{[[W+bz0FkV43GmRt7u4DpvuYxd]]} THÚ RƯNG

Tài liệu tương tự
No tile

Hãy kể một kỷ niệm đáng nhơ về con vật nuôi mà em yêu thích

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

No tile

Document

36

No tile

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

Document

Phần 1

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA


Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

HON VONG QUOC chapitre 2

Phần 1

mộng ngọc 2


Trung Tâm Việt Ngữ Văn Lang Cấp Sự Tích Chú Cuội Cây Đa Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Phần 1

Microsoft Word - 25-AI CA.docx

Giáp Ngọ ( 甲午 ) là kết hợp thứ 31 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Giáp (Mộc dương) và địa chi Ngọ (ngựa)

No tile

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Document

CHƯƠNG I

Kể về một chuyến về thăm quê – Văn mẫu lớp 6

Tình yêu và tội lỗi

Phần 1

No tile

DS_CTSQ_ATMui_2015.indd

Document

Độc công tử

Lộn Sòng Hữu Loan Hôm nay Tuất nhất định làm cho xong hồ sơ để đưa lên ty giáo dục. Hắn cho là sở dĩ hắn bị biên chế ra khỏi trung đoàn cũng chỉ vì bả

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Document

Lời Dẫn

Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp một nhân vật cổ tích

Tả cây chuối nhà em – Văn mẫu lớp 4

Lời Dẫn

HỒI I:

Biên soạn: Quách Cư Kính 24 TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO TẬP 2 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Phần 1

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Cúc cu

Phần 1

Tả con vật nuôi mà em yêu thích

Tải truyện Nàng Không Là Góa Phụ | Chương 17 : Chương 17

CHƯƠNG 1

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

Tác Giả: Bản Lật Tử BẢN SONATA ĐÀO HÔN Chương 4 Bữa Trưa Sau khi trải qua lần kiếm ăn rung động lòng người ấy, Mễ Quang ngủ ngon giấc. Sáng sớm hôm sa

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Microsoft Word baLanHoaKiep

Microsoft Word - suongdem05.doc

tem

No tile

Phần 1

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

BIỂN ĐÔNG BS Tô Đình Đài 1 MỘNG HÁN GIAN Hán Gian mơ ước từ lâu Muốn làm Bá Chủ Hoàn cầu Đưa nhân loại vào vòng lệ thuộc Dòng đời tang tóc bèo dâu! Hã

1 Những chuyện niệm Phật cảm ứng, nghe được. 1- Sát sanh bị đoản mạng. Tác giả : Cư sĩ Lâm Khán Trị Dịch giả : Dương Đình Hỷ Cổ đức có nói : Tâm có th

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Phần 1

Document

Bao giờ em trở lại

Lan Việt : Hài Hê len Paphiopedilum helenae Avery

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

No tile

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

Công Chúa Hoa Hồng

No tile

Tấm Cám Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Khóm lan Hạc đính

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

No tile

Phần 1

Code: Kinh Văn số 1650

Tả một người công nhân (hoặc nông dân, bác sỹ, y tá…) đang làm việc

Tả cảnh gà mẹ dẫn đàn gà con đi kiếm mồi

Microsoft Word - Chieu o thi tran Song Pha.doc

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Mộng ngọc

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

Document

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

No tile


Microsoft Word - Ngay XuaNguoiTinh_pthienthu.doc

Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Document

Bản ghi:

{[[W+bz0FkV43GmRt7u4DpvuYxd]]} THÚ RƯNG

Bìa và minh họa: THÚY DUNG

Thiên Lương THÚ RƯNG (In lần thứ 4) NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỎNG

