Microsoft Word - 09_Tuong_Thong_Voi_Nguoi_Va_Dat.doc

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - 11_Phep_Hoi_Xuan doc

Niệm Phật Tông Yếu

Con Đường Khoan Dung

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

ĐƯỜNG VỀ THIÊN QUỐC

Con đường dẫn đến chân hạnh phúc

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Microsoft Word - ptdn1257.docx

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Bồ Tát giới đệ tử Bành Tế Thanh luận (*) Việt Dịch: Sư Bà Hải Triều Âm ---o0o--- Nguồn Chuyển sang e

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Ái Người sống mặc buông lung Ái tăng như dây rừng Sống đời này đời khác Như vượn tham quả rừng. (1) Bàng bạc trong kinh Phật, chữ Ái được nhắc đến hầu

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

NĂM MỚI, LÀM MỚI CUỘC SỐNG Thích Nữ Hằng Như Thời gian trôi qua thật nhanh, mới đó mà đã hết một năm. Tự hỏi, một năm trôi qua chúng ta đã làm được nh

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

PHÁP NGỮ HT.Tuyên Hóa Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link Audio Tại Website

daithuavoluongnghiakinh

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

TRUNG PHONG PHÁP NGỮ

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

CHƯƠNG 10

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni Đời Đường, Tam tạng Bất Không dịch 1 Việt dịch: Quảng Minh Kính lạy đấng đại bi Quán Âm Ng

I _Copy

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

Phân tích vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

DOI LOI PHAT DAY A5

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

ttvnctk20

Lương Sĩ Hằng Tha Thứ Và Thương Yêu

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

Kinh Niệm Phật Ba La Mật - 4

Phần 1

Mở đầu

Lương Sĩ Hằng Ðại Hạnh Siêu Sinh

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

37 Pháp Hành Bồ Tát Đạo 37 Pháp Hành Bồ Tát Đạo Nam mô Quán Tự Tại Bồ Tát Bảo-Thanh-Tâm chuyển Việt-ngữ Con đem thân khẩu ý chí tâm đảnh lễ vị đạo sư

Microsoft Word - doc-unicode.doc

ĐẠO ĐỨC LẻM NGƯỜI

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

(Microsoft Word - Nghi th?c t?ng ni?m CH\332 \320?I BI V\300 GI?NG GI?I.doc)

ptdn1020

Microsoft Word - ptdn1252.docx

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

Lương Sĩ Hằng Tìm Lẽ Du Dương

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Pháp Ngữ và Khai Thị của HT Diệu Liên

Đau Khổ

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

THIỀN TÔNG VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ 20 H.T THÍCH THANH TỪ Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên namthi

CHƯƠNG 1

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

TừThiệnThầyWrote_2014

Great Disciples of the Buddha

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Lời Người Dịch Bệnh tật đeo theo để khổ đời Con người vì bệnh phải mòn hơi 1

ptdn1241

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

TUỆ QUANG 慧光 FOUNDATION

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Duyên Nghiệp Dẫn Tu Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại :

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Code: Kinh Văn số 1650

À TÌM NHAU Tôn-Nữ Mai-Tâm Cánh hoa Mai tan tác rơi từng mảnh Rũ rượi buồn Tâm héo úa tàn phai Đúng lúc tinh thần Uyển Nhi như đang rơi vào tình trạng

Do có sự ký thác từ bốn câu thơ khoán thủ của Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ, ngôi nhà của Mõ lúc nào cũng có hoa trổ sặc sỡ bốn mùa, không những hoa trổ tro

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

Thien yen lang.doc

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 19

Microsoft Word - coi-vo-hinh.docx

Mật ngữ 12 chòm sao- Phân tích toàn bộ các cung hoàng đạo Ma kết - Capricornus (22/12 19/1) Ma kết khi còn trẻ đều rất ngây thơ. Tôi nghĩ ngay cả chín

