Microsoft Word - Lua Men mau.doc

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "Microsoft Word - Lua Men mau.doc"

Bản ghi

1 Mục Lục Đề tài Trang NỘI SAN LỬA MẾN THÁNG Xin gửi về địa chỉ Thư từ, bài vở trước ngày 10 mỗi tháng Tin tức trước ngày 15 mỗi tháng Điện thoại liên hệ Mục lục 01 Năm mới và đổi mới 02 Suy niệm Lời Chúa 05 Học tập Năm Thánh LTX 10 Trang học tập 14 Bồi dưỡng Đức tin 20 CĐ 10: Hy sinh theo gương Chúa 24 Giuse - Thánh Cả Công Chính 26 Niềm vui từ thập giá 28 Mùa Chay xưng tội, một nét vui 30 Chúa đã Phục Sinh, còn tôi thì sao? 32 Sứ điệp Phục Sinh 37 Ý thức về tội 40 Trang Thanh niên 44 Trang Thiếu nhi 47 Trang sức khỏe gia đình 49 Tin GĐPTTTCG khắp nơi 52 Tin GĐPTTTCG TGP TPHCM 56 Trang ân nhân 67 Trang Bác ái - Xã Hội 67 Hiệp ý cầu nguyện 71 Điện chỉ liên hệ BCH Lâm thời GĐPTTTCGVN: gdptttvn13@gmai.com TÀI LIỆU HỌC TẬP CỦA GĐPTTTCG VN Lưu hành nội bộ Löûa Meán thaùng

2 Năm mới và đổi mới Gm. Bùi Tuần 1. Chúa giàu lòng thương xót đang âm thầm dạy tôi điều này, đó là tôi và cộng đoàn của tôi cần đổi mới trong năm mới này. Bởi vì năm mới này sẽ có nhiều biến cố gây bất ngờ như đã xảy ra cho các môn đệ Chúa thuở xưa. Chỉ xin nêu ra 3 biến cố là ba đêm tối hãi hùng. 2. Biến cố thứ nhất là đêm hãi hùng các môn đệ bị cuồng phong trùm giập trên biển. Một đêm nọ, các môn đệ Chúa đang trên thuyền giữa khơi, thì bị một trận cuồng phong ập tới. Thuyền ngập nước và lâm nguy. Các ông sợ hãi, hoảng hốt, xin Chúa cứu. Chúa đã cứu. Người hỏi: Đức tin của anh em ở đâu? (x. Mt 14,22-33; Mc 8,22-25; Ga 6,16-21). Biến cố trên đây đã xảy ra cho các môn đệ Chúa hồi đó, thì cũng đã xảy ra cho các môn đệ Chúa trong lịch sử sau này và chính hiện nay. 3. Tôi cũng đã trải qua và đang trong những cơn cuồng phong giữa đêm tăm tối. Tăm tối và cuồng phong xảy đến từ nhiều phía, dưới nhiều hình thức. Phải thú thực là tôi không hơn các môn đệ Chúa xưa. Hoảng sợ lắm. Chính nhờ biết hoảng sợ, mà tôi khám phá ra sự yếu hèn của tôi, nhất là cũng nhờ đó, tôi đã nhận ra Chúa ở bên tôi. Đức tin của tôi được đổi mới. Chúa gọi tôi trong đêm hãi hùng. 4. Biến cố thứ hai là đêm hãi hùng các môn đệ chứng kiến cảnh Chúa Giêsu buồn phiền, tại vườn Giếtsêmani, trước khi tự nộp mình. Chúa Giêsu nói: Tâm hồn Thầy buồn đến chết được... Rồi Người cầu nguyện với Đức Chúa Cha: Cha ơi, Cha có thể làm được mọi sự. Xin cho con khỏi uống chén đắng này. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha mà thôi (Mc 14,36). 2 Löûa Meán thaùng

3 Biến cố trên đây đã xảy ra cho Chúa Giêsu xưa, cũng đã xảy ra cho nhiều môn đệ Chúa sau này. 5. Tôi cũng đã trải qua phần nào. Và ngay lúc này tôi cũng đang hãi hùng xao xuyến. Nhưng cũng theo gương Chúa Giêsu mà xin: Xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha mà thôi. Thánh ý Chúa Cha là tôi phải theo gương Chúa Giêsu, mà dâng mình làm của lễ cứu chuộc loài người. Đó là một cách làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa. Tình yêu cốt ở điều này: Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa trước. Nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta (1Ga 4,10). Hiến tế mình, để cứu nhân loại, là chấp nhận biết bao đau đớn. Con đường vác thánh giá là cả một hành trình khổ nhục. Tự dâng mình làm của lễ là chết đi cho chính mình và cho mọi sự, chỉ tìm đẹp ý Chúa mà thôi. 6. Biến cố thứ ba là đêm hãi hùng thánh Phêrô được cứu. Trong đêm trước ngày bị vua Hêrôđê đem ra xử, ông Phêrô ngủ giữa hai người lính, và bị khoá hai cái xiềng. Trước cửa ngục lại có lính canh. Và kìa, thiên thần của Chúa đứng bên cạnh ông, và ánh sáng chói rực cả phòng giam. Thiên sứ đập vào cạnh sườn ông Phêrô, đánh thức ông và bảo: Đứng dậy mau đi. Xiềng xích liền tuột khỏi tay ông. Thiên thần nói tiếp: Thắt lưng lại và xỏ dép vào. Ông làm như vậy. Rồi thiên thần lại bảo: Khoác áo choàng vào và đi theo tôi. Ông liền theo ra, mà không biết việc thiên sứ làm đó có thật hay không, cứ tưởng là mình thấy một thị kiến. Qua vòng canh thứ nhất, rồi vòng canh thứ hai, thiên sứ và ông tới cửa sắt thông ra phố. Cửa tự động mở ra trước mặt hai người. Ra đến ngoài, đi hết một đường phố, thì bỗng thiên sứ rời khỏi ông. Lúc ấy, ông Phêrô mới hoàn hồn và nói: Bây giờ tôi biết thực sự là Chúa đã sai thiên thần của Người đến, và Người đã cứu Löûa Meán thaùng

4 tôi thoát khỏi tay vua Hêrôđê, và khỏi mọi điều dân Do Thái mong muốn tôi phải chịu (Cv 12,6-11). 7. Biến cố trên đây đã xảy ra cho thánh Phêrô xưa, cũng đã xảy ra nhiều lần với nhiều cách khác nhau cho nhiều môn đệ Chúa. Trong đó có tôi. Những kinh nghiệm về sự Chúa đã cứu tôi dạy tôi về sự đổi mới tinh thần phó thác. 8. Nếu tôi thực sự bị bắt bớ vì rao giảng về Đức Giêsu, thì tôi hãy phó thác mình cho Chúa. Phó thác khiêm nhường, bình tĩnh, đầy tin tưởng và yêu thương, sẵn sàng cho mọi hy sinh. Rồi Chúa sẽ chủ động can thiệp vào trường hợp của tôi. Chúa coi những trường hợp như vậy là việc của Chúa. Chúa sẽ cứu. Không ngờ những đêm hãi hùng trên đây lại là cơ hội tốt để Chúa đổi mới tôi. 9. Tình hình hiện nay là rất phức tạp. Chúa muốn tôi - hãy đổi mới niềm tin. - hãy đổi mới yêu thương. - hãy đổi mới phó thác. Đừng kiêu căng. Đừng vô tâm. Đừng cứng lòng. Đừng nguội lạnh. Đổi mới chính bản thân mình, chính là điều Chúa muốn nơi chúng ta trong năm thánh này. Đổi mới này cần hai điều quan trọng: Một là nhận biết mình tội lỗi. Hai là nhận biết mình được Chúa yêu thương, biết khiêm nhường đón nhận. Không đổi mới, sẽ có thảm hoạ. Thảm hoạ đang muốn tới gần. Thời giờ không còn nhiều. Hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sẽ qua muộn. Nhưng, dù sao, chúng ta hãy vững tin vào Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Chúng ta sẽ được cứu, khi chúng ta đã đi qua những chặng đường, mà Chúa muốn ta phải qua, như trường hợp Thánh Phêrô trong đêm hãi hung. Long Xuyên, ngày Löûa Meán thaùng

5 CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY - NĂM C (Ga 9,1-41) Chúa nhật XIN THƯƠNG XÓT CHÚNG CON Người mù thấy được: anh cũng khám phá ra Đức Kitô và bắt đầu TIN. Trước phép lạ Đức Giêsu làm cho ANH MÙ SÁNG MẮT, ba loại người với ba phản ứng rất khác nhau: Anh mù: Hiểu được ý nghĩa của sự kiện này. Cha, mẹ anh: Sợ sệt và có thái độ xu thời. Pharisêu: Xét đoán và không nhận ra rằng chính họ đang tự kết án họ. Tin Mừng mở ra cho chúng ta một cách để giải thích phép lạ này chính là: Người bắt đầu nhìn THẤY là người TIN Ở câu 4: Chúng ta phải thực hiện công trình của Đấng đã sai Thầy khi trời còn sáng; đêm đến không ai có thể làm việc được. Câu 39-41: Đức Giê-su nói: Tôi đến thế gian này chính là để xét xử: cho người không xem thấy được thấy, những kẻ xem thấy lại nên đui mù! Những người Pharisêu đang ở đó với Đức Giêsu nghe vậy, liền lên tiếng: Thế ra cả chúng tôi cũng đui mù hay sao?. Đức Giêsu bảo họ: Nếu các ông đui mù thì các ông đã chẳng có tội. Nhưng giờ đây các ông nói rằng: Chúng tôi thấy, nên tội các ông vẫn còn! Lạy Chúa Giêsu, xin thêm ơn đức tin cho từng người chúng con theo cách của Chúa, dẫu hiểu hay không hiểu bằng lý trí, xin giúp chúng con nhận ra điều: vì TIN vào Chúa mà chúng con như người mù được sáng mắt. Xin cho chúng con được sáng lòng để nhận ra Chúa yêu thương chúng con dù bằng những cảm nhận của người phàm trần. Xin Thương Xót chúng con. Xin Thương Xót chúng con. Amen. Löûa Meán thaùng

6 CHÚA NHẬT V MÙA CHAY - NĂM C (Ga 11,1-45) Chúa nhật Cải tử hoàn sinh + Đức Giêsu đã cho Lazaro được cải tử hoàn sinh. Phép lạ này đóng một vai trò báo trước sự phục sinh của Đức Giêsu. + Cuộc cải tử hoàn sinh này không có ý làm tăng tuổi thọ của Lazaro, nhưng mang một ý nghĩa quan trọng đó là một sự biến đổi toàn diện con người chúng ta. - Ơn phục sinh được phát xuất từ Đức Giêsu - Con Thiên Chúa. Người có tất cả quyền năng thiết yếu để làm cho kẻ chết sống lại và biến đổi tạo thành. - Sự kiện phục sinh mang tính chất tâm linh, mặc dù nó tác động trên toàn thể con người chúng ta. Ơn này khởi đầu ngay khi đức tin làm cho chúng ta rời khỏi nếp sống của mình, để mở lòng đón nhận sự sống của Thiên Chúa + Cuộc cải tử hoàn sinh này chính là hình ảnh nói lên sự sống lại vinh quang của Đức Giêsu. + Cuộc cải tử hoàn sinh này đẩy nhanh giờ chết và sống lại của Đức Giêsu. + Cuộc cải tử hoàn sinh này còn ám chỉ Đức Giêsu ban ơn tha tội và ai được lãnh nhận thì phục hồi sự sống (việc Lazaro chết rồi sống lại). Lạy Chúa Giêsu, ngay giờ phút này xin Chúa hãy chấp nhận chúng con là kẻ tội lỗi biết chạy đến với Chúa và trông mong Người tha thứ, xin Chúa ban ơn tha tội và xin cho chúng con thật lòng chừa bỏ thói hư tật xấu làm mất lòng Chúa, để chính Chúa phục hồi sự sống nơi chúng con. Xin cho chúng con biết phục tùng Chúa, điều này đồng nghĩa với việc chúng con đã được sống lại từ cõi chết (Ga 5,24) và muôn đời sẽ không phải chết (Ga 11, 26). Xin Thương Xót chúng con. Xin Thương Xót chúng con. Amen. 6 Löûa Meán thaùng

7 CHÚA NHẬT LỄ LÁ - NĂM C (Lc 22,14-23,56) Chúa nhật NGHINH ĐÓN hay KHƯỚC TỪ 1/ Tiệc Vượt Qua - Bí Tích Thánh Thể. - Tiệc Vượt Qua là tiền ảnh báo trước bữa tiệc Nước Thiên Chúa. - Phép Thánh Thể Đức Giêsu thiết lập nói lên một sự đổi mới, tăng cường tình hiệp thông giữa Đức Giêsu và những ai tham dự bàn tiệc này. Đây là Giao Ước Mới mà qua đó Đức Giêsu - Con Một Chúa Cha - đến để cứu loài người. - Những thói trần tục của những đồ đệ theo Đức Giêsu, yếu đuối của Phêrô nhưng lại nhờ vào những biến cố đó mà Chúa dùng để làm cho Hội Thánh nên kiên cường mà không một xã hội trần thế nào có thể mơ ước có được. - Và cuộc khủng hoảng đã bao nhiêu lần được báo trước nay gần kề, nhưng các đồ đệ vẫn chưa hiểu được ý của Thầy. 2/ Núi Ô-liu - lòng bồi hồi - Thiên Chúa can thiệp ban thêm sức cho Đức Giêsu - Đức Giêsu bị bắt - kết án tử. Thời điểm và cách thức vây bắt Đức Giêsu chính là thủ đoạn của những kẻ ra tay đêm ấy, họ làm điều ác do quyền lực tối tăm điều khiển. Löûa Meán thaùng

8 Vì Người tự cho mình ngang hàng với Thiên Chúa: là Đấng Mêsia -Con Thiên Chúa- Đấng sẽ ngự bên hữu Thiên Chúa (c ) là lý do chính để Đức Giêsu bị bắt. 3/ Trước khi tắt thở, Đức Giêsu đã tha thứ cho kẻ gian phi thật tâm hối lỗi. Vì Đức Giêsu quyết định gánh tội cho dân, nên thật là tương hợp khi Thiên Chúa muốn cứu tội nhân, Ngài đã dùng chính Người Con Một là Đức Giêsu, Đấng mà giờ đây đã bị đặt giữa hai kẻ gian, họ đang hướng nhìn về Người, Người ở tại đó chia sẻ số phận của họ và cùng chết với họ - Món quà tuyệt đối cho không là ƠN CỨU ĐỘ từ Thiên Chúa, giờ đây Đức Giêsu đã thực hiện với kẻ gian phi nhận mình là đáng tội, không còn biết nơi nào cậy dựa ngoài Con Người này. Anh đã khiêm tốn, tín thác và trên thập giá, Đức Giêsu đã tuyên bố một ân thưởng là Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng (Lc 23, 43). Lễ Lá là cùng với đoàn người nghinh đón Chúa Giêsu vào thành và tung hô, chúc tụng Ngài, nhưng Lễ Lá còn là dịp cho mỗi người chúng con nhận ra sự phản bội cách này, cách khác của loài người và lòng thương xót thứ tha như trời biển của Thiên Chúa trong Đức Giêsu, Con Một Ngài đã chịu khổ nhục cho đến chết vì yêu thương chúng con. Xin Thương Xót chúng con. Xin Thương Xót chúng con. Amen. CHÚA NHẬT PHỤC SINH - NĂM C (Lc 24,1-12) Chúa nhật Hãy Nhớ Lại... Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Galilê, là Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lỗi, và bị đóng đinh vào thập giá rồi ngày thứ ba sống lại (Lc 24,6b-7). 8 Löûa Meán thaùng

9 Lời của hai người đàn ông y phục sáng chói nói với các bà đi ra thăm mộ Chúa vào ngày thứ nhất trong tuần, lúc vừa tảng sáng, họ còn chuẩn bị mang theo cả dầu thơm, vậy mà, điều đầu tiên họ thấy là tảng đá đã lăn ra khỏi mộ, kế đến họ bước vào thì không thấy thi hài Thầy đâu cả. Họ còn đang phân vân thì bỗng có hai người đàn ông được kể trên đây (Lc 24,1-4) thế rồi, đang lúc các bà sợ hãi cúi gầm xuống đất, thì hai người đàn ông nói: Sao các bà lại tìm người sống giữa kẻ chết? Người không còn ở đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi (Lc 24,5-6a). Hãy nhớ lại điều Chúa Giêsu đã báo trước: Thầy phải bị nộp vào tay phường tội lỗi, và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba sống lại. Lần tiên báo thương khó thứ nhất (Mc 8,31). Lần tiên báo thương khó thứ hai (Mc 9,31). Lần tiên báo thương khó thứ ba (Mc 10,33-34). Chúa Giêsu đã thấy trước và Người cũng báo trước Cuộc Thương Khó Người sẽ phải đón nhận, đó là con đường duy nhất, tốt nhất Người chọn Và hôm nay, Chúa Giêsu cũng đang mời gọi tôi đi con đường Người đã đi, vì Người biết đó là điều tốt nhất cho đời tôi Và cũng một xác tín đi theo là con đường này chính là bỏ mình, vác thánh giá mình hằng ngày mà theo Ta. Lạy Chúa Kitô Phục Sinh, nói thì rất dễ dàng nhưng chạm thực tế thì phũ phàng xin cho mỗi chúng con can đảm đón nhận con đường Chúa trao, để chúng con được trải nghiệm những đau đớn mà Chúa đã chịu để cứu độ chúng con, để chỉ làm VINH DANH CHÚA mà thôi. Xin Thần Khí Chúa thêm sức cho chúng con, giúp chúng con luôn nhớ lại Lời Chúa đã nói, để chúng con thực thi. Xin Thương Xót chúng con. Xin Thương Xót chúng con. Amen. Löûa Meán thaùng

10 TRANG HỌC TẬP THÁNG Tài liệu tìm hiểu Năm Thánh Lòng Thương Xót 10 Löûa Meán thaùng Ban Tuyên huấn GĐPTTTCG TGP TPHCM 145 CÂU HỎI ĐÁP VỀ NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT (Kỳ 2 - Tháng 3/2016) Cửa Thánh của các Vương cung thánh đường khác cũng sẽ được mở sau khi mở Cửa Thánh Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Như một phương cách đề cao tầm quan trọng của sự tha thứ và canh tân mối tương quan của mỗi người chúng ta với Thiên Chúa, ơn toàn xá sẽ được ban trong Năm Thánh. Ân xá là việc tha các hình phạt tạm vì tội - thường được ban cho những tín hữu hành hương đến Rôma cùng với một số điều kiện khác: Xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức giáo hoàng và thực hiện việc những việc bác ái đơn giản như thăm viếng bệnh nhân Là một đoàn thể Công giáo Tiến hành, GĐPTTTCGVN luôn tiên phong hiệp nhất với Giáo Hội. Nay Ban Tuyên Huấn GĐPTTTCG VN xin giới thiệu tài liệu học tập về Năm Thánh Lòng Thương Xót qua 145 câu hỏi do Giáo Hội phổ biến. Để mọi Kitô hữu khám phá, cảm nghiệm và kín múc lấy ân sủng thứ tha bao la của Lòng Chúa Thương Xót. A. TỔNG QUÁT NĂM THÁNH 16. Hỏi: Những cánh cổng được mở này chính là những cánh cổng của các Đền Thờ nào? - Thưa : Cửa Đền Thờ Thánh Phêrô. - Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô. - Đền Thờ Đức Bà Cả. - Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô ngoại thành.

