(Microsoft Word - Ti\352u chu?n qu?c gia tr?ng c\342y ch?n s\363ng.doc)

Tài liệu tương tự
Nguyen Thi Thanh Thuy_new

Ky Thuat Gieo Trong Va Cham Soc Cay Kim Tien Thao

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Contents

Microsoft Word - GT modun 03 - SX thuc an hon hop chan nuoi

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

52631-KY THUAT NUOI TOM THE CHAN TRANG

KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY LƯA LEO 1. GIỐNG DƯA LEO Có 2 nhóm giống dưa leo: Nhóm dưa trồng giàn và nhóm dưa trồng trên đất Nhóm dưa trồng giàn: Canh

BẢN MÔ TẢ GIẢI PHÁP I. TÊN TÁC GIẢ NGUYỄN ANH TIẾN II. TÊN GIẢI PHÁP Mảng bê tông liên kết gài tự chèn ba chiều lắp ghép dùng cho các công trình kè bả

QUY TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN KHOAN ĐCCT (Ban hành theo QĐ số 292 /QĐ-QLKT ngày 05 tháng 07 năm 2016 của Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế kiểm định và Địa

Đà Lạt Những Hương Vị Khó Quên _ (Thiên Hương) (Hồi Ký)

HỌC 214 BỘ THỦ CHỮ HÁN NGỮ PHÂN LOẠI THEO SỐ NÉT BỘ 01 NÉT: 06 bộ: 1. 一 Nhất: Một, thứ nhất,khởi đầu các số đo, thuộc về dương, bao quát hết thảy. 2.

Microsoft Word - GT Cong nghe moi truong.doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Microsoft Word - Sach TTNT A4_P2.doc

No tile

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP DỰ THẢO Phụ lục 01 SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH NGHỀ PHIẾU PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC NGÀNH: KỸ THUẬT VẬ

Microsoft Word - Thiet ke XD be tu hoai.doc

Cúc cu

INSTRUCTION MANUAL AQR-IFG50D

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

HỒI I:

Thuyết minh về cây hoa mai hay

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2]

(Microsoft Word - PGS.TS. L\352 M?nh H\371ng)

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Document

1 VÀI NÉT VỀ KÊNH NHIÊU LỘC THỊ NGHÈ XƯA VÀ NAY NCS. Trần Hữu Thắng ThS. Nguyễn Bá Cường Phát triển kinh tế - xã hội có tác động trực tiếp đến môi trư

Microsoft Word - 05_PVS Ho ngheo_xom 2_ xa Hung Nhan-Nghe An.doc

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

TÌM NƯỚC

Document

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Phần 1

Sổ tay hướng dẫn Phương pháp đánh giá hiện trạng bờ biển bằng ghi hình video (SVAM)

Microsoft Word - TCVN

Microsoft Word - VuDucNghiemAnhToi-VTH-Chuong8.doc

KỸ THUẬT VÔ KHUẨN 1. MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi hoàn thành bài này, sinh viên có khả năng: 1.1 Thực hiện được kỹ thuật rửa tay nội khoa đúng quy trình.

NGHỀ CÁ Ở ĐỒNG THÁP MƯỜI XƯA VÀ NAY Lê Công Lý I - Điều kiện thuận lợi của nghề cá ở Đồng Tháp Mười Đồng Tháp Mười là một cánh đồng rộng bao la, khoản

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

Microsoft Word - GT modun 04 - Nhan dan ong

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

No tile

Thuyết minh về cây dừa

40. Quân trường Quang Trung Ngày thứ hai mùng 2 tháng 6 năm 1969, khóa 11 Trưng Tập được đưa lên học quân sự tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Suố

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] qcvn bgtvt

Phần 1

Công Chúa Hoa Hồng

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN CÁ Luận văn Các phương pháp bảo quản cá 1

Microsoft Word - Tinhyeu-td-1minh.doc

Hieän traïng moâi tröôøng noâng thoân Chöông MÔI TRƯỜNG ĐẤT Tình hình chung chất lượng đất khu vực nông thôn Nhìn chung, chất lượng môi

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Tác Giả: Tuyết Nhung NGƯỜI ẤY LÀM SAO QUÊN PHẦN VI Ôm bó hoa hồng còn ngậm sương đêm trong tay, lòng Hạnh Nguyên gợi lên bao câu hỏi mà cô không tài n

BẢNG TỶ LỆ TRẢ TIỀN BẢO HIỂM THƯƠNG TẬT (Ban hành kèm theo Quyết định số : 1417/2012//QĐ/TGĐ-BHBV ngày 9 / 5/2012 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo h

{[[W+bz0FkV43GmRt7u4DpvuYxd]]} THÚ RƯNG

PHỤ NỮ VIỆT NAM - NHỮNG CÂY LAU BẰNG THÉP

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

No tile

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] qcvn bct

Tuyen Tap

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tiêu

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Khóm lan Hạc đính

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

TCVN TIÊU CHUẨN Q UỐC GIA TCVN 9411 : 2012 Xuất bản lần 1 NHÀ Ở LIÊN KẾ - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ Row houses - Design standards HÀ NỘI

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 639/QĐ-BNN-KH Hà Nội

Source:SGGP

quy phạm trang bị điện chương ii.4

Thuyết minh về hoa mai

CẨM NANG LÀM VƯỜN RAU TẠI NHÀ Cho người mới bắt đầu Lời mở đầu Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành mối quan tâm, lo ngại hàng đầu của mọi

Phần 1

Microsoft Word - Câu chuy?n dông y - T?p 3b B?nh cao áp huy?t.doc

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN BỘ MÔN GIẢI PHẪU HỌC BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU HỌC TẬP 1 NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

52 CÔNG BÁO/Số 57/Ngày ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 6013/Qð-UBN

MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY KEO VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ I. Triệu chứng nhận dạng 1. Sâu kèn nhỏ (Acanthopsyche sp). Sâu kèn nhỏ - Đặc điểm hình thái,

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Thuyết minh về cây hoa đào – Văn mẫu lớp 8

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

Chữ Nghĩa Làng Văn Ngộ Không Phi Ngọc Hùng. Chữ nghĩa làng văn đôi khi chỉ là một chữ, cụm từ, đoạn văn cô đọng, diễn nghĩa, diễn giải một áng thơ văn

cachetsaodangchuachet_2016MAY16

SoŸt x¾t l·n 1

Thuyết minh về một món ăn đặc sản – Bài tập làm văn số 5 lớp 10

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

NGHI THỨC TỤNG GIỚI BỔ TÁT HT Trí Tịnh Soạn ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên namth

MÁMA VÍ aneb INFORMOVANÁ MATKA Các bà mẹ thân mến! Chúng tôi nồng nhiệt chào đón các bạn tại phòng trẻ sơ sinh và chúc mừng các bạn mới sinh con! Chún

Phụ lục 1 DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN TRANG BỊ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM NGHỀ, CÔNG VIỆC CÓ YẾU TỐ NGUY HIỂM, ĐỘC HẠI (Ban hành kèm theo Thông tư

Bản ghi:

