Đạo Phật Không Phải Là Đạo Ăn Chay Đối với đạo Phật, món ăn không làm cho con người trở nên thanh tịnh. Vật thực không thể tạo nên một pháp môn tu hàn

Tài liệu tương tự
TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI N

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni Đời Đường, Tam tạng Bất Không dịch 1 Việt dịch: Quảng Minh Kính lạy đấng đại bi Quán Âm Ng

Code: Kinh Văn số 1650

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

NGHI THỨC TỤNG GIỚI BỔ TÁT HT Trí Tịnh Soạn ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên namth

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

NGHI THỨC SÁM HỐI VÀ TỤNG GIỚI HT.Thanh Từ Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt Việt Nam o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 20-

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

LUẶN ĐẠI TRÍ Độ Quyển 21

Giới văn trích lục từ Ưu Bà Tắc Giới Kinh do ngài Tam tạng Pháp sư Đàm Vô Sấm dịch Phạn Hán Tỳ kheo Thích Pháp Chánh dịch chú Giới bổn Bồ tát tại gia

Microsoft Word - doc-unicode.doc

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

Kinh Duoc Su Luu Ly Quang Nhu Lai Bon Nguyen Cong Duc - Ns Tam Thuong

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Kinh Dai Thong Phuong Quang Sam Hoi Diet Toi Trang Nghiem Thanh Phat - HT Trung Quan Dich

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

VIETNAM ATTRACTS RECORD LEVEL OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT - Asia Pulse

Microsoft Word - doc-unicode.doc

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Phần 1

Giới Nguyện Bồ Đề Tâm Giới nguyện Bồ Đề Tâm gồm mười tám giới nguyện chính và bốn mươi sáu giới nguyện phụ. Vi phạm một giới nguyện chính là vi phạm t

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

AN SĨ TOÀN THƯ AN SĨ TOÀN THƯ ÂM CHẤT VĂN QUẢNG NGHĨA KHUYÊN NGƯỜI TIN SÂU NHÂN QUẢ QUYỂN THƯỢNG Tác giả: Chu An Sĩ Việt dịch: Nguyễn Minh Tiến LỜI TỰ

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ

Kinh Niệm Phật Ba La Mật - 4

Tác giả: Dromtoenpa

CHƯƠNG 1

Kinh Quán Vô Lượng Thọ

Microsoft Word - kinhthangman.doc

Kinh Thừa Tự Pháp: Chánh Pháp luôn tồn tại sinh động nơi những người con Phật Nguyên Nghĩa Chỉ có tâm hồn con người cần phải được chuyển đổi, được chu

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

0365 Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật án h: Lưu Tống Lương a Xá d ch Vi t h: T. Thí h Trí T nh ---o0o--- Nam Mô Bổn Sư Thí h Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần) Như v

Ý nghĩa của sự ăn chay

Document

Niệm Phật Tông Yếu

Pháp Ngữ và Khai Thị của HT Diệu Liên

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

PHẬT ĐẢN 2643 PHẬT LỊCH 2563 TỲ KHEO THÍCH THẮNG GIẢI NIỆM ĐỊNH TUỆ HỮU LẬU VÀ NIỆM ĐỊNH TUỆ VÔ LẬU ẤN HÀNH MÙA PHẬT ĐẢN 2019 MELBOURNE - ÚC CHÂU

Kinh Quan Vo Luong Tho Phat - HT Tri Tinh Dich

Phần 1

Great Disciples of the Buddha

Con Đường Khoan Dung

Microsoft Word - unicode.doc

Microsoft Word - V doc

daithuavoluongnghiakinh

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

KINH DƯỢC SƯ 275 NGHI THƯ C TỤNG KINH DƯƠ C SƯ -----***----- (Thă p đe n đô t hương, đư ng ngay ngă n, chă p tay ngang ngư c, chu lê mâ t niê m) CHU T

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Tam Quy, Ngũ Giới

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Đời Đường, Sa môn Thiện Đạo tập ký

Microsoft Word - BAI KHAO HACH GIOI TU TY KHEO 2017

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

ĐẠI THỪA KIM CANG KINH LUẬN TT.Thích Viên Giác dịch Trung Tâm Phật Giáo Hayward, Hayward California o0o--- Nguồn

Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An Biến dời cuộc thế thình lình,* Thiện tồn ác thất Thiên đình số phân. Vần xây thế giái {giới} phàm trần, Sự mình không

(Microsoft Word LU?N V? GI\301O D?C GIA \320\314NH)

PHẬT THUYẾT KINH XƯNG TÁN TỊNH ĐỘ PHẬT NHIẾP THỌ PHẬT THUYẾT KINH XƯNG TÁN TỊNH ÐỘ PHẬT NHIẾP THỌ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Quyển Số 12, Kinh số

CHỨNGMINH CỦA KHOA HỌC VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

Kinh Kim Cuong Luan - Ba Ha La Han Dich - Cs Nguyen Hue Dich

Microsoft Word - PHO MON.doc

Microsoft Word - 49-E-PHE-SO.docx

Long Thơ Tịnh Độ

1 KINH VĂN THÙ SƯ LỢI SỞ THUYẾT MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT Tác Giả: Đời Lương Tam Tạng Mạn Đà La Tiên Dịch Giả: Hòa Thượng Thích Minh Lễ Tôi nghe như vầy