11 17. Hỏi: Năm Thánh được cử hành với những ý nghĩa nào? - Thưa: Một - Năm Thánh là năm xin ơn tha thứ. Hai - Năm Thánh là năm Sám Hối và Canh Tân. Ba - Năm Thánh là năm Hoà Giải 18. Hỏi: Năm Thánh là năm xin ơn tha thứ nghĩa là gì? - Thưa: Vì đây là thời gian cầu xin Thiên Chúa ban ơn cách đặc biệt để tha các hình phạt do tội gây ra. 19. Hỏi: Một trong những đặc điểm của Năm Thánh là việc gì được lãnh nhận rộng rãi theo những quy định của Hội Thánh về thời gian và địa điểm? - Thưa: Là Ơn Toàn Xá. 20. Hỏi: Năm Thánh là năm Sám Hối và Canh Tân, vì sám hối và canh tân chính là điều kiện để lãnh nhận điều gì? - Thưa: Để lãnh nhận ơn tha thứ. 21. Hỏi: Năm Thánh là năm Hòa Giải vì con người luôn được mời gọi sống trong mối tương quan mật thiết với những ai? - Thưa: Với Thiên Chúa, với tha nhân và với mọi loài thụ tạo. Löûa Meán thaùng

12 22. Hỏi: Ơn Xá là gì? - Thưa: Ơn Xá là việc tha thứ trước mặt Thiên Chúa những hình phạt tạm đáng chịu vì những tội lỗi đã phạm, dù những tội đó đã được tha thứ. 23. Hỏi: Có mấy loại Ơn Xá? - Thưa: Có 2 loại Ơn Xá: một là Ơn Toàn Xá, hai là ơn Tiểu Xá. 24. Hỏi: Ơn Toàn Xá là gì? - Thưa: Là ơn tha trọn vẹn các hình phạt tạm đáng phải chịu vì tội. 25. Hỏi: Ơn Tiểu Xá là gì? - Thưa: Là ơn tha một phần các hình phạt tạm đáng phải chịu vì tội. 26. Hỏi: Ơn Xá Năm Thánh là Ơn Toàn Xá (Indul-gentia plenaria). Tín hữu có quyền chỉ Ơn Toàn Xá này cho ai? - Thưa: Cho chính mình và cho các linh hồn nơi luyện ngục. 27. Hỏi: Mỗi ngày tín hữu được lãnh nhận bao nhiêu Ơn Toàn Xá, trừ khi người hấp hối, linh mục ban ơn Toàn Xá trong giờ sau hết? - Thưa: Chỉ được một lần mà thôi. 28. Hỏi: Muốn lãnh nhận ơn Toàn Xá cần phải có những điều gì? - Thưa: Cần phải có tinh thần siêu nhiên và hội đủ một số điều kiện. 29. Hỏi: Về tinh thần siêu nhiên cần phải có những gì? - Thưa: * Cần phải có ý hướng quay về với Thiên Chúa trong cuộc sống. * Phải có đời sống đức tin sâu đậm qua việc lãnh nhận Bí tích Hòa Giải, cũng như Bí tích Thánh Thể. * Phải có ý chí canh tân đời sống và dứt khoát với tội lỗi. * Phải thể hiện đức tin qua những việc bác ái. * Phải sống hiệp thông với Hội Thánh được diễn tả qua việc cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng. 30. Hỏi: Để lãnh nhận Ơn toàn Xá phải giữ là những điều kiện nào? - Thưa: * Phải xưng tội và rước lễ. * Cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng (thường đọc Kinh Lạy Cha, Kinh Tin kính). 12 Löûa Meán thaùng

13 * Thi hành một trong những việc được Giáo hội quy định như: tham dự nghi thức ban ơn Toàn Xá, kính viếng các Đền thờ, nhà thờ được chỉ định Hỏi: Vì những lý cho chính đáng, một số tín hữu không thể viếng nhà thờ được chỉ định, Tòa Thánh có mở lối nào để giúp họ hưởng nhờ ơn Toàn Xá trong Năm Thánh? - Thưa: Tòa Thánh, qua Tòa Ân giải tối cao, đã rộng lòng mở lối cho họ hưởng nhờ ơn Toàn Xá: * Một là: những người mắc ngăn trở chính đáng, như các tu sĩ dòng kín, các bệnh nhân... có thể hiệp ý với các tín hữu đi hành hương và dâng những đau khổ, những lời cầu nguyện, những thiếu thốn thua thiệt trong đời sống để hưởng nhờ Ơn Xá Năm Thánh. * Hai là: Ơn Xá Năm Thánh cũng còn được lãnh nhận với những sáng kiến hãm mình (như nhịn uống rượu, hút thuốc, kiêng thịt... trong một ngày, và dành số tiền đó giúp những người nghèo khổ; hoặc dành thời giờ tự do tham gia các công việc chung, hay những hình thức hãm mình khác). - Ba là: Các tín hữu đi viếng thăm trong một thời gian nào đó những anh chị em đang sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, đau khổ, khó khăn (như các bệnh nhân, tù nhân, người già cả và sống cô đơn, các người bị tàn tật, các thiếu nhi bị bỏ rơi...) và thực thi các điều kiện xưng tội, rước lễ và cầu nguyện thì cũng được lãnh nhận Ơn Xá Năm Thánh. 32. Hỏi: Tại sao lại tìm hiểu hành hương Năm Thánh? - Thưa: Hành hương Năm Thánh là một trong những sinh hoạt đạo đức của Năm Thánh. 33. Hỏi: Ý nghĩa đích thực của hành hương Năm Thánh là gì? - Thưa: Hành hương Năm Thánh là dịp để có thể nhận lãnh ơn Toàn Xá, đền bù lại những hình phạt mà tội chúng ta đã gây ra, hoặc chỉ ân xá cho các linh hồn nơi luyện tội. Nhưng điều quan trọng hơn, đó là nhờ ơn Chúa, chúng ta can đảm từ bỏ con người cũ, nỗ lực canh tân đời sống đức tin, hân hoan tiến bước trên đường trọn lành. Đây mới là ý nghĩa đích thực và toàn vẹn mà chúng ta phải hướng về. (Nguồn: baoconggiao.com) (Còn tiếp) Löûa Meán thaùng

14 TÔNG HUẤN (Chistifldeles laici) Ban Tuyên huấn GĐPTTTCG TGP TPHCM Mọi người trong Giáo Hội, vì là phần thân thể Giáo Hội, nên nhận được và chia sẻ ơn gọi nên thánh chung của mọi người. Ngườl tín hữu giáo dân được mời gọi nên thánh, và họ có quyền được gọi giống như mọi thành phần khác của Giáo Hội: "Tất cả những ai tin vào Đức Kitô, không phân biêt bậc sống, địa vị, đều được kêu gọi tiến đến sự sung mãn của đời sống Kitô hữu và sự trọn lành của Đức ái" (43). "Tất cả những tín hữu của Đức Kitô đều được mời gọi và có bổn phận nên thánh và nên trọn lành theo địa vị của mình (44). CHƯƠNG 1: TA LÀ CÂY NHO, CÁC CON LÀ CÀNH (tt) ĐƯỢC KÊU GỌI ĐỂ NÊN THÁNH 16. Chúng ta sẽ thấy rõ ràng, trọn vẹn phẩm giá của người tín hữu giáo dân, nếu chúng ta khảo sát ơn gọi đầu tiên và căn bản mà Chúa Cha kêu mời mỗi người trong Đức Giêsu Kitô, qua trung gian của Chúa Thánh Thần: ơn gọi nên Thánh nghĩa là ơn gọi đạt đến sự trọn lành của Đức ái. Thánh nhân là người đã sống cuộc đời làm chứng nhân phẩm giá của tín hữu Đức Kitô một cách sáng lạn. 14 Löûa Meán thaùng

15 Công Đồng Vaticanô II đã nói rất rõ ràng về ơn gọi mọi người phải nên thánh. Có thể quả quyết đó là đường hướng chính đã được vạch ra cho con cái nam nữ của Giáo Hội do Công Đồng, một Công Đồng đã được triệu tập để canh tân đời sống Kitô hữu theo ánh sáng Phúc âm (41). Đường hướng này không chỉ đơn giản là một lời khích lệ luân lý, nhưng đó là một đòi hỏi mầu nhiệm của Giáo Hội: Giáo Hội là một cây nho được tuyển chọn, nhờ Giáo Hội các cành nho sinh trưởng nhờ nhựa sống của chính Đức Kitô, nhựa sống vừa thánh thiện vừa có sức thánh hóa; Giáo Hội là Nhiệm Thể, các phần thân thể của Giáo Hội thông phần sự sống thánh thiện của đầu là Đức Kitô; Giáo Hội là Hiền thê khả ái của Chúa Giêsu, là Đấng đã hiến thân để thánh hóa Giáo Hội (Eph ). Chúa Thánh Thần là Đấng đã thánh hóa nhân-tính Chúa Giêsu trong lòng Trinh Nữ Maria (Lk. 1:35) thì cũng chính Chúa Thánh Thần ấy cư ngụ và hoạt động trong Giáo Löûa Meán thaùng

16 Hội để thông ban cho Giáo Hội sự thánh thiện của Con Thiên Chúa làm người. Ngày nay hơn bao giờ hết, mọi người Kitô-hữu phải đi lại con đường canh tân theo tinh thần Phúc âm, đại độ chấp nhận lời mời của vị Tông Đồ "phải nên thánh trong mọi tác phong của mình" (1 Pt. 1:15). Thượng Hội Đồng ngoại lệ năm 1985, hai chục năm sau Công Đồng, đã nhấn mạnh kịp thời về tình trạng khẩn cấp này: "Giáo Hội trong Đức Kitô là mầu nhiệm, vì thế Giáo Hội phải được xem như là dấu chỉ, và phương thế của sự thánh thiện. Các vị Thánh nam, nữ, đã luôn luôn là nguồn gốc canh tân trong Giáo Hội và những giai đoạn khó khăn nhất của lịch sử Giáo Hội. Ngày hôm nay chúng ta cần có những vị thánh lớn, chúng ta hãy khẩn khoản cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta những vị thánh như vậy" (42). Mọi người trong Giáo Hội, vì là phần thân thể Giáo Hội, nên nhận được và chia sẻ ơn gọi nên thánh chung của mọi người. Ngườl tín hữu giáo dân được mời gọi nên thánh, và họ có quyền được gọi giống như mọi thành phần khác của Giáo Hội: "Tất cả những ai tin vào Đức Kitô, không phân biêt bậc sống, địa vị, đều được kêu gọi tiến đến sự sung mãn của đời sống Kitô hữu và sự trọn lành của Đức ái. (43) "Tất cả những tín hữu của Đức Kitô đều được mời gọi và có bổn phận nên thánh và nên trọn lành theo địa vị của mình (44). + Ơn gọi nên thánh bắt nguồn từ phép Rửa tội và được các bí tích khác thêm sinh lực, nhất là phép Thánh Thể. Được mặc lấy Chúa Kitô và được hướng dẫn bởi Thánh Linh Ngài. Các Kitô hữu là những "thánh nhân" và vì thế, có năng-cách để dấn thân hầu biểu lộ sự thánh thiện của hành động mình. Thánh Phaolô Tông Đồ luôn khuyến khích các Kitô hữu sống "như những vị thánh" (Eph.5. 3). Sống theo Thánh Linh đem lại kết qủa là sự thánh thiện (Rom. 6.22, Gal. 5.22). Sự sống này khởi dậy trong tầm hồn mọi người và mỗi người đã chịu phép Rửa tội, ước muốn và đòi hỏi phải theo và bắt chước Đức Giêsu Kitô bằng cách chấp nhận các Mối Phúc Thật của Ngài; bằng việc lắng nghe và suy niệm Lời Chúa; bằng cách tham gia một cách ý thức và linh động vào đời sống phụng vụ và bí tích 16 Löûa Meán thaùng

17 của Giáo Hội; bằng việc cầu nguyện cá nhân, trong gia đình hay trong cộng đồng; bằng tâm hồn đói khát sự công chính; bằng việc thực hành giới răn yêu thương trong mọi hoàn cảnh của đời sống; và bằng việc phục vụ anh em, đặc biệt những người khó hèn, nghèo túng và đau khổ. Thánh hóa bản thân giữa thế giới. 17. Ơn gọi nên thánh của người tín hữu giáo dân đòi hỏi sống theo tác động của Thánh Linh một cách đặc biệt trong việc hội nhập của họ vào thực tại trần thế, và trong việc tham gia vào các hoạt động trần gian. Chính vị Tông Đồ Cả đã khuyến khích chúng ta như vậy: "Những gì chúng ta nói, những gì chúng ta làm đều phải thực hiện với danh nghĩa Đức Giêsu Kitô, nhờ Ngài để cảm tạ Thiên Chúa Cha" (Col. 3:17). Áp dụng lời của Thánh Tông Đồ cho tín hữu giáo dân, Công Đồng quả quyết một cách cứng rắn: "Họ không được để cho việc gia đình, việc trần thế lấn át đời sống thiêng liêng của mình" (45). *** Sau Công Đồng, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng tuyên bố: "Sự thống nhất đời sống của người tín hữu giáo dân rất quan trọng: vì họ phải tự thánh hóa trong cuộc sống hằng ngày, cuộc sống nghề nghiệp và xã hội. Để đáp lại ơn gọi của mình, người tín hữu giáo dân phải xem đời sống thường nhật như một cơ hội kết hiệp với Chúa và thực hiện ý muốn của Ngài, như một cơ hội phục vụ tha nhân bằng cách đưa họ tới hiệp thông với Thiên Chúa trong Đức Kitô" (46). *** Ơn gọi nên thánh phải được người tín hữu giáo dân nhận thức và sống, không phải như một bổn phận đòi hỏi và không thể lẫn tránh, nhưng một dấu chỉ chói sáng của tình yêu vô biên của Chúa Cha là Đấng đã tái sinh họ trong đời sống thánh thiện. Một ơn gọi như thế, trong những điều kiện ấy, phải được định nghĩa như yếu tố căn bản và không thể phân lìa của đời sống mới do phép Rửa tội, và vì thế, như một yếu tố cấu tạo nên phẩm giá của họ. Đồng thời, ơn gọi nên thánh lại được liên kết mật thiết với sứ mệnh và trách nhiệm được trao phó cho người tín giáo dân trong Giáo Hội và giữa thế giới. Bởi vì, sự thánh thiện đang sống trong tín hữu phát xuất từ Löûa Meán thaùng

18 việc tham gia vào đời sống thánh thiện của Giáo Hội, tự nó cũng biểu tượng sự đóng góp tiên khởi và căn bản vào việc xây dựng Giáo Hội như là "việc các thánh thông công". *** Trước cặp mắt Đức Tin đang mở ra một cảnh tượng lạ lùng: đó là bao nhiêu tín hữu giáo dân, nam và nữ trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày, không ai hay biết tới họ, đôi khi cũng không ai hiểu được họ, các kẻ quyền hành trần thế không đếm xỉa tới họ nhưng Chúa Cha nhìn họ đầy vẻ trìu mến. Họ là những người thợ đang miệt mài làm việc trong vườn nho của Chúa, là những kẻ thấp hèn nhưng cao sang vì nhờ sức mạnh của ân sủng Thiên Chúa, họ đang mở rộng Nước Thiên Chúa trong dòng lịch sử. Phải nhìn nhận sự thánh thiện cũng là nền tảng căn bản và là điều kiện tuyệt đối không thay thế được để hoàn thành sứ mệnh của Giáo Hội. Chính sự thánh thiện của Giáo Hội là nguồn gốc sâu nhiệm và là mực thước không sai lầm của hoạt động tông đồ, và nghị lực truyền giáo của Giáo hội. Giáo hội, Hiền thê của Đức Kitô càng được Ngài yêu mến và đáp lại Tình yêu Ngài bao nhiêu, thì Giáo Hội càng trở nên người Mẹ phong phú trong Thánh Linh bấy nhiêu. *** Một lần nữa, chúng ta hãy lấy lại hình ảnh của Thánh Kinh: sự sinh trưởng của cành nho tùy thuộc vào việc kết hợp với cây nho: "Cũng như cành nho không tự nó sinh hoa kết quả nếu nó không ở trong cây nho. Cũng thế chúng con sẽ không đem lại hoa trái nếu chúng con không ở trong Thầy, Thầy là Cây Nho, chúng con là cành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, họ sẽ mang lại nhiều hoa trái, bởi vì, ngoài Thầy, chúng con không làm gì được" (Jn. 15,4-5). Ở đây cần phải nhắc lại việc tôn phong chân phúc hay hiển thánh cho các tín hữu nam, nữ trong thời gian Thượng Hội Đồng. Toàn dân Thiên Chúa, nhất là các tín hữu giáo dân có thể tìm ở họ, những vị mô phạm mới cho việc nên thánh, những chứng nhân mới của các nhân đức anh hùng, được thực hiện trong những hoàn cảnh thông thường hằng ngày. Như các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng quả quyết: "Các Giáo Hội địa phương, nhất là các Giáo Hội trẻ trung phải lưu ý tìm xem trong con cái mình, những giáo dân nam nữ giữa những 18 Löûa Meán thaùng

19 cánh đồng như thế (cảnh sống thường nhật ở trần thế và bậc sống vợ chồng) đã sống chứng nhân thánh thiện và có thể trở nên gương mẫu cho người khác, để đề nghị phong Chân Phước hoặc Hiển Thánh" (47). Suy nghĩ đến đây, để định vai trò người tín hữu giáo dân trong Giáo Hội, ta nhớ lại lời kêu mời của Thánh Lêô Cả: "Hỡi người tín hữu, hãy nhận chân phẩm giá của mình" (48). Đó cũng là điều mà Thánh Maxime, giám mục thành Turin nói với những người đã chịu phép Rửa Tội: "Anh em hãy nhìn nhận vinh dự anh em đã được trong mầu nhiệm này" (49). Tất cả những ai đã chịu phép Rửa tội đều được mời gọi lắng nghe một lần nữa những lời của Thánh Augustinô: "Chúng ta hãy vui mừng và tạ ơn: Không những chúng ta đã được trở nên những Kitô-hữu, mà là trở nên Chúa Kitô... Chúng ta hãy vui sướng hân hoan, chúng ta đã trở nên Chúa Kitô!" (50). Phẩm giá người Kitô hữu, nguồn phát sinh sự bình đẳng của mọi thành phần Giáo Hội, bảo đảm và cổ võ tinh thần hiệp thông và huynh đệ, và đồng thời trở nên nguồn sức mạnh âm thầm của nghị lực tông đồ truyền giáo của người tín hữu giáo dân. Tuy nhiên là một phẩm giá đòi hỏi nhiều tước vị khác nhau của những người thợ được Chúa gọi vào làm vườn nho của Ngài, Công Đồng nói: "Bởi vậy, nhiệm vụ cao cả của mọi giáo dân là làm cho ý định cứu độ của Thiên Chúa ngày càng lan tới tất cả mọi người, ở mọi nơi và mọi thời đại" (51). (Còn tiếp ) Lời Hay Ý Đẹp: Chúng ta có muốn các tội kín đáo của mình bị phanh phui không? Vậy chúng ta cũng hãy lặng thinh về tội lỗi của tha nhân. (Thánh Gioan de la Salle) Löûa Meán thaùng

20 BỒI DƯỠNG ĐỨC TIN GIA ĐÌNH PHẠT TẠ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU BỒI DƯỠNG ĐỨC TIN Lm. Giuse Nguyễn Hữu An Giáo phận Phan Thiết Phần thứ hai: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN KITÔ GIÁO Bài 20 : ĐỨC MARIA MẸ ĐỨC KITÔ - MẸ THIÊN CHÚA Đức Maria là hình ảnh tóm tắt về Hội thánh. Trong đức tin, bất cứ ai mong ước được đưa đến gần mầu nhiệm Hội thánh sẽ nhìn vào Đức Maria. Công đồng và Sách Giáo lý khi trình bày về Hội thánh đều dành một chương trình bày Đức Trinh nữ Maria - Mẹ Thiên Chúa - trong mầu nhiệm Đức Kitô và trong mầu nhiệm Hội thánh (số ). Những gì đức tin Công giáo tin về Mẹ Maria, đều đặt nền tảng trên những gì đức tin đó tin về Đức Kitô, nhưng những gì đức tin dạy về Mẹ Maria, lại là, sáng tỏ đức tin vào Đức Kitô (số 487). Đức Maria là ai để Hội thánh đi theo trong sự hiệp thông của Mẹ với Đức Kitô. Đức Maria là Mẹ của Đức Kitô, Đấng Cứu Độ, do đó, Mẹ được kết hợp với tất cả những ai là thành viên của Thân Mình Đức Kitô. 20 Löûa Meán thaùng

21 Đức Maria là sự thực hiện mẫu mực của Hội thánh (số 967) được khởi sự qua đức tin của Mẹ. Trong một nghĩa nhất định, chính qua lời xin vâng của Mẹ mà Hội thánh bắt đầu. Đức Maria là gương mẫu cho đời sống đức tin và đức mến của Hội thánh. Đức tin kiên vững của Mẹ là nền móng trên đó đức tin của chúng ta tựa vào. Chính vì đức tin này mà Đức Maria sẽ được mọi đời khen là diễm phúc (số 148). Đức Maria là mẫu gương hiện thực của Hội thánh đi theo Đức Kitô, bởi vì Mẹ đã đi trước trong cuộc hành trình đức tin của Mẹ trên con đường dẫn đến thánh giá. Mẹ đau khổ với Con Mẹ và chính Mẹ cũng tham dự vào hy tế với Con mình. Mẹ đã xin vâng trọn vẹn xác hồn khi Con Mẹ trao ban sự sống của Người cho chúng ta. Dưới chân thánh giá, Mẹ trở thành Mẹ Hội thánh khi Đức Kitô trên thánh giá trao Mẹ cho môn đệ Người yêu mến: Thưa Bà, đây là con của Bà (Ga 19,27). Đức Maria cũng là điển hình của Hội thánh qua việc hồn xác Mẹ được đưa vào trong vinh quang trời cao của Con Mẹ. Đức Maria là thành viên đầu tiên của Hội thánh đã đạt được sự hoàn hảo trọn vẹn. Trong Mẹ, Hội thánh đã đạt đến mục tiêu qua cuộc hành trình của Mẹ. Do đó, trong sự duy nhất, Mẹ cũng cộng tác trong công việc của Đức Kitô Phục Sinh - Con Mẹ. Vì lý do đó, Mẹ là Mẹ chúng ta trong lãnh vực ân sủng (số 968). Chính Ngài là Mẹ ở bất cứ nơi nào Con của Mẹ là Đấng Cứu Độ, và là Đầu của Nhiệm Thể (số 973). Đức Maria là Mẹ và Hội thánh cũng được gọi là Mẹ; cũng như Mẹ Maria được kêu cầu như Trạng Sư, Đấng Cứu Giúp, Đấng Phù Hộ, Đấng Trung Gian (số 969), vì thế những tước hiệu này cũng được dùng cho Hội thánh. Cũng trong khía cạnh này, Mẹ Maria là khuôn mẫu của Hội Thánh. Sẽ là một sai lầm khi nghĩ rằng hoạt động của Mẹ Maria xa rời Đức Kitô: Nhiệm vụ làm Mẹ của Đức Maria đối với loài người... không hề làm lu mờ hay suy giảm sự trung gian duy nhất của Đức Kitô, nhưng tỏ cho thấy uy lực của sự trung gian ấy (số 970). Như người Mẹ, mọi điều Mẹ Maria làm cho nhân loại đến từ Đức Kitô và dẫn nhân loại đến với Người. Cùng một cách hiểu như Löûa Meán thaùng

