Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

Tài liệu tương tự
CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU ĐƯỢC DÙNG TRONG LUẬN VĂN

1

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Phân tích nghệ thuật trào phúng trong tác phẩm Số đỏ

Thuyết minh về truyện Kiều

Phân tích nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia – Bài tập làm văn số 4 lớp 11

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Lương Sĩ Hằng Tìm Lẽ Du Dương

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

Cúc cu

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Bạn Tý của Tôi

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Phần 1

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Document

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Phần 1

Phân tích nét tương đồng trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Microsoft Word - ptdn1257.docx

Microsoft Word - Dung_Kinh_Hien_Vi_Soi_Roi U.doc

Nhà thơ Tô Kiều Ngân - từ đời lính đến Tao Đàn Thi sĩ Tô Kiều Ngân Văn Quang Viết từ Sài Gòn Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Phần 1

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Khóa NGỮ VĂN 11 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 18 Chuyên đề: VĂN HỌC HIỆN ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến thức HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG G

VIETNAM ATTRACTS RECORD LEVEL OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT - Asia Pulse

mộng ngọc 2

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt

No tile

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Luận đề cách mạng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

1 KINH VĂN THÙ SƯ LỢI SỞ THUYẾT MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT Tác Giả: Đời Lương Tam Tạng Mạn Đà La Tiên Dịch Giả: Hòa Thượng Thích Minh Lễ Tôi nghe như vầy

Soạn bài thuốc của Lỗ Tấn

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Long Thơ Tịnh Độ

Phần 1

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc

No tile

Con Đường Khoan Dung

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

Kinh Từ Bi

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Microsoft Word - Ban tom tat.doc

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN VIDEO

Microsoft Word - doc-unicode.doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Thiền tông và Tịnh độ tông - chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Phần 1

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Document

Cảm nhận về Những câu hát châm biếm – Văn mẫu lớp 7

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Phong thủy thực dụng

CHƯƠNG 10

Phần 1

Microsoft Word - coi-vo-hinh.docx

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

LÔØI TÖÏA

CHƯƠNG 1

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

Phần 1

Văn hoá ứng xử trong truyện cười Việt Nam và Nhật Bản

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Document

Những gã trai sợ cưới Steven Carter & Julia Sokol Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Tình yêu và tội lỗi

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Microsoft Word - 25-AI CA.docx

Microsoft Word - unicode.doc

Công Chúa Hoa Hồng

Microsoft Word - 08-toikhongquen

1 Xã hội Việt Nam trong sơ diệp nền đô hộ Pháp Dương Đình Khuê Thực dân Pháp đã chiếm Lục tỉnh Nam bộ từ năm 1867, nhưng mãi đến năm 1884 mới đặt được

ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: Những tay thét ra lửa, những tay sừng sỏ mà tôi từng kính nể, bỗng

Ai baûo veà höu laø khoå

Microsoft Word - V doc

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Bản ghi:

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: 60 22 34 Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do chọn đề tài Có thể nói rằng vè chiếm một vị trí quan trọng trong kho tàng văn học dân gian người Việt. Vè là vũ khí sắc bén, độc đáo để châm biếm, đả kích, lên án và phê phán những mặt trái của xã hội đương thời. Vè đã góp tiếng nói của mình làm cho những kẻ có tật phải giật mình và nêu bài học cảnh tỉnh cho những kẻ khác. Chính vì lý do trên, chúng tôi đã chọn: Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt làm đề tài nghiên cứu. Hơn nữa, đây là một đề tài xưa nay rất ít người để ý nghiên cứu đến và cho đến nay vẫn còn là mảnh đất màu mỡ cho những ai tiếp tục công việc nghiên cứu, tìm tòi và khám phá. 2. Lịch sử vấn đề Vè có từ bao giờ, chưa ai có thể khẳng định dứt khoát. Có thể vè đã manh nha từ trước nhưng chỉ phát triển thành thể loại lớn từ thế kỷ XVI, đặc biệt là thế kỷ XVII về sau, đáp ứng nhu cầu bức thiết phản ánh thực tại xã hội một cách khẩn trương, nhanh gọn và sắc bén. Đại thể vè đã nảy sinh chủ yếu trong thời kỳ phong kiến, phát triển nhất trong thời kỳ cận đại ở các thế kỷ XVIII, XIX, XX. Sự xuất hiện của vè là một bước tiến mới trong văn tự sự dân gian. Vè xuất hiện để kể chuyện theo cách có vần, có nhịp, cùng với lối kể chuyện bằng văn xuôi, đáp ứng đầy đủ hơn việc biểu hiện nội dung các vấn đề xã hội muốn nêu lên. 1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt. Tuy vậy, trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi không thể khảo sát hết được toàn bộ kho tàng vè người Việt. Để làm rõ vấn đề Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt chúng tôi chọn bộ sách: Tổng tập văn học dân gian người Việt, gồm 19 tập do Viện Khoa học xã hội Việt Nam giữ bản quyền. Trong 19 tập, chúng tôi tập trung nghiên cứu tập 13 và tập 14. Trong hai tập này, chúng tôi chọn 82 tác phẩm có nội dung châm biếm, đả kích với những tác phẩm tiêu biểu, đại diện cho từng tiểu loại.ngoài tập 13 và tập 14, chúng tôi còn tham khảo, sưu tầm thêm một số bài vè không nằm trong hai tập trên. 4. Phương pháp nghiên cứu Với phạm vi nghiên cứu một đề tài luận văn đòi hỏi phải vận dụng nhiều phương pháp khác nhau thì mới có được cái nhìn trọn vẹn, thấu đáo vấn đề. Với đề tài Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt chúng tôi sử dụng các phương pháp như: thống kê, hệ thống hoá tài liệu, so sánh, phân tích, tổng hợp nhằm đạt được mục đích đề ra. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, phụ lục, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Tổng quan vè người Việt Chương 2: Các thủ pháp châm biếm và đả kích trong vè người Việt Chương 3: Các thủ pháp thể hiện trong một tác phẩm vè. 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÈ NGƯỜI VIỆT 1.1 Định nghĩa vè người Việt Có nhiều ý kiến khác nhau khi định nghĩa về vè. Nhìn chung nó tương đối phong phú và đa dạng. Trong phần này, chúng tôi xin được nêu một số định nghĩa và quan niệm chính về vè. - Theo Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, vè là chuyện khen chê có ca vần và việc sáng tác vè là đặt chuyện khen chê có ca vần. - Theo Từ điển tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê chủ biên, vè là Bài văn vần dân gian kể lại chuyện người thật, việc thật để ca ngợi hay chê bai, châm biếm. - Theo tác giả Đinh Gia Khánh vè là một thuật ngữ văn học dân gian có liên quan đến từ vè trong vần vè. Vè có nghĩa là lời nói có vần. - Theo tác giả Nguyễn Văn Hầu vè là một thể văn vần, dùng để châm biếm một thói dởm, nết hư hoặc thuật lại một sự trạng khác thường xảy ra trong một thời, một vùng với tiết điệu và lời văn cực kỳ giản dị, đặc biệt bình dân. Trên đây là một số định nghĩa mà chúng tôi đã sơ bộ thâu tóm được. Các tác giả tuỳ theo góc độ và cái nhìn của mình mà nhấn mạnh mặt này hay mặt khác của vè. Chính những định nghĩa về vè đã giúp chúng tôi rất nhiều trên đường đi tìm hiểu các cách phân loại và tính chất của nó. 1.2 Phân loại vè người Việt Theo sự tìm hiểu của chúng tôi thì hiện nay có nhiều cách phân loại vè mà các nhà nghiên cứu đang quan tâm. 3

