Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

MỞ ĐẦU

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

Microsoft Word - vanhoabandia (1)

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Microsoft Word _TranNgocVuong

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Phong thủy thực dụng

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU ĐƯỢC DÙNG TRONG LUẬN VĂN

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Thuyết minh về một loài cây – Văn Thuyết Minh 9

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

Thuyết minh về truyện Kiều

Tràng Giang

Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Nghiên cứu Tôn giáo. Số PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩ

CHƯƠNG 1

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ

Tiểu thuyết lịch sử của Tân Dân Tử và Phạm Minh Kiên - từ góc nhìn lý thuyết tự sự

Phân tích bài thơ Chiều tối

TRƯỜNG THPT CHUYỀN NGUYỄN TRÃI

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

SỞ GD& ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM HỌC Môn NGỮ VĂN; Khối C, D (Đáp án có 5 trang) Câu Ý Nội dung Đ

Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

1

LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệ

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

Thuyết minh về hoa mai

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Untitled

Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước

Ý Nghĩa MàuTrắng Và Áo Dài Trong Đạo Cao Đài I. ÁO DÀI VIỆT NAM QSTS Nguyễn Thanh Bình Khảo Cứu Vụ Cao Đài Hải Ngoại Tòa Thánh Tây Ninh Mỗi khi bàn đế

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ

Microsoft Word - coi-vo-hinh.docx

Phân tích cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyển ngoài xa

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Phân tích tình yêu lứa đôi trong bài thơ số 28 của tập Người làm vườn

Chương 5 ANTON PAVLOVICH SEKHOV ĐẠI BIỂU ƯU TÚ CUỐI CÙNG CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC NGA (Антон Павлович Чехов) ( ) Anton Pavlovich Sekhov, đại bi

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN THỨ 3 NĂM HỌC Môn: Ngữ Văn lớp 12 (Thời gian làm bà

Phân tích nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia – Bài tập làm văn số 4 lớp 11

Thuyết minh về hoa mai

Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà – Văn hay lớp 12

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Microsoft Word - ptdn1257.docx

TUỆ QUANG 慧光 FOUNDATION

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Microsoft Word - Luc Bat_HoaiKhanh.doc

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

NGHỆ THUẬT DIONYSOS NHƯ MỘT DIỄN NGÔN TRONG THƠ THANH TÂM TUYỀN Trần Thị Tươi 1 Tóm tắt Là một trong những thành viên trụ cột của nhóm Sáng Tạo những

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc

Microsoft Word - on-tap-van-hoc-trung-dai-viet-nam.docx

Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay NGUYỄN THỊ THANH MAI Tóm tắt: Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời v

Microsoft Word - 22-NHÃ CA.docx

Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số:

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

Truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Kiến Thụy, Hải Phòng

Microsoft Word - viet-bai-lam-van-so-6.docx

Hương Cốm mùa Thu ********* Chúng tôi đi xa, cứ mỗi độ thu về thường nhớ đến món cốm ở quê nhà. Hương cốm theo chúng tôi đi suốt tuổi thơ, lớn lên, hư

36

Nghị luận xã hội về ý thức học tập – Văn mẫu lớp 12

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Phần 1

Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Tập san Hừng Sáng 11

NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG: Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc * LỜI CUNG KÍNH ĐẾN TS. THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trụ trì Chùa Hương

Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o H¶i D­¬ng

Bản ghi:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------------- O0O ---------- DƯƠNG THỊ XUÂN THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ : 60. 22. 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Thuỷ Nguyên Thái Nguyên - 2009

LỜI CẢM ƠN! Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Đào Thủy Nguyên đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình thầy giáo Vi Hồng, các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn, cùng gia đình, bạn bè người thân đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 10 năm 2009 Dương Thị Xuân