22 thế về vai trò làm Mẹ của Hội thánh, đó là bí tích của ơn cứu độ cho nhân loại (số 776). Chắc chắn có một sự khác biệt giữa Mẹ Maria và Hội thánh đang trên hành trình: Trong khi Hội Thánh đã đạt tới sự trọn hảo không tì ố, không vết nhăn, nơi Đức Trinh Nữ Diễm Phúc, thì các Kitô hữu vẫn còn phải cố gắng, để chiến thắng tội lỗi mà tiến tới trong sự thánh thiện; vì vậy, họ ngước mắt nhìn lên Mẹ: nơi Đức Mẹ, Hội thánh đã hoàn toàn thánh thiện (số 829) Đức Trinh Nữ Maria diễm phúc là Mẹ Hội Thánh theo nghĩa nào? [ , 973] Đức Trinh Nữ Maria diễm phúc là Mẹ Hội Thánh trong trật tự ân sủng, bởi vì Mẹ đã sinh ra Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, là Đầu của Thân Thể Ngài là Hội Thánh. Khi sắp chết trên thánh giá, Chúa Giêsu đã trối Đức Maria làm mẹ của môn đệ Ngài bằng những lời này: Đây là mẹ của anh (Ga 19,27). Vì Đức Maria là Mẹ Đức Kitô, thì Mẹ cũng là Mẹ của các chi thể của Nhiệm Thể Ngài vì đã cộng tác trong đức ái để sinh ra các tín hữu trong Hội Thánh, là những chi thể của Nhiệm Thể Đức Ki-tô. Việc Đức Mẹ hoàn toàn kết hợp với Đức Kitô là căn bản cho vai trò của Mẹ đối với Hội Thánh. Mẹ kết hợp chặt chẽ với Con Mẹ từ khi thụ thai cho đến lúc Ngài chịu chết. Đặc biệt trong cuộc Khổ Nạn, Mẹ đã chịu đau khổ với người Con duy nhất của Mẹ, để cuối cùng khi hấp hối trên Thập giá, Ngài đã trối Mẹ làm Mẹ của tất cả các môn đệ thân yêu của Người. Sau khi Chúa Giêsu lên trời, Mẹ đã tha thiết cầu xin Thiên Chúa ban Chúa Thánh Thần xuống trên Hội Thánh cùng với các Tông đồ Đức Maria trợ giúp Hội Thánh như thế nào? [ ] Sau khi Con mình về trời, Đức Maria đã giúp đỡ Hội Thánh lúc khởi đầu bằng lời cầu nguyện, và cả sau khi đã được lên trời, Mẹ vẫn tiếp tục chuyển cầu cho con cái mình, vẫn là mẫu gương cho mọi người về đức tin và đức ái, tạo ảnh hưởng cứu độ trên họ, ảnh hưởng này xuất phát từ sự dư đầy các công nghiệp của Đức Kitô. Các tín hữu nhìn Mẹ như nguyên ảnh và sự tham dự trước vào cuộc Phục sinh 22 Löûa Meán thaùng

23 đang chờ đón họ; họ kêu cầu Mẹ dưới các tước hiệu là Trạng sư, Đấng phù trợ, Đấng bảo trợ và Đấng trung gian Đức Trinh Nữ rất thánh được tôn kính như thế nào? [971] Mẹ được sùng kính cách đặc biệt, nhưng khác hẳn với việc tôn thờ chỉ dành riêng cho Ba Ngôi cực thánh. Việc sùng kính đặc biệt này được diễn tả một cách độc đáo trong các ngày lễ phụng vụ dành kính Mẹ Thiên Chúa cũng như trong các kinh nguyện tôn kính Đức Mẹ, như kinh Mân Côi, được xem là bản tóm lược toàn bộ Tin Mừng Đức Trinh nữ Maria diễm phúc là hình ảnh cánh chung của Hội Thánh như thế nào? [972, ] Khi nhìn lên Đức Maria, hoàn toàn thánh thiện và đã được tôn vinh cả hồn lẫn xác, Hội Thánh chiêm ngắm nơi Mẹ điều Hội Thánh được kêu gọi để sống trên trần gian và điều Hội Thánh sẽ trở thành trên quê hương thiên quốc. Giúp ghi nhớ Đức Maria là Mẹ Hội Thánh vì Mẹ là Mẹ của Đức Kitô là Đầu Hội Thánh, và Mẹ hằng cộng tác trong việc sinh ra các tín hữu. Đức Maria đã giúp đỡ Hội Thánh lúc khởi đầu bằng lời cầu nguyện, và cả sau khi đã được lên trời, Mẹ vẫn tiếp tục chuyển cầu cho con cái mình, luôn là mẫu gương cho mọi người về đức tin và đức ái. Gợi ý suy nghĩ 1. Đức Maria có vị trí nào trong Hội Thánh? 2. Khi nhìn lên Mẹ Maria, bạn học được những gương nhân đức nào của Mẹ? Löûa Meán thaùng

24 Chuyên đề 10: Hy sinh theo gương Chúa 24 Löûa Meán thaùng Linh mục Giuse Nguyễn Quốc Thắng Linh hướng GĐPTTTCG hạt Bình An I. Thuộc lòng Lời Chúa: 1. Không có tình thương nào cao cả cho bằng tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình (Ga 15,13). 2. Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô (Pl 3,8). 3. Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được tình yêu là gì: đó là Đức Kitô thí mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em (1Ga 3,16). 4. Thà chịu khổ vì làm việc lành, nếu đó là ý Thiên Chúa thì hơn là làm điều ác (1Pr 3,17). 5. Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu nó chết đi, nó mới sinh nhiều bông hạt (1Ga 3,16). II. Suy niệm. Hằng năm, Giáo hội cử hành lễ suy tôn Thánh Giá vào ngày Qua đó, Giáo hội mời gọi chúng ta nhìn lên Thánh Giá Chúa để chiêm ngắm tình yêu của Chúa dành cho chúng ta. Ngài yêu chúng ta đến nỗi chết vì chúng ta. Cái chết của Ngài là bằng chứng hùng hồn nhất về tình yêu của Ngài dành cho chúng ta đúng như Lời Ngài nói: Không có gì cao cả cho bằng tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình (Ga 15, 13).

25 Đáp lại tình yêu của Ngài, chúng ta cũng phải hy sinh tất cả vì Ngài, chấp nhận chịu thiệt thòi vì Ngài. Phương châm của chúng ta phải là: Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác để được Đức Kitô (Pl 3.8). Nghĩa là khi phải chọn lựa giữa Chúa và những điều khác, chúng ta sẵn sàng chọn Chúa dù phải chấp nhận hy sinh. Hy sinh của chúng ta vì Chúa thật đáng quý nhưng chưa đủ, Chúa còn muốn chúng ta phải hy sinh vì anh em theo gương Chúa như Lời Chúa dạy: Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được tình yêu là gì: đó là Đức Kitô thí mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em (1Ga 3,16). Theo Lời Chúa dạy, chúng ta hãy hy sinh vì anh em, sẵn sàng chịu khổ để làm những việc lành cho anh em như Lời Chúa dạy: Thà chịu khổ vì làm việc lành, nếu đó là ý Thiên Chúa thì hơn là làm điều ác (1Pr 3,17). Khi chúng ta chịu khổ để làm việc lành cho anh em, thì đời chúng ta như hạt lúa bị chết đi, nhờ đó sinh ra nhiều bông hạt: Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh nhiều bông hạt (Ga 12,24). Như vậy, hạt lúa chỉ sinh nhiều bông hạt khi trước đó nó chết đi. Đời chúng ta chỉ sinh nhiều hoa trái là làm vinh danh Chúa, đem lại hạnh phúc cho mọi người và gia tăng các công phúc cho bản thân khi chúng ta chấp nhận những hy sinh. Xin Chúa cho chúng ta sẵn sàng chấp nhận hy sinh vì lòng yêu Chúa và anh chị em. Khi chúng ta hy sinh vì tình yêu, cuộc đời chúng ta là cuộc đời thành tựu trước mặt Chúa. Câu hỏi chia sẻ: 1. Để gia đình hạnh phúc, hội đoàn thăng tiến, giáo xứ phát triển, công việc chung được tốt đẹp... cần có những con người hy sinh. Quý vị có đồng ý với lời khẳng định này không? 2. Quý vị có thái độ nào khi Chúa và mọi người cần đến sự hy sinh của quý vị? 3. Xin chia sẻ một việc làm cụ thể về sự hy sinh của quý vị vì tình yêu Chúa và mọi người. Löûa Meán thaùng

26 Giuse - Thaùnh Caû Coâng Chính Hiền Đức Giu-se, Thánh Cả Công Chính Giữ con Giê-su trên gối Chăm chút ngày từng ngày Cho con mau khôn lớn Lo toan việc Nhà Cha Giu-se, Thánh Cả Công Chính Cứ y lời sứ thần Thi hành đường lối Chúa Dẫu mịt mù tăm tối Đi vào huyền nhiệm sâu Giu-se, Thánh Cả Công Chính Hiền phụ nuôi Thánh Tử Phu quân Trinh Nữ Vương Đời thầm lặng vâng phục Tín thác Lòng Thương Xót Giu-se, Thánh Cả Công Chính Bảo vệ Mầu Nhiệm Thánh Chúa nhập thể, nhập thế Góp phần ơn cứu rỗi Khắp nhân trần đợi mong Giu-se, Thánh Cả Công Chính Công nghiệp Ngài Chúa ghi Cho thông ơn Thiên Chúa Những ai nhờ chuyển cầu Ngài không nỡ chối từ 26 Löûa Meán thaùng

27 Nieàm vui töø thaäp giaù AA Đồ đệ nên giống Thầy Đường đi lội ngược dòng Đau khổ sinh vui sướng Cắc cớ sao lý giải? Vậy mà Thầy Giê-su Là đáp án duy nhất Soi rọi tận thẳm sâu Đường thương khó-thập hình Luôn cùng Cha nguyện cầu Vững lòng cùng vững bước Ý Cha Thầy vuông tròn Trên thập giá đồi Sọ Không còn dáng vẻ Người Một Giê-su bất động Lại chính là Giờ Vàng Tình yêu tỏa nỗi vui Ước mơ được giống Thầy Sao chót lưỡi đầu môi Một chút trái ý riêng Là tự tôn chính mình Lòng thương xót Thầy trao Con hăm hở hưởng dùng Ôi vui sướng tràn trề Ôm giữ cho riêng mình Tĩnh lòng con chợt tỉnh Được Thầy đây sủng ái Anh phải biết sinh lợi Tha nhân luôn cận kề Rộng lòng rộng tay chia Gặp khổ đau trong đời Xin tăng thêm sinh lực Cùng Thầy con lĩnh nhận Niềm vui từ thập giá Niềm vui từ thập giá Vì được yêu trọn vẹn Cho Cha và nhân thế Ôi Mầu Nhiệm huyền siêu Hoa Tình Yêu Nhiệm Mầu Nở rộ khắp đất trời Hưởng thiên đàng trần gian. Löûa Meán thaùng

28 ĐỂ MÙA CHAY THÁNH KHÔNG VÔ NGHĨA Đinh Văn Hùng Đã mấy Mùa Chay đến trong đời Mùa nào đích thực ý đầy vơi Cảm nhận thân mình là thụ tạo Rất cần lòng Chúa thương xót thôi. Đã mấy Mùa Chay qua trong đời Dửng dưng chiếu lệ rồi buông xuôi Phù vân đeo bám thêm mê đắm Thức tỉnh không màng miệng đãi bôi. Lắm sắc hương, hoa sớm lụi tàn Lợi danh quyền lực cũng qua nhanh Một đời vẫn cứ là mơ ước Nhắm mắt xua tay mộng chưa thành. Chúa dẫn con đi Mùa Chay này Tầm nhìn rộng mở quyết đổi thay Sẽ không lỡ hẹn sai nhịp bước Trong trái tim Cha giấc ngủ đầy. Chúa dẫn con đi Năm Thánh này Những lầm lỗi cũ từ bỏ ngay Tình Cha nhân ái nguồn mạch sống Con hát ca khen liên tháng ngày. Để Mùa Chay Thánh không vô nghĩa Sám hối ăn năn chẳng dối lòng Thức với Thầy con nguyện kiên trung Cùng Thầy nguyền đi vào hoang địa. Con sẽ hành hương sẽ hành hương Chẳng phải đâu xa tít dặm trường Chính bản thân gia đình thương xót Cầu Chúa xót thương Ngài mở đường. 28 Löûa Meán thaùng

29 Thaùnh Giuse Giuse Hà Một đời giản dị sống âm thầm Không trải gấm hoa trong Phúc Âm Thánh Cả Giuse Đấng Công Chính Gương sáng cần lao giới công nhân Gieo cạn sức mình để mưu sinh Đem về hạnh phúc cho gia đình Vượt qua nguy hiểm trong ý Chúa Gìn giữ Đức Mẹ luôn đồng trinh Như biển chứa chan sóng bình an Một nguồn công chính luôn dâng tràn Là Cha gương mẫu đầy thánh thiện Như ngọn đuốc sáng soi đường lành Ngài dẫn Tin Mừng đến Việt Nam Dìu dắt chúng con đến Thiên Đàng Ngài là lẽ sống khi lạc lối Cho con hăng hái vượt trần gian Löûa Meán thaùng

30 SUY TƯ Mùa chay x ng t i i, m t nét vui Vinhsơn Vũ Tứ Quyết, S..J. Tên gọi xưng tội thường được nhiều người nhắc tới. Tuy nhiên, dễ quên một thực tế là: tôi chỉ nói tội của mình, chỉ nói điều kín ẩn của lòng mình, cho người mà tôi tin tưởng, cho người mà tôi yêu mến. Xuân đến xuân đi, mùa chay tới. Ít người nghĩ đến niềm vui của việc sám hối khi xưng tội. Nhiều người nghĩ rằng, câu hỏi Cần xưng tội không? thường dành cho những con chiên khô khan nguội lạnh. Còn tôi, dù là thầy tu, tôi vẫn thường tự hỏi câu hỏi này; và khi ấy, tôi cảm thấy một chút vui. Tâm hồn tựa căn phòng Mỗi lần sắp rời xa căn phòng nhỏ, tôi dọn dẹp nó sạch sẽ ngăn nắp. Thế mà, sau 2 tuần hoặc 1 tháng, trở lại căn phòng mình, tôi lại nhận thấy sự hoang dã của nó. Bởi lẽ, bụi bẩn, mạng nhện khắp phòng. 1 lần, 2 lần, nhiều lần như thế, tôi chẳng động lòng. Cho đến lần kia, tôi chợt nhớ lời của vị thầy lão luyện trong lĩnh vực huấn luyện tâm hồn: cần quan tâm chăm sóc linh hồn mình, cơ thể đói còn dễ nhận ra, linh hồn đói không phải ai cũng có thể nhận ra, nhiều khi linh hồn chết đói, người ta mới nhận ra thì đã quá muộn. Không chỉ là tội thì cần sám hối và xưng thú, mà ngay cả những lỗi, và càng khó sửa là những nết xấu, những tật xấu. Cần làm gì đây! Nếu như tôi cần một kế hoạch để cải thiện sức khỏe thân thể, thì tôi cũng cần phương án cụ thể cho sức khỏe tâm linh. Một cảnh tượng phác họa trước mắt tôi: không chỉ là bụi bẩn và mạng nhện, mà có thể là căn phòng hoang tàn sụp đổ. Tội trọng cũng khủng khiếp như thế! Việc tôi cần làm chắc chắn là phải xây dựng lại ngôi nhà. Ngôi nhà gạch, tôi có thể nhờ người khác xây; nhưng ngôi nhà tâm hồn, nếu tôi không muốn, chẳng ai có thể xây cho tôi. Nếu tôi có muốn, tự tôi không thể xây dựng lại. Hầu như ai cũng kinh nghiệm sự bất lực này, khi tội lỗi cứ ám ảnh, cứ tái phạm liên miên. Ai thực sự tin Thầy Giêsu, sẽ có kinh nghiệm vượt qua. Sự cao quý của bí tích Hòa Giải là ở đó. Tâm hồn tựa cục xốp 30 Löûa Meán thaùng

31 Khi nguồn nước không đảm bảo để uống, để sinh hoạt, thì cần được lọc. Trước khi nước được xử lý ở những công đoạn phức tạp và tinh vi, nước thường được xử lý thô bằng cách cho qua cục xốp để chặn lại bụi bẩn và đất cát. Nếu như cần quan tâm tới sự hòa giải nội tâm bản thân với Thiên Chúa trong bí tích, thì tôi cũng cần quan tâm giúp người khác trong việc hòa giải trong cuộc sống. Khi giúp người khác, tôi tự nhắc lòng mình: tôi chỉ như cục xốp. Cục xốp giúp gạn lọc dòng đời, nhưng cục xốp cũng đồng thời bám vào mình đầy bụi đời. Nếu cục xốp mãi là cục xốp và chỉ như thế. Chẳng mấy chốc, cục xốp sẽ đen đúng như dòng nước đục, và sẽ mất tác dụng lọc nước. Sau thời gian làm việc, cục xốp cần được tắm gội trong dòng nước trong mát, để được giũ sạch bụi đời. Cục xốp cũng cần được phơi dưới ánh nắng tươi mới, để được thơm tho, để sạch mùi đời. Dòng nước trong lành ấy, ánh nắng tươi mới ấy chính là sức mạnh Chúa Giêsu ban trong bí tích Hòa Giải. Tuyên xưng trong tình yêu Tên gọi xưng tội thường được nhiều người nhắc tới. Tuy nhiên, dễ quên một thực tế là: tôi chỉ nói tội của mình, chỉ nói điều kín ẩn của lòng mình, cho người mà tôi tin tưởng, cho người mà tôi yêu mến. Em bé sẽ chẳng nói tội của bé cho cha mẹ, nếu em biết chắc cha mẹ sẽ ghét và đánh mình. Trong sợ hãi, em buộc phải nói dối, cho dù lòng không muốn nói dối. Trong gia đình đầy tình yêu mến, sẽ không có chỗ cho sự dối trá, mà chỉ có chỗ cho lòng cảm thông tha thứ; có thể có đổ vỡ, nhưng chắc chắn có hàn gắn. Có người quá nhấn mạnh vào nét xưng thú tội lỗi mà quên chưa nhớ tới nét tuyên xưng tình yêu. Khi xưng tội, tôi không chỉ nhớ tới tội của mình, mà còn nhớ tới tình yêu mến Chúa dành cho tôi. Tuyên xưng tình yêu, tuyên xưng lòng thương xót của Chúa thì quan trọng hơn. Có lần kia, khi xưng tội với cha xứ nọ, tôi làm cha mất kiên nhẫn, cha đã mắng tôi. Trong thâm tâm, tôi vẫn vui vì biết rằng, chắc chắn Chúa tha thứ cho tôi. Thế là đủ! Xin cho con bắt đầu và lại bắt đầu. Amen. (Nguồn: gplongxuyen.org) Löûa Meán thaùng

32 Chúa đã Phục sinh, còn tôi thì sao? Xuân Thái Đã qua rồi Mùa chay. Đã qua rồi Bát nhật Tuần thánh, cùng với Giáo hội hoàn vũ, hôm nay, chúng ta chuẩn bị và hân hoan mừng Đại lễ Phục sinh. Giáo lý Công giáo dạy rằng: Phục sinh là kỳ công lớn hơn công trình tạo dựng của Thiên Chúa, vì Phục sinh là biến cố trọng tâm của lịch sử cứu độ, nơi Thiên Chúa biểu lộ tất cả quyền năng và tình thương của Ngài. Là nơi biểu lộ sức mạnh thần linh của Thiên Chúa, sức mạnh đã chiến thắng sự chết, đã chiến thắng hỏa ngục. Phục sinh là một biến cố lịch sử vì đã xảy ra cho một nhân vật lịch sử, một người Do Thái có tên là Giêsu, người thành Nazareth, thuộc xứ Galilê. Con người ấy đã bị đóng đinh, bị giết chết dưới thời quan tổng trấn Philatô, đã được chôn cất bởi người thân và một số môn đệ, nhưng ngày thứ ba đã trỗi dậy và ra khỏi mồ. Nhiều người đến thăm, chỉ thấy ngôi mộ trống. Do đó, Tin Mừng Chúa Phục sinh là tin vui lớn nhất cho toàn thể nhân loại, dù ai đó có tin hay không, vì thế, không còn tin vui nào lớn hơn cho con người trong mọi thời đại. Chương trình cứu độ và những điều không thể phản bác về Phục sinh. Phục sinh là một mầu nhiệm, nhưng niềm tin Phục sinh được hình thành từ những chứng cứ cụ thể có thật, không thể phản bác. Chúng ta cùng nhau nhìn lại những chứng cứ ấy để thêm xác tín niềm tin của mình, khởi đầu từ NGÔI MỘ TRỐNG: Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, cũng là ngày hiện nay chúng ta quen gọi là Chúa nhật Phục sinh, các môn đệ Phêrô và 32 Löûa Meán thaùng