Kinh Từ Bi

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh

VINCENT VAN GOGH

Thuyết minh về hoa sen – Văn mẫu lớp 8

ĐỨC TIN VÀ SỰ CẦU NGUYỆN Trong cuộc sống hàng ngày từ ngàn xưa đến nay, cầu nguyện là một nhu cầu thiết yếu đối với mọi lãnh vực như làm ăn,mua bán, h

Biên soạn: Quách Cư Kính 24 TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO TẬP 2 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

HỒI I:

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

Kinh Duoc Su Luu Ly Quang Nhu Lai Bon Nguyen Cong Duc - Ns Tam Thuong

Microsoft Word - ptdn1250b.docx

Tam Quy, Ngũ Giới

Nam Tuyền Ngữ Lục

1 KINH VĂN THÙ SƯ LỢI SỞ THUYẾT MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT Tác Giả: Đời Lương Tam Tạng Mạn Đà La Tiên Dịch Giả: Hòa Thượng Thích Minh Lễ Tôi nghe như vầy

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI N

TRANG 54 ÁI HỮU CÔNG CHÁNH Chữ Tâm Trong Văn Học Việt 1. Dẫn nhập C hữ Tâm tiềm tàng trong mọi áng văn Việt như trong truyện Kiều, trong Quan Âm Thị K

Bản ghi:

Tương Thông Với Người: Từ tư thế trở về với chính mình, nắm tay ở trước ngực, mở hai tay ra và đem hai bàn tay ra ngang hai vai (xem hình) đồng thời hít vào, nín thở lại đẩy hai tay ra hai bên, tay song song với mặt đất, các ngón tay hơi hướng lên trời, căng thẳng hai tay ra rồi kéo tay ra phía sau một chút, đồng thời nhón chân len thư giãn, đồng thời thở ra và đem hai tay trở về trước ngực (tuy động tác này giúp tim mạch hoạt động tết nhưng người yếu tim lúc đầu không nên căng mạnh). Lập lại động tác này hai lần nữa. Lần sau cùng tức là lần thứ ba giữ tư thế tương thông với người từ một đến ba phút hay lâu hơn càng tết (người yếu tim lúc đầu không nên giữ lâu quá hai phút, tập một thời gian, tăng dần lên, chính động tác này giúp cho tim hoạt động điều hòa). Nhớ ý thức hơi thở ra và vào. (xem hình). Ý nghĩa: Đầu đội trời, chân đạp đất, hai tay dang ra biểu tượng sự tương giao với mọi người và muôn loài. Nó còn có ý nghĩa ta thay trời mở đất mênh mông, trời che đất chở ta thong thả (sống an nhiên tự tại). Nguồn gốc: Xuất phát từ tư thế của người nông dân dang hai tay ra và vươn vai lúc mệt nhọc, tư thế của người nông dân rải hột giống. Tác dụng: Giúp tim hoạt động điều hòa. Dần dần hơi thở chậm lại. Sáu hơi thở trong một phút, sẽ làm các cơ tim khoẻ mạnh và có thể tránh được bệnh dồn máu cơ tim (heart attack). Người tập tạo được năng lực nội tại vững mạnh. Động tác này thanh lọc thể xác và tinh thần qua sự tĩnh lặng và quân bình tâm trí. Xây dựng lòng tự tin, lòng can đảm và sức mạnh nội tại để đương đầu và khắc phục các vấn đề phức tạp của cuộc sống. Phát triển và duy trì niềm vui nội tâm. Nhận thức được bản chất thật sự mối tương quan giữa mình và người; dần dần đưa tới trạng thái không còn phân biệt mình và người: thương người như thể thương thân. Tư thế này giúp chúng ta tư hiểu mình một cách sâu sắc và trở thành người thiện lành, sống thật với chính mình và người với lòng trong sáng, mang tính hướng thiện, tạo điều kiện thuận lợi để thăng hoa con người và cuộc sống. Ghi chú 1: Tập động tác này thường xuyên, dần dần giúp người tập ý thức một cách sâu sắc và hiểu nghiệm sự tương quan giữa mình và người, vạn vật cùng thiên nhiên. Tất cả mọi sự vật, kể cả con người, đều tùy thuộc lẫn nhau để sinh tồn. Con người không thể coi mình khác hơn các sinh vật khác. Thân xác con người tùy thuộc vào thức ăn, cây cối nước, dưỡng khí, ánh sáng mặt trời, v.v... để sống, tâm trí cũng tùy thuộc sự hiện hữu của tư tưởng mà tư tưởng lại dựa vào dữ kiện cảm giác bắt nguồn từ thế giới bên ngoài. Từ sự hiểu nghiệm đó, người tập trực nhận con người với thiên nhiên cùng một thể cho nên ông Trần Cao Vân đã viết: " Chưa sinh Trời - Đất có Ta trong Ta cùng Trời - Đất ba ngôi sánh Trời Đất in Ta một chữ đồng... " Người tập Dưỡng Sinh Y Đạo Thái Hòa dần dần xây dựng nếp sống bảo vệ và hòa hài với thiên nhiên. Ghi chú 2: Động tác tương thông với người giúp cho người tập ý thức được sự tai hại của việc "siêu hình hóa tinh thần" cũng như "siêu hình hóa vật chất." Trích từ Dưỡng Sinh Y Đạo Thái Hòa Trang 1

