Mùa Xuân Nào Cho Em Tôi liếc nhìn chiếc đồng hồ treo tường, mười giờ đúng. Chỉ còn hai tiếng nữa là năm cũ sẽ qua đi để nhường chỗ cho năm mới. Một mù

Tài liệu tương tự

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Cúc cu

bovai16_2019JUN18_tue

Document

Phần 1

Microsoft Word - hoang hon tren bai bien.doc

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên


Document

No tile

-

Phần 1

Tả người thân trong gia đình của em

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Vợ Chồng như... Khách khứa Nguyễn Thị Thanh Dương. Chị Bông vừa bước vào nhà quẳng ngay cái xách tay xuống bàn và ngồi phịch xuống ghế làm anh Bông ng

Document

Phần 1

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

No tile

No tile

Ngày 14/07/1992, lúc 4 giờ sáng rời Sài Gòn để qua Mỹ theo diện HO/10 trên chuyến máy bay United Airline ngừng tại trại tị nạn Thái Lan. Máy bay lên c

Tác Giả: Hoàng Thu Dung MỘT NGÀY MÙA ĐÔNG Phần I Thùy Dương đứng một mình trên bãi cát, đưa mắt nhìn xa ra chân trời. Mặt biển xanh ngăn ngắt, trong v

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

PHẦN I

NỖI GHEN DỊU DÀNG

CHƯƠNG 1

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Khóm lan Hạc đính

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Giới thiệu về món phở Hà Nội

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

CHƯƠNG I

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

CHƯƠNG I

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Microsoft Word - Chieu o thi tran Song Pha.doc

SỰ SỐNG THẬT

(SỰ LỰA CHỌN SAI LẦM)

CHƯƠNG I

I _Copy

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Phần 1

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

PHẦN TÁM

Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

No tile

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Hãy viết một bài văn về tình mẫu tử

Con Đường Khoan Dung

Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp một nhân vật cổ tích

Tác Giả: Hoàng Thu Dung MỘT NGÀY MÙA ĐÔNG Phần XVI Thùy Dương và Minh Khánh đi xuống cầu thang. Cả hai vừa vào chỗ lấy xe thì có tín hiệu máy, Thùy Dư

No tile

Tùng, Một Chỗ Ngồi Dưới Chân Cầu Thang _ (Nguyễn Vĩnh Nguyên) (Tạp ghi)

Document

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

Microsoft Word - NhomBanThanPetrusKy.docx

No tile

SỰ SỐNG THẬT

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

Document

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

mộng ngọc 2

Bao giờ em trở lại

mộng ngọc 2

Phần 1

Tu là cõi phúc TU LÀ CÕI PHÚC Tu là cõi phúc. Chắc chắn là như vậy rồi. Còn 'tình là cõi tiên' hay 'tình là giây oan' thì cũng còn tùy theo đương sự.

Microsoft Word - chotinhyeutronven03.doc

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Hội Hoa Lan Việt Nam Tâm Tình Tây Bắc Seattle Tháng Tuyết Mở nắp vung, lấy đôi đũa gắp một miếng xôi nhỏ, nhai thử, thấy

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Thuyết minh về một món ăn đặc sản – Bài tập làm văn số 5 lớp 10

Gian

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

CHƯƠNG 1

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Độc công tử

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Document

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Phần 1

Document

Cúc cu

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Bản ghi:

