DS_CTSQ_ATMui_2015.indd

Tài liệu tương tự
Phần 1



Phần 1

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

No tile

CHƯƠNG 1

No tile

Tác Giả: Cửu Lộ Phi Hương Người Dịch: Lục Hoa KHÔNG YÊU THÌ BIẾN Chương 50 Lửa bùng lên chỉ trong nháy mắt, nhanh chóng lan tới những nơi bị xăng tưới

HON VONG QUOC chapitre 2

Microsoft Word - suongdem05.doc

SÓNG THẦN PHAN RANG MX Tây Đô Lâm Tài Thạnh. Theo nhịp sống, người ta tự chọn phương hướng để đi, bằng nhiều cách khác nhau, lưu giữ hay xóa đi quá kh

No tile

No tile

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

Document

No tile

HỒI I:


Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

No tile

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Phần 1

Tứ Hành Xung

-

mộng ngọc 2

Microsoft Word - chantinh09.doc

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Cuốn sổ nợ đặc biệt của người mẹ kế 13/10/2015 Thu Huong (Blogtamsu) Ngày cô trở về, cầm cuốn sổ nợ trên tay, cô khóc nghẹn khi biết được sự thật... M

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

Phần 1

Phần 1

LỠ CHUYẾN ĐÒ Truyện của Phương Lan ( tiếp theo ) Vòng tay ghì chặt nhớ nhung Quay về bến cũ sóng lòng xót xa Lỡ làng một chuyến đò qua Cỏ đau nắng rát

No tile

Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

Tác Giả: Hoàng Thu Dung MỘT NGÀY MÙA ĐÔNG Phần I Thùy Dương đứng một mình trên bãi cát, đưa mắt nhìn xa ra chân trời. Mặt biển xanh ngăn ngắt, trong v

CHƯƠNG 1

PHẦN TÁM

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

(SỰ LỰA CHỌN SAI LẦM)

CHƯƠNG 1


Đi xe đò, đi xe ôm Tiểu Tử Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam. Kỳ

Thien yen lang.doc

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Gian

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

DS_CTSQ_ATMui_2015.indd

Tác Giả: Hoàng Thu Dung MỘT NGÀY MÙA ĐÔNG Phần XVI Thùy Dương và Minh Khánh đi xuống cầu thang. Cả hai vừa vào chỗ lấy xe thì có tín hiệu máy, Thùy Dư

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

HỒI I:

No tile

No tile

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

NỖI GHEN DỊU DÀNG

Họp Tổ Dân Phố. Nguyễn Thị Thanh Dương Chiều nay chị Bông ăn cơm sớm để đi họp tổ dân phố, ban trưa ông tổ trưởng đã đi rảo qua từng nhà để mời họp, ô

Document

No tile

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

Microsoft Word - VuDucNghiemAnhToi-VTH-Chuong8.doc

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ

CHƯƠNG I

Phần 1

Document

Lộn Sòng Hữu Loan Hôm nay Tuất nhất định làm cho xong hồ sơ để đưa lên ty giáo dục. Hắn cho là sở dĩ hắn bị biên chế ra khỏi trung đoàn cũng chỉ vì bả

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

Tấm Cám Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ

Cảm nghĩ về tình bạn thời học sinh

Bao giờ em trở lại

Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi

No tile

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Cúc cu

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

Document

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai

Hãy kể một kỷ niệm đáng nhơ về con vật nuôi mà em yêu thích

Mộng ngọc

No tile

Kịch bản 7 NHỮNG MIỀN THUNG LŨNG ALPES (Nội dung: lịch sử Hội-thánh) (Thời lượng: 30 phút) (Không gian: nước Thụy-Sĩ vào thời Trung cổ) (Các vai diễn:

Tưởng Nhớ Nhà Văn Xuân Vũ Nhân Giỗ Lần Thứ 8 Dư Thị Diễm Buồn TIỂU SỬ NHÀ VĂN XUÂN VŨ Nhà văn Xuân Vũ chào đời trong ngôi nhà xưa của bà ngoại thuộc l

