Lắng nghe Chánh pháp 1. Dẫn nhập Kinh Tạp A Hàm, kinh số 834, đức Thế Tôn có nêu lên bốn yếu tố cần thiết để hành giả tu tập đi vào dòng Thánh. Bốn yế

Tài liệu tương tự
TRUYỀN THỌ QUY Y

Đốn ngộ

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Đàm Loan và Đạo Xước

Kinh Kim Cuong Luan - Ba Ha La Han Dich - Cs Nguyen Hue Dich

Đời Đường, Sa môn Thiện Đạo tập ký

S LUẬN KINH KIM CƯƠNG BÁT NHÃ BA LA MẬT Tác giả: Bồ tát Vô Trước. Há dịch: Đời Tù, Đại sư Đạt Ma Ngập Đa. Vi t

Kinh Ðại Phương Ðẳng Như Lai Bất Tư Nghì Cảnh Giới Đời Ðường, Tam Tạng Pháp Sư Xoa Nan Ðà, Người nước Vu Ðiền dịch từ Phạm Văn qua Hoa Văn Việt Dịch:

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

Kinh Niệm Phật Ba La Mật - 4

LUẶN ĐẠI TRÍ Độ Quyển 21

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

Microsoft Word - kinhthangman.doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Kinh Dai Thong Phuong Quang Sam Hoi Diet Toi Trang Nghiem Thanh Phat - HT Trung Quan Dich

Niệm Phật tam muội

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Microsoft Word - PHO MON.doc

PHẬT ĐẢN 2643 PHẬT LỊCH 2563 TỲ KHEO THÍCH THẮNG GIẢI NIỆM ĐỊNH TUỆ HỮU LẬU VÀ NIỆM ĐỊNH TUỆ VÔ LẬU ẤN HÀNH MÙA PHẬT ĐẢN 2019 MELBOURNE - ÚC CHÂU

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Luan Tung Kim Cuong - Duong Nghia Tinh Han Dich - Cs Nguyen Hue Viet Dich

Pháp Môn Tịnh Độ Theo Kim Cang Thừa

Hòa Thượng Trí Tịnh

Pháp Môn Niệm Phật

Niệm Phật Tông Yếu

Nam Tuyền Ngữ Lục

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

1 KINH VĂN THÙ SƯ LỢI SỞ THUYẾT MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT Tác Giả: Đời Lương Tam Tạng Mạn Đà La Tiên Dịch Giả: Hòa Thượng Thích Minh Lễ Tôi nghe như vầy

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

DUY THỨC TAM THẬP TỤNG LƯỢC GIẢI Thanh Lương Thiền Thất Phật Lịch 2549, 2005 Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện

Tác giả: Dromtoenpa

LUẬT TẠNG Trong Tổ Chức Tăng Ðoàn Ngày Nay Tại Việt Nam TK.Thích Minh Chuyển Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiệ

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

Về Những Đóng Góp Của Pháp Sư Huyền Trang Cho Mảng A Tỳ Đàm Của Luận Tạng Đào Nguyên ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook

(Microsoft Word - Nghi th?c t?ng ni?m CH\332 \320?I BI V\300 GI?NG GI?I.doc)

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Cái Chết

Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Bồ Tát giới đệ tử Bành Tế Thanh luận (*) Việt Dịch: Sư Bà Hải Triều Âm ---o0o--- Nguồn Chuyển sang e

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Tam Quy, Ngũ Giới

Kinh Hồng Danh Lễ Sám (tập 2) Tác giả : Thích Huyền Vi Phật Lịch 2539 ĐỨC PHẬT NÓI

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni Đời Đường, Tam tạng Bất Không dịch 1 Việt dịch: Quảng Minh Kính lạy đấng đại bi Quán Âm Ng

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ

1

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - Kinh A Di Da.doc

NGHI THỨC TỤNG GIỚI BỔ TÁT HT Trí Tịnh Soạn ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên namth

Kinh Duoc Su Luu Ly Quang Nhu Lai Bon Nguyen Cong Duc - Ns Tam Thuong

Kho Tàng Tâm Của Đấng Giác Ngộ

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Kinh sách ấn tống không được bán. This book is strictly for free distribution, it is not for sale.

ttvnctk20

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Microsoft Word - BAI KHAO HACH GIOI TU TY KHEO 2017

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ

ĐẠI THỪA KIM CANG KINH LUẬN TT.Thích Viên Giác dịch Trung Tâm Phật Giáo Hayward, Hayward California o0o--- Nguồn