Mùa Xuân Nào Cho Em Tôi liếc nhìn chiếc đồng hồ treo tường, mười giờ đúng. Chỉ còn hai tiếng nữa là năm cũ sẽ qua đi để nhường chỗ cho năm mới. Một mùa Xuân sắp đến trong lòng người Việt với nhiều hy vọng, dù ở bất cứ nơi nào. Qua khung cửa kính, bên ngoài tuyết đang rơi nhẹ. Hoa tuyết nhỏ li ti bay lất phất dưới ánh đèn đường. Tôi đặt khay hoa quả lên chiếc bàn nhỏ nhìn ra cửa sổ phòng khách. Đột nhiên, thoáng qua đầu tôi một ý nghĩ so sánh Xuân năm nay và Xuân năm xưa Tôi nhìn bàn thờ cúng Giao thừa. Đĩa trái cây nhỏ vỏn vẹn ba quả cam, táo, và bưởi so với một khay tròn quít đường có lá xanh mướt, xoài cát chín thơm lừng, đu đủ vàng ươm, mãng cầu xiêm gai còn tươi, bên cạnh quả dưa hấu nặng trĩu nước. Hoa cúng nửa đêm cũng chỉ là một chậu cúc nhỏ thay cho bát thủy tiên được gọt tỉa cẩn thận. Một ly nước lạnh đổi chỗ cho tách trà nóng thoang thoảng hương sen. Một cây nến hồng cắm trên đế thủy tinh thay vì là cây nến đỏ được đỡ trên đầu con hạc bằng đồng sáng loáng. Ba cây nhang mua ngoài chợ từ hai năm trước chiếm chỗ của những nén hương trầm thỉnh ở chùa về Mâm cúng năm nay không có mứt sen, không có bánh chưng và chả lụa Tất cả đã thay đổi khá nhiều, từ cung cách bày cúng đón Giao Thừa trong nhà thay vì ngoài trời đến không khí tẻ lạnh trong căn nhà tôi đang sống Tôi ngồi sát bên cửa kính nhìn ra con đường vắng tanh trước mặt không một bóng người. Mặc cho hơi lạnh ấp vào mặt, tôi lặng lẽ nhìn tuyết bay ngoài trời và nhớ lại những mùa xuân đi qua trong đời Tôi nhớ nhất mùa Xuân năm ấy. Chiều ba mươi Tết, thật bất ngờ, một người bạn của anh họ tôi trong chiếc áo trận với nét phong sương ghé thăm. Tuy rất bận, tôi cũng đã ngừng tay để tiếp chuyện Toàn. Anh kể cho tôi nghe những ngày ở quân trường, những khuya lầm lũi trong rừng sâu, những lần bị con vắt luồn vào cổ áo trong đêm mưa Tôi đã rùng mình, cánh tay nổi da gà và xương sống thì lạnh buốt như có con vắt đang bò qua cổ. Tôi đã sợ đến độ không còn biết giữ ý tứ nữa. Tôi đã nhanh tay bịt miệng của Toàn lại để anh xin thôi đừng nói tiếp nữa. Anh đã cười sặc sụa và chế giễu tôi: Thế mà cũng tự hào là tốt nghiệp Khoa Học Sài Gòn. Thế thì khi em học mổ con lải, em làm sao? Tôi hơi ngượng nhưng cũng cố vênh mặt lên trả lời: Thì em ăn nguyên cái trứng vịt to tướng Nhưng bù lại mấy bài khác em được điểm tối đa. Lúc đó, Anh đã cốc nhẹ lên đầu tôi và nói như dí từng chữ vào mặt tôi: Đúng là các giáo sư dạy em ở Khoa Học mù hết rồi nên mới cho em đỗ đấy. Rồi cả hai chúng tôi cùng cười. Có lẽ tôi dành nhiều tình cảm cho người đàn ông hơn tôi bảy tuổi này vì anh xuất thân cùng trường với tôi. Mỗi lần anh đến là thêm một kỷ niệm ghi khắc vào đầu tôi. Tôi vui ra mặt vì cảm thấy được Toàn chiều chuộng và bảo bọc. Riêng Toàn, tuy nét mong đợi gặp mặt không giấu được mỗi lần trò chuyện với tôi, nhưng anh vẫn cố giữ lại tình cảm của mình. Mỗi lần về phép, anh thường nói xa xôi, đời lính không có gì bảo đảm cả... Tôi hiểu ý Toàn, tiếp nhận niềm vui anh mang đến như đón Xuân về một cách tự nhiên, và đặc biệt, chưa một lần tôi biết hờn giận anh.