Bảng thống kê cách phân loại vè của một số tác giả TT Tác giả Số loại Tên loại 1 Hoàng Tiến Tựu 2 - Vè thế sự - Vè lịch sử 2 Đinh Gia Khánh, - Vè thế sự 2 Chu Xuân Diên - Vè lịch sử 3 Bùi Văn Nguyên, 2 Nguyễn Ngọc Côn, Nguyễn Nghĩa Dân 3 4 Nguyễn Văn Hầu 3 5 Vũ Tố Hảo 3 6 Đỗ Bình Trị 4 7 Thuần Phong 4 - Loại lấy đề tài lịch sử - Loại lấy đề tài xã hội - Vè lục bát - Vè nói lối - Vè hát dặm - Loại trẻ con hoặc người lớn đặt ra để nói chơi trong lúc vui đùa - Những bài vè ngụ ý chế giễu, mỉa mai - Những bài vè có tính chất lịch sử - Vè nhi đồng - Vè không gắn với vấn đề thời sự xảy ra trong xã hội - Vè gắn liền với một vấn đề thời sự xảy ra trong xã hội - Vè lịch sử - Vè thế sự - Vè than thân - Vè trẻ em - Vè nhi đồng - Vè phong tục - Vè nghề nghiệp - Vè lịch sử Tóm lại: Khi nghiên cứu phân loại vè, các tác giả có cách phân loại khác nhau. Có tác giả dựa vào thể thơ, có tác giả 4

dựa vào đặc điểm vùng miền, có tác giả dựa vào chủ đề mà chia vè thành nhiều loại khác nhau. Còn ở đây, chúng tôi tiếp thu cách phân loại vè dựa trên cơ sở nội dung các bài vè mà chia làm hai loại: - Vè thế sự: Miêu tả cụ thể, sinh động, trực tiếp đời sống nhân dân và xuất hiện do nhu cầu phản ánh hiện thực một cách nhạy bén và kịp thời các sự kiện thường ngày của đời sống với xu hướng chung là trào phúng. Nhiều bài vè có nội dung đả kích những hành vi phương hại đến phong tục tập quán, những tệ nạn xã hội và những hiện tượng không bình thường trong đời sống nhân dân. - Vè lịch sử: Là sự kết tinh của hai yếu tố chân thật lịch sử và hư cấu thần kỳ trong giai đoạn lịch sử bi tráng với các cuộc khởi nghĩa của nông dân và phong trào đấu tranh chống đế quốc. 1.3 Tính chất của vè người Việt 1.3.1 Tính thời sự Vè mang tính thời sự đặc trưng bởi các sự kiện trong quá khứ ít đuợc vè quan tâm mà vè thường xuất hiện tức thời, nắm bắt nhạy bén sự việc, sự kiện rồi truyền đi để gây dư luận. Phần lớn những bài vè xuất hiện để đáp ứng việc phản ánh dư luận quần chúng trong một thời điểm nhất định. Người ta thường quên đi bài vè khi sự việc được phản ánh mất đi tính thời sự mà thay vào đó là những bài vè hướng về những sự kiện mới. 1.3.2 Tính chiến đấu Vè không chỉ có tính thời sự mà còn mang tính chiến đấu cao và được thể hiện qua những điểm tiêu biểu sau: - Vè phản ánh đúng hiện thực khách quan, đặc biệt là cái hiện thực khách quan trong xã hội cũ đầy bất công và vô nhân đạo. - Vè dám công khai chỉ mặt, gọi tên đích danh thủ phạm cho dù chúng là cường hào lý dịch hay bọn tham quan ô lại. 5