“ Cực Lạc Di Luận Đạo ”

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Microsoft Word - Kinh A Di Da.doc

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Quảng Ninh Chùa Ba Vàng HƯỚNG DẪN TU TẬP CHUYỂN HÓA NGHIỆP: CHƯƠNG TRÌNH SỐ 2 (Hướng Dẫn Nương Đức Chư Tăng Chùa Ba V

Thiền tông và Tịnh độ tông - chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ

TRUYỀN THỌ QUY Y

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Quảng Ninh Chùa Ba Vàng HƯỚNG DẪN TU TẬP CHUYỂN HÓA NGHIỆP: CHƯƠNG TRÌNH SỐ 1 (Hướng Dẫn Cách Làm Lễ Ở Nhà, Trước Khi

Công Chúa Hoa Hồng

doc-unicode

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Bản ghi:

Đạo Phật Không Phải Là Đạo Ăn Chay Đối với đạo Phật, món ăn không làm cho con người trở nên thanh tịnh. Vật thực không thể tạo nên một pháp môn tu hành cũng như sự nuôi mạng chân chánh. Chính cách kiếm ăn và tâm thanh tịnh mới làm nên sự thanh tịnh. Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải luôn luôn quán sát tâm của mình như sau: Trong một thời gian dài, tâm này bị tham, sân, si nhiễm ô. Do tâm nhiễm ô, này các Tỷ-kheo, chúng sanh bị nhiễm ô. Do tâm thanh tịnh, chúng sanh được thanh tịnh. (Kinh Dây Thằng (Dây Buộc) (S.iii,151)) Nếu chỉ vì ăn thực vật, rau trái mà được xem là thanh tịnh, thì dê, ngựa, bò đã tu hành thanh tịnh từ lúc mới chào đời! Tuy nhiên, vì chánh nghiệp, đạo Phật không cho phép sát sanh, vì nghiệp nuôi mạng chân chánh, đạo Phật không cho phép được ăn mọi thứ và đặc biệt là có các quy định riêng về thịt. Sau đó, khi đã thấy được Pháp, đã thành tựu được Pháp, đã hiểu được Pháp, đã thấm nhuần Pháp, hoài nghi đã không còn, sự lưỡng lự đã dứt hẳn, đã thành tựu niềm tin vào Giáo Pháp của bậc đạo sư, không còn cần sự trợ duyên của người khác, tướng quân Sīha đã nói với đức Thế Tôn điều này: - Bạch ngài, xin đức Thế Tôn và hội chúng tỳ khưu nhận lời bữa trai phạn của con vào ngày mai. Đức Thế Tôn đã nhận lời bằng thái độ im lặng. Khi ấy, tướng quân Sīha hiểu được sự nhận lời của đức Thế Tôn nên đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đức Thế Tôn, hướng vai phải nhiễu quanh, rồi ra đi. Sau đó, tướng quân Sīha đã ra lệnh cho người đàn ông nọ rằng: - Này khanh, hãy đi và tìm (mua) loại thịt đã được làm sẵn (pavattamaṃsaṃ). Sau đó, khi trải qua đêm ấy tướng quân Sīha đã cho chuẩn bị sẵn sàng thức ăn thượng hạng loại cứng loại mềm rồi cho người thông báo thời giờ đến đức Thế Tôn: - Bạch ngài, đã đến giờ, thức ăn đã chuẩn bị xong. Khi ấy vào buổi sáng, đức Thế Tôn đã mặc y, cầm y bát, rồi đi đến tư dinh của tướng quân Sīha, sau khi đến đã ngồi xuống trên chỗ ngồi được sắp đặt sẵn cùng với hội chúng tỳ khưu. Vào lúc bấy giờ, có nhiều người Nigaṇṭha, từ đường phố (này) đến đường phố (khác) từ giao lộ (này) đến giao lộ (khác), huơ tay kêu gào rằng: Hôm nay, tướng quân Sīha đã giết con thú lớn và làm bữa trai phạn cho Sa-môn Gotama. Sa-môn Gotama tuy biết được điều ấy, vẫn cố tình thọ dụng thịt được làm với sự xác định (người thọ dụng); (đó là) nghiệp có tính cách liên đới. Sau đó, có người đàn ông nọ đã đi đến gặp tướng quân Sīha, sau khi đến đã thì thầm vào tai của tướng quân Sīha rằng: - Thưa tướng quân, ngài cần biết điều này. Những người Nigaṇṭha ấy, từ đường phố (này) đến đường phố (khác) từ giao lộ (này) đến giao lộ (khác), huơ tay kêu gào rằng: Hôm nay, tướng quân Sīha đã giết con thú lớn và đã làm bữa trai phạn cho Sa-môn Gotama. Sa-môn Gotama vẫn cố tình thọ dụng thịt được làm với sự xác định (người thọ dụng); (đó là) nghiệp có tính cách liên đới. - Ông bạn ơi, thôi đi! Đã từ lâu nay, các ngài đại đức ấy có ý muốn phỉ báng đức Phật, có ý muốn phỉ báng đức Pháp, có ý muốn phỉ báng đức Tăng nhưng các ngài đại đức ấy không lượng sức, phí công, láo khoét, đã vu khống với điều không thật mà vẫn không làm tổn hại được đức Thế Tôn ấy. Và cho dầu vì lý do sống còn, chúng tôi cũng không cố ý tước đoạt mạng sống của chúng sanh. Sau đó, tướng quân Sīha đã tự tay làm hài lòng và thỏa mãn hội chúng tỳ khưu có đức Phật đứng đầu với thức ăn thượng hạng loại cứng loại mềm. Đến khi đức Thế Tôn đã thọ thực xong bàn tay đã rời khỏi bình bát, tướng quân Sīha đã ngồi xuống ở một bên. Khi ấy, - 1 -