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA DỰ THẢO Công trình Thủy lợi - Thành phần, khối lượng khảo sát và nội dung thiết kế trồng cây ngập mặn chắn sóng bảo vệ đê biển Hydraulic work Element, volume of the survey and design content for growing the mangroves against wave to protect sea dikes 1 Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định về thành phần, khối lượng khảo sát và nội dung thiết kế trồng cây ngập mặn chắn sóng bảo vệ đê biển ở những nơi có chiều cao sóng trên 0,3m. 2 Tài liệu viện dẫn - TCVN 8478: 2010. Công trình thủy lợi - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế. - TCVN 8481: 2010. Công trình đê điều - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa hình. - TCVN 8477 : 2010, Công trình thủy lợi - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế. - TCVN 7538-2: 2007. Chất lượng đất - Lấy mẫu Phần 2 - Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. - TCVN 7538-4: 2007. Chất lượng đất - Lấy mẫu Phần 4 - Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. - TCVN 5297: 1995. Chất lượng đất - Lấy mẫu - Yêu cầu chung. - Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế đê biển ban hành kèm theo quyết định số 1613/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/07/2012. - 14TCN 130-2002: Hướng dẫn thiết kế đê biển. 3 Thuật ngữ và định nghĩa Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau. 3.1. Thành phần khảo sát (Element of the survey) Quy định thứ tự công việc khảo sát. 3.2 Khối lượng khảo sát (Volume of the survey) Quy định số lượng các thành phần khảo sát. 3.3 Đai cây ngập mặn (Mangrove belt) Là kiểu đai cây phát triển trên vùng đất ngập nước mặn ở vùng cửa sông, ven biển hoặc dọc theo các sông ngòi, kênh rạch có nước lợ do thủy triều lên xuống hàng ngày. 5

3.4 Cây ngập mặn (Mangrove trees) Là cây sống được trên các bãi ngập mặn. 3.5 Bãi ngập mặn (Tidal marsh) Là các bãi đất ngập nước mặn vùng cửa sông, ven biển, hoặc dọc theo các sông ngòi, kênh rạch có nước lợ do thủy triều lên xuống hàng ngày. 3.6 Thời gian phơi bãi (Unsubmerged time) Là số giờ trong một ngày bãi không bị ngập nước thủy triều tính trung bình trong năm 3.7 Thời gian ngập triều (Tidal inundation time) Là số ngày trong một tháng bãi bị ngập nước thủy triều tính trung bình trong năm 3.8 Độ mặn (Salinity) Là tỷ lệ (% o ) của muối hòa tan trong nước biển 3.9 Độ mặn trung bình (Average salinity) Là độ mặn của nước biển tính trung bình trong năm 3.10 Bãi ngập triều sâu (Deep tidal inundation marsh) Là bãi bị ngập cả khi ở mực nước triều thấp 3.11 Bãi ngập triều nông (Low tidal inundation marsh) Là bãi chỉ ngập khi mực nước triều cao 3.12 Chiều cao sóng (Wave height) Là H s - chiều cao sóng tới có nghĩa tại vị trí bãi triều. H s được tính toán theo 14 TCN 130-2002. 3.13 Tỷ lệ cát (Sand content) Là tỷ lệ (%) thành phần hạt có kích thước lớn hơn 0,1mm tính trên trọng lượng khô của đất. 4 Các ký hiệu viết tắt Bảng 1. Các ký hiệu viết tắt sử dụng trong tiêu chuẩn 6 STT Ký hiệu Tên đầy đủ Ghi chú 1 ĐCNM Đai cây ngập mặn 2 CNM Cây ngập mặn 3 BNM Bãi ngập mặn 4 N Mật độ (số CNM/ha) 5 TC Độ tàn che 6 K t Hệ số giảm sóng (H đ / H o) 7 r Tham số giảm sóng 8 H đ Chiều cao sóng ở chân đê. 9 H o Chiều cao sóng ở phía trước ĐCNM 10 H s Chiều cao sóng tới có nghĩa tại vị trí bãi triều

5 Nguyên tắc chung 5.1. Tính kế thừa của tài liệu giữa các giai đoạn 5.1.1. Tài liệu khảo sát địa hình của giai đoạn sau phải kế thừa có chọn lọc tối đa các kết quả của giai đoạn trước, tạo thành hệ thống tài liệu khảo sát địa hình hoàn chỉnh, nhất quán trong các giai đoạn thiết kế. 5.1.2. Các tài liệu địa hình được đo vẽ phải tuân theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành. 5.2. Hệ cao, tọa độ sử dụng Hệ cao, toạ độ sử dụng đo vẽ tài liệu địa hình phải là hệ cao, toạ độ của quốc gia hiện hành: - Lưới mặt bằng phải theo hệ toạ độ VN2000. - Lưới cao độ phải theo hệ cao độ Hòn Dấu, Hải Phòng. 5.3. Yêu cầu thiết kế trồng cây trong các điều kiện bãi ngập mặn Điều kiện bãi trồng cây ngập mặn được quy định trong bảng 2 dưới đây. Bảng 2: Bảng các điều kiện bãi triều điều kiện và hướng dẫn kỹ thuật thiết kế trồng cây Điều kiện bãi Xói lở (cm/năm) Chiều cao sóng H s (m) Độ thành thục của bãi triều Thuận lợi Khó khăn Rất khó khăn Chỉ số Yêu cầu kỹ thuật Chỉ số Yêu cầu kỹ thuật Chỉ số Yêu cầu kỹ thuật Không Không làm hàng < 5cm/năm Làm hàng rào ổn >5cm/năm Làm hàng rào rào ổn định bãi. định bãi. nâng nâng bãi. 0,3 0,4 Không làm hàng rào giảm sóng Ngập Bần chua, Bần chân từ trắng, Trang, Sú, 10-40cm Đước đôi, Đâng 0,4 0,7 Làm hàng rào giảm sóng - Ngập chân từ 1-10cm; - Ngập chân từ 40 70cm Trang, Sú, Giá, Tra, Cui ; Mắm quăn Mắm trắng, Mắm biển, Bần chua, Bần trắng >0,7 Làm hàng rào giảm sóng - Ngập chân < 1cm; - Ngập chân trên 70cm Trang, Sú,Giá,Tra, Cui ; Mắm trắng, Mắm biển Tỷ lệ cát <70% Đào hố cải tạo 70 90% Đào hố cải tạo >90% Đào hố cải tạo, bổ sung đất mầu từ nơi khác đến Độ mặn TB ( ) <15 Bần chua, Trang, Vẹt tách, Dừa nước, Ô rô Thời gian phơi bãi (h/ngày) >7 Bần chua Trang, Mắm, Đước, Đâng, Tra, Vẹt, Dà, Dừa nước 5.3.1. Điều kiện bãi ngập mặn thuận lợi 15 25 Mắm biển, Mắm trắng,đước Đâng, Vẹt dù Vẹt trụ,vẹt tách, Sú 6 7 Bần chua, Trang, Mắm, Đước, Đâng, Tra, Vẹt, Dà, Dừa >25 Mắm biển Bần trắng Mắm trắng Đâng, Đưng, Dà Quánh, Vẹt Trụ <6 Bần chuatrang Mắm, Đước, Đâng, Tra, Vẹt, Dừa nước - Đối với các bãi ngập mặn có điều kiện thuận lợi thì công tác trồng cây ngập mặn chỉ cần tuân theo các yêu cầu kỹ thuật trong mục 7.6. 5.3.2. Điều kiện bãi ngập mặn khó khăn - Đối với điều kiện bãi ngập mặn khó khăn thì tùy theo điều kiện cụ thể, khó khăn ở yếu tố nào sẽ cần giải pháp khắc phục khó khăn ở yếu tố đó được nêu trong mục 7.7. 7