Rồi hai ba năm qua đi sau ngày tôi ra trường. Mỗi mùa xuân là một biến đổi lớn trong đời. Sinh ra trong đất nước chiến tranh, lớn lên trên mảnh đất này, tôi có khá nhiều ưu tư trong cuộc sống. Chúng tôi đã không gặp nhau từ tháng Mười 1974 khi Toàn được thuyên chuyển lên vùng đất đỏ cao nguyên Pleiku Tính đến nay đã hơn ba mươi lăm năm rồi Không hiểu sao đêm nay tôi lại nghĩ nhiều đến người đàn ông ấy. Có lẽ nó bắt nguồn từ câu chuyện tôi gặp một người lạ trên chuyến đi công tác trở về Trên chuyến bay ngày hôm qua, thật là một may mắn, tôi ngồi cạnh một người Việt Nam trên đường đi thăm con làm việc xa nhà. Người phụ nữ còn rất trẻ với gương mặt hiền hòa. Tôi đã có cảm tình ngay khi cô nhẹ nhàng nói xin phép bước ngang qua mặt tôi để vào chiếc ghế ngồi sát cửa sổ máy bay. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn gợi chuyện làm quen với cô. Cô tên là Vân. Bắt đầu từ vài câu thăm hỏi thông thường, chúng tôi đã nhanh chóng trở thành hai người bạn đường trên chuyến bay khá dài ấy. Tôi đã quên mất thời gian sau khi bị lôi cuốn vào câu chuyện của Vân. Khi máy bay đáp xuống phi trường. Chúng tôi bịn rịn chia tay, mỗi người đi về một phía. Vân theo chuyến bay tiếp đi thăm con, còn tôi đi về nhà. Hai người chúng tôi không ai mở lời xin số điện thoại của nhau... Nhưng từ đêm qua đến giờ, tôi nghĩ nhiều đến sự gặp gỡ tình cờ này và câu chuyện của Vân... Tôi nhớ... Vân tâm sự với tôi những khó khăn và nỗi buồn của cô trong đời sống. Vân cho tôi xem ảnh chụp gia đình cô. Vừa nhìn thấy hình bốn người trong ảnh chụp, mắt tôi đã cay cay. Khi Vân nhìn thấy mi tôi ngấn lệ, cô đã kể cho tôi nghe nguyên nhân sâu kín của nỗi buồn. Tôi không hiểu tại sao Vân lại có thể kể chuyện riêng cho một người lạ nghe như vậy. Có lẽ những giọt nước mắt của tôi đã khiến Vân đủ tin tưởng để kể chuyện riêng. Cũng có thể vì tôi có cái nét của một người đàn bà đứng tuổi nên dễ lấy được lòng của người đối diện. Cũng có thể là Vân biết sau chuyến bay này, mỗi người đi về một ngả, sống ở hai quốc gia xa nhau ngàn dặm, và tôi không biết gì cả về gia đình của cô... nên Vân đã không lo ngại khi trút hết đau khổ của mình xuống Với giọng trầm buồn, Vân kể lại Vân lập gia đình năm hai mươi tuổi. Chồng cô là một sĩ quan trở về sau ba năm học tập cải tạo. Năm đó, anh ba mươi bốn tuổi. Đám cưới của họ tuy đơn giản nhưng là niềm vui lớn của cả hai gia đình. Vân, người miền Nam và là chị cả của một đàn em năm đứa. Nhà chồng của Vân là người Bắc di cư năm 1954. Chồng Vân tốt nghiệp ở đại học Khoa Học Sài Gòn và gia nhập quân đội. Vân được gia đình chồng thương mến vì cô hiền và giỏi nấu ăn. Riêng chồng Vân thì rất hài lòng với người vợ trẻ và nhu mì này. Vân sinh cho nhà chồng hai người con, một trai, một gái. Đến nay cả hai cháu đã trưởng thành và làm việc xa nhà. Đời sống của vợ chồng Vân cùng với cha mẹ chồng thật êm ả. Chồng Vân tuy ít nói nhưng là người tháo vác biết lo cho gia đình. Vì vậy, Vân không phải vất vả như nhiều người đàn bà khác. Sau khi sinh con, Vân ở nhà nuôi con, chăm sóc gia đình. Chồng Vân lo liệu mọi mặt, đùm bọc gia đình ngay từ ngày đầu khó khăn trên xứ người. Trong suốt thời gian gần ba mươi năm, Vân sống yên vui với bổn phận làm dâu, làm vợ, và làm mẹ Cho đến gần đây, Vân cảm thấy chán ngán đời sống bình lặng ấy, thấy cô đơn một cách lạ lùng, và càng buồn hơn... nhất là sau khi chồng cô về hưu. Từ ngày ấy, Vân thấy ngày tháng ở nhà lo cơm nước cho gia đình thật dài. Cô mất đi cái thú vui làm bánh, nấu chè, hay làm những món ăn ngon như chả giò, tôm nướng, phở bò cho gia đình thưởng thức vào ngày cuối tuần mỗi lần các con ở xa về. Cô không vui nên món ăn cũng buồn theo. Đôi ba lần, đứa con gái út ôm vai mẹ thì thầm: Mẹ ơi! Cà ri bữa nay không ngon mẹ ạ. Những nhận xét chân tình của người thân về món ăn Vân nấu đã khiến cô bắt đầu thấy khó chịu và rất bực mình. Đã

