DOCAT MỖI TUẦN HỌC HỎI MỘT ĐỀ TÀI TUẦN 8 Liệu Chúa có bỏ mặc con người sau khi con người quay lưng với Chúa? Trong đời sống thường ngày, chúng ta đã t

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - NGÔI-SAO-ẤY-VỪA-ĐÃ-LẶN.docx

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

SỰ SỐNG THẬT

Lương Sĩ Hằng Yêu Đời Yêu Đạo Thực Hành

CHƯƠNG 1

Tông Hiến Kho Tàng Đức Tin CÔNG BỐ QUYỂN GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO ÐƯỢC SOẠN THẢO TIẾP SAU CÔNG ÐỒNG CHUNG VA-TI-CA-NÔ II GIO-AN PHAO-1Ô, GIÁM MỤC,

Microsoft Word - Wash Don Nhan Chua Kito Unicode.doc

Microsoft Word - 49-E-PHE-SO.docx

“ Cực Lạc Di Luận Đạo ”

Tam Quy, Ngũ Giới

I THỨ HAI Giáo đầu Chủ sự: Cộng đoàn: Tv 94 Thỉnh ca: KINH SÁNG Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con, cho con cất tiếng ngợi khen Ngài. Nguyện Chúa Trời ba

Phần 1

02 Loài Người Sa vào Tội Lỗi

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Phần 1

Document

No tile

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Bài Học 2 6 Tháng 7 12 Tháng 7 SƠ ĐỒ CHO MỘT THẾ GIỚI LÝ TƯỞNG CÂU GỐC: Chớ toan báo thù, chớ giữ sự báo thù cùng con cháu dân sự mình; nhưng hãy yêu

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Document

Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 25 cử hành ngày Chúa nhật Lễ Lá Thưa Thầy nhân lành, con phải là gì để được s

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Tác Giả: Hoàng Thu Dung MỘT NGÀY MÙA ĐÔNG Phần XVI Thùy Dương và Minh Khánh đi xuống cầu thang. Cả hai vừa vào chỗ lấy xe thì có tín hiệu máy, Thùy Dư

SỰ SỐNG THẬT

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Microsoft Word - doc-unicode.doc

I THỨ SÁU Giáo đầu Chủ sự: Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con, Cộng đoàn: cho con cất tiếng ngợi khen Ngài. Tv 94 Thỉnh ca: Nguyện Chúa Trời ban phúc lộc

Ratna Shri Vietnam Group 1

Mở đầu

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

mộng ngọc 2

ĐỨC TIN LÀ GÌ? Đức tin có một tầm quan trọng hết sức cơ bản trong cuộc sống đời người, đặc biệt là người trẻ. Một số người tự nhiên có đức tin, cơ hồ

Code: Kinh Văn số 1650

Lộn Sòng Hữu Loan Hôm nay Tuất nhất định làm cho xong hồ sơ để đưa lên ty giáo dục. Hắn cho là sở dĩ hắn bị biên chế ra khỏi trung đoàn cũng chỉ vì bả

SỰ SỐNG THẬT

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Mật ngữ 12 chòm sao- Phân tích toàn bộ các cung hoàng đạo Ma kết - Capricornus (22/12 19/1) Ma kết khi còn trẻ đều rất ngây thơ. Tôi nghĩ ngay cả chín

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Microsoft Word - unicode.doc

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Lời Chúa Là Đèn Soi Bước Chân Con, Là Ánh Sáng Chỉ Đường Dẫn Lối! (Thánh vịnh 119, câu 105) SUY NIỆM & SỐNG LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN NĂM C 3

Thiền tông và Tịnh độ tông - chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu

Chuyên đề năm 2017: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự

Kinh Từ Bi

SỰ SỐNG THẬT

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Mùa Xuân Nào Cho Em Tôi liếc nhìn chiếc đồng hồ treo tường, mười giờ đúng. Chỉ còn hai tiếng nữa là năm cũ sẽ qua đi để nhường chỗ cho năm mới. Một mù

Microsoft Word - I To03_Copy.doc

Baét Ñaàu Töø Cô Baûn (25)

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc

CHƯƠNG 2

VN-Thu Mua Giang Sinh 2014

Microsoft Word - kinhthangman.doc

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Phần 1

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

PHẦN I

Phần 1

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Lương Sĩ Hằng Tìm Lẽ Du Dương

Manna CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B Từ Trái Tim Con Người Lời Chúa: (Mc 7,1-8a ) 1 Hôm ấy, có những người Pharisêu và một số kinh