đức Thế Tôn đã chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho tướng quân Sīha đang ngồi một bên bằng bài Pháp thoại, rồi đã từ chỗ ngồi đứng dậy, và ra đi. Sau đó, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: - Này các tỳ khưu, khi biết thịt được làm (giết) có liên quan (đến bản thân) không nên thọ dụng; vị nào thọ dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác Này các tỳ khưu, ta cho phép (thọ dụng) cá và thịt có được ba điều tuyệt đối thanh tịnh: không được thấy, không được nghe, không nghi ngờ. (Tạng Luật - Đại Phẩm - Chương Dược Phẩm) Này Jīvaka, những ai nói như sau: Vì Sa-môn Gotama, họ giết hại các sinh vật. Và Samôn Gotama tuy biết thế vẫn dùng các loại thịt được giết vì mình được làm cho mình, những người ấy không nói chính lời của Ta, họ xuyên tạc Ta, không như chân, không như thật. Này Jīvaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt không được thọ dụng: thấy, nghe và nghi vì mình mà giết. Này Jīvaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt không được thọ dụng. Này Jīvaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt được thọ dụng: không thấy, không nghe và không nghi vì mình mà giết. Này Jīvaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt được thọ dụng. (Trung Bộ Kinh - Kinh Jīvaka) Người nào sát sanh để dành cúng dường cho chư tăng thì sẽ chất chứa nhiều bất thiện nghiệp. Này Jīvaka, người nào vì Như Lai, hay vì đệ tử Như Lai mà giết hại sinh vật, người ấy chất chứa nhiều phi công đức do năm nguyên nhân. Khi người ấy nói như sau: Hãy đi và dắt con thú này đến, đó là nguyên nhân thứ nhứt, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Con thú ấy, khi bị dắt đi, vì bị kéo lôi nơi cổ, nên cảm thọ khổ ưu, đó là nguyên nhân thứ hai, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi người ấy nói: Hãy đi và giết con thú này, đó là nguyên nhân thứ ba, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi con thú ấy bị giết, cảm thọ khổ ưu, đây là nguyên nhân thứ tư, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi người ấy cúng dường Như Lai hay đệ tử Như Lai một cách phi pháp, đó là nguyên nhân thứ năm, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Này Jīvaka, người nào vì Như Lai, hay vì đệ tử Như Lai mà giết hại sinh vật, người ấy sẽ chất chứa nhiều phi công đức do năm nguyên nhân này. (Trung Bộ Kinh - Kinh Jīvaka) Sát sanh và hành hình, Ðả thương và bắt trói, Trộm cắp và nói láo, Man trá và lừa đảo, Giả bộ kẻ học thức, Ði lại với vợ người, Ðây là đồ ăn thối, Ăn thịt không phải thối. Ở đời, các hạng người, Không chế ngự lòng dục, Ðam mê các vị ngon, Liên hệ đến bất tịnh, Theo chủ nghĩa hư vô, Bất chánh khó hướng dẫn, Ăn thịt không phải thối. Ai thô bạo, dã man, Sau lưng nói gièm pha, - 2 -

