QUY TRÌNH THUẦN DƯỠNG CÁ THỦY TINH (Kryptopterus bicirrhis Valenciennes, 1840) I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ THỦY TINH 1. Đặc điểm phân loại Hình1: cá thủy

Tài liệu tương tự
GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN CÁ Luận văn Các phương pháp bảo quản cá 1

52631-KY THUAT NUOI TOM THE CHAN TRANG

Cúc cu

Ngày 14/07/1992, lúc 4 giờ sáng rời Sài Gòn để qua Mỹ theo diện HO/10 trên chuyến máy bay United Airline ngừng tại trại tị nạn Thái Lan. Máy bay lên c

CẨM NANG LÀM VƯỜN RAU TẠI NHÀ Cho người mới bắt đầu Lời mở đầu Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành mối quan tâm, lo ngại hàng đầu của mọi

Thuyết minh về đôi dép lốp trong kháng chiến – Văn mẫu lớp 8

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n

nguoiHSI_2019AUG18_sun

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

TÌM NƯỚC

Document

Microsoft Word - GT modun 04 - Nhan dan ong

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

Lương Sĩ Hằng ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH Bài Giảng: ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH tại Đại Hội Tâm Linh, Bruxelles, Bỉ Quốc, ngày 3 tháng 8 năm 1993 Đời Đạo Phân Minh 1

Document

TRUNG TÂM NGHIÊN C?U XU?T B?N SÁCH VÀ T?P CHÍ

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY RỬA BÁT BOSCH SMS69N48EU Cảm ơn quý khách hàng đã lựa chọn sản phẩm máy rửa bát mang thương hiệu nổi tiếng BOSCH, hi vọng sản ph

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Microsoft Word - V doc

Thien yen lang.doc

Đề bài: Tả một đồ chơi mà con thích

Phần 1

Lan Man Chuyện Làng Tôi Đỗ Đình Tuân 1. Sông Đào Tôi sinh ra ở một làng nhỏ ven sông Kinh Thày mà dân cả vùng tôi vẫn quen gọi là sông Cái. Ngày nay,

No tile

Chọn size khi mua quần áo Vài mẹo vặt về Quần Áo, Giầy Dép Bạn rất thích xài hàng xịn nhưng bạn không chắc bộ đồ có vừa với mình không, bởi ký hiệu kí

Biên soạn: Quách Cư Kính 24 TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO TẬP 2 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Phần 1

BẢO QUẢN NGHÊU BẰNG PHƢƠNG PHÁP SẤY THĂNG HOA VÀ LẠNH ĐÔNG 1

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

PHÁP NGỮ HT.Tuyên Hóa Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link Audio Tại Website

Microsoft Word - 8b. Tai lieu doc them ve Khai thac TS.doc

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

NGHI THỨC SÁM HỐI VÀ TỤNG GIỚI HT.Thanh Từ Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt Việt Nam o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 20-

No tile

No tile

No tile

Microsoft Word - Thiet ke XD be tu hoai.doc

(CHÍNH NGHĨA): 30 tháng Tư 1975: Máu và Nước Mắt!

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP DỰ THẢO Phụ lục 01 SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH NGHỀ PHIẾU PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC NGÀNH: KỸ THUẬT VẬ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

HỒI I:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HUỲNH MINH HIỀN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THU HỒI NGUỒN NĂNG LƯỢNG KHÍ SINH HỌC TỪ QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BI

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

{[[W+bz0FkV43GmRt7u4DpvuYxd]]} THÚ RƯNG

Phân tích trích đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ để làm rõ tư tưởng và ý nghĩa phê phán của vở kịch

1 VÀI NÉT VỀ KÊNH NHIÊU LỘC THỊ NGHÈ XƯA VÀ NAY NCS. Trần Hữu Thắng ThS. Nguyễn Bá Cường Phát triển kinh tế - xã hội có tác động trực tiếp đến môi trư

INSTRUCTION MANUAL AQR-IFG50D

Nghị luận về ô nhiễm môi trường

HỎI - ĐÁP VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI CHẾ BIẾN, KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ Hà Nội -2016

