Giới đại học Pháp vinh danh học giả Hoàng Xuân Tin từ Paris cho biết: Học giả Việt Nam lỗi lạc Hoàng Xuân Hãn vừa được Trường Quốc gia Cầu - Đường (Éc

Tài liệu tương tự
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Phân tích hình tượng nhân vật người anh hùng Quang Trung

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

Cúc cu

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Kính thưa Quý Độc Giả các Diễn Đàn, TCDV vừa nhận được bài viết này do chiến hữu Đỗ Như Quyên, binh chủng BĐQ/QLVNCH, hiện đang sinh sống tại Hạ Uy Di

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

Nhìn Lại Thời Vàng Son của Giáo Dục VNCH Trước Năm 1975 GS Phạm Cao Dương Lời giới thiệu của Phạm Trần: Tôi xin chân thành cảm ơn Giáo sư, Tiến sỹ Lịc

Tiểu sử Nguyễn Du qua những phát hiện mới TS Phạm Trọng Chánh Nguyễn Du có Truyện Kiều từ năm nào? Nguyễn Du có quyển Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâ

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

QUI SƠN CẢNH SÁCH Tác-Giả: Đại-Viên Thiền-Sư. Dịch Giả: HT.Tâm-Châu Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam T

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Ngũ Luân Thư CHƯƠNG TRÌNH TÓM TẮT SÁCH KINH DOANH

No tile

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI BỐN 53

Chan uot chan raoTPV

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Tự hào thanh niên xung phong Tây Nam bộ Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với cả nước, hàng ngàn thanh niên xung phong (TNXP) Tây Na

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

PHẦN TÁM

Tuổi trẻ và tương lai đất nước – Bài tập làm văn số 7 lớp 8

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

TẢN MẠN TRƯỜNG XƯA Lê Thế Hiển Một buổi sáng mùa thu ở vùng Đông Bắc Mỹ, ngồi mở computer ra xem, thấy từ trong nước Bạn phóng ra nhắn : Đang dự

Document

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

Th«ng tin nghiªn cøu B o tån Di s n Sè 02(38) 2017 MỘT SỐ TẬP TỤC Ở HỘI AN LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÂY CỐI Trần Phương Thờ cúng cây cối là m

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

mộng ngọc 2

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Giới văn trích lục từ Ưu Bà Tắc Giới Kinh do ngài Tam tạng Pháp sư Đàm Vô Sấm dịch Phạn Hán Tỳ kheo Thích Pháp Chánh dịch chú Giới bổn Bồ tát tại gia

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Biên soạn: Quách Cư Kính 24 TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO TẬP 2 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Kinh Dai Thong Phuong Quang Sam Hoi Diet Toi Trang Nghiem Thanh Phat - HT Trung Quan Dich

Phần 1

HỒI I:

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương – Văn mẫu lớp 11

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

Kinh sách ấn tống không được bán. This book is strictly for free distribution, it is not for sale.

Phần 1

72. Nghĩa tử là nghĩa tận Trong 9 năm liền, Long không được visa về Việt Nam, dù lâu lâu chàng vẫn thử làm thủ tục xem chính quyền có thay đổi chính s

Người đầu tiên viết sách về lịch sử võ học Việt Nam Với niềm đam mê cùng tâm huyết mong muốn đóng góp công sức cho nền võ học nước nhà, nên hơn suốt 1

HoiTetNhamThinTNAC

VIETNAM ATTRACTS RECORD LEVEL OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT - Asia Pulse

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Microsoft Word - Giao duc va nang cao suc khoe.doc

Trần Tế Xương Trần Tế Xương Bởi: Wiki Pedia Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đ

Tả cánh đồng quê em văn 5

Microsoft Word - luật bằng trắc.doc

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Bảo tồn văn hóa

Chửi

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

Đàm Loan và Đạo Xước

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Thử bàn về chiến lược chiến thuật chống quân Minh của vua Lê Lợi Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI 144. T

Microsoft Word - viet-bai-lam-van-so-6.docx

Thuyết minh về Nguyễn Du

LIÊN MINH ĐẢNG CỘNG HOÀ Đảng của nhân dân nhằm thiết lập lại nền dân chủ HIẾN CHƯƠNG THÀNH LẬP Được thông qua trong hội nghị thành lập Liên minh Đảng

Đôi điều về thiên tình sử Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà Chủ nhật, 13/09/2015 Dân mê cải lương, hẳn ai cũng thuộc nằm lòng vài câu hát trong bài vọng cổ "Võ

Bình luận về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Anh (chị) hãy phân tích vì sao trong những năm Đảng Cộng sản Đông Dương lại chủ trương chuyển hướng đấu tranh cách mạng

