Macro Trắc Nghiệm Chương 5 Võ Mạnh Lân TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 5: TIỀN TỆ, NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (SÁCH BÀI TẬP KINH TẾ

Tài liệu tương tự
Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Để hiểu xem một Ngân hàng Th

Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Bởi: Nguyễn Hoàng Minh Khá

CHƯƠNG V: TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Microsoft Word - Tran Thi Thuy Linh.doc

BỘ TÀI CHÍNH Số: 05/2019/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 25 th

CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SỐ 4 Địa chỉ: Số 320 đường Hưng Phú, Phường 09, Quận 08, Thành phố Hồ Chí Minh. CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SỐ 4 Mã số thuế: 0 3

Microsoft Word - Thuy?t minh BCTC 6th-N

Lo¹i tµi khon I

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

CÔNG TY CP CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ VIỆT NAM BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUÝ III.2018 Cho kỳ hoạt động từ ngày 01/01/2018 đến ngày 30/09/2018 HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 201

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc STT DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT HẾT HIỆU LỰC TOÀN B

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

BCTC Mẹ Q xlsx

Việt Nam Dân số: 86,9 triệu Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,0% GDP (PPP, tỷ USD): 278,6 GDP bình quân đầu người (PPP, USD): Diện tích: km2 T

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Số: 29/2011/NĐ-CP

Tác động của cổ phần hóa đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tác động của cổ phần hóa đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doa

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ TÀI CHÍNH

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CHO NĂM KẾT THÚC NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (dưới đây

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÀI CHÍNH BỘ MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN Môn học: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Thời gian làm b

10. CTK tin chi - KE TOAN.doc

BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115

UL4_Brochure FINAL Review

Đức Hùynh Phú Sổ Chủ Trương Tòan Dân Chánh Trị

TRƯỜNG ĐH GTVT TPHCM

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT Ngày 30 tháng 06 năm 2011 Đơn vị tính là Đồng Việt Nam ngoại trừ có ghi

SSI BCTC hop nhat final to issue - BTKT.doc

CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP DANA-Ý Báo cáo tài chính Đường số 11, Khu công nghiệp Thanh Vinh, Cho kỳ hoạt động từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/03/2015 quận Li

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

Quốc hội CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hòa bình-độc lập-dân chủ-thống nhất-thịnh vượng Số 11/QH Viêng chăn, ngày 9/11/2005 LUẬT DOA

PRUDENTIAL-DKHD-PRUKHOIDAULINHHOAT-BIA-T

TOM TAT TRINH NGAN HA.doc

LUẬT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị qu

Microsoft Word - BCTC Quy IV_ phat hanh

Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn và các công ty con Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ cho giai đoạn sáu tháng kết thúc ngày 30 tháng 6 n

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam và các công ty con Thông tin về Công ty Giấy chứng nhận ngày 20 tháng 11 năm 2003 Đăng ký Doanh nghiệp số 0300

Microsoft Word - Vinamilk-FS Separate-VN-Final sign.doc

Microsoft Word - On thi TC Tien Te - Chuyen vien NHNN.doc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

B312 M?U BCKT

(Microsoft Word - \320I?U L? C\324NG TY V?n 460 ty)

Microsoft Word - Thuyet minh BCTC Hop Nhat

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

Microsoft Word - HEV_BCTC nam 2009 da kiem toan.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ GIAO NHẬN VẬN TẢI XẾP DỠ TÂN CẢNG BÁO CÁO CỦA BAN GIÁM ĐỐC Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cản

Untitled

HỢP ĐỒNG MỞ TÀI KHOẢN GIAO DỊCH KÝ QUỸ CHỨNG KHOÁN Hôm nay, ngày tháng năm 20..., tại trụ sở Công ty TNHH Chứng khoán ACB chúng tôi gồm có: A. BÊN CHO

CÔNG TY CỔ PHẦN NICOTEX Số 114 phố Vũ Xuân Thiều, quận Long Biên, thành phố Hà Nội Báo cáo của Ban Giám đốc BÁO CÁO CỦA BAN GIÁM ĐỐC Ban Giám đốc Công

Generated by Foxit PDF Creator Foxit Software For evaluation only. BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP NĂM TÀI CHÍNH KẾT THÚC NGÀY

DANH MỤC ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC

DIGNITY HEALTH CHÍNH SÁCH VÀ THỦ TỤC QUẢN LÝ TỪ: CHỦ ĐỀ: SỐ CHÍNH SÁCH: Ban Giám Đốc Dignity Health Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Arizona NGÀY CÓ