Kể về một chuyến về thăm quê – Văn mẫu lớp 6

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

Tả mẹ đang nấu ăn

MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY KEO VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ I. Triệu chứng nhận dạng 1. Sâu kèn nhỏ (Acanthopsyche sp). Sâu kèn nhỏ - Đặc điểm hình thái,

HỒI I:

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

4 Hiệu đính nội dung bản tiếng việt TS. BS. Trần Quốc Hùng CN. Trần Sỹ Pha CN. Đỗ Thị Thúy Hồng Trưởng Ban Phòng ngừa và Ứng phó thảm họa, Trung ương

Thuyết minh về cây hoa đào – Văn mẫu lớp 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG L

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 19

Hội Hoa Lan Việt Nam Tâm Tình Tây Bắc Seattle Tháng Tuyết Mở nắp vung, lấy đôi đũa gắp một miếng xôi nhỏ, nhai thử, thấy

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

ptdn1059

Phần 1

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Microsoft Word - TOMTT~1.DOC

CÁC NHÓM CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở TỈNH ĐỒNG NAI - VIỆT NAM Trần Hồng Liên Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có nhiều tộc người cư trú bên cạnh ngư

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

-

Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Document

Document

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

Tả cô Tấm trong truyện Tấm Cám theo tưởng tượng của em

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN BỘ MÔN GIẢI PHẪU HỌC BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU HỌC TẬP 1 NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI

cachetsaodangchuachet_2016MAY16

ÔNG PGS/TS BÙI HIỀN VÀ ĐỨA CON QUÁI THAI TỪ BÊN TÀU GỞI QUA Nguyên Khai BỘ CHỮ TIẾNG VIỆT theo mẫu tự La -Tinh do các Giáo Sĩ Tây phương sáng chế ra g

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

Microsoft Word - NGÔI-SAO-ẤY-VỪA-ĐÃ-LẶN.docx

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

ptdn1101

Microsoft Word - VuDucNghiemAnhToi-VTH-Chuong8.doc

Tài liệu sinh hoạt Khoa học Kỹ thuật Điều dưỡng BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG NHIỄM TRÙNG SƠ SINH I. ĐỊNH NGHĨA: Nhiễm trùng sơ sinh (NTSS) là

Microsoft Word - emlatinhyeu10.doc

Microsoft Word - ptdn1256.docx

PHỤ NỮ VIỆT NAM - NHỮNG CÂY LAU BẰNG THÉP

Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Tả người thân trong gia đình của em

Microsoft Word - 08-toikhongquen

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Bản ghi:

QUY TRÌNH THUẦN DƯỠNG CÁ THỦY TINH (Kryptopterus bicirrhis Valenciennes, 1840) I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ THỦY TINH 1. Đặc điểm phân loại Hình1: cá thủy tinh (http://www.fishbase.us) Trong hệ thống phân loại, cá thủy tinh thuộc: Bộ Cá Nheo: Siluriformes Họ Cá Nheo: Siluridae Giống Cá Trèn: Kryptopterus Loài cá trèn mỏng hay cá thủy tinh: Kryptopterus bicirrhis Valenciennes, 1840 Theo mô tả các mẫu vật thu được từ tỉnh Tây Ninh, Châu Đốc, Việt Nam của Mai Đình Yên (1992, trích bởi Nguyễn Văn Hảo, 2005) cá có vây lưng 1-2 tia, vây hậu môn 52 70 tia, vây ngực 1 tia cứng và 9 tia mềm, vây bụng 6 7 tia, chiều dài thân bằng 4,7 chiều cao thân, chiều cao thân bằng 6,4 chiều dài đầu,... Thân cá rất mỏng, dài. Đầu ngắn và nhỏ. Mõm hơi dẹp bằng. Miệng rộng. Răng trên xương lá mía gồm 1 đôi nằm ngang. Có 2 đôi râu: Râu hàm kéo dài quá khởi điểm vây hậu môn và râu cằm rất ngắn. Mắt lớn, có nếp da che, nằm hơi lệch xuống phía dưới của đầu. Vây lưng nhỏ, vây ngực tương đối phát triển có 1 gai cứng mang răng cưa và dài hơn chiều dài đầu. Vây bụng nhỏ. Vây hậu môn rất dài. Vây đuôi phân thùy. Thân màu trắng và đầu hơi nâu nhạt. Các vây màu trắng nhạt và có 1 chấm đen sau nắp mang. 2. Đặc điểm phân bố và điều kiện môi trường sống ngoài tự nhiên Ở Việt Nam, cá phân bố ở các vùng nước ngọt Nam Bộ, tập trung ở sông Tiền, sông Hậu, trung lưu sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông. Là loài cá đặc trưng cho khu hệ cá hạ lưu sông Mê Kông và Đông Nam Á. Cá sống thành từng đàn ở tầng mặt và tầng giữa nhưng thường ở tầng mặt. Hoạt động nhanh nhẹn, khi có tiếng động cá thường bơi nhanh để ẩn nấp vào các nhánh rong rêu hoặc thực vật. Các yêu cầu kỹ thuật chính để nuôi như cần có máy lọc, máy sục khí ở mức độ trung bình, cần bố trí cây thủy sinh hay nuôi trong hồ rong. Cá thích nước trong. (Fishviet.com). 1