Phản bạn không từ bi, Lại cống cao ngạo mạn, Tánh không có bố thí, Không cho ai vật gì, Ăn thịt không phải thối, Phẫn nộ và kiêu mạn, Cứng đầu và chống đối Man trá và tật đố, Nói vô ích, huênh hoang, Kiêu mạn và quá mạn, Thân mật với kẻ ác, Ăn thịt không phải thối, Ác giới, nợ không trả, Làm người điểm chỉ viên, Làm những nghề dối trá, Ở đây, kẻ giả vờ, Ở đây người bần tiện, Những người làm ác nghiệp, Ăn thịt không phải thối. Ở đời đối hữu tình, Người không biết kiềm chế, Lấy cướp sở hữu người, Chú tâm làm hại người, Ác giới và tàn nhẫn Ác ngữ, thiếu lễ độ, Ăn thịt không phải thối, Hạng tham ô, thù nghịch, Tìm cách để giết hại, Luôn luôn hướng về ác, Sau chết sanh tối tăm, Chúng sanh ấy rơi vào, Ðịa ngục đầu xuống trước. Ăn thịt không phải thối, Không phải do cá thịt, Cùng các loại nhịn ăn, Không phải do lõa thể, Ðầu trọc và bện tóc, Không do tro trét mình, Mặc da thú khô cứng, Không phải do săn sóc, Nuôi dưỡng lửa tế tự, Không do nhiều khổ hạnh, Ðể được chứng bất tử, Không bùa chú tế tự, Các tế đàn thời tiết, Làm con người trong sạch, Nếu nghi hoặc chưa đoạn. Do sống hộ trì căn, Với các căn nhiếp phục, Vững trú trên Chánh pháp, Thích chân trực, hiền hòa, Vượt khỏi các tham ái, Ðoạn tận mọi khổ đâu, Bậc trí không nhiễm dính, Ðiều được thấy, được nghe. (Tiểu Bộ - Kinh Tập - Kinh Hôi Thối) Hơn nữa, có một số loại thịt đã bị đức Phật cấm chế vì các nguyên nhân đạo đức, gìn giữ niềm tin với những người có đức tin, tôn trọng biểu tượng của vương quyền, vì sự an toàn của các tỷ-kheo. Đó là các loại thịt người, voi, ngựa, chó, rắn, sư tử, cọp, báo, gấu và chó sói. - Này các tỳ khưu, có những người có niềm tin đã được an trú, ngay thịt của chính bản thân còn được những người này dứt bỏ. Này các tỳ khưu, không nên thọ dụng thịt người; vị nào thọ dụng thì phạm tội thullaccaya (trọng tội). Này các tỳ khưu, không nên thọ dụng thịt khi chưa quán xét; vị nào thọ dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác [60] Vào lúc bấy giờ, các con voi của đức vua bị chết. Trong thời kỳ khó khăn về vật thực nên dân chúng ăn thịt voi và bố thí thịt voi đến các tỳ khưu đang đi khất thực. Các vị tỳ khưu thọ dụng thịt voi. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - 3 -

- Tại sao các sa-môn Thích tử lại thọ dụng thịt voi? Các con voi là vật biểu tượng của hoàng gia, nếu đức vua biết ngài sẽ không hoan hỷ với các vị nữa đâu. - Này các tỳ khưu, không nên thọ dụng thịt voi; vị nào thọ dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác Vào lúc bấy giờ, các con ngựa của đức vua bị chết. Trong thời kỳ khó khăn về vật thực nên dân chúng ăn thịt ngựa và bố thí thịt ngựa đến các tỳ khưu đang đi khất thực. Các vị tỳ khưu thọ dụng thịt ngựa. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - Tại sao các sa-môn Thích tử lại thọ dụng thịt ngựa? Các con ngựa là vật biểu tượng của hoàng gia, nếu đức vua biết ngài sẽ không hoan hỷ với các vị nữa đâu. - Này các tỳ khưu, không nên thọ dụng thịt ngựa; vị nào thọ dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác Vào lúc bấy giờ, trong thời kỳ khó khăn về vật thực dân chúng ăn thịt chó và bố thí thịt chó đến các tỳ khưu đang đi khất thực. Các vị tỳ khưu thọ dụng thịt chó. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - Tại sao các sa-môn Thích tử lại thọ dụng thịt chó? Loài chó thì ghê tởm và đáng ghét. - Này các tỳ khưu, không nên thọ dụng thịt chó; vị nào thọ dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác Vào lúc bấy giờ, trong thời kỳ khó khăn về vật thực dân chúng ăn thịt rắn và bố thí thịt rắn đến các tỳ khưu đang đi khất thực. Các vị tỳ khưu thọ dụng thịt rắn. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - Tại sao các sa-môn Thích tử lại thọ dụng thịt rắn? Loài rắn thì ghê tởm và đáng ghét. Vua của loài rắn là Supassa đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi đứng ở một bên. Khi đã đứng một bên, Supassa vua của loài rắn đã nói với đức Thế Tôn điều này: - Bạch ngài, có những loài rắn không có đức tin, không có ngưỡng mộ, chúng có thể hãm hại các vị tỳ khưu dầu là việc không đáng. Bạch ngài, thật tốt đẹp thay các ngài đại đức chớ nên thọ dụng thịt rắn. Khi ấy, đức Thế Tôn đã chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho Supassa vua của loài rắn bằng bài Pháp thoại. Sau đó, khi đã được đức Thế tôn chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi bằng bài Pháp thoại, Supassa vua của loài rắn đã đảnh lễ đức Thế Tôn, hướng vai phải nhiễu quanh, rồi ra đi. Sau đó, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: - Này các tỳ khưu, không nên thọ dụng thịt rắn; vị nào thọ dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác Vào lúc bấy giờ, những người thợ săn giết chết con sư tử rồi ăn thịt sư tử và bố thí thịt sư tử đến các tỳ khưu đang đi khất thực. Các vị tỳ khưu sau khi thọ dụng thịt sư tử rồi vào ngụ ở trong rừng. Những con sư tử (nhận biết được) mùi thịt sư tử nên đã vồ lấy các vị tỳ khưu. - Này các tỳ khưu, không nên thọ dụng thịt sư tử; vị nào thọ dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác Vào lúc bấy giờ, những người thợ săn giết chết con hổ rồi ăn thịt hổ và bố thí thịt hổ đến các tỳ khưu đang đi khất thực. Các vị tỳ khưu sau khi thọ dụng thịt hổ rồi vào ngụ ở trong rừng. Những con hổ (nhận biết được) mùi thịt hổ nên đã vồ lấy các vị tỳ khưu. - 4 -

