ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG"

Bản ghi

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN LÊ DUY ĐIỆP PHÂN BỐ BỨC XẠ SÓNG DÀI VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI LƢỢNG MƢA TRÊN KHU VỰC VIỆT NAM TRONG CÁC THỜI KỲ ENSO LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Hà Nội, 2014

2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN LÊ DUY ĐIỆP PHÂN BỐ BỨC XẠ SÓNG DÀI VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI LƢỢNG MƢA TRÊN KHU VỰC VIỆT NAM TRONG CÁC THỜI KỲ ENSO Chuyên ngành: Khí tượng - Khí hậu học Mã số: LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Trọng Hiệu Hà Nội, 2014

3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Tổng quan về các vấn đề liên quan đến bức xạ sóng dài Lý thuyết bức xạ sóng dài và phướng pháp tính toán Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến OLR Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến ENSO Khái quát về ENSO Các công trình nghiên cứu ENSO Một số nhận xét về chung và định hƣớng nghiên cứu của luận văn CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU Xác định các khu vực nghiên cứu OLR của Việt Nam và phụ cận Phƣơng pháp xác định các chu trình ENSO Xác định các trạm khí tƣợng tiêu biểu Tính toán các đặc trƣng thống kê Các đặc trưng thống kê về OLR Tính toán chuẩn sai lượng mưa trong các chu trình ENSO Phương pháp tính hệ số tương quan giữa OLR và lượng mưa Số liệu Số liệu OLR Số liệu mưa CHƢƠNG 3. BỨC XẠ SÓNG DÀI TRONG ĐIỀU KIỆN CHUNG, ĐIỀU KIỆN ENSO VÀ QUAN HỆ VỚI LƢỢNG MƢA Phân bố không gian và diễn biến thời gian của bức xạ sóng dài trong điều kiện chung Phân bố cường độ bức xạ sóng dài trung bình năm Phân bố cường độ bức xạ sóng dài đi ra trong các tháng Biến trình năm của bức xạ sóng dài đi ra Mức độ biến đổi của bức xạ sóng dài đi ra Phân bố bức xạ sóng dài trong điều kiện ENSO Phân bố bức xạ sóng dài trong điều kiện EL Nino Phân bố bức xạ sóng dài trong các điều kiện La Nina Chuẩn sai bức xạ sóng dài trong điều kiện ENSO Chuẩn sai bức xạ sóng dài đi ra trong điều kiện El Nino... 38

4 Chuẩn sai cường độ bức xạ sóng dài đi ra trong điều kiện La Nina Mối quan hệ giữa bức xạ sóng dài và lƣợng mƣa Quan hệ giữa lượng bức xạ sóng dài và lượng mưa trong điều kiện chung Quan hệ giữa chuẩn sai bức xạ sóng dài đi ra và chuẩn sai lượng mưa trong các điều kiện ENSO KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO... 61

5 DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 1.1:Phát xạ sóng dài và hấp thụ sóng ngắn trong khí quyển... 2 Hình 1.2: Sơ đồ hoàn lưu Walker trong điều kiện bình thường... 8 Hình 1.3: Sơ đồ hoàn lưu Walker trong điều kiện El Nino... 9 Hình 2.1: Các khu vực nghiên cứu OLR Hình 3.1:Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình năm (W/m 2 ) Hình 3.2: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng I (W/m 2 ) Hình 3.3: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng II (W/m 2 ) Hình 3.4: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng III (W/m 2 ) Hình 3.5: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng IV (W/m 2 ) Hình 3.6: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng V (W/m 2 ) Hình 3.7: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng VI (W/m 2 ) Hình 3.8: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng VII (W/m 2 ) Hình 3.9: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng VIII (W/m 2 ) Hình 3.10: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng IX (W/m 2 ) Hình 3.11: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng X (W/m 2 ) Hình 3.12: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng XI (W/m 2 ) Hình 3.13: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng XII (W/m 2 ) Hình 3.14: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng khu vực Bắc Bộ (W/m 2 ) Hình 3.15: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng khu vực Trung Bộ (W/m 2 ) Hình 3.16: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng khu vực Nam Bộ (W/m 2 ) Hình 3.17: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng khu vực Biển Đông (W/m 2 ). 27 Hình 3.18: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng khu vực Trường Giang Trung Quốc (W/m 2 ) Hình 3.19: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng khu vực Thấp Ấn Độ (W/m 2 ) Hình 3.20: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng khu vực Vịnh BenGan (W/m 2 ) Hình 3.21: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng khu vực Xích Đạo Đông Nam Á (W/m 2 ) Hình 3.22: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng khu vực Thấp Xích Đạo (W/m 2 ) Hình 3.23: Biến trình năm của lượng mưa trạm Sơn La và OLR Bắc Bộ Hình 3.24: Biến trình năm của lượng mưa trạm Hà Giang và OLR Bắc Bộ... 46

6 Hình 3.25: Biến trình năm của lượng mưa trạm Hà Nội và OLR Bắc Bộ Hình 3.27: Biến trình năm của lượng mưa trạm Đà Nẵng và OLR Trung Bộ Hình 3.28: Biến trình năm của lượng mưa trạm Buôn Mê Thuột và OLR Trung Bộ Hình 3.29: Biến trình năm của lượng mưa trạm Cần Thơ và OLR Nam Bộ... 49

7 DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 2.1: Các chu trình El Nino thời kỳ Bảng 2.2: Các chu trình La Nina thời kỳ Bảng 3.1: Lượng bức xạ song dài đi ra trung bình tháng và năm (W/m 2 ) Bảng 3.2: Độ lệch chuẩn (S) và biến suất (Sr) của bức xạ sóng dài Bảng 3.3: Trị số trung bình trong các đợt El Nino trên khu vực nghiên cứu (W/m 2 ) Bảng 3.4: Trị số trung bình trong các đợt La Nina trên khu vực nghiên cứu (W/m 2 ) Bảng 3.5: Trị số chuẩn sai trung bình trong các đợt El Nino trên khu vực nghiên cứu (W/m 2 ) Bảng 3.6: Trị số chuẩn sai trung bình trong các đợt La Nina trên khu vực nghiên cứu (W/m 2 ) Bảng 3.7: Hệ số tương quan giữa lượng bức xạ sóng dài đi ra với lượng mưa trung bình tháng trên 7 trạm tiêu biểu cho 7 vùng khí hậu Bảng 3.8: Một số đặc trưng về quan hệ giữa chuẩn sai bức xạ sóng dài ( OLR) với chuẩn sai lượng mưa ( R) trong các đợt El Nino ở Bắc Bộ Bảng 3.9: Một số đặc trưng về quan hệ giữa chuẩn sai bức xạ sóng dài đi ra ( OLR) với chuẩn sai lượng mưa ( R) trong các đợt El Nino ở Trung Bộ Bảng 3.10: Một số đặc trưng về quan hệ giữa chuẩn sai bức xạ sóng dài đi ra ( OLR) với chuẩn sai lượng mưa ( R) trong các đợt El Nino ở Nam Bộ Bảng 3.11: Một số đặc trưng về quan hệ giữa chuẩn sai bức xạ sóng dài đi ra ( OLR) với chuẩn sai lượng mưa ( R) trong các đợt La Nina ở Bắc Bộ Bảng 3.12: Một số đặc trưng về quan hệ giữa chuẩn sai bức xạ sóng dài đi ra ( OLR) với chuẩn sai lượng mưa ( R) trong các đợt La Nina ở Trung Bộ Bảng 3.13: Một số đặc trưng về quan hệ giữa chuẩn sai bức xạ sóng dài đi ra ( OLR) với chuẩn sai lượng mưa ( R) trong các đợt La Nina ở Nam Bộ... 57