Cá Thủy tinh phân bố ở một số nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia, miền đông và tây Nam bộ của Việt Nam. Cá sống ở mọi tầng nước. Các yếu tố môi trường sinh thái bao gồm, nhiệt độ nước: 24 28 o C; độ cứng nước (dh): 5 15; độ ph: 6,0 7,5; ánh sáng vừa phải. Hình 2: Sinh cảnh, nơi phân bố cá thủy tinh tại Bình Phước năm 2014 và cá Thủy tinh thu được Kết quả khảo sát từ các vùng phân bố và các điều kiện môi trường vùng phân bố của cá Thủy tinh tại ấp Đập Thị Tính, xã Long Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, bước đầu đã ghi nhận một số thông tin về điều kiện sinh thái của loài cá này như sau: Khu vực cá phân bố có các đặc điểm như đáy sét pha bùn hoặc cát pha bùn, có nhiều cây thủy sinh phát triển từ nền đáy, ven bờ hoặc sống trôi nổi (lục bình). Các yếu tố môi trường vùng khảo sát có cá phân bố bao gồm, ph (18giờ) 6,5 6,8; độ cứng 36 mgcaco 3 /l; độ sâu 80-140cm; độ trong 30 36 cm; nước chảy nhẹ, lưu tốc 6 7,5 m/phút. Các yếu tố về ph và độ cứng trong môi trường sinh thái của cá Thủy tinh nằm trong khoảng thích hợp của nhiều loài cá nước ngọt vùng Đồng bằng Nam Bộ nói chung (ph 6,5 8,5, độ cứng 0 75 mgcaco 3 /l). Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cũng ghi nhận, cá rất n ánh sáng. Trong tự nhiên, chỉ có thể đánh bắt được cá vào ban đêm. Trong điều kiện nuôi nhân tạo, cá có biểu hiện bị căng thẳng, luôn luôn tìm nơi ẩn nấp, lẫn trốn khi thả cá vào hồ kiếng trong những ngày đầu. Hình 3 : Cá bị căng thẳng khi ra ánh sáng 2

