Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Tài liệu tương tự
CHƯƠNG 1

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

LÔØI TÖÏA

Microsoft Word - chantinh09.doc

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Phần 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

CHƯƠNG I

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn


Cúc cu

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

No tile

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Phần 1

Phần 1

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

CHÁNH TRÍ MAI THỌ TRUYỀN 1 TRUYỀN TÂM PHÁP YẾU

Microsoft Word - Day_lop_4_P1.doc

ĐẠO ĐỨC LẻM NGƯỜI

CHƯƠNG 2

Tùng, Một Chỗ Ngồi Dưới Chân Cầu Thang _ (Nguyễn Vĩnh Nguyên) (Tạp ghi)

Phần 1

M¤ §UN 6: GI¸o dôc hoµ nhËp cÊp tiÓu häc cho häc sinh tù kû

Document

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Microsoft Word - Tinhyeu-td-1minh.doc

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

Table of Contents Chương 1: 27 NĂM LÀM CẢNH VỆ CHO MAO TRẠCH ĐÔNG, ĐIỀU KHÓ QUÊN NHẤT LÀ 10 NĂM ĐẠI CÁCH MẠNG VĂN HÓA Chương 2: BÁO CHỮ TO "PHÁO BẮN V

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Bạn Tý của Tôi

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Microsoft Word - coi-vo-hinh.docx

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Mở đầu

1

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY TS. Võ Minh Hùng Bộ

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Nghị luân xã hội về vấn nạn Game online trong học đường

Xây Dựng Con Thuyền Tài Chính Của Bạn Series Dạy Con Làm Giàu Tập 12 Robert T. Kiyosaki & Sharon L. Lechter Chia sẽ ebook :

Document

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN THỨ 3 NĂM HỌC Môn: Ngữ Văn lớp 12 (Thời gian làm bà

Cảm nhận bài thơ Đàn ghita của Lor-ca của Thanh Thảo

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : Tham gia cộn

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Trường Đại học Văn Hiến TÀI LIỆU MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM (Lưu hành nội bộ) KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH Biên soạn: ThS. Nguyễn Đông Triều

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Kinh Từ Bi

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai

J

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN VIDEO

No tile

Cúc cu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

CHƯƠNG 4

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Tác Giả: Hoàng Thu Dung MỘT NGÀY MÙA ĐÔNG Phần XVI Thùy Dương và Minh Khánh đi xuống cầu thang. Cả hai vừa vào chỗ lấy xe thì có tín hiệu máy, Thùy Dư

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

No tile

Document

CHƯƠNG 10

BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA LÝ LỚP 7 NĂM HỌC 2016 – 2017

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

No tile

Bản ghi:

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU ĐỀ TÀI NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP PHẦN II LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945 (LỊCH SỬ 11) BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY Người thực hiện: Bùi Thị Kiều Oanh Năm học: 2012-2013

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp theo hướng lấy học sinh làm trung tâm được đặt ra một cách bức thiết. Bản chất của dạy học lấy học sinh làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo cũng như sự hứng thú say mê trong học tập. Từ trước đến nay, chúng ta chỉ quen dạy người học cái nhưng chưa bao giờ dạy cách để lĩnh hội kiến thức hiệu quả nhất. Để làm được điều này thì vấn đề mà người giáo viên cần nhận thức rõ là quy luật nhận thức của người học. Người học là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ chứ không phải là cái bình chứa kiến thức một cách thụ động. Trong thực tế nhiều học sinh, sinh viên học tập một cách thụ động; chỉ đơn thuần là tái hiện kiến thức một cách máy móc. Học bài nào biết bài nấy, cô lập nội dung của các bộ môn chưa có sự liên kết kiến thức với nhau và với thực tiễn vì vậy chưa phát huy được tư duy logic và tư duy hệ thống. Tại các trường phổ thông hiện nay, việc giảng dạy các môn học nói chung và lịch sử nói riêng còn gặp nhiều bất cập trong phương pháp truyền thụ tri thức cho học sinh. Bằng phương pháp truyền thống thì nặng về kiến thức, ít liên hệ thực tiễn; bằng phương pháp hiện đại (Power Point) thì nặng về trình chiếu, ít đào sâu phân tích. Nhìn chung, các em đều không có hứng thú với bộ môn lịch sử vì sự kiện nhiều, bài dài, tên nhân vật khó nhớ hay tâm lí môn chính môn phụ. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp các em giải quyết được các vấn đề trên và nâng cao kết quả học tập. Sau khi nghiên cứu cuốn sách Tôi tài giỏi bạn cũng thế của ADAM KHOO và cuốn THE MIND MAP BOOK của TONY BUZAN - những cuốn sách giới thiệu về hoạt động của bộ não và những khả năng phi thường của con người nhưng chưa được đánh thức. Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của bộ não và cách sử dụng nó như thế nào để có hiệu quả tối ưu, hay có thể ghi nhớ lâu hơn, đọc nhanh hơn; tóm tắt cũng như khái quát một vấn đề, một chương hoặc lên kế hoạch cho một công việc cụ thể. Từ đó, thấy được vai trò quan trọng của sơ đồ tư duy trong học tập và trong đời sống. Phần II Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1917 đến năm 1945 (Lịch sử 11) là một phần rất khó, quan trọng và rất hay đối với cả giáo viên và học sinh. Vì dung lượng kiến thức lớn, nhiều khái niệm mới và có liên hệ mật thiết với chương trình lịch sử 12, học sinh thường có tâm lí ngại và sợ học. Để cải thiện tình hình, bản thân tôi xin mạnh dạn đề xuất một vài kinh nghiệm trong việc Nâng cao hứng thú và kết quả học tập Phần II Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1917 đến năm 1945 (Lịch sử 11) bằng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy 2. Mục đích nghiên cứu Bước sang thế kỉ XXI, đất nước ta đang trong thời kì hội nhập, đổi mới.việc học lịch sử có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của quốc gia dân tộc.việc học 2

lịch sử trước hết là học về lòng yêu nước, học xưa để biết nay. Nếu các cá nhân trong một dân tộc không biết về nguồn gốc và tổ tiên của mình thì dân tộc đó sẽ tiêu vong. Đánh mất lịch sử đồng nghĩa với việc đánh mất quốc gia dân tộc. Song thực trạng hiện nay cho thấy, tình hình dạy và học bộ môn lịch sử có xu hướng ngược lại, học sinh không yêu thích, không hứng thú với bộ môn này. Bằng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hứng thú và kết quả học tập Phần II Lịch sử thế giới hiện đại(1917-1945) (Lịch sử 11) bằng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy, giúp: +Học sinh có bức tranh tổng thể về lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử dân tộc nói riêng. +Khả năng ghi nhớ lâu hơn. +Phát huy óc sáng tạo và sự hứng thú trong học tập. Đồng thời góp phần thực hiện chỉ thị năm học 2012-2013: Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá của Bộ Giáo Dục-Đào Tạo. 3. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh THPT khối 11. - Soạn giảng tiết dạy bằng sơ đồ tư duy theo chuẩn kiến thức kĩ năng được giảm tải trong năm 2011-2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Hướng dẫn học sinh ghi bài và phương thức tạo lập sơ đồ tư duy. 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu - Nghiên cứu phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập Phần II Lịch sử thế giới hiện đại(1917-1945)(lịch sử 11) - Đề tài nghiên cứu trong hai năm từ tháng 9/2012 đến tháng 4/2013 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Dạy và học là một quá trình nhận thức đặc thù, trong đó giáo viên tổ chức, dẫn dắt học sinh một cách có mục đích, có kế hoạch. Để học sinh nắm vững những tri thức về văn hoá, khoa học và kĩ năng cơ bản; phát triển năng lực nhận thức, dần dần hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, nhân cách, đạo đức. Trong quá trình dạy học, người giáo viên phải nhận biết được thái độ, tình cảm của người học trước một hiện tượng, một tri thức mới. Những biểu hiện đó thường khác nhau, hoặc thờ ơ vô cảm, hoặc sôi nổi nhiệt tình, tập trung chú ý hoặc tỏ vẻ chán chường Vậy làm gì để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập? Bằng mọi cách, người giáo viên phải có kĩ năng vận dụng các phương pháp để truyền đạt kiến thức cho học sinh, tuỳ theo nội dung của từng tiết học mà giáo viên lựa chọn phương pháp phù hợp với đặc trưng môn học và đối tượng 3

