ĐỀ 4 : Phân tích làm nổi bật Tây Bắc hùng vĩ và dữ dội qua nỗi nhớ của Quang Dũng ( Tây Tiến của Quang Dũng) I/ Mở bài : Quang Dũng sinh năn 1921, mất

Tài liệu tương tự
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: "Sòng mã xa rồi Tây Tiến ơi… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng chọn lọc hay nhất

Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Bài tập làm văn số 3 lớp 12

TRƯỜNG THPT CHUYỀN NGUYỄN TRÃI

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 VĂN MẪU LỚP 12: TÂY

Bình giảng đoạn 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 VĂN MẪU LỚP 12: TÂY

Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

Microsoft Word - Cong pha mon ngu van 12

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ

TRƯỜNG THPT MINH KHAI ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM 2013 Môn: NGỮ VĂN; KHỐI: C, D. Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đ

Phần 1

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

CHUYÊN ĐỀ: HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM A. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 1. Tác giả: Thạch Lam ( ) a. Cuộc đời: - Ông là nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn. - Đặc

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Microsoft Word - tuong nho19_6

Phần 1

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

Dàn ý Phân tích bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Phân tích bài thơ Chiều tối

Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

dethithu.net - Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!! SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

THƠ Hoàng Ngọc Ẩn Thơ Mục 1- Bên Đời Hui Quạnh 2- Bên Trời Phiêu Lãng 3- Buồn Xưa 4- Cho Một Thành Phố Mất Tên 5- Mười Năm Chưa Lần Gặp 6- Rừng Lá Tha

Microsoft Word - Luc Bat_HoaiKhanh.doc

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

THƠ VĂN và CẢM TÁC

Document

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11

Phân tích hình tượng người lính qua một số bài thơ tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ


Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Bao giờ em trở lại

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Cúc cu


Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

Document

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Tả cảnh bão lụt ở quê em – Bài tập làm văn số 5 lớp 6

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Tả một cảnh đẹp mà em biết

Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà – Văn hay lớp 12

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Lời Dẫn

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

No tile

À TÌM NHAU Tôn-Nữ Mai-Tâm Cánh hoa Mai tan tác rơi từng mảnh Rũ rượi buồn Tâm héo úa tàn phai Đúng lúc tinh thần Uyển Nhi như đang rơi vào tình trạng

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

No tile

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

HỒI I:

Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Thơ NGUYỄN KINH BẮC

Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát

Microsoft Word - Ngay XuaNguoiTinh_pthienthu.doc

mộng ngọc 2

Giới thiệu về quê hương em

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp một nhân vật cổ tích

Tả cánh đồng quê em văn 5

NHỮNG CHÂN DUNG CỦA MỘT THỜI ĐÃ MẤT Thi Phương Ngô Thế Vinh là một tác giả đặc biệt, rất đặc biệt trong văn học Miền Nam - trước đây và cả ngày nay. N

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

XUÂN CHÚC MỪNG NĂM MỚI Đầu năm ly rượu chúc mừng Gia đình, Bè bạn thân thương! Xuân Mới hưởng nhiều Phước Lộc Tương lai, Hạnh Phúc khúc Nghê Th

Microsoft Word - 22-NHÃ CA.docx

Microsoft Word - Chieu o thi tran Song Pha.doc

No tile

MỪNG XUÂN QÚY TỴ (2013) SỚ TÁO QUÂN 1 XUÂN QÚY TỴ Xuân đến rồi Hồ hởi bà con ơi! Áo mới choàng lên vạn vật Hương sắc lung linh dáng tuyệt vời! Mừng ca

Phong thủy thực dụng

Microsoft Word - chotinhyeutronven10.doc

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

36

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

TÂY TIẾN QUANG DŨNG 34 câu không một câu nào non nớt bằng phẳng, trái lại câu nào cũng có nội lực riêng, tạo nên khí vị chung cho bài thơ. Một khí vị

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

NỖI GHEN DỊU DÀNG

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Thơ Cao Tần Gần 30 năm trước, một tập thơ mỏng của một tác giả hoàn toàn vô danh xuất hiện như một sự kiện giữa nền văn học vừa hình thành của người V

BIỂN ĐÔNG BS Tô Đình Đài 1 MỘNG HÁN GIAN Hán Gian mơ ước từ lâu Muốn làm Bá Chủ Hoàn cầu Đưa nhân loại vào vòng lệ thuộc Dòng đời tang tóc bèo dâu! Hã

