NHỚ NGÀY GIỖ TỔ GIÁO HỌ HOÀNG ĐỒNG Mỗi lần trở về quê hương, đi dọc theo con đường đê của sông Bôi thân thương yêu dấu làm gợi nên trong tôi ký ức kỷ

Tài liệu tương tự
II CHÚA NHẬT KINH GIỜ BA Giáo đầu (đứng) Chủ sự: Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con. Cộng đoàn: Muôn lạy Chúa, xin mau phù trợ. Vinh danh Chúa Cha và Chú

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

VN-Thu Mua Giang Sinh 2014

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Giới thiệu về quê hương em

TT TranPVu NChi Thien

Tập san Hừng Sáng 11

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh


chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Bao giờ em trở lại

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước

mộng ngọc 2

Cảm nghĩ về mái trường

Con Đường Khoan Dung

Nêu suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Microsoft Word - Ngay XuaNguoiTinh_pthienthu.doc

Nghị luận về thời gian

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

XUÂN CHÚC MỪNG NĂM MỚI Đầu năm ly rượu chúc mừng Gia đình, Bè bạn thân thương! Xuân Mới hưởng nhiều Phước Lộc Tương lai, Hạnh Phúc khúc Nghê Th

Microsoft Word - 8-RU-TO.docx

Thuyết minh về Nguyễn Du

Suy nghĩ về thời gian và giá trị của thời gian đối với cuộc sống con người

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Nghị luận xã hội về lối sống đẹp – Văn mẫu lớp 12

Microsoft Word - Luc Bat_HoaiKhanh.doc

Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần c

No tile

Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu – Văn hay lớp 11

CHƯƠNG I


No tile

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Lương Sĩ Hằng Ðại Hạnh Siêu Sinh

Phần 1

Thuyết minh về truyện Kiều

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp – Văn hay lớp 7

Mộng ngọc

Bùi Thanh Tiên, Diệu Hương & Hoàng Bạch Mai _ (Đà Lạt Ngày Tháng Cũ_#52)

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Cúc cu

Cảm nghĩ về tình bạn

Luận đề cách mạng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Phân tích đoạn trích Trao duyên của truyện kiều

CHUYÊN ĐỀ: HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM A. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 1. Tác giả: Thạch Lam ( ) a. Cuộc đời: - Ông là nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn. - Đặc

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

Cảm nghĩ về người thân

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

No tile

I THỨ HAI Giáo đầu Chủ sự: Cộng đoàn: Tv 94 Thỉnh ca: KINH SÁNG Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con, cho con cất tiếng ngợi khen Ngài. Nguyện Chúa Trời ba

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Tả cây vải nhà em

thacmacveTL_2019MAY06_mon

Mở đầu

Khóa NGỮ VĂN 10 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26 Chuyên đề: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Nguyễn T

Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp một nhân vật cổ tích

Cảm nhận về Những câu hát châm biếm – Văn mẫu lớp 7

Tả cô Tấm trong truyện Tấm Cám theo tưởng tượng của em

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Microsoft Word - Chiec La Roi Yen.doc

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

Tưởng Nhớ Nhà Văn Xuân Vũ Nhân Giỗ Lần Thứ 8 Dư Thị Diễm Buồn TIỂU SỬ NHÀ VĂN XUÂN VŨ Nhà văn Xuân Vũ chào đời trong ngôi nhà xưa của bà ngoại thuộc l

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

Bản tin Gx. Tam Hà Đồng Hành Với Những GĐ Gặp Khó Khăn CN, ngày 17/02/2019 Tin Mừng: Lc 6, "Phúc cho những kẻ nghèo khó. Khốn cho các ngươi


Cảm nhận của em về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

Tả người thân trong gia đình của em

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

BIỂN ĐÔNG BS Tô Đình Đài 1 MỘNG HÁN GIAN Hán Gian mơ ước từ lâu Muốn làm Bá Chủ Hoàn cầu Đưa nhân loại vào vòng lệ thuộc Dòng đời tang tóc bèo dâu! Hã

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T

No tile

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Bản ghi:

NHỚ NGÀY GIỖ TỔ GIÁO HỌ HOÀNG ĐỒNG Mỗi lần trở về quê hương, đi dọc theo con đường đê của sông Bôi thân thương yêu dấu làm gợi nên trong tôi ký ức kỷ niệm của thuở nào mà vịnh thầm lời ca dao của dân tộc Việt: Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ 10 tháng 3. Nếu lời ca dao nhắc người dân Việt nhớ về một ngày lễ hội truyền thống dân tộc, thì lời ca dao cũng nhắc riêng tôi về ngày lễ của Đạo Công Giáo Thánh Phaolô Tông Đồ trở lại tin theo Chúa Giêsu của giáo họ quê hương Hoàng Đồng. Lời ca dao ấy nhắc tôi ký ức về Lễ Bổn Mạng của họ đạo quê hương mình bên dòng sông Bôi xanh mát. Giáo họ Hoàng Đồng thuộc Giáo xứ Khoan Dụ, giáo phận Phát Diệm, nằm trong thôn Hoàng Đồng, xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Hiện nay, Giáo họ Hoàng Đồng không có nhà thờ, chỉ còn lại nền móng của nhà nguyện cũ trên diện tích của khu đất trống 247 m 2. Số tín hữu có khoảng 296 người (TGM Phát Diệm, thống kê 2010). Theo truyền khẩu, trước đây giáo họ Hoàng Đồng là một giáo điểm truyền giáo, nghèo khó, ít nhân danh. Mặc dù vậy, Hoàng Đồng đã được nâng lên bậc Giáo họ từ hơn 100 năm và ngay từ trước năm 1930, do số tín hữu bản xứ gia tăng và số dân di cư từ nơi khác đến định cư ngày càng đông, cho nên Giáo họ Hoàng Đồng đã xây dựng một ngôi nhà nguyện để sớm tối các tín hữu có nơi đọc kinh cầu nguyện tôn thờ Thiên Chúa. Ngôi nhà nguyện không lớn, không khang trang lộng lẫy, nhưng đủ chỗ cho mọi người đến trú nắng ẩn mưa và cũng đủ tôn nghiêm cho việc thờ phượng Thiên Chúa. Nhưng rồi, vì sự khắc nghiệt của thời tiết và đặc biệt là sự khắt khe của hoàn cảnh lịch sử chính trị xã hội, ngôi nhà nguyện của Giáo họ đã bị dỡ bỏ và trở thành chốn đổ nát hoang tàn