Kỷ vật cho người ở lại Chuyện xảy ra gần 20 năm trước, khi tôi còn làm y tá của một bệnh viện trong một thành phố nhỏ ở tiểu bang Arizona. Tối hôm đó,

CHƯƠNG I

No tile

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

CHƯƠNG I

Tả mẹ đang nấu ăn

Trung Tâm Việt Ngữ Văn Lang Cấp Sự Tích Chú Cuội Cây Đa Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Công Chúa Hoa Hồng

Tác Giả: Đồng Hoa Dịch: Tố Hinh TỪNG THỀ ƯỚC Chương 5 Thư Ngắn Tình Dài, Lòng Khôn Tỏ Thư viết rất dài, hết lải nhải kể mấy chuyện đất lề quê thói, rồ

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

Document

Tả con vật nuôi mà em yêu thích

Bản ghi:

Lê Cư Tôi bước lên chuyến xe đi Nha Trang, lúc đó cũng gần 7 giờ sáng. Cũng như hai lần đi trước, khoảng giờ này mà lên xe, đến nơi ông thày thuốc Nam, gần Phan rang, cũng gần 12 giờ trưa. Từ ba tháng nay, khi kết quả khám nghiệm cho biết là Ung Thư Gan, đầu giai đoạn 3, bệnh viện cho chuyển lên tuyến trên, nghĩa là lên Thành phố, hay Trung Tâm Ung bướu SG, tôi từ chối. Nhìn lại những người mà tôi quen biết, dính vào thứ này, chưa đứa nào qua năm mà còn... Khi cầm tờ kết quả trong tay, một nỗi hụt hẫng trong lòng! Nó cứ từ từ dâng lên. Ngồi thừ trước cửa buồng khám chuyên khoa, muốn rã người ra, ngó mông lung trong bệnh viện mà chẳng còn phân biệt người và người nữa. Đầu óc trống rỗng... Cũng chẳng biết là đã ngồi như vậy bao lâu, lấy điện thoại, gọi báo cho đứa con gái thứ hai, đợi nó nghe: -Bố đây, mày đang may ngoài chợ hả? -Vâng, có gì không bố, má nói bố đi khám bệnh mà? -Ừ, bố có kết quả rồi, Ung Gan mày ạ! 265

-Chúa ơi, rồi bác sĩ nói sao bố? -Cho bố đi Ung Bướu SG, bố không đi, mày thấy, lấy gì mà đi, như mấy chú bạn bố đó, có ai qua năm mà còn đâu, thây kệ, bố về nhà rồi xem sao! -Bố chạy xe được không, hay con gọi nhà con lên chở bố nhá? -Bố đi được mà, bố vẫn khỏe! Tôi cúp máy, ngồi thêm 1 lúc nữa mới ra chỗ gởi xe, lấy xe và ra về... Cứ từ từ chạy, biết là mình đang mông lung đầu óc, cách nhà gần 20km, vậy mà về tới nhà, xem ra cũng trên 40 phút. Bỏ xe ngoài cửa, cũng chẳng muốn dắt vào, đi vào bộ bàn ghế, ngồi xuống, duỗi thẳng tay chân và nhắm mắt lại, thừ người ra, vợ chẳng thấy, chắc đang ở sau vườn nhà. Giật mình, vợ lay lay: -Sao, bác sĩ nói gì vậy? -Chẳng hiểu, họ nói Ung Thư Gan, mẹ sư, không biết phải vậy không nữa? Vợ cầm mớ giấy xét nghiệm cùng sổ khám bệnh của tôi, ngồi xuống ghế bên, coi rồi quay qua: -Trong này bác sĩ đề nghị là chuyển viện xạ trị, mà sao không đi? -Đi cái gì đây, cứ tưởng lên đó là chùa chắc? Chứ không thấy như thằng Sinh, Dũng, Lân cũng bị vậy, giờ còn thằng nào? Từ từ rồi tính! Nhìn thoáng qua, cái buồn đã nằm trong mắt vợ rồi, cùng ngồi đó, mà chắc hai ý nghĩ khác nhau! Tôi lại nhớ đến những lời nói sau cùng của những đứa bạn vừa qua đời cũng vì chứng bệnh này. Chán ngán... Lại nghĩ, lúc đầu đi khám, chỉ thấy trong người hơi đau tức bụng, khó tiểu, chỉ đơn giản nghĩ là mình cả tuần cưa cây, củi, nhánh cho vườn điều, làm nặng quá, mất sức, cũng như bị té xuống cây 1 lần, nhưng rồi vài ngày thì hết, giờ nó hay đau nên khám thử thôi, xem trong người như thế nào, mẹ ơi, lại lòi ra cớ sự này!... Chuông điện thoại reo, mở ra, 1 thằng bạn ngày xưa còn bé gọi: -Ê, làm gì đó, rảnh lên thằng C ruồi chơi đi, nó mới gọi tao. -Tao vừa lên bệnh viện khám, mẹ kiếp, nó nói bị Gan như bọn thằng Sinh và Dũng lé rồi! 266