CHÍNH PHỦ

10SAI SÓT NGHIỆP VỤ XUẤT NHẬP KHẨU TÌNH HUỐNG THỰC TẾ KHIẾN DOANH NGHIỆP TRẢ GIÁ ĐẮT

AC401VN Du thao BCTC da kiem toan Portcoast_sent

QUỐC HỘI Luật số: /201 /QH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự thảo 2 LUẬT CHỨNG KHOÁN Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hò

Microsoft Word - 1. QF75_Cover page_ VNL doc

CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HÓA DU LỊCH GIA LAI Báo cáo tài chính Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2008 Gia Lai CTC

Nguồn Động lực BÁO CÁO CỦA Sample Report Nguồn Động lực Bản đánh giá Phong cách động lực Báo cáo của: Sample Report Ngày: 08/06/2017 Bản quyền Copyrig

Report of the Board of Management and

Example VAS Limited

UL3 - APTDUV [Watermark]

BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT ĐÃ ĐƯỢC SOÁT XÉT Của: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TỔNG HỢP HÀ NỘI Cho kỳ kế toán từ ngày 01/01/2014 đến ngày 30/06/2014

TRÖÔØNG ÑH KINH TEÁ TP

Chuyên đề 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm quản lý hành chính

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

Microsoft Word - Bia trong.doc

ĐIỀU LỆ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI c ố PHÀN BẮC Á Tháng 4 năm

TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP 1 Hình thức đầu tư nào dưới đây là đầu tư tài chính? A. Đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất B. Đầu tư nghiên cứu cải tiến hoạt độn

SỞ GDĐT BẮC NINH PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi: KHXH - Môn: Lịch sử Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gia

Vinashin: Vỡ nợ hay phá sản về chiến lược? Nam Nguyên, RFA Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin làm thất thoát tỷ đồng gâ

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I Giấy chứng nhận ĐKKD số do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20 tháng 7 năm 2005, đăng ký thay

Microsoft Word - Vietnam Gap ghenh phia truoc.docx

CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH GIÁO DỤC TẠI TP HỒ CHÍ MINH Báo cáo tài chính hợp nhất Quý 1 năm 2019

BCTC Hop nhat Transimex-Q xls

KT01009_NguyenVanHai4C.docx

Microsoft Word - Savico-FS2015-Consol-VN-Final

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

Microsoft Word - 5.Dự thảo Báo cáo BKS PVC-IC tại ĐHCĐ 2015.docx

doc.docx

CÄNG TY CÄØ PHÁÖN XÁY LÀÕP THÆÌA THIÃN HUÃÚ THUA THIEN HUE CONSTRUCTION JOINT-STOCK CORPORATION CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP THỪA THIÊN HUẾ Trụ sở : Lô 9 P

AASC

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC & TRIỂN VỌNG VĨ MÔ (A) Đã có những dấu hiệu ban đầu cho thấy nền kinh tế được cải thiện 1. Chỉ số PMI HSBC đã vượt 50 vào tháng 11

Số: 88/2012/BCTC-KTTV-KT1 BÁO CÁO KIỂM TOÁN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP NĂM 2011 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CMC Kính gửi: CÁC CỔ ĐÔNG, HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH Tên tiếng Anh: FINANCIAL MARK

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG Môn Tin học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngành khoa học tin học, hình thành và phát

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

Chương 5: Định giá chứng khoán ÔN TẬP CHƯƠNG 5: ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN I/ Định giá trái phiếu 1. Lý thuyết - Trái phiếu (bond) là công cụ nợ dài hạn do

ĐIỀU 1:

Microsoft Word Bia va muc luc.doc

Microsoft Word - Các QĒ 214 vÀ cùng sự chớ Ăạo của TT - ngÀy 9-7 (1) (2)

Bản dịch không chính thức Việt Nam Hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ và nhu cầu nội địa cao là yếu tố làm cho tăng trưởng GDP năm 2018 đạt mức cao nhất tron

Nhận định kinh tế Việt Nam năm 2013 và triển vọng năm 2014 (Tài chính) Năm 2013 là năm thứ 6, Việt Nam rơi vào trì trệ, tăng trưởng dưới tiềm năng. Đâ

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG - TMC BÁO CÁO TÀI CHÍNH cho năm tài chính kết thúc tại ngày 31 tháng 12 năm 2011 đã được kiểm toán