3. Đặc tính dinh dưỡng và sinh trưởng Cá ăn động vật là chính. Trong điều kiện nuôi, cá có thể sử dụng các loại thức ăn như giáp xác, côn trùng, trùng chỉ và thức ăn viên. (Fishviet.com). Cá ăn một số loài cá nhỏ, động vật nước, giun, ấu trùng, công trùng trong nước. Cá cỡ dưới 4 cm tăng trưởng chủ yếu về kích thước, khi đạt trên 4 cm cá chủ yếu tăng trưởng về khối lượng. Cá không có mỡ bám ở thành ruột. Cá thuộc loài có kích thước nhỏ, trung bình 5-6 cm, cỡ tối đa 15 cm. Đây là loài nhỏ nhất trong họ Siluridae (Nguyễn Văn Hảo, 2005). II. KỸ THUẬT THUẦN DƯỠNG 1. Đánh bắt cá ngoài tự nhiên - Thời gian đánh bắt phù hợp: Để bảo vệ nguồn lợi, hoạt động thu cá cần chú ý kích cỡ đánh bắt, mùa vụ sinh sản của cá. Theo kết quả khảo sát, sự xuất hiện của cá trong năm như sau : Tháng 1 bắt đầu có cá cái ôm trứng (20,5 %) ; Tỉ lệ cá con (L<1cm) nhiều nhất vào tháng 5 (91,3 % ) ; Cá sinh sản từ tháng 4 đến tháng 6 ; Tháng 10, tháng 11, cá mới đạt kích cỡ trên 3 cm (100%). Như vậy, thời gian khai thác thích hợp nhất vào tháng 10, tháng 11. Từ tháng 12 đến tháng 4 là cá vào giai đoạn thành thục để chuẩn bị cho sinh sản. Không nên khai thác vào thời gian này. Tương tự, từ tháng 4 đến tháng 9 là thời gian sinh trưởng của cá con. Cho nên, cũng không nên đánh bắt cá vào những tháng này. Trên thực tế, sản lượng khai thác nhiều và tập trung nhất từ tháng 10 đến tháng 12. - Dụng cụ và cách thu cá: Dùng lưới (2a = 0,5cm) để kéo bắt cá, kết hợp xua đuổi cá vào lưới. Tốt nhất là thu mẫu vào ban đêm, sản lượng đánh bắt sẽ cao hơn. Hình 4: Đánh bắt cá Thủy tinh vào ban đêm - Vận chuyển mẫu: Sau khi thu từ tự nhiên, cá được chứa trong túi nhựa có bơm oxy, vận chuyển về nơi trữ dưỡng ở nhiệt độ thường. Tuy nhiên hạn chết vận chuyển lúc trời nắng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Mật độ vận chuyển: 50 cá/10 lít nước, thể tích oxy chiếm 70 % tổng thể tích chứa cá. Thời gian chứa tối đa 12 giờ. Sử dụng 100 % nước tự nhiên, được lấy từ nơi có nước sạch nhất (không bị đục) ở khu vực đánh bắt cá. Nên lấy sẳn nước trước khi đánh bắt cá để tránh nước bị đục sau đánh bắt. 2. Kỹ thuật thuần dưỡng a. Trang thiết bị để thuần dưỡng 3

Có thể thuần dưỡng cá trong bể kiếng hay bể chứa bằng đất nung (như lu, khạp) Hình 5: Các bể chứa có thể dùng để thuần dưỡng cá thủy tinh Các bể nuôi cần có các hệ thống lọc nước và sục khí Hình 6: Một trong các thiết bị vừa lọc nước vừa sục khí trong bể nhỏ b. Chuẩn bị bể chứa và nước để thuần dưỡng Nước chuẩn bị cho thuần dưỡng cần đảm bảo các yếu tố: Trong suốt, ph = 6,5 7, Oxy hòa tan > 4 mg/l. Phương pháp can thiệp đối với từng loại nước như sau: - Đối với nước máy : Cấp nước vào bể chứa, bể chứa có thể để trong nhà hoặc ngoài trời đều được Sục khí nhẹ ít nhất 48 giờ để loại bỏ Clo trong nước và tăng cường hòa tan oxy Kiểm tra độ ph trước khi cấp vào bể nuôi, ph = 6,5 7 là phù hợp, thường nước máy có độ ph = 6,8 7 Thông thường, sử dụng nước máy để thuần dưỡng cá thủy tinh, không cần điều chỉnh ph 4