người học. Không những thế thông qua bài giảng của mình giáo viên còn rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, nghiên cứu, phân tích, so sánh, tổng hợp. Để đánh giá một tiết dạy có hiệu quả hay không đều phụ thuộc vào kĩ năng vận dụng tốt các thao tác, giúp học sinh hiểu và nắm tốt bài; ghi nhớ lâu hơn và sơ đồ tư duy đáp ứng những yêu cầu này 2. Cơ sở thực tiễn Đổi mới dạy học nói chung và dạy học lịch sử ở trường trung học nói riêng là một vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm không chỉ của những người làm công tác giáo dục mà ngay cả các cấp, các ngành ở trung ương và địa phương. Làm thế nào để biến tư tưởng đổi mới đó thành thực tiễn dạy học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn ở trường phổ thông? Những năm gần đây, chúng ta thấy xuất hiện ngày càng nhiều tiết học tốt, dạy tốt của các giáo viên giỏi theo hướng tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực, tự lực chiếm lĩnh tri thức mới. Tuy nhiên tình trạng phổ biến vẫn là thầy đọc, trò chép hoặc giảng giải xen kẽ vấn đáp; giải thích, minh hoạ bằng phương tiện trực quan. Với lối dạy này, người thầy đã máy móc rập khuôn, dễ có tính phó mặc không hứng thú trong cập nhập kiến thức, không sáng tạo trong việc tìm kiếm các phương án mới phù hợp với đối tượng học sinh để đạt kết quả tối ưu. Người học theo cách học này sẽ trở nên thụ động, chỉ biết thu nhập kiến thức một chiều, không động não suy nghĩ, không biết tự mình chiếm lĩnh kiến thức, trở nên thui chột về tư duy, khó vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Hơn nữa, đã dạy theo kiểu đọc-chép thì đề thi phải ra theo kiểu học thuộc. Học sinh khi học, chép được điều gì thì lúc thi, lại chép những điều ấy vào bài làm, không có khả năng sáng tạo, không thể hiện được cái riêng của mình hoặc không dám thể hiện. Bài dạy kiểu đọc-chép sẽ nhàm chán và mang tính áp đặt. Có nhiều nguyên nhân lí giải cho thực trạng trên: + Do dung lượng kiến thức lớn, trong một tiết học 45 phút, đã mất từ 10 đến 15 phút ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ, dặn dò bài mới và hướng dẫn bài tập về nhà.như vậy, chỉ còn khoảng 30 phút để giảng bài mới nên giáo viên chọn cách đọc chép là hữu hiệu nhất. + Học sinh không biết cách ghi bài, các em vẫn sử dụng lối đọc chép từ cấp hai; không biết tóm tắt nội dung sách giáo khoa cũng như những kiến thức trọng tâm mà giáo viên đào sâu phân tích. + Một số giáo viên chưa đầu tư thích đáng cho việc soạn giảng một tiết dạy, chỉ đơn thuần là tóm lược sách giáo khoa (dựa theo chuẩn kiến thức), đọc cho các em chép rồi buộc các em phải học thuộc lòng. Làm như vậy bộ môn lịch sử sẽ trở nên giáo điều như một tiết dạy chính trị. Học sinh cảm thấy bị nhồi 4

nhét, thậm chí làm cho các em có cảm giác như bị tra tấn trong học tập bộ môn. Việc chống lối dạy học thụ động, thầy đọc - trò chép đã được đặt ra từ lâu. Ngay từ năm 1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khuyên người học: phải tự nguyện, tự giác, xem công tác học tập cũng như một nhiệm vụ phải hoàn thành cho được. Hay tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua Dạy tốt học tốt của ngành giáo dục (năm 1963), Bác Hồ lại căn dặn: về giảng dạy tránh dạy nhồi sọ về học tập tránh lối học vẹt. học phải có suy nghĩ, phải có liên hệ với thực tiễn, phải có thí nghiệm và thực hành. Học và hành phải kết hợp với nhau. Để làm được điều này, giáo viên nên sử dụng nhiều phương pháp tổ chức dạy học. Tuỳ theo nội dung kiến thức và đối tượng mà lựa chọn phương pháp cho phù hợp nhằm tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, khắc sâu kiến thức cơ bản Đặc biệt muốn phát huy hơn nữa tính tích cực của học sinh trong học tập thì phương pháp sơ đồ tư duy tỏ ra có ưu thế. Mỗi bài học sẽ chứa đựng một số vấn đề cơ bản của lịch sử, bằng sự hiểu biết của mình, giáo viên nêu vấn đề, tổ chức cho học sinh cách giải quyết bằng cách tạo lập sơ đồ tư duy qua đó phát huy tính tích cực và huy động bộ não hoạt động hết công suất cho mỗi bài học. Sẽ không còn tình trạng học sinh ngồi im thụ động chờ giáo viên cho ghi hay lại đọc chép. Do đó vai trò dẫn đắt của người thầy là hết sức quan trọng. Dạy học là một nghệ thuật, bằng tâm hồn, sự hiểu biết và nghệ thuật của người giáo viên, những phần xác lịch sử sẽ được phả hồn vào một cách sinh động và đẹp đẽ; giúp các em cảm nhận tốt hơn, yêu thích bộ môn lịch sử hơn. Phương tiện dạy học bằng sơ đồ tư duy ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều nước tiên tiến trên thế giới sử dụng đạt hiệu quả cao. Nếu khai thác tốt sơ đồ tư duy sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Dạy và học là quá trình tác động qua lại thống nhất không tách rời. Việc sử dụng sơ đồ tư duy tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội trao đổi với thầy và bạn phát huy tính tích cực, chủ động vươn lên chiếm lĩnh tri thức. Đồng thời còn tạo được sự hấp dẫn, hứng thú (thông qua hình vẽ) giảm dần tính biên niên trong dạy học lịch sử. Hiểu lịch sử góp phần đáng kể vào việc lí giải những vấn đề phức tạp của cuộc sống. 3. Thực trạng Sau khi Bộ Giáo Dục thông qua sáu môn thi tốt nghiệp THPT không có môn lịch sử. Học sinh Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Thành phố Hồ Chí Minh) đã biểu diễn một trò chơi tập thể : xé giấy và cả đề cương môn sử tung rải trắng sân trường. Đây không còn được xem là một hồi chuông báo động mà phải xem đó như một quả bom tấn về thực trạng học sinh học môn sử nói riêng và tất cả các môn khoa học xã hội nói chung. Có thể đây chỉ là sự bồng bột của tuổi học trò nhưng nó sẽ lây lan một cách nhanh chóng nếu không được nhận thức đúng đắn. 5

Hãy tin rằng cái hình ảnh đau lòng của Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền là ranh giới cuối cùng của sự chịu đựng trước nhu cầu giáo dục cần thay đổi, chương trình môn lịch sử cần thay đổi (Trích dẫn của Hà Văn Thịnh - Tuần Vietnam.net). Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của ngành giáo dục trong trào lưu đổi mới chung của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc dạy, học lịch sử cũng có nhiều thay đổi quan trọng về quan niệm, nội dung, phương pháp. Kết quả bước đầu rất khả quan như: + Sách giáo khoa cô đọng hơn, nhiều kênh hình, kênh chữ minh hoạ. + Nhiều nội dung được tinh giảm, giáo viên soạn giảng dựa theo chuẩn kiến thức (Bộ Giáo dục biên soạn). + Tài liệu tham khảo về nội dung và phương pháp dạy học phong phú, cơ sở vật chất được đầu tư. + Đặc biệt sự bùng nổ công nghệ thông tin, tạo điều kiện cho cả thầy và trò có cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu, đi sâu vào một vấn đề hay một lĩnh vực nào đó. Song sự phát triển của giáo dục hiện nay, chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo thế hệ trẻ trong thời kì mới. Sự đổi mới về phương pháp quá chậm so với sự thay đổi hệ thống giáo dục và nội dung khoa học. Có lẽ một trong những điểm chúng ta chưa gặt hái được nhiều thành công trong cải cách giáo dục là không có những cải tiến đáng kể về phương pháp. Nó còn theo đường mòn, lạc hậu về nhiều mặt, đòi hỏi phải nhanh chóng đổi mới. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng như vậy là do: + Chưa quán triệt quan điểm của Đảng trong chiến lược phát triển đất nước lấy con người làm trung tâm. Con người là mục tiêu và động lực phát triển của kinh tế - xã hội (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII - 1991). Chiến lược con người không chỉ là cơ sở hoạch định chiến lược phát triển giáo dục nói chung mà còn là nguyên tắc phương pháp luận chỉ đạo việc dạy, học các bộ môn trong đó có lịch sử. + Quan niệm môn chính, môn phụ + Mặt trái của cơ chế thị trường tác động vào giáo dục - một nghề vốn thanh cao - làm thay đổi bậc thang giá trị của các môn học. Việc dạy thêm các môn chính làm cho đời sống giữa hàng ngũ giáo viên phân hoá, chênh lệch; vì học sinh học thêm với mục đích rất thực dụng - đua nhau vào các ngành có thể kiếm việc làm nhiều tiền sau này. Việc dạy thêm có những điểm tích cực nhất định trong việc bồi dưỡng, củng cố kiến thức. Song chỉ dạy chữ không chăm lo việc dạy người, phát triển lối học nhồi sọ, trái quan điểm giáo dục của Đảng. Việc thương mại hoá trong giáo dục dẫn đến hậu quả khôn lường của việc đào tạo thế hệ trẻ: chất lượng giáo dưỡng, giáo dục, phát triển giảm, tiếp nhận lối sống sượng, lối sống xa lạ với bản sắc, truyền thống dân tộc. Giải quyết và thoát ra tình trạng báo động này cần có sự phối hợp hành động đồng bộ của nhiều ngành, nhiều cấp. Riêng đối với giáo viên cần nhận thức 6