Cảm nghĩ về tình bạn thời học sinh

Trường Tây - Trường Ta.Những ngày xưa truyện đẹp như truyền kỳ Những mai vui hay trưa tối sầu bi Đều đẹp cả những ngày xưa truyện đẹp Cung Trầm Tưởng

Microsoft Word - MuonChungDao_updt_ doc

VINCENT VAN GOGH

Bản ghi:

Giới đại học Pháp vinh danh học giả Hoàng Xuân Tin từ Paris cho biết: Học giả Việt Nam lỗi lạc Hoàng Xuân Hãn vừa được Trường Quốc gia Cầu - Đường (École Nationale des Ponts et Chaussées) ở Paris lấy tên đặt cho một giảng đường trong trường đại học danh tiếng ấy. Xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Hàm Châu trên báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu về GS Hoàng Xuân Hãn nhân sự kiện này. GS Hoàng Xuân Hãn (1909-1996) Trường Quốc gia Cầu - Đường Paris lấy tên học giả Hoàng Xuân Hãn đặt cho một giảng đường. Tin vui ấy khiến tôi nhớ lại một kỷ niệm Danh nhân Việt Nam duy nhất được đặt tên cho giảng đường đại học Pháp Tin từ Paris cho biết: Học giả Việt Nam lỗi lạc Hoàng Xuân Hãn vừa được Trường Quốc gia Cầu - Đường (École Nationale des Ponts et Chaussées) ở Paris lấy tên đặt cho một giảng đường trong trường đại học danh tiếng ấy. Như nhiều người đã biết, đây là một trường lớn của nước Pháp, có chế độ tuyển sinh rất gắt gao; những ai muốn dự vào trường này, sau khi đỗ tú tài, còn phải học thêm vài ba năm dự bị ở một trường trung học rất nổi tiếng như Lycée Saint Louis để bổ túc kiến thức và luyện thi. Hầu hết những người được lấy tên đặt cho các giảng đường của các trường đại học ở Pháp đều là những danh nhân, những nhà bác học kiệt xuất như Diderot, Descartes, Pierre Curie, Marie Curie, v.v. Hoàng Xuân Hãn là danh nhân người Việt Nam duy nhất được lấy tên đặt cho một giảng đường theo cách viết đảo ngược họ tên cha mẹ đặt và bỏ các dấu thanh mà người Âu - Mỹ quen dành cho người phương Đông là: Xuan Han Hoang.

Năm 1930, anh thanh niên quê làng Yên Hồ, La Sơn, Hà Tĩnh, 22 tuổi, cùng một lúc thi đỗ vào hai trường đại học danh tiếng nhất nước Pháp là Trường đại học Sư phạm phố d Ulm (École Normale Supérieure, rue d Ulm) và Trường đại học Bách khoa (École Polytechnique) ở thủ đô nước Pháp. Đây là trường hợp chưa từng có trước đó đối với người dân An Nam thuộc địa. (Về sau, thi đỗ vào Trường đại học Sư phạm Paris, còn có thêm Lê Văn Thiêm, Trần Đức Thảo, và Ngô Bảo Châu). Anh sinh viên Hoàng Xuân Hãn, 22 tuổi, theo học Trường đại học Bách khoa Paris năm 1930. Những năm 1932-1934, Hoàng Xuân Hãn theo học Trường Quốc gia Cầu - Đường, rồi đỗ kỹ sư cầu - đường. Chính vì Giáo sư Hãn là một cựu sinh viên của trường này, về sau, đã có nhiều cống hiến trác việt cho hai nền văn hoá Việt - Pháp, cho nên nhà trường mới quyết định lấy tên ông để đặt cho một giảng đường của trường. Trong tiểu sử trên tấm biển đặt trước giảng đường có đoạn viết: Hoàng Xuân Hãn, người Việt Nam, là cựu sinh viên Trường đại học Bách Khoa" Tấm biển nêu lên những thành quả nghiên cứu khoa học trác việt của học giả Hoàng Xuân Hãn, ở đây, tôi chỉ trích dẫn đoạn nói đền việc nghiên cứu Truyện Kiều, để chào mừng việc Hội Kiều học Việt Nam vừa được thành lập trong tuần trước: Bach khoa Paris, kỹ sư Trường Quốc gia Cầu - Đường, nhà toán học và là một học giả. Cuộc đời ông, cuộc đời của một nhà nhân văn lớn, được nuôi dưỡng bởi ba nền văn hóa,