{[[W+bz0FkV43GmRt7u4DpvuYxd]]} LỜI GIỚI THIỆU Sau hơn nửa thế kỷ đồng hành cùng bạn đọc (1957-2012), NXB Kim Đồng đã cho ra đời không ít những cuốn sách vàng - những cuốn sách để lại dấu ấn sâu đậm, được nhiều thế hệ độc giả nhỏ tuổi say mê, truyền tụng. "Thú rừng Tây Nguyên" của Thiên Lương chính là một trong số đó. Được xuất bản lần đầu năm 1975, chỉ ít tháng sau ngày đất nước thống nhất, "Thú rừng Tây Nguyên" cuốn hút hàng trăm ngàn bạn nhỏ chỉ bằng những câu chuyện kể dung dị, dí dỏm mà hào sảng về những chuyến đi săn "cải thiện" của bộ đội Tây Nguyên trong những năm chiến tranh, bom đạn khốc liệt. Sau mỗi trang sách, Tây Nguyên hiện ra tuyệt đẹp. Như một vườn thú tự nhiên khổng lồ rộn tiếng chim kêu, vượn hú, voi rống, hổ gầm..., thế giới muông thú với vô vàn tập tính, thói quen khác lạ, ngộ nghĩnh dẫn ta đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Này là "Bầy hươu lông vàng, giống khóm hoa cúc khổng lồ biết đi động, mà con hươu sao lại giống như cái nhụy trắng điểm ở giữa".

Này là "Con lợn rừng lùn tịt phải nhờ vào anh bạn đường hươu sao cao kều mới dám nhởn nhơ ra bãi cỏ kiếm ăn". Này là "Mang không phải là nai con, nhưng cũng có khi đi ăn lẫn với bầy nai, nhờ chân nai đạp bật cỏ để ăn". Này là "Hoẵng vốn hiền lành, sợ cả từ con nhím trở đi. Loài thú duy nhất có thể cứu được hoẵng, ân nhân của hoẵng lại chính là anh lợn rừng, nhất là lợn độc"... Viết về loài voi Tây Nguyên, nhà văn Thiên Lương có những phát hiện thú vị:... Trông con voi to lớn, cặp mắt gườm gườm tưởng như dữ tợn lắm, nhưng lại rất lành. Nó yêu người, nhất là trẻ con. Chỉ trừ khi nó bị bắt buộc phải đánh lại đối phương, nó mới thật mang cái sức "khỏe như voi" ra để chiến đấu. Con voi béo ục ịch thế, nhưng lại thừa trí thông minh và nhanh nhẹn sử dụng miếng võ của mình để trị lại cọp.... Khi voi thấy chó sói, mắt voi nhắm lại, và ve vẩy đôi tai, vẻ như ngờ nghệch. Sói rừng hí hửng tưởng là dễ lao vào cấu xé, sói liền lao vào táp lên chân voi. Bất ngờ: "huỵch", voi đã dùng vòi túm chặt lấy ngang lưng sói đưa bổng lên trên không. Nó mang ngay sói ra suối, dìm xuống nước cho sói uống no nước, bụng thật căng, rồi đưa đến một gốc cây quật thật mạnh! Sói vỡ toang bụng rồi voi mới đủng đỉnh ục ịch bước đi... Nhưng đó là đối với con chó sói gian ác kia, còn đối với các loài thú khác, như nai chẳng hạn, thì nó lại đối xử rất đỗi đàn anh. Có khi chúng ta thấy voi nằm phục hàng giờ liền để ngắm con nai vừa mới lọt lòng mẹ...

Cũng không thiếu những trang xúc động về nghĩa tình giữa người và vật: Tổ trưởng Hưng vừa giương súng ngắm định bắn, chợt anh hạ súng xuống và bấm khóa an toàn. Trước mắt chúng tôi không phải chỉ là một con khỉ bình thường, mà là một con khỉ mẹ có đem theo con. Con khỉ mẹ sau khi đã bứt được ít quả, liền chuyền con đang cõng sau lưng xoay ra phía trước và cho con bú. Trong khi vừa cho con bú, nó vừa lấy tay xoa đầu con, và con khỉ con cũng vừa bú vừa quờ một tay lên mặt khỉ mẹ. Khỉ mẹ kêu lên những tiếng chít chít nhỏ, rồi vừa bế vừa rung rung cánh tay như người mẹ đang nựng con ngủ. Hôm ấy chúng tôi tha bổng cả hai mẹ con nhà khỉ này". Gấp cuốn sách lại, núi rừng Tây Nguyên như kỳ thú hơn, huyền ảo và đáng yêu hơn bội phần. Cùng với "Đất rừng phương Nam" của Đoàn Giỏi, "Thú rừng Tây Nguyên" của Thiên Lương chắc chắn sẽ còn được những ai yêu thiên nhiên, thích tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp của non sông gấm vóc Việt Nam say mê, trân trọng. NXB Kim Đồng

