Microsoft Word - ToiNgheNhuVay.doc

Tài liệu tương tự
CHƯƠNG 1

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

THIỀN VIPASSANA TÓM LƯỢC CÁC BÀI GIẢNG CỦA THIỀN SƯ S. N. GOENKA Khoá Thiền Vipassana Mười Ngày do Thiền sư S.N. Goenka hướng dẫn Nguyên tác: The Disc

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Lương Sĩ Hằng ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH Bài Giảng: ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH tại Đại Hội Tâm Linh, Bruxelles, Bỉ Quốc, ngày 3 tháng 8 năm 1993 Đời Đạo Phân Minh 1

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Code: Kinh Văn số 1650

Kinh Thừa Tự Pháp: Chánh Pháp luôn tồn tại sinh động nơi những người con Phật Nguyên Nghĩa Chỉ có tâm hồn con người cần phải được chuyển đổi, được chu

Ratna Shri Vietnam Group 1

CHƯƠNG 10

daithuavoluongnghiakinh

Microsoft Word - kinhthangman.doc

SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN The Joy of Living - Dying in Peace Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 Dịch: Chân Huyền ---o0o--- Nguồn Chuyể

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Nam Tuyền Ngữ Lục

Đàm Loan và Đạo Xước

LUẶN ĐẠI TRÍ Độ Quyển 21

Kinh Dai Thong Phuong Quang Sam Hoi Diet Toi Trang Nghiem Thanh Phat - HT Trung Quan Dich

Microsoft Word - MuonChungDao_updt_ doc

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Thiền tông và Tịnh độ tông - chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ

Gian

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Bồ Tát giới đệ tử Bành Tế Thanh luận (*) Việt Dịch: Sư Bà Hải Triều Âm ---o0o--- Nguồn Chuyển sang e

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

CHƯƠNG 2

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

NGHI THỨC SÁM HỐI VÀ TỤNG GIỚI HT.Thanh Từ Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt Việt Nam o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 20-

Kinh Duoc Su Luu Ly Quang Nhu Lai Bon Nguyen Cong Duc - Ns Tam Thuong

Kinh Niệm Phật Ba La Mật - 4

Đời Đường, Sa môn Thiện Đạo tập ký

Con đường dẫn đến chân hạnh phúc

Microsoft Word - unicode.doc

Ý nghĩa của sự ăn chay

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

Giới văn trích lục từ Ưu Bà Tắc Giới Kinh do ngài Tam tạng Pháp sư Đàm Vô Sấm dịch Phạn Hán Tỳ kheo Thích Pháp Chánh dịch chú Giới bổn Bồ tát tại gia

Microsoft Word - doc-unicode.doc

TRUYỀN THỌ QUY Y

Một đời sống có Ý nghĩa

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Microsoft Word - V doc

I _Copy

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

Microsoft Word - BAI KHAO HACH GIOI TU TY KHEO 2017

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Microsoft Word - kinh-daibatnehoan-13

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

Kinh Ðại Phương Ðẳng Như Lai Bất Tư Nghì Cảnh Giới Đời Ðường, Tam Tạng Pháp Sư Xoa Nan Ðà, Người nước Vu Ðiền dịch từ Phạm Văn qua Hoa Văn Việt Dịch:

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

Niệm Phật Tông Yếu

doc-unicode

NGHI THỨC TỤNG GIỚI BỔ TÁT HT Trí Tịnh Soạn ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên namth

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Nghiên cứu Tôn giáo. Số PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩ

Ái Người sống mặc buông lung Ái tăng như dây rừng Sống đời này đời khác Như vượn tham quả rừng. (1) Bàng bạc trong kinh Phật, chữ Ái được nhắc đến hầu

THƠ KIỀU PHONG THÁCH NGƯỜI ĐẤU TRANH VỀ NƯỚC (Thơ chiến sĩ Kiều Phong ) Có cơ hội ngẩng cao đầu, tại sao lại cúi mặt?! Chỉ những kẻ KHÔNG HỀ BIẾT NHỤC

TừThiệnThầyWrote_2014

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Tröôûng Laõo :Thích Thoâng laïc

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Pháp Ngữ và Khai Thị của HT Diệu Liên