- Vè thẳng tay vạch rõ bản chất những mặt trái của xã hội, mấu chốt của những mâu thuẫn giúp người ta nhìn thẳng vào hiện thực để phản ánh đấu tranh. Tóm lại: Vè đi vào những nét rất cụ thể và sinh động của cuộc sống, lách lưỡi dao trào phúng vào tận tim đen của tất cả những bọn gian ác, của giai cấp thống trị, phanh phui đến tận ngóc ngách những cái xấu xa nhơ nhớp của chúng, phơi bày ra ánh sáng tội ác với tất cả những vẻ đáng căm ghét của nó. Vè cho ta thấy rõ bộ mặt của cái xấu với một lối miêu tả rất sinh động và rất cụ thể. Vì vậy mà vè là một thể loại có tính chiến đấu cao. 1.3.3 Tính địa phương Mỗi một thể loại văn học dân gian đều ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định và chịu sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử ấy. Bởi vậy có thể nói rằng: Tính địa phương bao giờ cũng mang tính lịch sử cụ thể của nó. Có thể thấy vè ra đời trong hoàn cảnh làng quê ngột ngạt, bị o ép và bế tắc. Ngày ấy người ta lại chưa có phương tiện thông tin thì vè đã đóng vai trò của báo chí truyền miệng địa phương. Chính vì thế đặc trưng nổi bật của vè là tính địa phương và được biểu hiện cụ thể ở bốn điểm chính sau: Vè phản ánh những sự kiện nóng hổi, vừa xảy ra Có thể nói bất cứ một sự kiện nào xảy ra trong làng đều được phản ánh. Những bài vè này được miêu tả một cách tỉ mỉ, chi tiết không khí ảm đạm, thê lương và tình cảnh khốn cùng của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám ở ngay trên chính quê hương của mình và cũng phê phán thái độ vô trách nhiệm của bọn thực dân phong kiến. Vè phản ánh những vấn đề thân thiết trong đời sống Thông thường trước một sự kiện xảy ra ở một địa phương người dân cảm thấy cần phải phát biểu ngay lập tức quan điểm của mình, kể ngay lại câu chuyện bằng văn vần cho mọi người cùng biết. Bởi vậy mà khi đọc những bài vè chúng ta thấy những vấn đề thiết thân trong đời sống của họ, ngay cả những vấn đề bức xúc, nóng hổi của thời đại cũng 6

được vè đặt ra như cuộc sống hiện tại, bát cơm manh áo, quyền sống, quyền làm người, quyền tự do bình đẳng, tính bác ái và sự công bằng xã hội. Vè gắn với người thật, việc thật Hơn ai hết chỉ những người trên quê hương xảy ra sự kiện đó mới cảm nhận được cái hay, cái thâm thuý, ý nghĩa của bài vè và gắn bó tình yêu sâu nặng với đứa con tinh thần do mình đẻ ra. Và người ta chỉ có thể hiểu được ý nghĩa đích thực của một bài vè khi người ta ở trong cuộc, khi bài vè gắn với thời gian, con người, sự kiện cụ thể ở một địa phương nhất định (nói một cách khác: phải tìm hiểu tính chất địa phương của nó). Tính cụ thể, xác thực của một bài vè Một tác phẩm văn học dân gian đầu tiên bao giờ cũng ra đời ở một địa phương nhất định, thời điểm xuất hiện, trong nhiều trường hợp có một người cụ thể đưa ra phác thảo ban đầu, thế rồi trong quá trình lưu truyền qua không gian và thời gian tác phẩm đã được gọt giũa, trau chuốt, sửa đổi qua sự sáng tạo kế tiếp nhau của bao thế hệ quần chúng lao động để trở thành tác phẩm văn học dân gian mẫu mực 1.3.4 Tính hiện thực Hiện thực trong vè là hiện thực của cuộc sống đời thường, diễn ra đúng như nó có (nhiều khi là một hiện thực đau lòng). Ở đó có cả chuyện của cô gái chửa hoang, anh chê vợ, chị bỏ chồng... Ở đó còn xuất hiện những tên cường hào ác bá thẳng tay bóc lột dân nghèo, do vậy người nghèo khổ luôn chịu muôn vàn đắng cay, tủi nhục. Có thể tìm thấy trong những bài vè là những chi tiết vô cùng xác thực: xác thực từ địa điểm, thời gian, tên tuổi. Vè hoàn toàn không phải là một tác phẩm văn học mang tính hư cấu mà chỉ làm nhiệm vụ ghi nhận và phơi bày tất cả những hiện thực ngồn ngộn của cuộc sống, ca ngợi cái hay và châm biếm thói hư tật xấu. 7