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Bản ghi:

ĐỀ 4 : Phân tích làm nổi bật Tây Bắc hùng vĩ và dữ dội qua nỗi nhớ của Quang Dũng ( Tây Tiến của Quang Dũng) I/ Mở bài : Quang Dũng sinh năn 1921, mất năm1988. Tên thật là Bùi Dình Diệm, người làng Phượng Trì huyện Đan Phượng, Hà Tây. Ông là một nghệ sĩ có nhiều tài năng. Thơ của ông trung hậu yêu tha thiết quê hương đất nước mình. Cái tôi trong thơ Quang Dũng hào hoa thanh lịch, giàu chất lãng mạn. Nhà thơ có khả năng cảm nhận và diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên của con người một cách tài hoa tinh tế nhưng cũng rất mực bình dị chân thành. Tây Tiến, ( một đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp) là một bài thơ như thế. Gấp bài thơ lại bạn đọc vẫn không thể quên hình ảnh một Tây Bắc hũng vĩ và dữ dội qua nỗi nhớ của tác giả : Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi. II/ Thân bài : 1/ chuyển ý Mai châu mùa em thơm nếp xôi - Cuối năm1947 Quang Dũng ra nhập đoàn quân Tây tiến, tham gia phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Lào Việt - Địa bàn hoạt động của Đoàn quân khá rộng : Mai Châu, Mộc Châu,Sầm Nứa rồi vòng về miền tây Thanh Hoá. - Phần đông họ là những thanh niên trí thức Hà Nội, sinh hoạt của họ vô cùng thiếu thốn gian khổ, đánh trận thương vong ít, sốt rét tử vong nhiều. Nhưng họ vẫn chiến đấu rất dũng cảm, vẫn lạc quan yêu đời. - Cuối năm1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, xa đơn vị ít lâu, ngồi ở Phù Lưu Chanh(Hà Đông cũ), ông viết bài thơ Nhớ Tây Tiến, sau in lại năm 1975, ông bỏ chữ Nhớ.

Bài thơ là nỗi nhớ niềm tự hào của tác giả đối với đoàn binh Tây Tiến, với Miền Tây hùng vĩ và dữ dội 2 / Phân tích : Một thời của Tây Tiến tưởng như đã lùi vào kỷ niệm. Nhưng rồi khi ngồi ở Phù Lưu Chanh, trong phút chốc, những kỷ niệm đó lại trở về trong nỗi nhớ thương cồn cào tha thiết. Và a / Miền Tây hiện lên trước hết qua hình ảnh sông Mã Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Con sông cuồn cuộn chảy giữa những ngày gian truân vất vả của người chiến sĩ Tây Tiến. Nay đã xa rồi, đã là quá khứ rồi, nhưng nỗi nhớ thì không thể nào nguôi được. Trong lòng nhà thơ luôn cảm thấy : _ nhớ chơi vơi. Đó là nỗi nhớ không định hình, khó nắm bắt, khó diễn tả bằng lời. Nỗi nhớ ấy vừa bao la bát ngát lại vừa có chiêu sâu như xoáy vào lòng người. Tiếng gọi _ Tây Tiến ơi vang lên thân thiết như tiếng gọi người thân. _ Từ cảm ơi bắt vần với từ láy chơi vơi tạo nên âm hưởng tha thiết sâu lắng bồi hồi ngân dài trong lòng người vọng vào thời gian, lan rộng trong không gian _ Hai tiếng Xa rồi như một tiếng thở dài đầy thương nhớ hô ứng với điệp từ nhớ ở câu thơ thứ hai thể hiện một tâm tình đẹp của người chiến binh Tây Tiến với dòng sông Mã và núi rừng miền Tây. Sau tiếng gọi tha thiết ấy biết bao hoài niệm về một thời gian khổ của chiến trường Tây Bắc xưa hiện về. b/ Và tiếp theo đó là những tên bản tên mường của rừng xưa núi cũ yêu thương _ Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Và cả những khổ dưới, ta thấy xuất hiện Pha Luông Mường Hịch, Mai Châu Đó không chỉ là những địa danh không chỉ gợi nên bao nhớ thương vơi đầy mà nó còn để lại những ấn tượng đậm nét về một miền xa xôi heo hút thâm sơn cùng cốc, Gắn với những địa danh ấy là địa bàn hoạt động gian khổ vất vả của đoàn binh Tây Tiến. Họ đi trong sương lấp, trong đêm hơi _ Hình ảnh sương lấp đoàn quân mỏi gợi cho người đọc một sự liên tưởng đoàn quân Tây Tiến đi giữa biển sương mù của núi rừng. Họ như bị lấp đi, bị che đi bởi sương hay họ cũng đang bị trĩu xuống trong sự mệt mỏi vì sự khắc nghiệt của thời tiết. Câu thơ gợi cảm giác lạnh lùng, nặng nề, đe doạ. _ Nhưng hình ảnh hoa về trong đêm hơi vẫn là sương mù của núi rừng, vẫn là thời tiết khắc nghiệt nhưng lại diễn tả một trạng thái lâng lâng của cái mệt mỏi gian khổ đã được vượt qua, đã được tiêu tan. Câu thơ gồm sáu thanh bằng liên tiếp, diễn tả cái nhẹ nhàng cái lâng lâng trong tâm hồn người lính trẻ đã đi tới đích sau chặng đường dài hành quân đầy thử thách. Nhớ chiến trường xưa, Quang Dũng không chỉ nhớ về dòng sông Mã cuồn cuộn chảy, nhớ tới những địa danh vời vợi nghìn trùng, mà trong tâm tưởng của nhà thơ c/ Miền Tây hiện lên qua thiên nhiên hùng vĩ và dữ dội Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Câu thơ hun hút đi lên theo chiều cao của núi rừng _ Dốc : Dốc lên thì khúc khuỷu gập ghềnh Dốc xuống thì thăm thẳm như dẫn đến vực sâuè Câu thơ có 5/7 là thanh trắc kết hợp với một loạt từ láy (khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút) gợi cho người đọc cảm giác gồ ghề, lồi lõm, gập ghềnh, cheo leo hiểm trở của dốc núi. Đó chính là sự gian khổ mà người lính phải vượt qua. Còn núi thì sao?