8 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ISCU MJO NCAR NCEP NOAA OLR R UNEP UNESCO WMO BB BĐ NB TAD TGTQ TB TXD VBG XDDNA OLRTBN OLRTBE OLRTBLA OLR R International Council for Science (Hội đồng khoa học quốc tế) Madden-Julian Oscillation (Dao động madden-julian) The NationalCenter for Atmospheric Research (Trung tâm nghiên cứu khí quyển quốc gia, Mỹ) National Centers for Environmental Prediction (Trung tâm dự báo môi trường quốc gia, Mỹ) National Oceanic and Atmospheric Administration(Cơ quan quản lý khí quyển đại dương quốc gia, Mỹ) Outgoing Longwave Radiation (Bức xạ sóng dài đi ra) Rainfall (Lượng mưa) United Nations Environment Program (Chương trình Môi trường Liên hợp quốc) United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc) World Meteorological Organization (Tổ chức Khí tượng Thế giới) Bắc Bộ Biển Đông Nam Bộ Thấp Ấn Độ Trường Giang Trung Quốc Trung Bộ Thấp Xích Đạo Vịnh Bengal Xích Đạo Đông Nam Á Bức xạ sóng dài trung bình năm Bức xạ sóng dài trung bình thời kỳ El Nino Bức xạ sóng dài trung bình thời kỳ La Nina Chuẩn sai bức xạ sóng dài Chuẩn sai lượng mưa

9 LỜI CẢM ƠN Người đầu tiên tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc là GS.TS. Nguyễn Trọng Hiệu, người đã người đã dành rất nhiều thời gian để giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy, các Cô, các anh chị và các em đang công tác, giảng dạy tại Khoa khí tượng Thủy văn và Hải dương học. Xin gửi lời cảm ơn tới Phòng Sau đại học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình tôi học tập tại trường. Xin cảm ơn những bạn bè đồng nghiệp tại Trung tâm Nghiên cứu khí tượng khí hậu, Viện khoa học Khí tượng Thủy Văn và Môi trường đã giúp đỡ tôi trong quá trình tôi thực hiện luận văn. Cuối cùng là lời cảm ơn dành cho gia đình tôi, và tất cả bạn bè, người thân của tôi, người luôn quan tâm, động viên, khích lệ để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Hà Nội ngày 24 tháng 6 năm 2014

10 MỞ ĐẦU Việt Nam n m trong vùng nội chí tuyến, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với lượng mưa trung bình năm phổ biến là mm/năm, phân bố lượng mưa khá phức tạp và dao động mạnh mẽ tác động đến mọi hoạt động kinh tế xã hội của đất nước. Đặc biệt, sự dư thừa và thâm hụt lượng mưa đáng kể trong các chu kỳ hoạt động của ENSO (El Nino và La Nina) đã gây ra hạn hán, lũ lụt trên các vùng khí hậu của Việt Nam. Trong các yếu tố hoàn lưu, bức xạ sóng dài là nhân tố quan trọng không thể thiếu được trong mối quan hệ khí hậu hoàn lưu khí quyển. Trong các nhân tố tạo thành mưa, bức xạ sóng dài đi ra, gọi tắt là bức xạ sóng dài, ký hiệu là (OLR) đóng vai trò quan trọng phản ánh quá trình đối lưu. Do vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa phân bố OLR với mưa trong điều kiện bình thường cũng như trong điều kiện ENSO trên lãnh thổ nước ta đóng vai trò quan trọng trong việc lý giải đặc điểm chế độ mưa nói chung cũng như phân bố mưa trong điều kiện ENSO. Sự hiểu biết về mối quan hệ này giúp các nhà nghiên cứu, quản lý, hoạch định chính sách nắm bắt được chế độ mưa và lý giải mối quan hệ giữa ENSO và diễn biến lượng mưa trên các vùng miền nh m đưa ra được các giải pháp sản xuất hợp lý. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đề xuất đề tài Luận văn Phân bố bức xạ sóng dài và mối quan hệ với lượng mưa trên khu vực Việt Nam trong các thời kỳ ENSO. Luận văn được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu bức sóng dài ở Việt Nam và khu vực lân cận, nghiên cứu phân bố bức xạ sóng dài trong chu trình ENSO nh m lý giải tác động của ENSO đối với mưa. Để đạt được mục tiêu này, nội dung nghiên cứu chính của Luận văn được cấu trúc như sau: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trong chương này giới thiệu khái quát về bức xạ sóng dài, phương pháp tính toán bức xạ sóng dài, các công trình nghiên cứu ngoài nước và trong nước về bức xạ sóng dài, bức xạ sóng dài trong ENSO và những điều rút ra từ các công trình nghiên cứu đó. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và số liệu Trong chương này, trình bày phương pháp xác định các khu vực OLR ở Việt Nam và phụ cận, phương pháp xác định các chu trình ENSO, lựa lưới trạm lượng mưa tiêu biểu cho các vùng khí hậu ở Việt Nam, các phương pháp tính toán các đặc trưng thống kê phục vụ nghiên cứu luận văn và các nguồn số liệu cần thu thập. Chương 3: Bức xạ sóng dài trong điều kiện chung, điều kiện ENSO và quan hệ với lượng mưa Trong chương này, trình bày các kết quả thu nhận được về phân bố không gian và diễn biến thời gian của bức xạ sóng dài trong điều kiện chung, phân bố OLR và chuẩn sai OLR trong các chu trình El Nino, chu trình La Nina, quan hệ giữa biến trình OLR với biến trình lượng mưa trên các vùng khí hậu và quan hệ giữa chuẩn sai OLR với chuẩn sai lượng mưa các trạm tiêu biểu trong điều kiện EL Nino và La Nina. 1

11 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về các vấn đề liên quan đến bức xạ sóng dài Lý thuyết bức xạ sóng dài và phướng pháp tính toán a. Định nghĩa bức xạ sóng dài Trái đất và khí quyển nhận được nguồn bức xạ sóng ngắn đến từ mặt trời dưới dạng trực xạ và tán xạ và phản xạ đi một phần bức xạ sóng ngắn đến từ mặt trời đồng thời phát ra một lượng bức xạ sóng dài, được gọi chung là bức xạ sóng dài đi ra, viết tắt là bức xạ sóng dài, kí hiệu là OLR (outgoing longwave radiation). Hình 1.1:Phát xạ sóng dài và hấp thụ sóng ngắn trong khí quyển Bên cạnh bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời, bức xạ sóng dài của OLR với bước sóng λ>4μm, do mặt đất và khí quyển liên tục phát ra cũng đóng góp vai trò hết sức quan trọng. Nếu trực xạ và tán xạ hầu như là nguồn nhiệt duy nhất đến Trái Đất thì OLR là nguyên nhân mất nhiệt của Trái Đất vào không gian vũ trụ. Ngoài ra, OLR còn dẫn đến sự trao đổi nhiệt giữa mặt đất và khí quyển. b. Cách tính OLR Phương pháp tính toán thông lượng bức xạ sóng dài bao gồm 2 phần chính sau đây. Thông lượng bức xạ sóng dài trong điều kiện quang mây Trong điều kiện quang mây, thông lượng bức xạ hướng xuống tại độ cao Z được xác định b ng: ( ) ( ) [ ] ( ) [ ] (1.1) Thông lượng mức xạ hướng lên được xác định b ng 2