có lần Vân giận dữ rời bàn ăn khi con gái nũng nịu từ chối không ăn thêm món ăn của mẹ nấu. Chồng Vân và cha mẹ chồng không có phản ứng gì cả. Sự bực bội trong lòng Vân mỗi ngày một tăng thêm trước sự im lặng của mọi người. Cuối cùng, Vân xin phép gia đình cho cô đi làm thêm vào ngày cuối tuần. Vân tìm được việc làm trong một cửa hàng bán thực phẩm gần nhà. Trước khi đi làm hai ngày cuối tuần, Vân nấu sẵn thức ăn và để vào tủ lạnh cho gia đình. Đến bữa, chồng Vân chỉ cần hâm nóng và dọn ra bàn ăn mời cha mẹ là đủ. Vân không hề lơ là việc nhà dù có thêm việc làm mới. Vân thấy vui hơn nhiều vì được tiếp xúc với khách hàng và có thêm bạn mới cùng lứa tuổi. Họ thương Vân vì cô hiền và vui vẻ. Họ ngưỡng mộ Vân vì hạnh phúc gia đình mà cô đang có. Dưới mắt mọi người, Vân là một người đàn bà diễm phúc nhất, nhưng với Vân thì ngược lại... Vân tâm sự... Cô cảm thấy rất cô đơn vì sự chênh lệch tuổi tác của hai vợ chồng. Trong xã hội mới, người phụ nữ có nhiều điều kiện để làm cho mình trẻ đẹp hơn. Vân cũng không ngoại lệ... Vân thích cuộn cho quăn đầu ngọn tóc và thả tóc buông lơi trên hai bờ vai, thích trang điển nhẹ mỗi khi có việc phải ra khỏi nhà... nhưng chồng cô thì ngược lại. Ông muốn cô bới tóc cao lên và không nên đánh phấn, đánh son lòe loẹt. Trong khi Vân càng làm cho mình trẻ hơn tuổi thật thì chồng cô không biết giấu đi tuổi già của ông. Hình như ông cố tình làm cho mình già hơn tuổi đời. Nhiều lần đi phố chung với chồng, đã có người nghĩ Vân là con gái lớn của ông. Mỗi lần xảy ra chuyện như vậy ở ngoài đường, về đến nhà ông chỉ im lặng, vào phòng đọc sách, còn Vân thì bực mình vô cùng. Bao nhiêu quần áo Vân mua với màu sắc nhẹ nhàng, đứng đắn, làm cho người mặc trẻ hơn tuổi, nhưng Ông không chịu mặc. Mỗi lần Vân nhắc nhở thì ông lại nói đúng một câu cũ rích: Quần áo mặc để che thân, không cần cầu kỳ quá đáng đâu. Theo anh thì Y phục phải xứng kỳ đức. Hơn nữa sắp có dâu, có rể rồi... Ông nhất định chỉ thích mặc màu đậm thôi. Vân thật khó chịu khi đi giữa nắng hè đổ lửa