- Đối với nước ngầm: Cần kiểm tra để biết rõ chất lượng của nước giếng sắp sử dụng. Tùy chất lượng nước sẽ có các giải pháp xử lý cụ thể thêm. Nếu nước đạt tiêu chuẩn sử dụng cho sinh hoạt cần được tiếp tục xử lý như sau : Nếu nước không trong suốt, cần cho qua bồn lọc cơ học với các vật liệu lọc gồm sỏi, cát, gòn lọc hay vải lọc Sau đó, cho nước vào bồn chứa và tăng cường sục khí Nếu nước có ph < 5,5 cần dùng san hô hoặc võ sò cho vào bồn chứa để cải thiện ph Sục khí tăng cường cho đến khi ph tăng đến mức cần thiết. Kiểm tra độ ph trước khi sử dụng, ph đạt 6.5 6.8 là thích hợp nhất. - Đối với nước mặt (nước từ sông, ao, hồ) : Nguồn nước sông sử dụng phải là nguồn nước không bị ô nhiễm từ các hoạt động xã thải của nhà máy, sinh hoạt của khu dân cư, sản xuất nông nghiệp, Đối với nước sông, cần lắng, lọc và diệt khuẩn Để diệt khuẩn, phương pháp thông dụng và có chi phí hợp lý là dùng Chlorine, 30 ppm. Sau khi diệt khuẩn 24 giờ, sục khí tăng cường để loại bỏ hoàn toàn ion Clo. Trước khi sử dụng, cần kiểm tra lại ph của nước và dư lượng Clorine. Để kiểm tra nước còn chlorine không, dùng Orthotolidin 1% : nhỏ 1 2 giọt orthotolidin vào 10 20 lít nước, nếu nước có màu vàng là còn chlorine. Hình 7: Bể lọc (trên) và bể chứa (dưới) để xử lý khuẩn hoặc lọc sinh học Bể nuôi nên được bố trí các loại cây thủy sinh không cần đất hoặc dùng các bó dây nilon làm giả rong nhằm che bới ánh sáng và làm chỗ ẩn nấp cho cá, hạn chế bớt tình trạng cá bị căng thẳng khi chuyển môi trường sống. Nguồn nước ban đầu nên được pha theo tỉ lệ: Nước đã chuẩn bị sẳn ở trại pha với nước tự nhiên thu từ nơi đánh bắt cá. Trong đó, nước ở trại (tạm gọi là nước mới) chiếm 25 50 % tổng lượng nước cần. Bể thuần dưỡng được đặt trong nhà có mái che Cho nước vào bể, bố trí cây thủy sinh và sục khí 1 ngày trước khi thả cá. c. Chăm sóc cá - Cá vận chuyển về nên cho cả nước và cá vào bể nuôi đã chuẩn bị sẳn sao cho nước mới trong bể và nước tự nhiên theo đúng tỉ lệ trên. 5

- Không cho cá ăn trong 2 ngày đầu - Xiphong đáy nếu thấy đáy bể có nhiều chất lắng tụ - Nếu dùng bể kiếng, cần che các mặt kiếng nếu thấy cá bơi tụ thành 1 nhóm ở góc bể - Sục khí oxy suốt thời gian nuôi, đảm bảo oxy hòa tan (DO) > 4 mg/l. - Từ ngày thứ 3, đặt lọc nước vào bể và bắt đầu cho cá ăn \ - Từ ngày thứ 4, bổ sung 20 % nước mới mỗi 2ngày. Khi nước mới được bổ sung đủ thì thay nước 1 lần/tuần, mỗi lần thay 30 % tổng lượng nước trong bể. - Vệ sinh thiết bị lọc, vật liệu lọc 2 lần/tuần để đảm bảo hiệu quả hoạt động của bộ lọc - Mật độ thuần dưỡng: Mật độ thả ban đầu: 5 con/lít nước. Mật độ sau khi cung cấp đủ lượng nước: 1 con/lít - Thức ăn sử dụng: trùn chỉ. Lượng cho ăn trung bình 50 70 g /100 cá/ngày. Cho ăn 2 lần/ngày, mỗi lần 50 % tổng lượng thức ăn. - Cá thích nghi với môi trường mới khi có những biểu hiện sau: Cá bơi lội phân tán đều trong bể; Cá có phản ứng đớp mồi ngay khi cho thức ăn vào bể. Hình 8: Biểu hiện của cá trước (trái) và sau (phải) thuần dưỡng Hình 9: Trùn chỉ làm thức ăn cho cá Th.s. Trần Bùi Thị Ngọc Lê 6