Lương Sĩ Hằng Ðời Ðạo Siêu Minh

Microsoft Word - kinh-daibatnehoan-13

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 5

Phương Pháp Niệm Phật

Microsoft Word - doc-unicode.doc

NGHI THỨC CẦU MƯA NGUYỆN HƯƠNG (Chủ lễ đốt 3 cây hương quỳ trước bàn Phật nguyện) Nguyện đem lòng thành kính Gửi theo đám mây hương Phảng phất khắp mư

CHÁNH TRÍ MAI THỌ TRUYỀN 1 TRUYỀN TÂM PHÁP YẾU

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

(Microsoft Word LU?N V? GI\301O D?C GIA \320\314NH)

daithuavoluongnghiakinh

TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI N

THAY LỜI NGỎ Ý NGHĨA PHÙ HIỆU ĐẠI HỘI HUYNH TRƯỞNG GĐPT MIỀN THIỆN MINH KỲ 12 Ý NGHĨA TỪNG PHẦN: Nền màu xanh lá mạ: Hướng vọng về tương lai của Tổ Ch

SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN The Joy of Living - Dying in Peace Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 Dịch: Chân Huyền ---o0o--- Nguồn Chuyể

~ 33 HỒNG DANH QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT MA HA TÁT ~ 1) Dương Liễu Quán Âm: còn có tên gọi khác là Dược Vương, bổn nguyện của Ngài là bạt trừ cứu độ những bệ

~ 33 HỒNG DANH QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT MA HA TÁT ~ 1)Dương Liễu Quán Âm: còn có tên gọi khác là Dược Vương Quán Âm, bổn nguyện của Ngài là bạt trừ cứu độ n

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ


Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

Bồ Đề Đạo Đăng Luận (Atisa)

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

251 SỰ LÃNH ĐẠO BẰNG CHÁNH NIỆM VÌ HÒA BÌNH BỀN VỮNG TRONG VĂN HÓA VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM (TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI) Nguyễn Hữu Sơn * 1. MỞ Đ

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

THỌ GIỚI TT.Thích Nhất Chân --- o0o --- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link

Đại Sư Vĩnh Minh Diên Thọ

VÀI NÉT VỀ ĐỜI SỐNG VÀ LỐI SỐNG VĂN HÓA CỦA THANH THIẾU NIÊN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY Tóm tắt NGUYỄN THỊ HUỆ Dưới quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và Hồ

Microsoft Word - doc-unicode.doc

So tay luat su_Tap 3_ _file in.indd

NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG: Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc * LỜI CUNG KÍNH ĐẾN TS. THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trụ trì Chùa Hương

Bản ghi:

Lắng nghe Chánh pháp 1. Dẫn nhập Kinh Tạp A Hàm, kinh số 834, đức Thế Tôn có nêu lên bốn yếu tố cần thiết để hành giả tu tập đi vào dòng Thánh. Bốn yếu tố đó là: Thân cận bậc thiện tri thức; lắng nghe chánh pháp; như lý tác ý; pháp tùy pháp hành (pháp thứ pháp hướng). i Đây cũng là bốn điều kiện giúp hành giả chứng đắc huệ nhãn. ii Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ luận bàn về yếu tố thứ hai Lắng nghe chánh pháp. Bàn về vấn đề Lắng nghe Chánh pháp, người viết chủ yếu dựa vào những ghi chép theo kinh luận Hán Tạng để tập trung làm rõ những vấn đề sau: Thế nào là lắng nghe Chánh pháp? Phương pháp lắng nghe như thế nào để đúng với tinh thần chỉ dạy của Đức Phật? Công đức lắng nghe Chánh pháp và lắng nghe Chánh pháp liên hệ đến trí tuệ. 2. Định nghĩa Lắng nghe Chánh pháp, Tiếng Phạn: Saddhammasav,tiếng Pali: Saddhamma-savanam, Tiếng Hán dịch: Đa văn Chánh pháp ( 多聞正法, 聽聞正法 ), tiếng Anh dịch là: Hearing the true Dhamma. Theo T.W Rhys Davids and W.Stede trong cuốn The Pali Text Society s, Pali-English Dictionary, trang số 675:Lắng nghe Chánh pháp được phân tích như sau: 1. Saddhamma được giải thích với nhiều nghĩa: The true Dhamma(giáo pháp chân chánh); The best religion(tôn giáo tốt nhất); Good practice(pháp thực tập tốt); The Doctrine of the good(học thuyết về những điều tốt đẹp. 2. Savana có 2 nghĩa: Ear (lỗ tai) ; Hearing (nghe). Ngoài ra, y cứ vào Phạn Hòa Tự Điển của học giả Nhật Bản Địch Nguyên Lai Vân giải thích như sau: từ Saddhamma thuộc dương tính, có nghĩa là chân chánh, một quy luật rất tốt. Từ này cũng được gọi là Pháp bảo, Chánh pháp, Diệu pháp, Kinh pháp, Phật pháp, Diệu chánh pháp, Thắng diệu pháp,vi diệu chánh pháp... còn từ Savanam tức là lắng nghe. Do sự kết hợp của từ tố Saddhamma và Savanam nên được gọi là Lắng nghe Chánh Pháp. iii Trong A Tỳ Đạt Ma Tập Dị Môn Túc Luận, được Tôn giả Xá Lợi Phất giải thích rõ ràng, ở đây xin tóm lược đại ý, Chánh Pháp nghĩa là phương pháp giúp cho hành giả tu tập tăng trưởng thiện pháp, giác ngộ giải thoát, như pháp Tứ đế hay Nhân duyên, vv gọi là Chánh pháp. 1