đúng, sâu sắc ý nghĩa, vị trí bộ môn Lịch sử trong chương trình giáo dục. Mọi môn học ở trường phổ thông đều xây dựng trên cơ sở kiến thức của một khoa học, đều bình đẳng với nhau trong việc góp phần bồi dưỡng trình độ văn hóa phổ thông cho học sinh theo chức năng, nhiệm vụ, nội dung, đặc điểm môn học. Giá trị của môn học không do số giờ quyết định, vì số giờ chỉ là điều kiện để cung cấp trình độ học vấn phổ thông của bộ môn. Giá trị của nó chính là tác dụng vào việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện. * Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài: - Thuận lợi: + Năm học 2011-2012, Bộ Giáo dục giảm tải nội dung sách giáo khoa tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. + Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường được đầu tư tương đối đầy đủ thuận lợi cho giáo viên khi lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực. - Khó khăn: + Hầu như giáo viên chưa giảng dạy theo phương pháp sơ đồ tư duy, tỏ ra bở ngỡ, nên cần đầu tư nhiều thời gian để xây dựng bản đồ tư duy sao cho dễ nhớ, dễ nhìn nhưng đầy đủ nội dung. + Phần lớn học sinh chưa quen với cách học mới, nên còn lúng túng khi viết hoặc tóm tắt nội dung sách giáo khoa sang sơ đồ tư duy. + Sơ đồ tư duy được tạo lập từ những từ khoá, kí hiệu, hình vẽ ; học sinh tạo được sơ đồ tư duy nhưng khi kiểm tra, đánh giá các em không có khả năng diễn giải, liên kết các sự kiện. 4. Các bước tiến hành - Chuẩn bị kĩ nội dung kiến thức tiết học thông qua bài soạn. - Lựa chọn đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung từng bài. - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi sao cho phát huy được tính tích cực của học sinh. - Lựa chọn nội dung để giao cho nhóm hoặc cá nhân thảo luận. Mỗi cá nhân (nhóm) phải đọc sách giáo khoa và chuẩn bị sơ đồ tư duy theo ý riêng. Đồng thời sưu tầm tư liệu, hình ảnh để minh họa cho bài thuyết trình. - Xây dựng sơ đồ tư duy, tuỳ theo nội dung từng bài mà lựa chọn cho phù hợp ( có thể sử dụng sơ đồ tư duy để khai thác kiến thức mới hoặc củng cố ). 5. Nội dung thực hiện 5.1. Bộ não kì diệu 5.1.1. Hoạt động của bộ não Để đánh giá một người nào đó thông minh hay bình thường, chúng ta thường căn cứ vào chỉ số IQ của anh ta. Vậy chỉ số IQ của bạn là bao nhiêu? Làm thế nào để tăng cường chỉ số IQ? giới hạn trí thông minh của bạn ở đâu?. 7

Điều này phụ thuộc vào việc não bộ của bạn còn có thể tạo ra thêm bao nhiêu liên kết nơ-ron nữa. Bạn hãy nhớ rằng chúng ta có một triệu nơ-ron và mỗi nơron có thể tạo ra vô số liên kết với các nơ-ron khác. Tổng số liên kết khi được tính toán chính xác sẽ nhiều đến mức nếu chúng ta buộc phải viết ra giấy, đó là một con số khiến ai cũng phải rùng mình, bắt đầu bằng số 1 theo sau là dãy số 0 dài 10.5 triệu cây số. Rõ ràng tiềm năng phát triển của não bộ là vô hạn. Để học cách tận dụng sức mạnh não bộ, trước hết phải hiểu được cách hoạt động của nó. Võ não (lớp trên cùng và lớp trung tâm) được cấu tạo từ hai bán cầu não trái và não phải. Hai bán cầu nối liền nhau nhờ vào tập hợp các sợi dây thần kinh. Não trái xử lí thông tin về lập luận, toán học, ngôn ngữ, số liệu Não phải chăm lo những việc như âm nhạc, sáng tạo, mơ mộng, màu sắc,.. 8

5.1.2. Tại sao trẻ thường không tập trung lâu được Vấn đề phổ biến nhất đối với trẻ em hiện nay là chúng không thể chú ý hay tập trung lâu vào một điều gì. Thường sau khi tập trung được vài phút là đầu óc chúng lại miên man với những ý nghĩ không đầu không cuối. Chẳng hạn, trong giờ lịch sử cô giáo đang sôi nổi giảng về hào khí quân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên, bất chợt cô phát hiện bạn Dũng đang ngơ ngác nhìn ra cửa sổ và cậu được cô giáo gọi đứng lên. Sau vài phút hốt hoảng, cậu lắp bắp và không thể nhắc lại những điều cô vừa dạy. Nguyên nhân từ đâu? Thật ra một trong những lí do làm cho điều này thêm trầm trọng là do hệ thống giáo dục của chúng ta có khuynh hướng về những môn học có liên quan đến não trái như toán, ngôn ngữ, hoá học Hơn nữa, trong giờ lên lớp, giáo viên có xu hướng dạy các phương pháp chỉ tập trung vào não trái (giảng bài đơn điệu với những con số khô khan, dữ liệu thuần tuý, các bài tập, bài kiểm tra..). Ngoài ra các lớp học truyền thống ít sử dụng các dụng cụ trực quan khơi gợi trí sáng tạo, lôi cuốn cảm xúc hay trí tưởng tượng của người học. Khi não phải không có cơ hội tham gia nhiều vào quá trình học, nó tìm cách giết thời gian bằng cách dệt nên những hình ảnh. Đó là lí do tại sao ngồi học môn sử lại mơ mộng bên ngoài cửa sổ. Nếu không thì nó cũng hí hoáy vẽ, chọc phá các bạn bên cạnh hiện tượng này xuất phát từ việc não phải cần có sự dịch chuyển, tưởng tượng hay âm điệu làm cho bận rộn. Kết quả, học sinh đó bị phân tán không thể tập trung vào bài học. Khi hiện tượng này xảy ra thường xuyên, những đứa trẻ này bị qui kết là hiếu động thái quá, tiếp thu kém, khả năng tập trung ngắn Thực chất, đứa trẻ này không có vấn đề gì về mặt đầu óc, chính phương pháp dạy học và cách học mới là vấn đề. 5.1.3. Học bằng cả bộ não Bí quyết giúp trẻ chú ý, tập trung và học hành hiệu quả là gì? Câu trả lời là tận dụng cả hai bán cầu não vào quá trình học. Tức là hãy học bằng cả bộ não. Học môn sử thuần tuý bằng não trái tức là đọc các sự kiện trong sách giáo khoa, lặp đi lặp lại cho đến khi những con số và dữ kiện được ghi vào bộ nhớ. Song, học lịch sử có cách khác thú vị hơn: sau khi đọc và hiểu các sự kiện, các em có thể vẽ phác hoạ ra giấy vài hình ảnh về một trận thắng chẳng hạn, rồi vẽ biểu đồ thể hiện những thắng lợi của ta, thương vong của địch. Bạn thậm chí có thể phóng trí tưởng tưởng của mình về quá khứ tất cả giống như một cuốn phim 3D trong tâm trí. Việc sử dụng hai bán cầu não sẽ giúp thông tin trở nên sống động và mở rộng khả năng lưu giữ thông tin của não bộ. Học như vậy, chắc chắn bạn sẽ nhớ lâu hơn và thậm chí còn có kiến giải riêng của mình về sự kiện lịch sử, chứ không phải như một con vẹt chỉ biết nói lại những điều sách nói. 5.1.4. Bí quyết của những điểm 10 Sau khi tìm hiểu nhiều học sinh giỏi về phương pháp học tập, tôi phát hiện ra một kĩ năng chung mà họ sử dụng trong học tập đó là việc luôn ghi chú theo nhiều cách phù hợp với từng cá nhân. 9

