằng cách nâng cao sự minh bạch của các đánh giá của IMF về các chính sách này; và (ii) theo các thảo luận chính sách trong Ban Giám Đốc Điều Hành với quyết định của Ban Giám đốc.

6 Việt nam: Các Chỉ Số Kinh tế Chọn Lọc, 1999 2003 1999 2000 2001 2002 2003 Uớc Ước Dự báo GDP thực (Phần trăm thay đổi hàng năm) 1/ 4.2 5.5 5.0 5.8 6-6½ Sản lượng công nghiệp 11.6 18.4 13.7 14.5... Cán cân tiết kiệm và đầu tư ( bằng phần trăm của GDP) 4.0 1.7 1.7-1.5-3.9 Tổng tiết kiệm quốc gia 26.5 27.0 27.8 25.6 24.8 Tổng đầu tư 22.4 25.3 26.1 27.2 28.7 Lam Phát (Thay đổi phần trăm theo năm) Trung bình thời kỳ 4.2-1.6-0.4 4.0 3½-4 Cuối kỳ 0.1-0.5 0.7 4.0 3½-4 Ngân sách chính phủ chung (bằng phần trăm của GDP) Tổng thu và viện trợ 19.8 21.1 22.7 22.9 22.8 trong đó: thu từ dầu thô 4.7 6.6 7.8 6.8 6.7 Tổng chi 20.6 23.9 25.6 24.8 25.1 Chi thường xuyên 13.9 16.3 16.8 16.3 16.8 Chi xây dựng cơ bản 6.7 7.6 8.8 8.5 8.3 Cán cân tài khoá 2/ -0.8-2.8-2.9-1.9-2.3 Các luồng vốn tạo ra nợ khác 1.8 2.3 2.3 3.5 4.1 Cho vay lại 1.8 2.3 2.0 2.6 3.0 Chi phí cải cách 0.0 0.0 0.3 0.9 1.1 Tiền tệ và tín dụng (phần trăm thay đổi theo năm,cuối kỳ) Tiền theo nghĩa rộng (tổng phương tiện thanh toán) 56.6 39.0 25.5 17.6 20½ Tín dụng cho nền kinh tế 55.2 38.1 21.4 22.2 25 Lãi suất (phần trăm, cuối kỳ) Tiền gửi ba tháng (của dân cư) 4.0 4.3 5.9 7.0... Cho vay ngắn hạn (dưới một năm) 11.7 9.8 8.8 9.9... Tài khoản vãng lai (kể cả chuyển giao chính thức) (bằng triệu đô la Mỹ) 1,285 642 670-391 -1,310 (bằng phần trăm GDP) 4.5 2.1 2.2-1.1-3.6 Xuất khẩu hàng hoá (phần trăm thay đổi theo năm,tính theo đô la Mỹ) 23.2 25.2 4.0 11.2 19.0 Nhâpj khẩu hàng hoá (phần trăm thay đổi theo năm, tính theo đô la Mỹ) 1.1 34.5 2.3 22.1 24.5 Dự trữ ngoại hối (bằng triệu đô la Mỹ, cuối kỳ) Tổng dự trữ quốc tế, gồm cả vàng 2,711 3,030 3,387 3,692 4,600 (bằng tuần nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ phi nhân tố của năm sau) 8.1 8.9 8.3 7.5 8.5 Dự trữ quốc tế ròng, gồm cả vàng 2,093 2,191 2,574 2,956 3,742 Nợ nước ngoài (bằng phần trăm GDP) 3/ 71.4 39.7 41.6 38.3 38.3 Trả nợ đến hạn (bằng phần trăm của xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ phi nhân tố) 12.8 10.5 10.6 7.5 7.5 Tỷ giá hối đoái (đồng so với đô la Mỹ) Trung bình thời kỳ 13,944 14,170 14,806 15,244... Cuối kỳ 14,028 14,514 15,084 15,368... Tỷ giá thực hiệu lực (phần trăm thay đổi theo năm) Trung bình thời kỳ -6.5-2.9 0.9-0.4... Cuối kỳ -3.2 2.1 1.4-2.7... Các khoản mục ghi nhớ: GDP (bằng ngàn tỷ Đồng theo giá thị trường hiện hành) 1/ 397.3 429.7 458.1 520.4 572.1 Binh quân GDP theo đầu người (bằng đô la Mỹ) 1/ 372 391 393 428 455 Nguồn: Số liệu do chính phủ cung cấp và các cán bộ Quỹ ước tính và dự báo. 1/ Cán bộ Quỹ ước tính. Ước tính của chính phủ về tăng trưởng GDP là 6.8 % (2000), 6.8 % (2001) và 7.0% (2002). 2/ Không kể cho vay lại và chi phí cải cách. 3/ Gồm cả các cấu phần vay của đầu tư nuớc ngoài trực tiếp và vay khác của khu vực tư nhân cũng như vay ngắn hạn.