_ Đỉnh núi: mù sương cao vút, núi cao tưởng chừng như chạm tới mây : Cồn mây Súng ngửi trời. Mây và sương mù tụ lại thành cồn heo hút, người lính đi trên những ngọn núi cao ấy như đi trên những cồn mây, mũi súng như ngửi trời, như chạm tới đỉnh trời. èmũi súng của người chiến sĩ đã được nhân cách hoá đầy chất lính nhưng cũng thật ngộ nghĩnh hồn nhiên yêu đời. Hình ảnh đó khiến ta liên tưởng tới hình ảnh Đầu súng trăng treo của Chính Hữu.Tại đây,àcái đẹp của thiên nhiên và con người đã gặp chỗ tương đồng. Thiên nhiên và con người đã trở nên thân thiết đến mức khó tin àvẻ đẹp nên thơ lãng mạn và hết sức hào hùng. Núi tiếp núi, đèo tiếp đèo, hết lên cao lại xuống thấp như thử thách lòng người. Và giữa hai vách núi dựng đứng là : _ Vực thẳm : Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống è Câu thơ được tạo bởi hai vế tiểu đối, kết hợp với nhịp thơ bị bẻ đôi gấp khúc như diễn tả dốc núi vút lên đổ xuống gần như thẳng đứng. Tây Bắc đâu chỉ có vậy. Mà _ Thiên nhiên nơi đây còn rất hoang sơ và bí ẩn đến ghê rợn: Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm mường Hịch cọp trêu người Chiều chiều rồi đêm đêm thác gầm thét cọp trêu người Đó là những âm thanh khẳng định cái bí ẩn, cái uy lực khủng khiếp ngàn đời của chốn rừng thiêng luôn vang động. Những sức mạnh bí ẩn đó đã được nhà thơ ènhân cách hoá để tăng thêm phần dữ dội của thiên nhiên. Và đối với những người lính, d/ Gắn với thiên nhiên dữ dội ấy là những chặng đường hành quân _ Có thể là những chặng đường hành quân rất gian khổ nhưng không đè bẹp được ý chí của các anh. Các anh đi trong sương lấp, đêm hơi, vượt dốc cao, vực thẳm lên đến tận cồn mây heo hút trong lam sơn chướng khí, gió núi mưa ngàn. Bao quanh các anh là mọi hiểm