33 Gioan vội vã đến bên mộ Chúa sau khi nghe nghe Maria và Madalena loan tin: Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu (Ga 20,2). Đứng trước ngôi mộ trống, người ta không thể chứng minh Ngài hiện hữu như một cộng một bằng hai theo khoa học thực nghiệm. Nhưng trái lại, không ai có thể phủ nhận sự hiện diện của Ngài. Vì mới hôm nào, Đức Giêsu còn hẹn với các môn đệ: sau khi trỗi dậy từ cõi chết, Thầy sẽ đến Galilêa trước anh em (Mc 14,28), vậy mà hôm nay Ngài để lại giữa họ một ngôi mộ trống. Trước ngôi mộ này, mỗi người chứng kiến có những nhận định khác nhau: Phêrô và người môn đệ được Đức Giêsu yêu mến đã thấy và đã tin, trong khi các thượng tế và các kỳ mục lại tạo nên câu chuyện về việc các môn đệ đã lấy trộm xác ( Mt 28,12-15). Vì thế, Ngôi mộ trống là đối tượng của niềm tin hơn là đối tượng của khoa học, dù hai khái niệm này có vẻ khác nhau, nhưng vẫn bổ sung cho nhau, giống như vì TIN nên HIỂU hoặc vì HIỂU nên mới TIN, thoạt nghe có vẻ khác nhau, nhưng thật sự đã bổ sung cho nhau để trở nên hoàn hảo như hai mặt của một vấn đề. Ngôi mộ trống là khởi điểm đức tin của các môn đệ. Thật vậy, trước cuộc tử nạn, Phêrô là người nhát đảm, mặc dù trước đó ông đã mạnh mẽ tuyên bố: dầu có phải vào tù hay phải chết với Chúa đi nữa, con cũng vẫn sẵn sàng (Lc 22,33), nhưng khi Thầy bị bắt, ông đã vội vàng chối Thầy mình ba lần trước câu hỏi bâng quơ của một cô đầy tớ. Trước ngôi mộ trống, các ông đã tin. Ngôi mộ trống là bằng chứng hùng hồn về quyền năng Thiên Chúa. Bởi vì nếu thân xác của Đức Giêsu còn nằm yên trong ngôi mộ thì Ngài cũng chỉ như bao người khác mà thôi, giáo lý của Ngài không có gì đặc biệt. Người môn đệ được Đức Giêsu yêu mến đồng thời cũng là tác giả của Phúc âm thứ Bốn đã nói lên cảm nghiệm cá nhân của mình khi chứng kiến ngôi mộ trống: Ông đã thấy và ông đã tin. Thấy và Tin, đó là nội dung chính của Tin Mừng này và đó cũng chính là nguồn hứng khởi đã khiến ông viết ra để làm chứng về Đức Giêsu, để anh em tin rằng Löûa Meán thaùng

34 Chúa Giêsu là Đức Kitô, Con Thiên Chúa và để anh em tin mà được sống nhờ Danh Ngài (Ga 20,31). Như thế, Lễ Phục sinh mời gọi chúng ta đến chiêm ngưỡng ngôi mộ trống năm xưa trong khu vườn gần nơi Chúa chịu đóng đinh, để khám phá ra chính sự hiện diện của Ngài. Ngài đã sống lại, Ngài không còn chết nữa. Đức Kitô đang mời gọi chúng ta hãy vượt lên cái thực tại hữu hạn để vươn tới cái siêu nhiên, vô hạn; hãy thoát ra khỏi sự sợ hãi để ra đi loan báo sự Phục sinh của Ngài. Ngoài ra, còn hàng loạt chứng cứ không thể phản bác về việc sống lại của Đức Kitô: Chúa Giêsu đã hiện ra nhiều lần với những người theo Ngài. Ngài an ủi những người than khóc bên ngoài mộ ngay vào sáng Chủ Nhật. Trên đường đi Emmau, Ngài đã giải thích về những điều nói về chính Ngài từ Cựu ước. Sau đó, Ngài đã ăn uống trước mặt họ và mời họ chạm tay vào Ngài. Kinh thánh còn thuật lại rằng Ngài đã được hơn 500 người nhìn thấy cùng một lúc. Nếu bảo rằng Chúa Giêsu sống lại chỉ là ảo giác của một vài người vì quá thương nhớ Thầy mình gây ra, thì làm sao giải thích được sự kiện hơn 500 người cùng nhìn thấy một lúc? Cho đến nay, chứng cớ của hàng tỷ người đã thay đổi đời sống qua mọi thời đại đã cho thấy sức mạnh của niềm tin vào Đức Kitô Phục sinh. Nhiều người đã bỏ được các chứng nghiện ngập. Những người nghèo khổ và tuyệt vọng đã tìm được ánh sáng niềm tin và hy vọng. Chứng cớ thuyết phục nhất về sự Phục sinh là ngày nay, Ngài vẫn đang sống giữa những người tin vào sự sống lại và sức mạnh vào sự hoán cải. Sự kiện xảy ra đã hơn 2000 năm, nhưng Tin Mừng đã thuật lại đầy sinh động, bốn mươi ngày sau khi Chúa chết và sống lại, Ngài đã hiện ra nhiều lần với các môn đệ. Có lần Ngài đã quy tụ 11 môn đệ (không còn Giuda) trên núi tại Galilea và trao cho họ sứ vụ quan trọng, Ngài nói: Thầy đã được trao toàn quền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa 34 Löûa Meán thaùng

35 cho họ nhân danh Chúa Cha, chúa Con và Chúa Thánh thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền dạy cho anh em. Và đây, Thầy sẽ ở cùng với anh em mọi ngày cho đến tận thế ( Mt 28,18-20) Còn tôi thì sao? Và đây, Thầy sẽ ở cùng với anh em, mọi ngày, cho đến tận thế (Mt 28,20). Không còn gì để nghi ngờ và không thể nào rõ ràng hơn được nữa. Một tâm hồn thiện lương cùng với suy nghĩ lành mạnh, không ai có thể phủ nhận việc Chúa sống lại. Ngài đã hiện diện cách vắng mặt như trong ngôi mộ trống năm xưa, và đến lúc này, Ngài vẫn có mặt cách vô hình trong kế hoạch cứu độ đã được tiên báo từ hàng ngàn năm về trước. Thánh phụ Augustin bảo rằng: Để dựng nên con, Ta không cần con. Nhưng để cứu độ con, Ta cần con cộng tác. Thiên Chúa không phải là ông chủ sản xuất máy móc, chúng ta cũng chẳng phải những con Robot vô hồn, chỉ bấm nút là nhảy múa theo lệnh. Thiên Chúa không phải người phù thủy nhiều ma thuật, chúng ta cũng không phải là lũ âm binh chỉ hành động theo ý muốn chủ quan của người phù thủy. Nhưng Thiên Chúa là người cha đầy lòng thương xót, chúng ta là những người con với toàn quyền tự do quyết định vận mệnh đời mình, kể cả tự do từ chối cha mình. Người cha ấy đã nói với các con yêu của mình rằng: Không phải cứ nói lạy Cha, lạy Chúa là được vào Nước trời cả đâu, nhưng chỉ những ai thực hiện ý Cha ta trên trời. Đó là thách đố không nhỏ, song cũng là những vinh dự thật lớn lao. Còn vinh dự nào hơn, khi được là CON THIÊN CHÚA, với quyền thừa hưởng gia nghiệp cùng với sự tự do của nó, thay cho thân phận tôi đòi và nô lệ làm thuê. Vinh dự ở đó, vì Ngài tôn trọng tự do của con cái mình, nhưng trách nhiệm cùng với nguy hiểm chết người cũng nằm ngay ở đó. Chỉ gọi được là phục sinh, khi có sự chết đi của con người cũ. Chỉ nói được là sống lại khi có sự chuyển hóa đổi thay, và phục sinh Löûa Meán thaùng

36 không chỉ là sống lại đời sau, ở một nơi chưa biết, nhưng phải là tại đây và ngay lúc này. Do đó, tôi luôn phải tự hỏi lòng mình: Chúa đã sống lại thật, còn tôi thì sao? Vì sẽ vô phúc cho tôi biết bao, nếu tôi không được cùng sống lại với Ngài trong chương trình cứu độ mà Ngài đã phải đổ máu và hiến mạng sống Ngài vì tôi. Mỗi khi tự hỏi lòng như thế, lập tức, một tấm bảng chỉ dẫn rất quen thuộc hiện ra làm tan biến những băn khoăn suy nghĩ: Ai muốn theo làm môn đệ Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mỗi ngày theo Ta. Bảng chỉ đường đã ghi, rất rõ: Hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình, mỗi ngày Từ bỏ mình là giã từ những thói hư, tật xấu. Từ bỏ mình, là chuyển hóa cái tâm gian dối tham lam, biến những lươn lẹo cong queo thành ngay thẳng thiện lương. Từ bỏ mình, là giã từ lối sống hai mặt, là điều chỉnh cái tính đố kỵ ghen ghét thành chân thành yêu thương. Từ bỏ mình, là quên đi những khoe khoang bản thân và luôn nói hành kể xấu người khác. Từ bỏ mình, là vĩnh biệt những tình cảm ngang trái và những quan hệ bất chính đang ẩn dấu trong lòng. Ôi! Còn nhiều, nhiều lắm những điều đi ngược tinh thần Tin Mừng và xa rời giáo huấn của Hội Thánh cần phải từ bỏ. Từ bỏ mình như thế cũng chính là lột xác. Lột xác nào không gây đau đớn, đau đớn của sự chết đi, nhưng nhờ thế, sẽ được sống lại như Ngài. Khi thực sự từ bỏ mình, cũng chính là đã cộng tác một cách tích cực vào chương trình cứu độ vậy. Cũng nhờ thế, Đại lễ phục sinh hôm nay sẽ thêm rất nhiều ý nghĩa, góp phần bảo đảm cho sự bình an bây giờ và cả phần rỗi mai này của con. 36 Löûa Meán thaùng

37 Söù ñieäp Phuïc Sinh Jos. Hoàng Mạnh Hùng Không gian và biến cố trở nên lắng xuống sau cái chết của Đức Giêsu, người vô tội. Từ bối cảnh đó, việc bà Maria Madalena ra mộ Chúa không nhằm mục đích cảm tính thực dụng, bởi vì việc tẩm thuốc thơm đã được hai người đàn ông thực hiện vào áp ngày Sabat. Bà đến mộ trong tư thế làm chậm đi sự chia cách với người chết. Sự hốt hoảng bắt đầu khởi sự khi thấy tảng đá đã được lăn ra khỏi cửa mộ. Bà liền hối hả, chạy vội về báo tin cho các Tông đồ. Việc tảng đá lăn ra ở đây không được báo trước, nhưng đã được chuẩn bị từ trước giờ tử nạn. Chính ngôi mộ trống rỗng đã làm đầy các lời báo trước về cái chết và sự Phục Sinh vinh hiển của Chúa Giêsu. Trước tin báo của Madalena, Phêrô và Gioan cũng đã vội vã chạy đến mộ Chúa để kiểm tra thực hư. Các ông kiểm tra mộ: xác đã biến mất, nhưng khăn vải liệm được gấp gọn ghẽ nên kết luận không có chuyện lấy trộm thi thể. Ngôi mộ trống đã làm chứng rằng thân xác Chúa đã không còn ở đó nữa. Ngôi mộ trống cũng đã khơi gợi một niềm hy vọng nơi các ông, khai mở một hành trình cảm nghiệm mới về sự Phục Sinh. Có sự chênh lệch giữa Gioan và Phêrô khi chứng kiến khăn liệm sắp xếp gọn gàng. Gioan thấy và tin, còn Phêrô chỉ thấy và ngạc nhiên. Ngôi mộ trống không, nhưng đầy tín hiệu Chúa sống lại. Ngôi mộ đang nói với chúng ta về sự làm mới lòng tin. Tin để hiểu Löûa Meán thaùng

38 rằng trí óc con người chúng ta không thể hiểu hết được mầu nhiệm Phục Sinh, vì đây là việc của Thiên Chúa làm chứ không phải của con người. Lời loan báo về Chúa Phục Sinh đã hoán cải các dân tộc, đã làm thay đổi thế giới, đã làm khai sinh Giáo hội. Không phải vì lời loan báo ấy được giải thích và chứng minh theo khoa học, nhưng vì nó đã được công bố trong quyền năng Chúa Thánh Thần (x. Cv 2). Ðây là một điều đã xảy ra cụ thể nhưng nhiều khi chúng ta không để ý cho đủ vì Chúa Giêsu Phục Sinh làm mới lòng tin mỗi người chúng ta bằng nhiều hình thức khác nhau. Thế giới và con người hôm nay đang rơi vào những cơn khủng hoảng niềm tin trên nhiều bình diện của đời sống: kinh tế tài chính, chính trị xã hội, những giá trị đạo đức, và ngay cả niềm tin tôn giáo Thời đại mà con người chúng ta đang sống, ngay cả ở những cường quốc lớn tưởng chừng như rất yên ổn, hóa ra lại quá đỗi bấp bênh với những cuộc khủng hoảng kinh tế, khủng bố, di dân, tị nạn... Giữa một xã hội như thế, con người dường như đắm mình vào hưởng thụ, mất phương hướng, sống vội... Một số không nhỏ Kitô hữu cũng sống đức tin nửa vời, nhất là những khi gặp khó khăn trong cuộc sống hoặc khi bệnh tật, ốm đau... cũng theo người ta vái tứ phương nơi thầy này, bà nọ. Họ vẫn chưa cảm, chưa hiểu, chưa nhận ra và trải nghiệm được niềm vui của Phục Sinh, của sự giải thoát, của một đức tin sẽ được sống lại với Chúa Giêsu. Chính đức tin sẽ dẫn đưa những Kitô hữu chúng ta đến gần hơn với các mầu nhiệm của Thiên Chúa, sẽ là mối dây thiêng liêng nối kết ta với Đấng Phục Sinh, trong Chúa Cha toàn năng và Thánh Thần sáng tạo qua mỗi ngày sống của mình. Nếu chưa thực sự sống và cùng chết với Chúa Kitô trong cuộc đời mình thì chưa có được cảm nghiệm về niềm vui của sự Phục Sinh. Do vậy, người Kitô hữu không thể loan báo Tin Mừng khi chính họ chưa có được một đức tin sâu xa, chưa sống thực sự với mầu nhiệm Phục Sinh. 38 Löûa Meán thaùng

39 Cần đẩy đi những tảng đá đang cản trở hành trình tìm kiếm, nhận ra gương mặt Chúa Phục Sinh trong tha nhân. Ngày nay, vẫn còn rất nhiều ngôi mộ đang mọc lên từng giờ trên khắp thế giới và người ta đã muốn vùi lấp những con người là hiện thân của Đức Giêsu trong đó. Họ là những nạn nhân của sự bất công và đói khổ, của phản bội và lọc lừa, của các thủ đoạn chính trị cùng đủ loại tội ác. Họ đang chết dần chết mòn trong mộ tối, dưới đáy vực sâu của xã hội, và nhiều người đã thật sự chết. Những ngôi mộ như vậy đang rất cần các môn đệ của Đức Giêsu như Maria Madalena, Phêrô, Gioan và nhiều người trong chúng ta can đảm chạy đến. Đến để hất tung những tảng đá ra khỏi cửa mồ và giải cứu các nạn nhân bằng một tình yêu mãnh liệt với Đức Giêsu. Chính khi đến với họ bằng tất cả lòng thương xót và tình yêu, chúng ta sẽ thấy quyền năng cứu độ vô biên của Chúa Giêsu Phục Sinh được chuyển thông sang ta để làm cho các ngôi mộ đó trống rỗng và các con người đang chết về thể xác cũng như tinh thần ấy được trỗi dậy. Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, sứ điệp về ngôi mộ trống đã được gửi gắm cho chúng con từ hơn hai ngàn năm trước, nhưng hiện tại vẫn còn đó những nấm mồ đầy ắp những mảnh đời bất hạnh. Xin Người củng cố và kiên định niềm tin để chúng con có can đảm đến và cứu giúp những ai đang bị chôn sống trong những nấm mồ cuộc đời. Xin Người cho chúng con cảm nghiệm được sức mạnh và sự sống diệu kỳ của sự Phục Sinh để chúng con nhận ra Người luôn hiện diện sống động trong sứ mệnh loan truyền Tin Mừng Phục Sinh cho mọi người. Amen. Alleluia. Lời Hay Ý Đẹp: Chúa đâu có nói: anh em sẽ không bị khốn khổ, anh em sẽ không bị cám dỗ, anh em sẽ không bị buồn phiền ; nhưng Người nói: anh em sẽ không bị đánh bại. (Chân phúc Julian Norwich) Löûa Meán thaùng

40 40 Löûa Meán thaùng Ý thức về tội Phaolô Trang Lập Quang Xứ đoàn Tùng Lâm - Đà Lạt Những ngày gần đây, nạn trộm cắp lại nổi lên làm xóm làng luôn bất an, ai nấy đều lo bảo vệ tài sản của mình. Tôi có hơn nửa sào khoai tây sắp thu hoạch nên phải ngủ lại trong vườn để gác vì sợ người ta đốt cháy bao tử gia đình mình. Khi màn đêm buông xuống, tôi cứ đi ra rồi lại đi vào trại. Chiếc đàn guita đứt một dây vẫn nằm trên bàn và tôi chẳng biết làm gì cho đỡ buồn. Bất chợt tôi nhớ đến mấy bụi khoai mì của anh Hân trồng ở đầu vườn, cái vườn liền kề với vườn tôi được rào kín mít bằng lưới B40. Tôi đi loanh quanh để tìm lối đột nhập thì phát hiện ngay cổng chính có một lỗ nhỏ liền chui vào. Đi được vài mét tôi vấp phải một sợi dây dù bé tí, nhưng đâu biết rằng sợi dây này được nối liền với một thanh sắt nhỏ đặt trong một cái lon. Khi sợi dây bị đụng chạm mạnh tức thì thanh sắt sẽ dao động trong cái lon tạo nên những tiếng leng keng. Đó cũng là tín hiệu cho anh Hân biết có kẻ trộm lẻn vào vườn. Tôi ung dung đào xới và bẻ một củ khoai mì rồi lấp đất lại để xóa dấu vết thì thấy một bóng đen lù lù xuất hiện, nhẹ nhàng tiến về phía tôi. Lúc này tôi thật sự lo sợ dù biết rằng dân nhà vườn với nhau có bẻ một cây rau hoặc nhổ một củ hành để ăn là chuyện bình thường, trừ phi trộm cắp mang đi bán là điều không thể chấp nhận được. Nhưng bị bắt quả tang tôi lẻn vào vườn anh trong đêm tối thì tôi biết ăn nói với anh ra sao. Trong cơn hoang mang bối rối tôi chợt thấy một cây nhang đã cháy hơn phân nửa ở gần đó, vì trước khi đi ngủ anh thường thắp lên. Sở dĩ có chuyện này vì trước ngày giải phóng miền Nam, nơi tôi đang ngồi có hai anh bộ đội đã hi sinh.