CHƯƠNG 2 CÁC THỦ PHÁP CHÂM BIẾM VÀ ĐẢ KÍCH TRONG VÈ NGƯỜI VIỆT 2.1 Sử dụng thể thơ Khi nhìn nhận về vè người Việt, chúng ta thấy nó không chỉ phong phú về nội dung mà còn đa dạng về thể thơ: thể hai chữ, thể ba chữ, thể bốn chữ, thể năm chữ, thể lục bát, thể song thất lục bát, thể tự do... và ngay trong một bài vè cũng có thể sử dụng hỗn hợp các thể thơ. 2.1.1 Thể tự do (thể hỗn hợp) Những bài viết theo thể tự do chiếm số lượng lớn nhất so với các thể khác. Trong 82 bài vè chúng tôi đang nghiên cứu thì thể tự do gồm 40 bài chiếm 48,8%. Thể tự do gồm nhiều thể thơ gộp lại, không theo một niêm luật cố định. Trong một bài có thể có thể thơ 4, 5 chữ rồi đến thể thơ 7 chữ, rồi lại đến thể thơ 6-8. Những bài viết theo kiểu xen kẽ này chúng ta có thể thấy ở nhiều bài như: Trách thầy Biện bỏ vợ, Lấy phải vợ già, Làm trai cờ bạc thì chừa, Cậu hèn đã có cháu, Lĩnh nợ vay công, Anh chàng lười...sự phong phú của vè biểu hiện sự đa dạng của nội dung mà vè cần phản ánh. 2.1.2 Thể lục bát Bên cạnh thể tự do, thể lục bát cũng có tỉ lệ khiêm tốn. Trong tổng số 82 bài vè có nội dung châm biếm, đả kích thì có 21 bài thể thơ lục bát chiếm 25,6%. Nếu thể vãn tư vừa nhanh gọn, sắc bén, chủ yếu thích hợp với yêu cầu tự sự, với yêu cầu sáng tác kịp thời thì thể lục bát với câu thơ ngân dài, bình thản và khoan thai, nhịp nhàng, thì vừa thích hợp với yêu cầu tự sự khi không cần kể lại sự việc một cách nhanh gọn, dồn dập, vừa thích hợp với yêu cầu trữ tình khi cần bộc lộ những tình cảm đã lắng sâu vào tâm hồn. Với 25,6% số lượng tác phẩm vè có nội dung châm biếm, đả kích viết dưới hình thức thể lục bát. Chúng tôi nhận thấy tỉ lệ này thấp hơn rất nhiều so với ca dao nói chung. Ở ca dao Việt Nam, tỷ lệ 8

ca dao theo thể lục bát cũng chiếm đa số (trên 80%). Thơ lục bát là thể thơ dân tộc, nó gắn liền với ngôn ngữ Việt Nam, dễ thích nghi với đặc điểm giàu tính nhạc trong tiếng Việt và đây là thể thơ dễ sáng tạo, phù hợp với nghệ thuật đối đáp. Do đó phần lớn ca dao sử dụng thể thơ lục bát. 2.1.3 Thể bốn chữ (thể vãn tư) Trong phạm vi đề tài mà chúng tôi nghiên cứu có 82 bài vè có nội dung châm biếm những thói hư tật xấu và tố cáo châm biếm, đả kích phong kiến đế quốc, tay sai thì có 20 bài viết theo thể vãn tư, chiếm 24,4%. Thể vãn tư với tính chất nhanh gọn, sắc bén, thích hợp với yêu cầu tự sự, yêu cầu ứng tác kịp thời. Nó đem lại cho vè tính sôi nổi, khẩn trương của thời sự và tính nhạy bén, gai góc, sắc nhọn của một tác phẩm châm biếm, đả kích. Chính tính thời sự - đột xuất - tức thời đã buộc vè phải tìm đến thể vãn tư như một sự lựa chọn mang tính tự phát, bản năng. Mặc dù thể vãn tư vừa gọn, ngắn nhưng nó có khả năng chứa đựng một lượng thông tin khá lớn, đặc biệt là rất thuận lợi trong việc kết hợp giữa vần điệu, thanh điệu tạo nên sự nhịp nhàng dễ đọc, dễ thuộc, dễ ngấm vào người đọc. 2.1.4 Thể song thất lục bát Bên cạnh thể tự do, thể lục bát, thể vãn tư thì thể song thất lục bát cũng góp phần làm phong phú cho thể loại vè. Bài vè viết theo thể song thất lục bát, phải là hai câu bảy rồi tiếp là hai câu sáu-tám. Nhưng thể này được dùng rất ít, chỉ có một bài, chiếm 1,2% trong tổng số 82 bài mà chúng tôi khảo sát. Tóm lại: Trong 82 bài vè châm biếm những thói hư tật xấu và châm biếm, đả kích phong kiến đế quốc tay sai, nội dung đó đã được chuyển đến người nghe bằng nhiều thể thơ khác nhau. Có khi tác giả dùng thể vãn tư ngắn gọn, súc tích nhưng có khi lại dùng thể song thất lục bát, thể lục bát, thể tự do. 9

2.2 Chơi chữ 2.2.1 Chơi chữ là gì? Chơi chữ (còn gọi là lộng ngữ) là một biện pháp tu từ, trong đó ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự, văn cảnh được vận dụng một cách đặc biệt nhằm đem lại một cách liên tưởng bất ngờ lý thú. Tác dụng chính của chơi chữ là tạo ra những liên tưởng bất ngờ, kích thích tình cảm và trí tuệ con người. Nó mang cả hai chức năng nhận thức và tình cảm. Nó được dùng trong lời nói và sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt trong văn thơ châm biếm và đả kích. 2.2.2 Chơi chữ trong văn học dân gian 2.2.2.1 Chơi chữ trong câu đố Như chúng ta đã biết, giữa vè và câu đố có sự tiếp thu và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Trước hết, câu đố Việt Nam thể hiện sự quan sát nhạy bén, tinh tế về vật và việc, sự vật, sự việc của nhân dân ta. Nó cũng thể hiện sự thông minh, hóm hỉnh trong việc dùng chữ chơi chữ của những tác giả bình dân. Ngay trong ca dao dân ca, người ta cũng sử dụng hình thức chơi chữ để thử tài trí của đối phương. 2.2.2.2 Chơi chữ trong ca dao Sử dụng từ đồng âm khác nghĩa Để thực hiện nghệ thuật chơi chữ nhằm tạo yếu tố bất ngờ gây cười được sử dụng khá thành công trong ca dao. Đây là nghệ thuật chuyển nghĩa từ loại để tạo nên những ý nghĩa mới trái với dự đoán ban đầu. Sự chuyển nghĩa đó, xét về mặt từ loại có thể thay hoặc không thay đổi nhưng điều quan trọng là phải tạo được sự biến đổi về ý nghĩa. Có khi nó chuyển từ tính từ sang danh từ như trường hợp từ lợi trong bài ca dao Bà già đi chợ cầu Đông : Bà già đi chợ cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? Thầy bói gieo quẻ nói rằng: Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn. 10