Nhà văn THIÊN LƯƠNG (1934-2010) Tên thật: Nguyễn Thiên Lương Bút danh khác: Nắng Mai Hồng, Thường Lăng, Thượng Liên, Hoa Hương Ngải... Nguyên quán: xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) Vào bộ đội năm 1949, tham gia kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ; biên giới Tây Nam. Tác phẩm viết cho thiếu nhi tiêu biểu: Thú rừng Tây Nguyên (NXB Kim Đồng - 1976,1978, 2000); Chim Tây Nguyên (NXB Kim Đồng -1980); Tay không bắt cọp, Cuộc chiến bên sông Krông Na, Vệ sỹ rừng xanh, Tiếng hót chim Pút Kút (NXB Văn hóa dân tộc, 1996); Dũng sỹ thành Đắk Pha, Phân đội voi dũng sỹ (NXB Kim Đồng - 2001)...

M Ụ C LỤC Nai Hổ Con hươu sao và bầy lợn rừng Đàn bò tơ và con mang nhí nhảnh Sơn dương Trâu rừng Làng khỉ Chú gấu ngựa và con trăn bắt cá Miếng võ của voi rừng Những chim công Từ con chim không có cánh...... Đến chú lợn rừng thuần dưỡng Vệ sĩ của rừng xanh Điệu múa ba lê trên đồng cỏ Hữu xạ tự nhiên hương Chim kêu vượn hót Tình bạn của gấu và chú gà rừng Kẻ thù của rắn đeo chuông Hãy coi chừng chó sói Con ngựa rừng có gì lạ? 15 24 36 45 53 57 61 68 74 89 94 106 111 117 130 137 141 145 151

Lán của chúng tôi nằm ở dưới tán lá của một cây t'rech già ven suối Ỵ-a-mơ, nước lúc nào củng trong xanh và tròn giống lá si, thân cây mang những rễ phụ chằng chịt, tán cây như chiếc ồ xanh đứng dưới vòm trời cao thăm thẳm của đồng cỏ Gia Lai, mưa nắng không thể lọt xuống được. Cây t'rech già đứng giữa bầy t'rech đàn em vào mùa khô đang trụi hết lá, nó giống như một lực sĩ trên thảo nguyên đang ngẩng cao đầu thách thức với nắng gió. Nơi đây còn là chỗ cho những con thú rừng tới ngả bóng mình xuống dòng suối Y-a-mơ trong xanh mát rượi để uống nước, và những con chim dừng cánh ngủ đỗ trên mớ tóc rậm rì của cây t'rech già. Cứ nhìn những nhánh t'rech sà xuống ven bờ suối đã nhẵn bóng lên thành vệt, củng đủ thấy có nhiều con voi rừng đến cà mình để gãi ngứa quanh gốc t'rech từ bao năm rồi. Tổ đi săn của chúng tôi lấy cây t'rech làm nhà, như lọt vào giữa luồng thú đi ăn ở vùng núi rừng chen nhau như bát úp của dãy Trường Sơn. Tổ đi săn cải thiện của trung đoàn tôi có bốn người, mãi đến lúc được gọi về tổ săn mới thực sự biết nhau. Cậu Lộc là xạ thủ súng máy của đại đội 3, có tài bắn điểm xạ - để săn Mỹ ở đèo Măng Giang - được ba lần danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ cấp hai. Tâm là chiến sĩ bắn tỉa ưu tú, từ ngoài bốn trăm thước, anh đã cho nhiều tên Mỹ lộn cổ trên dọc đường chiến dịch đường 19. Duy có tổ trưởng Hưng là ít nói, anh vốn là dũng sĩ diệt cơ