MỤC LỤC MỞ ĐẦU NỘI DUNG TRANG 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Giới thuyết về thế giới nghệ thuật 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 5. Mục đích nghiên cứu 9 6. Phương pháp nghiên cứu 9 7. Cấu trúc luận văn 10 NỘI DUNG Chương 1: Cảm hứng nghệ thuật gắn với thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng 1.1. Khái niệm cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật. 11 1.2. Cảm hứng nghệ thuật gắn với thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng 1.2.1. Cảm hứng ngợi ca gắn với những con người đẹp đẽ 14 1.2.1.1. Ca ngợi những con người có vẻ đẹp lí tưởng về hình thể. 14 1.2.1.2. Ca ngợi những con người bình thường có tấm lòng nhân hậu, vị tha. 1.2.1.3. Ca ngợi những người trí thức có trí tuệ toả sáng 21 1.2.2. Cảm hứng cảm thương gắn với những con người bất hạnh 26 1.2.2.1. Cảm thương cho con người bị những hủ tục phong kiến xưa vùi dập, đoạ đầy 1.2.2.2. Cảm thương cho những con người bất hạnh trước tội ác dã man tàn bạo của bọn thống trị miền núi 1.2.3. Cảm hứng châm biếm, mỉa mai những con người vô học tối tăm và lên án phê phán, những con người xảo trá, tàn bạo 1.2.3.1. Cảm hứng châm biếm mỉa mai những con người vô học tối tăm 35 1.2.3.2. Cảm hứng phê phán, lên án những người có chức, có quyền bất tài, tráo trở, độc ác, vô nhân tính 11 13 17 26 32 35 39

Chương 2. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng. 2.1. Khái niệm không gian nghệ thuật. 46 46 2.2. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng 48 2.2.1. Không gian bối cảnh. 48 2.2.1.1. Bối cảnh thiên nhiên. 48 2.2.1.2. Bối cảnh xã hội. 61 2.2.2. Không gian sự kiện. 76 2.2.3. Không gian tâm lí. 80 Chương 3. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng. 85 3.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật. 85 3.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng. 86 3.2.1. Thời gian sự kiện. 86 3.2.1.1. Thời gian sự kiện lịch sử. 86 3.2.1.2. Thời gian sự kiện đời tư. 91 3.2.2. Thời gian tâm lí. 99 3.2.2.1. Thời gian hiện tại. 100 3.2.2.2. Thời gian quá khứ. 103 3.2.2.3. Thời gian tương lai. 107 3.2.2.4. Thời gian đồng hiện. 110 3.2.3. Mối quan hệ giữa thời gian và không gian nghệ thuật. 111 KẾT LUẬN 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO 120

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. 1.1. Vi Hồng là một cái tên được nhiều người biết đến trong đội ngũ nhà văn là người dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong hành trình lao động nghệ thuật gần 40 năm, ông có số lượng sáng tác khá đồ sộ: 15 cuốn tiểu thuyết, 8 truyện ngắn, 6 tập sưu tầm truyện cổ Tày, Nùng và các công trình nghiên cứu về Sli lượn, khảm hải, dân ca nghi lễ... trong đó, có nhiều tác phẩm dành được nhiều giải thưởng có giá trị. Ông trở thành một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, để lại dấu ấn sâu sắc và một tình cảm nồng thắm nơi trái tim người đọc. 1.2. Vi Hồng sáng tạo trên nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, truyện viết cho thiếu nhi, các công trình nghiên cứu Sli lượn, Khảm hải... Ở thể loại nào nhà văn cũng thể hiện tài năng và một phong cách riêng rất rõ rệt. Tuy nhiên, thể loại tiểu thuyết là nơi mà ông tập trung nhiều tâm huyết và tinh lực nhất. Nhiều nhà nghiên cứu đã có những nhận xét khẳng định sự thành công của ông ở thể loại này. Yếu tố quan trọng làm nên sự thành công ấy chính là thế giới nghệ thuật. Vì vậy, tìm hiểu thế giới nghệ thuật là một việc làm không thể thiếu khi nghiên cứu sáng tác của Vi Hồng ở thể loại tiểu thuyết. 1.3. Là một sinh viên đã được nhà giáo Vi Hồng giảng dạy trong những năm học ở trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, người viết ước vọng qua những trang nghiên cứu này giúp người đọc hiểu hơn về con người, về cuộc đời, đặc biệt là tài năng của Thầy - một nhà văn dân tộc thiểu số tiêu biểu. Qua đó, góp phần khẳng định vị trí của nhà văn trong nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng

2. Lịch sử vấn đề. Vi Hồng là nhà văn tiêu biểu, đã có những đóng góp không nhỏ vào nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung và nền văn học dân tộc thiểu số nói riêng. Năm 26 tuổi (1959), ông được trao giải nhì, giải thưởng của Tổng hội Sinh viên Việt Nam với truyện ngắn Ngôi sao đỏ trên đỉnh núi Phja Hoàng. Ba năm sau (1962), ông lại vinh dự nhận một giải nhì nữa của báo Người giáo viên nhân dân với truyện ngắn Cây su su noọng ỷ. Có thể nói tên tuổi của ông đã được nhiều người biết đến và trở nên quen thuộc với bạn đọc cả nước từ những năm 70 của thế kỷ trước. Đã có một số công trình nghiên cứu về thành tựu sáng tác của Vi Hồng trong thành tựu chung của văn học dân tộc thiểu số: bài Nhìn lại Văn học Tày của Dương Thuấn Bài Văn xuôi trong cuốn Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại [190], và Một mảng văn học đặc sắc trong cuốn Văn học và miền núi [103] của tác giả Lâm Tiến Một số công trình nghiên cứu về toàn bộ sáng tác của Vi Hồng như bài: Vi Hồng của Hoàng Thi trong cuốn Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (nhiều tác giả) [146], Kỉ yếu hội thảo về nhà văn Vi Hồng của Hội văn học nghệ thuật Thái Nguyên, đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Phạm Mạnh Hùng đã đi sâu Tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vi Hồng... Một số bài viết về các tác phẩm cụ thể như: Người trong ống của Vi Hồng (Nguyễn Long) [14, 58], Tiểu thuyết Gã ngược đời của Vi Hồng (Tú Anh) [14,63], Lòng dạ đàn bà - Tiểu thuyết của Vi Hồng (Thuý Anh) [14, 66]... Một số công trình đã đi vào nghiên cứu một số phương diện cụ thể trong tiểu thuyết của Vi Hồng như: Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của Vi Hồng (Trần Thị Đoàn Nguyễn Thị Thu Hà) [14, 19], Giọng điệu trần thuật trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng (Ngô Thu Thuỷ) [14, 41], Bản sắc dân tộc qua ngôn ngữ trong Đất bằng của Vi Hồng (Nguyễn Thị Thu Hằng) [14, 53], Bản sắc dân gian trong tiểu thuyết của Vi Hồng (luận văn tốt nghiệp

của Đỗ Thuỳ Liên 2007), Tính dân tộc trong tiểu thuyết của Vi Hồng (Luận văn thạc sĩ của Hoàng văn Huyên 2003), Tính dân tộc trong tiểu thuyết Tháng năm biết nói, Chồng thật vợ giả, Núi cỏ yêu thương của Vi Hồng (Luận văn tốt nghiệp Đại học của Nông Thị Quỳnh Trâm 2004), Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Vi Hồng (Luận văn tốt nghiệp Đại học của Nguyễn Thị Thu Hương 2008), Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng (Luận văn thạc sĩ của Ma Thị Ngọc Bích 2004), Chất thơ trong tiểu thuyết của Vi Hồng (Vũ Minh Tú - Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên 2009) Nhìn chung ở những công trình trên, các nhà nghiên cứu đã có những đánh giá về những thành công và hạn chế trong sự nghiệp sáng tác của Vi Hồng. Tác giả Hoàng Thi trong cuốn Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam khẳng định thành tựu sáng tác của Vi Hồng chủ yếu tập trung ở thể loại tiểu thuyết: Nói chung mặc dù ông rất tâm huyết với thơ và cả kịch nữa, nhưng ông vẫn chưa đạt được kết quả như ý muốn. Chỉ khi đến với truyện ngắn đặc biệt là thể loại tiểu thuyết thì nhà văn mới phát huy được hết những tiềm năng của mình, ông mới thực sự được chú ý và chiếm được tình cảm nơi trái tim người đọc [115,148]. Dương Thuấn trong bài Nhìn lại văn học dân tộc Tày (Tạp chí nghiên cứu Văn học số 5 2006) đánh giá: Vi Hồng là Tác giả đáng chú ý nhất trong nền văn học thiểu số Việt Nam hiện đại Nhà phê bình Lâm Tiến trong cuốn Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (Nxb Văn hoá dân tộc 1995) và cuốn Văn học và miền núi - phê bình và tiểu luận (Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc 2002) đã có cái nhìn khái quát về toàn bộ tiến trình phát triển của nền văn học thiểu số Việt Nam hiện đại và có những nghiên cứu khá sâu về các tác giả tiêu biểu, trong đó có nhà văn Vi Hồng. Lâm Tiến khẳng định những trang viết của Vi Hồng đã góp phần làm nên những hạt mầm cho nền văn học vẫn còn hết sức non trẻ. Năm 2006, Hội Văn học nghệ thuật Thái Nguyên đã tổ chức Hội thảo về nhà văn Vi Hồng và cuốn Kỉ yếu hội thảo về nhà văn Vi Hồng đã ra đời. Cuốn sách này, có rất nhiều tác giả là những người bạn, là đồng nghiệp, là học trò, là