Đối với pháp tứ thánh đế hay những thánh pháp khác, nếu người nào dùng tâm hoan hỷ nghe, hoan hỷ tư duy, hoan hỷ thọ trì, cho đến hoan hỷ chứng đạt, như vậy mới gọi là lắng nghe Chánh pháp. iv Từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy quá trình lắng nghe Chánh pháp là dùng nhĩ căn lắng nghe thiện pháp, sau khi nghe xong nội tâm sanh khởi hoan hỷ thọ trì, hoan hỷ quán chiếu cho đến chứng đắc thiện pháp. 3. Phương pháp lắng nghe Chánh pháp Trong Đại Trí Độ Luận Bồ Tát Long Thọ luận giải rằng: Hãy lắng nghe Chánh pháp từ Tam Bảo, nghĩa là hãy lắng nghe giáo pháp từ chư Phật, từ Tam Tạng thánh điển và từ các vị đệ tử xuất gia của Phật. v Thế nhưng, chúng ta cần phải dùng tâm niệm gì? và tư duy như thế nào? để việc nghe Chánh pháp được hiệu quả? Trong Quảng Nghĩa Pháp Môn kinh quyển thứ nhất có ghi rằng: Nếu người nào muốn nghe chánh pháp, phải đầy đủ mười sáu tướng sau: Thứ nhất, tùy thời nghe pháp, tức nơi nào có chánh pháp, chúng ta đến đó nghe. Thứ hai, tâm cung kính; Thứ ba, tâm hỷ lạc; Thứ tư, tâm không chấp trước; Thứ năm, nghe pháp và thực hành như pháp đã nghe; Thứ sáu, không nên đem tâm tranh đấu; Thứ bảy, đối với Chánh pháp phải khởi tâm cung kính; Thứ tám, phải cung kính vị pháp sư; Thứ chín, không được chê bai chánh pháp; Thứ mười, không được hủy báng pháp sư; Thứ mười một, không được khinh chê tự thân, nghĩa là suy nghĩ mình là hạng không có học, không thể nghe hiểu được pháp; Thứ mười hai, tâm chuyên nhất không tán loạn; Thứ mười ba, khởi tâm nghe pháp để cầu giải thoát; Thứ mười bốn, nhất tâm lắng nghe; Thứ mười lăm, nghe pháp xong, y vào Chánh pháp mà tư suy quán chiếu; Thứ mười sáu, luôn thực hành pháp. vi Nếu hành giả nào biết lắng nghe Chánh pháp với những tâm thức trên thì việc nghe pháp sẽ có kết quả tốt đẹp và con đường đi đến bến giác cũng được thành tựu viên mãn. Ngoài ra, khi lắng nghe Chánh pháp chúng ta phải tư duy bốn phép quán chiếu sau: Thứ nhất, bệnh tưởng: Nghĩa là phải biết rằng từ vô thỉ đến nay, chúng ta đã tạo bao nhiêu nghiệp khổ, mãi trôi lăn trong vòng sanh tử; thứ hai, y tưởng: Phải tin tưởng pháp sư là vị lương y tài giỏi có thể trị bệnh cho chính mình; thứ ba thuốc tưởng, nghĩa là Chánh pháp là lương dược trị bệnh; thứ tư, tha thiết trị bệnh, tức là chúng ta phải tha thiết thực hành giáo pháp, điều này rất quan trọng, nếu chúng ta có bệnh mà không uống thuốc thì sẽ không khỏi. Cũng vậy, nếu chúng ta nghe Chánh pháp mà không thực hành pháp thì không bao giờ chứng ngộ giải thoát được. vii 2

