Dịch thành ngữ, tục ngữ sang “tiếng Mẹ nuôi”: Một thử thách

Tài liệu tương tự
Phần 1

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

VINCENT VAN GOGH

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Document

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

VINCENT VAN GOGH

ĐÔI DÒNG VỀ TÁC GIẢ: DU LI Tác giả Du Li, tên thật là Nguyễn Thị Phương Dung, aka June Nguyen, sinh năm 1938 tại Hà Nội. Thuở nhỏ đi học ở Hải Phòng (

Cúc cu

Phần 1

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ

Microsoft Word - NGH? T?M TANG XUA ? QUÊ TA

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Microsoft Word - Ky niem 150 nam sinh PBC [gui Dien dan ].docx

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

VIETNAM ATTRACTS RECORD LEVEL OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT - Asia Pulse

VINCENT VAN GOGH

Những đặc điểm của Tết Nguyên Đán

1 Xã hội Việt Nam trong sơ diệp nền đô hộ Pháp Dương Đình Khuê Thực dân Pháp đã chiếm Lục tỉnh Nam bộ từ năm 1867, nhưng mãi đến năm 1884 mới đặt được

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

Microsoft Word - DuCaNguyenDucQuang-ChauNgan

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Công Chúa Hoa Hồng

Microsoft Word - doc-unicode.doc

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

ENews_CustomerSo2_

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Tam Quy, Ngũ Giới

Duyên Nghiệp Dẫn Tu Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

SÓNG THẦN PHAN RANG MX Tây Đô Lâm Tài Thạnh. Theo nhịp sống, người ta tự chọn phương hướng để đi, bằng nhiều cách khác nhau, lưu giữ hay xóa đi quá kh

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

LỠ CHUYẾN ĐÒ Truyện của Phương Lan ( tiếp theo ) Vòng tay ghì chặt nhớ nhung Quay về bến cũ sóng lòng xót xa Lỡ làng một chuyến đò qua Cỏ đau nắng rát

Chữ Nghĩa Làng Văn Ngộ Không Phi Ngọc Hùng. Chữ nghĩa làng văn đôi khi chỉ là một chữ, cụm từ, đoạn văn cô đọng, diễn nghĩa, diễn giải một áng thơ văn

TẢN MẠN TRƯỜNG XƯA Lê Thế Hiển Một buổi sáng mùa thu ở vùng Đông Bắc Mỹ, ngồi mở computer ra xem, thấy từ trong nước Bạn phóng ra nhắn : Đang dự

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T

SỰ SỐNG THẬT

Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin p

1

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ

Niệm Phật Tông Yếu

Microsoft Word - I To03_Copy.doc

Do có sự ký thác từ bốn câu thơ khoán thủ của Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ, ngôi nhà của Mõ lúc nào cũng có hoa trổ sặc sỡ bốn mùa, không những hoa trổ tro

SỰ SỐNG THẬT

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

THƠ Hoàng Ngọc Ẩn Thơ Mục 1- Bên Đời Hui Quạnh 2- Bên Trời Phiêu Lãng 3- Buồn Xưa 4- Cho Một Thành Phố Mất Tên 5- Mười Năm Chưa Lần Gặp 6- Rừng Lá Tha

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Nhớ đến Bà Ngô Đình Nhu Luật sư Trương Phú Thứ Bà Ngô Đình Nhu Mùa Phục Sinh lại đến. Chúa sống lại trong niềm hoan lạc của con cái Chúa và vì Chúa số

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

Nguyeãn Thò Ngoïc Dung

Dàn ý Phân tích hình tượng sông Đà trong Người lái đò sông Đà

Phần 1

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

Tác Giả: Lã Mộng Thường AI NGƯỜI TRI ÂM CHƯƠNG II Quãng tám giờ, trời đã tối đậm nơi thành phố Hòn Ngọc Viễn Đông; tôi đứng nơi đầu con ngõ lối vào ch