-Nói gì vậy mày, thật hay không đi rồi bá láp đó? -Tao với vợ tao đang ngồi nhà đây, láp con mẹ mày ấy! -Thật hả, để tao nói C ruồi lên nhà mày giờ. -Thôi khỏi đi, tao mệt, khi nào đã, ok? Tôi cúp máy, vợ bỏ vào nhà trong... Bữa cơm trưa tẻ nhạt, ăn chẳng nổi chén cơm. Cũng chẳng có viên thuốc nào bệnh viện cấp cả. Bụng thì vẫn tưng tức đau bên sườn phải, nằm hơi nghiêng về phía trái thì nó đỡ hơn chút! Thiếp đi... Lại bị lay dậy, mở mắt, nhìn thấy hai đứa con gái đang đứng, mắt tụi nó đỏ hoe, chắc là tụi nó tới khi mình đang ngủ, nghe và xem kết quả bệnh viện, má nó nói chắc! Tôi ngồi dậy: -Hai đứa mới lên à, sao lũ nhóc đâu? Bé Ba ngồi xuống bên cạnh băng ghế, nó để tay lên vai tôi: -Bố đi nhà thương đi, má và tụi con lo mà bố! Tôi nhìn 2 đứa nó: -Thì thủng thẳng, bố cũng chưa đau gì mấy mà, mới lại bố hỏi thử mấy người bị, xem họ chữa như thế nào chứ mày! Hai chị em nó ngồi nhìn tôi. Vợ từ trong buồng ngủ đi ra, tay cầm cuốn sổ nhỏ: -Quên mất, năm 2008, mình đi Đại hội La vang, tối ngủ chung cả lều, kỳ đó mấy bà ở mọi nơi, không hiểu sao nói chuyện, trong này có ghi ông thầy trị ung thư gan hay lắm, khi đó nghe thì ghi vào thôi, giờ mới sực nhớ ra! Thế là cả nhà bu vào coi những gì mà vợ tôi ghi vào thời gian đó: tên ông thầy, địa chỉ, và cả tên của mấy người mà trong đó ghi là khỏi bệnh, có cả số điện thoại. Mẹ cha, ai ngờ đâu... Chả là năm 2008, 4 đứa con thì 3 đứa nhỏ đều trong ca đoàn giáo xứ. Đầu tháng 8 năm 2008, Cha xứ tổ chức cho tất cả ca viên và các soeur được đi hành hương thánh địa La vang, tiền xe và phí tổn Cha và giáo xứ lo. Ba đứa chẳng đứa nào đi, bọn trẻ đưa cho vợ chồng tôi đi, không bỏ uổng. Thế là mới có điều kiện về thăm lại khu La vang mà năm 72 tôi cùng đơn vị đã nằm đó cũng 4 tháng trời. Trong thời gian này, có mấy đứa em chưa ra trường Mẹ thì tan hàng, thỉnh thoảng tụi nó cũng ghé qua nhà tôi chơi, mấy đứa nó có thằng biết vậy, đùng 1 cái, còn đang phân vân tính chưa biết sao đây, 267