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Microsoft Word - SC_AB1_VIE.doc

SỰ SỐNG THẬT

CHƯƠNG 10

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, ) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Phar

doc-unicode

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17


Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

5 câu chuyện hay cực kỳ ý nghĩa về tình bạn

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Kinh Duoc Su Luu Ly Quang Nhu Lai Bon Nguyen Cong Duc - Ns Tam Thuong

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

CHƯƠNG I

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

(SỰ LỰA CHỌN SAI LẦM)

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Pháp Ngữ và Khai Thị của HT Diệu Liên

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Thuyết minh về một thắng cảnh quê em – Văn Thuyết minh 9

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

CHÚA NHẬT 19 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C Sống là chuẩn bị chết Lời Chúa: (Lc 12,32-48) Một hôm, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 32 "Hỡi đoàn chi

Chọn Vợ Hiền Nguyễn Thị Thanh Dương Anh Tư góa vợ khi tuổi đời còn trẻ. Anh đang đi tìm cho mình một tình yêu mới, một người vợ mới. Đối tượng anh mon

Bản ghi:

DOCAT MỖI TUẦN HỌC HỎI MỘT ĐỀ TÀI TUẦN 8 Liệu Chúa có bỏ mặc con người sau khi con người quay lưng với Chúa? Trong đời sống thường ngày, chúng ta đã từng chứng kiến biết bao chuyện hợp tan [quay lưng] trong tình cảm bạn bè, trong tình yêu đôi lứa, và trong đời sống gia đình. Nói cách khác, chúng ta phải chấp nhận sự thật của kiếp nhân sinh: Vì con người thay đổi, nên một ngày nào đó chúng ta phải nói lời chia tay với một vật hoặc một người chúng ta thích hoặc yêu. Như thế, bản chất của con người là nay còn mai mất: Họ như hoa trên đồng chỉ một cơn gió thoảng cũng làm nó biến đi, nơi nó mọc sẽ không còn vết tích (Tv 103:16). Như thế, chuyện hợp tan là chuyện bình thường trong đời sống thường ngày của con người. Và chuyện hợp tan luôn đem lại nước mắt và nỗi buồn có thể cho cả hai bên hoặc ít nhất một bên. Chuyện hợp tan xảy ra bởi một trong hai lý do sau: Lý do nội tại chúng ta không còn thích hoặc yêu tạo vật (sự vật hoặc con người) chúng ta đã từng thích hay nói một cách khác là tình yêu của chúng ta cho tạo vật đó bị thay đổi ; và lý do ngoại tại tạo vật chúng ta thích hoặc yêu bị thay đổi, và những đặc tính chúng ta thích hoặc yêu của nó biến mất. Chuyện hợp tan không chỉ xảy ra giữa con người với nhau, nhưng còn giữa con người với Thiên Chúa. Chúng ta cũng chứng kiến nhiều người bỏ Chúa để chạy theo lối sống mà họ ưa thích. Điều này đã xảy ra ngay từ khởi đầu của lịch sử nhân loại. Thật vậy, chuyện tình đầu tiên giữa Thiên Chúa và con người bị đổ vỡ khi con người đi vượt qua giới hạn mà Thiên Chúa đã vạch ra là không được đụng đến trái của cây cho biết điều thiện điều ác, vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi phải chết (St 2:16-17). Điều gì đã xảy ra cho mối tình của Thiên Chúa và con người khi con người quay lưng lại với Thiên Chúa? Theo kinh nghiệm, khi con người quay lưng lại với nhau, họ thường bỏ mặc nhau, không còn liên lạc hoặc quan tâm đến nhau. Điều này có xảy ra trong tương quan giữa con người với Thiên Chúa không? Thiên Chúa có bỏ mặc con người khi con người quay lưng lại với Ngài không? DOCAT trả lời ngắn gọn như sau: Không. Tình yêu của Chúa không bao giờ mất được (1Cr 13,8). Thiên Chúa luôn dõi theo chúng ta, tìm kiếm chúng ta đang lẩn trốn trong hang hốc, muốn đến gặp gỡ chúng ta. Ngài muốn bày tỏ cho chúng ta biết Ngài là ai. Với câu trả lời đơn giản như thế, vấn đề đã được giải quyết! Chúa không bao giờ bỏ mặc con người sau khi con người quay lưng lại với Ngài. Tuy nhiên, đọc kỹ vấn nạn trên, chúng ta 1