5.3.3. Điều kiện bãi ngập mặn rất khó khăn - Đối với bãi ngập mặn có tới 4 yếu rất khó khăn thì không nên trồng cây ngập mặn ở khu vực này - Đối với điều kiện bãi ngập mặn rất khó khăn nhưng rất cần trồng CNM thì cần tiến hành phân tích mức độ khó khăn của từng yếu tố và khả năng khắc phục của các phương pháp ở mục 7.7 để đưa ra quyết định trồng cây ngập mặn phù hợp. 6. Điều tra, khảo sát vùng dự kiến trồng cây ngập mặn 6.1. Điều tra điều kiện kinh tế, xã hội 6.1.1. Thành phần Thu thập, tổng hợp, xử lý và phân tích các tài liệu tình hình và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Điều tra tập quán nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ven bờ, các kỹ thuật trồng cây đã áp dụng tại khu vực. 6.1.2. Khối lượng - Thu thập, tổng hợp, xử lý và phân tích ít nhất 1 tài liệu về tình hình và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Lập 1 phiếu điều tra trên địa bàn với 60 phiếu hoặc phỏng vấn trực tiếp 30 người dân địa phương. 6.2. Điều tra, khảo sát một số yếu tố tự nhiên của bãi ngập mặn 6.2.1. Điều tra, khảo sát một số yếu tố khí hậu, thủy hải văn của bãi ngập mặn 6.2.1.1.Thành phần - Thu thập, tổng hợp, xử lý và phân tích tài liệu về khí hậu, thủy hải văn ở khu vực trồng cây: + Chế độ thủy triều, sóng: chế độ thủy triều, mức triều trung bình, cao nhất và thấp nhất trong ngày, trong tháng, trong năm; mức sóng trung bình, cao nhất và thấp nhất trong ngày, trong tháng, trong năm của khu vực bãi ngập mặn. + Chế độ gió: chế độ gió, hướng gió thịnh hành trong năm, trong mùa, trong tháng, tốc độ gió trung bình, cao nhất và thấp nhất trong ngày, trong tháng, trong năm của khu vực bãi ngập mặn. + Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm, thời gian và phân bố mưa trong năm, trong tháng có mưa của khu vực bãi ngập mặn. + Chế độ nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ tối cao, nhiệt độ tối thấp, những tháng có nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất trong năm của khu vực bãi ngập mặn. + Diễn biến độ mặn nước biển: Độ mặn trung bình, độ mặn cao nhất, độ mặn thấp nhất, số ngày có độ mặn cao nhất, độ mặn thấp nhất trong từng tháng trong năm của khu vực bãi ngập mặn. + Các hiện tượng thời tiết không thuận lợi cho trồng cây ngập mặn trong 5 năm gần đây của khu vực như: sóng thần, lốc xoáy, nắng nóng, mưa lớn kéo dài, độ mặn tăng đột biến, lạnh sâu và kéo dài... - Khảo sát bổ sung các yếu tố tự nhiên cục bộ tại bãi trồng cây: chế độ thủy triều, chế độ sóng, diễn biến xói lở và bồi tụ, độ mặn, các hiện tượng sóng thần, lốc xoáy, độ mặn tăng đột biến, lạnh sâu và kéo dài. 8

6.2.1.2. Khối lượng - Thu thập, tổng hợp, xử lý và phân tích ít nhất 1 tài liệu về khí hậu, thủy hải văn ở khu vực trồng cây của địa phương. - Điều tra, khảo sát bổ sung các yếu tố tự nhiên cục bộ tại bãi trồng cây: + Chế độ thủy triều: Đo mức triều 1 giờ/lần, đo 3 điểm/bãi, 30 ngày /bãi; + Chế độ sóng: Đo cường độ, hướng, bước sóng 1 giờ/lần, đo 3 điểm/bãi, 30 ngày /bãi. + Diễn biến độ mặn nước biển: Đo độ mặn 1 giờ/lần, 3 điểm/bãi, 30 ngày/bãi + Tình hình và diễn biến xói lở, bồi tụ: Phỏng vấn 10 người dân địa phương và quan sát bề mặt bãi, đánh giá xu thế xói lở, bồi tụ tại 3 lần, 3 thời điểm, mỗi lần cách nhau 10 ngày. + Các hiện tượng thời tiết không thuận lợi cho trồng của khu vực: Lập 1 phiếu điều tra trên địa bàn với 60 phiếu hoặc phỏng vấn trực tiếp 30 người dân địa phương về các hiện tượng sóng thần, lốc xoáy, nắng nóng, mưa lớn kéo dài, độ mặn tăng đột biến, lạnh sâu và kéo dài... 6.3. Khảo sát địa hình bãi ngập mặn: 6.3.1. Yêu cầu chung: Tài liệu khảo sát địa hình phải thể hiện đầy đủ địa hình, địa vật của các công trình, hiện trạng, thành phần loài cây đã có trong phạm vi bãi ngập mặn cần khảo sát, tài liệu khảo sát giai đoạn thiết kế sau phải đảm bảo sự thống nhất hệ cao độ, tọa độ và có tính kế thừa các tài liệu đã khảo sát các giai đoạn thiết kế trước (trừ các trường hợp địa hình thực tế đã có nhiều thay đổi so với giai đoạn khảo sát trước đây thì phải đo vẽ, khảo sát lại). Yêu cầu cụ thể nội dung khảo sát địa hình đối với các giai đoạn thiết kế như sau: - Đối với giai đoạn khảo sát lập dự án đầu tư: Tài liệu địa hình thể hiện đầy đủ hiện trạng, địa hình, địa vật, đảm bảo cho chủ nhiệm đồ án hoàn thành được các nhiệm vụ chủ yếu: Bố trí được khu vực trồng cây và các hạng mục liên quan khác; Xác định được chính xác quy mô, diện tích dự án; Xác định được khối lượng và tổng mức đầu tư. - Đối với giai đoạn khảo sát phục vụ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công: Tài liệu địa hình phải thể hiện đầy đủ các yếu tố tương quan giữa địa hình, địa vật, hiện trạng cây (các yếu tố cấu thành công trình). Biểu diễn chính xác yếu tố phi địa hình...đảm bảo độ dung nạp và độ tin cậy của tài liệu, đảm bảo cho chủ nhiệm đồ án hoàn thành được những nhiệm vụ: Xác định chính xác vị trí các hạng mục công trình, qui mô phạm vi dự án; Xác định tương đối chính xác khối lượng công trình phương án chọn để tính tổng dự toán; Tận dụng có chọn lọc các tài liệu giai đoạn trước (nếu có) và kế thừa tài liệu giai đoạn DAĐT (thiết kế cơ sở). - Đối với khảo sát địa hình phục vụ giai đoạn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật: Yêu cầu về tài liệu địa hình như giai đoạn thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công và phải đáp ứng những yêu cầu sau: Phải có tỷ lệ và độ dung nạp chi tiết để xác định chính xác quy mô của dự án; Phải thể hiện chính xác, chi tiết và rõ ràng kích thước, thành phần của dự án; Đáp ứng yêu cầu thi công công trình. 9