ông đã hiến dâng nó cho cuộc đấu tranh giành độc lập suốt từ hai nghìn năm nay của dân tộc ông. Ông đã thực hiện bản văn có chú giải Truyện Kiều của Nguyễn Du (1765-1820), một công trình uyên bác mẫu mực, được Hiệp hội Aubonne xuất bản sau khi ông mất. Ông đã sáng lập hiệp hội này năm 1992, cống hiến cho cả hai nền văn hoá Việt Nam và Pháp, mà nhiều người Việt Nam hiện đang sống ở Pháp cùng chia sẻ. Ảnh hưởng của GS Hoàng Xuân Hãn đối với thế hệ chúng tôi Thuở nhỏ, tôi sống trong Đại Nội, Huế, ở nhà ông bác ruột tôi là cụ Cử nhân Nho học Nguyễn Văn Hạp, lúc bấy giờ giữ chức Thị lang Bộ Hộ, và theo học École des garçon, một trường tiểu học dành riêng cho con trai, dạy tất cả các môn bằng tiếng Pháp. Những năm kháng chiến chống Pháp, tôi trở về quê nội tại huyện Nam Đàn, Nghệ An, trong vùng tự do, theo học bậc trung học. Trường học sau Cách mạng dạy tất cả các môn bằng tiếng Việt, chỉ trừ ba môn ngoại ngữ là tiếng Pháp, tiếng Anh, và chữ Hán (caractères chinois). Ngày nay nhớ lại, tôi biết ơn nhà trường kháng chiến đã cùng một lúc dạy cho chúng tôi ba ngoại ngữ dù chỉ mới là sơ lược, bước đầu, nhưng, về sau, có nền tàng mà học thêm. Một khó khăn lớn đối với chúng tôi lúc ấy là thiếu sách giáo khoa. Thầy Nguyễn Văn Trương cùng các anh học lớp trên như Đinh Ngọc Lân, Nguyễn Đình Tứ, Nguyễn Hoàng Phương, Hà Học Trạc, Nguyễn Văn Cung cho chúng tôi mượn một số cuốn sách toán, vật lý, sinh vật bằng tiếng Pháp; nhưng không dễ đọc hiểu, bởi vì, lúc bấy giờ, chúng tôi không có trong tay các bộ từ điển song ngữ chuyên ngành như sau này để tra cứu. Càng chưa làm gì có Internet, Google để có thể sử dụng phần mềm translation! Rất may, một anh bạn cùng lớp đào đâu ra được cuốn Danh từ khoa học (Vocabulaire scientifique), cuốn thuật ngữ Pháp - Việt đầu tiên ở nước ta về toán, lý, hoá, sinh, cơ, thiên văn của Hoàng Xuân Hãn in năm 1942, tại Hà Nội. Nhưng, anh bạn kia giao hẹn: Chỉ trong vòng một tuần, phải mang trả lại cho anh, bởi vì, đó không phải sách của riêng anh, mà là sách anh "bí mật" cầm của vị gia sư khó tính! Dù đang ở tuổi ham chơi, thích lên rú Anh, rú Đại Huệ hái sim chín, hay đi bơi ngoài con sông đào - "muốn tắm mát lên ngọn sông đào/ muốn ăn sim chín thì vào rú Anh" như câu ca dao quê tôi - nhưng do quá say mê toán, lý, tôi đã bỏ hết mọi thứ khác, dành hết mọi thời gian ngoài giờ học, để bò lê bò càng ra chép tay toàn bộ cuốn Danh từ khoa học mà, theo tôi nhớ, dày hơn 200 trang! Chỉ trong vòng một tuần! Để kịp trả sách! Chép bằng mực tím, trên giấy nứa, dưới ánh đèn dầu lạc tù mù và tiếng muỗi vo ve