Tại sao bạn phải ghi chú?. Vì: + Ghi chú giúp bạn tiết kiệm thời gian; + Ghi chú giúp bạn tăng khả năng nhớ bài + Ghi chú giúp bạn hiểu bài tốt hơn. Phương pháp ghi chú truyền thống và những bất lợi của phương pháp này: + Cách 1: ghi chú truyền thống được tạo nên từ các đoạn văn hay tổng hợp các khái niệm quan trọng. + Cách 2: ghi chú dưới dạng nhiều phần mục (1 Những bất lợi: 10 2. 3..) + Không tiết kiệm thời gian: kiểu ghi chú này chứa đựng những nội dung quan trọng tạo thành một câu văn hoàn chỉnh nhưng lại không cần thiết (nhiều từ), lãng phí thời gian học. + Không nhớ bài tốt: không có hình ảnh để hình dung; mà chỉ đơn thuần là liệt kê không thể hiện sự khác nhau giữa các điểm chính không làm nổi bật thông tin, không sử dụng màu sắc không tận dụng trí tưởng tượng. + Không sử dụng tối ưu sức mạnh của cả bộ não. Vậy để ghi chú một cách tốt nhất thì sơ đồ tư duy là công cụ ghi chú tối ưu. 5.2. Khái niệm sơ đồ tư duy Theo TONY BUZAN, người đầu tiên tìm hiểu và sáng tạo ra sơ đồ tư duy thì : Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay một hình trung tâm. Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển thành các nhánh tượng trưng cho các ý chính và đều được nối với các ý trung tâm. Với phương thức tiến dần từ trung tâm ra xung quanh, bản đồ tư duy khiến tư duy con người cũng phải hoạt động tương tự. Từ đó các ý tưởng của con người sẽ phát triển. 5.2.1. Nguyên lí hoạt động Hoạt động theo nguyên tắc liên tưởng ý này gọi ý kia của bộ não. Từ một chủ đề tạo ra nhiều nhánh lớn, từ mỗi nhánh lớn lại toả ra nhiều nhánh nhỏ và cứ thế mở rộng ra vô tận. 5.2.2. Cấu trúc và dòng chảy thông tin Sơ đồ tư duy được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Các từ ngữ nằm bên trái sơ đồ tư duy nên đọc từ phải sang trái (từ trong ra ngoài). Các mũi tên xung

quanh bên dưới chỉ ra cách đọc thông tin. Các số thứ tự cũng là cách hướng dẫn khác. Bốn liên kết I,II,II,IV gọi là các nhánh chính. 11

5.2.3. Phương thức tạo lập sơ đồ tư duy Bước 1: Vẽ chủ đề trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang) - Người vẽ bắt đầu ở trung tâm với hình ảnh chủ đề. Hình ảnh có thể thay thế cho 1000 từ và giúp chúng ta sử dụng tốt trí tưởng tượng. Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề (nếu chủ đề không rõ). - Sử dụng màu sắc minh hoạ (kích thích não) - Có thể dùng từ khoá, kí hiệu, câu nói để gợi ấn tượng sâu sắc về chủ đề Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm: - Tiêu đề phụ viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh to để làm nổi bật - Tiêu đề phụ nên vẽ chéo góc để nhiều nhánh phụ khác được vẽ toả ra một cách rõ ràng. Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm ý chính và các chi tiết hỗ trợ - Khi vẽ các ý chính và các chi tiết hỗ trợ nên tận dụng từ khoá và hình ảnh - Mỗi từ khoá, hình ảnh nên được vẽ trên những đoạn gấp khúc, trên mỗi khúc chỉ tối đa một từ - Sau đó nối các nhánh chính cấp 1 đến hình trung tâm, nối nhánh cấp 2 1, nối nhánh cấp 3 2 bằng đường kẻ. Đường kẻ càng gần trung tâm thì càng tô đậm hơn. * Lưu ý: Nên dùng đường cong thay cho đường thẳng (thu hút sự chú ý của mắt). Tất cả các nhánh toả ra trên cùng một điểm nên tô một màu, chỉ thay đổi màu sắc khi đi từ ý chính ra ý phụ. Bước 4: Người viết nên thêm nhiều hình ảnh, kí hiệu để làm nổi bật, tăng tính sinh động (sao cho dễ nhớ và hấp dẫn). 12

5.2.4. Tác dụng của sơ đồ tư duy - Tiết kiệm thời gian, công sức - Nhìn thấy bức tranh tổng thể - Tổ chức và phân loại suy nghĩ - Ghi nhớ tốt hơn - Kích thích tiềm năng sáng tạo, hình thành các ý tưởng độc đáo - Sử dụng rộng rãi, hiệu quả và dễ dàng ở nhiều lĩnh vực, trên nhiều phương tiện, tại mọi địa điểm - Ngoài ra, sơ đồ tư duy còn là công cụ tư duy hiệu quả giúp tối đa hoá nguồn lực của cá nhân và tập thể. * Lưu ý: Sơ đồ tư duy là một công cụ giúp học sinh học tập hiệu quả, nâng cao hứng thú học tập. Tuy nhiên sơ đồ tư duy không phải là một tác phẩm hội hoạ nên cần tránh rơi vào việc trang trí cầu kì, thay cho ghi chú (mục đích chính khi sử dụng sơ đồ tư duy). 5.3. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử Trước khi đi vào Phần II LSTG hiện đại (1917-1945) - nội dung tôi chọn làm đề tài nghiên cứu. Tại một số tiết với dung lượng kiến thức ngắn (đã được giảm tải), tôi vận dụng sơ đồ tư duy. Cụ thể: Bước 1: Để tạo hứng thú cho học sinh đối với một phương pháp dạy học mới, tôi nêu khái niệm, nguyên tắc hoạt động sau đó giới thiệu ngay tác dụng nhằm thu hút sự chú ý của các em. Bước 2: Lập sơ đồ tư duy 13

- Hướng dẫn học sinh vẽ chủ đề chính bằng một hình ảnh bất kì mà các em thích (gợi trí tò mò). - Gọi học sinh lên bảng phân nhánh sơ đồ hoặc chia thành từng nhóm nhỏ rồi tự vẽ sơ đồ theo cách hiểu riêng của mình, sau đó giáo viên định hướng lại từng nội dung cho học sinh. Như vậy, thay vì phải học thuộc lòng các khái niệm, diễn biến hay cả bài giảng như trước, giờ đây học sinh có thể hiểu và nắm được khái niệm qua hình vẽ. Không những vậy, cách học này còn phát triển năng lực riêng của từng học sinh về trí tuệ, khả năng diễn đạt trên sơ đồ, hệ thống hóa kiến thức chọn lọc cũng như vận dụng vào cuộc sống. Lần đầu thực hiện, tôi chỉ thu hút được sự tập trung của các em tại hình trung tâm, nhánh cấp 1, cấp 2; nhưng đến các nhánh nhỏ, các em bắt đầu thấy khó khăn do: - Trang vở hẹp không đủ diện tích trình bày - Viết theo đường cong từ trong ra ngoài khó viết - Lúng túng khi lựa chọn từ khóa, hình ảnh thay thế - Không biết cách diễn đạt, liên kết sự kiện - Tâm lí điểm số Các em đưa ra vô số lí do và yêu cầu quay lại lối dạy truyền thống. Tuy nhiên một bộ phận khác tỏ ra hào hứng khi nhìn vào bức tranh sinh động đầy đủ màu sắc và hình vẽ của mình. Năm học 2012-2013, tôi được tổ chuyên môn phân công giảng dạy ở hai khối lớp 11 và 12. Tổng số lớp tôi phụ trách là năm lớp (HK I) và mười lớp (HKII), giúp tôi có nhiều cơ hội để thực hiện đề tài nghiên cứu. Dạy học lịch sử bằng sơ đồ tư duy không có gì mới, điều này đã được triển khai từ cấp hai, nhưng lên cấp ba lại không có điều kiện thực hiện và phổ biến, vì: - Nội dung bài học quá dài khó triển khai bằng sơ đồ tư duy - Kiến thức phải được trình bày rõ ràng, cụ thể đáp ứng mục tiêu thi cử - Áp lực điểm số. Do đó, giáo viên chỉ sử dụng sơ đồ nhánh hoặc lập bảng biểu vào các tiết ôn tập. Đối với học sinh cấp ba khối lượng kiến thức mà các em tiếp thu hàng ngày là rất lớn, chưa kể việc học thêm và cả áp lực từ việc thi đại học. Vì vậy việc ôn tập và tái hiện kiến thức là điều rất cần thiết nhưng lại vô cùng vất vả. Nhằm giúp các em giảm áp lực thi cử và hứng thú với việc học, tôi đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng sơ đồ tư duy; ngay cả kiểm tra miệng, 15 phút và làm bài viết tôi buộc các em phải trình bày theo sơ đồ vào bài làm. Kết quả vượt ngoài sự mong đợi của tôi, giờ kiểm tra bài cũ 90% học sinh xung phong (chưa 14