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Tác giả: Dromtoenpa

Microsoft Word - doc-unicode.doc

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Kinh Quán Vô Lượng Thọ

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

PHẬT THUYẾT KINH XƯNG TÁN TỊNH ĐỘ PHẬT NHIẾP THỌ PHẬT THUYẾT KINH XƯNG TÁN TỊNH ÐỘ PHẬT NHIẾP THỌ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Quyển Số 12, Kinh số

S LUẬN KINH KIM CƯƠNG BÁT NHÃ BA LA MẬT Tác giả: Bồ tát Vô Trước. Há dịch: Đời Tù, Đại sư Đạt Ma Ngập Đa. Vi t

Microsoft Word - Ði tìm trang gi?a ban ngày.doc

Cái Chết

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

CHƯƠNG 4

Bản ghi:

Trong nửa thế kỷ qua, một vị sư người Hoa kỳ, Bhikkhu Bodhi, đã miệt mài nghiên cứu kinh tạng Pali, và bây giờ Thầy là một dịch giả rất có uy tín trong việc chuyên chở nội dung và ý nghĩa của bộ kinh sang tiếng Anh. Những bản dịch Anh ngữ của Thầy về Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya) và Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikaya) đã trở thành những bộ sách gối đầu giường của giới học Phật Tây phương. Trong dịp phát hành một quyển sách mới của thầy về hợp tuyển những lời dạy của Phật In the Buddha s Words (Wisdom, 2005), tờ báo Phật học Inquiring Mind có làm một cuộc phỏng vấn sau đây. Xin được gửi đến các bạn. Tôi Nghe Như Vầy --- ooo --- Hỏi: Bắt đầu từ lúc nào Thầy thấy thích và chú ý vào việc dịch kinh? Tỳ Kheo Bodhi: Khi mới xuất gia tôi không hề có ý định trở thành một dịch giả. Vị thầy đầu tiên của tôi là một vị sư người Việt Nam, tôi sống với thầy ở California vào thập niên 1960. Thầy đã dạy cho tôi sự quan trọng trong việc học ngôn ngữ kinh tạng của Phật giáo, bắt đầu là tiếng Pali, như là một phương cách để hiểu Phật pháp, Dharma. Khi tôi xuất gia theo truyền thống Phật giáo Nam tông ở Tích Lan, tôi đã siêng năng học Pali để có thể trực tiếp tiếp xúc được với những bài kinh nguyên thuỷ của đức Phật. Tôi tìm chọn ngài Balangoda Ananda Maitreya làm thầy, vì trong lúc ấy ngài nổi tiếng là một vị sư học giả ở Tích Lan. Thật vậy, ngài là một học giả rất sâu sắc của Tích Lan, ngài thông thạo tiếng Anh, và là một người hiền hoà và rất dễ thương. Vào năm 1974, tôi có duyên được làm việc chung với vị sư người Đức, Thượng tọa Nyanaponika Mahathera, Thầy là chủ nhiệm và chủ bút của hội Buddhist Publication Society ở Kandy. Trong thời gian này, tôi có dùng tập sổ tay ghi chép của Thầy từ thập niên 50, để hiểu thêm về phong cách chú giải trong tạng kinh Pali. Cuối năm 1975, tôi sang Kandy và sống chung với Thượng tọa Nyanaponika. Thầy đã có xem qua những bài dịch của tôi và khuyên tôi nên dịch kinh Phạm Võng, Brahmajala Sutta, (kinh đầu tiên trong Bộ Trường A Hàm), cùng với những chú giải và phụ chú giải. Và kết quả đã được phát hành trong quyển The Discourse on the All-Embracing Net of View (1978), đánh dấu điểm bắt đầu cho "sự nghiệp" dịch thuật của tôi. Hỏi: Thầy có những nhận xét hay quan sát nào về vai trò của kinh điển đối với các thiền sinh, hay người học Phật ở Tây phương? Và những điều gì đã thúc đẩy thầy phổ biến những bài kinh dịch bằng tiếng Anh này đến với họ. 1 / 8