không thể thoả mãn với câu trả lời đơn giản đó vì vấn nạn trên chỉ được hiểu cách tường tận khi chúng ta trả lời được hai câu hỏi sau: Tại sao con người lại quay lưng lại với Thiên Chúa? Và, tại sao Thiên Chúa không bỏ mặc con người khi con người quay lưng lại với Ngài? Trước tiên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu lý do tại sao con người quay lưng lại với Thiên Chúa. Tuần trước, chúng ta đã chia sẻ với nhau về vấn nạn tự do của con người. Chúng ta đã khẳng định rằng: Tự do là món quà tuyệt hảo nhất mà Thiên Chúa ban cho con người để con người trở nên hình ảnh và giống Thiên Chúa (St 1:26). Nói cách khác, tự do là một trong những cấu tố tất yếu để con người là người. Con người trong mọi thời đại đều đấu tranh để được tự do. Chính vì đấu tranh cho tự do, con người có thể quay lưng lại với nhau và quay lưng lại với Thiên Chúa. Công Đồng Va-ti-ca-nô II nói về phẩm giá của tự do con người cách tuyệt vời như sau: Con người chỉ có thể [chọn lựa và làm điều] thiện với tự do. Sự tự do ấy những người đương thời với chúng ta rất ngưỡng mộ và hăng say theo đuổi, và họ thực có lý. Tuy nhiên, lắm lúc họ cổ võ tự do một cách lệch lạc như có thể làm bất cứ điều gì mình thích, cả điều xấu. Nhưng tự do đích thực là dấu chỉ cao cả nhất của hình ảnh Thiên Chúa trong con người. Bởi vì Thiên Chúa đã muốn để con người tự định liệu, hầu con người tự mình đi tìm Ðấng Tạo Dựng và nhờ kết hợp với Ngài con người tiến tới sự hoàn thiện trọn vẹn và hạnh phúc. Vậy phẩm giá của con người đòi họ phải hành động theo sự chọn lựa ý thức và tự do, nghĩa là chính con người được thúc đẩy và hướng dẫn tự bên trong, chứ không do bản năng mù quáng hay cưỡng chế hoàn toàn bên ngoài. Con người sẽ đạt tới phẩm giá ấy một khi nhờ tự giải thoát khỏi mọi kiềm tỏa của đam mê, con người theo đuổi cùng đích của mình trong sự tự do chọn lấy điều thiện và khôn khéo cũng như thực sự tạo cho mình những phương tiện thích ứng. Tự do của con người vì bị tội lỗi làm tổn thương nên chỉ nhờ ơn Chúa trợ lực mới có thể thực hiện việc hướng về Thiên Chúa cách hoàn toàn sống động. Vậy trước tòa án Thiên Chúa, mỗi người sẽ phải trả lẽ về đời sống của mình tùy theo chính họ đã làm điều thiện hay điều ác. 1 Trong lời dạy trên của Công Đồng Va-ti-ca-nô II, chúng ta tìm được lý do tại sao con người quay lưng lại với Thiên Chúa, là vì, con người sử dụng cách lệch lạc tự do của mình. Thay vì dùng tự do để tự mình tìm Đấng Tạo Dựng và tiến tới sự hoàn thiện trọn vẹn và hạnh phúc, con người để cho bản năng mù quáng, là những đam mê kiềm toả. Theo Kinh Thánh, lý do con người quay lưng với Thiên Chúa là con người đã nghe lời dụ dỗ của con rắn vì muốn trở nên giống Thiên Chúa theo cách mình muốn và biết thiện biết ác để phán xét người khác (xem St 3:4-6). Công Đồng Va-ti-ca-nô II trình bày điều này như sau: Ðược Thiên Chúa thiết lập trong sự công chính, tuy nhiên ngay từ đầu lịch sử, con người nghe theo Thần Dữ nên đã lạm dụng tự do của mình khi nổi dậy chống lại Thiên Chúa và muốn đạt tới cứu cánh của mình ngoài Thiên Chúa. Dù họ đã nhận 1 Va-ti-ca-nô II, Hiến Chế Gaudium et Spes, số 17. 2