Ngoài giờ học, bọn tôi đi dạy bình dân cho bà con trong xóm, theo tài liệu Vần quốc ngữ dạy theo phương pháp mới do GS Hãn biên soạn. Cách dạy này rất vui, giúp người học dễ nhớ, thí dụ: dạy ba chữ O, Ô, Ơ, thì dạy thêm hai câu ca dao do ông sáng tác mà đến nay tôi còn nhớ nằm lòng: Otròn như quả trứng gà Ô thì đội mũ, Ơ là thêm râu. Hay dạy 5 dấu thanh, thì thêm hai câu ca dao: Huyền ngang, sắc dọc, nặng trò n. Hỏikhom lưng đứng, ngã buồn nằm ngang. Hình ảnh "khom lưng đứng" và "buồn nằm ngang" thật thú vị, tài tình! Trở lại với cuốn Danh từ khoa học của Hoàng Xuân Hãn. Nhờ có bảo bối ấy, tôi cùng một vài bạn trong lớp như anh Đào Vọng Đức, mới có thể dịch hàng trăm đề toán trong cuốn sách toán rất nổi tiếng thời ấy của Thạc sĩ toán Brachet, người Pháp gốc Do Thái, thanh tra học chính Đông Dương thuộc Pháp, để đưa về các tổ học tập làm thêm, ngoài các đề toán thầy ra trên lớp. Sau này, anh Đào Vọng Đức trở thành một nhà vật lý lớn, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới thứ ba. Nhiều anh khác trong lớp cũng đều trở thành giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa nổi tiếng. Còn tôi, một mình lạc bước vào nghề báo! Và không thành đạt, không danh vị Nhà giáo Nhân dân, Thầy thuốc Nhân dân gì gì! Nhưng biết làm sao được? Số hữu nan đào, tri thị mệnh/ văn như vị táng dã quan thiên!... GS Hoàng Xuân Hãn quê ở làng Yên Hồ, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, không xa quê tôi ở Làng Xuân Hồ, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Có thể nói, ông và tôi đều là đồng hương Nghệ Tĩnh, người đất Hồng Lĩnh - Lam Giang, cùng thuộc dòng dõi "thư hương". Về sau, khi đã vào đời, tôi tìm đọc hầu như toàn bộ các công trình nghiên cứu của La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn được Hữu Ngọc và Nguyễn Đức Hiền sưu tập, biên soạn và Nhà xuất bản Giáo dục in năm 1998, dày khoảng 4.000 trang khổ lớn. Tôi tự bảo: Một "cây bút" phải để lại những tác phẩm dày dặn và sâu thẳm "để đời" như vậy đấy, chứ đâu phải viết dăm ba bài báo qua quýt theo bề nổi, hay mấy cái tin cóp nhặt đó đây, mà đã có thể sớm vênh vang lên mặt dạy đời! Nhiều nhà trí thức nổi tiếng ở nước ta như Nguyễn Xiển, Vũ Đình Hoè, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Lân, Trần Văn Khê, Nguyễn Tài Cẩn, Hà Văn Tấn, Phan Huy Lê đã viết những bài hồi tưởng sâu sắc về học giả quá cố, xếp ông vào bậc Người Hiền.

Mặc dù ông không có cơ hội tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng trí tuệ và tâm hồn ông luôn hướng về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đêm nay, dưới ánh đèn khuya, tôi chăm chú ngồi đọc lại một đoạn trong Lời tựa cuốn Lý Thường Kiệt của GS Hãn, xuất bản năm 1949, tại Hà Nội, lúc bấy giờ đang bị quân Pháp chiếm đóng: Tuy sách chưa hoàn bị, vì cuộc chiến tranh giành độc lập của dân tộc ta không cho tôi những phương tiện để khảo cứu thêm; nhưng chính cuộc tranh đấu ấy đã giục tôi vội đưa bản thảo hiến độc giả. Mong ai nấy thấy rằng lòng dũng cảm, chí quật cường ngày nay có cỗi rễ rất xa xăm. Mong ai nấy nhận thấy một cách rõ ràng, cụ thể sự nguy hiểm của một cuộc ngoại xâm, nhận thấy sự lo việc nước không phải chỉ ở đầu lưỡi, mà cần hết cả lòng hy sinh, trí sáng suốt để xếp đặt, tính toán. Đọc xong đoạn sử này, độc giả sẽ thấy, cách đây ngót nghìn năm, cha ông chúng ta đã đủ tài năng, nghị lực để gìn giữ khoảnh đất gốc cội của tổ quốc ta ngày nay; độc giả sẽ nhận thấy huyết quản của chiến sĩ bây giờ vẫn chan hoà máu nóng của tổ tiên, máu nóng mà không lẽ có người không mang một giọt. Dẫu trong nhất thời có kẻ lầm làm hại nước, hoặc con dân một nước có ý tưởng dị đồng, trước nạn bại vong, giọt máu ấy cũng đủ gây nên chí quật cường, lòng tương ái. Tại sao một cuốn sách xuất bản trong vùng bị địch tạm chiếm (Hà Nội, 1949) lại có thể in ra những dòng văn yêu nước cháy bỏng như vậy? Về sau, GS Hãn kể: Hồi tôi viết quyển sách đã có sở kiểm duyệt của Pháp rồi, nhưng chính người Việt Nam làm ở đấy không dám kiểm duyệt, cho nên cuốn sách lúc đó mới ra được. Theo Hàm Châu Dvt.vn