có trong tiền lệ); bài mới các em giơ tay lên bảng vẽ sơ đồ để được điểm cộng. Tiết học thật sôi nổi hào hứng. Sơ đồ tư duy thực chất là một sơ đồ mở không theo khuôn mẫu hay tỉ lệ nhất định, theo nguyên tắc liên tưởng ý này gọi ý kia sơ đồ tư duy trở thành phương tiện tối ưu trong việc hình thành và phát triển ý tưởng. Mặt khác, nó còn là công cụ để hệ thống kiến thức tạo ra một tiết học sinh động và hiệu quả. Giảng dạy theo sơ đồ tư duy mang tính khả thi cao vì nó có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của nhà trường, có thể thiết kế trên giấy, bìa hoặc bảng bằng cách sử dụng bút chì màu hay đơn thuần là phấn. Giáo viên có thể linh động sử dụng hình vẽ tay với những màu sắc, hình ảnh, từ ngữ diễn đạt khác nhau giúp học sinh có thể nắm bắt tốt phần lõi của bài giảng ngay tại lớp. Đối với học sinh, thường xuyên tạo lập sơ đồ tư duy sẽ phát triển nhiều năng lực như khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế phải có bố cục màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp; sắp xếp các ý tưởng khoa học súc tích và đó chính là để học sinh Học cách học tích lũy kiến thức và sử dụng kiến thức một cách đơn giản mà hiệu quả nhất. Bằng sơ đồ tư duy giáo viên nêu vấn đề, hướng dẫn cách giải quyết thông qua việc khơi gợi các ý tưởng. Học sinh không thể thụ động tiếp nhận trái lại mặc sức thả trí tưởng tượng vào bài học nhưng vẫn chốt được dàn bài chi tiết. Giờ học sau chỉ cần nhìn vào sơ đồ các kiến thức lại được tái hiện dễ dàng. Sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học, bước đầu giúp các em làm quen, dần dần biến thành kĩ năng trong quá trình tạo lập. Điểm đáng mừng là tiết học sôi nổi, kết quả học tập được nâng cao. Qua đó phát huy tích tích cực của học sinh trong học tập cũng như sự sáng tạo, mạnh dạn thể hiện cái tôi của mình. Sau đây tôi xin trình bày một số dạng bài tôi thường sử dụng và đạt nhiều hiệu quả trong quá trình giảng dạy. 5.3.1. Sử dụng sơ đồ tư duy để khai thác kiến thức mới Vận dụng trong Bài 9 Tiết 12 : CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 1941). Cách 1: Sử dụng sơ đồ tư duy trong suốt tiết học (giáo viên và học sinh cùng tạo lập sơ đồ ngay tại lớp) Bước 1: Giáo viên giới thiệu khái quát chương và nội dung bài mới Bước 2: Nêu câu hỏi định hướng nhận thức cho học sinh nhằm: + Xác định nhiệm vụ nhận thức của người học + Hướng học sinh vào kiến thức trọng tâm của bài, huy động tối đa các hoạt động của các giác quan trong quá trình học tập. Câu 1: Vì sao năm 1917 ở Nga diễn ra hai cuộc cách mạng. 15

Câu 2: Trình bày quá trình chuyển biến từ Cách mạng dân chủ tư sản sang Cách mạng tháng Mười Nga. họa). Câu 3: Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng ttháng Mười Nga. Bước 3: Lập sơ đồ tư duy - Gíao viên vẽ hình ảnh trung tâm (có thể sử dụng quốc kì của Nga minh - Sau khi tạo xong hình ảnh trung tâm, giáo viên nêu câu hỏi: + Bài này có những nội dung chính, cơ bản nào? ( thay cho nhánh) + Học sinh lên bảng vẽ nối tiếp chủ đề chia thành các nhánh lên bảng, có chú thích tên từng nhánh lớn và đánh số thứ tự (phục vụ cho việc ôn bài). * Lưu ý: Khi đặt câu hỏi cho học sinh trả lời, giáo viên nên hỏi những câu liên quan đến thông hiểu để học sinh vận dụng khi làm bài. - Hình thành xong nhánh cấp 1, chuyển sang nhánh cấp 2 1. Tình hình nước Nga trước cách mạng: (thảo luận nhóm) - Nhóm 1+2: Quan sát những hình ảnh sau và hoàn thành phiếu học tập về tình hình nước Nga trước cách mạng. (kinh tế, chính trị) + Nhóm 1 chính trị: Hình 1: Lược đồ Đế quốc Nga đầu thế kỉ XX Hình 2: Nga hoàng Nicôlai II Hình 3: Phụ nữ tiễn chồng ra mặt trận Hình 4: Những người lính Nga ngoài mặt trận + Nhóm 2 kinh tế: Hình 1: Nông dân Nga trước cách mạng Hình 2: Nhà ở của nông dân Nga Hình 3: Nạn đói 1917 + Nhóm 3: Dựa vào tình hình kinh tế, chính trị nêu những mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Nga trước cách mạng? Mâu thuẫn nào là cơ bản nhất cần giải quyết? + Nhóm 4: Nguyên nhân bùng nổ cách mạng. Giáo viên cho học sinh ngồi theo nhóm, dựa vào sách giáo khoa rút ra nội dung chính, chuyển thành từ khóa và hình ảnh minh họa. Bằng cách dạy truyền thống, khi thảo luận nhóm chỉ một vài em hoạt động hoặc cũng có thể cả nhóm làm việc (thảo luận cặp đôi). Nhưng do chưa xác định được nội dung trọng tâm vì vậy dễ lan man, lạc đề. Với sơ đồ tư duy, bằng việc xây dựng hình ảnh trung tâm, các nhánh chính phụ thông qua màu sắc giúp học sinh định hướng và cứ thế phát triển ý tưởng ra xung quanh. Cứ làm việc như vậy, học sinh sẽ biết cách tự 16