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2]

mộng ngọc 2

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

Kho Tàng Tâm Của Đấng Giác Ngộ

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Tìm hiểu Đức Ngô Đại Tiên qua Thánh Truyền (Thánh Truyền và ngày 13/3) Nguyên Hanh Tiệc Xuân dọn mời con ngồi lại, Rót chung trà THẦY đãi các con Lời

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

ĐÔI DÒNG VỀ TÁC GIẢ: DU LI Tác giả Du Li, tên thật là Nguyễn Thị Phương Dung, aka June Nguyen, sinh năm 1938 tại Hà Nội. Thuở nhỏ đi học ở Hải Phòng (

Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám

Microsoft Word - nhphuoc-ngunghiepcadao[1]

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

Đà Lạt Những Hương Vị Khó Quên _ (Thiên Hương) (Hồi Ký)

Tình Thương Nhân Loại, bài Đức Diêu Trì Kim Mẫu

CHƯƠNG 1

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

Ý nghĩa của sự ăn chay

Phần 1

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Microsoft Word - ptdn1257.docx

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

(Microsoft Word LU?N V? GI\301O D?C GIA \320\314NH)

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

SỰ SỐNG THẬT

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Kể về một người bạn mới quen

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 47 Đọc Lại Lá Thư Cũ Số 60 AH Trần Trung Trực Không những vậy mà còn hay, xuất sắc là đằng khác. Thử xem: 1- Trang 1-4

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Bản ghi:

Khi mầy mò lục tìm những điện thư gửi cho bạn bè, tình cờ tôi bắt gặp một điện thư, đề ngày Thứ Năm, 29 Tháng 10, 2009, liên quan tới Ngôn ngữ Việt Nam, mà nội dung tôi viết như sau: Hôm rồi trong lúc đang ăn uống tiệc tùng, có người hỏi làm sao dịch: "Đói cho sạch, rách cho thơm" sang tiếng Anh? Đành phải dùng kế hoãn binh, viện lẽ là trong văn hóa của phương Tây, có lẽ họ không để tâm mấy đến chuyện nghèo như Việt Nam mình, nên không chắc gì có câu nói tương đương. Kiểu nói khác của Việt Nam có thể là: "Giấy rách phải giữ lấy lề". Chung qui là nói lên tấm lòng lương thiện (= honesty), dù trong cảnh khốn cùng (= poverty). Suy luận được đến đó thì nhớ được câu tiếng Anh là: "Honesty is the best policy". Thế thôi. Trước đó ngày 27 Tháng 10, năm 2009 lại được ông bạn hỏi: "Đẹp trai không bằng chai mặt" thì dịch sang tiếng Anh làm sao? Tôi nghĩ câu này nói đến sự quan trọng của cái thời nay gọi là "có ngoại hình" (= good appearance), nhắm thêm vào việc chơi chữ trong tiếng Bắc, "trai" với "chai" phát âm như nhau. "Chai mặt" được hiểu như là một "sự lì lợm, trì chí, kiên nhẫn", kiểu như "có công mài sắt, có ngày nên kim", hoặc "không vào hang cọp sao bắt được cọp con", trong ý phải "liều lĩnh, mạo hiểm, gan dạ" thì mới mong thành công. Tiếng Anh có câu "Nothing ventured, nothing gained", hay "No pain, no gain" có thể coi như diễn tả được ý nghĩa tương đương. Thế thôi! Gần đây hơn khi phỏng vấn cho chương trình phát thanh Việt Ngữ SBS Radio ở Úc, trước ngày ra mắt cuốn sách Anh-Việt đề huề: Tôi học tiếng nước tôi, của tôi, vào cuối Tháng 7, năm 1 / 7