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

BẢN TIN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 27 tháng 2 năm 2015 kpmg.com.vn BẢN TIN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Thử bàn về chiến lược chiến thuật chống quân Minh của vua Lê Lợi Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm

Bài giảng Tổ chức sản xuất Người soạn: Trương Hạnh Ly - 1 -

Bản ghi:

TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 5: TIỀN TỆ, NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (SÁCH BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ NXB KINH TẾ TP.HCM) Câu 1: Số nhân tiền tệ được định nghĩa là: A. Hệ số phản ánh sự thay đổi trong lượng cầu tiền khi thay đổi một đơn vị tiền mạnh. B. Hệ số phản ánh sự thay đổi trong sản lượng khi thay đổi một đơn vị tiền mạnh. C. Hệ số phản ánh sự thay đổi trong sản lượng khi thay đổi một đơn vị trong tổng cầu. D. Hệ số phản ánh lượng thay đổi trong mức cung tiền khi thay đổi một đơn vị tiền mạnh. Số nhân tiền tệ là hệ số phản ánh mức thay đổi của lượng cung tiền khi lượng tiền mạnh thay đổi một đơn vị: k M = Câu 2: Trong điều kiện lý tưởng, số nhân tiền tệ sẽ bằng: A. Một chia cho xu hướng tiết kiệm biên. B. Một chia cho một xu hướng tiêu dùng biên. C. Một chia cho tỷ lệ cho vay. D. Một chia cho tỷ lệ dữ trữ. Trong điều kiện lý tưởng (mọi người có tiền mặt đều gửi vào ngân hàng, C M = 0, c = 0) thì số nhân tiền tệ sẽ bằng: k M = Câu 3: Giả sử dự trữ bắt buộc là 10%, dự trữ tùy ý là 10%, tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền ký thác ở ngân hàng là 60%. Số nhân tiền tệ trong trường hợp này sẽ là: A. k M = 3 B. k M = 4 C. k M = 2 D. k M = 5 1

Tỷ lệ dự trữ chung: d = dbb + dty = 10% + 10% = 20% Số nhân tiền tệ: k M = 2 Câu 4: Với vai trò là người cho vay cuối cùng đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương có thể: A. Ổn định được số nhân tiền. B. Tránh được cơn hoảng loạn tài chính. C. Tạo được niềm tin vào hệ thống ngân hàng. D. Cả ba vấn đề trên. Ngân hàng trung ương với các chức năng chủ yếu: Quản lý ngân hàng trung gian. Ngân hàng của các ngân hàng trung gian. Cơ quan độc quyền in và phát hành tiền. Ngân hàng của chính phủ. Nên có khả năng điều chỉnh sản lượng quốc gia và mức giá chung nên có thể ổn định được số nhân tiền, giúp tránh được cơn hoảng loạn tài chính và tạo niềm tin vào hệ thống ngân hàng thông qua các chính sách tiền tệ và tín dụng. Câu 5: Chính phủ có thể giảm bớt lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế bằng cách: A. Bán chứng khoán của chính phủ trên thị truưường chứng khoản. C. Tăng lãi suất chiết khấu. D. Tăng tỷ lệ dữ trự bắt buộc. D. Các câu trên đều đúng. 2

Khi muốn giảm lượng cung tiền trong nền kinh tế, chính phủ sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thu hẹp (thắt chặt): Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tăng lãi suất chiết khấu. Bán ra chứng khoán. Câu 6: Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất: A. Ngân hàng trung gian áp dụng đối với người gửi tiền. B. Ngân hàng trung gian áp dụng đối với người vay tiền. C. Ngân hàng trung ương áp dụng đối với ngân hàng trung gian. D. Ngân hàng trung ương áp dụng đối với công chúng. Ngân hàng trung ương đưa ra một lãi suất nhất định khi cho các ngân hàng trung gian vay tiền gọi là lãi suất chiết khấu. Câu 7: Giả sử lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế là 1400, tiền cơ sở là 700, tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền ký thác là 80%, dự trữ tủy ý là 5%, vậy dự trữ bắt buộc sẽ là: A. 10% B. 5% C. 3% D. 2% Lượng cung tiền: M = C M + D M = 1400 Mặt khác, tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền ký thác: c = = 80% Nên lượng tiền mặt ngoài ngân hàng và lượng tiền ký thác là: C M = và D M = 3