Sử dụng từ đồng nghĩa khác âm Chúng ta có thể tìm thấy trong ca dao rất nhiều những ví dụ tiêu biểu cho nghệ thuật chơi chữ này. Chẳng hạn như: Con kiến đất leo cây thục địa Con ngựa trời ăn cỏ chỉ thiên, Có thể nói việc sử dụng từ đồng âm khác nghĩa và đồng nghĩa khác âm trong ca dao là nghệ thuật chơi chữ có tác dụng gây cười lý thú. Cách chơi chữ ấy chẳng những thể hiện khướu hài hước, vui nhộn mà còn là sự thử thách trí tuệ và tài năng vận dụng ngôn từ của tác giả dân gian. Bên cạnh đó, tác giả dân gian còn vận dụng cách nói lái để thực hiện nghệ thuật chơi chữ nhằm tạo ra tiếng cười thú vị. Sử dụng cách nói lái Nói lái rất phổ biến trong khẩu ngữ, để vui đùa hoặc bí mật nói với nhau một điều gì. Nói lái được dùng nhiều trong văn học dân gian cũng như trong các tác phẩm viết nhằm gây tiếng cười hài hước, châm biếm hoặc để đả kích một cách kín đáo một ai, một hiện tượng xã hội nào. Đặc biệt, nói lái được dùng khá nhiều trong ca dao. 2.2.2.3 Chơi chữ trong vè Bên cạnh thủ pháp chơi chữ trong ca dao thì thủ pháp chơi chữ trong vè cũng góp phần tạo nên tiếng cười mà đặc biệt là tiếng cười châm biếm, đả kích một cách sâu cay. Sử dụng từ đồng nghĩa Ở nhiều bài vè, chúng ta thấy việc sử dụng từ đồng nghĩa khác âm đã đem lại nét sinh động, hấp dẫn cho những bài vè: Gá cờ, gá bạc đêm ngày Mượn tiếng bốn xóm để xoay tiền hồ Sử dụng từ trái nghĩa Tài nghệ hơn nữa, tác giả dân gian chơi chữ không những sử dụng từ đồng nghĩa mà còn sử dụng cả từ trái nghĩa. Chẳng hạn bài Dân Song Lộc kiện lý trưởng nhũng lạm. Bởi vậy, người dân thôn Song Lộc thuộc tổng Đặng Xá, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã khéo léo dùng những từ trái nghĩa để phản ánh nỗi khổ cực của mình. 11

Nước ở dưới biển, Có khi đục, khi trong. Nước mắm trong thùng, Có khi thơm, khi thối Chơi chữ bằng cách nói lái Cùng với thủ pháp chơi chữ sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa thì thủ pháp chơi chữ bằng cách nói lái cũng đem lại những nét châm biếm trào phúng không kém. Chơi chữ bằng phương pháp ẩn dụ Bên cạnh đó, thủ pháp chơi chữ bằng phương pháp ẩn dụ cũng góp phần tạo nên tiếng cười châm biếm, đả kích đối tượng cụ thể. 2.3 Sử dụng yếu tố tục 2.3.1 Thế nào là yếu tố tục Bên cạnh thủ pháp chơi chữ thì việc sử dụng yếu tố tục đã trở thành một trong những biện pháp cần thiết để làm bật lên tiếng cười. Ở đây chúng tôi bàn tới việc sử dụng yếu tố tục với tư cách là một phương tiện châm biếm, đả kích 2.3.2 Sử dụng yếu tố tục trong văn học dân gian 2.3.2.1 Sử dụng yếu tố tục trong ca dao Khi nói tới cái tục trong ca dao, chúng tôi thấy nó khác hẳn cái dâm. Nếu cái dâm hướng tới yếu tố sinh lý nhằm kích thích bản năng thú tính thì cái tục chỉ lấy yếu tố sinh lý làm phương tiện. Cái tục có khi nó rải ngay từ đầu đến cuối bài, có khi xuất hiện đột ngột ở cuối bài hoặc có khi chỉ xuất hiện hình bóng trong sự liên tưởng của người đọc, người nghe. Chẳng hạn: Trong trường hợp cái tục xuất hiện từ đầu bài, cách biểu đạt của nó cũng đa dạng không kém, những sinh hoạt đời thường đã được đưa vào ca dao để đùa vui. Có khi chỉ là một hành động đòi tòm tem của anh chồng. Đương khi lửa tắt, cơm sôi Lợn kêu, con khóc, chồng đòi tòm tem. 12