12 ( ) ( ) [ ] (1.2) Trong đó: : Nhiệt độ tại giới hạn trên của khí quyển : Nhiệt độ mặt đất : Hàm lượng ẩm trong cột khí quyển từ mặt đất đến đỉnh : Hàm lượng ẩm tại độ cao bất kỳ Suất xuyên thấu ( ) = : Thông lượng bức xạ vật đen Như vậy thông lượng bức xạ sóng dài trong điều kiện quang mây là = - (1.3) Thông lượng bức xạ trong điều kiện có mây Giả sử vùng khí quyển chia làm 3 loại: trên (H), giữa là (M), dưới là (L) thì lượng suất suy giảm bức xạ của chúng lần lượt là,. Lấy = 0,5 còn = = 1 Khi đó thông lượng bức xạ sóng dài trong từng loại mây là: = F * (1.4) Gọi hiệu suất ngăn cản bức xạ sóng dài của từng loại mây ( ) là, thì (1.5) Từ đó ta tính được thông lượng bức xạ sóng dài thực tế là: (1.6) (1.7) Và do đó khi Z là đỉnh tầng khí quyển, trở thành OLR (1.8) 3

13 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến OLR a. Nghiên cứu trên thế giới Trước những năm 1980, nghiên cứu OLR chủ yếu nh m mục đích phục vụ nghiên cứu khí hậu. Tuy nhiên 30 năm trở lại đây khi số liệu tái phân tích phổ biến thì nghiên cứu OLR để dự báo mưa đã được tiến hành rộng rãi. Nhiều nhà dự báo đã sử dụng OLR trên ô lưới để phân tích, dự báo mưa. Năm 1988, tác giả Kousky, Vernon và cộng sự trong công trình nghiên cứu Chế độ bức xạ sóng dài 5 ngày trên vùng Nam Mỹ đã xác định thời kỳ bắt đầu và kết thúc mùa mưa trên khu vực Nam Mỹ căn cứ vào chỉ số OLR. Các tác giả cho r ng, với OLR <240W/m 2 thì mùa mưa bắt đầu hoạt động, còn khi OLR > 240W/m 2 thì mùa mưa trên khu vực Nam Mỹ kết thúc [18]. Năm 1999, trong báo cáo đặc biệt Diễn giải khoa học kỹ thuật sự kiện El Nino của Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), tổ chức văn hóa, khoa học giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), Chương trình môi trường liên hợp quốc (UNEP) và Hội đồng khoa học quốc tế (ISCU) đã chỉ rõ mối quan hệ ngược chiều giữa OLR khu vực xích đạo trung tâm Thái Bình Dương (120W 170W), Đông Thái Bình Dương (60W 120W) với lượng mưa khu vực bờ biển Equador trong thời gian [12]. Năm 2000, Prasad và cộng sự với công trình nghiên cứu Dự báo lượng mưa mùa hè ở Ấn Độ b ng bức xạ sóng dài trên Ấn Độ Dương đã sử dụng OLR trên Ấn Độ Dương (30 N-30 S và 40 E-100 E) giai đoạn từ để phân tích mối quan hệ với lượng mưa trong gió mùa mùa hè. Nhóm nghiên cứu cho r ng, OLR trên khu vực vịnh Bengal (gần 22,5 N và 92,5 E) và phía nam Ấn Độ Dương (gần 30 S và 97,5 E) có liên quan đến lượng mưa gió mùa mùa hè. Ngoài ra, các tác giả cũng đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ mạnh mẽ giữa OLR với lượng mưa gió mùa mùa hè Ấn Độ [22]. Năm 2001, trong công trình nghiên cứu Chẩn đoán về biến động ngoại mùa của gió mùa châu, nhóm tác giả Annmalai, Slingo đã tính toán sự khác nhau của hai quy mô biến đổi của OLR chủ yếu trong mùa, ngày và ngày. Phân tích tổng hợp số liệu OLR trên lãnh thổ Ấn Độ cho thấy trong giai đoạn hoạt động mạnh của gió mùa, đối lưu được tăng cường đáng kể trong lục địa Ấn Độ, mở rộng trên vịnh Bengal [23]. Năm 2002, Tác giả John L và cộng sự đã công bố công trình nghiên cứu Mối quan hệ giữa nguồn nhiệt khu vực xích đạo nhiệt đới Đông Nam với hiện tượng ENSO. Trong nghiên cứu này, các tác giả cho r ng OLR có mối quan hệ rõ ràng với dao động Nam. Trong đó, OLR của khu vực có tương quan rõ ràng nhất với chỉ số SOI vào mùa đông. Các tác giả cũng chỉ ra r ng, khi OLR giảm thì lượng mưa trên khu vực nghiên cứu tăng và ngược lại [17]. Năm 2003, trong công trình Tổng quan các nghiên cứu gần đúng về biến động trong mùa và dự báo của Waliser, các tác giả đã sử dụng chuẩn sai OLR và quan hệ giữa OLR với lượng mưa để dự báo mưa ở Ấn Độ [25]. 4

14 Năm 2004, Bansod.S.D và cộng sự với công trình nghiên cứu Bức xạ sóng dài trên vùng nhiệt đới Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và lượng mưa gió mùa mùa hè Ấn Độ đã xây dựng mối quan hệ giữa OLR các vùng nói trên với lượng mưa gió mùa mùa hè Ấn Độ trong thời kỳ từ tháng VI đến tháng IX. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả đã chỉ ra r ng, OLR có thể sử dụng trong dự báo mưa trong mùa mưa [7]. Năm 2004, nhà khoa học Ấn Độ C.V.Singh đã chỉ ra các chu kỳ mưa giữa các năm hạn và lũ lụt của mùa gió mùa ở vùng Ấn Độ có tương quan lớn đến bức xạ sóng dài (OLR) [10]. Năm 2004, theo nghiên cứu của Gu Lei và Huang Ronghui (Trung Quốc), các khu vực có bức xạ sóng dài dưới 230W m 2 thì thể hiện đối lưu mạnh nhất trong dải mưa trong gió mùa [13]. Năm 2004, trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học Nhật Bản Jeyasu Takimoto và Jun Matsumoto đã dựa vào OLR trên khu vực phía Tây Nhật Bản để chỉ ra r ng khi bức xạ sóng dài đạt tới 230W m 2 và duy trì khoảng giá trị này trong thời gian 10 ngày thì mùa Baiu hình thành và tiếp tục phát triển [16]. Năm 2005, tác giả Leila, M.V Carvalho và cộng sự trong công trình nghiên cứu Các pha đối nghịch trong dao động ở Nam Cực và quan hệ với hoạt động mùa và trên mùa trong vùng nhiệt đới trong mùa hè ở Úc đã sử dụng SST, gió ở mực 200 hpa và OLR để đánh giá hoạt động của dao động Nam. Thông qua kết quả nghiên cứu, các tác giả khẳng định mối quan hệ giữa dao động Madden Julian (MJO) với mưa thời kỳ gió mùa tăng cường trên các khu vực ngoại nhiệt đới của Nam bán cầu [19]. Năm 2005, tác giả Mathiew Barlow và cộng sự trong công trình nghiên cứu Mô hình hóa lượng mưa ngày ở Tây Nam b ng dao động Madden-Julian cho r ng chỉ số MJO ở phía đông Ấn Độ Dương có ảnh hưởng đáng kể đến lượng mưa khu vực Tây Á [20]. Năm 2007, tác giả M. Gonzalez và cộng sự với công trình nghiên cứu Đặc tính của thời kỳ bắt đầu mưa ở Nam Mỹ đã xây dựng mối quan hệ giữa OLR với lượng mưa ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực Nam Mỹ để mô tả thời kỳ bắt đầu gió mùa mùa hè. Kết quả cho thấy, OLR có quan hệ chặt chẽ với lượng mưa và sự tiến triển của hoạt động đối lưu [21]. Năm 2008, tác giả Bernard Fontaine và cộng sự trong công trình nghiên cứu Xác định khả năng dự báo OLR dựa trên thời kỳ bắt đầu gió mùa Tây Phi được đăng trên tạp chí "International Journal of Climatology đã sử dụng chỉ số OLR giai đoạn để thử nghiệm dự báo chế độ mưa thời kỳ bắt đầu mùa mưa. Kết quả nghiên cứu cho r ng, sử dụng chỉ tiêu OLR thấp hơn 180 W/m 2 cho phép xác định tốt hơn ngày bắt đầu mùa mưa [8]. Năm 2010, trong công trình p lực đa chiều của cao nguyên Tây Tạng và tác động đến khí hậu của Gouxiong, Toshio Koike, Yimin Liu và Kenji Taniguchi, các tác giả đã sử dụng OLR để nghiên cứu dao động theo mùa của mây trên phần phía Đông của cao 5