Bên cạnh đó lượng tiền cơ sở: H = C M + R M = 700 R M = H C M = 700 = Tỷ lệ dự trữ chung: d = = = 10% Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: dbb = d dty = 10% 5% = 5% Câu 8: Nếu ngân hàng trung ương mua 100 tỷ đồng chứng khoán và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì: A. Lượng tiền mạnh tăng 100 tỷ đồng. B. Lượng cung tiền giảm. C. Lượng cung tiền tăng. D. Câu A và C đúng. Nếu ngân hàng trung ương mua 100 tỷ đồng chứng khoán sẽ làm tăng lượng tiền mạnh: H 100 tỷ đồng Nếu ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm số nhân tiền tệ tăng, do tỷ lệ dự trữ bắt buộc tỷ lệ nghich với số nhân tiền tệ: k M = Do cả lượng tiền cơ sở và số nhân tiền tệ đều tăng nên lượng cung tiền cũng tăng: M = k M. H Câu 9: Hàm số cầu về tiền phụ thuộc vào: 4

A. Lãi suất và sản lượng. B. Chỉ có sản lượng. C. Chỉ có lãi suất. D. Nhu cầu thanh toán. Cầu tiền phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu là sản lượng quốc gia và lãi suất: L M = f(y, r) =Lo + Lm.Y + L.r Câu 10: Nếu lãi suất tăng lên sẽ dẫn đến giá chứng khoán trên thị trường: A. Giảm xuống. B. Không đủ thông tin để kết luận. C. Không thay đổi. D. Tăng lên. Lãi suất tỷ lệ nghịch với giá chứng khoán trên thị trường: r = Lợi tức cổ phần (zcp) không đổi nên khi lãi suất (r) tăng lên sẽ làm giá cổ phiếu (pcp) giảm xuống. Câu 11: Nếu giá chứng khoán cao hơn mức giá cân bằng, lúc đó: A. Mức cầu về tiền cho đầu cơ tăng lên. B. Mức cầu về tiền cho đầu cơ giảm xuống. C. Lãi suất có xu hướng giảm xuống. D. Lãi suất có xu hướng tăng lên. 5

Nếu giá chứng khoán (P1) cao hơn mức giá cân bằng (Po) thì mức lãi suất tương ứng (r1) sẽ thấp hơn lãi suất cân bằng (ro). Thị trường xảy ra tình trạng dư thừa cổ phiếu. Do đó, lãi suất sẽ có xu hướng tăng lên, tiến về điểm lãi suất cân bằng để kéo giá chứng khoán về với mức giá cân bằng. r P S M S M r o E P 1 P o E r 1 L M LM Lượng tiền Lượng trái phiếu Câu 12: Giả sử hàm cầu về tiền ở một mức sản lượng là L M = 450 20r. Lượng tiền mạnh là 200, số nhân tiền tệ là 2. Vậy lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ là: A. r = 3% B. r = 2,5% C. r = 2% D. r = 1,5% Do đề bài không đề cập đến lượng tiền mặt ngoài ngân hàng và tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền ký thác nên C M = 0 và c = 0. Khi đó lượng tiền mạnh: H = R M = 200 Số nhân tiền tệ: k M = = 2 d = 0,5 Lượng tiền ký thác: D M = = = 400 Lượng cung tiền: M = D M = 400 6

Lãi suất cân bằng: r = = = 2,5% Câu 13: Điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ thay đổi là do: A. Ngân hàng trung ương thay đổi lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế. B. Sản lượng quốc gia thay đổi. C. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trung gian. D. Các câu trên đều đúng. Thị trường tiền tệ cân bằng khi lãi suất được duy trì ở mức lãi suất cân bằng. Lãi suất cân bằng thay đổi khi có sự thay đổi của lượng cung tiền, thu nhập (sản lượng quốc gia), mức giá và tính cạnh tranh giũa các ngân hàng trung gian. Câu 14: Khi sản lượng giảm xuống trong điều kiện lượng tiền cung ứng không thay đổi, lức đó: A. Mức cầu về tiền tăng lên. B. Lãi suất cân bằng tăng lên. C. Lãi suất cân bằng giảm xuống. D. Lãi suất cân bằng không đổi. Khi mức sản lượng giảm sẽ khiến lượng cầu về tiền giảm, đường cầu về tiền dịch chuyển sản trái. Trong khi lượng cung tiền không đổi, tại điểm cân bằng mới của thị trường tiền tệ, lãi suất cân bằng giảm. 7