2010, kí giả kiêm phát thanh viên Phan Bách đã tò mò hỏi tôi là lí do gì mà tôi hay chọn các tựa đề cho các bài học nghe thấy kêu, thấy hấp dẫn như thế, chẳng hạn như : Vàng mà lại không phải là vàng, Cỏ là để cho bò, Lo bò trắng răng, hoặc Tối lửa tắt đèn, Chuột sa chĩnh gạo, hay Giẫy như đỉa phải vôi. Tôi nhớ như đã trả lời anh đại loại là: Chủ yếu tôi dùng những cụm từ cố định, những câu nói người ta đã nghe quen và dễ nhớ, mà tác dụng của chúng là bóng bẩy, gợi hình, nghe có vần điệu. Những cụm từ, nhóm chữ cố định (fixed expressions) như thế, khi nhìn lại, đa phần là những thành ngữ, tục ngữ. Để làm sáng tỏ vấn đề phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ, thì qua việc tra cứu sách vở, tôi được biết như sau: Thành ngữ là những cụm từ cố định dùng để diễn đạt một khái niệm. Thí dụ: Ăn sổi ở thì, ba vuông bảy tròn, cơm sung cháo giền, nằm sương gối đất. Tục ngữ là những câu hoàn chỉnh, có ý nghĩa trọn vẹn, nói lên hoặc một nhận xét tâm lý, hoặc một lời phê phán, khen hay chê, hoặc một câu khuyên nhủ, hoặc một kinh nghiệm về nhận thức tự nhiên hay xã hội Thí dụ: Đồng tiền là khúc ruột; trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã thông; ở hiền thì lại gặp lành; chết trong còn hơn sống nhục; đói cho sạch rách cho thơm; gió heo may chuồn chuồn bay thì bão; bỡn quá hóa thật [Nguyễn Lân: Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam, NXB Văn Hóa Hà Nội, 1989]. Trong khi đó, khi người Việt ta nói đến học thành ngữ trong tiếng Anh là chúng ta nói đến học idioms, mà từ điển tiếng Anh định nghĩa như sau: Idiom (= Thành ngữ): là một nhóm từ ngữ mà, khi dùng chung với nhau, có nghĩa khác với nghĩa của những từ ngữ dùng riêng lẻ. Thí dụ, Trời mưa những mèo những chó (= Mưa như trời sập; Mưa như thác đổ) [a group of words which, when used together, have a different meaning from the one suggested by the individual words, e.g. It was raining cats and dogs.] [Collins Australian Compact Dictionary, HarperCollins Publishers Ltd, 2002, Great Britain ] Hay: Idiom (= Thành ngữ): một câu nói có nghĩa toàn thể khác với nghĩa của những thành phần. Thí dụ: to have your feet on the ground (= Có hai bàn chân trên mặt đất) là một thành ngữ có nghĩa là to be sensible (= sáng suốt, biết điều) [ an expression whose meaning is different from the meaning of the individual words. For example, to have your feet on the ground is an idiom meaning to be sensible ] 2 / 7