Tỳ Kheo Bodhi: Trong khoảng thời gian ngay trước khi tôi đi sang Á châu và xuất gia vào năm 1972, những quan tâm trong giới trẻ của Hoa kỳ đối với đạo Phật có một khuynh hướng phản trí thức (anti-intellectual). Vào thời đó, trong khi đa số những người Tây phương sang Á châu học Phật tìm đến những tu viện trong rừng ở Thái Lan hoặc các trung tâm thiền tập ở Miến điện để hành thiền, thì nghiệp lực đưa đẩy tôi đến Tích Lan, đến với những vị thầy có hiểu biết thâm sâu về kinh điển và sẵn sàng hết lòng hướng dẫn tôi. Khi tôi bắt đầu tìm đọc kinh điển Pali, tôi rất hứng khởi bởi cái tính chất rõ ràng, sâu sắc, một vẽ đẹp tế nhị và cảm tình rất tinh tế của chúng, nằm sâu kín ở bên dưới, tuy trên bề mặt những bài kinh ấy có mang một vẽ hơi khô khan. Tôi bắt đầu phiên dịch những bài kinh và các lời chú giải với mục đích duy nhất là để giúp cho sự học hỏi của chính mình, chứ không có ý định phát hành. Nhưng sau một thời gian, tôi nhận thấy rằng người học Phật Tây phương có một khoảng trống rất lớn: thiếu một sự hiểu biết chính xác về những lời dạy từ chính đức Phật. Vì lý do đó tôi nghĩ rằng, điều quan trọng thiết yếu là làm sao để phiên dịch những kinh điển này ra bằng một thứ ngôn ngữ hiện đại, dễ hiểu và kèm theo bằng những lời chú giải nào có thể soi sáng được những nghĩa lý thâm sâu, và mang lại những ứng dụng thực tế cho đời sống. Và đó là sự nghiệp của tôi cho đến ngày hôm nay. Hỏi: Sự uyên bác và sự nghiên cứu kinh điển đã giúp ích được gì trong lãnh vực thực hành của Thầy, cũng như vấn đề phát triển tâm linh? Tỳ Kheo Bodhi: Có rất nhiều người học Phật Tây phương cho rằng thực hành đồng một nghĩa với lại thiền tập, và rồi họ chặt đôi và tách biệt phân chia giữa hai lãnh vực học hỏi và thực hành. Họ cho rằng, khi một tu sĩ dành nhiều thời giờ nghiên cứu Phật học, thì người ấy không thể nào là một người thực tập đứng đắn được. Họ làm như là vấn đề học Phật đối chọi lại với một sự thực tập chân chánh vậy. Tôi phải công nhận rằng sự thực tập của tôi cũng chưa được hoàn toàn như tôi mong muốn, nhưng tôi thấy rằng đó là vì lý do sức khoẻ của tôi. Chứ hoàn toàn không phải vì tôi hiến dâng quá nhiều công sức cho vấn đề học Phật và phiên dịch kinh điển. 2 / 8