15 nguyên Tây Tạng cũng như mặt cắt thảng đứng của khí quyển và điều kiện ẩm sản sinh mây [14]. Cũng trong năm 2010, OLR cũng được đề cập trong công trình Hệ thống gió mùa Nam Mỹ của Brant Liebmann và C.Roberto Mechoso, các tác giả đã sử dụng OLR để xác định thời điểm gió mùa bột phát. Theo các tác giả, thời điểm gió mùa bộc phát là khi OLR dưới 200W/m 2. Định nghĩa đó đảm bảo cho một quá trình thiết lập gió mùa với gió Tây Bắc xuống Đông Nam và quá trình suy thoái gió mùa từ Đông Nam lên Tây Bắc [9]. Năm 2010, E. Omogbai và J Hum Ecol trong công trình nghiên cứu Một dự báo thử nghiệm mưa gió mùa ở Nigeria đã sử dụng OLR và SSTA làm nhân tố dự báo để dự báo lượng mưa mùa ở Nigeria. Trong nghiên cứu này các tác giả đã chỉ ra hệ số tương quan giữa OLR và lượng mưa trên lãnh thổ Nigeria là khá tốt, khoảng 0,32-0,62 [24]. b. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến bức xạ sóng dài Vào những năm Nguyễn Trọng Hiệu đề cập đến phân bố bức xạ sóng dài mặt đất thông qua công trình nghiên cứu cán cân bức xạ thực nghiệm ở Việt Nam [1]. Năm 2006, báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp bộ Nghiên cứu ảnh hưởng cùa gió mùa Úc đến thời tiết khí hậu Việt Nam của Nguyễn Viết Lành và ctv đã dùng chuẩn sai của OLR để xây dựng các chỉ số đối lưu [4]. Năm 2007, Nguyễn thị Hiền Thuận trong luận án tiến sĩ Ảnh hưởng của ENSO đến gió mùa mùa hè và mưa ở Nam Bộ đã coi OLR là đối nghịch của chỉ số đối lưu (CSĐL) chuẩn hóa CSĐL trong các năm từ 1979 đến 2004 và phân tích xu thế biến đổi của chỉ số này [6]. Theo tác giả, các mùa hè có El Nino đều có CSĐL chuẩn hóa 0, chứng tỏ đối lưu yếu hơn bình thường, những mùa hè có CSĐL thấp đều thuộc các năm có El Nino cường độ mạnh. Theo tác giả, trong các đợt El Nino , thì CSĐL nhỏ hơn trung bình nhiều năm. Trong các mùa hè có La Nina phần lớn CSĐL chuẩn hóa đều >0, nghĩa là CSĐL mạnh hơn bình thường. Năm 2009, trong công trình tổng kết đề tài nghiên cứu Nghiên cứu quan hệ giữa gió mùa đông và lượng mưa trong mùa lũ khu vực Vân Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam tác giả Phạm Thị Thanh Hương và cộng sự đã đưa ra các nhận định sau đây về OLR [3]. Trên bản đồ Đông mở rộng có 2 vùng OLR cao, một ở phía Tây Ấn Độ - Pakistan và một ở trung tâm Thái Bình Dương và hai vùng OLR thấp, một ở cao nguyên Tây Tạng và một ở vùng biển Đông gần xích đạo. Các vùng OLR cao thay đổi cường độ theo các tháng mùa hè, rất mạnh trong các tháng đầu và cuối mùa hè (tháng V và X) và không mạnh lắm trong các tháng giữa mùa hè nhất là tháng VII và tháng VIII. 6

16 Các vùng OLR thấp thì không thay đổi mấy về cường độ: tương đối mạnh trong các tháng giữa mùa và tương đối yếu trong các tháng đầu và cuối mùa hè. Phạm vi hoạt động của các trung tâm OLR cũng thay đổi Năm 2012, Phạm Thị Thanh Hương và nhóm tác giả cũng đã phân tích phân bố OLR trong cơ chế gió mùa mùa đông trên các khu vực Đông - Tây Thái Bình Dương. Năm 2013, đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước Nghiên cứu các đặc trưng cơ bản và tác động của ENSO đến hạn hán, mưa lớn ở Việt Nam và khả năng dự báo đã xây dựng các bản đồ phân bố OLR trên khu vực Đông Tây Thái Bình Dương mở rộng [2] Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến ENSO Khái quát về ENSO a. Hiện tượng En Nino/La Nina El Nino là từ được dùng để chỉ hiện tượng nóng lên dị thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương. La Nina là hiện tượng lớp nước biển bề mặt ở khu vực nói trên lạnh đi dị thường, xảy ra với chu kỳ tương tự hoặc thưa hơn El Nino, kéo dài 6-12 tháng, hoặc lâu hơn, thường xuất hiện 3-4 năm 1 lần, song cũng có khi dày hơn hoặc thưa hơn. ENSO là chữ viết tắt của các từ ghép El Nino Southern Oscillation (El Nino - Dao động Nam) để chỉ cả 2 hai hiện tượng El Nino và La Nina và dao động của khí áp giữa Đông Thái Bình Dương với Tây Thái Bình Dương - Đông Ấn Độ Dương (được gọi là Dao động Nam) để phân biệt với dao động bắc của khí áp ở Bắc Đại Tây Dương. b. Dao động NAM và hoàn lưu Walker Dao động Nam (Southern Oscillation) là sự dao động của khí áp quy mô lớn, từ năm này qua năm khác ở 2 phía Đông và Tây của khu vực xích đạo Thái Bình Dương, được Gilbert I.Walker phát hiện vào cuối những năm 20 của thế kỷ trước. Hơn 40 năm sau, Jacob Bjerknes (1966) thừa nhận có sự dao động cỡ lớn trong hoàn lưu tín phong của Bán cầu Bắc và Nam ở Thái Bình Dương và ông cho r ng nó có liên quan với Dao động Nam. Khi tín phong mạnh, nước tương đối lạnh có nguồn gốc nước trồi ở xích đạo thuộc bờ biển Nam Mỹ được hình thành bởi áp lực của gió Đông lên bề mặt đại dương, mở rộng về phía Tây tới trung tâm Thái Bình Dương. Sự chênh lệch khí áp giữa Đông (cao) và Tây (thấp) và nhiệt độ giữa Đông (thấp) và Tây (cao) trên khu vực xích đạo Thái Bình Dương dẫn đến chuyển động ngược chiều của không khí ở tầng thấp (gió Đông) và trên cao (gió Tây); ở phía Đông có chuyển động giáng, ở phía Tây có chuyển động thăng của không khí, tạo thành một hoàn lưu khép kín, được Bjerknes gọi là Hoàn lưu Walker. Chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa Đông và Tây Thái Bình Dương càng lớn, hoàn lưu Walker càng mạnh, ngược lại, chênh lệch nhiệt độ và khí áp giảm, hoàn lưu Walker yếu đi. 7