268 1 thằng em trong trường cũ gọi điện thoại tới: -Anh giờ thế nào rồi? -Cũng đau lai rai vậy, chưa tính gì hết! Nó nói to trong điện thoại: -Anh lên nhà em đi! Hôm qua vợ chồng em đi ăn mừng thọ 1 người đồng hương, lúc ấy mới biết, ông ta bị ung thư Gan giai đoạn cuối, nhà ông bó tay, bệnh viện cho về, nghe có ông thày trị ung thư hay, nên liều cho ông ấy đi, cũng cỡ tuổi anh thôi; giờ sau 9 tháng, ông đi khám lại, khỏi bệnh, nên gia đình và anh em ông ta làm thọ, chứ chưa đến 70 mà thọ con mẹ gì! Anh lên, em chở tới nhà ông cho anh biết ông thày thuốc đó nhá! Tôi OK với nó, xuống bếp sau nhà cho vợ hay, rồi lấy xe đi lên nhà nó, cách tôi cũng 12km. Chạy xe, lòng cũng hơi hồi hộp, chẳng hiểu sao đây... Những chuyện mà bề trên sắp đặt, con người dễ gì mà hay trước, nó như là tới lúc đó, mình sẽ phải đi vào đó thôi, rất tự nhiên, bình dị Tới nhà nó - vợ chồng nó buôn bán đồ nhựa, cửa hàng ngay mặt quốc lộ 1 - dựng xe, có cả hai vợ chồng nó ra: -Anh nghỉ tí đã, em chuyển mấy thứ nhựa này cho khách cái đã, gần thôi, về em chở anh lên. Tôi vào cửa tiệm nó, ngồi trên ghế nó để sẵn cho khách hàng, vợ nó đem nước ra: -Anh uống nước này đi, em pha với nước tổ yến. Tôi cám ơn, cầm ly nước mà cảm động. Tâm tình của 1 đứa em chẳng thân thích gì, chỉ là sau bao nhiêu năm lưu lạc, biết nhau vì cái tình nghĩa cũ của Trường MẸ ngày xưa! Vào và ra trường, cách nhau cũng gần 10 năm... Nó về, lấy xe của nó chở tôi lên nhà ông kia. Vài câu chuyện qua lại: trông ông cũng khỏe, mặc dù không hồng hào mấy, cao hơn tôi và chắc cũng nặng ký hơn. Ông vào nhà, lấy giấy viết ghi cho địa chỉ ông thầy thuốc Nam mà ông đã tới trị. Vì ông ta cũng đang có khách ghé thăm, tôi cám ơn rồi hai anh em ra về. Chuyện vãn nhà nó chút, tôi quay xe về nhà mình. Đố ai mà biết được: địa chỉ ông ta cho tôi, cũng là tên và địa chỉ mà vợ tôi đã lưu trong sổ, kỳ đi hành hương La vang! Thế đấy! Tôi như vừa thoát ra một gánh nặng vô hình, lòng tự tin hẳn lên, thế là chuẩn bị tiền để tôi đi đến địa chỉ ông thầy thuốc Nam gần Phan Rang. Trên đường tới nhà thầy: lần này lần thứ 3. Lần đầu khi tìm đúng