- Tài liệu khảo sát địa hình phục vụ thiết kế trồng cây ngập mặn tại các bãi triều chỉ có giá trị sử dụng tối đa là 3 năm kể từ thời điểm tiến hành khảo sát. Trong trường hợp có sự sai khác về địa hình ở khu vực trồng cây đến mức 30% số điểm đã đo và cao độ sai lệch đến 20cm so với tài liệu đã khảo sát thì phải khảo sát bổ sung với khối lượng bằng ½ so với khối lượng ban đầu. 6.3.2. Thành phần khảo sát địa hình bãi ngập mặn: - Lập lưới khống chế mặt bằng, lưới khống chế cao độ; - Đo, vẽ bình đồ, cao độ, tọa độ bãi trồng cây; - Đo, vẽ các mặt cắt; - Xác định cao độ, tọa độ các điểm lộ, điểm triều cường, đỉnh lũ - Xác định độ sâu, độ dốc và thời gian phơi bãi, thời gian ngập triều của bãi ngập mặn phục vụ cho thiết kế trồng cây ngập mặn; - Lập hồ sơ tài liệu địa hình. 6.3.3. Khối lượng khảo sát địa hình bãi ngập mặn Áp dụng TCVN 8478: 2010. Công trình thủy lợi - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế và TCVN 8481: 2010. Công trình đê điều - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa hình: - Đo lưới khống chế mặt bằng. - Đo lưới khống chế độ cao. - Đo vẽ bình đồ, bản đồ địa hình. - Đo vẽ mặt cắt (nếu cần). - Xác định cao độ, tọa độ các vết lũ, vết lộ, đỉnh triều, triều cường... (nếu cần) - Xác định độ sâu, độ dốc và thời gian phơi bãi của bãi ngập mặn phục vụ cho thiết kế trồng cây ngập mặn. 6.4. Khảo sát địa chất bãi ngập mặn - Khảo sát địa chất được thực hiện trong khu vực có đặt công trình hỗ trợ trồng cây. - Thành phần, khối lượng khảo sát áp dụng TCVN 8477 : 2010, Công trình thủy lợi - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế. 6.5. Khảo sát tính chất lý, hóa học thể nền bãi ngập mặn dự kiến trồng cây 6.5.1. Thành phần khảo sát tính chất lý, hóa học thể nền bãi ngập mặn - Tính chất lý học thể nền: thành phần cấp hạt của phẫu diện đất. - Tính chất hóa học thể nền: độ ph, hàm lượng mùn tổng số, hàm lượng N,P,K tổng số, hàm lượng N,P,K dễ tiêu của phẫu diện đất. 6.5.2. Khối lượng khảo sát tính chất lý, hóa học thể nền bãi ngập mặn Lấy mẫu thể nền: (tùy theo điều kiện cụ thể của từng bãi ngập mặn mà lấy số lượng phẫu diện cần thiết - Theo TCVN 5297: 1997, TCVN 7538-2: 2007 và TCVN 7538-4: 2007) để phân tích và đánh giá 10

các tính chất lý hóa học của thể nền như: độ ph, hàm lượng mùn tổng số, hàm lượng N,P,K tổng số, hàm lượng N,P,K dễ tiêu và thành phần cấp hạt. 6.6. Khảo sát tình hình cây ngập mặn tại khu vực 6.6.1. Thành phần khảo sát tình hình cây ngập mặn tại khu vực: - Thành phần loài: Đã có mặt ở khu vực trong 10 năm trở lại đây - Tỷ lệ (%) cá thể của các loài có mặt hiện tại khu vực - Tình hình sinh trưởng của từng loài cây ngập mặn - Các kỹ thuật trồng cây đã áp dụng tại khu vực trồng cây - Biến động diện tích của từng loài cây ngập mặn trong thời gian qua. 6.6.2. Khối lượng khảo sát tình hình cây ngập mặn tại khu vực - Tiến hành khảo sát trên các ô tiêu chuẩn 500 1000m 2. Số ô có thể thay đổi theo số loài cây, mật độ cây tại khu vực. Tối thiểu là 3 ô, tối đa là 9 ô và không quá 5% diện tích khu vực khảo sát. - Lập 1 phiếu điều tra trên địa bàn với 60 phiếu hoặc phỏng vấn trực tiếp 30 người dân địa phương về biến động thành phần loài, diện tích của từng loài cây, tình hình sinh trưởng, các kỹ thuật trồng cây ngập mặn đã áp dụng tại khu vực trong thời gian qua. 7. Thiết kế trồng đai cây ngập mặn 7.1. Lựa chọn loài cây trồng 7.1.1. Phân vùng tự nhiên đối với CNM ở ven biển Việt Nam Lựa chọn cây trồng phù hợp với vùng phân bố tự nhiên của chúng như ở bảng 3. Bảng 3. Phân vùng tự nhiên đối với cây ngập mặn TT Vùng/Tiểu vùng Cây ngập mặn thích hợp Vùng Đông Bắc: Từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn: 1 Tiểu vùng 1: Từ Móng Cái đến Cửa Ông: Mắm biển (Avicennia marina), sú (Aegiceras corniculatum), đâng (Rhizophora stylosa), trang (Kandelia obovata), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) 2 Tiểu vùng 2: Từ Cửa Ông đến Cửa Lục: Mắm biển (Avicennia marina), sú (Aegiceras corniculatum), đâng (Rhizophora stylosa), trang (Kandelia obovata), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), cóc vàng (Lummitzera racemosa) 3 Tiểu vùng 3: Từ Cửa Lục đến mũi Đồ Sơn: Mắm biển (Avicennia marina), sú (Aegiceras corniculatum), đâng (Rhizophora stylosa), trang (Kandelia obovata), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), bần chua (Sonneratia caseolaris), ô rô (Acanthus ilicifolius), tra (Hibiscus tiliaceus), đước đôi (Rhizophora apiculata). Vùng đồng bằng Bắc Bộ: từ mũi Đồ Sơn đến cửa Lạch Trường: 4 Tiểu vùng 1: Từ mũi Đồ Sơn đến cửa sông Văn Úc: Bần chua (Sonneratia caseolaris), sú (A. corniculatum), ô rô (Acanthus ilicifolius). 5 Tiểu vùng 2: Từ cửa sông Sú (A. corniculatum), bần chua (Sonneratia caseolaris), trang (Kandelia Văn Úc đến cửa Lạch obovata), mắm biển (A. marina), ô rô (Acanthus ilicifolius). Trường: Vùng Bắc Trung Bộ: từ cửa Lạch Trường đến mũi đèo Hải Vân: 6 Tiểu vùng 1: Từ Lạch Trường Bần chua (Sonneratia caseolaris), ô rô (Acanthus ilicifolius), mắm biển (A. 11