- Này các tỳ khưu, không nên thọ dụng thịt hổ; vị nào thọ dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác Vào lúc bấy giờ, những người thợ săn giết chết con beo rồi ăn thịt beo và bố thí thịt beo đến các tỳ khưu đang đi khất thực. Các vị tỳ khưu sau khi thọ dụng thịt beo rồi vào ngụ ở trong rừng. Những con beo (nhận biết được) mùi thịt beo nên đã vồ lấy các vị tỳ khưu. - Này các tỳ khưu, không nên thọ dụng thịt beo; vị nào thọ dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác Vào lúc bấy giờ, những người thợ săn giết chết con gấu rồi ăn thịt gấu và bố thí thịt gấu đến các tỳ khưu đang đi khất thực. Các vị tỳ khưu sau khi thọ dụng thịt gấu rồi vào ngụ ở trong rừng. Những con gấu (nhận biết được) mùi thịt gấu nên đã vồ lấy các vị tỳ khưu. - Này các tỳ khưu, không nên thọ dụng thịt gấu; vị nào thọ dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác Vào lúc bấy giờ, những người thợ săn giết chết con chó sói rồi ăn thịt chó sói và bố thí thịt chó sói đến các tỳ khưu đang đi khất thực. Các vị tỳ khưu sau khi thọ dụng thịt chó sói rồi vào ngụ ở trong rừng. Những con chó sói (nhận biết được) mùi thịt chó sói nên đã vồ lấy các vị tỳ khưu. - Này các tỳ khưu, không nên thọ dụng thịt chó sói; vị nào thọ dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác (Tạng Luật - Đại Phẩm - Chương Dược Phẩm) Chính vì muốn chia rẽ tăng đoàn, muốn lập một một tông phái riêng mà Devadatta thỉnh cầu đức Phật quy định các điều khổ hạnh cực đoan không cần thiết mà Devadatta biết chắc chắn rằng đức Phật sẽ không chấp nhận. - Bạch ngài, đức Thế Tôn là người khen ngợi sự ít ham muốn, sự tự biết đủ, sự đoạn trừ, sự từ bỏ, sự hoan hỷ, sự giảm thiểu, sự ra sức nỗ lực bằng nhiều phương thức. Bạch ngài, đây là năm sự việc đưa đến sự ít ham muốn, sự tự biết đủ, sự đoạn trừ, sự từ bỏ, sự hoan hỷ, sự giảm thiểu, sự ra sức nỗ lực bằng nhiều phương thức. Bạch ngài, lành thay các tỳ khưu nên là các vị sống ở rừng cho đến trọn đời; vị nào cư ngụ trong làng thì vị ấy phạm tội. Cho đến trọn đời là các vị khất thực; vị nào hoan hỷ sự thỉnh mời thì vị ấy phạm tội. Cho đến trọn đời là các vị mặc y (may bằng) vải bị quăng bỏ, vị nào hoan hỷ y của gia chủ thì vị ấy phạm tội. Cho đến trọn đời là các vị sống ở gốc cây; vị nào đi đến mái che thì vị ấy phạm tội. Cho đến trọn đời không ăn cá thịt; vị nào ăn cá thịt thì vị ấy phạm tội. - Này Devadatta, thôi đi. Vị nào muốn thì hãy trở thành vị sống ở rừng; vị nào muốn thì cứ cư ngụ ở trong làng. Vị nào muốn thì hãy trở thành vị khất thực; vị nào muốn thì cứ hoan hỷ việc thỉnh mời. Vị nào muốn thì hãy là vị mặc y (may bằng) vải bị quăng bỏ; vị nào muốn thì cứ hoan hỷ y của gia chủ. Này Devadatta, ta cho phép chỗ trú ngụ là gốc cây trong tám tháng. Cá thịt là thanh tịnh với ba điều kiện là: Không thấy, không nghe, và không nghi ngờ. (Tạng Luật - Bộ Phân Tích Giới Bổn - Điều Saṅghādisesa (Tăng Tàng) Thứ Mười) Thực ra, nghiệp sát sát sanh chỉ được thành tựu bởi sự thực hiện đầy đủ 5 chi phần: 1) Con vật ấy còn sống. 2) Biết con vật ấy còn sống. 3) Có tác ý muốn giết con vật ấy. 4) Thực hiện nỗ lực sát sanh. 5) Con vật bị chết bởi nỗ lực sát sanh ấy. - 5 -