nhà ông, đi vào, cũng đã có khoảng 10 người đang ngồi đợi trong phòng khách. Lượt tôi, ông chỉ tôi nằm xuống giường trong phòng khám, bên cạnh phòng khách, cầm tay và bắt mạch, cũng không hỏi tôi tới là bệnh gì. Sau 5 phút, ông hỏi: -Đau được tháng chưa, giờ thì tối đau nhiều hơn phải không? -Vâng, cũng đau gần tháng rồi! Tôi hỏi thử ông xem sao: -Tôi đau gì vậy thầy, khó chịu lắm? Ông bỏ tay đang bắt mạch ra, đứng dậy: -Ông mới bị, chưa vào thời gian cuối của Ung Thư Gan đâu, yên trí, tôi trị hết, mà ông ở đâu biết đây? Tôi nói cho ông biết, ông nhìn và cười: -Ấy vậy mà tôi chẳng được ai mời ăn thọ cả... vậy thì ông lấy 1 tháng thuốc đi, đỡ phải lên xuống, tháng sau ra tôi coi lại. Ông quay vào nhà trong, gọi con và vợ ông lên cân thuốc gói lại cho tôi. Tất cả khoảng nửa tiếng. Tôi ra, ghé vào 1 quán cơm gần nhà ông, ăn dĩa cơm, và đón xe về... Lần này cũng vậy, trên đường tới ông, cũng như hai chuyến trước: ăn cơm xong, xách bao thuốc 30 gói, ra đường đón xe. Mấy xe hai tầng nó qua mà không dừng, thấy có chiếc xe car dài, tôi ngoắc tay, nó từ từ dừng lại. Bước lên, nhìn, hành khách cũng khoảng gần 20 người, ngồi rải rác trong hai hàng ghế dài theo xe; đi gần cuối xe, nhìn thấy 1 băng còn trống nguyên, tôi bước vào. Có chỗ để bao thuốc lên ghế ngồi, nhìn qua dãy ghế bên trái, ngang hàng ghế tôi: hai thiếu phụ trung niên ngồi, 1 người ngồi ngoài ngửa hẳn người vào ghế, mắt nhắm ngủ, còn người trong thì dựa vào ghế. Xe chạy từ Phan Rang về SG, tôi cũng nhìn loanh quanh hành khách trong xe. Bỗng tôi thoáng giật mình, khi nhìn rõ nét mặt người thiếu phụ ngồi phía trong: có 1 cái gì đang nao nao trong lòng! Tôi nhìn kỹ hơn, gương mặt có cái gì quen quen, vì giờ đang quay hẳn mặt qua phía tôi, nhưng không phải nhìn tôi, mà nhìn ra bên ngoài phía tôi. Bất ngờ, tôi nhìn rõ cái nút ruồi bên mặt phải của người ta, dưới đuôi mắt phải... Tôi run người, một nỗi nghèn nghẹn tự nhiên trào lên. Tôi muốn gọi và hỏi to lên, không hiểu sao, không làm được! Quay mặt đi, tôi nhìn ra ngoài xe phía tôi, bồi hồi trong người... Tôi không dám quay mặt về phía hai người đó nữa! Những hình 269

270 ảnh cũ tự nhiên vỡ òa trong hồn mình: những buổi hẹn hò bất ngờ, chưa quá 3 tiếng đồng hồ, rồi lại xa đi! Những lá thư có gởi, không gởi, và những địa danh đã đi và gặp nhau xưa, cứ thế mà hiện ra trong đầu óc Có phải người xưa không? Có phải hôm nay mình nhận được cái nghiệt ngã của Đời, sau khi Binh Biến? Trách gì đây, Mình hay Người? Ai cũng đã tưởng tôi đã chết, hay may mắn đi được. Gia đình tôi cũng vậy! Chả trách khi đi học tập về, gia đình lúc đó mới bỏ hình tôi khỏi bàn thờ!... Còn Người thì sao? Bao nhiêu cái thắc mắc dâng lên! Tôi làm sao vậy? Tại sao không dám gọi và hỏi, nhiều lắm là 1 lời xin lỗi chứ gì? Miên man tôi nghe tiếng hai người nói chuyện: - Hai đứa con gái lấy chồng thành phố có hay về thăm em không? - Tụi nó có rảnh mô mà về! Lại giọng nói: Mẹ ơi! Thôi rồi! - Em về thăm ba mệ, giờ về trường dạy lại hả? Ở chi mà xa lắc! Chị mà ở đó chắc buồn thúi ruột luôn! - Chứ sao giờ chị, em cũng đã dạy trên đó hơn 10 năm rồi, riết quen. Tôi lan man, đầu óc cứ lộn tung lên, trong lòng cứ muốn hỏi, sao không được, mẹ kiếp mình sao thế này? Lại nghe: - Năm ngoái chị về giỗ cha mẹ ở Quảng Ngãi mình, ui cha, giờ họ mở tùm lum, mấy chỗ trường Kim thông, Nội thành mô còn đâu! Khu nhà em xưa, mất tăm tích luôn, thấy cũng buồn! Một chút sau, tiếng trả lời: - Về chi nữa chị, giờ già, có về buồn thêm thôi! Im lặng. Tiếng xe cứ đều đều. Tôi không thể nào bình tâm được: cái xáo trộn trong tâm hồn mình dâng trào lên. Lỗi mình hay sao vậy? Lại tiếng nói chuyện giữa 2 người: - Nghe ba em còn bình thường, mà mạ em giờ lẫn rồi à? - Ba thì sau 75 đi học tập có 10 ngày, cha làm Bưu Tín Viên chứ có làm chi mô mà gọi là nợ máu với nhân dân đâu! Lại thêm 1 tính xác thực nữa: ngày xưa thì Ba của người cũng làm BTV ở Quảng, sau 72 vào Bình Tuy vẫn làm như vậy, năm 73 tôi đã ghé nhà đó! Tôi ngồi trong dạt dào thương tủi. Chẳng hiểu cho ai? Chiến tranh,