Chúng ta nên nhớ rằng, ở các quốc gia Phật giáo tại Á châu, trong suốt bao nhiêu thế kỷ qua, các vị xuất gia đã giữ một vai trò chánh là duy trì và trao truyền Phật pháp, bằng những phương tiện như là nghiên cứu, học hỏi và truyền bá giáo lý và kinh điển. Công việc ấy đã xây dựng nên một nền móng vững chắc mà từ đó những thành đạt cao hơn trong sự thực tập có nơi làm nền tảng. Ta có thể coi đó như là bộ xương nâng đở những bắp thịt và các cơ quan khác trong thân thể Phật pháp. Mặc dù trong mọi truyền thống đều có những câu truyện về những bậc tuy ít học nhưng vẫn đạt được những thành quả rất cao trên con đường thực tập, nhưng nổi bật nhất vẫn là những vị có thể phối hợp được hai pháp học và hành cho thật sâu sắc. Và có người cũng nghi ngờ những câu truyện huyền thoại về các bậc ít học, chúng có thể chỉ là những phóng đại do sự tôn sùng quá đáng mà thôi. Mối tương quan giữa sự học Phật uyên bác và sự thực hành sâu sắc, theo tôi, là một vấn đề rất phức tạp, mà ta không thể nào tìm được một câu trả lời duy nhất có thể thích hợp cho tất cả mọi người. Mỗi người sẽ có một khuynh hướng tự nhiên thiên về một phía nào đó. Có một điều ta có thể nói chắc chắn rằng, một kiến thức uyên bác mà không có sự thực hành thiết thực sẽ trở thành vô ích, và một sự thực tập công phu nhưng thiếu sự hướng dẫn của học hỏi là hoàn toàn vô lợi. Thiếu một sự hiểu biết sâu sắc về kinh điển, tôi sợ rằng, chỉ trong vòng một hai thế hệ nữa, truyền thống thực hành của chúng ta sẽ bị pha loãng, lấn áp, và bị nuốt trọn bởi cái văn hóa chung quanh, nhất là khi đó lại là một nền văn hóa của vật chất. Hỏi: Xin Thầy chia sẻ về giá trị của việc học kinh điển trong sự hành trì của các Phật tử Tây phương ngày nay. Tỳ Kheo Bodhi: Trước khi nói về giá trị của việc học kinh trong sự thực tập của mình, chúng ta nên đặt câu hỏi: Thế nào là thực tập? Thực tập có nghĩa là gì? Nếu ta không nhấn mạnh về những điểm này, chúng ta sẽ tự nhiên có khuynh hướng mang những quan điểm cá nhân vào sự thực tập của mình, mà không cần xét lại, về mục đích của sự thực tập. Và từ đó, sự tu tập của ta sẽ dễ dàng trở nên tùy tiện cho những dự tính riêng tư, hoặc là những thiên kiến văn hóa, thay vì là một phương tiện giải thoát mà đức Phật đã đưa ra. Theo tôi thấy thì đó là điều đang xảy ra cho Phật giáo Tây phương, và nó cũng giải thích được lý do vì sao có người cho rằng truyền thống Phật giáo ngày nay đã bắt tay và thoả thuận với ngành tâm lý học hiện đại hoặc là tùy thuận theo chủ nghĩa duy nhân bản (secular humanism). Học Phật pháp không phải là việc khuân vác một mớ văn hóa từ một xứ Ấn độ cổ xưa về và đổ xuống sau vườn nhà mình. Nó phải được xem xét, phân tách cẩn thận, như là một trạch pháp. Khi ta thực hiện được việc ấy, nghiên cứu Phật học cũng chính là một phương cách để ta học hỏi và hấp thụ được cái cơ cấu của Phật pháp. Đó là một phương pháp để ta lãnh hội được những triết lý nền tảng và thấm nhuần khắp giáo pháp. Và quan trọng hơn nữa, nó giúp ta nuôi dưỡng và làm lớn những hạt giống tuệ giác trong tâm mình. 3 / 8

Trên con đường của Phật, điều đầu tiên chúng ta cần thực hành là Chánh Kiến, chi đầu tiên của Bát Chánh Đạo, nó sẽ là một kim chỉ nam trên suốt con đường đạo của ta. Chánh kiến được bắt đầu bằng "văn", gồm có đọc kinh điển, nghe pháp, và học hỏi từ những vị thầy có khả năng. Tiếp đến là "tư", có nghĩa là suy nghĩ, quán chiếu giáo lý, dựa trên chính cuộc sống của mình. Và khi cái thấy của ta được sáng tỏ và sâu sắc, niềm tin của ta vào đức Phật cũng trở nên vững chắc hơn, và dựa trên chánh kiến và niềm tin này sự tu tập của ta sẽ có thể đi đúng theo chiều hướng, "tu". Hỏi: Có những cạm bẫy hay khó khăn gì trong việc sử dụng kinh điển không? Tỳ Khưu Bodhi: Có một vấn đề nguy hiểm trong việc học kinh được đức Phật chỉ dạy rất rõ ràng trong "Kinh Người Bắt Rắn" (Trung Bộ Kinh 22). Đức Phật nói về những hạng người học giáo lý, nhưng thay vì mang ra thực hành thì họ lại sử dụng những kiến thức ấy để phê phán, hoặc mang ra khoe khoang và tranh luận với kẻ khác. Đức Phật ví dụ họ với lại những người bắt rắn nhưng nắm ở đằng đuôi, họ sẽ bị con rắn quay đầu lại cắn, gây thương tích hoặc mất mạng. Tôi biết có rất nhiều Phật tử Tây phương đã bị rơi vào cạm bẫy này, trong đó có cả tôi trong thời gian đầu. Mặc dù ta bắt đầu với một thành ý, nhưng ta lại nắm bắt Phật pháp qua những lý thuyết và giáo điển, dùng học thức của mình để tranh cãi với kẻ khác, và rồi đối đầu trong một cuộc "chiến tranh phiên dịch" với những ai có một lối giải thích kinh khác lại với mình. Một nguy hiểm khác là ta buông bỏ hết những nhận xét của mình và hoàn toàn tin hết vào những gì trong kinh. Thật ra, cũng có những điều trong kinh mà ngày nay không còn đúng và thích hợp nữa dưới ánh sáng của khoa học. Ta không thể phê bình thuyết sáng tạo của người Thiên Chúa giáo mà rồi mình cũng bị kẹt vào những hình tướng tương tợ như vậy. 4 / 8