Bên cạnh những điều kiện và suy tư quán chiếu trên, chúng ta cũng cần xa lìa những tâm niệm bất thiện trong lúc nghe pháp, như tâm kiêu mạn, tâm bất tín, tâm không muốn nghe, tâm tán loạn, v.v... viii Trong tác phẩm Thành Phật Chi Đạo Hòa thượng Ấn Thuận đã nêu lên hai ví dụ: Dụ về bình đựng nước và dụ về hạt giống. Trước hết, dụ về bình đựng nước có ba ý nghĩa : Thứ nhất, khi trời mưa chúng ta lấy bình đựng nước, nhưng nếu chúng ta đem cái bình úp xuống thì nước không thể vào được, cũng vậy nếu chúng ta không chú ý, không chuyên tâm thì không thể lắng nghe chánh pháp. Thứ hai, hoặc giả trong bình có chất độc, hay nhiễm bẩn nếu có đựng được nước thì nước ấy cũng không thể dùng được, cũng có khi uống vào sẽ bị hại nữa là khác, cũng vậy nếu chúng ta có chuyên tâm lắng nghe, nhưng nghe với tâm thành kiến, hoài nghi, cho dù chúng ta lắng nghe Chánh pháp nhưng cũng không thể sanh khởi công đức, thậm chí đồng nghĩa với việc hủy báng Chánh pháp. Thứ ba, hoặc như cái bình bị thủng, có thể đựng nước được nhưng vẫn bị chảy ra ngoài, cũng vậy tuy nghe pháp với tâm không thành kiến, nhưng do nội tâm tán loạn, suy nghĩ đủ điều, nên không đạt được kết quả viên mãn. Tiếp đến là dụ về hạt giống cũng có ba nghĩa: Thứ nhất, nếu đem hạt giống gieo trên đá, hạt giống ấy sẽ không nẩy mầm, cũng vậy nếu không chú ý lãnh thọ, thì không thể lắng nghe chánh pháp. Thứ hai, nếu đem hạt giống gieo trồng trên đất nhưng đầy dẫy gai góc, cho dù chúng có thể phát triển, nhưng chẳng được bao lâu hạt giống sẽ khô đi, bởi sự lớn mạnh của gai góc. Cũng vậy, nếu chúng ta nghe pháp dù có lãnh thọ, nhưng nghe với tâm tạp nhiễm không thanh tịnh, thì cũng không có hiệu quả. Thứ ba, hạt giống được gieo trồng nơi đất tốt, cũng không có gai góc, nhưng nếu hạt giống không được trồng sâu dưới đất, mà chỉ để trên mặt đất, không bao lâu sẽ bị chim tha đi mất. Người nghe pháp cũng vậy, nếu nghe với tâm thanh tịnh, nhưng không thực hành pháp thường xuyên, thì cũng sẽ bị mất. Từ những phân tích trên, chúng ta hiểu rõ rằng khi lắng nghe Chánh pháp phải nghe bằng tâm cung kính, tâm thanh tịnh, tâm hỷ lạc, tâm chuyên nhất, không khởi tâm hồ nghi, tâm hủy báng chánh pháp, đồng thời luôn suy tưởng rằng chúng ta đang bị bệnh sanh tử luân hồi đeo mang, cần phải lắng nghe chánh pháp, lấy Chánh pháp làm ngọn đèn soi sáng và thực hành pháp để thoát ly sanh tử. 4. Công đức lắng nghe Chánh pháp Nếu chúng ta Lắng nghe Chánh pháp đúng pháp sẽ sanh trưởng những công đức như sau: Trong Quảng Nghĩa Pháp Môn kinh quyển thứ 1, có ghi lại rằng nếu ai lắng nghe Chánh pháp, sẽ có mười pháp sanh khởi, có khả năng thành tựu Bát nhã. Thứ nhất, được thân cận thiện tri 3