[MacMillan English Dictionary for Advanced Learners (International Student Edition), MacMillan Publishers Ltd, 2002, The United Kingdom ] Định nghĩa về thành ngữ của tiếng Việt nhắm vào ý nghĩa diễn tả một khái niệm của cụm từ cố định, trong khi định nghĩa idiom của tiếng Anh nhắm vào cách cấu tạo của nó (= nghĩa của một toàn thể khác với các thành phần). Riêng về định nghĩa của tục ngữ trong tiếng Việt nói đến một câu hoàn chỉnh và có ý nghĩa trọn vẹn rất gần với những gì ta vẫn gọi là phương ngôn, phương châm, cách ngôn, thì tương đương trong tiếng Anh là proverb; common saying; saying; adage; maxim. Các từ điển Việt-Anh thì cho ngữ nghĩa của thành ngữ và tục ngữ như sau: Thành ngữ: expression, phrase; idiom; dialect; dictum, common saying; by-word. [Nguyễn Văn Tạo, Tự-điển Phổ-thông Việt-Anh (Vietnamese-English Dictionary), NXB Tao Đàn, Saigon, in lần thứ nhất, 1975 NXB Tân Văn, Tokyo, Nhật Bản, 1986] Tục ngữ: proverb; common saying; adage; wise saw, old saw, dictum; by-word; maxim. Thí dụ: Lời nói đã trở thành tục ngữ, saying that has become a proverb, that has passed into a proverb Tục ngữ có câu, as the saying goes. [Nguyễn Văn Tạo, Tự-điển Phổ-thông Việt-Anh (Vietnamese-English Dictionary), NXB Tao Đàn, Saigon, in lần thứ nhất, 1975 NXB Tân Văn, Tokyo, Nhật Bản, 1986] Xem như vậy thì dịch idiom là thành ngữ và proverb là tục ngữ sang tiếng Việt sẽ coi như an toàn trên xa lộ. Sau một cái nhìn tổng quan về dịch thành ngữ, tục ngữ, thì đến mồng 1 Tháng 1 năm 2011, tức là trước Xuân Canh Dần, không còn nhớ nguyên do nào, tôi lại mầy mò thử dịch sang tiếng Anh một câu, mà nay tôi hiểu là tục ngữ: Một miếng khi đói bằng một gói khi no, vì, theo định nghĩa, nó nói lên là một nhận xét tâm lý một kinh nghiệm về nhận thức tự nhiên. Cũng phải nói thêm là khi tra cứu từ điển tiếng Việt về thành ngữ và tục ngữ, tôi được biết nghĩa bóng của câu nói trên như sau: Ý nói: Khi người ta đói mà cứu người ta ngay thì dù ít cũng hơn là lúc người ta no mà cho nhiều. [Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam, Nguyễn Lân, NXB Văn Hóa, Hà Nội, 1989]. Giúp đỡ lúc đang thiếu thốn, đang cần thiết, dù nhỏ, vẫn có giá trị gấp bội lần, ví như khi người ta đói, cho ăn một miếng vẫn quí hơn cho cả gói khi người ta no đủ. Vd. Ngày ba tháng tám, bác giúp nhiều thế này thì tôi biết nói gì để cảm tạ, một miếng khi đói bằng một gói khi no, huống cho là cả tạ gạo. [Từ điển Thành ngữ Việt Nam, Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành, Viện 3 / 7

Ngôn Ngữ học, NXB Văn Hóa, Hà Nội, 1993]. Việc làm đầu tiên là tôi thử dịch sát nghĩa, rồi chuyển gửi cho bạn bè gốc Việt, gốc Úc có kinh nghiệm về dịch Việt-Anh, và yêu cầu họ chọn lựa dùm thứ tự ưu tiên cho các đề nghị dưới đây (= rating the degree of acceptability of the following translated texts): (1) One piece of food while hungry equals a big box of food while full. (2) A morsel of food while hungry equals a hamper of it while full. (3) A morsel of food when hungry is equivalent to a hamper of food when full. (4) A morsel of food while hungry is worth a hamper of it while one s stomach is full. (5) A morsel of food when hungry is worth a hamper of it when full. (6) A morsel when hungry is like a hamper when full. Anh Nguyễn Văn Sở, thầy dạy tiếng Anh ở Costa Mesa, California, sau khi tự nhận mình là không giỏi về phiên dịch, đã chọn câu (1) trong 2 câu anh đưa ra dưới đây: (1) A morsel of food when hungry is worth a whole box of it when full. (2) A morsel of food while hungry is worth a whole box of it while full. Câu (1) của anh phần nào tương đương với câu (5) do tôi đề nghị ở trên, khác chăng là thay vì dùng a hamper of it, thì anh dùng a whole box of it. Anh chọn chữ when (= khi) trong câu (1) thay vì chữ while (= trong khi) trong câu (2), vì theo anh when nhấn mạnh đến tính cách tức thời (= immediacy), của cái đói, còn khi dùng while thì cái cảm giác đói cũng dày vò đối tượng đấy, nhưng có thể là đã âm ỉ từ một ngày qua hay thậm chí đã từ vài ngày trước. Một người bạn gốc Việt khác, anh Chu Xuân Viên, ở Virginia, với kinh nghiệm dịch thuật cùng mình, cũng đã đóng góp ý kiến: Quan niệm dịch thuật của tôi vẫn là: Ngoài sự thông suốt cả hai ngôn ngữ (source/target), phải có sự trải nghiệm hay background văn hóa của cả hai quốc gia ấy vì mục đích dịch [trong trường hợp này] là để người Anh, Úc, Mỹ hiểu ta muốn nói gì. 1. Đối với dân ta, "miếng khi đói bằng gói khi no" chỉ có thể là cơm hay xôi, không thể là gì khác. 2. Đối với các bạn nói tiếng Anh bản ngữ thì lại khác. "Food" thì quá rộng rãi, có thể là bất cứ cái gì có thể ăn được (bread, pizza, cake, fruit, etc...) nên tôi nghĩ mình nên narrow down (= thu hẹp lại) "food" thành một món ăn thường ngày. 3. Hamper chỉ là một cái rổ, rá (= basket) hay thùng bằng mây đựng quần áo bẩn. Dùng đựng food cũng khả dĩ nhưng khiên cưỡng. 4 / 7