đến Mũi Ròn: 7 Tiểu vùng 2: Từ mũi Ròn đến mũi đèo Hải Vân: 8 Vùng Nam Trung Bộ: Từ mũi đèo Hải Vân đến mũi Vũng Tàu: marina), đâng (Rhizophora stylosa), trang (Kandelia obovata), sú (A. corniculatum), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza). Mắm biển (A. marina), Đâng (Rhizophora stylosa), trang (Kandelia obovata), bần chua (Sonneratia caseolaris), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), sú (A. corniculatum), ô rô (Acanthus ilicifolius), đưng (R. mucronata), cóc vàng (Lummitzera racemosa), đâng (Rhizophora stylosa). Đưng (R. mucronata), đước (R. apiculata), bần chua (Sonneratia caseolaris), mắm trắng (A. alba), mắm đen (A. offcinalis), tra (Hibiscus tiliaceus), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), vẹt tách (Bruguiera paviflora), ô rô (Acanthus ilicifolius), giá (Excoecaria agollocha), chà là (Phoenix paludosa). 9 Vùng Đông Nam Bộ: Từ mũi Vũng Tàu đến cửa sông Soài Rạp: Bần trắng (Sonneratia alba), đưng (R. mucronata), đước (R. apiculata), trang (Kandelia candel), mắm trắng (A. alba), mắm đen (A. officinalis), dừa nước (Nypa fruticans), bần chua (Sonneratia caseolaris), sú (A. corniculatum), dà vôi (Ceriops tagal), dà quánh (C. decandra), giá (Excoecaria agollocha), chà là (Phoenix paludosa), ô rô (Acanthus ebracteatus), tra (Hibiscus tiliaceus), tra biển (Thespesia populnea). Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Từ cửa sông Soài Rạp đến Hà Tiên: 10 Tiểu vùng 1: Từ cửa sông Soài Rạp đến cửa sông Mỹ Thanh (ven biển đồng bằng sông Cửu Long): Mắm trắng (A. alba), mắm biển (A. marina), mắm quăn (A. lantana), mắm đen (A. officinalis), bần trắng (Sonneratia alba), đưng (R. mucronata), đước (R. apiculata), dừa nước (Nypa fruticans), vẹt tách (Bruguiera paviflora), dà vôi (Ceriops tagal), dà quánh (C. decandra), giá (Excoecaria agollocha), chà là (Phoenix paludosa), bần chua (Sonneratia caseolaris), ô rô (Acanthus ilicifolius), tra (Hibiscus tiliaceus), tra biển (Thespesia populnea), cóc vàng (Lumnitzera racemosa). 11 Tiểu vùng 2: Từ cửa sông Mỹ Thanh đến cửa sông Bảy Háp (tây nam bán đảo Cà Mau): Mắm trắng (A. alba), mắm biển (A. marina), mắm đen (A. officinalis), đưng (R. mucronata), đước (R. apiculata), dừa nước (Nypa fruticans), dà vôi (Ceriops tagal), dà quánh (C. decandra), giá (Excoecaria agollocha), ô rô (Acanthus ilicifolius), cóc vàng (Lumnitzera racemosa), vẹt tách (Bruguiera sexangula). 12 Tiểu vùng 3: Từ cửa sông Bảy Háp (mũi Bà Quan) đến mũi Nãi - Hà Tiên (bờ biển Mắm trắng (A. alba), mắm biển (A. marina), mắm đen (A. officinalis), bần trắng (Sonneratia alba), đước (R. apiculata), bần chua (Sonneratia caseolaris), dừa nước (Nypa fruticans), dà vôi (Ceriops tagal), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), phía tây bán đảo Cà Mau): giá (Excoecaria agollocha), tra biển (Thespesia populnea), cóc vàng (Lumnitzera racemosa). 7.1.2. Xác định các loài cây ngập mặn thích hợp với từng dạng bãi ngập mặn Việc xác định loài cây ngập mặn thích hợp cần căn cứ vào kết quả điều tra tình hình sinh trưởng, phát triển cây bản địa và cây du nhập trong từng điều kiện lập địa ở khu vực thiết kế. Ưu tiên trồng đai cây hỗn loài theo tỷ lệ thành phần tương tự như đai cây tự nhiên trong khu vực thiết kế trồng cây. Mỗi loài CNM thích nghi với loại bãi ngập mặn khác nhau, độ mặn nhất định. Trong một bãi trồng có thể có nhiều điều kiện bãi ngập mặn khác nhau. Bảng 4 dẫn ra một số CNM chính thích hợp trồng ở từng điều kiện dạng bãi ngập mặn. 12

7.2. Tiêu chuẩn cây đem trồng Trong điều kiện khó khăn và rất khó khăn, cây giống phải đảm bảo sức sống mạnh với các tiêu chuẩn về tuổi cây, đường kính gốc và kích thước bầu đủ lớn như sau: TT Loại cây Bảng 4. Tiêu chuẩn cây giống của một số loài cây ngập mặn Tuổi (tháng) Điều kiện thuân lợi Điều kiện khó khăn Điều kiện rất khó khăn H (m) D (cm) Tuổi (tháng) 1 Mắm 12 0,5-0,7m 0,4 18-24 0,7-0,9m 0,6 24 0,9m 0,6 2 Bần 12 1,0-1,2m 1,5 18-24 1,2-1,5m 2,0 24 1,5m 2,0 3 Trang 12 0,6-0,8m 0,5 18-24 0,8-1,0m 1,0 24 1,2m 1,0 H (m) D (m) Tuổi H (m) D (m) 4 Đước, Đâng 12 0,5-0,7m 0,7 18-24 0,7-0,9m 1,5 24 0,9m 1,5 5 Vẹt 12 0,5-0,6m 0,7 18-24 0,5-0,6m 1,5 24 0,6m 1,5 6 Dà 12 0,5-0,6m 0,6 18-24 0,5-0,6m 1,0 24 0,6m 1,0 7 8 Tra, Tra biển Dừa nước 12 0,3-0,4 0,4 18-24 0,4-0,5m 0,6 24 0,5m 0,6 12 0,3-0,4m 0,15 12-18 0,4-0,5m 2,0 18 0,5m 2,0 Kích thước bầu: cao từ 12-40cm, đường kính từ 13-30cm (tùy loài cây), cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, không gẫy hoặc giập cành, thân cây. Các cây chưa có trong bảng này có thể tham khảo tiêu chuẩn ở bảng 4. 7.3. Mật độ cây trồng và cách bố trí 7.3.1. Mật độ cây trồng. Bảng 5. Mật độ trồng một số loài cây ngập mặn Đơn vị tính: Cây/ha Tỉ lệ cát (%) Loài cây < 70 70-80 80-90 > 90 Bần chua, Bần trắng 1600 2000 3333 4444 Mắm trắng, Mắm đen, Mắm biển 2000 3333 4444 6667 Đước, Đâng 2000 3333 4444 6667 Tra, Tra biển 1600 2000 3333 4444 Trang 2000 3333 4444 6667 Vẹt 3333 4444 6667 10000 Dà 3333 4444 6667 10000 Dừa nước 1250 2000 3333 4444 Việc xác định mật độ trồng cần căn cứ vào các đặc điểm sau đây: - Căn cứ vào điều kiện lập địa tại khu vực: Những nơi có điều kiện thuận lợi đất đai màu mỡ có thể trồng thưa và ngược lại như hướng dẫn ở bảng 5; 13