Siêu hình hóa tinh thần và siêu hình hóa vật chất làm mất vai trò của con người. ông Krishnamurti cách đây gần nửa thế kỷ đã cảnh cáo: "Tất cả những tôn phái, học thuyết nào còn mang cho các ngài một hệ thống ý thức để giải quyết sự đau khổ, kinh tế, xã hội hoặc tôn giáo thì đó đúng là mối hiểm họa tai hại nhất, bởi vì lúc bấy giờ hệ thống ý thức lại trở thành quan trọng, chứ không phải là con người. Đó là hệ thống ý thức tôn giáo hay hệ thống ý thức của phái tả hay phái hữu. Hệ thống ý thức trở thành quan trọng, triết lý ý tưởng, những thứ ấy trở thành quan trọng, chứ không phải con người nữa, vì tranh đấu cho một lý tướng, cho ý thức hệ, các ngài sẵn sàng hy sinh toàn thể nhân loại; đó là điều đang xảy ra hiện nay trên thế giới. 1 " Làm sao có thể tự hào rằng nhân loại văn minh tiến bộ khi con người ngày ngày càng gia tăng thù hận, bạo lực, khủng bố, chiến tranh xảy ra khắp nơi, và hết dạ tin sùng luật rừng "mạnh được yếu thua ", và luật biển "cá lớn nuốt cá bé. " Bỏ ra một ít thời giờ tương thông với người; tập động tác tương thông với người mỗi ngày, dần dần người tập ý thức về mình (tự biết mình) và "hiểu nghiệm sự tương quan hài hòa" giữa mình và người một cách sâu sắc. Từ đó con người ý thức rằng nhân loại có màu da khác nhau, mặc quần áo khác nhau, có những truyền thống khác nhau, sống trong những nền văn hóa khác nhau, nhưng tất cả chỉ là bề ngoài. Bên trong chúng ta cùng đều có một trái tim, một khối óc. Khi đói chúng ta đều đói như nhau, lúc khát cũng khát như nhau, chúng ta đều có cảm giác vui buồn như nhau. Chúng ta đều là con người cùng sống trên trái đất này. Từ ý thức đó, con người trở về với con người, cùng nhau sống yên vui thanh bình. Người phục vụ người. Con người không thể giết nhau để phục vụ Thượng Đế. Điều thiết yếu cho con người là tình thương và trí tuệ chứ không phải là tín ngưỡng 2. Trở về với con người là trở về "con đường nhân bản" trên nền tảng tinh thần nhân chủ để xây dựng một nền văn hóa hòa bình nhân bản dân tộc, mang tính khai phóng và dung hóa trong giao lưu qua lăng kính nhân chủ và dân chủ dung hợp được tư do và cồng bằng: công bằng là đạo lý người ta ở đời (ca dao). Và cũng từ ý thức về sự tương quan hài hòa giữa người với người, với thiên nhiên, con người thay đổi cái nhìn: từ cái nhìn tác động một chiều, mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé, sang cái nhìn tác động hai chiều, từ cái nhìn mâu thuẫn hủy diệt sang cái nhìn đối lập thống nhất. Từ xưa đến nay con người tôn sùng luật mâu thuẫn hủy diệt, với tác động một chiều, mạnh được yếu thua, độc quyền chân lý mang tính tự tôn tự hữu thì xã hội luôn luôn bị xáo trộn, tranh chấp một mất một còn, bạo lực khủng bố, chiến tranh xảy ra khấp nơi. Cho nên ông Kirshnamurti cách nay hơn nửa thế kỷ cho đến khi chết đã khẩn thiết kêu gọi phát động một cuộc cách mạng triệt để trong tâm thức con người, một cuộc chuyển hóa thực sự về toàn bộ cơ cấu tâm lý con người. Đức Đạt Lai Lạt Ma thì đề xướng: cách mạng tâm linh. Chuyển hóa tâm thức hay cách mạng tâm linh là chìa khóa thay đổi cái nhìn, cách suy nghĩ (tư duy) lối sống, thế ứng xử, v.v... Từ sự chuyển hóa đó, con người mới xây dựng được "nếp sống hài hòa" để cùng nhau chung sống yên vui thanh bình, và kiến lập nền văn minh nhân bản đích thực. 1 Krishnamurti. Tự Do Đầu Tiên và Cuối Cùng, Phạm Công Thiện dịch, Nhà Xuất Bản Đại Nam, in lần 2, 1983 trang 25. 2 Daila Lama. Ethics for the New Millennium, Penguin Putman, Inc., NY 1999, trang 234. Trích từ Dưỡng Sinh Y Đạo Thái Hòa Trang 2