Vì tôi ở Mỹ nên nghe thấy họ hay dùng "piece of a pie" nên đề nghị dùng ý này: "A piece when hungry is worth a whole pie when full." Sau đó ít lâu anh cho biết "Miếng khi đói bằng gói khi no" cũng có thể dịch là: "A slice of bread when hungry is worth a whole loaf when full." Vì, theo anh, pie (= bánh pai ) cũng có thể thay bằng bread (= bánh mì) là món ăn chính của người Mĩ. Người bạn gốc Úc ròng, anh Dave Gilbert, chuyên viên dịch từ Việt sang Anh, cư ngụ ở vùng Gold Coast, thì ban đầu đề nghị: A morsel when hungry is like a hamper when full. Ít lâu sau có dịp nghĩ lại, anh cho rằng anh có thể dịch câu trên hay hơn, tự nhiên hơn như sau: When hungry, a morsel is like a hamper. Anh cho hay rằng chuyện hamper đầy hay không đầy không quan trọng, vì hamper là đã hàm ý là gói, là hộp có nhiều đồ ăn rồi, bằng không thì nó chẳng thể được gọi là hamper. Khi giảng giải ngữ nghĩa của chữ full của hamper, anh bạn Úc cho tôi cái cảm tưởng là anh vô tình, hay vô ý đã không phân biệt giữa no và đầy trong tiếng Việt. Anh còn cho biết lối nói tương tự của người Úc là: When feeling starved, a chip is like a Sunday roast. (= khi cảm thấy đói meo, thì một miếng khoai chiên nhỏ cũng giống như một bữa tiệc). Sunday roast được người Úc hiểu là bữa tiệc lớn (= feast), nhưng lại có người Úc khác nói rõ hơn, tình tiết hơn, thì bảo rằng đó là: a baked dinner, specifically lamb, beef, or pork baked in the oven and baked with vegetables, such as pumpkin, potato, carrot, onion, or boiled vegetables). Không thấy nói gì đến Sunday (= Chủ Nhật), hay roast (= thịt quay, thịt nướng) cả. Liên quan tới dịch Một miếng khi đói bằng một gói khi no, một anh bạn Úc ròng khác, anh Mark Davidson, ở Sunshine Coast, tiểu bang Queensland, đã chọn câu (1) do tôi đề nghị: 5 / 7