Chính vì các chi phần này mà trong việc cày cấy, nấu nướng, đi lại trên đồng ruộng, đường xá,... nếu không có tác ý sát sanh hay không thể thấy sinh vật sống thì vẫn không phải là những nghiệp sát sanh. Như vậy, những người đi khất thực bình thường cũng đã hoàn toàn không thể phạm nghiệp sát sanh. Tuy nhiên đối với giáo lý nhà Phật, như vậy là vẫn chưa đủ. Thực ra, đạo Phật đã loại trừ cả nghiệp sát sanh lẫn sự liên hệ đến sát sanh, đảm bảo được nghiệp nuôi mạng chân chánh của các vị sa-môn tỳ-kheo bằng quy định tam tịnh nhục: không thấy, không nghe, không nghi việc con vật bị giết là cho bản thân mình thì mới được phép thọ dụng món thịt đó cũng như sau khi đã suy xét rằng đó không phải là một trong mười loại thịt bị cấm chế. Hơn nữa, đi khất thực kiếm ăn là một nghề thấp kém trong xã hội nên sẽ thật là vô lý nếu chúng ta đặt ra quá nhiều yêu cầu về vật cúng dường đối với thí chủ. Lại nữa, việc chèo kéo van xin để có được miếng ăn lại cũng là một hành động tà mạng. Đó chính là lý do vì sao mà việc đi lặng lẽ khất thực là truyền thống nuôi mạng chân chánh của chư Phật và chư tăng ở cả quá khứ, hiện tại và vị lai. Chỉ có những tu sĩ không có chánh trí và lòng tin với Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo thì mới bài xích truyền thống đi khất thực của chư Phật và tự tạo cho mình lối sống như những đạo sĩ ngoại đạo. Nếu có ai đó cho rằng ăn thịt là phải chịu nghiệp liên đới đến sát sanh thì nhất định người đó không phải là người thật sự quy y, nương nhờ Tam Bảo, không có đủ lòng tin với đức Phật cũng như nhất thiết trí, thập lực và sự giác ngộ của đức Phật. Hơn nữa, họ đã không biết rằng dựa theo lý luận nghiệp liên đới vô lý ấy, các hoạt động trồng trọt, cày cấy, phun thuốc trừ sâu, nấu nướng của người nông dân hay người thí chủ, vốn luôn khiến vô số các loại sâu bọ, mọt gạo... bị chết, cũng là những nghiệp vừa đủ để tín đồ đạo "ăn chay từ bi" hay đạo Phật tân thời phải tuyệt thực. Hơn nữa, có vô số sản phẩm tiêu dùng ngày nay có nguồn gốc từ xác chết của động vật mới chết hoặc đã chết từ lâu như dầu mỏ, than đá,... (gồm cả xác động vật đã chết hàng triệu năm), xà bông (mỡ động vật), giày dép da, vải vóc (có pha lẫn sản phẩm từ dầu mỏ)... Lại nữa, hoạt động đi lại của các tín đồ đạo ăn chay chắc chắn cũng liên đới đến cái chết của vô số loại sinh vật nhỏ. Hơn nữa, nếu ai đó cho rằng, ăn thịt, cá là ăn thịt chúng sanh, sử dụng sản phẩm từ xác chết động vật là tra tấn chúng sanh thì chắc chắn rằng họ là những người không có khả năng phân biệt được sự khác biệt giữa xác chết và sinh vật sống. Tất nhiên, cá thịt nấu chín thì lại càng không phải là sinh vật sống. Ngay khi con vật chết, danh và sắc mạng quyền không còn phát sanh hay hiện hữu trong cái xác ấy. Chỉ có người nào chấp thủ vào quan niệm sai lầm về tự ngã mới không thể phân biệt được cá và thịt nấu chín với sinh vật sống. Khái niệm về danh và sắc (nāma rūpa) đối với những người này nhất định là đã bị che mờ. Nếu như vậy, làm thế nào mà họ có thể chứng đắc được sự giác ngộ? Lại nữa, có ít người biết rằng, đạo Phật có các quy định về sự quán tưởng mỗi khi thọ dụng bốn món vật dụng cho việc: ăn, mặc, ở, bệnh. Chính hành động này đã góp phần tạo nên sự khác biệt giữa sa-môn đệ tử Phật và người tại gia. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc phải do thọ dụng được đoạn trừ? Này các Tỷkheo, ở đây, Tỷ-kheo như lý giác sát, thọ dụng y phục, chỉ để ngăn ngừa lạnh, ngăn ngừa nóng, ngăn ngừa sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, chỉ với mục đích che đậy sự trần truồng. Vị ấy như lý giác sát, thọ dụng món ăn khất thực không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được sống lâu và được bảo dưỡng, để thân này khỏi bị thương hại, để hỗ trợ phạm hạnh, nghĩ rằng: "Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn". Vị ấy như lý giác sát, thọ dụng sàng tọa, chỉ để ngăn ngừa lạnh, ngăn ngừa nóng, ngăn ngừa sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loại bò sát, chỉ để giải trừ nguy hiểm của thời tiết, chỉ với mục đích sống độc cư an tịnh. - 6 -