vận động tìm tòi kiến thức. Sơ đồ tư duy không chỉ là công cụ ghi chú tối ưu mà còn là công cụ gợi mở, kích thích quá trình học hỏi của trẻ. Sau ít phút thảo luận, học sinh báo cáo, thuyết trình về sơ đồ tư duy Giáo viên có thể chỉ bất kì hoặc nhóm cử đại diện lên báo cáo. Qua hoạt động này giáo viên vừa biết rõ hiểu biết của các em vừa rèn luyện khả năng thuyết trình trước đám đông, giúp các em tự tin mạnh dạn hơn. Sau khi đại diện của từng nhóm trình bày, giáo viên yêu cầu nhóm khác nhận xét, cá nhân bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ về kiến thức và cấu trúc (có sự hỗ trợ của giáo viên). Cuối mỗi nhánh chuẩn bị chuyển sang nhánh khác (ý khác), giáo viên sử dụng câu chốt cuối mục nhằm khắc sâu kiến thức. Nhánh cấp 3 2. Từ Cách mạnh tháng Hai đến Cách mạng tháng Mười: Giáo viên cho học sinh đọc nhanh sách giáo khoa trang 49-50 và tóm tắt diễn biến bằng sơ đồ (biểu diễn sự đi lên của cách mạng). Giáo viên tiếp tục nêu câu hỏi: + Cách mạng tháng Hai đã thực hiện được những nhiệm vụ gì? + Giáo viên khai thác tranh, đoạn phim, truyện kể nhằm làm tiết học thêm sinh động. Sau khi hoàn thành Cách mạng tháng Hai, giáo viên lập bảng so sánh và yêu cầu học sinh hoàn thành, từ đó rút ra tính chất và ý nghĩa của cách mạng Nhiệm vụ Lãnh đạo Lực lượng Nội dung Các cuộc CMTS trước Cách mạng tháng Hai Chính quyền thành lập Hướng phát triển cm Giáo viên tiếp tục nêu câu hỏi: Nguyên nhân bùng nổ Cách mạng tháng Mười? Nội dung này giáo viên khai thác như Cách mạng tháng Hai. Cuối nhánh 3, giáo viên sử dụng câu hỏi nhận thức (nêu từ đầu tiết học); yêu cầu học sinh trả lời qua đó biết khả năng tiếp thu và hiểu bài của học sinh. Tương tự như trên, nhánh này hoàn thành đến nhánh khác. Kết thúc bài học cũng là lúc kiến thức tổng quát của bài được trình bày một cách sáng tạo, sinh động trên sơ đồ tư duy ngay tại lớp. 17

* Qua tiết dạy sử dụng sơ đồ tư duy trong suốt tiết học (giáo viên và học sinh cùng tạo lập sơ đồ ngay tại lớp), bản thân tôi rút ra một số bài học. - Tốn nhiều thời gian, công sức. Giáo viên rất vất vả vì quá nhiều thao tác, nhiều khái niệm, kiến thức mới phải làm rõ. - Hiệu quả chưa cao, một số kiến thức trọng tâm chưa làm rõ (không đủ thời gian) - Hình ảnh, từ khóa học sinh sử dụng đơn điệu, chưa cô đọng chưa thể hiện được sự sáng tạo của các em. sau. Vậy để đạt được hiệu quả bằng dạng bài này, ta cần lưu ý một vài điểm - Chọn những tiết có dung lượng bài học thật ngắn - Ít khái niệm mang tính lí luận, trừu tượng - Yêu cầu học sinh chuẩn bị trước ở nhà mỗi em một sơ đồ tư duy, đến từng nội dung cần thảo luận, các em đối chiếu với bạn để lựa chọn sơ đồ tối ưu nhất; đồng thời tiết kiệm được thời gian chờ các em vẽ lại và chúng ta có thể sửa ngay trên sơ đồ. 18

19

5.3.2. Sử dụng sơ đồ tư duy để khai thác kiến thức mới Vận dụng trong Bài 12 Tiết 15 : NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI ( 1918 1939) Rút kinh nghiệm từ Bài 9 - Tiết 12 : CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 1941). Tôi chọn Cách 2: Sử dụng sơ đồ tư duy trong suốt tiết học (học sinh lập sơ đồ ở nhà) Bước 1: Giáo viên nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ cũng là cách liên hệ dẫn dắt vào bài mới Nguyên nhân, đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 1933)? Hậu quả? Bước 2: Nêu câu hỏi định hướng nhận thức 20

Câu 1. Tình hình nước Đức trong những năm 1929 1933 có gì nổi bật? Tại sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức? Câu 2. Trong những năm 1933 1939, chính phủ Hitle đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị và đối ngoại như thế nào? Hậu quả?. Bước 3: Lập sơ đồ tư duy - Học sinh đã quen với các thao tác tạo lập sơ đồ tư duy, tôi chỉ nêu câu hỏi và các em hoàn thành theo sơ đồ đã chuẩn bị lên giấy Ruki hoặc bảng phụ. - Trong thời gian 6 phút, các em vừa lựa chọn đối chiếu và hoàn thành sơ đồ. Lần lượt từng nhóm cử đại diện thuyết minh. Suốt tiết học, giáo viên quan sát thái độ làm việc của học sinh vừa nhắc nhở, vừa tuyên dương những bạn, nhóm tích cực. - Sau khi các nhóm báo cáo (có thể khai thác thêm tranh hay tư liệu minh họa mà nhóm chuẩn bị), nhóm khác bổ sung về nội dung kiến thức, cấu trúc sơ đồ, cách thuyết trình thậm chí nêu câu hỏi nếu nhóm được trình bày chưa làm sáng tỏ. Giáo viên là người nhận xét cuối cùng, có thể chỉnh sửa về nội dung, hình thức của sơ đồ bằng phấn hay bút màu. - Tương tự nhóm 3 và 4 hoàn thành cho đến hết bài. * Qua tiết dạy sử dụng sơ đồ tư duy trong suốt tiết học (học sinh lập sơ đồ ở nhà), bản thân tôi rút ra một số bài học. - Giảm đáng kể lượng thời gian chuẩn bị trên lớp - Học sinh đã có sự chuẩn bị trước nên sơ đồ, từ khóa, hình ảnh, màu sắc sinh động, đa dạng và đẹp mắt. - Các kiến thức trọng tâm được đi sâu phân tích nhiều lần: từ nhóm được phân công trình bày đến cá nhân, nhóm nhận xét bổ sung và cuối cùng là giáo viên chốt. - Học sinh hào hứng, sôi nổi khi tranh luận một vấn đề, mạnh dạn đề xuất ý tưởng làm sao đạt được mục đích - hiểu bài và nhóm được nhiều điểm cộng. - Tiết kiệm công sức, giáo viên là người quản trò, học sinh là người thi đấu trực tiếp phát huy tối đa tính tích cực của người học. 21

5.3.3. Sử dụng sơ đồ tư duy trong từng đơn vị kiến thức Vận dụng trong Bài 17 Tiết 22 : CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 1945) Để tiết học đạt hiệu quả, sau mỗi bài dạy tôi đều yêu cầu học sinh soạn bài (sơ đồ tư duy hoặc bài viết) trước khi lên lớp. Bài dạy bằng máy chiếu (sử dụng Power Point) Đối với bài Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 1945), do dung lượng kiến thức phong phú, nhiều sự kiện, khái niệm. Bài học có liên hệ thực tiễn về hậu quả của chiến tranh đối với nhân loại và bài học cho một thế giới hòa bình hôm nay. Đồng thời nêu lên các giải pháp nhằm chống chủ nghĩa khủng bố - hiểm họa của thế giới trong thế kỉ XXI. Do đó tôi chọn áp dụng sơ đồ tư duy vào một số đơn vị kiến thức ở tiết hai. * Lưu ý: Tiết hai, nội dung chủ yếu là trình bày diễn biến, giáo viên dễ mắc những lỗi sau trong quá trình giảng dạy. - Quá đơn điệu, tẻ nhạt với việc thống kê các sự kiện - Hoặc quá sa đà vào những câu chuyện hòng làm sinh động cho tiết học mà quên đi trọng tâm cần khắc sâu. 22

Bước 1: Kiểm tra bài cũ Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng bảng đồ nêu tóm tắt diễn biến của chiến tranh thế giới thứ II (9/1939 6/1941) và rút ra nhận xét, tính chất của giai đoạn này. Giáo viên nhấn mạnh, như vậy đến mùa hè năm 1941 phe phát xít thống trị phần lớn châu Âu. Phát xít Đức chuẩn bị xong mọi điều kiện cần thiết để tấn công Liên Xô. Bước 2: Bài mới III. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (6/1941 11/1942) 1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi 2. Chiến tranh Thái Bình dương bùng nổ - Cả hai nội dung giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và lập bảng tóm tắt diễn biến trong (3 phút) -Tháng 6/1941 Thời gian Sự kiện/ mặt trận Nhận xét - Tháng 12/1941 - Giáo viên gọi học sinh lên bảng thuyết minh trên bảng đồ, một bạn khác hoàn thành bảng thống kê. Sau khi hai bạn hoàn tất, giáo viên gọi bất kì một vài em dưới lớp nhận xét, giáo viên chốt cuối mục bằng việc chiếu bảng thống kê trên màn hình có minh họa bằng hình ảnh, đọan phim. Sau đó yêu cầu các em nhanh chóng hoàn tất vào vở. - Phần VI và V, giáo viên khai thác bài học bằng sơ đồ tư duy, vì: + Học sinh bắt đầu có biểu hiện ít tập trung + Chưa khuyến khích được sự sáng tạo + Phần lập bảng còn mang tính chủ quan, nhiều sự kiện chưa có sự thảo luận trước khi lựa chọn - Sử dụng sơ đồ tư duy tránh được những lỗi trên, học sinh mặc sức nêu ý tưởng. Tác phẩm chiến tranh trở thành bức tranh hội họa. Đặc biệt khi yêu cầu các em liên hệ với thực tiễn về những bất ổn hiện nay trên thế giới và trách nhiệm bản thân, các em hào hứng đề xuất ý kiến. * Qua tiết dạy sử dụng sơ đồ tư duy trong từng đơn vị kiến thức, bản thân tôi rút ra một số bài học. 23