biết Thiên Chúa nhưng họ đã chẳng tôn vinh Ngài như Thiên Chúa, trái lại tâm hồn mê muội của họ đã ra tối tăm và họ đã phụng sự tạo vật hơn là phụng sự Ðấng Tạo Hóa. Ðiều Thiên Chúa mạc khải cho ta biết cũng phù hợp với kinh nghiệm của ta. Bởi vì nếu nhìn sâu tận đáy lòng mình, con người cũng khám phá ra rằng mình đã hướng về sự dữ và đã ngụp lặn trong muôn vàn sự dữ là những điều không thể xuất phát từ Ðấng Tạo Hóa tốt lành của mình. Nhiều khi từ chối không nhìn nhận Thiên Chúa như nguyên ủy của mình, con người cũng phá đổ trật tự phải có để đạt tới cùng đích của mình và đồng thời phá vỡ mọi hòa hợp nơi chính bản thân cũng như đối với những người khác và với mọi loài thụ tạo. 2 Trong những lời dạy trên, Công Đồng Va-ti-ca-nô II đã trình bày cách rõ ràng rằng: Vì nghe theo Thần Dữ nên con người đã lạm dụng tự do của mình để quay lưng chống lại Thiên Chúa và đạt đến cứu cánh của mình ngoài Thiên Chúa. Tuy nhiên, điều chúng ta thắc mắc là: Điều gì xảy ra cho con người sau khi họ quay lưng lại với Thiên Chúa? Có phải Thiên Chúa đã bỏ mặc họ trong tội lỗi của họ? Theo Kinh Thánh, sau khi con người quay lưng lại với Thiên Chúa, những điều sau đây xảy ra cho họ: Mắt họ mở ra và họ nhận ra họ trần truồng, rồi họ lấy lá khâu lại để che thân (St 3:7); họ giấu mình khỏi Thiên Chúa (St 3:8); họ sợ hãi về sự trần truồng của họ (St 3: 10); họ đổ lỗi cho nhau (St 3:11-13); họ phải đau khổ và mọi vật bị chúc dữ vì họ (St 3: 16-19). Theo lời của Công Đồng Vati-ca-nô II, sau khi quay lưng lại với Thiên Chúa, con người phá đổ trật tự phải có để đạt tới cùng đích của mình và đồng thời phá vỡ mọi hòa hợp nơi chính bản thân cũng như đối với những người khác và với mọi loài thụ tạo. Thật vậy, sau khi con người quay lưng lại với Thiên Chúa, con người nhận ra có một sự chia rẽ thật sâu xa xảy ra trong chính bản thân họ, giữa họ với nhau, giữa họ với Thiên Chúa, và giữa họ với vũ trụ. Họ khao khát tìm lại thứ tự do để chọn sự thiện, để chọn Chúa, nhưng họ đã không đủ sức để tự mình chiến thắng quyền lực của sự dữ. Chính vì thế, Thiên Chúa, Đấng yêu những ai thuộc về mình, Ngài yêu thương họ đến cùng (Ga 13:1), đã sai Con Một của Ngài đến để những ai tin vào Con của Ngài sẽ được giải phóng khỏi ách nô lệ của tội lỗi và được tự do làm con Thiên Chúa (xem Ga 3:16). Công Đồng Va-ti-ca-nô trình bày viễn cảnh này như sau: [Vậy] trong chính con người đã có sự chia rẽ. Vì thế tất cả cuộc sống của con người, hoặc riêng rẽ, hoặc tập thể, đều biểu hiện như một cuộc chiến, dĩ nhiên là bi thảm, giữa tốt và xấu, giữa ánh sáng và tối tăm. Hơn nữa, con người thấy mình không đủ sức khi phải tự mình chiến thắng hữu hiệu những tấn công của sự dữ đến nỗi mỗi người cảm thấy dường như bị xiềng xích 2 Va-ti-ca-nô II, Hiến Chế Gaudium et Spes, số 13. 3