17 Thông thường, nhiệt độ nước biển giảm dần theo độ sâu nên từ mặt biển đến độ sâu khoảng vài trăm mét, nhiệt độ ở vùng biển phía Tây Thái Bình Dương cao hơn phía Đông, tạo ra một lớp nước chuyển tiếp giữa lớp nước bên trên nóng hơn với lớp nước bên dưới lạnh hơn, có độ nghiêng từ Đông sang Tây Thái Bình Dương, thường được gọi là nêm nhiệt (the Thermocline). Độ sâu của nêm nhiệt ở bờ phía Tây khoảng 200m, giảm dần về bờ phía Đông chỉ còn vài chục mét. Khi hoàn lưu Walker mạnh lên, hoạt động của nước trồi tăng lên, độ nghiêng của nêm nhiệt lớn hơn, trái lại, khi hoàn lưu Walker yếu đi, nước trồi bị hạn chế, độ nghiêng của nêm nhiệt giảm đi. Đối lưu phát triển Gió Tây HOÀN LƯU WALKER Chuyển động giáng Xích đạo Nóng, khí áp thấp Gió Đông Tín phong NBC Tín phong BBC Lạnh, khí áp cao Nêm nhiệt Nước trồi Đ 80 0 T Hình 1.2: Sơ đồ hoàn lưu Walker trong điều kiện bình thường c. Tương tác đại dương khí quyển Tương tác đại dương - khí quyển là quá trình trao đổi nhiệt, ẩm, động lượng, năng lượng giữa lớp nước bề mặt đại dương với lớp không khí bên trên, chủ yếu thông qua hoạt động đối lưu và các xoáy khí quyển. Trên khu vực phía Tây xích đạo Thái Bình Dương, thường diễn ra hoạt động đối lưu sâu trong nhánh phía Tây của hoàn lưu Walker. Mây, mưa nhiều và lượng bức xạ OLR từ mặt biển thường không vượt quá 240W/m 2. Trái lại, ở vùng xích đạo phía Đông Thái Bình Dương, trong nhánh phía Đông của Hoàn lưu Walker thường có chuyển động giáng của không khí, hoạt động đối lưu bị hạn chế, ít mây, mưa. Lượng bức xạ OLR từ mặt biển thường đạt những giá trị cực đại (>280W/m 2 ). Khi hoàn lưu Walker hoạt động yếu hơn bình thường, vùng đối lưu sâu ở Tây Thái Bình Dương bị dịch chuyển về phía Đông đến trung tâm Thái Bình Dương, làm tăng cường các chuyển động xoáy của khí quyển ở vùng này, lượng mây và mưa tăng lên; OLR giảm. Trái lại, ở vùng phía Tây Thái Bình Dương xích đạo, đối lưu bị hạn chế, lượng mây và mưa giảm đi; OLR tăng. d. Cơ chế hoạt động của ENSO 8

18 Dưới áp lực của gió Đông tầng thấp, mặt biển khu vực xích đạo Thái Bình Dương nghiêng về phía Đông (mực nước biển ở bờ phía Tây Thái Bình Dương cao hơn ở bờ phía Đông khoảng 30-70cm). Khi hoàn lưu Walker suy yếu hoặc bị tách thành 2 phần, áp lực của gió Đông lên mặt biển giảm đi, kéo theo sự suy yếu của nước trồi và dòng chảy hướng Tây, nước biển từ vùng bể nóng Tây Thái Bình Dương nhanh chóng đổ dồn về phía Đông, tạo thành một sóng đại dương xích đạo (sóng Kelvin) lan truyền về phía Đông và nhiệt từ vùng bể nóng được vận chuyển về vùng trung tâm và Đông Thái Bình Dương, làm cho nước biển bề mặt ở vùng này nóng lên dị thường. Kết quả là chênh lệch nhiệt độ nước biển giữa vùng phía Đông và phía Tây giảm đi, độ sâu của nêm nhiệt ở bờ phía Tây giảm đi, trong khi ở bờ phía Đông tăng lên, trao đổi nhiệt thẳng đứng trong lớp nước xáo trộn đại dương mạnh mẽ hơn. Sóng Kelvin lan truyền tới bờ phía Đông Thái Bình Dương trung bình mất khoảng 50 ngày và bị phản xạ trở lại. Sự phản xạ này gây ra một sóng đại dương (sóng Rossby) chuyển động về phía Tây với thời gian trung bình khoảng 6 tháng, qua đó, lớp nước bề mặt ấm lại được vận chuyển về phía Tây. Sự phản xạ qua lại của các sóng Kelvin và Rossby ở 2 bờ của Thái Bình Dương quyết định độ dài và tính không ổn định trong các pha của một chu trình El Nino. Như vậy, có thể thấy sóng Kelvin làm giảm chênh lệch nhiệt độ giữa Đông và Tây Thái Bình Dương (hiệu ứng âm), trái lại, sóng Rossby cho hiệu ứng dương làm tăng chênh lệch nhiệt độ giữa Đông và Tây, Thái Bình Dương. Khi hoàn lưu Walker mạnh hơn bình thường, áp lực gió Đông lên mặt biển tăng lên, có thể dẫn đến một chu trình ngược lại với chu trình El Nino (chu trình La Nina) do hoạt động của nước trồi mạnh hơn và bình lưu lạnh hướng Tây tăng lên, làm cho vùng biển trung tâm và Đông Thái Bình Dương lạnh đi dị thường trong khi ở Tây Thái Bình Dương nóng lên, đối lưu phát triển, mưa nhiều và dồn dập. Hình 1.3: Sơ đồ hoàn lưu Walker trong điều kiện El Nino Các công trình nghiên cứu ENSO 9