- Căn cứ vào mục đích chắn sóng: mật độ cây trồng phụ thuộc yêu cầu thời gian khép tán, nâng cao chức năng bảo vệ của đai cây ngập mặn chắn sóng, mật độ cao cho thời gian khép tán ngắn, khả năng chắn sóng cao theo hướng dẫn ở mục 7.6. - Các cây chưa có trong bảng nay có thể tham khảo tiêu chuẩn ở bảng 5. 7.3.2. Bố trí cây trồng. Trồng các hàng cây ngập mặn chạy song song với đê biển, bờ biển và bố trí so le theo kiểu nanh sấu (theo hình vẽ dưới) nhằm đạt hiệu quả chắn sóng và khả năng che phủ tối ưu. d A d b a c d c B Hình 1. Cách bố trí trồng cây ngập mặn Chú thích: a là khoảng cách giữa các cây trong 1 hàng b là khoảng cách giữa các hàng c là chiều dài lô bố trí trồng cây d khoảng cách lối đi lại B là phía bờ, A là phía biển Khoảng cách cây cách cây và hàng cách hàng bằng nhau và bố trí chẵn đến đêximet để đảm bảo dễ dàng trong quá trình bố trí thi công 7.4. Xác định chiều rộng đai cây ngập mặn cần thiết để bảo vệ đê biển Chiều rộng đai cây ngập mặn chắn sóng được tính toán dựa vào tương quan ở hình 2. 14

Hình 2. Tương quan giữa bề rộng đai cây ngập mặn và hệ số giảm sóng Ghi chú:1- đai cây dày; 2 đai cây dày trung bình: 3- đai cây thưa Tùy điều kiện và hiện trạng đai cây ngập mặn của khu vực mà xác định được trạng thái đai cây ở khu vực đó tương ứng với các đường biểu diễn số 1 hoặc số 2, số 3, đồng thời căn cứ yêu cầu bảo vệ đê biển tại đó (tương ứng với các giá trị hệ số giảm sóng K t nhất định) sẽ xác định được bề rộng đai cây ngập mặn tối thiểu cần thiết phải có. Như vậy, có thể xác định được chiều rộng của dải đai cây ngập mặn tương ứng với giá trị hệ số giảm sóng K t nhất định, nhằm đảm bảo yêu cầu bảo vệ đê biển tại khu vực đó. Từ đó sẽ có các giải pháp, trồng mới hoặc cải tạo đai cây ngập mặn hiện có ở khu vực một cách thích hợp và hiệu quả. Chiều rộng đai cây ngập mặn cần thiết được bố trí tối đa khả năng có thể trồng cây trong điều kiện thuận lợi. Trong điều kiện không thuận lợi chiều rộng đai cây cần bố trí đảm bảo hiệu quả giảm sóng K t 0,3. Trong điều kiện không thuận lợi sử dụng các giải pháp kỹ thuật trồng cây hỗ trợ để đảm bảo bề rộng đai cây ngập mặn theo yêu cầu. 7.5. Thời vụ trồng cây. Cây con trong giai đoạn mới trồng có sức chống chịu kém, nên phải tiến hành trồng khi độ mặn nước biển thấp nhất trong năm, thời tiết ấm áp, mùa có gió nhẹ và sóng nhỏ, tránh mùa có độ mặn cao, sóng lớn, nhiệt độ thấp. Việc xác định thời vụ trồng cần căn cứ vào đặc điểm sinh lý sinh thái của từng loài cây và điều kiện tự nhiên của từng địa phương (Thanh Hóa và các tỉnh Bắc bộ từ tháng 6-10, Bắc Trung Bộ từ tháng 7-11, Trung Trung Bộ, và Nam trung Bộ từ tháng 8-11, Nam Bộ từ tháng 6-11). 15

7.6. Kỹ thuật trồng cây trong điều kiện thuận lợi 7.6.1. Đào hố trồng cây Kích thước hố đào tùy theo kích thước bầu cây. Kích thước hố trồng cây lớn hơn đường kính bầu 10cm và sâu hơn chiều cao bầu 10cm. 7.6.2. Trồng cây - Trước khi vận chuyển cây giống từ 1-2 ngày, phải đưa cây từ vườn ươm lên bờ để bầu cây ổn định, tránh vỡ bầu khi vận chuyển đi trồng. - Các cây giống phải được vận chuyển đến vị trí các hố trồng bằng các phương tiện, đảm bảo không giập gãy cây, không vỡ bầu. - Cây giống được đặt xuống bên cạnh hố, trước tiên được lột bỏ túi, sau đó cuốc, đào thành hố rồi đặt cây xuống, mỗi hố một cây. Cây phải được đặt thẳng đứng trong hố sao cho rễ cây không bị gãy gập, mặt bầu thấp hơn mặt hố từ 5-7cm. 7.6.3 Lấp hố trồng cây Sau khi đặt bầu cây vào giữa hố, giữ cây thẳng, lấp đất màu trên miệng hố rồi nén chặt xung quanh bầu cây, sau đó bổ sung đất sao cho tạo thành một mô đất nổi xung quanh gốc. 7.6.4. Cắm cọc cố định cây - Cọc được làm bằng vật liệu địa phương sẵn có như: tre, cừ tràm, vv Đường kính cọc 2,5cm, đóng cọc xiên vào hố, đi sát thân cây mới trồng, buộc thân cây vào cọc bằng dây mềm ở vị trí 2/3 chiều cao thân cây. - Khu vực thuận lợi: Cắm một cọc bảo vệ cây. 7.6.5. Trồng dặm - Kiểm tra thường xuyên và tiến hành trồng dặm số cây bị chết hoặc bị cuốn trôi. - Tận dụng số cọc trong trồng chính để trồng dặm. - Thời điểm trồng dặm: Thời điểm trồng dặm tùy thuộc vào điều kiện khí hậu của khu vực để đảm bảo cây trồng dặm có thể sinh trưởng và phát triển, nhưng không quá 8 tháng sau khi trồng chính. 7.6.6. Chăm sóc cây sau trồng - Khắc phục, dựng đứng kịp thời những cây bị sóng, gió làm nghiêng đổ, đảm bảo hạn chế vỡ bầu hoặc làm trôi dạt cây ra khỏi vị trí trồng. - Vệ sinh thường xuyên cho cây sau khi trồng, chống rác rưởi bám vào cây. - Tiến hành phòng trừ sâu bệnh kịp thời, đặc biệt quan tâm phòng trừ hà đối với cây mới trồng ở những nơi hà bám thành khối cục trên thân cây trong khoảng thời gian 1 năm sau trồng. - Tại những nơi cần thiết phải có hàng rào tạm để ngăn cản hoặc hạn chế các hoạt động đánh bắt thủy sản, thuyền bè đi lại trong khu vực trồng cây. 16