thức, thiện tri thức là người hướng dẫn và giúp đỡ cho chúng ta trên con đường học tập Phật pháp; Thứ hai, có khả năng trì giới; thứ ba, tâm mong cầu giải thoát ; thứ tư, hoan hỷ đón nhận thiện pháp; thứ năm, hoan hỷ cúng dường pháp sư; thứ sáu, theo thời hỏi pháp; thứ bảy, lắng nghe chánh pháp; thứ tám, hằng tu tập chánh pháp; thứ chín, khởi tâm xa lìa ác pháp; thứ mười, suy nghĩ chánh pháp, suy nghĩ Chánh pháp ở đây được nêu lên là tứ chánh cần. ix Tương đồng, luận bàn về nghe pháp có những công đức gì, trong A Tỳ Đạt Ma Tỳ Bà Sa luận quyển thứ nhất, đã nêu lên bốn điểm đáng tư duy: thứ nhất, nghe pháp có thể biết được tất cả pháp, tức là do nghe chánh pháp, biết được những gì là thiện pháp, những gì là bất thiện pháp, những gì là pháp hữu lậu hay vô lậu, v..v; Thứ hai, nghe pháp lìa ác pháp, khi chúng ta nghe chánh pháp, biết được những ác pháp, nghiệp quả của ác pháp, nên xa lìa ác pháp; thứ ba, nghe pháp đoạn trừ những việc làm vô nghĩa, tức là chúng ta cần làm những việc đúng chánh pháp, tu tập đúng theo tinh thần Phật dạy, không làm những điều vô nghĩa như xin quẻ, đốt giấy tiền vàng bạc ; thứ tư, nghe pháp chứng đắc Niết Bàn, sau khi lắng nghe chánh pháp, hành giả thực hành như pháp, tức sẽ chứng đắc Niết bàn. x Ngoài ra, trong tác phẩm nổi tiếng của Phật giáo Du Già Sư Địa Luận Luận chủ cũng nêu lên rằng, nếu chúng ta lắng nghe Chánh pháp sẽ có nhiều lợi ích cho tự thân và tha nhân, hơn nữa đoạn trừ khổ đau và chứng đắc Niết bàn. xi 5. Lắng nghe Chánh pháp liên hệ với trí tuệ Trong Phật giáo thường đề cập đến ba Tuệ (huệ): Văn tuệ, Tư tuệ và Tu tuệ, trong đó Văn tuệ là chi phần đầu, Văn tuệ cũng được kinh luận giải thích là từ nơi lắng nghe Chánh pháp mà sinh trưởng trí huệ, (văn sở thành tuệ). Ở đây tác giả xin đưa một vài phân tích để chúng ta thấy rằng lắng nghe Chánh pháp có sự liên hệ mật thiết đến trí tuệ. Trong cuốn Phạn Hòa Đại Tự Điển học giả Nhật Bản Địch Nguyên Vân Lai phân tích Văn sở thành tuệ như sau: Văn sở thành tuệ, tiếng phạn ZrutamayIprajJA(wisdom acquired through hearing), từ này do ba từ tố hợp thành: 1. Zruta lắng nghe; 2. MayI sở tạo thành, hình thành; 3. PrajJA trí tuệ.như vậy, có nghĩa là do sự lắng nghe Chánh pháp (nhân), hình thành nên kết quả trí tuệ (quả). xii Ngoài ra, trong các bộ luận, các vị Luận sư giải thích Văn sở thành Tuệ như sau : Thứ nhất : A Tỳ Đạt Ma Câu Xá luận quyển 22, Phân biệt hiền thánh phẩm, Đại chánh tạng 29, trang 116, dòng 19-20: Hành giả nương vào nghe pháp, tinh tấn tu hành, sinh khởi thắng tuệ, nên gọi là văn sở thành tuệ. xiii 4