19 a. Các công trình nghiên cứu ENSO ngoài nước Vấn đề ENSO được chú ý nhiều từ những năm 1970 đến giữa thập kỉ 1980 khi trên thế giới đặc biệt quan tâm đến sự kiện ENSO lịch sử ở Peru, Ecuado và Mỹ. Từ đó vấn đề ENSO được những nhà khoa học và các tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm và thực hiện nhiều công trình nghiên cứu. Ở châu năm 1991 Chương trình phát triển Liên hợp quốc, Chương trình môi trường Liên hợp quốc tổ chức hội thảo ENSO và biến đổi khí hậu tại Bangkok, Thái Lan đưa ra các khuyến cáo đáng chú ý như sau: Xã hội loài người từng chịu nhiều tác động của ENSO Các cực trị khí hậu liên quan đến ENSO đã ảnh hưởng đến nhiều hoạt động kinh tế - xã hội (sản xuất lương thực, thủy hải sản, nguồn nước). Các khu vực Ấn Độ, Úc thường có lũ lụt trong thời gian có La Nina và xảy ra hạn hán trong thời gian có El Nino Vào năm 1991, Vương Thiệu Vũ (Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc) công bố công trình Quá trình lịch sử của các đợt ENSO Năm 1998, Tổ chức Khí tượng thế giới công bố tài liệu cập nhật về El Nino và tác động của El Nino năm Đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học của nhiều nhà khoa học, nhiều tổ chức khoa học trên nhiều châu lục, đặc biệt là châu, châu Mỹ, châu Úc công bố rất nhiều công trình nghiên cứu về ENSO và tác động của ENSO đến thời tiết, mưa lớn, hạn hán,...phương pháp nghiên cứu ENSO, dự báo ENSO, và dự báo lượng mưa trong ENSO. Sau đây là một vài ví dụ điển hình: Năm 2008, báo cáo Hệ thống gió mùa Nam Mỹ của Brant Liebman công bố năm 2008 chỉ ra r ng ENSO liên quan đến sự giảm sút lượng mưa gần xích đạo và sự gia tăng lượng mưa ở Đông Mỹ, Trung Mỹ [9]. Cũng trong năm 2008, trong báo cáo của Harry H.Handen Dự báo lượng mưa gió mùa mùa hè ở Úc công bố nhận định r ng lịch sử dự báo mưa ở Úc ghi nhận nhiều ảnh hưởng mạnh mẽ và dai dẳng của ENSO [15]. Năm 2009, báo cáo Gió mùa Đông công bố, C.P Chang cho r ng lượng mưa trên lục địa có quan hệ phức tạp với ENSO, nhất là trong mùa khô [11]. Trong thời gian gần đây, ngoài các nghiên cứu về ENSO, các cơ quan khí tượng trên thế giới đặc biệt chú ý đến việc theo dõi, cảnh báo và dự báo ENSO. Trên các trang Web của nhiều tổ chức, trong đó có Cơ quan Quốc gia về đại dương và khí quyển Mỹ (NOOA), Viện Nghiên cứu về dự báo khí hậu Mỹ (IRI) thường xuyên đăng tải các chỉ số ENSO, dự báo diễn biến các chỉ số ENSO và cảnh báo El Nino hoặc La Nina. Cũng từ các tổ chức này nhiều lịch ENSO trong các thời kỳ khác nhau đã được xác định [27]. b. Nghiên cứu ENSO trong nước 10

20 Ở Việt Nam, nghiên cứu ENSO bắt đàu từ những năm 1990 với nhiều công trình mang tính tổng quan về ENSO. Thời gian từ năm 1995 đến 2000 có nhiều bài báo liên quan đến tác động của ENSO đến bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, hạn hán,...của nhiều tác giả: Nguyễn Doãn Toàn, Phạm Đức Thi, Bùi Minh Tăng, Kiều Thị Xin, Phạm Văn Huấn, Phan Văn Tân, Lê Nguyên Tường,... Từ 1999 đến 2000, đề tài Tác động của ENSO đến thời tiết, khí hậu, môi trường và kinh tế xã hội ở Việt Nam được thực hiện với sự chủ trì của Nguyễn Đức Ngữ và sự tham gia của nhóm cán bộ khoa học của Tổng cực Khí tượng Thủy văn trước đây. Đề tài đã hoàn thành nghiên cứu về các chế độ hoạt động của ENSO và gió mùa châu, ảnh hưởng của ENSO đến khí hậu, thời tiết, tài nguyên nước và ứng dụng ENSO dự báo khí hậu hạn ngắn. Trong những sản phẩm của đề tài có xây dựng lịch ENSO thời kỳ dựa trên các thay đổi về chuẩn sai nhiệt độ mặt nước biển khu vực Nino3 [5]. Hiện nay đề tài Nghiên cứu những đặc trưng cơ bản và tác động của ENSO đến hạn hán, mưa lớn ở Việt Nam và khả năng dự báo đang thực hiện với sự chủ trì của Nguyễn Trọng Hiệu và cộng tác viên, cũng xác định lịch ENSO thời kỳ dựa trên chuẩn sai nhiệt độ mặt nước biển khu vực Nino3,4 [3] Một số nhận xét về chung và định hƣớng nghiên cứu của luận văn 1. OLR là một trong những yếu tố bức xạ quan trọng đã được nghiên cứu từ lâu song những ứng dụng của ENSO mới được phát triển trong vài chục năm gần đây nhờ những tiến bộ về khoa học kỹ thuật. 2. Ở nước ngoài cũng như ở trong nước, nghiên cứu OLR được quan tâm về nhiều nội dung, từ quan trắc OLR, tính toán OLR, phân bố không gian và diễn biến thời gian của OLR, quan hệ giữa OLR hoặc đối lưu gây mưa. Với các đặc trưng ENSO, đặc trưng hoàn lưu, đặc biệt là ứng dụng chuẩn sai OLR dự báo thời tiết, dự báo khí hậu. 3. Các công trình nghiên cứu về ENSO hết sức đồ sộ, nhiều cơ quan khoa học quốc tế, quốc gia, các nhà khoa học ngoài nước và trong nước đã thu được rất nhiều thành tựu to lớn bao hàm các vấn đề chủ yếu: Cơ cấu của ENSO, tác động của ENSO đến thời tiết, khí hậu, kinh tế xã hội, môi trường và cả dự báo ENSO, trên nhiều châu lục, nhiều quốc gia và cả ở Việt Nam. 4.Việt Nam là một trong những nước ở Đông Nam, chịu nhiều tác động của ENSO do đó, vấn đề ENSO đã được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm từ những năm Cho đến nay đề tài ENSO vẫn đang được tổ chức nghiên cứu và hứa hẹn thu được nhiều kết quả cụ thể hơn nữa. 5. Trong pham vi luận văn tác giả không có điều kiện nghiên cứu tính toán OLR mà chỉ sử dụng số liệu OLR từ bộ số liệu phân tích lại của NCEP/NCAR và trên cơ sở số liệu đó nghiên cứu phân bố không gian và diễn biến thời gian của OLR, mối quan hệ giữa OLR và các chu trình ENSO, cũng như đặc điểm mưa trong các chu trình El Nino và chu trình La Nina. 11