41 Một ý tưởng thoáng qua. Tôi vội vàng cởi áo quấn lên đầu để hai tay áo lòng thòng xuống ngang tai rồi ngoác to mồm ra đưa đầu cây nhang đang cháy vào giữa miệng hà hơi. Có được chút gió cây nhang đỏ lên làm cái mồm tôi đang há hốc rực sáng. Và cũng nhờ đám lửa nho nhỏ từ miệng tôi hắt ra đã tạo cho khuôn mặt lẫn hình bóng tôi mờ mờ ảo ảo trong đêm tối lại thêm cái mồm há to tỏa sáng một màu vàng cam trông thật kinh dị. Anh Hân kinh hoàng đứng khựng lại, ngỡ là mấy anh bộ đội hiện hồn về liền quay lưng bỏ chạy. Sau những bước chân vội vã tháo chạy là tiếng đóng cửa nghe cái ầm. Tôi hú hồn còn anh Hân thì hú vía, mạnh ai nấy chuồn gấp về trại mình. Đêm ấy tôi thao thức mãi vì mình đã ăn trộm khoai mì mà còn làm anh ta mất ngủ và sợ hãi. Tôi cố nặn óc ra để tìm cách xin lỗi và bồi thường một cái gì đó có giá trị ngang bằng hoặc hơn củ khoai mì, nhưng phải che giấu chuyện tôi lẻn vào vườn anh. Trời vừa mờ sáng, màn sương trắng đục còn phủ kín mọi cảnh vật, ngọn cỏ, lá cây vẫn còn trĩu nặng những giọt sương mai. Thỉnh thoảng một vài giọt nước cứ tí tách rơi từ cành thông già xuống đất. Tôi thức dậy vươn vai hít thở. Hương cỏ dại hòa quyện trong sương mai tạo cho tôi một cảm giác thật hưng phấn. Tối qua, tôi đã tìm ra một giải pháp nên sáng nay chạy xe ra quán mua hai tô phở và hai ly cà phê rồi đi thẳng vào trại anh Hân. Nhưng tôi nhận thấy nét mặt anh phảng phất một chút hãi hùng xen lẫn một chút lo âu. Vừa gặp tôi anh liền nói: - Tối qua mình gặp con ma khè lửa. Dễ sợ lắm! Tôi nhìn ra chỗ bụi khoai mì, lúc này không chỉ một cây nhang mà cả một bó nhang đang nghi ngút khói. Bên cạnh đó một đĩa trái cây và một xấp tiền mà mỗi tờ đều có mệnh giá một trăm đôla của ngân hàng địa phủ. Rõ ràng anh ta đang cúng tôi, nhưng tôi không dám xơi đĩa trái cây ấy và cũng không dám dùng tiền đô để thực hiện một chuyến du lịch về địa phủ. Tôi cảm thấy tâm hồn mình thật bất an vì tội đã chồng thêm tội. Tôi không đem ánh sáng Tin Löûa Meán thaùng

42 Mừng đến cho người ngoại giáo như anh mà lại gieo vào lòng anh một điều mê tín dị đoan. Ba giờ (mười lăm giờ) chiều nay tôi phải tham dự Đại hội Tổng kết Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm xứ đoàn Tùng Lâm năm 2015, nhưng tôi chẳng soạn được bài báo cáo, vì luôn nghĩ đến chuyện mình phạm tội và chuyện anh Hân cúng tôi. Sau giờ khai mạc một lúc là đến phiên các toán trưởng lên báo cáo về tổ mình. Trước tiên là toán Đức Mẹ Vô Nhiễm. Anh toán phó ngồi bên cạnh huých cùi chỏ vào tôi nói nhỏ: - Chết! Hai tờ giấy đôi. - Là sao? - Báo cáo toán chứ có phải báo cáo xứ đoàn đâu mà dài dòng. Kiểu này chắc ngồi ê cả mông. Rồi cũng đến lượt tôi lên báo cáo với hai tay không. Trong khi đó các toán trưởng khác đều có một lá bùa hộ mạng là tờ giấy đã soạn sẵn. Cuối cùng tôi cũng báo cáo xong và để lại một ấn tượng dở ẹc cho mọi người. Chuyện này tôi chỉ hơi quê một chút vì cả xứ đoàn ai cũng biết tôi nói năng trước chỗ đông người rất yếu kém và nhút nhát, do trước đây tôi theo ngành khoa học tự nhiên và ngành của tôi chỉ im lặng ngửa cổ nhìn trời không giới hạn trong phạm vi mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây, mà còn vượt xa hơn nữa để lang thang trên dải ngân hà. Tôi học khoa này không nhằm mục đích tìm răng nanh Chú Cuội mà nhổ hay muốn giựt râu cằm Thiên Lôi, chỉ vì tôi mê toán từ nhỏ và thích ngắm các vì sao nên đẩy đưa tôi vào khoa này. Tôi vừa về chỗ ngồi, bất chợt anh trưởng đoàn đứng phắt dậy: - Tôi xin giới thiệu. Đây là anh Trang Lập Quang người đã viết báo. Mọi cặp mắt đều đổ dồn về phía tôi. Anh trưởng xứ đoàn Thiện Lâm ngồi ở hàng ghế trên quay xuống bắt chuyện. Tôi đọc được trong ánh mắt anh có một sự ngạc nhiên khi so sánh những bài viết 42 Löûa Meán thaùng

43 và lời báo cáo của tôi vừa rồi có nhiều mâu thuẫn. Nhưng anh đâu biết rằng tâm hồn tôi đang bất an và bị phân tâm bởi xấp tiền đô mà anh Hân đã cúng cho tôi. Tôi muốn bắt chước con cù lần giấu mặt đi nhưng không biết giấu vào đâu nên ngượng nghịu chống chế: - Lên đó mình run quá. Tôi đã thật sự xấu hổ trước các vị khách mời. Tối hôm ấy, sau nửa giờ cầu nguyện và thủ thỉ cùng Chúa, tôi quyết định sang nhà anh Hân nói thật mọi chuyện và xin lỗi anh. Thật bất ngờ, tôi nhìn thấy nét mặt anh thể hiện một sự cảm kích: - Người Công giáo luôn chân thật! Đều là người tốt. Lời nói ấy làm tôi hân hoan vui sướng vì ít nhiều gì tôi cũng đem ánh sáng Tin Mừng đến cho anh qua chính đời sống của mình. Mọi ưu tư phiền muộn trong tôi đã được giải tỏa và cảm thấy tâm hồn mình thật bình an. Đó chính là tôi đã ý thức về tội và can đảm thú nhận những lỗi lầm của mình đã vấp phạm. Trong tháng Ba này, Giáo hội toàn cầu mừng kính Thánh Cả Giuse. Là gia trưởng, chúng ta hãy noi theo gương sống của Ngài, luôn lắng nghe và thực thi Lời Chúa và là mẫu gương của đời sống gia đình, để con cái của chúng ta được trưởng thành trong chân lý và tình thương. Ngoài ra cũng phải giáo dục chúng biết ý thức về tội và dám thú nhận những lỗi lầm của mình để kịp thời sửa sai. Vì gia đình là nơi đào tạo nhân đức cho con trẻ và gia đình chính là những viên đá sống động để xây dựng Hội thánh. Nếu không giáo dục chúng biết ý thức về tội, thì tội sẽ chồng thêm tội, tâm hồn chúng sẽ bất an và luôn phân tâm trong mọi công việc. Đến một lúc nào đó chúng sẽ chai lỳ trong tội và trở nên những người vô cảm để bước vào vương quốc của quỷ dữ, làm tay sai cho Satan chống lại Thiên Chúa và gây đau thương cho người đồng loại. Löûa Meán thaùng

44 TRANG THANH NIÊN Tuoåi Möôøi Taùm Bão đời nghiêng ngả đời con Gian nguy khốn khó lối mòn chông gai Cậy trông Thánh Cả khẩn nài Chúa thương gìn giữ miệt mài tháng năm BCT ăm mười tám tuổi, Hương đã phải xa mái ấm gia đình mình nơi vùng quê nghèo khổ để đi lập nghiệp phương xa, nơi phố thị Sài NGòn chốn phồn hoa phức tạp, với đầy dẫy những cạm bẫy mưu mô!! Hiểu được điều đó, nên Hương đêm ngày cầu nguyện và luôn đeo chuỗi hạt Mân Côi như vật hộ mệnh. Hơn nữa, Hương cũng rất kính mến Thánh Cả Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu - Thánh gia thất, nên cứ gặp chuyện gì khó xử là cô liền thầm thĩ kêu lên Giêsu, Maria, Giuse, xin giúp con. Hương có được một nét đẹp thật dịu dàng tinh túy, khiến bao chàng trai phải nghiêng ngả mủi lòng chạy theo, nhưng cô luôn từ chối khéo léo tất cả các chàng trai ấy để chăm chỉ làm việc, hầu giúp đỡ gánh nặng kinh tế cho gia đình nghèo của mình. Dù không trang điểm phấn son hay lụa là gấm vóc trên mình, chỉ đơn giản cái quần đen và chiếc áo sơ mi bình thường để đi làm mỗi ngày, ấy thế nhưng cô vẫn cứ nổi bật giữa các bạn đồng nghiệp nữ, khiến nhiều người phải ganh tị. Nhưng nhờ Hương cố gắng sống khiêm nhường, hòa mình vui vẻ với mọi người và nhiệt tình trong công việc, nhờ đó không ai nỡ lòng làm hại cô. Chuyến công tác về đất mũi Cà Mau với chị Trưởng phòng lớn tuổi dạo ấy làm Hương nhớ mãi -Trên chiếc tàu ngoài biển trong chiều mưa gặp bão tố, tưởng chừng sẽ bị lật chìm trong sự hoảng hốt của mọi người trên đó, bằng tất cả lòng tin yêu, tín thác cô khẩn cầu: Giêsu, Maria, Giuse, xin thương xót chúng con. Xin Thánh Cả Giuse cầu bầu lòng Chúa thương xót con, và rồi sau nửa giờ lo lắng đến 44 Löûa Meán thaùng

45 cực độ, mặt mày ai nấy cũng vì sợ mà tái xanh tái mét, lúc này đây bỗng hồng hào trở lại vì thấy mưa đã tạnh, bão đã dừng, mặt nước lại êm ả cho chiếc thuyền lướt nhẹ bình an. Tạ ơn Ba Đấng hết lòng. Hương vui mừng lắmvà thầm dâng lời kinh tạ ơn thật sốt sắng. Tối ấy, cùng với chị Trưởng phòng, Hương được dùng cơm chung với các nghệ sĩ cải lương nổi tiếng ở Sài Gòn về đây trình diễn cho bà con xem, trong một hội trường sân khấu khá lớn của miệt Cà Mau. Sau đó, Hương lại được xem họ diễn tuồng cải lương Phạm Công Cúc Hoa, câu truyện cổ tích thật ý nghĩa trong đạo làm người mà học sinh nào trước đây cũng đã được nghe biết. Khi đêm về, Hương nằm ngủ cùng với chị Trưởng phòng và những nghệ sĩ ấy tại hội trường luôn. Giữa khuya, khi mọi người say giấc, Hương chợt giật mình vì bị một nghệ sĩ nam len lỏi vào nằm cạnh bên ôm ấp mình! Cô hoảng hồn định hét lên nhưng bị họ bụm miệng lại, rồi thủ thỉ lời yêu đương, hứa hẹn bên tai. Họ không dám làm gì vì mọi người nằm chung một phòng, nếu to tiếng sẽ làm thức giấc tất cả nên họ sợ. Trong khi đó, chị Trưởng phòng đang ngủ mê mệt sau một ngày sóng gió, nên Hương không nỡ đánh thức chị dậy dù lòng sợ hãi. Hương chỉ biết âm thầm xin Ba Đấng giúp đỡ, và cô mau lẹ đứng lên ra ngoài ban công có đèn điện sáng tỏ để ở đó cầu nguyện. Tên kia bất chợt lại đến cạnh bên cô trong mùi nước hoa ngây ngất thật quyến rũ, cô lúc này tạm bình tĩnh để nhìn thẳng vào mắt người ấy và chợt thốt lên: Thì ra anh là chàng Phạm Công trong vai diễn hồi tối mà em rất mến mộ, hãy để ấn tượng tốt đẹp trong lòng em, anh trai nhé. Phạm Công nhẹ nhàng vuốt tóc Hương và khẽ nói: Em đẹp lắm và hiền như soeur nữa nên anh chỉ muốn thơm em tí thôi à, không làm gì em đâu, đừng sợ nhé! Nhưng nếu em muốn trở nên nghệ sĩ cải lương thì đi theo anh, sẽ giúp em vui lắm. Hương đáp liền Dạ em có việc chuyên môn đúng khả năng mình rồi nên không thích làm nghệ sĩ như anh đâu! Thôi xin phép anh cho em vào phòng ngủ với mấy chị em, kẻo họ ra kiếm em thì phiền lắm đó!. Nói rồi cô lẹ chân bước liền vào phòng đến nằm cạnh người chị cho hết sợ. Nhìn ra ban công, cô vẫn thấy người ấy hướng Löûa Meán thaùng

46 về mình trong vẻ nuối tiếc gì đó. Đúng là nghệ sĩ đa tình đáng sợ thật. Công việc đòi hỏi phải giao tiếp nhiều người đã khiến Hương cứng cáp và trưởng thành trong suy nghĩ. Nhiều lần khác cô còn bị mấy tên háo sắc dụ dỗ này nọ, cũng có lần tăng ca đêm phải về hơi muộn, cô bị một tên theo dõi đón ở đoạn đường vắng định giở trò bỉ ổi, nhưng nhờ có đức tin mạnh mẽ và lòng mến thẳm sâu trong lời cầu nguyện, nên cô nhanh trí ứng xử mau lẹ. Khi bị hắn dùng sức mạnh ôm chặt cứng và áp môi hôn, cô liền nghiến răng cắn hắn thật đau đến chảy máu, khiến hắn phải buông ra cho cô chạy thoát thân. Ôi! Đường đời trăm ngàn cạm bẫy chông gai để trở thành một người sống lương thiện, kiếm tiền bằng chính năng lực của mình, Hương đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi và nước mắt, nghị lực và ý chí để không bị hổ thẹn với bản thân và gia đình. Cô đã vượt qua bao năm tháng suốt tuổi thanh xuân trong niềm tin sắt đá, để không một lần bị vấp ngã. Nhờ Đức tin của cô vào Ba Đấng,nên cô đã được cứu giúp trong mọi tình huống dù là nan giải nhất. Cho đến năm ba mươi tuổi chẵn, Hương mới nghĩ đến việc lập gia đình khi quen biết một nhà giáo cũng rất đạo đức, đàng hoàng, thẳng thắn. Cuộc hôn nhân của cô thật hạnh phúc, chính là do bản thân cô biết sống đoan trang, chừng mực giữa cuộc đời nhiều thoái hóa hôm nay. Hương tâm sự: Em luôn thầm tạ ơn Chúa, Đức Mẹ, và đặc biệt là Thánh Cả Giuse, trong tháng ba kính nhớ đến Ngài. Nhờ Thánh Cả cầu thay nguyện giúp mà em luôn được lòng Chúa xót thương, gìn giữ suốt cuộc đời, nhất là giai đoạn tuổi thanh xuân đầy khắc nghiệt của mình. Rồi cô thầm thì tạ ơn: Tạ ơn Thánh Cả Giu-se Cầu bầu thương giúp chở che tháng ngày Hồn Hương nhớ mãi ơn Ngài Tri ân cảm mến miệt mài khắc ghi. 46 Löûa Meán thaùng

47 TRANG THIỀU NHI Löûa Meán thaùng

48 48 Löûa Meán thaùng

49 SỨC KHỎE GIA ĐÌNH Cách ngồi máy tính đúng tư thế Bác sĩ Vũ Phong Nguồn: Medcape Tư thế ngồi sử dụng máy tính thường rất hay bị mọi người bỏ qua. Biết đâu đấy, bạn có thể gặp phải những vấn đề sức khỏe như mỏi lưng, mờ mắt, cong vẹo cột sống nếu liên tục ngồi sai cách trong thời gian dài. Rõ ràng là tư thế khi ngồi khi sử dụng máy tính rất quan trọng đấy nhé. Vậy bạn đã biết những gì về điều đó chưa? Điều chỉnh tư thế khi ngồi trên ghế Dù đang xài laptop hay máy tính để bàn thì cũng không thể bỏ qua tư thế ngồi nhé. Chúng ta không nên ngồi trong trạng thái vặn vẹo, dẫn tới cong cột sống và chữa trị rất tốn kém. Bạn nên sắm riêng bộ bàn ghế phù hợp với lứa tuổi, hạn chế sử dụng máy tính dưới sàn nhà, trên giường trong thời gian dài. Vóc dáng mỗi người khác nhau nên bạn cũng nên xem xét chiều cao của ghế ngồi. Cần phải phù hợp với mặt bàn, đúng tư thế, tạo cảm giác thoải mái mà không gây hại cho xương sống và mắt. Chúng ta có thể học tập theo tư thế "chuẩn" dưới đây... - Bạn cần điều chỉnh chiều cao của bàn và ghế sao cho cánh tay tạo thành góc vuông tại khuỷu tay khi đánh máy. Löûa Meán thaùng

50 - Điều chỉnh chiều cao của ghế, sao cho đôi chân dễ chịu nhất, tránh gò bó, quá cao hoặc quá thấp. Ngoài ra, bạn cũng nên điều chỉnh trọng lực của chân đặt trên bàn chân chứ không phải trên ghế ngồi đâu. - Điều chỉnh phần ghế dựa tiếp xúc với lưng cũng rất cần thiết. Nếu có điều kiện, bạn nên mua về loại ghế văn phòng, được thiết kế dành cho những người ngồi lâu trước màn hình máy tính. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chọn lựa đúng tiêu chuẩn nhằm tránh làm mỏi cơ bắp khi ngồi lâu. - Bạn không nên hưởng ứng cách giữ điện thoại bằng bả vai giống trong phim. Làm như vậy rất hại cho lưng và đốt sống cổ. Tất nhiên rồi, bạn có thể sử dụng tai nghe,vừa sung sướng vừa không gây ra bất kỳ cảm giác căng cơ vai nào. - Khi dùng laptop, bạn tuyệt đối tránh không nằm trên giường hoặc sàn nhà. Kê laptop lên đùi cũng chẳng hay ho gì, bởi lẽ nhiệt độ máy tăng cao sẽ gây bỏng rát cho người dùng. Hãy luôn cố gắng giữ laptop tại một vị trí cố định, thuận tiện sử dụng và thích hợp. Chẳng hạn như nên đặt máy trên bàn và ngồi điều khiển trên ghế nha. Góc nhìn của mắt thích hợp Sau một thời gian dài ngồi trước máy tính, đôi mắt của người dùng thường bị khô, mỏi gây khó chịu. Việc duy trì khoảng cách giữa mắt với màn hình không những làm giảm tác động xấu mà còn giúp mắt nhìn được tốt hơn. - Theo các kết quả nghiên cứu, khoảng cách trên rơi vào khoảng 50 cm sẽ hợp lý nhất. Bạn hãy tránh đặt màn hình hiển thị quá gần hoặc quá xa mắt mình nhá. - Ngoài khoảng cách tới mắt, bạn cũng nên quan tâm đến chiều cao của màn hình nữa chứ. Màn hình nên được điều chỉnh sao cho bằng hoặc thấp hơn mắt bạn một chút thôi. 50 Löûa Meán thaùng

51 - Tiếp đến, chúng ta cần chú ý tới độ sáng của màn hình, cần thích hợp với điều kiện môi trường để bảo vệ mắt. Khi đó, mắt sẽ ít phải điều tiết, tránh được mỏi mắt. Màn hình quá chói sẽ gây mỏi mắt rất nhanh, vậy nên việc giảm độ sáng rất cần thiết nếu bạn ngồi làm việc lâu trước máy tính. - Vệ sinh màn hình, loại bỏ những dấu vân tay, dầu mỡ, bụi bẩn để hình ảnh hiển thị trung thực, đúng đắn cũng giúp hạn chế tình trạng mỏi mắt, căng thẳng khi sử dụng máy tính đó nha. Tư thế chuẩn của tay - Hãy luôn giữ cánh tay vuông góc tại khuỷu tay khi bạn đánh máy, làm việc và các hoạt động khác liên quan tới bàn phím và chuột máy tính. - Tránh tì đè lòng bàn tay của bạn vào bàn phím trong khi đánh máy. Hãy giữ chúng ngay sát phía trên để thuận tiện hơn và nhẹ nhàng nhấn xuống khi các ngón tay gõ phím. Điều này giúp bàn tay và các ngón tay không bị mỏi ngay cả khi thao tác hàng giờ liền. - Không cần thiết dùng quá nhiều lực để giữ chuột. Thay vào đó, bạn hãy dùng cả bàn tay để giữ chuột và di chuyển chuột nhẹ nhàng thôi nha. - Ngoài ra, còn có một số kinh nghiệm thú vị khác như: Nghỉ giải lao 60 phút/lần khi bạn sử dụng máy tính trong thời gian dài. Phương pháp này giúp bạn tránh mỏi lưng và mờ mắt cũng như giúp cơ thể vận động, hạn chế mỏi mệt. Nếu sử dụng máy tính lâu, bạn nên dùng chuột và bàn phím ngoài thay cho touchpad và bàn phím nhỏ của laptop. Duy trì môi trường làm việc hợp lý, ánh sáng và nhiệt độ thích hợp khi sử dụng máy tính. Ánh sáng kém và nhiệt độ khó chịu có thể khiến người dùng quên mất tư thế chuẩn khi ngồi trước màn hình ấy. Löûa Meán thaùng

52 TIN GĐPTTTCG KHẮP NƠI Tin Giáo h i Lào Giuse Huỳnh Bá Song Nhận lời mời của Đức cha Jean Khamse Vithavong - Giám mục giáo phận Vientiane - qua lời chuyển của BCH GĐPTTTCG GP Vientiane, đại diện BCH GĐPTTTCG VN đã đến dự lễ thụ phong tân linh mục thứ 2 của giáo phận - cha Phêrô Xainhanh Saynhavong, được tổ chức vào lúc 10g00 ngày 23/01/2016 tại Thánh đường làng Nongveng huyện Parsan, thủ đô Vientiane Lào. Anh Trưởng ban Giuse Huỳnh Bá Song, thay mặt BCH GĐPTTTCG VN cùng với các anh chị em trong BCH GĐPTTTCG GP Vientiane đã đến tham dự Thánh lễ chúc mừng Giáo hội Lào và giáo phận Vientiane có thêm linh mục mới, trẻ và đầy nhiệt huyết, bổ sung kịp thời cho hàng giáo sĩ của Giáo hội Lào vốn ít ỏi và 52 Löûa Meán thaùng