(1) One piece of food while hungry equals a big box of food while full. Anh cũng không ngần ngại cho biết câu nói tương tự, mang tính hài hước của Úc (= Aussie humour), mà anh thích, khi bị cái đói cào cấu là: I am so hungry I could eat the crotch out of a low flying duck! [Tôi đói quá đến độ có thể ăn cả (???) của một con vịt bay thấp là là]. Chữ crotch theo từ điển Macmillan English Dictionary là the area between your legs where they join your body (= khu vực ở giữa hai cẳng chân nơi nối với thân mình). Từ điển BBC English Dictionary thì bảo: Your crotch is the part of your body between the tops of your legs (= phần thân mình nằm phía trên hai cẳng chân). Vậy, ta có thể gọi là phần bụng dưới được không đây? Khi vào Google search, thì máy dịch Google sang tiếng Pháp như sau : «Je suis tellement faim que je pourrais manger à l'entrejambe d'un canard volant à basse altitude.» [l entrejambe d un canard = giữa hai cẳng chân của con vịt]. Thí dụ trên của anh Mark, tôi nghe hơi lạ, thậm chí chưa nghe bao giờ. Nhưng không phải chỉ có tôi chưa nghe, một chị bạn nhà giáo người Úc, tên là Lorraine, cũng chưa hề được nghe, mà chị chỉ nghe bạn bè nói câu: I am so hungry I could eat the bum out of a rag doll! Chữ bum thì ai học tiếng Anh rồi mà chả biết là backside [= cái mông (đít)], còn rag doll thì chị giải thích là con búp-bê làm bằng vải. Đói quá ăn cả mông bằng vải của búp-bê. Trong tiếng Anh, cùng một ý đói quá ở trên, ta thường nghe nói: Im so hungry, I can eat a horse (= tôi đói quá có thể ăn cả con ngựa được). Một miếng khi đói bằng một gói khi no được anh Đinh Quốc Dũng, một người bạn kĩ sư, cựu sinh viên học bổng Colombo Plan, trong Nhóm ngũ nhân bang (bạn nhậu) ở Sydney đề nghị: A mouthful when hungry is as a whole meal when full. Anh cho rằng những người đọc câu này bằng tiếng Anh sẽ được bùi tai hơn. Anh Võ Kim Tuấn, thông dịch viên toàn thời, tại Sydney, thì đã bình chọn câu số (6), của tôi và cho là câu hay nhất: 6 / 7

(6) A morsel when hungry is like a hamper when full. Anh Tuấn còn đi xa hơn nữa khi dịch thoát ý, giải thích nghĩa bóng của câu tiếng Việt sang tiếng Anh là: Help is only appreciated fully when needed, otherwise it means very little." Riêng có một người tôi mới biết mà chưa gặp, nghĩa là chỉ văn kì thanh, bất kiến kì hình, với bút hiệu là Tu Dinh, ở Colorado đến giờ chót đã cho câu dịch: One piece when hungry equals a lot when full. Còn một anh bạn cũ, không phải chuyên viên dịch thuật, nguyên là Sĩ Quan Hải Quân VNCH, nay ở Houston, thì nêu nhận xét: Ngoài ý nghĩa, tục ngữ này HAY NHẤT ở vần ĐÓI và GÓI mà theo tôi nghĩ dịch sang Anh ngữ không thể làm được. Để thỏa mãn cái không thể làm được nêu trên, anh Thiếu Khanh, một nhà giáo, nhà thơ, nhà dịch thuật hiện còn ở trong nước đã một liều ba bẩy cũng liều, tức khí mà gieo vần như sau: A morsel when hungry is worth a large quantity when you ve eaten fully. Tiếp tay dịch cho có cả vần điệu (= rhyming) bằng tiếng Anh của anh Khanh, anh Nghiêm Ngọc Tâm, nhà thơ kiêm nhà giáo tiếng Anh, một người bạn từ thuở thiếu thời của tôi, đã không ngại ngần hạ bút với câu: A piece when hungry is worth a pack when plenty." Chuyện Dịch thành ngữ, tục ngữ sang tiếng Mẹ nuôi, theo tôi, quả vẫn còn là một thử thách, và cơ hội luận bàn vẫn còn dài dài, dầm dề chưa dứt nhưng thôi, xin được tạm ngưng tại đây. Thành thật cám ơn độc giả, thân hữu đã lắng nghe, cùng các bạn hiền đã có công đóng góp ý kiến cho tình ta thêm cao vút. Trịnh Nhật, PhD Sydney, Cuối Thu 2011 7 / 7