Từ tác động một chiều chuyển sang tác động hai chiều (có đi có lại mới toại lòng nhau) trong tinh thần "công bằng là đạo người ta ở đời." Từ độc quyền chân lý chuyển sang chấp nhận dị biệt (rằng trong lẽ phải có người có ta, và trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ) và khước từ bạo lực (khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời). Cho nên việc khẩn thiết hiện nay là từng người trong chúng ta phải ý thức tầm quan trọng của cuộc chuyển hóa tâm thức. Ghi chu 3: Các tư thế của Dưỡng Sinh Y Đạo Thái Hòa giúp cho người tập trở về với chính mình, tự quan sát mình trong tĩnh lặng. Đó là chìa khóa mở cánh cửa của sự chuyển hóa tâm thức. 80% bệnh tật có liên hệ đến xương sống vì mỗi đốt hoặc mỗi đoạn xương sống chủ trì một số cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Trích từ Dưỡng Sinh Y Đạo Thái Hòa Trang 3

TƯƠNG THÔNG VỚI NGƯỜI: Ghi chu 4: Con người không thể điều chỉnh được nhịp đập của tim cũng như nhịp bóp của dạ dày, nhưng lại rất dễ điều chỉnh nhịp thở của mình. Qua kinh nghiệm chúng ta nhận thấy THỞ, SUY NGHĨ VÀ TINH THẦN có mối liên hệ mật thiết sâu xa. Tinh thần ổn định và quân bình nhờ sự luân phiên vào ra của việc thở chậm, sâu, điều hòa. Khi thở đúng cách, hơi thở sẽ làm trong sạch cơ thể (khoẻ mạnh, phòng bệnh) và khiến cho tâm trí quân bình, thoải mái giúp cho tâm linh phát triển một cách hồn nhiên và trong sáng. Trích từ Dưỡng Sinh Y Đạo Thái Hòa Trang 4