mà ông mặc một chiếc áo dài tay màu đen. Nhiều lần hai người cãi nhau về màu sắc của quần áo. Cãi bao nhiêu ông cũng vẫn không đổi, và cuối cùng thì Vân đầu hàng, không muốn bàn tới nữa. Chồng Vân thì như thế, còn bạn của ông, thì đa số trạc tuổi ông hoặc già hơn. Mỗi lần ông và các bạn họp lại để uống cà phê thì Vân phải tìm chỗ trốn vì cô không còn hứng thú ngồi nghe hàng giờ cũng những chuyện trong lao tù được lập đi lập lại không biết bao nhiêu lần. Tuy không tỏ thái độ chống đối nhưng Vân quan niệm rằng những gì thuộc về dĩ vãng thì cho qua luôn. Bây giờ mọi người đang sống trên đất nước tự do, tại sao lại cứ phải nhắc lại những chuyện đau lòng và không vui như vậy?! Từ từ, Vân không còn là người đàn bà mà các bạn của chồng cô ngưỡng mộ nữa. Họ giữ đúng phép lịch sự khi mời cả hai vợ chồng tham dự các buổi sinh hoạt của nhóm, nhưng Vân luôn luôn tìm cách từ chối để ở nhà cơm nước cho cha mẹ chồng và để ông đi một mình gặp các cặp vợ chồng bạn cũ của ông. Thêm vào đó, mỗi lần Vân nói chuyện điện thoại lâu thì Ông lại nhắc khéo: Cẩn thận, kẻo hết chuyện nhà lại ra chuyện người đấy. Ngoài những bất đồng về cách ăn mặc và lối sống thường ngày, Vân còn rất buồn vì sự cô đơn. Đã nhiều lần Vân nghĩ, chồng cô không còn yêu cô như năm xưa nữa. Ông không còn chút lãng mạn nào cả dù là lúc chỉ có hai người. Lúc nào ông cũng đăm chiêu ngay cả trong phòng ngủ. Từ khi ông bước qua tuổi sáu mươi, ông đã lơ là với người vợ trẻ kém ông mười bốn tuổi. Vân cảm thấy buồn lắm nhưng không biết phải nói với chồng như thế nào cho ông hiểu. Để chạy trốn nỗi cô đơn, Vân thường ngồi trước máy điện toán đến khuya để trả lời thư với các bạn thời trung học mới tìm lại liên lại trong thời gian gần đây. Vân thấy vui khi các bạn viết thư kể chuyện lúc còn đi học và thêm mấy chữ hahaha, hihihi hoặc giả bộ như khóc đau lòng hichichic, huhuhu ở cuối câu. Vân thấy nguồn sống của cô thực sự được cứu vớt nhờ phương tiện liên lạc rẻ tiền này với các bạn cũ thời trung học ngày xưa ở khắp nơi trên thế giới.