- Sử dụng sơ đồ tư duy trong từng đơn vị kiến thức cũng hấp dẫn không kém việc ứng dụng trong toàn bài. Qua đó còn thấy được khả năng của người giáo viên trong việc sử dụng linh hoạt nhiều thao tác nhằm đạt được mục đích cuối cùng là học sinh nắm và hiểu bài tốt cũng như tái hiện kiến thức ngay tại lớp. - Sơ đồ tư duy là phương tiện rất hiệu quả trong các bài chiến tranh, khởi nghĩa giảm tính biên niên trong dạy học lịch sử và sự khô khan khó nhớ của những con số. - Việc liên hệ thực tế đến một thế giới tương lai tốt đẹp không tiếng súng vừa có tác dụng giáo dục vừa góp phần định hướng đạo đức, nhân cách học sinh. 5.3.4. Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc củng cố kiến thức bài học Vận dụng trong Bài 11 Tiết 14 : TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 1939 ) Mục đích của củng cố bài - Giúp học sinh tái hiện, khắc sâu kiến thức bài học - Định hướng nhận thức cho học sinh thông qua câu hỏi củng cố, giáo viên biết được dung lượng kiến thức học sinh nắm cũng như hiểu chưa thấu đáo 24

những nội dung nào, từ đó giáo viên đề xuất phương pháp dạy học tích cực cho những tiết sau. Tuy nhiên trên thực tế nhiều giáo viên dạy nhưng không củng cố, vì: - Không kịp bài, hết giờ vẫn dạy nên củng cố qua loa. - Trong quá trình dạy, giáo viên quan sát học sinh (tập trung chủ yếu ở những bạn khá, giỏi) và nêu câu hỏi tư duy, các em trả lời tốt, giáo viên cho rằng cả lớp hiểu bài không cần khắc sâu. - Tâm lí mệt mỏi cuối tiết Vậy để làm tốt phần củng cố, tôi xin nêu một vài kinh nghiệm của mình thông qua sơ đồ tư duy. Cách 1: Học sinh dựa vào sơ đồ tư duy mà các em vừa thiết kế đã được cả lớp chỉnh sửa để củng cố thông qua hệ thống câu hỏi của giáo viên. Cách 2: - Một tiết dạy 45 phút, 15 phút dành cho kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, hướng dẫn bài tập về nhà như vậy chỉ còn khoảng 30 phút dành cho bài mới. Do đó phần củng cố tối thiểu là 5 phút. Vì vậy để củng cố đạt hiệu quả cả dạy truyền thống và sơ đồ tư duy chúng ta đều tuân thủ các bước sau + Bước 1: Giáo viên vẽ chủ đề trung tâm bằng một hình ảnh bất kì + Bước 2: Yêu cầu học sinh lên bảng phân nhánh của chủ đề chính - kiến thức từng bước được tái hiện + Bước 3: Sau mỗi mục, giáo viên nêu câu hỏi chốt, kế tiếp chiếu lại tia đó trên màn hình hoặc theo truyền thống giáo viên dùng phấn khác màu gạch chân nội dung quan trọng - khắc sâu kiến thức. Ví dụ, mục 1: Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vecxai Oasinhtơn Câu 1: Trật tự thế giới mới Vecxai-Oasinhtơn thiết lập trong hoàn cảnh nào? Câu 2: Nội dung hội nghị? Tác động đến tình hình thế giới như thế nào? mục 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 1933 và hậu quả của nó. Câu 1: Nguyên nhân và đặc điểm của cuộc khủng hoảng? Câu 2: Hậu quả của khủng hoảng đối với kinh tế, chính trị như thế nào? Giải pháp? + Bước 4: Trong suốt tiết học, học sinh đã được giới thiệu, làm rõ, phân tích được khắc sâu nhiều lần. Vì vậy đến khi củng cố được gợi lại, các em tái hiện rất nhanh và với đặc thù của sơ đồ tư duy là màu sắc, hình vẽ càng tạo điều kiện cho việc khắc sâu trở nên thuận lợi. * Qua tiết dạy sử dụng SĐTD trong việc củng cố kiến thức bài học, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm. - Tái hiện và khắc sâu kiến thức 25

- Chỉnh sửa kịp thời những sai xót trong quá trình nhận thức - Qua củng cố, có thể nêu câu hỏi nâng cao đặt nhiệm vụ cho các em hoàn thành bài tập về nhà dành cho tiết sau. 26

27

5.3.5. Sử dụng sơ đồ tư duy trong tiết ôn tập Vận dụng trong Bài 18 Tiết 23 : ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (Phần từ năm 1917 1945 ) - Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh thiết kế sơ đồ tư duy theo chương. Đối với phần này, do khối lượng kiến thức lớn khoảng 20 trang, các em cần đến 2-3 trang sơ đồ tư duy. Cho nên, + Trang 1: Vẽ nước Nga Liên Xô và các nước Tư Bản Chủ Nghĩa + Trang 2: Các nước châu Á và Đông Nam Á + Trang 3: Những nội dung chính của Lịch sử thế giới hiện đại (1917 1945). Điều quan trọng mà các em nên nhớ rằng một sơ đồ tư duy lí tưởng không nên chỉ lưu lại những ý chính mà còn phải thể hiện đầy đủ các chi tiết hỗ trợ quan trọng khác. Bạn có thể kèm thêm các bảng thống kê, niên biểu trong sơ đồ tư duy nếu thấy cần thiết. Như vậy, bằng việc thiết kế sơ đồ tư duy trong ôn tập chương hoặc dùng nó để ôn thi đóng một vai trò to lớn nhằm nâng cao hiệu quả học tập. Bằng lối dạy truyền thống, để tái hiện kiến thức, học sinh chỉ đáp ứng được khoảng dưới 50% dung lượng bài hoặc nhớ ý này xót ý kia. Đặc biệt tâm lí khi ôn tập, các em giở từng trang vở toàn chữ thật ngao ngán nói chi đến việc ngốn và tiêu thụ sản phẩm đó. Mặt khác, các em luôn có thói quen đợi đến khi thi mới học. Do đó khối lượng kiến thức trở nên quá tải, bộ não phải làm việc hết công suất nhưng không hiệu quả vì đó chỉ là sự sắp xếp tạm thời, cẩu thả không theo trình tự môn học. Do vậy sau khi thi xong, các em không hề nhớ kiến thức cũ. Từ đó việc học trở nên nặng nề, mệt mỏi và chán nản. Bằng sơ đồ tư duy, sau mỗi bài học, mỗi chương, học sinh đều tạo lập một sơ đồ tư duy với hình ảnh, màu sắc đa dạng. Khi đọc lại, các em thường hứng thú, tái hiện nhanh kiến thức từ 80 90%; không bị xót ý, không máy móc học chữ đầu bỏ chữ cuối. Sơ đồ tư duy giúp học sinh sắp xếp kiến thức vào đầu như một thư viện sách có sự phân hóa môn học, phân hóa theo chương, theo bài nên rất dễ tìm, dễ tái hiện, không mất thời gian. 28

29

III. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI Qua một năm thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú và kết quả học tập Phần II Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1917 đến năm 1945 (Lịch sử 11) bằng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy, bước đầu đạt được một số kết quả khả quan, cụ thể: 1. Qua từng tiết dạy trên lớp Phù hợp với đặc thù môn học và chương trình sách giáo khoa (bám sát chuẩn kiến thức) khác) Tiết kiệm thời gian, tăng khả năng ghi nhớ (vận dụng vào các môn học Khả năng tập trung, nảy sinh ý tưởng độc đáo Soạn thảo các bài thuyết trình hay báo cáo một cách ngắn gọn, chi tiết và súc tích Phát huy tối đa năng lực cá nhân và tập thể trong việc giải quyết nhiệm vụ học tập, từ đó hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm vận dụng vào cuộc sống Không khí tiết học sôi nổi, đa màu sắc. Việc học nói chung và lịch sử nói riêng trở nên đơn giản, dễ tiếp thu và vô cùng hấp dẫn. 30