53 thiếu linh mục trầm trọng (cho đến nay, số linh mục gốc Lào chỉ được khoảng hơn 10 cha trong 4 giáo phận). Nhân dịp này, anh Giuse Huỳnh Bá Song cũng đã được các Đức cha trong HĐGM Lào tiếp đón. Đức cha Jean Maria-Vianney Prida Inthirath, Chủ tịch HĐGM Lào đã chân tình cảm ơn Giáo hội Việt Nam qua đoàn thể GĐPTTTCG TGP Sàigòn đã giúp in ấn 500 quyển Giờ Kinh Phụng Vụ nguyên bản bằng tiếng Lào, kịp thời giúp sinh hoạt mục vụ của Giáo hội Lào được thuận lợi; cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các ân nhân Việt Nam cho các chủng sinh Lào trong ĐCV Tha-Khek. Trong buổi gặp gỡ, anh Giuse cũng chân thành chúc mừng quý Đức cha về việc 17 vị Tôi Tớ Chúa của Giáo hội Lào đã được Đức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn sắc lệnh của Bộ Phong Thánh, liên quan đến việc nhìn nhận cuộc tử đạo của các vị, và nói lên niềm mong ước được góp phần của đoàn thể trong việc tổ chức tôn vinh các vị Chân Phước đầu tiên của đất nước truyền giáo còn quá nhiều khó khăn này. Đức cha Jean Khamse Vithavong, Trưởng BTC lễ phong Chân Phước dự kiến được tổ chức tại GP Vientiane, đã thay mặt quý Đức cha hiện diện chân thành cảm ơn tinh thần hiệp thông tốt đẹp của Giáo hội Việt Nam, của đoàn thể GĐPTTTCG VN về việc tiếp sức này. Tuy nhiên, Đức cha cũng cho biết thêm, vì những lý do khách quan, tế nhị nên việc tổ chức này chưa thực hiện được theo thời gian dự kiến; mọi kế hoạch vẫn được tiến hành cho đến ngày giờ thuận lợi sẽ thông báo sau. Đức cha cũng cảm ơn đoàn hành hương của đoàn thể năm 2015, đã vận động, đóng góp giúp giáo phận trả được món tiền mua một mảnh đất cho giáo điểm, và ngài cũng cho biết, giáo phận đã thực hiện xây dựng một ngôi nhà nguyện đơn sơ trên mảnh đất này. Trước khi chia tay, anh Giuse Huỳnh Bá Song đã thay mặt các ân nhân của đoàn thể tại TGP Sàigòn tặng Đức cha Khamse một chiếc áo lễ tượng trưng các chiếc áo lễ mà 4 Đức cha sẽ mặc trong lễ phong Chân Phước cho các Thánh Tử đạo Lào. Đức cha Khamse đã thay mặt các Đức cha hiện diện cảm ơn và mong ước có dịp được sang TPHCM để thăm và cảm ơn những tình cảm quý báu mà Giáo hội VN, đoàn thể GĐPTTTCG VN và quý ân nhân, tuy chưa biết nhau mà đã có những tình cảm sâu sắc và sự chia sẻ tốt đẹp, kịp thời dành cho Giáo hội Lào. Löûa Meán thaùng

54 Danh sách 17 Chân Phước Giáo hội Lào Đã được ĐTC Phanxicô phê chuẩn Sắc lệnh của Bộ Phong Thánh 1/ Lm. Mario Borzaga, người Italia, sinh năm 1932, dòng Hiến Sĩ Đức Mẹ Vô Nhiểm (O.M.I). Tử đạo tại Pha Xoua năm / Anh Paul Thoj Xyooj, sinh năm 1941, giáo lý viên người Lào. Tử đạo tại Pha Xoua năm / Lm. Giuse Thạo Tiến, người Lào, sinh năm 1918 ở Mường Xôi, tỉnh Hủa Phăn. Học tại Hữu Lễ (Tỉnh Thanh Hoá), ĐCV Liễu Giai (Hà nội), ĐCV Sàigòn. Tử đạo tại Talang, Hủa Phăng ngày 02/6/ / Lm. Gioan Baotixita Malo Lộc, M.E.P, sinh 1899 tại Pháp, Thừa sai tại Trung Quốc rồi tại Tha-khek. Tử đạo trên sông Ngàn Sâu, Hà Tỉnh (VN). 5/ Lm. Rơnê Dubroux Đức,sinh năm 1914, M.E.P. Tử đạo tại Bản Palay, tỉnh Chăm-pa-xắc năm / Lm. Nôen Tenaud Tấn, M.E.P, sinh năm Tử đạo tại Sa-vẳn-na- Khệt năm / Lm. Mạcxen Denis Định, M.E.P, sinh năm Tử đạo tại Khăm Muộn năm / Lm. Luxian Galan Lâm, M.E.P, sinh năm Tử đạo tại Pắk-song tỉnh Chăm-pa-xắc năm / Lm. Luy Leroy Vương, O.M.I, sinh năm Tử đạo tại Bản Pha, tỉnh Xiêng Khoảng năm / Lm. Micae Coquelet Liệu, O.M.I, sinh năm Tử đạo tại Sốp- Xiêng, tỉnh Xiêng Khoảng năm / Lm. Vinh Sơn L Henoret Lĩnh, O.M.I, sinh năm Tử đạo tại Bản Ban, tỉnh Xiêng Khoảng năm / Lm. Gioan Wauthier Thiệu, O.M.I, sinh năm Tử đạo tại Bản Na, tỉnh Xiêng Khoảng năm / Lm. Giuse Boissel Sơn, O.M.I, sinh năm 1909, Tử đạo tại Hạt Y-ệt, tỉnh Bô-li-khăm-xay năm / Giáo lý viên Joseph Outhay (người Thái Lan), sinh năm Tử đạo tại Xa-vẳn-na-khệt năm / Giáo lý viên Luca Sy (người Khơmú, Lào), sinh năm Tử đạo tại Đen-đin, Thủ đô Vientiane năm / Cậu Thomas Khampheuuane (giáo dân người Lavên, Lào), sinh năm 1952, Tử đạo tại Pắk-song, tỉnh Chăm-pa-xắc năm / Trưởng họ đạo Maisam Pho Inpengf (người Khờ-mú, Lào), sinh năm Tử đạo tại Đen-Đin, Thủ đô Vientiane năm Löûa Meán thaùng

55 Xứ đoàn Minh Rồng, GP Đà Lạt được thành lập CHÚC MỪNG Gia đình PTTT Chúa Giêsu VN hân hoan chúc mừng BCH và đoàn viên GĐPTTTCG xứ đoàn Minh Rồng, giáo hạt Bảo Lộc, Giáo phận Đà Lạt Đã thành lập và tuyên hứa ngày 01/01/2016 với 39 đoàn viên Cha linh hướng: Lm. Micae Hà Diên Tố 1/ Đoàn trưởng : Ông Jos K Brệp 2/ Đoàn phó 1 : Ông Tôma K Wind 3/ Đoàn phó 2 : Ông Jos K Mis 4/ Thư ký : Ông Phêrô K Sáu 5/ Thủ quỹ : Bà Têrêsa Ka Đọc Löûa Meán thaùng

56 TIN GĐPTTTCG TGP TPHCM BCH GĐPTTTCG TGP SÀI GÒN HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG ĐẦU NĂM BÍNH THÂN Sáng (Mồng 10 tết Bính Thân), BCH GĐPTTTCG TGP Sài Gòn cùng với BCH GĐPTTTCG xứ đoàn Chí Hòa đã tổ chức buổi họp mặt truyền thống đầu năm tại giáo xứ Chí Hòa, giáo hạt Chí Hòa. Lúc 09g00, gần 50 thành viên đã đến viếng Mình Thánh Chúa tại nhà thờ Chí Hòa. Sau đó, với sự hiện diện của cha Đaminh Đinh Văn Vãng - Linh hướng GĐPTTTCG giáo hạt Chí Hòa, các thành viên đã qui tụ tại nhà anh Đaminh Nguyễn Văn Chỉ - Phó BCH GĐPTTTCG giáo hạt Chí Hòa, để trao đổi và thảo luận những công việc trong năm 2016 của đoàn thể. Cha Đaminh cầu chúc đoàn thể luôn đoàn kết, yêu thương và loan truyền Lòng Thương Xót của Chúa đến với mọi đoàn viên và gia đình. Kết thúc buổi thảo luận, cha Đaminh và các thành viên đã chung vui với nhau trong bữa tiệc liên hoan đầu Xuân Bính Thân. 56 Löûa Meán thaùng

57 Xứ đoàn Bà Điểm: Bổn mạng toán Đaminh Khảm Gioan Trương Quang Vũ Vào lúc 17g30 ngày , tại thánh đường giáo xứ Bà Điểm đã diễn ra Thánh lễ đồng tế mừng kính Thánh Tử đạo Đaminh Phạm Trọng Khảm, bổn mạng toán 1 thuộc Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu (GĐPTTTCG) xứ đoàn Bà Điểm. Trước Thánh lễ, cộng đoàn đã cung nghinh tượng Thánh nhân và xương Thánh nhân chung quanh thánh đường. Được biết, đây là lần đầu tiên xương Thánh được đặt tại xứ đoàn Bà Điểm theo giấy chứng nhận của Tòa Giám mục Bùi Chu. Thánh lễ trọng thể do cha phó Giuse Trịnh Thanh Hoàng chủ tế. Đồng tế với ngài có cha Gioan Maria Vianney Chu Minh Tân - chánh xứ kiêm linh hướng xứ đoàn, cha Giuse Ngô Xuân Hiến - linh mục dòng Hiến Sỹ Vô Nhiễm thuộc giáo phận Phú Cường, ngài cũng là đồng hương của Thánh Đaminh Khảm. Đến hiệp dâng Thánh lễ có sự hiện diện của HĐMV giáo xứ, ban điều hành các giáo khu, các đoàn thể trong giáo xứ, đại diện BCH GĐPTTTCG giáo hạt Hóc Môn và cộng đoàn dân Chúa. Trước Thánh lễ, cha chủ tế đã công bố Giấy chứng nhận của Tòa Giám mục Bùi Chu - xương Thánh Đaminh Phạm Văn Khảm được đặt tại xứ đoàn Bà Điểm. Đây là một hồng ân đặc biệt dành cho giáo xứ và cho toán 1 của xứ đoàn. Chia sẻ Tin Mừng, cha chủ tế nhắn nhủ: Tiếng nhạc oai hùng của các Thánh Tử Đạo Việt Nam không chỉ vang trên khắp cõi trời Việt Nam, mà nay còn vang vọng đến giáo xứ nhỏ bé thân thương này, vì được đón nhận xương Thánh nhân, thật là một niềm vinh dự cho giáo xứ. Vì thế, mỗi đoàn viên GĐPTTTCG xứ đoàn phải biết noi gương Thánh nhân trong đời sống đức tin, biết yêu thương, gắn bó và tha thứ cho nhau, để Löûa Meán thaùng

58 cùng nhau xây dựng đoàn thể vững mạnh trong thánh thiện, biết khiêm tốn nhìn nhận và gánh vác trách nhiệm chứng tá đức tin giữa muôn vàn thử thách gian nan, để xứng với danh xưng là người con của Thánh Tâm Chúa. Cuối lễ, vị đại diện toán 1 có lời cảm tạ cha linh hướng, quý cha đồng tế và cộng đoàn dân Chúa trong giáo xứ. Sau Thánh lễ, quý cha và các thành viên đã sum họp trong bữa cơm thân mật, mừng bổn mạng của toán 1 GĐPTTTCG xứ đoàn Bà Điểm. 58 Löûa Meán thaùng

59 X oàn Chí Hòa: Tân BCH Tuyên h a Vào lúc 17g30 ngày , GĐPTTTCG xứ đoàn Chí Hòa đã long trọng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn, đón nhận 54 tân đoàn viên Tuyên hứa gia nhập đoàn thể và tân BCH nhiệm kỳ đã chính thức Tuyên hứa và nhận nhiệm vụ. Thánh lễ trọng thể do cha Tổng linh hướng Vinh sơn Nguyễn Văn Hồng chủ sự. Đồng tế với ngài có cha Clemente Lê Minh Trung - chánh xứ kiêm linh hướng GĐPTTTCG xứ đoàn Chí Hòa và cha phó Giuse Nguyễn Hoàng Tuấn. Đến hiệp dâng Thánh lễ, ngoài các đoàn viên và cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Chí Hòa, còn có anh Giuse Huỳnh Bá Song - Trưởng BCH GĐPTTTCG TGP TPHCM. Sau bài chia sẻ về tình yêu mà Thánh Tâm Chúa Giêsu dành cho nhân loại của cha Tổng linh hướng là nghi thức Tuyên hứa gia nhập đoàn thể GĐPTTTCG của 54 tân đoàn viên; nghi thức Tuyên hứa nhận nhiệm vụ của Tân BCH xứ đoàn. Sau đó, quý cha đã trao Ủy nhiệm thư cho tân BCH nhiệm kỳ và mãn nhiệm thư cho BCH vừa mãn nhiệm. Sau lời nguyện hiệp lễ, vị tân Đoàn trưởng đã có lời cảm ơn đến quý cha, đại diện BCH GĐPTTTCG các cấp, quý đoàn thể bạn, quý đoàn viên và toàn thể cộng đoàn hiện diện. Löûa Meán thaùng

60 Giáo x Ch C u: Thánh l Lòng Th ng Xót Giuse Lã Đức Quân & Kim Nhật Thành Với mong muốn cộng đoàn dân Chúa của giáo hạt Hóc Môn hưởng ơn toàn xá từ Năm Thánh Lòng Thương Xót, cha Giuse Trần Thanh Công - chánh xứ Chợ Cầu - đã dâng Thánh lễ thường xuyên vào lúc 19 giờ mỗi tối thứ Ba đầu tháng trong suốt năm 2016, tại nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm của giáo xứ. Thánh lễ tháng Hai được chuyển sang ngày thứ Tư vì lý do mục vụ, GĐPTTTCG được cha và Hội đồng Mục vụ (HĐMV) giáo xứ phân công phụ trách hỗ trợ tổ chức. Mọi sự chuẩn bị đã được Ban Chấp hành (BCH) xứ đoàn sắp xếp chu đáo, từ việc in thiệp mời, tiếp đón, trông coi xe và tổ chức đoàn rước cha chủ tế, được phân công cụ thể cho từng thành viên phụ trách. Lúc 18 giờ chiều, cổng thánh đường đã hiện diện những chiếc áo trắng mang huy hiệu và cà vạt đỏ đồng phục của GĐPTTTCG, đó là những đoàn viên được phân công lo việc tiếp tân. Đội kèn Tây cũng bắt đầu trổi lên những khúc nhạc đón mời và tạ ơn lòng Chúa thương xót. 60 Löûa Meán thaùng

61 Cùng tinh thần hiệp nhất yêu thương, trong tình huynh đệ Chúa Kitô, hôm nay có sự hiện diện của đại diện BCH GĐPTTTCG TGP Sài Gòn, BCH GĐPTTTCG giáo hạt Hóc Môn, BCH và đoàn viên các xứ đoàn bạn, các soeur dòng Đaminh, HĐMV và các đoàn thể, cùng cộng đoàn dân Chúa trong giáo xứ. Ước tính khoảng đến hơn ngàn người tham dự. Trống khẩu và Thánh giá đèn hầu khởi đầu đoàn rước cha chủ tế, kế đến là cờ rước của GĐPTTTCG xứ đoàn chủ nhà được dương lên cao, 2 cây nến đại được thắp sáng do các anh đại diện cấp giáo phận và giáo hạt tiến dẫn liền kề, sau đó là 80 ngọn nến trên tay anh chị em đoàn viên GĐPTTTCG trong các xứ đoàn bạn và xứ đoàn sở tại làm sáng rực và tăng vẻ trang trọng cho nghi thức, sau các soeur và lễ sinh là vị chủ chăn đoàn chiên Chúa tại địa phương. Tất cả những ngọn nến ấy đều được từng đoàn viên đặt trước bàn thánh, để hiệp dâng lên Chúa trong Thánh lễ hôm nay. Những ngọn lửa ấm áp biểu trưng lòng yêu mến và thương xót của Trái Tim Chúa đối với nhân loại, nhắc nhở cộng đoàn đang hiện diện nơi đây khởi động lòng sốt mến và nâng tâm hồn lên cùng cha chủ tế hướng về Lòng Chúa Thương Xót. Nội dung bài giảng của cha chủ tế xoay quanh Lời Chúa: Đức Chúa Giêsu thấy đám người rất đông thì chạnh lòng thương xót họ, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt, và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều (Mc 6, 35). Cha Giuse đã giúp cộng đoàn biết rõ hơn thế nào là tội lỗi, đâu là những cớ để vấp phạm và hậu quả của tội lỗi đối với mọi người để từ đó biết hối cải, ăn năn mà chạy đến cùng Chúa trong những giờ chầu, giờ kinh hay Thánh lễ Misa để xin ơn tha tội, qua đó nhận ra tình yêu của Người mà dâng lời cảm tạ tri ân, nhất là tránh xa mọi tội lỗi. Ngài luôn mời gọi cộng đoàn sống đúng theo tinh thần Năm Thánh: Hãy có lòng xót thương như Cha của anh em là Đấng hay thương xót (Lc 6, 36). Thánh lễ kết thúc trong bầu khí sốt mến, trang nghiêm với hồng ân toàn xá của Năm Thánh. Löûa Meán thaùng

62 G PTTTCG giáo h t Hóc Môn H p m t t t niên Jos. Hoàng Mạnh Hùng Muốn tạ ơn thì chúng ta phải bắt chước gương Thánh Tâm Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường, là lời chia sẻ của cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Hồng - Tổng linh hướng GĐPTTTCG TGPSG - trong Thánh lễ tạ ơn tất niên Ất Mùi vào sáng thứ Tư, ngày 03/02/2016 tại giáo xứ Tân Hưng. Trước Thánh lễ, lúc 08g30, gần 100 đoàn viên GĐPTTTCG từ 17 xứ đoàn thuộc giáo hạt Hóc Môn đã tề tựu tại hội trường giáo xứ Tân Hưng để tham dự phiên họp sơ kết 06 tháng cuối năm và Thánh lễ tạ ơn tất niên Ất Mùi do cha TLH Vinh Sơn Nguyễn Văn Hồng chủ sự. 62 Löûa Meán thaùng

63 Tham dự còn có đại diện BCH GĐPTTTCG TGP Sàigòn và đại diện HĐMV Gx. Tân Hưng. Sau nghi thức đọc kinh khai mạc, cử tọa đã được nghe thư ký hạt báo cáo sơ lược hoạt động của BCH và các Xđ trong tháng qua. Tiếp theo, đại diện 17 Xđ đã báo cáo tóm tắt những hoạt động của mình trong tháng 01/2016. Nổi bật hơn cả là Xđ Nam Hưng tuy mới thành lập được 06 tháng nhưng đã phát triển được số lượng từ 20 lên 54 Đv và Xđ Bà Điểm được phép của Tòa Giám mục Bùi Chu cho phép cung thỉnh và lưu giữ 1 phần di cốt Thánh tử đạo Đaminh Phạm Trọng Khảm, bổn mạng của toán 1. Cha TLH cũng có lời khích lệ các Xđ và nhắn nhủ: các hoạt động của đoàn thể có phát triển mạnh chính là nhờ sự quan tâm của cha xứ sở tại. Các Xđ phải luôn cộng tác tích cực vào công việc chung của Gx với sự vâng phục. Khi cần có ý kiến phải suy nghĩ chín chắn và dùng những lời lẽ khôn khéo để các ngài đồng thuận. Sau bài hát sinh hoạt cộng đồng tạo không khí thư giãn, anh Trưởng BCH giáo hạt đã báo cáo sinh hoạt 6 tháng cuối năm Tóm lược một vài nét chính trong báo cáo: - GĐPTTTCG giáo hạt Hóc Môn hiện có 15 Xđ chính thức và 2 Xđ dự bị trên tổng số 19 Gx trong hạt. Số lượng Đv tăng trong 6 tháng cuối năm là 218 nâng tổng số Đv hiện nay lên BCH giáo hạt và BCH các Xđ đã liên kết chặt chẽ trong các sinh hoạt và tiếp tục duy trì hội họp hằng tháng. Các Xđ đã tổ chức cho các Đv học tập thông qua Bản tin GH, nội san Lửa Mến kết hợp trước/ sau giờ kinh Đền tạ luân phiên và tham dự lớp Thường huấn do BCH TGP tổ chức. - Thực thi bác ái, tổng cộng đ, trong đó bác ái tại các Gx địa phương là đ và các chương trình bác ái ngoài địa phương như giúp GH Lào in Kinh Thánh, quỹ góp gạo cho người nghèo, tô cháo tình thương cho bệnh nhân Bv. Phạm Ngọc Thạch, các mái ấm, các Gx vùng sâu vùng xa với số tiền đ và nhiều hiện vật khác. Löûa Meán thaùng