21 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU Để hoàn thành nội dung nghiên cứu của luận văn cần phải thực hiện các tính toán sau đây. Bước 1: Xác định các khu vực nghiên cứu OLR của Việt Nam và phụ cận Bước 2: Xác định các chu trình El Nino và chu trình La Nina Bước 3: Xác định các trạm khí tượng tiêu biểu cho các vùng khí hậu Bước 4: Tính toán các đặc trưng thống kê sau đây: a) Lượng bức xạ sóng dài đi ra (OLR) tháng và năm trên các khu vực Việt Nam và phụ cận. b) Lượng mưa tháng và năm trên các trạm khí tượng tiêu biểu cho các vùng khí hậu của Việt Nam c) OLR và chuẩn sai OLR trong các chu trình El Nino và La Nina d) Chuẩn sai lượng mưa trong các chu trình El Nino và La Nina e) Hệ số tương quan giữa lượng bức xạ sóng dài trung bình tháng và lượng mưa trung bình tháng. f) Hệ số tương quan giữa chuẩn sai OLR và chuẩn sai lượng mưa trong các chu trình El Nino và La Nina trên các trạm tiêu biểu cho các vùng khí hậu của Việt Nam 2.1. Xác định các khu vực nghiên cứu OLR của Việt Nam và phụ cận Để nhận định về phân bố không gian và thời gian OLR của Việt Nam và phụ cận, xác định 9 khu vực sau đây (Hình 2.1): Hình 2.1: Các khu vực nghiên cứu OLR : Phạm vi nghiên cứu : Tâm điểm của khu vực 1 : Số thứ tự của khu vực 12

22 Khu vực 1: Bắc Bộ (BB, 20 0 N 24 0 N, E E) Khu vực 2: Trung Bộ (TB, 10 0 N 20 0 N, E E) Khu vực 3: Nam Bộ (NB, 8 0 N 12 0 N, E E) Khu vực 4: Biển Đông (NB, 5 0 N 20 0 N, E E) Khu vực 5: Trường Giang Trung Quốc (TGTQ, 25 0 N 35 0 N, 80 0 E E) Khu vực 6: p thấp Ấn Độ (TAD, 5 0 N 25 0 N, 60 0 E E) Khu vực 7: Vịnh Bengal (VBG, 5 0 N 20 0 N, 80 0 E E) Khu vực 8: Xích Đạo Đông Nam (XDDNA, 5 0 S 5 0 N, 80 0 E E) Khu vực 9: p thấp xích đạo (TXD, 10 0 S 10 0 N, E E) 2.2. Phƣơng pháp xác định các chu trình ENSO Các chu trình El Nino và La Nina được xác định theo tiêu chí sau: Chu trình El Nino là một chuỗi thời gian liên tục không dưới 6 tháng có trị số trung bình trượt chuẩn sai nhiệt độ mặt nước biển (SSTA) khu vực NINO 3.4 (5 0 S 5 0 N, 90 0 W W) 0,5 0 c. Chu trình La Nina là một chuỗi thời gian liên tục không dưới 6 tháng có trị số trung bình trượt của SSTA khu vực NINO 3.4 không quá -0,5 0 c. Các chu trình El Nino và La Nina thời kỳ được liệt kê trong Bảng 2.1và Bảng 2.2. Bảng 2.1: Các chu trình El Nino thời kỳ Thứ tự Chu trình El Nino Tháng, năm bắt đầu Tháng, năm kết thúc Dài (L) Max SSTA Tháng Năm Tháng Năm tháng Trị số Tháng Năm Phân loại chu trình 1 E , N 2 E , N 3 E , N 4 E , N 5 E , N 6 E , N 7 E , D 13

23 8 E , D 9 E , D 10 E , N 11 E , D 12 E , N 13 E , N Bảng 2.2: Các chu trình La Nina thời kỳ Thứ tự Chu trình La Nina Tháng, năm bắt đầu Tháng, năm kết thúc Dài (L) Max SSTA Tháng Năm Tháng Năm tháng Trị số Tháng Năm Phân loại chu trình 1 La , N 2 La , N 3 La , D 4 La , D 5 La , N 6 La , N 7 La , N 8 La , D 9 La , N 10 La , D 11 La , N 2.3. Xác định các trạm khí tƣợng tiêu biểu 14 Chú thích: N: Ngắn, D: Dài Số liệu lượng mưa được lấy từ 7 trạm khí tượng tiêu biểu cho 7 vùng khí hậu, cụ thể như sau: Tây Bắc:Sơn La (vĩ độ 21.33, kinh độ ) Đông Bắc: Hà Giang (vĩ độ 22.82, kinh độ ) Đồng B ng Bắc Bộ: Hà Nội (vĩ độ 21.33, kinh độ ) Bắc Trung Bộ: Vinh (vĩ độ 18.67, kinh độ ) Nam Trung Bộ: Đà Nẵng (vĩ độ 16.03, kinh độ )

24 Tây Nguyên: Buôn Mê Thuật (vĩ độ 12.67, kinh độ ) Nam Bộ: Cần Thơ (vĩ độ 10.03, kinh độ ) 2.4. Tính toán các đặc trƣng thống kê Các đặc trưng thống kê về OLR 1) Trị số OLR trung bình tháng (j) ( ) (2.1) j = I, II, XII Trong đó: OLR jt là bức xạ sóng dài tháng j năm t 2) Trị số OLR trung bình năm 3) Chuẩn sai OLR tháng j năm t ( ) (2.2) (2.3) 4) Độ lệch tiêu chuẩn của OLR tháng j ( ) (2.4) 5) Biến suất của OLR tháng j (%) (2.5) 6) Trị số trung bình OLR trong các chu trình ENSO ( ) (2.6) Trong đó: : Trị số trung bình của OLR trong chu trình ENSO dài L tháng : Trị số trung bình của OLR trong tháng thứ 1 của chu trình ENSO : Trị số trung bình của OLR trong tháng thứ L của chu trình ENSO 7) Chuẩn sai OLR trong các chu trình ENSO: ( ) (2.7) Trong đó: OLR ct : Chuẩn sai OLR trong chu trình ENSO dài L tháng OLR 1 : Chuẩn sai OLR trong tháng thứ 1 của chu trình ENSO 15

25 OLR L : Chuẩn sai OLR trong tháng thứ L của chu trình ENSO Tính toán chuẩn sai lượng mưa trong các chu trình ENSO 8) Chuẩn sai lượng mưa trạm S trong chu trình ENSO ( ) (2.8) Trong đó: Rs,ct: Chuẩn sai lượng mưa tại trạm S chu trình ENSO dài L tháng Rs,1: Chuẩn sai lượng mưa tại trạm S trong tháng thứ 1 của chu trình ENSO Rs,l: Chuẩn sai lượng mưa tại trạm S trong tháng L của chu trình ENSO Phương pháp tính hệ số tương quan giữa OLR và lượng mưa 9) Hệ số tương quan giữa OLR trung bình tháng và lượng mưa trung bình tháng ( )( (2.9) Trong đó: : Lượng mưa trung bình tháng j (j = ) : OLR trung bình tháng j (j = ) Với j = 12, được coi là rõ rệt khi, đáng kể khi 10) Hệ số tương quan giữa chuẩn sai bức xạ sóng dài và chuẩn sai lượng mưa trạm S hoặc vùng V như sau: Trong đó: ( ) : Số lần x i * y i 0 ( ) : Số lần x i * y i 0 x i : Chuẩn sai OLR trong chu trình i ( ) ( ) ( ) ( ) y i : Chuẩn sai R trong chu trình I tại trạm S hoặc vùng V Với 13 chu trình El Nino, r được coi là rõ rệt khi r > 0,51, đáng kể khi r > 0,26. Với 11 đợt La Nina, r được coi là rõ rệt khi r > 0,55, đáng kể khi r > 0, Số liệu Số liệu OLR 16 (2.10) Số liệu OLR được lấy từ trang Web: thời kỳ 1960 đến 2009 của NCAR-NCEP.