2. Qua điểm số thu hoạch ở các lớp Lớp 11A4 và 11A7 Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động. Về kết quả bộ môn năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số. Lớp 11A4 không được áp dụng đề tài, lớp 11A7 được áp dụng đề tài Lớp SS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 11A4 41 12 28.6 15 35.7 12 28.6 3 7.1 0 0 11A7 39 17 38.6 19 43.2 8 18.2 0 0 0 0 3. Qua thăm dò, đánh giá thái độ, hành vi đối với môn Lịch sử của lớp sử dụng sơ đồ tư duy. Tôi thực hiện như sau: Tôi tiến hành xây dựng bảng kiểm quan sát (ở phần phụ lục) để thu thập dữ liệu đồng thời dùng bảng này để phân tích đánh giá về sự hứng thú, thái độ, hành vi của học sinh đối với môn Lịch sử và thu được kết quả như bảng sau: Trong giờ học Lịch Sử 11A4 Không sử dụng SĐTD 11A7 Có sử dụng SĐTD Học sinh tập trung theo dõi bài học 60.6% 78.5% Học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài 57.8% 77.9% Tiết học sôi nổi, hào hứng 62.4% 83.5% Rèn luyện nhiều kỹ năng 42.3% 60.4% Học sinh không lãng phí thời gian ngồi chờ giáo viên hướng dẫn, bạn trả lời, nghe chép 35.7% 65.6% Học sinh thường không lơ mơ hoặc ngủ gật 53.4% 94.7% Lịch sử không quan trọng trong cuộc sống của tôi 44.3% 27.5% Tôi không tin mình sẽ yêu thích môn Lịch sử 46.5% 28.3% 31

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau Trong mỗi tiết học giáo viên giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu, câu hỏi định hướng nhận thức và phân bố thời gian hợp lí để học sinh tiếp nhận thông tin Khi dạy học giáo viên không quá cứng nhắc về phương pháp, mà phải có sự linh hoạt trong từng bài giảng. Thông thường giáo viên chỉ tính đến khối lượng kiến thức cần cung cấp trong một thời lượng qui định, chứ không tính đến việc tiếp thu của học sinh. Trong dạy, học luôn luôn đặt ra các vấn đề: nội dung và mục đích truyền thụ kiến thức cơ bản là gì?, phương pháp nào có hiệu quả nhất?.người giáo viên luôn luôn đảm nhiệm vai trò một người quản trò, chỉ tổ chức - hướng dẫn. Học sinh phải thực sự nhập cuộc vào bài học, chủ động trong suy nghĩ và hình thành ý tưởng.giáo viên cần đưa ra các chủ đề để học sinh tham gia thảo luận, nhất là thảo luận nhóm. Trước đây theo lối học cũ, học sinh quay mặt vào nhau cùng tìm hiểu một nội dung trong thời gian vài phút, gạch sách giáo khoa, giơ tay phát biểu. Bằng sơ đồ tư duy, mỗi nhóm cùng nhau hoàn thành một tác phẩm sơ đồ theo ý tưởng riêng của từng cá nhân, nhóm nên rất đa dạng, phong phú và lôi cuốn cả lớp tham gia. Chúng ta cần đa dạng hóa cách học và cách dạy. Dạy học mà khuôn cứng là bóp chết lòng đam mê học tập của học sinh. Tùy theo dạng bài mà giáo viên và học sinh khai thác sơ đồ tư duy nhằm đạt được hiệu quả tối ưu. Trong tiết học, giáo viên phải tạo tâm lí thoải mái bằng các chiêu trò của mình, giáo viên khuấy động lớp, gây hứng thú, hướng người học theo ý đồ của mình. Khi tổ chức học sinh tiếp nhận thông tin, giáo viên phải bao quát lớp, lưu ý thái độ học tập của học sinh để có cách vận dụng phù hợp, tránh áp đặt; phát huy việc hình thành ý tưởng của người học. Đối với học sinh cần đòi hỏi sự nghiêm túc trong quá trình học tập. Sự đầu tư thời gian và công sức là một trong những nhân tố quan trọng làm nên thành công. Nếu học sinh nghĩ rằng chỉ cần học thuộc các sự kiện trong sách giáo khoa thì quá đơn giản. Học lịch sử cũng hình thành tư duy lịch sử - đó là việc nhận thức quá trình diễn biến của xã hội, nguồn gốc tự nhiên, các giai đoạn phát triển và triển vọng tương lai. Đó là mối quan hệ giữa sự kiện với bối cảnh lịch sử, giữa quá khứ - hiện tại - tương lai; giữa người học - lí luận - thực tiễn. Học sinh không nên hiểu chỉ học trong sách giáo khoa mà cần hỗ trợ làm giàu vốn hiểu biết thông qua kiến thức môn học khác, hoặc tài liệu tham khảo; đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài học. Đối với giáo viên dạy học trước hết phải có lòng yêu nghề và có kiến thức sâu về chuyên môn để từ đó tìm ra các phương pháp dạy học mới sao cho phù hợp với đối tượng người học nhằm đạt hiệu quả học tập. Dạy học bằng cả trái tim và khối óc. Dạy bằng trái tim là tìm sự rung cảm. Dạy bằng khối óc là truyền đạt tri thức. 32

Học sinh nên học theo trình tự sách giáo khoa, vì các mốc phân kì lịch sử trong sách giáo khoa rất quan trọng giúp học sinh xác định bài, chương, giai đoạn, từ đó việc ôn tập, kiểm tra dễ dàng. Thông thường học sinh rất ngại học với sơ đồ tư duy vì cho rằng bài kiểm tra thấp điểm do không được giáo viên đọc chép cả câu văn, mà chỉ là các từ khóa, hình ảnh ; đó chỉ là quan niệm cũ, một chiều. Để làm tốt bài kiểm tra học sinh lưu ý. + Học sinh đọc kĩ đề, phân tích giới hạn, thời gian, không gian, đối tượng, nội dung mà câu hỏi đề cập tránh trả lời lan man. (thừa hoặc thiếu) + Tùy theo dạng đề, trắc nghiệm toàn phần hay vừa trắc nghiệm vừa tự luận sẽ có số câu nhiều, ít mà xác định câu khó, dễ để giải quyết. Nên làm câu dễ trước, khó sau. + Học sinh không nên làm nháp ra giấy vì mất thời gian trình bày vào bài. Các em nên lợi dụng chức năng của sơ đồ tư duy hình thành dàn ý và sau đó triển khai vào bài. V. KẾT LUẬN Khai thác sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử có ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng và phát triển. Đây là hoạt động tương quan giữa thầy - trò - bạn ; nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực trong học tập, sức sáng tạo, khả năng tập trung, sự hình thành và phát triển các ý tưởng độc đáo để từ đó vận dụng vào cuộc sống. Qua việc vận dụng sơ đồ tư duy, chất lượng học sinh được nâng cao, lớp học sinh động, học sinh nắm vững bài, từ đó bồi dưỡng lòng say mê yêu thích môn lịch sử. Có sự chuẩn bị kĩ của giáo viên và học sinh, vì vậy giờ học thoải mái, nhẹ nhàng; tránh những thao tác đơn điệu, lặp lại Giáo viên có điều kiện kiểm tra, sửa kịp những sai sót của nhiều đối tượng học sinh trong thời gian ngắn nhất Hoàn thành bài học nhưng không thiếu giờ, chỉ trong 45 phút hoàn tất các bước lên lớp và rèn luyện kĩ năng tạo lập sơ đồ tư duy cho học sinh Giúp học sinh làm việc độc lập hay đa chiều bằng sơ đồ tư duy. Vì thời gian có hạn, cùng với kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều tôi chỉ thực hiện đề tài trong một số tiết học cụ thể. Với sáng kiến của mình, tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy - đó là sự kết hợp đa phương pháp hiện đại - truyền thống - sơ đồ tư duy, qua đó nâng cao giá trị bộ môn trong phạm vi trường học cũng như trong đời sống vốn nó đang bị xuống cấp. 33