Vị ấy như lý giác sát thọ dụng dược phẩm trị bệnh, chỉ để ngăn chận các cảm giác khổ thống đã sanh, để được ly khổ hoàn toàn. Này các Tỷ-kheo, nếu vị ấy không thọ dụng như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não có thể khởi lên. Nếu vị ấy thọ dụng như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do thọ dụng được đoạn trừ. (Trung Bộ Kinh - Kinh Tất cả các lậu hoặc) Hơn nữa, quán vật thực ghê tởm là một đề mục thiền quan trọng để đưa đến giải thoát. Có năm tưởng này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến quả lớn, lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, đưa đến cứu cánh bất tử. Thế nào là năm? Tưởng bất tịnh, tưởng chết, tưởng nguy hại, tưởng ghê tởm các món ăn, tưởng không có hân hoan đối với tất cả thế giới. Năm tưởng này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến quả lớn, lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, đưa đến cứu cánh bất tử. (Tăng Chi Bộ - Chương V - Kinh Các Tưởng (1)) Hơn nữa, đức Phật còn chỉ dẫn ví dụ để quán tưởng khi thọ thực. Và này các Tỷ-kheo, đoàn thực cần phải nhận xét như thế nào? Ví như, này các Tỷ-kheo, hai vợ chồng đem theo một ít lương thực đi qua một quãng đường hoang dã, với một đứa con khả ái, thương mến. Rồi này các Tỷ-kheo, trong khi hai vợ chồng ấy đang đi trên con đường hoang vu, số lương thực ít ỏi ấy đi đến hao mòn, khánh tận. Và một vùng hoang vu còn lại chưa được họ vượt qua. Rồi này các Tỷ-kheo, hai vợ chồng người ấy suy nghĩ: "Ðồ lương thực ít ỏi của chúng ta đã bị hao mòn, khánh tận; còn lại vùng hoang vu này chưa được vượt qua; vậy chúng ta hãy giết đứa con một, khả ái, dễ thương này, làm thành thịt khô và thịt ướp, ăn thịt đứa con và vượt qua vùng hoang vu còn lại này, chớ để tất cả ba chúng ta đều bị chết hại". Rồi hai vợ chồng ấy giết đứa con một, khả ái, dễ thương ấy, làm thịt khô và thịt ướp, ăn thịt người con và vượt qua vùng hoang vu còn lại ấy. Họ vừa ăn thịt con, vừa đập ngực, than khóc: "Ðứa con một ở đâu? Ðứa con một ở đâu?" Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Họ ăn món ăn có phải để vui chơi? Hay họ ăn món ăn để tham đắm? Hay họ ăn món ăn để trang sức? Hay họ ăn món ăn để béo tốt? - Thưa không phải vậy, bạch Thế Tôn. - Có phải họ ăn các món ăn chỉ với mục đích vượt qua vùng hoang vu? - Thưa vâng, bạch Thế Tôn. - Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói đoàn thực cần phải nhận xét như vậy. Này các Tỷkheo, khi đoàn thực được hiểu biết, thời lòng tham đối với năm dục trưởng dưỡng được hiểu biết. Khi lòng tham đối với năm dục trưởng dưỡng được hiểu biết, thời không còn kiết sử, do kiết sử này, một vị Thánh đệ tử bị trói buộc để phải sanh lại đời này. (Tương Ưng Bộ - Thiên Nhân Duyên - Kinh Thịt Ðứa Con) Như vậy, bất kể ăn chay hay ăn mặn, ta cũng không nên cống cao, ngã mạn với cái món mà mình ăn: chỉ có ta mới được ăn món sơn hào hải vị này, hay chỉ có ta mới ăn chay, những kẻ khác thì ăn mặn. Lại nữa, ta cũng không nên ăn với tà kiến "ta đang ăn thịt chúng sanh" vì sự thật là ta chỉ đang ăn một cái xác chết. Đức Phật còn chỉ rõ quả của nghiệp ác giới mà vẫn thọ dụng đồ ăn khất thực của các tỷ - kheo, bất kể đó là chay hay mặn. - Ta tuyên bố cho các Thầy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rõ cho các Thầy, này các Tỷ-kheo, với một người ác giới, theo ác pháp, tánh tình bất tịnh, thật là tốt hơn bị một người lực sĩ với các - 7 -