giới trên đường 14 - xạ thủ BẢO, anh đã nhiều lần rượt xe tăng địch, và giấy chứng nhận dũng sĩ diệt cơ giới gấp phồng túi ngực. Đồng chí tham mưu phó trung đoàn, khi giao nhiệm vụ cho tổ đi săn xong, còn dặn thêm: "Bộ đội quanh năm ngày tháng chỉ có cơm sắn, muối riềng, săn được thịt thú rừng là việc rất cần, nhưng được đi săn, các cậu phải bảo vệ thú, không được bắn ẩu và phải bảo vệ chỉ tiểu đạn giao". "Chim trời cá nước"... Chúng tôi mới chỉ nghe nói Tây Nguyên có nhiều thú rừng, nhưng săn được đâu phải dễ dàng. Cứ nghĩ đến sinh hoạt gian khổ đã trải qua, anh em cùng nhau hạ quyết tâm làm tròn nhiệm vụ, nhưng thật ra bụng vẫn còn lo. Thế là chúng tôi đi săn thú rừng. Yên tâm ra đi giữa cái bắt tay còn nóng hổi của đồng chí tham mưu phó, bước vào cuộc sống hoàn toàn độc lập của người đi săn nay đây mai đó, ngang dọc giữa vùng đồng cồ và rừng miền Tây.

NAI "Đ ầu trăng ăn hoẵng, giữa trăng ăn cheo 1, cuối trăng đi nhiều sẽ gặp nai tơ, lợn cỏ". Đó là bài học đi săn cấp vỡ lòng mà tổ trưởng Hưng dạy chúng tôi. Anh vốn là người miền núi, đã từng được theo cha để đuổi thú rừng từ khi tóc còn để chỏm. Đêm nay là đêm thứ ba ngồi chờ trăng lặn. Vì chúng tôi làm nhiệm vụ giữa tuần trăng sáng, cho nên thời gian đi buổi tối rất ngắn, mới ra khỏi lán được nửa đường đã phải quay về. Lộc có vẻ sốt ruột, anh đề nghị cho đi bắn cheo, tổ trưởng Hưng gạt đi: - Cậu tưởng bắn cheo dễ lắm à? Vả lại, hàng chục con cheo chưa được gói nhỏ thịt khô đâu, bắn nó phí đạn. Có buồn thì ra rừng mà vồ. Trong lúc ngồi chờ trăng lặn, Hưng kể cho chúng tôi nghe về loại thú này: ì: Loài thú đâu giống nhưđâu chó, mõm ngựa, chân cao, không giống chân, cũng không giống mang. Con lớn cũng chìđộ2kg thịt.

{[[W+bz0FkV43GmRt7u4DpvuYxd]]} 16/ THIÊN LƯƠNG Ớ rừng le hoặc rừng cây non, nhất là ven các con suối, vào mùa khô, cheo ra uống nước, vết chân giẫm lên nhau như vảy ốc người ra vãi ra đất. Đầu móng hơi lún sâu về phía trước, nhỏ và nhọn, không như chân mang hoặc lợn rừng. Nó là loại thú rất nhát. Cheo đi ăn cả ngày lẫn đêm, mỗi đàn hai hoặc ba con, lông màu sẫm như lá bàng khô, phải tinh mắt mới thấy được. Cheo đi ăn dũi mũi xuống đất để đào giun hoặc mầm măng, có khi nó sục cả xuống bùn, vì vậy không đánh hơi được. Đã thế, tai cheo lại cụp xuống, nên không thính. Khi có động, nó không chạy ngay mà còn dừng lại vểnh tai lên để nghe, thấy nguy hiểm thực mới lò dò chạy. Lúc nó chạy, chân cao, lại yếu, hay vướng các rễ cây, bí quá, nằm lăn ra đất, nhắm tít mắt lại, chổng chơ bốn vó lên trời. Nó giống thằng Mỹ sợ quân giải phóng khi phải đánh xáp lá cà, đầu chúi vào tổ mối cầu chúa, chổng mông ra ngoài. Ta rượt cheo cho đến lúc nó cuống, nằm quay ra đất thì đến mà chộp như chộp cua thả vào giỏ, cần gì phải bắn cho phí đạn. Chỉ vì cái tính nhát sợ ấy mà người ta đã nói: "Nhát như cheo". Vào tuần trăng sáng, cheo thường đi ăn lúc trăng sắp mọc, chân nó đạp trên lá khô xào xạc, nhưng nếu đổi một con cheo lấy một viên đạn thì quá đắt, mặc dù thịt nó ngon và thơm như thịt gà giò... Sương xuống đã dày, Hưng bước ra khỏi lán, nhìn trời, đoán hướng gió rồi nói: - Bây giờ ra bãi phục được rồi đây.