7.7. Kỹ thuật trồng cây trong điều kiện khó khăn và rất khó khăn 7.7.1. Đào hố cải tạo thể nền Việc tính toán để lựa chọn kích thước hố cải tạo phụ thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng, chủng loại cây trồng và theo hướng dẫn ở bảng 6. Bảng 6. Yêu cầu kích thước hố cải tạo với từng loài loài cây Kích thước hố đào cải tạo: Miệng x đáy x sâu (m) Loài cây Tỉ lệ cát (%) < 70 70-80 80-90 > 90 Bần chua, Bần trắng 0,7x0,5x0,5 0,8x0,6x0,6 0,9x0,8x0,7 Mắm trắng, Mắm đen, Mắm biển 0,5x0,5x0,4 0,6x0,5x0,4 0,7x0,6x0,5 Đước, Đâng 0,6x0,5x0,4 0,7x0,6x0,5 0,8x0,7x0,5 Tra, Tra biển 0,5x0,4x0,4 0,6x0,5x0,4 0,7x0,6x0,5 Trang 0,6x0,5x0,4 0,7x0,6x0,5 0,8x0,7x0,5 Vẹt 0,5x0,4x0,4 0,6x0,5x0,4 0,7x0,6x0,5 Dà 0,5x0,4x0,4 0,6x0,5x0,4 0,7x0,6x0,5 Dừa nước 0,5x0,4x0,4 0,6x0,5x0,4 0,7x0,6x0,5 7.7.2. Lấp hố đào cải tạo - Đối với khu vực có phù sa dày hơn 10cm có thể cải tạo hố bằng cách thu gom bùn tại chỗ. Đào hố sau đó dùng dụng cụ gạt phù sa trên mặt xuống hố đào. - Đối với khu vực có phù sa mỏng hơn 10 cm cần lấy phù sa từ khu vực khác về để lấp hố đào cải tạo. 7.7.3. Cắm cọc cố định cây - Cọc được làm bằng vật liệu địa phương sẵn có như: tre, cừ tràm, vv Đường kính 2,5cm, đóng cọc xiên vào hố, đi sát thân cây mới trồng, buộc thân cây vào cọc bằng dây mềm ở vị trí 2/3 chiều cao thân cây. - Khu vực có độ cao sóng 0,4m: Cắm ba cọc giữ cây, 3 cọc tạo với nhau thành 3 góc 120 0, Buộc cây sau khi trồng (bằng dây mềm) vào mỗi cọc. 7.7.4. Lập hàng rào giảm sóng, ổn định bãi - Đối với khu vực có điều kiện sóng bất lợi cần xây dựng hàng rào giảm sóng, ổn định bãi để trong điều kiện bình thường sóng ở khu vực bãi trồng cây <0,4 m. - Hàng rào giảm sóng thường được thiết kế với yêu cầu đảm bảo hiệu quả giảm sóng trong vòng một đến hai năm để cây đem trồng có khả năng ổn định và chống chọi lại các điều kiện của sóng. Hàng rào giảm sóng được tính toán dưới dạng công trình tạm của thủy lợi. - Hiệu quả giảm sóng được tính theo đê ngầm dạng tường mỏng. Hiệu quả giảm sóng được tính theo công thức 6-1 của 14 TCN 130-2002 K m 3 1 1 4 14 Hsi a H s h = = 1 0,12 1 Hs h Ls Ls (7-1) 17

Hình 3. Hiệu quả giảm sóng của hàng rào Trong đó: a - Độ sâu nước đỉnh hàng rào; H s /L s - Độ dốc sóng đến; h - Độ sâu mực nước trước hàng rào; H si - Chiều cao sóng sau hàng rào; H s - Chiều cao sóng trước hàng rào; L s - Bước sóng trước hàng rào. - Chiều cao hàng rào được xác định theo yêu cầu giảm sóng để đảm bảo ổn định cho cây ngập mặn mới trồng. - Tuyến hàng rào được bố trí cách mép trồng cây khoảng một bước sóng, hàng rào được bố trí vuông góc với hướng sóng chính tác động vào bãi. - Cấu tạo hàng rào giảm sóng. Hình 4. Hàng rào giảm sóng (hình trái - nhìn thẳng trục hàng rào; hình phải Hàng rào nhìn bên) - Hàng rào giảm sóng thường được bố trí dạng hai hàng cọc cách nhau 0,5m, ở giữa hai hàng cọc đặt các vật liệu cản sóng với mật độ thích hợp để khi dòng chảy đi qua năng lượng sóng sẽ bị triệt tiêu do 18

dòng chảy rối và phù sa lắng đọng trong bãi. Vật liệu làm cọc thường là cọc tre, gỗ các loại, còn vật liệu cản sóng đặt vào giữa hai hàng thường là các bó cành cây hoặc phên tre (hình ). - Chiều sâu đóng cọc và mật độ cọc được tính toán dựa trên kết quả tính toán ổn định hàng rào với các điều kiện sóng khu vực, chiều cao hàng rào, điều kiện địa chất bãi trồng cây. 7.8. Mở rộng đai cây ngập mặn chắn sóng 7.8.1. Mở rộng đai cây ngập mặn tự nhiên - Đối với các đai cây ngập mặn tự nhiên: Tạo hành lang cho cây tái sinh ở bìa đai cây phía biển bằng cách ổn định bãi và bảo vệ bãi không cho phép các hoạt động đánh bắt hải sản ở khu vực này, đặc biệt là vào mùa tái sinh của các cây tiên phong. Mặt khác có thể chủ động đốn tỉa một số cây già cỗi theo các mảnh so le nhau và dẫn nạp những cây trồng mới thích hợp vào các mảnh đã chặt đốn. 7.8.2. Mở rộng đai cây ngập mặn nhân tạo - Đối với các đai cây ngập mặn được trồng nhân tạo: Phải tiếp tục trồng loài cây này để mở rộng đai cây về phía biển và trồng bổ sung hỗn giao các loài cây khác. - Quá trình mở rộng bằng cách trồng lấn trong nhiều năm theo các bước sau: Năm đầu tiên tiến hành trồng các cây tiên phong ổn định bãi khu vực trồng đầu tiên, các năm sau trồng các đai cây tiên phong cho các khu vực trồng tiếp theo kết hợp trồng bổ sung các cây vào khu vực trồng trước đã ổn định vào các khu vực cây tiên phong đã trồng năm trước. Tùy theo yêu cầu giảm sóng và trạng thái đai cây cụ thể mà có mật độ trồng thích hợp. - Năm thứ nhất: + Tiến hành trồng loài cây thuộc đai tiên phong gần bờ như hình 1 nếu bãi triều chỉ có bùn loãng: + Kết hợp trồng các loài cây thuộc đai tiên phong với các loài cây thuộc đai cây thứ 2 nếu bãi triều phía gần bờ đã có đất bùn chặt và sét chặt: A Đai cây tiên phong Đai cây tiên phong Đai cây thứ 2 Đai cây thứ 2 a b a B Hình 5. Sơ đồ bố trí đai cây trong năm thứ nhất 19