nguy như đe doạ, án ngữ bước chân các anh, như chực bóp nát đoàn quân mệt mỏi. Ngoại cảnh không làm các anh chùn bước. Qua giây phút rợn ngợp ban đầu, các anh lại tiến lên dũng mãnh hơn. Để rồi khi chiếm lĩnh được mọi tầm cao, dừng chân trên một đỉnh đèo nào đó, phóng tầm mắt ra xa, qua không gian mù mịt của sương rừng mưa núi, các anh chợt vỡ oà niềm vui sướng hạnh phúc trước cảnh làng quê êm đềm tuyệt đẹp như trải ra trưóc mắt : + Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Nếu câu thơ trên phần lớn là thanh trắc, nhịp thơ bị bẻ đôi, gấp khúc thì đến đây ècó sự đối lập với câu thơ trên cả về hình ảnh, nhịp điệu, thanh điệu Câu thơ toàn thanh bằng êm ả mềm mại, nhẹ nhàng như một làn gió mát làm khô đi những giọt mồ hôi mệt nhọc của các anh, và trải rộng trước mắt các anh hình ảnh thôn xóm xanh tươi thanh bình hoà lẫn trong làn mưa bụi bay gợi nỗi nhớ quê nhà. Trên nẻo đường trường chinh đầy gian khổ và máu lửa ấy, _ Các anh có thể phải hy sinh cả tính mạng của mình. Có anh đã không bao giờ còn được nhìn thấy làng quê người thân của mình : Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời. + Hai tiếng anh bạn cất lên như một tiếng khóc thầm. + Bốn chữ gục lên súng mũ thể hiện sự hy sinh vô cùng bi tráng. Anh ngã xuống trên đường hành quân giữa trận đánh, đầu gục lên súng mũ như đang trầm tư mơ mộng về Hà Nội. Dáng nằm của anh thật thanh thản nhẹ nhàng. Mặc dù Quang Dũng đã thay từ chết từ hy sinh bằng những từ không bước nữa, gục, bỏ quên đời, nói cách khác là tác giả đã sử dụng cách nói giảm nhưng lòng người đọc vẫn không khỏi trào lên bao nỗi xót xa thương tiếc. Hiện thực chiến tranh xưa nay vẫn thế, sự hy sinh của người chiến sĩ là tất yếu. Xương máu của các anh đổ xuống để xây đài tự do. Có điều là vần thơ của Quang Dũng tuy nói đến cái chết của người lính nhưngè không gợi ra sự bi luỵ thảm thương mà trái lại trong sự tiếc thương đó còn có sự tự hào khẳng định. _ Vượt lên trên những gian khổ hy sinh, hành trang của người lính đầy ắp những kỷ niệm đẹp về tình quân dân.

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi. + Nhớ ôi, đó là tình cảm dạt dào, là tiếng lòng của các chiến sĩ Tây Tiến. + Cơm lên khói gợi ra cảnh tượng đầm ấm của tình quân dân. Sau bao nhiêu gian khổ băng rừng vượt núi lội suối trèo đèo, những người lính tạm dừng chân, nghỉ ngơi ở một bản nào đó, quây quần bên nồi cơm đang bốc khói. Khói cơm nghi ngút và hương thơm của lúa nếp ngay mùa xua tan vẻ mệt mỏi trên gương mặt người lính. + Hai tiếng mùa em là một sáng tạo độc đáo trong ngôn từ thi ca, nó hàm chứa bao tình thương nỗi nhớ ơn sâu nghĩa nặng đối với bà con dân bản. Và như thế, bên cạnh núi rừng hiểm trở với độ cao rợn người là mái nhà thấp thoáng ẩn hiện trong làn mưa mỏng nơi lưng chừng núi; bên cạnh vùng đất hoang dại chứa đầy bị mật ghê gớm của rừng thiêng với thác gầm thét, cọp trêu người là một bản làng có cơm lên khói, có mùi thơm của cơm nếp xôi và những cô gái xinh đẹp như những bông hoa rừng. Đây là khung cảnh thực của chiến trường Tây Tiến đã được khúc xạ qua tâm hồn lãng mạn, hào hoa của những anh lính người Hà nội III/ Kết luận.