64 Sau ít phút nghỉ giải lao, các tham dự viên đã cùng tham dự Thánh lễ tạ ơn tại thánh đường Gx Tân Hưng. Trong bài giảng, cha TLH chia sẻ tất cả những gì chúng ta có được là do tình yêu của Thiên Chúa, nhưng chúng ta luôn thiếu sót trong việc nhận ra và biết ơn. Hình ảnh trong bài Tin Mừng Thánh Maccô thúc đẩy chúng ta biết ơn Thiên Chúa, noi gương người bị quỷ ám muốn theo Chúa nhưng vâng lời Chúa trở về với gia đình, cao rao những việc Chúa đã làm cho anh ta. Chúng ta hãy tạ ơn Chúa và loan báo những kỳ công Chúa đã làm cho chúng ta. Đối với GĐPTTTCG hạt Hóc Môn trong năm qua cũng đã có sự phát triển nhưng nhiều khi chúng ta chỉ chú trọng vào hình thức mà quên đi tâm tình tạ ơn. Muốn tạ ơn thì chúng ta phải bắt chước gương Thánh Tâm Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường. Tất cả những thành công của chúng ta đều bởi Chúa, chúng ta chỉ đóng góp một tí chút vì thế đừng kiêu căng tự mãn. Mỗi xứ đoàn, mỗi gia đình, mỗi người chúng ta phải luôn luôn sống trong tâm tình tạ ơn để Chúa thương chúc phúc cho những công việc sắp làm của chúng ta. Cuối Thánh lễ, anh Phó nội vụ đã thay mặt BCH GĐPTTCG giáo hạt Hóc Môn nói lời cảm ơn cha TLH, cha LH Xđ Tân Hưng, BCH TGP, các Xđ, quý ân nhân, Đv, ca đoàn, phụ trách phòng thánh và lễ sinh. Một Đv đại diện đã dâng bó hoa tươi thắm lên cha TLH, ngài đã đáp từ bằng lời chúc Tết Bính Thân toàn thể BCH các cấp, toàn thể Đv và gia đình. Thánh lễ kết thúc lúc 11g30, cha TLH, quý cha, cùng toàn thể tham dự viên đã dùng bữa tiệc thân mật tại hội trường trong không khí hân hoan của những ngày giáp tết. 64 Löûa Meán thaùng

65 G PTTTCG h t Phú Th : Chúc T t quý cha linh h ng Bài & Ảnh: Văn Minh Hòa trong niềm vui rộn ràng chào đón Xuân Bính Thân 2016, vào lúc 8g00 sáng thứ Sáu, ngày , Ban Chấp hành Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm giáo hạt Phú Thọ (GĐPTTTCG), đại diện Ban Chấp hành các xứ đoàn trong giáo hạt đã cùng nhau quy tụ về giáo xứ Bắc Hà để chúc Tết cha linh hướng. Tại phòng khách giáo xứ, ông Giuse Phạm Quang Thúy, Trưởng ban, thay mặt Ban Chấp hành chúc Tết cha Anphongsô Hoàng Ngọc Bao, linh hướng GĐPTTTCG giáo hạt Phú Thọ cùng gia quyến bước sang năm mới Bính Thân được nhiều hồng ân Thiên Chúa. Đồng thời, vị đại diện dâng lên bó hoa tươi và món quà nhỏ, nói lên tấm lòng hiếu thảo của những người con đối với vị mục tử. Löûa Meán thaùng

66 Nhân đây, ông Trưởng ban cũng nói lên những khó khăn, trăn trở, của BCH và cũng là điều ước mong của anh em trong Ban Chấp hành trong tương lai gần đây, tất cả các giáo xứ trong giáo hạt có hội đoàn Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm. Hiện nay có, 10/15 giáo xứ trong đoàn thể, xin ngài mời gọi các giáo xứ còn lại trong giáo hạt tham gia vào GĐPTTTCG để cùng nhau mang lửa yêu mến Thánh Tâm Chúa đến cho mọi người. Đáp từ, cha linh hướng cũng chúc cho anh em trong Ban Chấp hành cùng với gia đình bước sang năm mới được dồi dào sức khỏe, an lành và thánh đức. Mỗi thành viên GĐPTTTCG phải là một tấm gương sáng, luôn biết sống khiêm nhường, nhiệt thành phục vụ Thánh Tâm Chúa Giêsu và tha nhân. Sau khi chia tay cha linh hướng, anh em Ban Chấp hành đến chúc Tết cha Giuse Phạm Bá Lãm, hạt trưởng, cùng quý cha trong giáo hạt. Tại giáo xứ Phú Bình, ông Trưởng ban, thay mặt chúc Tết cha tân chánh xứ Giuse Vương Sỹ Tuấn, cùng gia quyến bước sang năm mới được tràn đầy hồng ân, ơn khôn ngoan và thánh đức, cùng giáo xứ Phú Bình phát triển ngày một lớn mạnh. Nhân dịp này, ông Trưởng ban cũng giới thiệu đôi nét về Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm, sự hiệp nhất của hai đoàn thể Công giáo Tiến hành. Tôn chỉ - Mục đích Linh đạo trong đoàn thể. Đáp từ, cha Giuse chia sẻ về bản thân, khi còn nhỏ, ngài rất thích GĐPTTT, đây là hội đoàn phần nhiều là những người đã lớn tuổi, sống gương mẫu, hăng say làm việc tông đồ. Hiện nay, qua các bản tin, báo Lửa Mến, trang web, ngài cũng biết thêm về hoạt động của đoàn. Đặc biệt, phát triển đoàn thể GĐPTTTCG qua nước bạn Lào và Campuchia. Qua đây, ngài cho biết, vào dịp mừng lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu - bổn mạng của xứ đoàn Phú Bình vào tháng 06 tới, ngài sẽ mời gọi các bạn trẻ gia nhập vào đoàn GĐPTTTCG, nhằm thánh hóa bản thân và gia đình, cùng nhau xây dựng Giáo hội và loan báo Tin Mừng sự sống và tình thương của Chúa trong Năm Thánh Lòng Thương Xót đến cho mọi người giữa lòng xã hội hôm nay. 66 Löûa Meán thaùng

67 G PTTTCG H T TH THIÊM CHÚC T T QUÝ CHA LINH H NG Giuse Quý Nguyễn Trong tâm tình thảo kính và biết ơn đối với những vị chủ chăn luôn yêu thương và chăm sóc đoàn chiên Chúa trao, sáng ngày (mồng 4 tết) Ban Chấp Hành GĐPTTTCG giáo hạt Thủ Thiêm, với sự đồng hành của đại diện BCH GĐPTTTCG Giáo phận và các thành viên trong BCH các xứ đoàn trực thuộc, đã đến thăm và chúc Tết cha Hạt trưởng, cha linh hướng giáo hạt và quý cha linh hướng các xứ đoàn trong giáo hạt. Đây là những sinh hoạt của GĐPTTTCG hạt Thủ Thiêm và đã dần trở thành truyền thống vào mỗi dịp Tết đến Xuân về. Trong bầu khí thân mật của ngày đầu Xuân, là dịp để BCH các cấp cảm ơn quý cha đã đồng hành và chăm sóc đoàn thể trong năm qua, đồng thời cũng mong tiếp tục nhận được sự quan tâm cùng những lời huấn giáo trong năm mới. Đáp lời, quý cha đã dành cho anh em sự đón tiếp cách trọng thị và niềm nở, cùng những lời nhắn nhủ chân thành: Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, hãy đón nhận lòng thương xót vô biên của Chúa và tín thác vào tình yêu bao la của Ngài, đồng thời tiếp tục cộng tác với giáo xứ trong mọi sinh hoạt, hiệp nhất với các đoàn thể và đặc biệt trong công tác củng cố và phát triển đoàn thể của mình. Trước sự quan tâm và những lời huấn thị của quý cha, trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, GĐPTTTCG giáo hạt Thủ Thiêm sẽ đem ra thực hành, nhằm xây dựng đoàn thể mỗi ngày thêm vững mạnh, trưởng thành hơn trong đời sống đức tin và trở nên những tông đồ nhiệt tâm mở rộng Nước Chúa. Buổi chúc tết kết thúc bằng phép lành của cha linh hướng và chung vui trong bữa tiệc họp mặt mừng xuân mới. Löûa Meán thaùng

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf Tủ Sách Công Giáo NHỮNG BÀI GIẢNG BẤT HỦ 1 Tiểu Sử Thánh Gioan Maria Vianney 2 Kiêu Ngạo (1) 3 Kiêu Ngạo (2) 4 Tham Lam 5 Dâm Dục 6 Mê Dâm Dục 7 Giận Dữ 7 Mê Ăn Uống 8 Ghen Tị 9 Lười Biếng 10 Tội Lỗi

Chi tiết hơn

thacmacveTL_2019MAY06_mon

thacmacveTL_2019MAY06_mon Trang Tôn giáo Chủ đề: Thánh Lễ Công giáo Tác giả: LM Giu-se Vũ Thái Hòa 40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ Lời tựa: Giáo Hội luôn nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cao quý của Thánh lễ. Quy chế tổng quát của Sách Lễ

Chi tiết hơn

Mở đầu

Mở đầu CẦU NGUYỆN HY VỌNG TẬP 6 ĐỨC HỒNG Y PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN VĂN THUẬN Cầu Nguyện Hy Vọng 6. Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Trang 1 MỤC LỤC 1. Chúng ta rao giảng điều gì?... 5 2. Đừng cắt xén

Chi tiết hơn

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx LỜI NÓI ĐẦU Phần đông Phật tử Quy Y Tam Bảo mà chưa ý thức nhiệm vụ mình phải làm gì đối với mình, đối với mọi người, đối với đạo. Hoặc có ít người ý thức lại là ý thức sai lầm, mình lầm hướng dẫn kẻ khác

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa 201 Ngày 3 tháng 9 năm 1990 (Tôi đi gặp một linh mục. Ngài là một linh mục dòng, và tôi biết loại áo dòng của vị linh mục đó như thế nào. Khi cửa vừa mở và nhìn thấy ngài,

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Wash Don Nhan Chua Kito Unicode.doc

Microsoft Word - Wash Don Nhan Chua Kito Unicode.doc CHUẨN BỊ ĐÓN NHẬN CHÚA KITÔ MỤC LỤC - Lời ngỏ và Giới Thiệu Phần A: Chuẩn bị để lãnh nhận ân huệ Thánh Thần - Bài 1 Chào bạn đến với PT Ngũ Tuần Công Giáo - trang 9 - Bài 2 Đón nhận Chúa Giêsu là Thiên

Chi tiết hơn

Mở đầu

Mở đầu CẦU NGUYỆN HY VỌNG TẬP 9 ĐỨC HỒNG Y PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN VĂN THUẬN Cầu Nguyện Hy Vọng 9. Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Trang 1 MỤC LỤC 1. Chỗ của Chúa trong đời con... 5 2. Đức ái nhẫn nại...

Chi tiết hơn

Manna CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B Từ Trái Tim Con Người Lời Chúa: (Mc 7,1-8a ) 1 Hôm ấy, có những người Pharisêu và một số kinh

Manna CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B Từ Trái Tim Con Người Lời Chúa: (Mc 7,1-8a ) 1 Hôm ấy, có những người Pharisêu và một số kinh Manna CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B 2 9 2012 Từ Trái Tim Con Người Lời Chúa: (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) 1 Hôm ấy, có những người Pharisêu và một số kinh sư tụ họp quanh Ðức Giêsu. Họ là những người từ Giêrusalem

Chi tiết hơn

CHÚA NHẬT 19 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C Sống là chuẩn bị chết Lời Chúa: (Lc 12,32-48) Một hôm, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 32 "Hỡi đoàn chi

CHÚA NHẬT 19 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C Sống là chuẩn bị chết Lời Chúa: (Lc 12,32-48) Một hôm, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 32 Hỡi đoàn chi CHÚA NHẬT 19 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C 7 8 2016 Sống là chuẩn bị chết Lời Chúa: (Lc 12,32-48) Một hôm, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 32 "Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước

Chi tiết hơn

[Cầu Nguyện Với Chúa Mỗi Ngày] Tháng 3/2019 CẦU NGUYỆN THÁNG 3/2019 1

[Cầu Nguyện Với Chúa Mỗi Ngày] Tháng 3/2019 CẦU NGUYỆN THÁNG 3/2019 1 CẦU NGUYỆN THÁNG 3/2019 1 THỨ SÁU TUẦN 7 THƯỜNG NIÊN (Mc 10, 1-12) "Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân rẽ" Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô. Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt

Chi tiết hơn

CHÚA NHẬT LỄ ĐỨC MARIA MẸ THIÊN CHÚA Lời Chúa: (Lc 2, 16-21) Khi ấy, các mục tử ra đi vội vã đến thành Bêlem, và gặp thấy Maria, Giuse và hài

CHÚA NHẬT LỄ ĐỨC MARIA MẸ THIÊN CHÚA Lời Chúa: (Lc 2, 16-21) Khi ấy, các mục tử ra đi vội vã đến thành Bêlem, và gặp thấy Maria, Giuse và hài CHÚA NHẬT LỄ ĐỨC MARIA MẸ THIÊN CHÚA 1 1 2012 Lời Chúa: (Lc 2, 16-21) Khi ấy, các mục tử ra đi vội vã đến thành Bêlem, và gặp thấy Maria, Giuse và hài nhi mới sinh nằm trong máng cỏ. Khi thấy thế, họ hiểu

Chi tiết hơn

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề (550-577). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn và chú thích, tại Canada, năm 2016. 1 Đệ

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT 280 Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa Chúa ơi, Ngày 4 tháng 12 năm 1990 Chúa là Tất Cả, còn con là hư không. Chúa vô cùng Cao Cả, vậy những lời tán tụng của con thì đem lại được sự gì cho Chúa, vì Chúa là

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT 48 Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa Ngày 2 tháng 3 năm 1990 (Thứ Ba Chúa Giêsu lại gặp tôi trong Cuộc Khổ Nạn và Thánh Giá của Người.) con Cha ơi, chúng ta cùng chia sẻ Cuộc Khổ Nạn của Cha vì những lý do

Chi tiết hơn

Cúc cu

Cúc cu HỒI XX Oán Thù Tương Báo, Vĩnh Kết Tơ Duyên Vệ Thiên Nguyên đoán chắc là Phi Phụng nên tinh thần vô cùng hưng phấn, chàng liếc mắt nhìn qua thì quả nhiên là nàng, chàng vội kêu lên: - Phi Phụng, nàng đến

Chi tiết hơn

Hoäi Doøng Meán Thaùnh Giaù Goø Vaáp

Hoäi Doøng Meán Thaùnh Giaù Goø Vaáp Hội Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp Các Chúa Nhật Năm B Và Lễ Trọng - Lưu hành nội bộ - Tập Viện (Kỷ Niệm Lớp Khấn Năm 2012) Đề Tài Suy Niệm CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG LẠY CHÚA, XIN NGỰ ĐẾN (Mc 13, 33 37) Khi tạo

Chi tiết hơn

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12 Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Văn mẫu lớp 12 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Bài số 1 Nguyễn Khải là nhà văn giỏi quan sát chuyện đời, chuyện

Chi tiết hơn

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, ) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Phar

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, ) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Phar CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C 1 9 2013 Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, 1.7-14) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pharisêu để dùng bữa: họ cố dò xét Người. 7 Người nhận

Chi tiết hơn

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich Kinh Bát Chu Tam Muội Ðời Tùy Tam Tạng, Khất Ða và Cấp Ða Việt dịch: HT Minh Lễ Nguồn http://niemphat.com/ Chuyển sang ebook 21-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website

Chi tiết hơn

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH Pháp sư Viên Nhân 1 MỤC LỤC MỤC LỤC... 2 LỜI NÓI ĐẦU... 6 PHẦN I. CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH... 14 LỜI DẪN... 14 CHUƠNG I: PHÓNG SINH LÀ GÌ?... 20 Phóng sinh có những công đức gì?... 22 CHUƠNG

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 TÂM ĐIỂM CỦA THIỀN ĐỊNH Tương truyền rằng ngay sau khi rời gốc bồ đề, ra đi lúc mới vừa thành Phật, Ðức thế tôn đã gặp trên đường một du sĩ ngoại giáo. Bị cuốn hút bởi phong thái siêu phàm cùng

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 4 Chương 13 Việc Đã Thành Công Hì hì! Nữ tử ngồi trên giường, khuôn mặt tươi cười, thấy nam nhân tới gần giường, đột nhiên bướng bỉnh ôm thắt lưng nam tử kéo xuống một cái, tay nhỏ bé liền Ba ba đánh

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17. KHUYÊN KHẮP MỌI NGƯỜI KÍNH TIẾC GIẤY CÓ CHỮ VÀ TÔN KÍNH KINH SÁCH (Năm Dân Quốc 24-1935).

Chi tiết hơn

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4 Mấy Ðiệu Sen Thanh: Phần 4 PHƯƠNG HẢI SANH Đồng tử Phương Hải Sanh là con của cư sĩ Phương Dưỡng Thu ở Hương Cảng. Dưỡng Thu ưa làm việc phước thiện, sau tuổi trung niên lại chuyên tâm hướng về Tịnh độ.

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa 1 1990 Ngày 5 tháng 1 năm 1990 Chúa ơi? Cha đây; con hãy nương tựa vào Cha; con phải hiểu rõ con yếu đuối như thế nào; hãy cho Cha được hướng dẫn con, vì nếu không có Cha,

Chi tiết hơn

Chúa Nhật Tuần II Mùa Phục Sinh Năm C Kính Lòng Chúa Thương Xót Củng Cố Ðức Tin Lời Chúa: (Ga 20,19-31) Chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi c

Chúa Nhật Tuần II Mùa Phục Sinh Năm C Kính Lòng Chúa Thương Xót Củng Cố Ðức Tin Lời Chúa: (Ga 20,19-31) Chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi c Chúa Nhật Tuần II Mùa Phục Sinh Năm C Kính Lòng Chúa Thương Xót 3 4-2016 Củng Cố Ðức Tin Lời Chúa: (Ga 20,19-31) Chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người

Chi tiết hơn

CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY NĂM A CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM B Các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về. Lời

CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY NĂM A CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM B Các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về. Lời CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY NĂM A 05-03 -2017 CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM B 03-12-2017 Các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về. Lời chúa: Mc 13, 33-37 33 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng

Chi tiết hơn

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng : An Lạc Tập Thích Đạo Xước soạn Thích Nhất Chân dịch Bộ An Lạc Tập này trọn một bộ gồm 12 đại môn, môn nào cũng đều trích dẫn các Kinh và Luận ra để chứng minh, nhằm khuyến khích người học tin tưởng mà

Chi tiết hơn

ĐỨC TIN LÀ GÌ? Đức tin có một tầm quan trọng hết sức cơ bản trong cuộc sống đời người, đặc biệt là người trẻ. Một số người tự nhiên có đức tin, cơ hồ

ĐỨC TIN LÀ GÌ? Đức tin có một tầm quan trọng hết sức cơ bản trong cuộc sống đời người, đặc biệt là người trẻ. Một số người tự nhiên có đức tin, cơ hồ ĐỨC TIN LÀ GÌ? Đức tin có một tầm quan trọng hết sức cơ bản trong cuộc sống đời người, đặc biệt là người trẻ. Một số người tự nhiên có đức tin, cơ hồ như họ đã bú lấy nó được từ trong lòng mẹ vậy. có người

Chi tiết hơn

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT (Tập 3A- Lời khuyên anh chị em) Tác giả: Cư sỹ Diệu Âm (Minh Trị Úc Châu) 1 MỤC LỤC Khai thị của Liên Tông Thập Nhất Tổ:... 3 Lời Giới Thiệu... 5 Lời Tâm Sự!... 6 Đôi Lời Trần Bạch:...