Những năm đầu của thế kỷ XXI, khi nền kinh kế và những điều kiện chính trị xã hội của thời hòa bình có những biến chuyển vượt bậc theo xu hướng tự do và dân chủ, nhất là khi đất nước coi trọng năm mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, dân chủ là đích điểm bước đi cho đường hướng phát triển, điều ấy khiến tôi vui sướng và hy vọng trong đợi chờ về sự tươi mới của quê hương mình. Đặc biệt, Giáo họ của tôi sớm có nơi xứng hợp để tôn thờ Thiên Chúa; giáo dân của Giáo họ tôi sớm có nơi hôm sớm dâng lễ, cầu kinh. Thế nhưng, trải qua gần 2 thập kỷ của thế kỷ XXI cho đến ngày hôm nay, ngoài chiếc lán tôn trống hoác, Giáo họ Hoàng Đồng gần như vẫn trong tình trạng xơ xác hoang tàn Năm nay trở về quê nhà, nhân ngày Giỗ Tổ của Giáo họ, tưởng rằng mình sẽ được an ủi phần nào khi được cùng cộng đoàn giáo họ dâng lễ tạ ơn Thiên Chúa, kính nhớ Thánh quan thầy trên nền móng nhà nguyện cũ năm xưa nhưng rồi tôi lại phải nghẹn ngào ra đi vì năm nay giáo họ quê hương tôi Mất Giỗ Tổ! Hỏi Ban Chấp Hành Giáo họ, tôi mới biết lý do Mất Giỗ Tổ vì người ta cấm không cho dâng lễ trên phần đất nhà nguyện cũ vì nơi đây gần thị trấn Chi Nê. Khi Ban Chấp Hành báo cáo tổ chức lễ Quan Thầy, họ nói rằng: Muốn làm lễ ở đâu thì làm, nhưng không được làm lễ trên nền đất cũ ấy nền đất mà vẫn còn in đậm dấu ấn niềm tin của cha ông thuở nào!

Hỏi thêm chút nữa về nửa chiếc lán tôn còn dang dở, tôi được biết thêm về cái khó, cái khổ của quê hương tôi; chỉ làm một lán tôn dở thôi mà Ban Chấp Hành Giáo họ cũng bị người ta gọi lên mời xuống tới năm lần bảy lượt và lán tôn dở dang ấy chỉ nhằm mục đích che nắng mưa cho mấy pho tượng cũ mà thôi Nghe những lời ấy làm cho lòng tôi tự đặt câu hỏi: Không nói đến phần đất xung quanh đã bị lấn chiếm, tại sao phần đất nơi Giáo họ tôi do cha ông để lại, không hề có tranh chấp chủ quyền mà người ta lại không cho cộng đoàn Giáo họ tự do sử dụng vào việc cử hành các nghi thức tôn giáo, nhất là ngày Lễ Quan Thầy được coi như ngày Giỗ Tổ của Giáo họ tôi? Tôi chưa hiểu được nên đành rời quê hương trong ngậm ngùi! Tôi mơ ước mỗi lần trở về quê hương sẽ được nhìn thấy ngôi nhà nguyện mới khang trang đứng trong khu đất cũ, để Giáo họ chúng tôi có nơi sớm tối cất cao tiếng nguyện lời kinh, để có nơi xứng hợp dâng lễ tạ ơn tôn thờ Thiên Chúa trong tình hiệp nhất đúng như tên gọi Hoàng Đồng, và để cảm xúc hoài cổ của dân Israel năm xưa không ùa về trong tôi bởi lời Thánh Vịnh 136: Bờ sông Ba-by-lon, ta ra ngồi nức nở mà tưởng nhớ Xi-on; trên những cành dương liễu, ta tạm gác cây đàn. Bọn lính canh đòi ta hát xướng, lũ cướp này mời gượng vui lên: "Hát đi, hát thử đi xem, Xi-on nhạc thánh điệu quen một bài!" Bài ca kính CHÚA TRỜI, làm sao ta hát nổi, nơi đất khách quê người? Giê-ru-sa-lem hỡi, lòng này nếu quên ngươi, thì tay gảy đàn thành tê bại! Lưỡi xướng ca sẽ dính với hàm, nếu ta không hoài niệm,

không còn lấy Giê-ru-sa-lem, làm niềm vui tuyệt đỉnh của tâm hồn. Lạy CHÚA, xin nhớ lại ngày Giêru-sa-lem thất thủ, để trừng phạt con cái Ê-đôm. Ngày ấy chúng reo hò: "Phá nó đi, phá cho bình địa." Gái Ba-by-lon hỡi, đồ trời tru đất diệt! Phúc thay người xử lại với mi, như mi đã xử với ta! Phúc thay người bắt những con thơ của mi mà đem đập vào đá. Người Hoàng Đồng Khu đất phía sau nhà thờ bị lấn chiếm Khu đất bị lấn chiếm

Khu đất bị lấn chiếm