Suốt chuyến bay, bên tai tôi, Vân thì thầm như người ru con ngủ. Thỉnh thoảng giọng cô đong đầy nước mắt khiến tôi cũng mủi lòng theo. Tôi im lặng lắng nghe, không có ý kiến gì cả. Tôi biết nói gì hơn khi nhận ra người người đàn ông trong tấm hình gia đình Vân cho tôi xem trước khi kể chuyện không ai khác hơn là Toàn, người bạn năm xưa mà tôi quý mến và đã khóc thầm vì mất hẳn tin tức của anh khi tôi quyết định ra đi. Quả thật trái đất tròn và nhỏ quá! Một ngày dài đã trôi qua. Đêm Giao Thừa hôm nay, tôi lại nhớ đến câu chuyện trên chuyến bay kỷ niệm. Tôi thầm nghĩ Không biết Toàn còn có đón Xuân khi vợ vắng nhà hay không? Mùa Xuân của Toàn bây gìờ chắc là buồn lắm?!!! Một cái gì thật xót xa len vào xâu xé tim tôi... Đồng hồ gõ mười hai tiếng. Tôi mở hé cánh cửa sổ và bắt đầu thắp nến, đốt hương. Văng văng từ xa tiếng chuông chùa gần nhà vọng lại. Tôi tiễn nnăm cũ đi để đón năm mới về... nhưng nỗi buồn của năm cũ vẫn ở lại trong tôi... Giữ ba nén hương trong hai bàn tay chắp cao cúng thiên địa trong đêm Giao Thừa, tôi nhắm mắt lại và thì thầm khấn nhỏ Năm nay, ngoài cầu xin Trời Phật phù hộ cho gia đình tôi có sức khoẻ tốt và bình an, tôi đã thêm vào một lời khấn nhỏ cầu xin cho Toàn tìm lại mùa Xuân của anh bên người vợ trẻ và ngược lại. Vâng, tôi đã thành tâm khấn xin cho Toàn tìm lại được mùa Xuân trong đời, bằng cách nào tôi không biết. Tự nhiên tôi nghĩ đến cá tính thông thường của người phụ nữ và không hiểu sao trong đêm Giao thừa tôi lại cảm thấy lo lo với sự thay đổi cả về thể xác lẫn tinh thần của người đàn bà sau khi kẻ thù mỗi tháng của họ từ giã ra đi vĩnh viễn. Tôi lại nghĩ đến Vân... Tôi thắc mắc, không hiểu, ba mươi năm trưóc khi Vân lấy Toàn làm chồng, Vân có nghĩ đến sự chênh lệch tuổi tác của họ hay không? Vân có nghĩ đến một ngày nào đó cô sẽ phải đi bên cạnh một người đàn ông lưng còng, râu tóc bạc phơ, chống gậy, run run lần từng bước... Hay lúc đó Vân chỉ biết hãnh diện là đã lấy được một người đàn ông đứng đắn, mẫu mực trong quân đội; một người đàn ông lịch lãm với nhiều lần tu nghiệp ở ngoại quốc về; một người đàn ông có kiến thức khoa học căn bản đã hoàn tất chương trình bốn năm ở đại học Sài Gòn; và có lẽ trên tất cả những gì Toàn có trước năm 1975 là các mác đóng trên tờ giấy mang về từ trại học tập cải tạo... với nhiều triển vọng sẽ rời khỏi Việt Nam theo diện bảo lãnh của gia đình... Trước mắt Vân lúc đó hẳn có hình ảnh của một Vân trong tương lai không phải chân lấm, tay bùn, trong một gia đình mà Toàn sẽ đem hai cánh tay vững mạnh của anh ra che chở. Tuổi tác cách biệt mười bốn năm giữa hai người đã hoàn toàn bị lu mờ trước những gì mà nhiều người mong mỏi vào tương lai chỉ nhìn thấy trong hôn nhân mà thôi. Theo lời Vân kể, bao nhiêu năm trên xứ người, Toàn vẫn giữ đúng hình ảnh của người chồng theo kiểu suy nghĩ của vợ như ở Việt Nam. Người chồng có bổn phận bảo bọc cho người vợ và gia đình suốt đời. Toàn đã làm tròn bổn phận đó rồi cho đến khi anh về hưu Có lẽ những ngày hưu trí không phải vật lộn với đời sống nữa nên Toàn đã có thì giờ để nghĩ đến những kỷ niệm đã đi qua cuộc đời anh. Những ngày trong quân ngũ, những năm trong trại học tập cải tạo, những ngày vất vả khi mới đến bến bờ tự do Toàn đã đánh đổi tất cả những gì anh có để mang lại hạnh phúc cho gia đình trong đó có người đàn bà mà anh lấy làm vợ với tuổi tác khá chênh lệch. Tại sao sự chênh lệc đó không lộ liễu khi anh đi bên cạnh Vân trong nhà thờ làm lễ cưới? Tại sao mọi người đều chỉ thấy Toàn-Vân là đẹp đôi? Có lẽ vì họ chỉ nhìn thấy Vân với những ngày tháng no ấm trong tương lai thay vì thấy người đàn ông ba mươi bốn tuổi đi bên cạnh Vân.