2.3.2.2 Sử dụng yếu tố tục trong truyện cười Khác với cái tục tĩu, yếu tố tục sử dụng trong truyện cười dân gian là những lời nói tự nhiên đến mức thoát khỏi cái tục tĩu thường ngày. Tục mà không dâm, đó là đặc trưng của truyện cười dân gian. Truyện cười dân gian sử dụng yếu tố tục là phương tiện để gây cười, nó hàm chứa nhiều mức độ khác nhau: khi thì làm nền, khi nêu trực diện, khi lại phải liên tưởng. Có thể kể một số truyện: Lâu lắm mới thấy mặt ; Đẻ ra sư ; Thuốc mọc râu 2.3.2.3 Sử dụng yếu tố tục trong vè Trong phạm vi đề tài mà chúng tôi nghiên cứu có 82 bài vè có nội dung châm biếm những thói hư tật xấu, tố cáo châm biếm, đả kích phong kiến đế quốc tay sai thì có đến 12 bài, chiếm 14,6% đề tài, đã sử dụng yếu tố tục. Có thể kể một số bài như: Vè con gái hư; Vè vợ chồng làm biếng; Vè tệ uống rượu Có thể thấy việc sử dụng yếu tố tục trong ca dao và truyện cười dân gian tuy cùng thể hiện một nội dung như nhau nhưng cái tục trong ca dao phần nhiều chỉ nhằm mua vui, giải trí là chính, còn ở truyện cười chủ yếu để đả kích, tố cáo vua chúa, quan lại. Bên cạnh đó, việc sử dụng yếu tố tục trong vè cũng mang những nét đặc trưng rất riêng biệt bởi cái cười ở vè thiên về yếu tố thời sự, mang tính chiến đấu cao, tính thực tiễn sinh động. 2.4 Thủ pháp phóng đại, cường điệu 2.4.1 Thế nào là thủ pháp phóng đại, cường điệu Là dùng những từ ngữ hoặc cách diễn đạt để nhân lên gấp nhiều lần những thuộc tính của khách thể hoặc hiện tượng nhằm mục đích làm nổi bật bản chất của đối tưọng cần miêu tả, gây ấn tượng đặc biệt mạnh mẽ. Khác hẳn với nói điêu, nói khoác về tính chất, động cơ mục đích, phóng đại không phải là thổi phồng sự thật hay xuyên tạc sự thật để lừa dối. Nó không làm người ta tin vào điều nói ra, mà chỉ cốt hướng cho ta hiểu được điều nói lên 13

2.4.2 Thủ pháp phóng đại, cường điệu trong VHDG 2.4.2.1 Thủ pháp PĐCĐ trong truyện cười Đây là một trong những thủ pháp được tác giả dân gian sử dụng tương đối phổ biến. Truyện cười miêu tả hiện thực bằng cách phóng đại, cường điệu sự thật. Trong cuộc đời muôn ngàn sự việc hằng ngày xảy ra, khác nào như muôn ngàn nét vẽ phức tạp trên một bức phông lớn, nếu tô đậm một số nét làm cho nổi bật chúng nên thì đó là một cách phóng đại cường điệu hoá. Nghệ thuật truyện cười khác nào như nghệ thuật của nhà biếm hoạ. Có thể kể một số truyện như: Kén rể người; Há miệng chờ sung; Đến chết vẫn hà tiện 2.4.2.2 Thủ pháp phóng đại, cường điệu trong ca dao Cách nói khoa trương, phóng đại mang tính chất gây cười chúng ta không chỉ gặp trong truyện cười dân gian mà ngay trong ca dao, đặc biệt là ca dao trào phúng ta cũng gặp khá nhiều hình ảnh phóng đại quá cỡ như khi nói tới cái xấu của phái đẹp ca dao đã cường điệu đến mức không thể tin được. Tuy nhiên ở ca dao, đặc biệt là mảng ca dao trào phúng thì đối tượng để phóng đại là những hiện tượng tiêu biểu hoặc những nét đặc thù cần tô đậm, thổi phồng. 2.4.2.3 Thủ pháp phóng đại, cường điệu trong vè Trong hầu hết các bài vè khi thì phóng đại hành động, lúc thì hình dáng, hoàn cảnh, tính cách và ngôn ngữ để gây cười. Người dân Việt Nam vốn chịu thương chịu khó, quanh năm đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời thì những người có thói lười biếng thật lạc lõng trong cuộc sống vốn lam lũ của người nông dân. Chính vì vậy, vè người Việt đã phản ánh thói lười biếng với một cái nhìn tương đối toàn diện và giọng châm biếm, đả kích gay gắt. Đối tượng tập trung phê phán của vè về thói lười biếng chính là những anh chàng, những cô nàng vốn sinh ra từ đồng ruộng nhưng lại lười biếng, chỉ biết ăn chơi. 14

2.5 Sử dụng thủ pháp so sánh ví von 2.5.1 So sánh là gì? So sánh là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng. 2.5.2 Sử dụng thủ pháp so sánh trong vè Đây là một thủ pháp được tác giả dân gian sử dụng khá nhiều xen kẽ cùng các thủ pháp khác, bổ sung cho nhau để đạt hiệu quả nghệ thuật và mang tính chiến đấu cao nhất. Với thủ pháp so sánh, bài vè sau đã diễn tả tâm trạng của anh chàng chuyên sa vào cờ bạc, bỏ mặc vợ con lai lưng ra làm để trả nợ cho anh ta: Vè vẻ vè ve Nghe vè đánh bạc Đầu hôm xáo xác Mặt vui như tiên Nửa đêm thua tiền Mặt buồn như cú... (Vè đánh bạc, tr.631, tập 13) Có thể thấy ở vè tiếng cười xuất hiện có những đặc sắc riêng. Và những nét đặc sắc này do chính những đặc điểm của thể loại vè quy định: tính thời sự, tính người thật việc thật, tính địa phương và tính kể lể. Tóm lại: Trên đây chỉ là một trong số những thủ pháp tiêu biểu mà chúng tôi đề cập trong nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt. Như vậy, để đạt hiệu quả các tác giả dân gian đã sử dụng nhiều thủ pháp khác nhau: có khi là chơi chữ, có khi sử dụng yếu tố tục, có khi sử dụng phóng đại cường điệu hoặc so sánh. Các thủ pháp này có khi được sử dụng riêng rẽ nhưng cũng có khi lại kết hợp nhuần nhuyễn trong một bài vè để đạt hiệu quả châm biếm và đả kích sâu sắc nhất. 15