Tương Thông Với Đất:.. Từ tư thế trở về với chính mình, mở hai bàn tay, đem ra ngang hai vai, đồng thời hít vào, nín thở lại mở rộng các ngón tay ra đồng thời đẩy hai bàn tay hướng xuống đất, tạo một góc 30 độ với thân người, căng thẳng hai tay đồng thời nhón chân lên, rồi thư giãn, thở ra và đem hai bàn tay trở về trước ngực. Lập lại hai lần nữa. Lần cuối cùng tức là lần thứ ba giữ tư thế tương thông với đất từ một đến ba phút hay lâu hơn. Thở bình thường và tự nhiên. Luôn ý thức hơi thở: thở ra biết đang thở ra, hít vào biết đang hít vào. Ý Nghĩa: Hình ảnh hai bàn tay mở ra, tay buông xuôi xuống đất, biểu tượng sự buông xã tất cả. Hình ảnh buông thả đó có ý nghĩa làm bất cứ việc gì cũng làm với cái tâm buông xả, không kỳ vọng sự đền đáp hay tán dương. Nếu xả bỏ một ít sẽ có một ít bình an, nếu xả bỏ nhiều sẽ được bình an nhiều; nếu xả bỏ hoàn toàn sẽ thấu hiểu một cách sâu sắc thế nào là bình an và tự do. Sống với nếp sống xả bỏ đó và ý thức được tất cả đều trở về với cát bụi, không có cái gì của mình, kể cả thân xác. Dần dần người tập trực nhận được bản chất thật sự của con người. Một khi ý thức được điều đó tức khắc gánh nặng của cuộc sống sẽ được nhấc đi. Người tập sẽ không còn bận tâm đi tìm hạnh phúc. Khi chúng ta không còn quan tâm đi tìm hạnh phúc thì sự an lạc tự thể hiện.. Nguồn Gốc: Xuất phát từ động tác của người nông dân vẩy hoặc vuốt tất cả bùn dơ dính trên tay để hút một điếu thuốc hay uống một ngụm nước hoặc chuẩn bị dùng cơm trưa ngoài đồng ruộng. Tác dụng: Đấy các độc tố gây bệnh tật, căng thẳng, chán nản, lo âu, sợ hãi, sân hận, v.v... ra khỏi cơ thể. Tẩy rửa năng lượng xấu. Giúp thận hoạt động điều hòa, tăng cường hệ thống miễn nhiễm. Động tác này đem lại lợi ích cho cả thể chất và tâm linh; thanh lọc thân tâm. Động tác này giúp cho việc tái tạo "nguyên khí" bị mất đi và làm giảm đi những căng thẳng. Ghi chú: 1. Có thể khi hít hơi vào nghĩ rằng đem năng lượng của vũ trụ vào nuôi cơ thể; khi thở ra nghĩ rằng đang đem độc tố gây bệnh, phiền não, lo âu, căng thẳng, mở (dưới dạng CO 2 ) ra khỏi cơ thể. 2. Một danh y của Hoa Kỳ, Lewis Thomas đã nhận xét: "Ta tự làm ta phát bệnh vì cứ mãi ưu tư quá về sức khỏe" (we make ourselves sick by worring about our health). Vậy hãy an vui trong mọi sinh hoạt của cuộc sống: ăn uống, tập luyện cơ thể, đi bộ, uống thuốc (theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, xem như uống thuốc bổ), đọc sách, nghe nhạc, trong sở lợi dụng mọi tình huống lấy lại năng lượng (xem phần sau), làm vườn và v..v... Thở đúng cách - chậm, sâu, đều - thường xuyên (lúc tập và trong lúc sinh hoạt hàng ngày) thì hai, ba tháng, lượng serotonin, một chất được não sản xuất ra ảnh hướng rất nhiều đến trạng thái tâm linh và khả năng tập trung của con người, sẽ khiến cho bạn không thấy mệt mỏi, tăng cường khả năng tập trung cao. 3. Một tháng sau khi căng thảng hai tay, đồng thời nhón góc lên mot chút, căng hai chân (kể cả hai tay). Trích từ Dưỡng Sinh Y Đạo Thái Hòa Trang 5

TƯƠNG THÔNG VỚI ĐẤT Vĩnh Như Tủ Sách Việt Thường Trích từ Dưỡng Sinh Y Đạo Thái Hòa Trang 6