Chú thích: a là chiều dài lô bố trí trồng cây b là khoảng cách lối đi lại B là phía bờ, A là phía biển - Các năm tiếp theo: Trồng bổ sung dần cho đai cây tiên phong tiến về phía biển: A Đai cây tiên phong trồng năm tiếp theo Đai cây tiên phong trồng năm tiếp theo Đai cây trồng năm thứ hai Đai cây trồng năm thứ hai Đai cây trồng năm thứ nhất Đai cây trồng năm thứ nhất a b a B Hình 6. Sơ đồ bố trí các đai cây trong nhiều năm Chú thích: a là chiều dài lô bố trí trồng cây b là khoảng cách lối đi lại B là phía bờ, A là phía biển 8. Nội dung hồ sơ thiết kế - Trong giai đoạn lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư hoặc các công trình lập báo cáo kinh tế kỹ thuật (thiết kế một bước theo quy định), nội dung hồ sơ thiết kế tuân theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04-01: 2010/BNNPTNT: Thành phần, nội dung lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư và báo cáo kinh tế kỹ thuật các DA thủy lợi. - Trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công, nội dung hồ sơ thiết kế tuân theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04-02: 2010/BNNPTNT: Thành phần, nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công công trình thủy lợi. 20

Phụ lục A (Quy định) Các bước tiến hành để trồng đai cây ngập mặn Điều tra, khảo sát Thiết kế, lập thuyết minh, dự toán Thi công Kiểm tra Lập hồ sơ hoàn công Nghiệm thu, bàn giao Lưu hồ sơ 21

Phụ lục B (Tham khảo) Quy hoạch các đai cây ngập mặn theo diễn thế tự nhiên 1 Diễn thế tự nhiên của cây ngập mặn Khi bố trí trồng cây ngập mặn từ phía biển vào bờ, các loài được bố trí và lựa chọn theo diễn thế của cây ngập mặn với 3 đai chính (hình 1), có thể trồng hỗn giao các loài cây, nhiều lứa tuổi của một loài cây...trong cùng một bãi ngập mặn: - Đai thứ nhất, gồm các loài cây tiên phong: + Cây Mắm biển (Avicennia marina): thích hợp với điều kiện bãi đất cát có ít bùn trên mặt và nước mặn quanh năm trên 30. + Cây Mắm trắng (Avicennia alba Bl.): thích hợp với điều kiện bãi bùn loãng và nước có độ mặn quanh năm trên 25. + Cây Bần chua (Sonneratia caseolaris.): thích hợp với điều kiện bãi bùn và cát, có độ mặn từ 5-15 vào mùa mưa và ở gần các cửa sông. - Đai thứ hai, gồm các loài cây sống trên đất bùn cát chặt: chọn các loài ngập mặn có hệ rễ chân kiềng như đước, trang, cóc. - Đai thứ ba, gồm các loài cây sống trên mực nước triều trung bình: chọn các loài có hệ rễ hình đầu gối như tra, vẹt, chà là 22 Hình 1. Diễn thế tự nhiên của cây ngập mặn

2 Cơ sở để tính toán, thiết kế trồng đai cây ngập mặn bảo vệ đê biển Cơ sở để tính toán trồng cây ngập mặn bảo vệ đê dựa trên tác dụng giảm sóng của đai cây ngập mặn. Đai cây ngập mặn với hệ thống rễ, tán cây sẽ làm tiêu tán một phần năng lượng sóng khi đi qua. Sự tiêu tán năng lượng sóng sẽ theo 2 cơ chế: chuyển động của sóng tương tác với đai cây ngập mặn và tiêu tán năng lượng do ma sát đáy. Tùy điều kiện cụ thể của bãi ngập mặn mà có thể xác định bề rộng dải cây ngập mặn ứng với từng dạng đai cây ngập mặn để đảm bảo hiệu quả chắn sóng, bảo vệ đê biển. - Thông thường sự giảm chiều cao sóng trong đai cây ngập mặn được thể hiện qua giá trị K t (hệ số giảm sóng): H K t = H đ o Trong đó: H đ chiều cao sóng ở chân đê. H 0 chiều cao sóng ở phía trước đai cây ngập mặn. Mỗi trạng thái đai cây ngập mặn lại được đặc trưng bởi 1 giá trị của tham số giảm chiều cao sóng r. Mối tương quan giữa K t và r thể hiện qua công thức: rx K( x) = e (1) t Trong đó: r tham số giảm chiều cao sóng x bề rộng đai cây ngập mặn. Mỗi kiểu đai cây ngập mặn có mật độ, độ tàn che khác nhau (phụ thuộc vào chiều cao, đường kính tán, số cành/cây...) do đó dẫn đến khả năng giảm sóng khác nhau. Dựa trên các chỉ tiêu trên, có thể phân chia đai cây ngập mặn thành 3 trạng thái: dày, trung bình và thưa được thể hiện tại bảng 1: Bảng 1. Trạng thái đai cây ngập mặn ứng với mật độ và độ tàn che Độ tàn che đai cây (%) Mật độ 100 95 90 85 80 75 20.000 dày dày 16.000 dày dày 12.000 dày dày t. bình t. bình 8.000 t. bình t. bình t. bình t. bình t. bình 4.000 t. bình t. bình t. bình t. bình t. bình thưa 3.000 t. bình t. bình t. bình t. bình thưa thưa 2.000 t. bình t. bình t. bình t. bình thưa thưa 1.500 t. bình t. bình t. bình thưa thưa thưa 1.000 t. bình t. bình t. bình thưa thưa thưa Ghi chú: Mật độ (N): số cây ngập mặn trên một hecta. Độ tàn che (TC): tỉ lệ (%) giữa tổng diện tích hình chiếu các tán cây trên bề mặt nằm ngang và diện tích mặt đất. - Từ kết quả khảo sát thực tế và phân tích, giá trị tham số giảm sóng r ở các trạng thái đai cây ngập mặn khác nhau được tính như sau: 23

Tham số giảm sóng (r) tại các trạng thái đai cây khác nhau Trạng thái RNM Tham số giảm sóng r Dày 0.010 Trung bình 0.007 Thưa 0.004 Hình 2 thể hiện giá trị hệ số giảm sóng K t tính toán với nhiều giá trị về chiều rộng của đai cây ngập mặn ở các trạng thái đai cây khác nhau trong thực nghiệm. Hình 2. Tương quan giữa bề rộng đai cây ngập mặn và hệ số giảm sóng (đai cây dày - đường số 1, đai cây trung bình - đường số 2; đai cây thưa - đường số 3) Hình 2 thể hiện giá trị hệ số giảm sóng K t tính toán với nhiều giá trị về chiều rộng của đai cây ngập mặn ở các trạng thái đai cây khác nhau trong thực tế. Có thể thấy rằng đường biểu diễn tương quan của hệ số giảm sóng và chiều rộng đai cây ngập mặn là để áp dụng cho từng trạng thái đai cây cụ thể: đối với đai cây dày sử dụng đường số 1; đai cây trung bình sử dụng đường số 2; đai cây thưa sử dụng đường số 3. Như vậy, với các trạng thái đai cây ngập mặn sẵn có (đai cây dày, trung bình hoặc thưa), ta có thể xác định được giá trị hệ số giảm sóng K t tương ứng chiều rộng của dải đai cây ngập mặn nhất định, phục vụ cho việc thiết kế đê biển tại khu vực đó. 24