con của nhà văn mỗi người góp thêm một tiếng nói để lưu giữ cuộc đời cũng như tài năng của một nhà giáo, một nhà văn đầy tâm huyết và giầu lòng yêu thương con người. Đọc bản thảo Đất bằng của Vi Hồng, nhà văn Nguyên Ngọc có nhận xét về nghệ thuật viết tiểu thuyết của Vi Hồng - nghệ thuật mang mầu sắc dân tộc rất riêng: Cách viết của anh rất khác cách viết tiểu thuyết của ta - ít ra là của tôi... Riêng tôi, tôi hết sức chú ý và muốn suy nghĩ nhiều về cách viết của Vi Hồng, của YĐiêng... Cách viết bao gồm từ cách hình dung về nhân vật, xây dựng nhân vật, cách kể chuyện, dẫn dắt cốt truyện, lựa chọn cốt truyện, lựa chọn tình tiết... (Báo nhân dân ngày 19/4/1980). Về cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng, nhà phê bình Lâm Tiến khẳng định: Thành công lớn nhất trong tiểu thuyết của Vi Hồng là viết về những kỉ niệm, những mảng cuộc sống mà ông đã từng trải Đó là những mối tình đẹp đẽ của người lao động. Vi Hồng đã biết kết hợp trong tác phẩm của mình giữa cuộc sống và chiến đấu, lao động sản xuất và tình yêu. Nhà văn làm cho chúng ta yêu mến thiết tha những nhân vật đó. [14, 17]. Nhận xét về nhân vật trong sáng tác của Vi Hồng, Hoàng Thi viết: phải tha thiết yêu quê hương làng bản, yêu những con người cụ thể của dân tộc, Vi Hồng mới thành công như vậy khi xây dựng nhân vật của mình. Đó chính là những con người quê hương anh... Họ đều là những người nói tiếng nói của quê hương, tiếng nói giầu hình ảnh, nhạc điệu của người Tày, người Dao. Có độc giả người dân tộc thiểu số nào ở Việt Bắc khi đọc Vi Hồng lại không cảm thấy mình đang sống lại, đang trở về với cội nguồn của mình [15, 149]. Hoàng Thi đã đánh giá cao sự thành công của Vi Hồng khi xây dựng nhân vật. Dường như toàn bộ đối tượng sáng tác của ông đều là những con người miền núi. Họ mang những nét tiêu biểu nhất của những con người nơi họ sinh ra và lớn lên. Chính vì vậy mỗi người, nhất là những người dân tộc, khi đọc tiểu thuyết của Vi Hồng đều có thể