Thời gian hơn ba mươi năm qua đi đủ để giết chết hy vọng của một người đàn bà nhưng cũng dư thừa để đem đến cuộc sống đầy đủ từ vật chất đến tinh thần cho một người phụ nữ khác. Hơn ba mươi năm cộng thêm vào tuổi đời của Toàn và Vân cũng không thể thoát khỏi con số này cộng thêm vào tuổi xuân của cô, nhưng tại sao bây giờ sự chênh lệch mười bốn năm tuổi lại trở thành vấn đề nan giải? Suy nghĩ mãi nhưng tôi vẫn thật không hiểu nổi tình yêu là gì, ân nghĩa là gì trong thời buổi loạn lạc! Tôi chỉ có thể biết được một điều là người con gái Việt Nam ở tuổi hai mươi, đại đa số trường thành nhanh hơn so với con trai ở cùng lứa tuổi. Những nam sinh viên học cùng lớp với con gái thường bị xem như em trai vì sự ngô nghê của họ. Vì vậy, rất ít người con gái ở tuổi hai mươi lấy chồng bằng tuổi hay hơn một hai tuổi vì những người thanh niên ở tuổi đó thường bị xem là hỉ mũi chưa sạch thì làm sao mà bảo bọc nổi một gia đình để cha mẹ cô gái chấp nhận cho làm rể. Người đàn ông được con gái, nhất là cha mẹ của cô để ý đến, nhất định phải là những người đã có nghề nghiệp, hoặc sắp tốt nghiệp... hoặc xuất thân từ một gia đình khá giả để có một tương lai đủ bảo đảm đời sống cho người vợ mà họ cưới về. Vì vậy những người đàn ông ở lứa tuổi ba mươi luôn luôn sáng giá hơn, nhất là những năm sau 1975... Tôi nghĩ ngợi miên man đến sự chênh lệch tuổi tác rồi tự hỏi: Đêm hôm nay, có bao nhiêu người Việt trong lứa tuổi của tôi, ngồi một mình để nghĩ đến chuyện đời và kỷ niệm của những mùa xuân qua với những mất mát không bao giờ tìm lại được...? Mải mê nghĩ ngợi viễn vông, tôi đã không để ý đến ba nén hương trên bàn thờ cháy hết từ lúc nào nữa. Tôi đứng lên, thổi tắt ngọn lửa trên cây nến nhỏ... như muốn cắt đứt tất cả những gì không thuộc về mình... Tôi tắt đèn trong phòng khách và đi vào nhà bếp Chiếc đồng hồ nhỏ trên đầu tủ chỉ một giờ sáng. Thế là đã bước qua năm mới một tiếng đồng hồ. Tôi hững hờ đưa tay xé trang bìa của quyển lịch mới và lần giở xem từng tờ một... Tự nhiên nước mắt tôi ứa ra, tôi nhớ nhiều đến đôi mắt buồn u ẩn và ngấn lệ của Vân. Có lẽ cũng là phụ nữ nên tôi cảm nhận được nỗi buồn sâu kín và sự cô đơn cùng cực đến độ không che giấu được của Vân. Tôi nhắm mắt lại như cố thu trọn vẹn hình ảnh của Vân vào trong trí nhớ để cùng gửi đi với lời cầu xin thành khẩn và mong mỏi của tôi trong ngày mùng Một đầu năm... Tôi mong sao Vân sẽ đẹp mãi và không còn buồn nữa. Tôi mong rằng Toàn sẽ chịu khó tìm hiểu thêm một chút nỗi lòng của người vợ trẻ để có một chút thay đổi theo hoàn cảnh mới... Tôi mong người bạn đời nhỏ bé của Toàn sẽ không bao giờ rời xa hay lìa bỏ anh mà đi... vì sự chênh lệch tuổi tác. Tôi cũng mong Toàn gìn giữ những mùa xuân mà Vân đã mang đến cho anh và gia đình suốt hơn ba mươi năm chung sống. Và trên tất cả, tôi mong người phụ nữ tôi gặp trên chuyến bay hôm qua, trong ngày mùng Một hôm nay, sẽ tìm lại được mùa Xuân tươi thắm đầu tiên mà Toàn đã mang đến cho cô lúc cô vừa bước vào đời ở tuổi hai mươi Riêng tôi, tôi sẽ giữ mãi những kỷ niệm êm đềm mà Toàn đã để lại sự ấm áp trong lòng tôi từ chiều ba mươi Tết... của mùa Xuân năm đó...!!! Thiên-Thu Canada, Xuân 2010