r S M r o r o E E L M L M Lượng tiền Câu 15: Nếu ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và bán ra chứng khoán của chính phủ thì khối tiền tệ sẽ: A. Tăng lên. B. Không đổi. C. Giảm xuống. D. Chưa biết. Nếu ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc sẽ làm tăng số nhân tiền tệ, do đó khiến cho lượng cung tiền tệ (khối tiền tệ) tăng lên một lượng M 1. Nếu ngân hàng trung ương bán ra chứng khoán của chính phủ sẽ làm giảm lượng tiền mạnh, từ đó làm giảm lượng cung tiền tệ (khối tiền tệ) giảm một lượng M 2. Như vậy, khối tiền tệ thay đổi như thế nào phụ thuộc vào ( M 1 M 2): M 1 M 2 > 0: khối tiền tệ tăng. M 1 M 2 < 0: khối tiền tệ giảm. M 1 M 2 = 0: khối tiền tệ không đổi. Câu 16: Ngân hàng trung ương có thể làm thay đổi lượng cung tiền trong nước bằng cách: A. Mua và bán chứng khoán của chính phủ. B. Mua và bán ngoại tệ. C. A và B đều đúng. 8

D. A và B đều sai. Ngân hàng trung ương có thể làm thay đổi lượng cung tiền trong nước bằng cách mua bán ngoại tê, kim loại quý hay chứng khoán. Câu 17: Trong công thức số nhân tiền k M =, c là: A. Tỷ lệ tiền mặt trong hệ thống ngân hàng. B. Tỷ lệ tiền mặt so với tổng số tiền công chúng có. C. Tỷ lệ tiền mặt so với tiền ký gửi. D. Không câu nào đúng. Trong công thức số nhân tiền k M = tổng số tiền gửi:, c là tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với c = Câu 18: Số nhân của tiền tệ phản ánh: A. Lượng tiền giao dịch phát sinh từ 1 đơn vị tiền cơ sở. B. Lượng tiền giao dịch phát sinh từ 1 đơn vị tiền ký gửi. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Số nhân tiền tệ là hệ số phản ánh mức thay đổi của lượng cung tiền khi lượng tiền mạnh thay đổi một đơn vị: k M = 9

Câu 19: Theo công thức k M = thì c càng tăng sẽ làm cho k M càng giảm, điều đó phản ánh: A. Dân cư ưa chuộng sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt hơn. B. Vai trò của ngân hàng trung gian trong nền kinh tế là yếu kém. C. Cả A và B đều đúng..d. Cả A và B đều sai. Hệ số c là tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tổng số tiền gửi: c = Như vậy, khi c càng tăng thì C M tăng hoặc D M giảm, tức là số tiền mặt ngoài ngân hàng lớn hơn rất nhiều so với tổng số tiền gửi. Điều nay chứng tỏ dân cư ưa chuộng sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt hơn. Hệ số nhân tiền tệ phản ánh khả năng tạo tiền (vai trò) của ngân hàng trung gian trong nền kinh tế. Khi số nhân tiền tệ giảm sẽ khiến cho khả năng tạo tiền (vai trò) của ngân hàng trung gian giảm theo. Câu 20: Chức năng của ngân hàng trung gian là: A. Huy động tiền gởi tiết kiệm của dân cư và cho vay. B. Kinh doanh tiền tệ và đầu tư. C. Kích thích người dân gởi tiền tiết kiệm nhiều hơn. D. Kích thích người vay tiền vay nhiều hơn. Ngân hàng trung gian bao gồm toàn bộ các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính có chức năng kinh doanh tiền và đầu tư nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Câu 21: Trong hàm số I = Io + Im.Y + I.r, hệ số I phản ánh: A. Lượng giảm bớt của đầu tư khi lãi suất tăng thêm 1%. 10

B. Lượng tăng thêm của đầu tư khi lãi suất tăng thêm 1%. C. Lượng giảm bớt của lãi suất khi đầu tư tăng thêm 1 đơn vị. D. Cả A, B và C đều sai. I là hệ số nhạy cảm của đầu tư theo lãi suất, nó phản ánh mức thay đổi của đầu tư khi lãi suất thay đổi 1%: I I < 0 cho thấy quan hệ nghịch biến giữa đầu tư và lãi suất. Nghĩa là, khi lãi suất tăng (giảm) 1% thì đầu tư sẽ giảm (tăng) I đơn vị tiền. Câu 22: Nếu các yếu tố khác không đổi, cung tiền tệ giảm xuống thì: A, Lãi suất sẽ giảm do đó đầu tư tăng. B. Lãi suất sẽ giảm và đầu tư giảm. C. Lãi suất sẽ tăng do đó đầu tư giảm. D. Không câu nào đúng. Nếu các yếu tố khác không đổi, cung tiền tệ giảm xuống, đường cung tiền tệ dịch chuyển sản bên trái khiến cho lãi suất cân bằng tăng lên. Mặt khác, lãi suất lại có quan hệ nghịch biến với đầu tư nên khi lãi suất tăng sẽ khiến đầu tư giảm. r S M S M r o r o E E M M L M Lượng tiền 11