CHƯƠNG 3 CÁC THỦ PHÁP THỂ HIỆN TRONG MỘT TÁC PHẨM VÈ Để đi sâu nghiên cứu Các thủ pháp thể hiện trong một tác phẩm vè chúng tôi đi sâu phân tích nội dung và hình thức ba bài vè đặc trưng tiêu biểu nghệ thuật châm biếm và đả kích: Đi chợ ăn quà Vè chửi Pháp và vua quan Vè nói ngược đời nay. 3.1 Đi chợ ăn quà 3.1.1 Giới thiệu tác phẩm Bài vè Đi chợ ăn quà là đặc trưng cho nghệ thuật châm biếm thói hư tật xấu mà đối tượng châm biếm là một chị có thói hay ăn quà. Chị này suốt ngày chỉ lê la hết quán nọ đến hàng kia, đồng thời cũng có ý kể các thứ hàng quà thường bán ở các chợ nông thôn Nghệ Tĩnh. 3.1.2 Phân tích thủ pháp Sử dụng thể thơ Bên cạnh thể vãn tư với tính chất nhanh gọn, sắc bén rất thích hợp với yêu cầu tự sự, yêu cầu ứng tác kịp thời còn xuất hiện thể vãn tư biến thể, tức là có đệm thêm một số câu sáu chữ, tám chữ. Đây là một hiện tượng chúng tôi gặp khá nhiều trong các bài vè mà bài trên là một điển hình. Bằng thể vãn tư biến thể với những nét phác họa nhanh, gọn nhưng rất sắc, tác giả bài vè đã châm biếm người đàn bà hăm hở tiếp cận các món quà mặc dù đã quá quen thuộc ở vùng nông thôn Nghệ Tĩnh: Ăn hàng kể hết mà coi (xem) Xăm xăm vào chợ mà xoi mọi hàng. Cái bị thì mang, Cái mủng thì nách (cắp)... 16

Có thể thấy, thể thơ trên đã có hiệu quả tích cực trong việc làm nổi bật tật xấu của đối tượng mà ngòi bút của tác giả dân gian hướng tới châm biếm và đả kích. Sử dụng thủ pháp liệt kê Ngoài việc sử dụng thể thơ thì thủ pháp liệt kê cũng được tác giả dân gian sử dụng một cách tối đa nhằm châm biếm, phê phán đối tượng. Bài vè có 44 câu nhưng có đến 18 thứ quà được mô tả, kết hợp phép lặp kết cấu, tác giả bài vè đã vạch ra thói xấu (thói ăn quà) mà người đàn bà ấy cứ liên tiếp sa vào không dứt ra được. Bởi thế mà thói tham ăn đã biến chị ta thành trò cười cho thiên hạ: Lại hàng bánh đúc, Lại ghé vô mua, Lại ngồi mà ních. Sử dụng thủ pháp phóng đại cường điệu Thói tham ăn, ăn vụng, ăn quà đã tràn vào cuộc sống của từng gia đình. Đặc biệt với phụ nữ thì miếng ăn cũng biến họ trở nên tồi tàn không kém. Để châm biếm thói tham ăn, hay ăn quà, tác giả bài vè đã sử dụng rất đích đáng thủ pháp phóng đại, cường điệu, khiến cho người đọc sung sướng bật tiếng cười hả hê từ đầu chí cuối:...lựa cho một chục, Sáu chiếc bánh ngô, Lại ghé vô mua, Hai mươi cá trích... Phê phán đả kích những thói xấu ấy trong cộng đồng cũng chính là mong muốn một xã hội có đủ cơm ăn, áo mặc để những người tham ăn, khốn khổ về miếng ăn không còn nữa. Nhận xét: Lời bài vè Đi chợ ăn quà chưa phải là ví dụ bộc lộ hiệu quả nghệ thuật của tất cả các thủ pháp nghệ thuật châm biếm và đả kích. Ở đây, nổi bật nên là vai trò của thể thơ, của thủ pháp liệt kê, cách lặp kết cấu, cường điệu phóng đại. Chúng cùng phát huy tác dụng để tạo nên tiếng cười châm biếm, đả kích sâu sắc nhất. 17

3.2 Vè chửi Pháp và vua quan 3.2.1 Giới thiệu tác phẩm Trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, các bài vè lịch sử châm biếm, đả kích triều đình nhà Nguyễn và phong kiến đế quốc ra đời khá nhiều, tiêu biểu nhất là bài Vè chửi Pháp và vua quan. Bài này thể hiện nỗi bất bình của nhân dân ta khi thấy bọn thực dân Pháp đem quân vào xâm lược đất nước. Trong bài vè, tác giả còn chửi thẳng vào bọn thực dân và lên án bọn vua quan triều đình phong kiến khiếp nhược, không dám đương đầu với giặc để bảo vệ đất nước. 3.2.2 Phân tích thủ pháp Sử dụng thể thơ Bài vè sử dụng thành công thể thơ lục bát để chuyển tải nội dung đến người đọc. Bài Vè chửi Pháp và vua quan mặc dù chỉ có 15 cặp câu lục bát nhưng tác giả đã lên án, đả kích bọn thực dân Pháp cùng vua tôi nhà Nguyễn một cách quyết liệt, không hề kiêng nể chúng. Ở thể thơ này, luật và vần tương đối chặt chẽ, nối liền nhau kéo dài cho đến hết bài. Sử dụng yếu tố tục Tác giả dân gian đã cho người đọc một trận tức cười trước hàng động sợ hãi của vua quan triều Nguyễn, tưởng bề ngoài là quyền cao chức trọng, ai ngờ cũng chỉ như đứa con nít mà thôi: Triều đình bẩy vía còn ba, Quân Tây vừa doạ đái ra đầy quần Dùng bút pháp tả thực Thông qua bút pháp tả thực tác giả bài vè còn phác họa rõ nét tội ác tầy trời của thực dân Pháp, chúng không những làm cho dân tình điêu đứng, lũ lượt chạy nạn tìm kế thoát thân mà chúng còn giầy xéo lên cả sinh linh:...giường thờ thì ngâm xuống ao, Lại bắt ông vải chui vào bụi năn... Trên đây chỉ là một số trong những thủ pháp tiêu biểu trong nghệ thuật châm biếm và đả kích mà chúng tôi đã sơ bộ phác thảo trong tác phẩm. 18