Hỏi: Thầy có thể cho biết một vài đoạn kinh nào mà Thầy ưa thích nhất không? Tỳ Khưu Bodhi: Khi tôi mới bắt đầu đọc kinh Phật lúc còn ở đại học, tôi tự nhiên cảm thấy rất hứng khởi với những lời dạy về lý nhân duyên, ngũ uẩn, vô ngã... chúng đưa ta thẳng vào con tim của giáo pháp. Nhưng một trong những bài kinh gây ấn tượng nhất cho tôi lại không phải là những bài kinh giảng sâu sắc về phương pháp thiền tập hoặc về tuệ giác giải thoát. Khi tôi đọc những bài kinh giảng về lý duyên khởi và vô ngã, tôi tự nghĩ: đức Phật quả là một bậc đại giác ngộ, nhưng cũng chưa toàn vẹn lắm. Nhưng khi tôi đọc đến bài Kinh Thi Ca La Việt, Sigalaka Sutra, những nghi ngờ của tôi hoàn toàn tan biến hết. Khi tôi đọc bài kinh này, đặc biệt là đoạn khi Phật giảng về "Lạy Sáu Phương", tôi nhận thấy rằng một bậc, mặc dầu đã đạt được một tuệ giác về những chân lý sâu xa nhất về hiện hữu, vẫn có thể giảng dạy một cách rất chi tiết cho những bậc cha mẹ về cách dạy con cái, những cặp vợ chồng cách thương yêu và kính mến nhau, một người chủ nên lo cho người làm của mình như thế nào... tôi chợt hiểu rằng, đức Phật là một bậc giác ngộ hoàn toàn. Trong tâm tôi, bài kinh này chứng minh rằng, đức Phật không những đã đạt được một tuệ giác xuất thế gian, mà ngài còn ôm trọn cả tuệ giác của thế gian trong tình thương và tâm từ, mang sự hiểu biết của mình hạ xuống trình độ của cuộc đời thế tục, dạy dỗ và hướng dẫn tất cả, thích hợp tùy theo căn cơ của mỗi người. Một trong những đặc điểm mà tôi ưa thích nhất trong kinh, từ những ngày đầu và mãi cho đến Kinh viết trên lá bối bây giờ, là những ẩn dụ và ngụ ngôn. Dường như đức Phật có thể đem bất cứ một hiện tượng thiên nhiên nào, hay là bất cứ một việc gì trong đời sống hằng ngày và biến nó thành một ví dụ chuyên chở, làm sáng tỏ một điểm quan trọng nào đó mà Ngài muốn nói. Mặt trời, mặt trăng, các vì sao; hoa lá, cây cỏ, sông, núi, biển, hồ; bốn mùa thay đổi; sư tử, voi, ngựa; vua, quan, tướng quân; người thợ mộc, y sĩ và tên trộm... danh sách về những đề tài ẩn dụ của đức Phật dường như dài vô tận. Đôi khi chúng ta đọc liên tiếp những bài kinh tiếp nối nhau rất khô khan, rồi đột nhiên có một ẩn dụ rất tươi mới và rõ rệt, và hình ảnh ấy vẫn có mặt mãi trong tâm ta cho đến cả hằng chục năm sau. Hỏi: Khi Thầy nhìn lại những thay đổi trong giáo lý của truyền thống Nguyên Thuỷ bởi các vị giáo thọ Tây phương muốn làm cho chúng được thích nghi hơn, những điều nào Thầy nghĩ là hữu dụng và những điều nào Thầy thấy không có ích? 5 / 8