trói buộc. Nhưng chính Chúa đã đến để giải phóng con người và làm cho con người trở nên mạnh mẽ khi Ngài đổi mới tự nội tâm họ và loại ra ngoài thủ lãnh của thế gian này (xem Ga 12,31) là kẻ đã kìm giữ họ trong vòng nô lệ tội lỗi. 3 Đến đây, chúng ta có thể kết luận rằng: Những đổ vỡ xảy ra trong tương quan của con người với Thiên Chúa là do phía con người chứ không do Thiên Chúa. Nói một cách khác, chỉ có con người mới quay lưng và bỏ mặc Thiên Chúa, hay theo ngôn từ ngày hôm nay: Chúa ơi! con không còn yêu Chúa nữa, chúng ta chia tay nhé! Như vậy, những hợp tan trong cuộc sống chỉ xảy ra nơi những tạo vật hữu hạn hay thay đổi. Còn những gì là vô hạn, không thay đổi sẽ không có chuyện hợp tan. Ví dụ, trong tình yêu, chia tay hay quay lưng lại với nhau chỉ xảy ra khi tình yêu người này dành cho người kia bị thay đổi. Còn khi tình yêu dành cho nhau không thay đổi dù có những phong ba bão táp, thì chuyện quay lưng lại với nhau không bao giờ xảy ra, ngay cả khi một trong hai người qua đời [trong trường hợp này, chuyện hợp tan chỉ xảy ra trên bình diện thể lý]. Khi tình yêu không thay đổi, con người luôn gắn bó với nhau không chỉ khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc mạnh khoẻ, để yêu thương và tôn trọng nhau suốt đời, mà còn theo nhau vào cõi vĩnh phúc. Như chúng đã trình bày, những tạo vật không hoàn hảo sẽ thay đổi theo thời gian. Còn Thiên Chúa là Đấng hoàn hảo, Ngài không bao giờ thay đổi. Vì Thiên Chúa là vĩnh cửu và vô hạn, nên tình yêu của Ngài dành cho con người không bao giờ thay đổi. Ngài luôn trung thành với tình yêu và lời hứa của Ngài. Ngôn sứ I-sa-i-a cất tiếng ca tụng tình yêu tuyệt diệu không thay đổi của Thiên Chúa như sau: Có người mẹ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù người mẹ có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ (Is 49:15). Chính vì vậy, vấn đề không còn là: Liệu Thiên Chúa có bỏ mặc con người sau khi con người quay lưng lại với Ngài không? Nhưng là: Liệu con người có bỏ Chúa sau khi quay lưng với Ngài không? Hay con người sẽ làm gì sau khi quay lưng lại với Thiên Chúa? Tại sao Thiên Chúa không bỏ rơi con người khi con người quay lưng lại với Ngài? Ngài đã làm gì? Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi con người vì Ngài không bao giờ chối bỏ chính mình. Ngài đã đi tìm con người dù con người trốn Ngài (xem 3:8). Ngay khi con người quay lưng lại với Ngài, Thiên Chúa đã hứa ban cho con người Đấng Cứu Độ: Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy, dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó (Gem 3:15). Quả thật, Thiên Chúa đã không bao giờ bỏ mặc con người ngay cả khi con người sử dụng tự do của mình để chống lại Ngài, để quay lưng lại với Ngài. Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo dạy chúng ta về tình yêu vô biên của Thiên Chúa như sau: Sau khi tạo dựng, Thiên Chúa không bỏ mặc thụ tạo của Ngài. Không những Thiên Chúa cho chúng hữu thể và hiện hữu, nhưng Ngài còn luôn luôn giữ gìn chúng hiện hữu, cho chúng có thể hoạt động và dẫn đưa chúng đến cùng đích của chúng. Nhận biết sự lệ thuộc tuyệt đối như vậy vào Đấng Tạo Hoá là nguồn mạch của sự khôn ngoan và tự do, của niềm vui và sự tin 3 Va-ti-ca-nô II, Hiến Chế Gaudium et Spes, số 13. 4

tưởng: Quả thế, Chúa yêu thương mọi loài hiện hữu, không ghê tởm bất cứ loài nào Chúa đã làm ra, vì giả như Chúa ghét loài nào, thì đã chẳng dựng nên. Nếu như Ngài không muốn, làm sao một vật tồn tại nổi? Nếu như Ngài không cho hiện hữu, làm sao nó có thể được duy trì? Lạy Chúa Tể là Đấng yêu sự sống, Chúa xử khoan dung với mọi loài, vì mọi loài đều là của Chúa (Kn 11,24-26). 4 Tóm lại, chỉ có con người bỏ Thiên Chúa khi quay lưng lại với Ngài, còn Thiên Chúa không bao giờ bỏ con người. Ngài không bao giờ ngừng yêu con người, bởi vì Thiên Chúa là tình yêu (1 Ga 4:8, 16). Nếu bản chất của Ngài là tình yêu, Thiên Chúa không bao giờ ghét con người, dù con người có quay lưng lại với Ngài. Quả thật, Thiên Chúa vẫn đợi con người như người cha trong dụ ngôn Người Cha Nhân Hậu trong Tin Mừng của Thánh Lu-ca (15: 11-32). Ngài luôn chờ để phục hồi phẩm giá cao quý mà chúng ta đánh mất khi phạm tội vì bất phục tùng: Ngài luôn yêu thương những kẻ thuộc về mình và Ngài yêu thương họ đến cùng (Ga 13:1). 4 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, số 301. 5