Câu 23: Cho biết tỷ lệ tiền mặt so với tiền gởi ngân hàng là 60%, tỷ lệ dự trữ so với tiền gởi ngân hàng là 20%. Khi ngân hàng trung ương mua một lượng trái phiếu 1 tỷ đồng sẽ làm cho lượng cung tiền tệ: A. Tăng thêm 2 tỷ đồng. B. Giảm 2 tỷ đồng. C. Tăng thêm 1 tỷ đồng. D. Giảm 1 tỷ đồng. Số nhân tiền tệ: k M = = = 2 Lượng tiền cơ sở tăng thêm: H C M = 1 tỷ đồng Lượng cung tiền tăng thêm: M = k M. H 2.1 2 tỷ đồng Câu 24: Để tăng lượng tiền mạnh (tiền cơ sở), ngân hàng trung ương sẽ: A. Mua ngoại tệ để duy trì tỷ giá không đổi. B. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. C. Tăng lãi suất chiết khấu. D. Bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở. Khi chính phủ mua ngoại tệ sẽ làm tăng lượng tiền mặt ngoài ngân hàng, do đó lượng tiền mạnh cũng tăng ( H C M + D M ). Khi chính phủ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm giảm số nhân tiền tệ (k M ), từ đó giảm lượng cung tiền (M ). 12

Khi chính phủ tăng lãi suất chiết khấu sẽ làm giảm lượng tiền mạnh (H) và giảm số nhân tiền tệ (k M ), khiến cho lượng cung tiền (M ) giảm. Khi chính phủ bán trái phiếu với mục đích rút bớt lượng tiền mặt ngoài ngân hàng, do đó khiến lượng tiền mạnh giảm ( H C M + D M ). Câu 25: Tác động ban đầu của chính sách tài khóa mở rộng là làm sản lượng thực tăng, sau đó cầu tiền tệ sẽ: A. Tăng và lãi suất tăng. B. Tăng và lãi suất giảm. C. Giảm và lãi suất tăng. D. Không câu nào đúng. Tác động ban đầu của chính sách tài khóa mở rộng là làm sản lượng thực tăng. Do cầu tiền tệ có quan hệ đồng biến với sản lượng thực nên cầu tiền tệ cũng tăng theo: L M = f(y) = Lo + Lm.Y + L.r Cầu tiền tệ tăng sẽ khiến cho đường cầu tiền tệ dịch chuyển sản phải. Tại điểm cân bằng mới, lãi suất cân bằng cao hơn lãi suất ban đầu. r S M r o r o E E L M L M Lượng tiền Câu 26: Ngườii ta giữ tiền thay vì giữ các tài sản tài chính khác vì: A. Tiền có thể tham gua các giao dịch hàng ngày dễ dàng. B. Dự phòng cho các chi tiêu ngoài dự kiến. 13

C. Giảm rủi ro do việc nắm giữ các tài sản tài chính khác. D. Các câu trên đều đúng. Tiền có 3 chức năng: Trung gian trao đổi (phương tiên thanh toán). Đơn vị hạch toán. Chức năng dự trữ giá trị. Nên khi giữ tiền thay cho các tài sản tài chính khác sẽ giúp người ta tham gia các giao dịch hàng ngày dễ dàng, dự phòng cho các chi tiêu ngoài dự kiến cũng như giảm được rủi ro do việc nắm giữ các tài sản tài chính khác (mất, hao mòn, hư hỏng,...). Câu 27: Khi ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ: A. Dấn tới việc ngân hàng thương mại cho vay ít hơn và dự trữ tiền mặt nhiều hơn. B. Không tác động đến hoạt động của những ngân hàng thương mại. C. Dẫn tới việc ngân hàng thương mại cho vay ít hơn và dự trữ tiền mặt giảm xuống. D. Dẫn tới việc gia tăng các khoản tiền gởi và cho vay của ngân hàng thương mại. Khi ngân hàng trung tương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (dbb) sẽ khiến cho tỷ lệ dự trữ chung (d) lên, do đó lượng dự trữ tiền mặt (R M ) tăng: d = Đồng thời lượng cho vay giảm do tỷ lệ cho vay của ngân hàng (1 d) giảm: Câu 28: Khoản nào dưới đây xuất hiện như là một tài sản nợ trong bảng tổng kết tài sản của ngân hàng thương mại: A. Cho khách hàng vay. B. Chứng khoán. C. Ký gởi của khách hàng. 14