Tỳ Khưu Bodhi: Tôi cảm thấy hơi ngại khi phê bình về những việc làm của các thầy khác, nhưng tôi chỉ muốn đưa ra một vấn đề thích nghi quan trọng đã và đang xảy ra trong việc truyền dạy thiền quán vipassana, mà có thể ta không chú ý đến. Tôi có cảm tưởng rằng mục đích của thiền quán, chánh niệm, được dạy ở Tây phương đã bị biến đổi rất nhiều và khác xa với lại truyền thống. Tôi nghĩ, có lẽ lý do là vì đa số các vị thầy ở Tây phương giảng dạy ra ngoài khuôn khổ của kinh điển Phật giáo chính thống. Chánh niệm, dường như, bây giờ được giảng dạy như là một cách để làm tăng trưởng cái kinh nghiệm của giây phút hiện tại Mục đích của sự thực tập là để giúp ta có khả năng chấp nhận hết tất cả những gì xảy đến cho mình mà không phân biệt. Qua sự nâng cao chánh niệm trong giờ phút hiện tại, ta học cách chấp nhận mọi việc như tự bản chất chúng là tốt đẹp, nhìn thấy mọi vấn đề như là một bài học, kinh nghiệm mọi sự như vốn là đáng thưởng. Và vì vậy mà ta có thể đơn giản an trú trong giờ phút hiện tại, tiếp nhận sự việc như chúng xảy ra, hoàn toàn cởi mở ra với những sự kiện lúc nào cũng biến đổi, mới lạ và bất ngờ. Ở một trình độ nào đó, đường lối giảng dạy ấy cũng có truyền đạt được cho ta một số bài học giá trị. Lẽ dĩ nhiên, chấp nhận bất cứ những gì xảy đến cho ta bao giờ cũng tốt hơn là sống mà cứ náo nức đeo đuổi theo những thú vui và sợ sệt trốn tránh khổ đau. Và ta cũng sáng suốt hơn nếu thấy được một bài học tích cực trong những nỗi đau, mất mát và đổi thay, thay vì cứ đi than van, trách móc cho số phần của mình. Nhưng dù vậy, khi ta trình bày những điểm này như là ý chánh của lời Phật dạy, theo ý tôi, đó là một sự giải thích sai lầm về Phật pháp. Lời dạy của Phật, ghi lại trong kinh điển, có những luận cứ hoàn toàn khá khác biệt. Giáo pháp của đức Phật không phải với mục đích tối hậu là để chấp nhận cuộc đời, nhưng mà là để giúp ta thoát ra được sự giam hãm của những kinh nghiệm có điều kiện, và từ đó ta có thể chuyển hóa cuộc đời, và chấm dứt hết mọi khổ đau. Nếu ta chỉ đơn giản duy trì chánh niệm trong giờ phút hiện tại mục đích để đạt đến một sự chấp nhận xa rời, nó có thể dễ đưa ta đến một cánh cửa phía sau để hoà giải với sự luân hồi (samsara). Và ta vô tình một lần nữa xác nhận thêm sự luân hồi chứ không phải là được giải thoát ra khỏi nó. Theo kinh điển truyền thống, chánh niệm trong giờ phút hiện tại là để giúp ta nhìn thấy sâu sắc được cái tiến trình sinh lên và diệt đi của mọi hiện tượng và đưa đến một tuệ giác về vô thường. Nhưng chúng ta không xác định sự vô thường của mọi vật, vì đó không phải là cách để ta chấm dứt được khổ đau. Cái tuệ giác về vô thường (anicca) phải là một cánh cửa dẫn ta đến tuệ giác về khổ đau (dukkha) và vô ngã (anatta). Và tuệ giác về ba đặc tính này sẽ đập tan hết mọi ảo tưởng của ta về tất cả những sự việc còn bị điều kiện. Sự tỉnh thức ấy sẽ giúp ta xa lìa mọi đam mê, và từ đó đưa đến sự giải thoát, và cuối cùng là tiếp xúc được với Niết bàn trong bây giờ và ở đây. Tinh yếu của Phật pháp không phải chỉ đơn giản là một luận điểm nói rằng tháo gỡ được sự dính mắc sẽ giúp ta sống một cuộc đời thảnh thơi và hạnh phúc. Thật ra đó chỉ là 6 / 8