Thứ hai : Câu Xá Luận Thích quyển 16, Phân biệt thánh đạo quả nhân phẩm, Đại chánh tạng 29, trang 269, dòng 19: Hành giả nương vào thánh giáo lượng, thường hằng tu tập, phát sanh quyết định trí, gọi là văn tuệ. Thứ ba: A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa luận, quyển 42, Đại chánh tạng 27, trang 217, dòng 7: Hành giả thực tập, lưu truyền Tam Tạng giáo điển (kinh, luật, luận) và mười hai phần giáo, được gọi là văn sở thành tuệ. Đồng thời, do hành giả nương tựa vào sự lắng nghe, lấy sự lắng nghe Chánh pháp làm trợ duyên, tu tập phát sinh trí tuệ. xiv Thứ tư : A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa luận, quyển 7, Đại chánh tạng 27, trang 34, dòng 23: Theo giải thích của Luận sư, người tu hành, nếu gặp minh sư lắng nghe giải thích về chánh pháp, như mười tám giới, mười hai xứ hay ngũ uẩn.v..v; hoặc giả tự mình nghiên cứu lắng nghe Chánh pháp từ kinh, luật và luận. Như vậy, ở đây có hai cách lắng nghe Chánh pháp để sanh trưởng trí tuệ: Nghe pháp với vị minh sư, hoặc tự mình có thể tìm hiểu trong tam tạng thánh điển. Từ những dẫn chứng và phân tích trên, chúng ta có thể hiểu được lắng nghe Chánh pháp là nghe từ Tam Tạng thánh điển, thông qua sự chỉ dẫn của giáo thọ sư, hoặc cũng có thể tự mình nghiên cứu. Tuy nhiên, hành giả phải có một năng lực nhận thức nhất định. Đồng thời sau khi lắng nghe xong, hành giả nỗ lực tu tập và quán chiếu, trí tuệ sẽ được tăng trưởng. 6. Kết luận Lắng nghe Chánh Pháp là một trong những yếu tố đặc biệt cần thiết đối với người học Phật, vì đây cũng là một trong bốn điều kiện tu tập đưa hành giả đi vào dòng thánh. Như trên đã luận giải, việc lắng nghe Chánh pháp không chỉ dừng lại ở nhĩ căn (lỗ tai), mà cần phải nghe bằng tâm hoan hỷ, tâm cung kính, tâm mong cầu giải thoát, v.v... Ngoài ra, khi nghe pháp hành giả cần phải loại bỏ những tâm niệm bất thiện như: tâm khinh bỉ, tâm ngã mạn, tâm tán loạn, tâm hủy báng chánh pháp,v.v... Vì vậy, hành giả nào nghe pháp bằng tâm niệm thiện thì sẽ thành tựu được những công đức lành. Đồng thời, vị ấy luôn sống với tuệ giác, có thể phân biệt rõ giữa các pháp thiện và bất thiện; luôn tu tập nhân lành để làm tăng trưởng những thiện nghiệp, xa lìa ác nghiệp; bên cạnh đó, nhờ biết lắng nghe Chánh Pháp, tư duy trong Chánh Pháp, vị ấy nỗ lực tu tập tăng trưởng trí tuệ, dẫn đến chứng đắc quả vị giải thoát. 5

i Kinh Tạp A Hàm, Quyển 30, kinh 843, Đại chánh tạng 2, trang 215. Có thể đối chiếu : D.33. Satāgītī Bản dịch anh ngữ LDB,490 Four factors of Stream-Attainment (sotāpattiyangāni):association with good people (sappurisa-samseva), hearing the true Dhamma, thorough attention (yoniso manasikāra), practice of the Dhamma in its entirety (dhammānudhamma-patipattj) ii Kinh Trung A Hàm, Quyển 38, Phạm chí phẩm, Kinh Man nhàn đề, Đại chánh tạng 1, trang 672. Tạng pali M. 75. Māgandiyasuttaṃ iii Địch Nguyên Vân Lai Phạn Hòa đại từ điển trang 1398. iv Tập Dị Môn Túc Luận, Quyển 6, Phẩm 4 pháp, Đại chánh tạng 26, trang 393. v Đại Trí Độ Luận, Quyển 18, Đại chánh tạng 25, trang 196. vi Quảng nghĩa pháp môn kinh, Quyển 1, Đại chánh tạng 1, trang 919. vii Tham khảo Du Già Sư Địa Luận, Quyển 44, Đại chánh tạng 30, trang 535. viii Du Già Sư Địa Luận, Quyển 61, Đại chánh tạng 30, trang 644. ix Quảng Nghĩa Pháp Môn Kinh, Quyển 1, Đại chánh tạng 1, trang 920. x Đại Tỳ Bà Sa Luận, Quyển 1, Đại chánh tạng 27, trang 2. Hòa thượng Ấn thuận Thành Phật Chi Đạo, trang 39. xi Du Già Sư Địa Luận quyển 20, Đại chánh tạng 30, trang 389. xii Địch Nguyên Vân Lai Phạn Hòa Đại Từ Điển trang 1006 & 1357. xiii Có thể xem thêm Thuận Chánh Lý Luận, Quyển 59, Đại chánh tạng 29, trang 669. xiv Ngoài ra có thể xem thêm : The PiTaka-Disclosure, tr. by BANamoli, T.S., London1979,p.326. Ways of Entry? The three kinds of understanding: Consolidated by word of mouth understands consisting in what is heard. The Guide, tr. by BANamoli, T.S., London, p.17: Understanding consisting in what is heard [arises] from another s utterance. 6