D. Dự trữ tiền mặt. Trong bảng tổng kết tài sản của ngân hàng thương mại: Cho khách hàng vay: tài khoản có. Chứng khoán: tài khoản có. Ký gởi của khách hàng: tài khoản nợ. Dự trữ tiền mặt: tài khoản có. Câu 29: Ngân hàng thương mại tạo tiền bằng cách: A. Bán chứng khoán cho công chúng. B. Bán trái phiếu cho ngân hàng trung ương. C. Nhận tiền gởi của khách hàng. D. Cho khách hàng vay tiền. Trên lý thuyết có 2 phương pháp tạo tiền chính: Do ngân hàng trung ương phát hành. Do ngân hàng thương mại cho khách hàng vay tiền. Câu 30: Khi ngân hàng trung ương bán công trái cho khu vực tư nhân sẽ làm: A. Giảm mức cung tiền. B. Một chính sách hạn chế tín dụng sắp được thực hiện. C. Giảm lãi suất. D. Tăng mức cung tiền. Khi ngân hàng trung ương bán công trái cho khu vực tư nhân, nghĩa là ngân hàng trung ương đang thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, nhằm mục đích giảm lượng cung 15

tiền bằng cách rút một lượng tiền mặt về, qua đó giảm lượng tiền mạnh (H), khiến cho lượng cung tiền giảm: H < 0 M = k M. H < 0 Khi lượng cung tiền giảm sẽ làm cho lãi suất tăng. Câu 31: Các công cụ chính làm thay đổi lượng cung tiền của ngân hàng trung ương là: A. Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, hoạt động thị trường mở (mua bán chứng khoán). B. Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, hạn chế việc chi tiêu của chính phủ, lãi suất chiết khấu. C. Các câu trên đều đúng. D. Các câu trên đều sai. Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ để kiểm sáot mức cung tiền, trong đó bao gồm 3 công cụ chính: Hoạt động trên thị trường mở. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Lãi suất chiết khấu. Câu 32: Tiền giấy do ngân hàng trung ương phát hành hiện nay là: A. Tài sản nợ hợp phát của ngân hàng trung ương được cân đối bằng tài sản có. B. Tiền giấy được bảo chứng bằng vàng. C. Tiền giấy được bảo chứng bằng ngoại tệ mạnh. D. Các câu trên đều sai. Nếu xét theo về mặt hình thái của tiền thì tiền giấy do ngân hàng trung ương phát hành thuộc loại tiền quy ước vì giá trị in trên đồng tiền chỉ là giá trị được quy ước, giá trị này lớn hơn chi phí sản xuất ra tiền rất nhiều và được cân đối bằng tài sản có của ngân hàng trung ương (ngân hàng nhà nước). 16

Câu 33: Chính sách tiền tệ là một công cụ điều hành kinh tế vĩ mô vì: A. Tiền là công cụ trao đổi, là phương tiện thanh toán, là thước đo giá trị và là phương tiện dự trữ giá trị. B. Tiền biểu hiện cho sự giàu có và quyết định sức mua xã hội. C. Sự thay đổi cung tiền tệ và lãi suất có tác động đến mức giá, tỷ giá hối đoái, mức sản lượng và mức nhân dụng. D. Mọi nền kinh tế ngày nay đều là nền kinh tế tiền tệ và tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc tốc độ lưu thông tiền tệ. Về cơ bản, chính sách tiền tệ tác động đến hai biến số kinh tế chính là mức cung tiền và lãi suất. Mà sự thay đổi cung tiền tệ và lãi suất có tác động đến mức giá, tỷ giá hổi đoái. Từ đó ảnh hưởng đến mức sản lượng và mức nhân dụng của nền kinh tế. Câu 34: Để giảm lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ: A. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. B. Tăng lãi suất chiết khấu. C. Bán chứng khoán của chính phủ. D. Các câu trên đều đúng. Để giảm lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt: Tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc. Tăng lãi suất chiết khấu. Bán ra chứng khoán. Câu 35: Khi nền kinh tế giảm phát và lãi suất gần bằng 0% người ta thích giữ tiền thay vì đầu tư vào các tài sản sinh lợi khác là do: A. Các tài sản đều có tỷ suất sinh lợi bằng 0, giữ tiền có lợi hơn vì tính thanh khoản cao. B. Giữ trái phiếu sẽ rủi ro vì khi nền kinh tế hồi phục, lãi suất tăng và giá trái phiếu sẽ giảm. 17