một phần của hai chân lý đầu tiên trong Bốn Sự Thật Mầu Nhiệm mà thôi, và nó vẫn chưa sâu sắc đủ. Một sự quán chiếu sâu sắc hơn của Bốn Sự Thật Mầu Nhiệm phải mang lại cho ta thấy rõ rằng, năm uẩn bị dính mắc chính là nguyên nhân của khổ đau; nó phải mang lại sự thật rằng khổ đau bắt nguồn từ sự đam mê vào những thú vui của giác quan, và khao khát vào một sự sống tiếp nối; và nó cũng phải mang lại sự thật rằng khổ đau - của sanh tử luân hồi - chỉ có thể chấm dứt cùng với sự tắt ngấm của sự khao khát. Nếu chưa được như vậy, thì giáo lý của Bốn Sự Thật Mầu Nhiệm, con tim của Phật pháp, vẫn chưa được toàn vẹn. Và lẽ dĩ nhiên, mỗi vị thầy cũng phải tự quyết định lúc nào là thích hợp để trình bày những sự thật ấy một cách thẳng thắng và mạnh mẽ. Ngay chính đức Phật ngày xưa, Ngài cũng chỉ giảng dạy Bốn Sự Thật Mầu Nhiệm khi nhận thấy rằng trong số những người lắng nghe có kẻ có thể hiểu được. Nhưng nếu ta muốn Phật pháp được hưng thịnh, ít nhất ta cũng phải thừa nhận những giáo lý này, mặc dù chúng ta quyết định rằng bây giờ mình cần phải chuẩn bị trước bằng những phương pháp cho được thích nghi hơn với mọi người. Hỏi: Đa số những bài kinh trước khi chấm dứt đều ghi chép rằng những người nghe xong lời dạy của Phật, hiểu được, rất hoan hỷ, và đôi khi là đạt được giác ngộ chỉ nhờ nghe và hiểu. Điều này thật khó mà tưởng tượng được. Tỳ Khưu Bodhi: Thật ra chính trong kinh không có giải thích rõ, chỉ nói rằng khi đức Phật giảng, tâm của những người nghe trở nên "sẵn sàng, tiếp nhận, không còn những chướng ngại, hoan hỷ và tự tin." Nhưng thường thường kinh cũng ghi lại rằng, đức Phật giảng bài kinh đó đặc biệt cho một người hay một nhóm người nào đó trong thính chúng, cho nên có thể đức Phật đã biết trước khả năng tiếp nhận và giác ngộ của những người này. Theo tôi thì sự tỉnh thức nhanh chóng của họ là do ở ba yếu tố. Thứ nhất là họ đã tích luỹ được đầy đủ hết những ba la mật, tức những phẩm hạnh tốt lành, từ những kiếp trước. Tôi hoàn toàn tin vào nguyên lý tái sinh, và tôi tin rằng sự giác ngộ là quả trái lâu dài của sự tu tập của ta qua nhiều đời, nhiều kiếp, phát triển những phẩm hạnh như là Bố Thí (Dàna), Trì Giới (Sìla), Trí Tuệ (Pannà), Tinh Tấn (Viriya), Nhẫn Nại (Khanti), Chân Thật (Sacca), Quyết Ðịnh (Adhìtthàna), Tâm Từ (Mettà), và Tâm Xả 7 / 8

(Upekkhà) Vì vậy, mặc dù những người này chưa hề tu học Phật pháp, nhưng họ cũng đã tu tập những ba la mật ấy với nhiều đời Phật trước rồi. Yếu tố thứ hai là một sự khát khao sâu xa trong tâm thức, mong muốn đạt được sự thanh tịnh và muốn hiểu thấu được chân lý. Sự khát khao này có thể không biểu hiện ra qua ý thức bên ngoài, có thể họ đang sống đời một thương gia, như một người vợ bình thường, một người hầu thấp kém. Nhưng vào những giây phút tĩnh lặng, trong tâm họ có một sự thúc đẩy nào đó về hướng chân lý, tốt lành và một tâm linh tốt đẹp, chúng tạo nên một sự bất an trong tâm, và nỗi thống khổ ấy được dập tắt khi họ gặp và nghe đức Phật giảng dạy. Yếu tố thứ ba là, trong vài trường hợp, có thể họ đã phải đối diện với một khổ đau khắc nghiệt, dù hiển nhiên hay kín đáo, và khổ đau ấy đã xé toang được tấm màn vô minh trước mắt và thúc đẩy họ đi tìm một con đường giải thoát. Khi hai hoặc ba yếu tố này có mặt đầy đủ, họ như những đóa hoa sen trên mặt hồ, đợi chờ ánh nắng của bình minh để bừng nở. Sự có mặt của đức Phật là một mặt trời bình minh, và lời dạy của Ngài là những tia nắng ấm toả chiếu xuống và khai mở những đóa hoa sen bừng nở ra và tiếp nhận chân lý. Nguyễn Duy Nhiên phỏng dịch 8 / 8