hòa bình, và những cuộc tình ly tán. Người và Người sẽ miên viễn không bao giờ còn được TÌNH nhau, như quãng thời gian cũ! Nghiệt ngã cho nhau! Chẳng hiểu là TỘI cho AI nữa? Tôi ngồi với nỗi bâng khuâng trong hồn, chẳng còn nghĩ được gì nữa, chuyến xe vẫn yên ả chạy, lòng tôi thì rối bung lên! Tiếng 2 người lại trao đổi nhau: - Tới CC 4 chị xuống, em về sau nha N, thăm ông xã em luôn - Chị cũng cho em thăm các cháu, khi nào đoạn tang anh thì cho em biết, vợ chồng em xuống Lại cái TÊN, Chúa ơi! Sao tôi không mở miệng được?... Xe đến CC4, 1 người xuống, tôi nhìn theo và trộm nhìn lại Người: nét mặt thoảng chút buồn, chẳng hiểu buồn gì, vì người vừa xuống xe, hay buồn cho quãng thời gian sẽ 1 mình về trên con đường đến nhà, không còn bạn bên cạnh? Đúng là tôi lẩn thẩn rồi... Đầu óc tôi quyết định: đành xuống xe trước, mặc dù chưa tới nhà tôi, cũng trên 30km nữa! Người thì vẫn còn đường xa hơn: còn 1 lần đổi xe mới tới địa phương đang ở! Giờ có nhận nhau đây, có bao nhiêu lời đây, còn ý nghĩa gì nữa, và sẽ để lại trong tâm hồn mỗi người như thế nào suốt quãng đời còn lại? Hãy ĐỂ QUÁ KHỨ BUỒN, nhưng NÕN NÀ BUỒN, như cuốn truyện MAI THẢO ngày xưa tôi đọc: *Quá khứ nõn nà buồn, làm rưng rưng đôi mắt, làm chớp chớp đôi mi, là miệng tiếng thở dài, day dứt mãi khôn nguôi!*. Ai cũng muốn nghĩ về, nhưng hãy nghĩ về nó trong hiện thực này, trong TÂM HỒN mình mà thôi; dù sao, cũng đã khép lại trong đời, có khơi, chỉ làm cho nhau ÁY NÁY, hay TỦI HỜN, còn ích gì nữa đâu? Như cơn gió, cơn mưa, hay ngay như cơn bão, thì sau đó, nó vẫn phải trả lại cho đời bầu trời xanh ngát, và lại nhẹ nhàng những áng mây thời gian, cũng trôi dần về cuối nẻo trời. Đóng cửa ô của một thời kỷ niệm Xếp chồng thư, kẻo tay lại nâng niu Mau mà quên, không lại chớp đôi mi Rồi sẽ khóc, của một thời chờ đợi Lê Cư - Còn chút lòng mà ghi lại. 271