C. Giá trị đồng tiền sẽ tăng khi giảm phát. D. Các câu trên đều đúng. Khi nền kinh tế giảm phát và lãi suất gần bằng 0% người ta thích giữ tiền thay vì đầu tư vào các tài sản sinh lợi khác là do: Các tài sản đều có tỷ suất sinh lợi bằng 0, giữ tiền có lợi hơn vì tính thanh khoản cao, tiền dễ dàng thực hiện chức năng thanh toán. Giữ trái phiếu sẽ rủi ro vì khi nền kinh tế hồi phục, sản lượng quốc gia tăng sẽ làm tăng lượng cầu tiền tệ, lãi suất tăng và giá trái phiếu sẽ giảm: r = Giá trị đồng tiền sẽ tăng khi giảm phát: Vt = Câu 36: Ngân hàng trung ương thường hạn chế sử dụng công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc vì: A. Nó là một loại thuế đánh vào lợi nhuận của ngân hàng thương mại. B. Sử dụng nó sẽ làm giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại. C. Nó là một loại thuế đối với các ngân hàng thương mại và có thể tạo ra chi phí trên thị trường tín dụng. D. Khó áp dụng công cụ này. Dự trữ bắt buộc giống như một hình thức thuế thu nhập vô hình đối với các ngân hàng thương mại vì họ phải giữ lại một phần tiền gửi không được sử dụng vào mục đích sinh lời, trong khi vẫn phải trả tiền lãi cho khách hàng gửi tiền. Câu 37: Thước đo tốt nhất chi phí cơ hội của việc giữ tiền là: A. Lãi suất thực. B. Tỷ lệ lạm phát. C. Lãi suất danh nghĩa. D. Giá trái phiếu. 18

Khi giữ tiền, chúng ta phải chịu chi phí cơ hội của việc giữ tiền đó là tiền lãi bị mất đi khi giữ tài sản ở dạng tiền chứ không phải ở dạng tài sản sinh lời khác. Như vậy, có thể thấy lãi suất chính là thước đo của chi phí cơ hội. Tuy nhiên, khác với lãi suất thực, lãi suất danh nghĩa đã bao gồm những tổn thất do lạm phát gây ra do sự gia tăng của mức giá chung nên lãi suất danh nghĩa là thước đo tốt nhất của chi phí cơ hội: LaiSuatThuc = LaiSuatDanhNghia TyLeLamPhat Câu 38: Ngân hàng trung ương đóng vai trò là người cho vay cuối cùng đối với ngân hàng thương mại để tránh nguy cơ hoảng loạn tài chính, nhưng có nhược điểm: A. Khó loại trừ được ngân hàng kinh doanh tồi dẫn đến mất khả năng thanh toán. B. Không thể chủ động trong việc kiểm soát tiền. C. Tạo ra sự ỷ lại của các ngân hàng thương mại. D. Tất cả những vấn đề trên. Ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng trung gian, cho các ngân hàng trung gian vay khi chúng gặp khó khăn về tài chính. Chính vì thế dễ tạo ra sự ỷ lại của các ngân hàng trung gian và không thể kiểm soát tiền cũng như khả năng hoạt động yếu kém của ngân hàng trung gian. Câu 39: Hoạt động thị trường mở là công cụ mà ngân hàng trung ương sử dụng để: A. Thay đổi lượng tiền mạnh (tiền cơ sở). B. Thay đổi số nhân tiền. C. Thay đổi dự trữ tiền mặt của các ngân hàng thương mại. D. Các câu trên đều đúng. Hoạt động thị trường mở là các hoạt động mua bán chứng khoán, ngoại tệ, kim loại quý của ngân hàng trung ương nhằm đưa ra hoặc rút bớt lượng tiền mặt ngoài ngân hàng, từ đó làm thay đổi lượng tiền mạnh để điều chỉnh lượng cung tiền của nền kinh tế. 19