3.3 Vè nói ngược đời nay 3.3.1 Giới thiệu nhân vật và tác phẩm Tiếp tục đi sâu nghiên cứu về các thủ pháp thể hiện trong một bài vè cụ thể, chúng tôi chọn bài Vè nói ngược đời nay, bởi tác phẩm này đề cập đến một nhân vật tiêu biểu trong chủ đề đả kích tay sai và đế quốc mà vè đã gọi mặt chỉ tên. Trước chế độ gia đình trị, độc đoán và chuyên quyền của Diệm, miền Nam đã làm bài Vè nói ngược đời nay. 3.3.2 Phân tích thủ pháp Sử dụng thể thơ Thể thơ bốn chữ ngắn gọn, sắc cạnh có khả năng chứa đựng một lượng thông tin khá lớn, đặc biệt là rất thuận lợi trong việc tạo nên tiết tấu dồn dập, chắc khỏe như những viên đạn nối tiếp găm vào mục tiêu. Sử dụng lối nói ngược Đặc trưng của bài vè là nói ngược, nên thủ pháp chính yếu là đặt từng cặp đối tượng liền kề nhau rồi đánh tráo bằng những hành động, việc làm tạo nên hình tượng ngược đời trong 12 cặp câu đối nhau: Từ câu: Diệm rằng yêu nước cho đến Diệm phao phiến loạn Bài vè có 38 câu vè nhưng điệp từ Diệm được nhắc đi nhắc lại đến 13 lần kết hợp với thủ pháp lặp kết cấu, tác giả bài vè đã chĩa mũi nhọn trực tiếp gọi mặt chỉ tên một cách không kiêng nể Ngô Đình Diệm. Một người yêu nước nhưng lại chia cắt sơn hà ; mến dân nhưng tù đày giết bắn Có thể thấy, bài vè đã vẽ ra những điều phi lý, những hành động ngược đời có tính chất đối lập tồn tại trong con người Ngô Đình Diệm. Với lối dẫn dắt chân chất, mộc mạc của vè nói chung, bài vè có những ngôn từ sắc cạnh, thậm chí thô tục cứ đốp chát như văng vào mặt, như quật vào lưng Ngô Đình Diệm. 19

KẾT LUẬN Trong luận văn này, bằng phương pháp tiếp cận định lượng, chúng tôi đã tiến hành thống kê, hệ thống hóa tài liệu, so sánh, phân tích, tổng hợp đối với 82 bài vè trong tập 13 và tập 14, chúng tôi đã thu được những kết quả dưới đây. 1. Ở chương 1, chúng tôi đã tiến hành tổng thuật các định nghĩa và quan niệm chính về vè. Các tác giả tùy theo góc độ và cái nhìn của mình mà nhấn mạnh mặt này hay mặt khác của vè. Những định nghĩa và quan niệm đa dạng về vè đã giúp chúng tôi rất nhiều trên đường đi tìm hiểu các cách phân loại và tính chất của nó. Chúng tôi cũng đã hệ thống hóa các đặc tính của vè như: tính thời sự, tính chiến đấu, tính hiện thực, tính địa phương. 2. Dựa trên cơ sở của chương 1, chúng tôi đi sâu nghiên cứu nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt. Các tác giả dân gian đã sử dụng các thủ pháp như: sử dụng thể thơ, chơi chữ, sử dụng yếu tố tục, cường điệu phóng đại, so sánh, liệt kê...trong khi tìm hiểu một số thủ pháp nghệ thuật trong vè, chúng tôi so sánh chúng với các thủ pháp cùng tên trong ca dao, truyện cười, từ đó nêu ra sự khác biệt giữa vè với các thể loại văn học dân gian khác. 3. Khi tìm hiểu qua một số bài vè trong 82 bài đã nêu, chúng tôi thấy các thủ pháp châm biếm đả kích được kết hợp khá nhuần nhuyễn với nhau trong một tác phẩm. Chính vì vậy chúng tôi chọn ba bài vè tiêu biểu trong ba chi loại đại diện cho ba cung bậc châm biếm, đả kích trong số 82 bài mà chúng tôi đã đề cập. Khi đi tìm hiểu nghiên cứu đề tài, chúng tôi gặp khó khăn vì đây là một vấn đề mà ít khi được bàn tới, bởi trong ý nghĩ, nhiều người không đánh giá cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm vè. Kết quả nghiên cứu, tìm hiểu về thủ pháp nghệ thuật của thể loại vè trong đề tài này chỉ xin được coi như là một sự gợi mở ban đầu và chắc chắn còn để ngỏ khá nhiều những vấn đề lý thú, hấp dẫn cho những ai yêu thích vè và có hướng nghiên cứu khoa học sâu hơn. 20