tìm thấy mình và cuộc sống của mình. Điều đó làm nên nét riêng khó lẫn trong sáng tác của Vi Hồng. Nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng đa dạng, phong phú, và thường được khám phá ở hai bình diện đối lập, đó là nhận định của nhà giáo Cao Xuân Thử: Vi Hồng đã bước đầu nhận ra, nhìn thấy khá rõ hai phương diện khác nhau, trái nhau, đối lập nhau ở một con người. Và khi nhận thấy điều đó thì: Nhà văn thừa nhận sự tồn tại của cái xấu, cái ác, cái chưa hoàn thiện trong con người, nhà văn trình bày nó để nó tồn tại như là sự tất yếu cùng với cái tốt và cái thiện [14, 88]. Đọc tiểu thuyết của Vi Hồng, Hồ Thuỷ Giang phát hiện ra rằng: Vi Hồng ít đề cập đến sự phức tạp về tâm lí. Anh nghiêng về khắc hoạ những nét đẹp hoang sơ và thuần khiết của tâm hồn [14, 81]. Lâm Tiến cũng nhận định: Nhân vật của ông thường có sự thống nhất giữa ngoại hình và tính cách đã đẹp nết thì đẹp người và ngược lại. Đó là kiểu mô típ quen thuộc trong văn học dân gian [8, 103]. Khi tìm hiểu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng, tác giả Ma Thị Ngọc Bích đã phân loại nhân vật từ góc độ loại hình nghề nghiệp xã hội: đó là nhân vật trí thức và nhân vật người lao động. Từ cách phân loại đó, tác giả của luận văn đã khái quát toàn bộ thế giới nhân vật, từ tầng lớp trí thức đến những người lao động bình thường, từ những con người đẹp đẽ đến những con người xấu xa, tầm thường tạo thành một thế giới nhân vật hết sức phong phú, đa dạng. Về không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng, nhìn chung các nhà nghiên cứu chú ý đến không gian bối cảnh thiên nhiên. Lâm Tiến nhận ra mầu sắc miền núi đậm nét trong không gian bối cảnh thiên nhiên: Thiên nhiên trong tác phẩm của ông rực rỡ sắc mầu, rộn rã âm thanh, ngạt ngào hương vị như mang cả hơi thở cuộc sống, tâm hồn của người miền núi [14, 17]. Cũng chung cảm nhận ấy nhà văn Hồ Thuỷ Giang phát hiện thêm một không gian huyền thoại: Trong tiểu thuyết của Vi Hồng mọi cảnh sắc thiên nhiên từ mỏm đồi

đến con suối, từ nẻo đường rừng đến bờ vực sâu, từ ánh trăng đến tảng đá núi đều hiện lên lung linh như huyền thoại [14, 81]. Vũ Minh Tú trong Chất thơ trong tiểu thuyết của Vi Hồng (Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên năm 2009) lại phát hiện ra một không gian thơ mộng, tràn ngập chất thơ. Chất thơ ấy được toát ra từ thiên nhiên, con người và cuộc sống miền núi. Qua việc khảo sát chất thơ trong tiểu thuyết của Vi Hồng, tác giả khẳng định: Trong tiểu thuyết của ông, chất thơ của hồn núi rừng, làng bản cứ tuôn chảy lấp lánh, dạt dào từ ngòi bút có nghề [41]. Khác với các nhà nghiên cứu trên, Hoàng Thi lại thấy: Vi Hồng đã dẫn dắt người đọc trở về quê hương miền núi, về với bản làng mình sau những ngày đi xa, những cảnh vật quen thuộc (một cánh đồng, một dòng suối, một cây mận đang ra hoa ) một tiếng úp lều trâu húc nhau cùng với những con người xiết bao gần gũi mến yêu với những kỉ niệm êm đẹp từ thủa ấu thơ đến những ngày khôn lớn Tất cả như đồng hiện kéo ta trở về cội nguồn [15, 148]. Như vậy, theo Hoàng Thi không gian trong tiểu thuyết của Vi Hồng lại vô cùng quen thuộc, mộc mạc mà gần gũi thân thương đối với mỗi con người. Đó chính là cội nguồn nơi ta sinh ra và lớn lên. Về bối cảnh xã hội trong sáng tác của Vi Hồng, cũng có một số nhận xét thật xác đáng. Nhà giáo Cao Xuân Thử đã nhận thấy: Vi Hồng là người am hiểu văn hoá Tày, anh say đắm Si lượn. Anh hiểu cặn kẽ phong tục, tập quán, lề thói, tập tục đến lễ hội, đến cái ăn, cái uống, sự mặc, việc dựng nhà cửa... nghĩa là tất cả nề nếp sinh hoạt của đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc anh. Đặc biệt anh cảm nhận thấu đáo, cảm nhận được cái tinh tuý, minh triết trong sự lựa chọn và ứng xử của mỗi con người trong đời sống cá nhân, đời sống xã hội, đời sống cộng đồng Tày. [14, 85]. Trong bài Cách viết tiểu thuyết của nhà văn Vi Hồng, Lâm Tiến khẳng định: Vi Hồng cũng thành công trong việc viết về những phong tục, tập quán của dân tộc Tày. Những ngày hội mùa thật náo nhiệt trong Núi cỏ yêu thương, đám