kềm sắt nóng đang cháy đỏ, cháy đỏ rực, cháy đỏ lửa ngọn, mở miệng và nhét vào miệng một hòn sắt nóng đang cháy đỏ, cháy đỏ rực, cháy đỏ lửa ngọn. Hòn sắt ấy đốt cháy môi của người ấy, đốt cháy miệng, đốt cháy lưỡi, đốt cháy cổ họng, đốt cháy bụng đem theo ruột non, ruột già và thoát ra ngoài từ phần ở dưới. Vì cớ sao? Vì do nguyên nhân ấy, này các Tỷkheo, người ấy đi đến chết hay đi đến khổ gần như chết, nhưng không vì nhân duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nhưng này các Tỷ-kheo, khi một người ác giới, theo ác pháp, sở hành bất tịnh, tánh tình bất tịnh, hưởng thọ các đồ ăn khất thực do các Sát-đế-lỵ đại phú, các Bà-la-môn đại phú, do các gia chủ đại phú, vì lòng tin cúng dường; như vậy, này các Tỷ-kheo, khiến cho vị ấy bất hạnh, đau khổ lâu dài, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. (Tăng Chi Bộ - Chương VII - Kinh Lửa) Như vậy, các tỷ-kheo Đại Thừa không phải than phiền vì sự ăn mặn của các tỷ-kheo Nguyên Thủy. Cả hai hạng tỷ-kheo luôn luôn bình đẳng trước giới và nghiệp của mình. Với những người tu hành chân chính, lẽ tự nhiên là họ luôn biết ơn người thí chủ và luôn mong muốn những vị thí chủ luôn có được quả báo lớn, lợi ích lớn từ sự cúng dường đó. Và đức Phật đã chỉ rõ rằng để đạt được các mong muốn ấy, các vị ấy cần phải viên mãn tam học Giới, Định, Tuệ. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta được các vật dụng như y phục, các món ăn khất thực, sàng tọa và các dược phẩm trị bệnh!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta nay hưởng thọ các vật dụng như y phục, các món ăn khất thực, sàng tọa và các dược phẩm trị bệnh! Mong rằng hành động của những vị tạo ra các vật dụng ấy được quả báo lớn, được lợi ích lớn!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh. (Trung Bộ Kinh - Kinh Ước nguyện) Các hàng Phật tử luôn cố gắng thọ trì tam quy, ngũ giới nhưng không phải lúc nào 5 giới cũng được nguyên vẹn nên nhất định là trên thế gian luôn có những người có sở thích tàn hại kẻ khác hoặc phải vì kiếm sống mà phải làm nghề đồ tể. Ở đây, ta cũng nên có hiểu biết về quả của nghiệp sát sanh của những người vì mục đích kiếm sống mà sát sanh hay vì sở thích não hại kẻ khác mà làm nghề sát sanh. Này các Tỷ-kheo, sát sanh được thực hiện, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến địa ngục, đưa đến loại bàng sanh, đưa đến cõi ngạ quỷ. Quả dị thục hết sức nhẹ của sát sanh là được làm người với tuổi thọ ngắn. Này các Tỷ-kheo, lấy của không cho được thực hiện, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến địa ngục, đưa đến loại bàng sanh, đưa đến cõi ngạ quỷ. Quả dị thục hết sức nhẹ của lấy của không cho là được làm người với sự tổn hại tài sản. Này các Tỷ-kheo, tà hạnh trong các dục được thực hiện, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến địa ngục, đưa đến loại bàng sanh, đưa đến cõi ngạ quỷ. Quả dị thục hết sức nhẹ của tà hạnh trong các dục là được làm người với sự oán thù của kẻ địch. Này các Tỷ-kheo, nói láo được thực hiện, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến địa ngục, đưa đến loại bàng sanh, đưa đến cõi ngạ quỷ. Quả dị thục hết sức nhẹ của nói láo là được làm người bị vu cáo không đúng sự thật. Này các Tỷ-kheo, nói hai lưỡi được thực hiện, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến địa ngục, đưa đến loại bàng sanh, đưa đến cõi ngạ quỷ. Quả dị thục hết sức nhẹ của nói hai lưỡi là được làm người với bạn bè bị đổ vỡ. Này các Tỷ-kheo, nói ác khẩu được thực hiện, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa - 8 -

đến địa ngục, đưa đến loại bàng sanh, đưa đến cõi ngạ quỷ. Quả dị thục hết sức nhẹ của nói ác khẩu là được làm người và được nghe những tiếng không khả ý. Này các Tỷ-kheo, nói lời phù phiếm được thực hiện, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến địa ngục, đưa đến loại bàng sanh, đưa đến cõi ngạ quỷ. Quả dị thục hết sức nhẹ của nói lời phù phiếm là được làm người và được nghe những lời khó chấp nhận. Này các Tỷ-kheo, uống men rượu, rượu nấu, được thực hiện, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến địa ngục, đưa đến loại bàng sanh, đưa đến cõi ngạ quỷ. Quả dị thục hết sức nhẹ của uống rượu men, rượu nấu là được làm người với tâm điên loạn. (Tăng Chi Bộ - Chương Tám Pháp - Kinh Rất Là Nhẹ) Tóm lại, vật ăn không phải là yếu tố quyết định mà chính nghiệp nuôi mạng cũng như cách ăn như thế nào mới quyết định đến giới hạnh, đạo đức con người. Một trong những cách nuôi mạng không lành mạnh là đã đi tu hành rồi mà còn vẫn đi kiếm ăn bằng nghề tay trái, tay phải, cũng như không thể nói lời chân thật trong nghề nghiệp của mình. Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này Chị, nuôi sống bằng những tà mạng như địa lý (nakkhattavijjà) và súc sanh minh (nghề hèn hạ); này Chị, các vị ấy được gọi là các Sa-môn, Bà-la-môn ăn cúi mặt xuống. Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này Chị, nuôi sống bằng những tà mạng như thiên văn (nakkhattavijjà) và súc sanh minh (nghề hèn hạ); này Chị, các vị ấy được gọi là các Sa-môn, Bà-la-môn ăn ngưỡng mặt lên. Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này Chị, nuôi sống bằng những tà mạng như đưa tin tức, làm trung gian môi giới; này Chị, các vị ấy được gọi các Sa-môn, Bà-la-môn ăn hướng mặt về bốn phương chính. Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này Chị, nuôi sống bằng những tà mạng như bói toán, và các nghề hèn hạ; này Chị, các vị ấy được gọi những Sa-môn, Bà-la-môn ăn hướng mặt về bốn phương phụ. (Tương Ưng Bộ - Thiên Uẩn - Kinh Sùcimukhi) - 9 -