THÚ RỪNG TÂY NGUYÊN /17 Tất cả chúng tôi đều sẵn sàng súng đạn và đèn săn. Buổi ra quân đầu tiên thật hào hứng. Bãi phục của chúng tôi là một trảng cỏ rộng, nổi giữa trảng cỏ là những vệt chân thú đủ loại. Chúng đi kiếm ăn chen nhau dày đặc. Vệt chân thú này đồng bào địa phương nói nó ăn dài từ Gia Lai xuống Đắc Lắc, đi theo vệt thú mất hàng chục ngày đường. Biết là đã đi trúng luồng thú, nhưng ba hôm nay chúng tôi vẫn chẳng gặp con nào. Tổ trưởng Hưng nói với chúng tôi: - Phải tập kiên nhẫn cho quen đi các cậu ạ. Nghề đi săn là thế, chim trời cá nước mà, chờ cả đêm không sao, giữa lúc thú đến, mỏi mệt đứng dậy vươn vai làm vài động tác thể dục là con thú chạy vọt qua mũi mình mất hút, bắn không kịp đâu. Nhưng lúc đã phát hiện nó, dù có bị ong châm vào gáy cũng cố nén, đừng đánh động mà cả đêm bóp bụng nằm chờ cũng thành công cốc. "Nhất nhập nhoạng, nhì rạng đông", đó là hai thời điểm săn tốt nhất của người đi săn thú rừng. Ánh trăng đêm dần dần nhạt đi và sương xuống mỗi lúc đẫm thêm, đã nhìn thấy thảm cỏ xanh non hiện lên trước mắt. Loại cỏ đắng sau khi được đốt trụi trong mùa khô, giờ được sương xuống trải phủ ẩm mặt đất, mầm cỏ chen nhau nảy vượt lên, cả một nguồn thức ăn ngon lành cho những bầy hươu đổi lộc, nai con cọ sừng. Từ trong màn sương, một đốm vàng nâu di động. Đó là con nai mẹ thận trọng đặt chân lên thảm cỏ. Nó dừng lại,

18/ THIÊN LƯƠNG nghiêng tai lắng nghe, rồi cúi xuống, mũi hít hương thơm của làn cỏ non mượt. Bỗng nó kêu lên: - Tác... tu... oác... Tác... tu... oác... Một chú nai con ở lùm cây cạnh đó chạy nhô ra, nó nhảy quanh nai mẹ một vòng, rồi lại chạy vào lùm cây để tác... tác như nũng nịu. Nai mẹ bắt đầu gặm cỏ, lưỡi nó vơ ngọn cỏ soán soạt. Chốc chốc, nó lại ngẩng đầu lên gọi con: "Tác... tu... oác". Chú nai con lại chạy ra, giương cặp mắt ngơ ngác. Trước mắt chúng tôi là cặp nai mẹ con, không, cả một bầy nai. Một chàng nai đực cao lênh khênh đang bước tới, trên đầu nó, cặp nhung mới nhú màu xám còn đẫm sương. Nó ngó nghiêng cái đầu và cất tiếng dõng dạc: - Toác... toác...