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa 265 (Sứ điệp của Đức Mẹ.) Ngày 3 tháng 11 năm 1990 bình an cho các con, hỡi các con nhỏ bé; như người mẹ nuôi nấng và an ủi các con bé nhỏ của mình, Mẹ cũng nuôi nấng linh

Chi tiết hơn

Code: Kinh Văn số 1650

Code: Kinh Văn số 1650 Code: Kinh Văn số 1650 Luận Về Nhơn Duyên Bích Chi Phật Quyển Thượng Thứ tự Kinh Văn số 1650 - Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 thuộc Luận tập Bộ toàn. Từ trang 473 đến trang 480. - Không rõ

Chi tiết hơn

Niệm Phật Tông Yếu

Niệm Phật Tông Yếu Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà là dùng danh hiệu của Ngài để cứu độ tất cả chúng sanh. Không hiểu rõ lý nầy, người ta thường cho rằng xưng danh là để cho hạng hạ căn không đủ căn-cơ để tu những pháp môn

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa 385 Ngày 1 tháng 10 năm 1987 (Buổi sáng: Suốt cả buổi sáng tôi bận tiếp một người cố thuyết phục tôi mua mỹ phẩm. Thật là phí thì giờ cho những thứ không cần thiết. Nhưng

Chi tiết hơn

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không. Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không. Cho hay thiên địa chí công, Dữ lành báo ứng vô cùng

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT 478 Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa (Ở Rhodos) Ngày 2 tháng 8 năm 1991 (Cho nhóm cầu nguyện người Hy Lạp) Giêsu, lạy Chúa con, chúc tụng Danh Chúa. Xin cho Thánh Danh Chúa được Vinh Hiển muôn muôn đời. Thánh

Chi tiết hơn

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9 Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn - Văn mẫu lớp 9 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn - Bài số 1 Với quan niệm Văn dĩ tải đạo đã trở thành chức năng phản ánh của văn

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19. LỜI TỰA CHO BỘ TỊNH ĐỘ THÁNH HIỀN LỤC (Năm Dân Quốc 22 1933). Pháp Môn Tịnh Độ rộng

Chi tiết hơn

Viếng Xác và Cầu Nguyện

Viếng Xác và Cầu Nguyện VIẾNG XÁC & CẦU NGUYỆN 1. LÀM DẤU 2. HÁT CẦU XIN CHÚA THÁNH THẦN (Xem mục Thánh Ca) 3. KINH ĂN NĂN TỘI Lạy Chúa con, Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng, Chúa đã dựng nên con, và cho Con Chúa ra đời

Chi tiết hơn

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ KINH PHÁP CÚ MINH HỌA: Mr. P. Wickramanayaka (Illustrated Dhammapada) CHUYỂN DỊCH THƠ:

Chi tiết hơn

VN-Thu Mua Giang Sinh 2014

VN-Thu Mua Giang Sinh 2014 Anh chị em rất thân mến! Năm nay, lá thư tôi gửi cho toàn dòng trùng với dịp khai mạc Năm về Đời Sống Thánh Hiến. Trong năm này, Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy có lòng biết ơn đối với

Chi tiết hơn

TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI N

TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI N TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI NGHĨA LÀ GÌ? NGHI THỨC TỤNG NIỆM TỤNG CHÚ ÐẠI BI QUYỂN

Chi tiết hơn

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng thân tâm, dứt bỏ thói cao ngạo. 3. Người dịch phải tự

Chi tiết hơn

THƯ MỤC VỤ CỦA ĐỨC CHA GIÁO PHẬN VỀ VIỆC CỬ HÀNH GIỜ CHẦU THÁNH THỂ THEO SÁNG KIẾN 24 GIỜ CHO CHÚA MÙA CHAY 2019 Thanh Hoá, ngày 19 tháng 03 năm 2019

THƯ MỤC VỤ CỦA ĐỨC CHA GIÁO PHẬN VỀ VIỆC CỬ HÀNH GIỜ CHẦU THÁNH THỂ THEO SÁNG KIẾN 24 GIỜ CHO CHÚA MÙA CHAY 2019 Thanh Hoá, ngày 19 tháng 03 năm 2019 THƯ MỤC VỤ CỦA ĐỨC CHA GIÁO PHẬN VỀ VIỆC CỬ HÀNH GIỜ CHẦU THÁNH THỂ THEO SÁNG KIẾN 24 GIỜ CHO CHÚA MÙA CHAY 2019 Thanh Hoá, ngày 19 tháng 03 năm 2019 Kính gửi quý cha, quý nam nữ tu sĩ và toàn thể anh

Chi tiết hơn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm về trước, từ Khu Giải phóng Tân Trào, lệnh Tổng

Chi tiết hơn

GIÁO PHẬN XUÂN LỘC GIÁO HẠT PHÚ THỊNH Giáo Xứ Thạch An Kính thưa quý Chức và Ông Bà Anh Chị Em Cộng đoàn Giáo Xứ Thạch An Chúng ta hằng tạ ơn Thiên Ch

GIÁO PHẬN XUÂN LỘC GIÁO HẠT PHÚ THỊNH Giáo Xứ Thạch An Kính thưa quý Chức và Ông Bà Anh Chị Em Cộng đoàn Giáo Xứ Thạch An Chúng ta hằng tạ ơn Thiên Ch GIÁO PHẬN XUÂN LỘC GIÁO HẠT PHÚ THỊNH Giáo Xứ Thạch An Kính thưa quý Chức và Ông Bà Anh Chị Em Cộng đoàn Giáo Xứ Thạch An Chúng ta hằng tạ ơn Thiên Chúa Cha, Đấng giàu lòng thương xót, đã kết nối chúng

Chi tiết hơn

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ VỚI GIA ĐÌNH III. KINH LỄ VỚI GIA ĐÌNH IV. KINH XUÂN THU VỚI GIA ĐÌNH V. KINH THI VỚI GIA ĐÌNH

Chi tiết hơn

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ VỚI GIA ĐÌNH III. KINH LỄ VỚI GIA ĐÌNH IV. KINH XUÂN THU VỚI GIA ĐÌNH V. KINH THI VỚI GIA ĐÌNH

Chi tiết hơn

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ kia vẫn có sự khác biệt. Ai cũng có một gia đình, thuộc

Chi tiết hơn

Linh Đạo Mẹ TÊRÊSA Calcutta.pdf

Linh Đạo Mẹ TÊRÊSA Calcutta.pdf Mục Lục CẦU NGUYỆN... 6 Kết Quả của Thinh Lặng là Cầu Nguyện... 6 Cầu Nguyện Thế Nào?... 9 Hãy Xây Dựng Gia Ðình Bạn Thành Một Gia Ðình Yêu Thương... 12 Thiên Chúa là Bạn Sự Thinh Lặng... 15 Bình Ðẳng

Chi tiết hơn

Microsoft Word - THANG web

Microsoft Word - THANG web Giáo Điểm Tin Mừng 1 *Mừng Bổn Mạng Giáo Điểm Tin Mừng Chúa Nhật II PS (28/4) Đại Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót LÒNG THƯƠNG XÓT & LINH MỤC Thiên Chúa yêu thương chúng ta bằng một tình yêu giao ước, cam

Chi tiết hơn

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà SỰ CẢM ỨNG TẠO TƯỢNG PHẬT ĐƯỢC THẤY CÕI CỰC LẠC Thích Huệ Cảnh, người Truy Châu, xuất gia tu ở chùa Ngộ Chân. Sau khi thế phát, Sư gắng công khai giới khổ hạnh. Lòng mến cảnh Tịnh độ, Sư tạo hai tượng

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 49-E-PHE-SO.docx

Microsoft Word - 49-E-PHE-SO.docx Thư của Phao-lô Gởi cho Người 1 Lời Mở Ðầu 1 Phao-lô, bởi ý muốn của Ðức Chúa Trời làm sứ đồ của Ðức Chúa Jesus Christ, kính gởi các thánh đồ ở Ê-phê-sô, những người trung tín trong Ðức Chúa Jesus Christ.

Chi tiết hơn

Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 25 cử hành ngày Chúa nhật Lễ Lá Thưa Thầy nhân lành, con phải là gì để được s

Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 25 cử hành ngày Chúa nhật Lễ Lá Thưa Thầy nhân lành, con phải là gì để được s Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 25 cử hành ngày Chúa nhật Lễ Lá 28-3-2010 Thưa Thầy nhân lành, con phải là gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp (Mc 10,17) Các bạn thân

Chi tiết hơn

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc TU THIỀN Giảng tại Hội Liên Hiệp Khoa Học Kỹ Thuật - Hà Nội - 1996 Hôm nay chúng tôi nói về đề tài Tu Thiền. Bởi vì hiện thời nhiều người đang khao khát tu thiền mà chưa biết thiền nào là thiền chánh,

Chi tiết hơn

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc SỰ NHẬP THỂ: HUYỀN NHIỆM GIÁNG SINH Sự Nhập Thể: Kỳ Quan Ân Điển, Phần 3 Dr. David Platt 17/12/06 Xin kính chào quý vị. Nếu quý vị có Kinh Thánh, và tôi hy vọng như vậy, xin mời cùng mở ra với tôi Phi-líp

Chi tiết hơn

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì? Nữ thí chủ, Khuynh Thành vốn là một vũ khí chất chứa

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Author : vanmau Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Hướng dẫn Đề bài: Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Xem thêm: Suy nghĩ của anh/chị về BỆNH VÔ CẢM

Chi tiết hơn

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY U D AI. PH THAN U (N OC MAT ME. HIÈN) T AI BAN Y eu C`au Pho Bien Rong. Rãi In Lai. Theo An Ban 2011 U D anh may lại: H `ong Lan Tr`ınh bày: H `ong Lan & Tan Hung X ep chũ: H&L TypeSetter D ong tạp: H&L

Chi tiết hơn

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng Thiền Sư Lương Sĩ Hằng Washington D.C., ngày 27 tháng 4 năm 1982 Thưa các bạn, Hướng đi đã có sẵn rồi Sửa tâm, sửa tánh sang tồi như nhau. Học rồi tiến tới mau mau Hào quang khai triển nhiệm màu khai minh.

Chi tiết hơn

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc THIỀN TÔNG TRỰC CHỈ A. MẬT TRUYỀN THAM THIỀN YẾU PHÁP Hạ thủ công phu tu thiền, điều cốt yếu thứ nhất phải lập chí vững chắc. Bởi vì chí là vị nguyên soái của khí lực. Nếu người lập chí vững chắc, như

Chi tiết hơn

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ 1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắc của : Minh Thanh Và bản của : James Green. Dịch giả

Chi tiết hơn

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC Tập tài liệu bạn đang có trong tay là kết tụ những

Chi tiết hơn

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu Author : elisa Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu - Bài số 1 Truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi

Chi tiết hơn

ban tin thang 7.cdr

ban tin thang 7.cdr HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM ỦY BAN MỤC VỤ GIỚI TRẺ & THIẾU NHI Người trẻ & Người cao niên BẢN TIN ONLINE THÁNG 7/2019 Lời ngỏ Saigon ngày 30 tháng 06 năm 2019 Lm Gioan Lê Quang Việt 1 Trong số này Trang

Chi tiết hơn

1

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN

Chi tiết hơn

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

KINH  THUYẾT  VÔ  CẤU  XỨNG KINH THUYẾT VÔ CẤU XƯNG Hán dịch: Ðại Ðường, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang Việt dịch: Thích nữ Tịnh Nguyên Chứng nghĩa: Tỳ kheo Thích Ðỗng Minh, Tỳ kheo Thích Tâm Hạnh. --- o0o --- Quyển thứ nhất. 1- PHẨM

Chi tiết hơn

IV. TÂM ĐIỂM Phần tâm điểm trình bày trực tiếp nội dung vườn và sứ điệp Fatima. Phần tâm điểm cũng có hai phần: nền tảng và nội dung sứ điệp. A. NỀN T

IV. TÂM ĐIỂM Phần tâm điểm trình bày trực tiếp nội dung vườn và sứ điệp Fatima. Phần tâm điểm cũng có hai phần: nền tảng và nội dung sứ điệp. A. NỀN T IV. TÂM ĐIỂM Phần tâm điểm trình bày trực tiếp nội dung vườn và sứ điệp Fatima. Phần tâm điểm cũng có hai phần: nền tảng và nội dung sứ điệp. A. NỀN TẢNG Núi Sọ chính là nguồn ơn phúc của muôn loài. Núi

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc Nhân Mùa Phật Đản 2634 Phật lịch 2554 Năm Canh Dần 2010 Chúng tôi đã viết được 15 bài như dưới đây, chân thành dâng lên Đức Phật, nguyện cầu Pháp Pháp trường tồn, chúng sanh độ tận, thế giới hòa bình,

Chi tiết hơn

Microsoft Word - giao-ly-chuan-bi-hon-nhan.docx

Microsoft Word - giao-ly-chuan-bi-hon-nhan.docx Giáo Lý Chuẩn Bị Hôn Nhân 1. Tại sao phải chuẩn bị hôn nhân?. Trang 2 2. Hôn nhân là gì? Trang 2 3. Trước khi đi vào hôn nhân bạn phải làm gì?... Trang 3 4. Mục đích của hôn nhân?.. Trang 4 5. Giáo lý

Chi tiết hơn

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Phân tích đoạn trích "Trao duyên" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Author : vanmau Phân tích đoạn trích "Trao duyên" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Bài làm 1 Truyện Kiều là một tác phẩm xuất sắc của Nguyễn

Chi tiết hơn

I THỨ HAI Giáo đầu Chủ sự: Cộng đoàn: Tv 94 Thỉnh ca: KINH SÁNG Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con, cho con cất tiếng ngợi khen Ngài. Nguyện Chúa Trời ba

I THỨ HAI Giáo đầu Chủ sự: Cộng đoàn: Tv 94 Thỉnh ca: KINH SÁNG Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con, cho con cất tiếng ngợi khen Ngài. Nguyện Chúa Trời ba I THỨ HAI Giáo đầu Chủ sự: Cộng đoàn: Tv 94 Thỉnh ca: KINH SÁNG Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con, cho con cất tiếng ngợi khen Ngài. Nguyện Chúa Trời ban phúc lộc cho ta, Ước chi toàn cõi đất kính sợ Người.

Chi tiết hơn

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú thích sơ lược những điểm thiết yếu Tường Quang Tùng

Chi tiết hơn

Microsoft Word - SC_LB3_VIE.doc

Microsoft Word - SC_LB3_VIE.doc HUYẾT SỰ SỐNG Phúc Âm: Chúng Ta Tin Như Thế Nào? Phần 3 Dr. David Platt 13/04/08 Nếu quý vị có Kinh Thánh, và tôi hy vọng như vậy, xin mời cùng mở ra với tôi Rô-ma đoạn 3. Tôi khuyến khích quý vị cứ tiếp

Chi tiết hơn

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 24/06/2018 CHÚA NHẬT XII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B Tin Mừng: Mc 1, "Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạ

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 24/06/2018 CHÚA NHẬT XII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B Tin Mừng: Mc 1, Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạ CHÚA NHẬT XII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B Tin Mừng: Mc 1, 40-45 "Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch". Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả Tin Mừng: Lc 1, 57-66. 80 "Nó sẽ gọi tên là Gioan". Tin Mừng Chúa Giêsu

Chi tiết hơn

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc THAM THIỀN YẾU CHỈ I. ĐIỀU KIỆN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TIÊN CỦA SỰ THAM THIỀN. Mục đích tham thiền là cầu được minh tâm kiến tánh. Muốn thế, phải gạn lọc các thứ nhiễm ô của tự tâm, thấy rõ mặt thật của tự tánh.

Chi tiết hơn

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương Author : elisa Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương - Bài số 1 Vũ Nương là nhân vật tiêu biểu cho người

Chi tiết hơn

Lời Chúa Là Đèn Soi Bước Chân Con, Là Ánh Sáng Chỉ Đường Dẫn Lối! (Thánh vịnh 119, câu 105) SUY NIỆM & SỐNG LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN NĂM C 3

Lời Chúa Là Đèn Soi Bước Chân Con, Là Ánh Sáng Chỉ Đường Dẫn Lối! (Thánh vịnh 119, câu 105) SUY NIỆM & SỐNG LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN NĂM C 3 Lời Chúa Là Đèn Soi Bước Chân Con, Là Ánh Sáng Chỉ Đường Dẫn Lối! (Thánh vịnh 119, câu 105) SUY NIỆM & SỐNG LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN NĂM C 3 11 2013 Con Người Ðến Ðể Tìm Và Cứu Lời Chúa (Lc 19,1-10)

Chi tiết hơn

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ 2 Thích Thái Hòa Đôi mắt tình xanh biếc 3 MỤC LỤC THAY LỜI TỰA... 5 BÁT NHÃ VÀ TÌNH YÊU... 7 NỔI BUỒN MÂY KHÓI...

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc) Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 2 (2013) 34-49 Động thái hướng tới mô hình Trung Hoa trong nỗ lực hoàn thiện thể chế chính trị - xã hội triều Nguyễn giai đoạn nửa đầu thế

Chi tiết hơn

1

1 1 2 CỨ LÀM THEO SỐNG TIN MỪNG VỚI MẸ MARIA SỐ THÁNG 5.2017 MẸ MARIA CỰC THANH CỰC TỊNH LƯU HÀNH NỘI BỘ 3 Ý CẦU NGUYỆN Xin ơn cho Kitô hữu ở Phi Châu. Để các Kitô hữu ở Phi Châu, theo gƣơng của Chúa Giêsu

Chi tiết hơn

Microsoft Word - V doc

Microsoft Word - V doc TRẦN THÁI TÔNG KHÓA HƯ LỤC Giảng Giải THÍCH THANH TỪ THƯỜNG CHIẾU Ấn hành - P.L : 2540-1996 1 LỜI ĐẦU SÁCH Quyển này ra đời do lòng nhiệt tình, tâm tha thiết mong muốn có một Pho Sách Phật Giáo Việt Nam

Chi tiết hơn

Bản tin Gx. Tam Hà Đồng Hành Với Những GĐ Gặp Khó Khăn CN, ngày 17/02/2019 Tin Mừng: Lc 6, "Phúc cho những kẻ nghèo khó. Khốn cho các ngươi

Bản tin Gx. Tam Hà Đồng Hành Với Những GĐ Gặp Khó Khăn CN, ngày 17/02/2019 Tin Mừng: Lc 6, Phúc cho những kẻ nghèo khó. Khốn cho các ngươi Tin Mừng: Lc 6, 17. 20-26 "Phúc cho những kẻ nghèo khó. Khốn cho các ngươi là kẻ giàu có". Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca. Khi ấy, Chúa Giêsu từ trên núi xuống cùng với mười hai tông đồ, và dừng

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa 455 Ngày 6 tháng 7 năm 1991 Chúa ơi, xin chữa cho con được lành. nếu con lắng nghe cẩn thận và không đem đến cho Cha những chống đối, những đối thủ, những nghi ngờ, nếu con

Chi tiết hơn

Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpa

Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpa Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc TỦ SÁCH TỬ VI LÝ SỐ DỊCH LÝ HUYỀN CƠ TỬ VI Nhắn gởi, M ục đích tôi khi viết ra quyển Tử Vi Chính Biện này, sau khi đã tham khảo và học hỏi các sách chính truyền của nhiều bậc danh tiếng tại Trung Hoa,

Chi tiết hơn

Lương Sĩ Hằng Tìm Lẽ Du Dương

Lương Sĩ Hằng Tìm Lẽ Du Dương Lương Sĩ Hằng TÌM LẼ DU DƯƠNG Thưa các bạn! Cuộc vui phân tách hôm nay trở lại với chúng ta trong giây phút thiêng liêng tâm linh. Ðược cơ hội phân tách ra những gì trên con đường Tình Thương và Ðạo Ðức.

Chi tiết hơn

Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy Author : elisa Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy - Bài số 1 Lúc

Chi tiết hơn

Long Thơ Tịnh Độ

Long Thơ Tịnh Độ Long Thơ Tịnh Độ Dịch giả: HT Thích Hành Trụ --- o0o --- QUYỂN NHẤT CHỨC QUỐC HỌC TẤN SĨ ÔNG VƯƠNG NHỰT HƯU SOẠN LỜI ÔNG VƯƠNG NHỰT HƯU NÓI : Tôi xem khắp trong ba tạng kinh và các bộ ký; rút lấy ý chỉ

Chi tiết hơn

No tile

No tile PHẦN IX CHƯƠNG 15 "An thương yêu! Khi anh nhận được thư này thì em không còn ở đây nữa. Đừng giận em vì đã đặt anh vào hoàn cảnh trớ trêu này, cái đám cưới mà chúng mình cùng mong chờ sẽ không thành. Anh

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT 590 Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa Ngày 5-9 tháng 11 năm 1991 (Manchester nước Anh) (Ngay trước khi tới cuộc họp mặt tại Nhà Thờ Thánh Augustinô, ma quỷ đã tấn công tôi, cốt ý để phá cuộc họp mặt. Tôi cầu

Chi tiết hơn

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: 60 22 34 Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do chọn đề tài Có thể nói rằng vè chiếm một vị trí quan

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 45-RÔ-MA.docx

Microsoft Word - 45-RÔ-MA.docx Thư của Phao-lô Gởi cho Người 1 Lời Mở Ðầu 1 Phao-lô, một đầy tớ 1 của Ðức Chúa Jesus Christ, được kêu gọi làm sứ đồ, được biệt riêng để rao truyền Tin Mừng của Ðức Chúa Trời, 2 là Tin Mừng đã được hứa

Chi tiết hơn

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2 Bạn nên thâm nhập tu trì một pháp môn: Người tọa thiền thì phải chuyên tâm trì chí học thiền tông. Người học giáo thì phải chuyên tâm trì chí học Giáo tông. Người học luật thì phải chuyên môn học Luật

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 10

CHƯƠNG 10 CHƯƠNG 10 KIẾN GIẢI VỀ NGHIỆP LÝ QUY LUẬT TÁC ĐỘNG VÀ PHẢN ỨNG Quy luật nghiệp lý là một trong những quy luật quan trọng nhất chi phối và điều động đời sống của chúng ta. Hiểu được nghiệp lý, sống trong

Chi tiết hơn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Người lãnh

Chi tiết hơn

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1 DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1 Mục Lục: 1. Duyên khởi:.......................... trang 03 2. Lời tri ân:............................ trang 06 3. Chương 1 Tổng quát về hộ niệm:.......... trang 09 4. Chương 2: Người

Chi tiết hơn

Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An Biến dời cuộc thế thình lình,* Thiện tồn ác thất Thiên đình số phân. Vần xây thế giái {giới} phàm trần, Sự mình không

Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An Biến dời cuộc thế thình lình,* Thiện tồn ác thất Thiên đình số phân. Vần xây thế giái {giới} phàm trần, Sự mình không Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An Biến dời cuộc thế thình lình,* Thiện tồn ác thất Thiên đình số phân. Vần xây thế giái {giới} phàm trần, Sự mình không biết mưu thâm ở người. Hư nên nhờ phận Phật Trời, Non

Chi tiết hơn

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại :   Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : www.sachvui.com Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuyện của bạn với người thân, bạn bè đều xoay quanh anh

Chi tiết hơn

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 47 Đọc Lại Lá Thư Cũ Số 60 AH Trần Trung Trực Không những vậy mà còn hay, xuất sắc là đằng khác. Thử xem: 1- Trang 1-4

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 47 Đọc Lại Lá Thư Cũ Số 60 AH Trần Trung Trực Không những vậy mà còn hay, xuất sắc là đằng khác. Thử xem: 1- Trang 1-4 SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 47 Đọc Lại Lá Thư Cũ Số 60 AH Trần Trung Trực Không những vậy mà còn hay, xuất sắc là đằng khác. Thử xem: 1- Trang 1-4 chữ AHCC biến thành hỏa tiễn hướng lên không gian

Chi tiết hơn