26 Số liệu mưa Số liệu lượng mưa được lấy từ số liệu lượng mưa trung bình tháng thờii kỳ từ 7 trạm tiêu biểu cho 7 vùng khí hậu trên cả nước. 17

27 CHƯƠNG 3. BỨC XẠ SÓNG DÀI TRONG ĐIỀU KIỆN CHUNG, ĐIỀU KIỆN ENSO VÀ QUAN HỆ VỚI LƯỢNG MƯA 3.1. Phân bố không gian và diễn biến thời gian của bức xạ sóng dài trong điều kiện chung Phân bố cường độ bức xạ sóng dài trung bình năm Để đánh giá một cách khái quát cường độ bức xạ sóng dài trong điều kiện chung trên khu vực nghiên cứu, thực hiện tính toán cường độ bức xạ sóng dài đi ra trung bình năm, viết tắt là OLRTBN, b ng trung bình cộng của cường độ bức xạ sóng dài trong 12 tháng. Trị số của đặc trưng này ở Bắc Bộ là 244,1 W/m 2, giảm đi chút ít xuống 242,2 W/m 2 ở Trung Bộ và chỉ còn 234,9 W/m 2 ở Nam Bộ, phía Bắc Việt Nam, TGTQ có OLRTBN là 235,0 W/m 2 thấp hơn ở Bắc Bộ và Trung Bộ nhưng xấp xỉ Nam Bộ Việt Nam. Ở phía Tây Việt Nam, khu vực TAD có OLRTBN cao nhất trên các khu vực nghiên cứu là 258,1 W/m 2 cao hơn Bắc Bộ rất nhiều còn ở VBG trị số của OLRTBN xấp xỉ Bắc Bộ. Trên Biển Đông, OLRTBN chỉ 236,4 W/m 2 thấp hơn ở Bắc Bộ, Trung Bộ song xấp xỉ Nam Bộ. Trong khi đó, OLRTBN trên khu vực XDDNA và khu vực TXD đều chưa đến 230 W/m 2, thấp nhất khu vực nghiên cứu (Bảng 3.1). Với sự phân bố như vậy, cường độ bức xạ trung bình năm của khu vực nghiên cứu hình thành 3 nhóm khu vực bức xạ sóng dài. Nhóm khu vực OLR cao ở khu vực TAD, VBG và BB, TB của Việt Nam, nhóm thứ 2 là nhóm khu vực OLR thấp TXD và XDDNA và nhóm thứ 3 có OLR ở mức trung gian bao gồm NB, BĐ, TGTQ (Hình 3.1). Khu vực Bảng 3.1: Lượng bức xạ song dài đi ra trung bình tháng và năm (W/m 2 ) I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm BB 275,5 276,0 274,0 259,8 233,4 213,6 209,3 206,2 216,6 235,6 257,9 270,9 244,1 TB 279,1 280,7 277,7 261,7 230,9 212,9 208,0 203,5 209,6 226,5 248,2 268,0 242,2 NB 258,7 263,7 262,9 251,0 229,2 218,9 215,3 212,0 213,1 218,8 226,3 242,1 234,3 BD 255,4 257,8 257,2 247,6 231,3 221,2 218,7 215,1 219,8 228,3 237,5 246,4 236,4 TGTQ 234,6 234,4 235,6 235,0 232,3 226,9 229,2 231,5 237,1 243,1 241,7 239,0 235,0 TAD 277,0 283,7 286,4 282,6 268,0 237,5 219,6 220,9 235,9 254,1 262,4 268,5 258,1 VBG 263,3 270,7 275,0 268,5 249,6 224,6 211,5 209,5 217,2 233,4 245,4 254,1 243,6 XDDNA 219,2 224,1 231,2 237,5 237,3 231,0 228,3 228,1 229,2 230,0 226,8 220,4 228,6 TXD 222,5 223,2 228,6 234,1 232,8 227,9 226,9 229,1 232,4 234,8 233,9 225,3 229,3 18

28 Hình 3.1:Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình năm (W/m 2 ) Phân bố cường độ bức xạ sóng dài đi ra trong các tháng Phân bố cường độ bức xạ sóng dài trên khu vực nghiên cứu trong một chu kỳ năm từ tháng I đến tháng XII có nhiều đặc điểm khác với phân bố cường độ bức xạ sóng dài trung bình năm (Bảng 3.1). a. Tháng I Cường độ bức xạ sóng dài lên đến 275,5 W/m 2 ở Bắc Bộ, 279,1 W/m 2 ở Trung Bộ, chỉ còn 258,7 W/m 2 ở Nam Bộ. Trên Biển Đông, OLR trung bình chỉ còn 255,4 W/m 2, thấp hơn cả Nam Bộ. Về phía Bắc, TGTQ OLR trung bình chỉ có chưa đến 235 W/m 2 thấp hơn rất nhiều so với Bắc Bộ. Về phía Tây, OLR trung bình lên đến 277,0 W/m 2 cao nhất khu vực nghiên cứu trong khi đó ở VBG trị số của đặc trưng vùng chỉ có 263,3 W/m 2 thấp hơn Bắc Bộ, Trung Bộ nhưng cao hơn Nam Bộ. Riêng ở khu vực phía Nam, TXD và XDDNA, OLR trung bình chỉ trên dưới 220 W/m 2, thấp nhất khu vực nghiên cứu. (Hình 3.2). Hình 3.2: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng I (W/m 2 ) 19

29 b. Tháng II Cường độ bức xạ sóng dài lên đến 276 W/m 2 trên khu vực Bắc Bộ và 280,7 W/m 2 ở Trung Bộ song chỉ còn 263,7 W/m 2 ở Nam Bộ và 257,8 W/m 2 ở Biển Đông. Về phía Bắc, OLR trung bình của TGTQ chỉ còn 234,4 W/m 2, thấp hơn rất nhiều so với Bắc Bộ Việt Nam. Về phía Tây, OLR trung bình lên đến 283,7 W/m 2 ở TAD song chỉ còn 275 W/m 2 ở VBG. Trong khi đó, OLR trung bình trên các khu vực xích đạo ở phía Nam chỉ trên 220W/m 2 (Hình 3.3). c. Tháng III Hình 3.3: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng II (W/m 2 ) OLR trung bình lên đến 274 W/m 2 ở Bắc Bộ, 277,7 W/m 2 ở Tây Bắc, chỉ còn 262,9 W/m 2 ở Nam Bộ và 257,2 W/m 2 ở Biển Đông. Về phía Bắc cường độ bức xạ sóng dài đi ra của TGTQ thấp hơn rất nhiều so với Bắc Bộ. Về phía Tây, OLR trung bình của TAD lên đến 286,4 W/m 2 cao nhất trên khu vực nghiên cứu và 275,0 W/m 2 ở VBG. Trên hai khu vực xích đạo ở phía Nam OLR trung bình dưới 230 W/m 2 (Hình 3.4). Hình 3.4: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng III (W/m 2 ) 20

30 d. Tháng IV Cường độ bức xạ sóng dài là 259,8 W/m 2 ở Bắc Bộ, lên đến 261,7 W/m 2 ở Trung Bộ, 251,0 W/m 2 Nam Bộ và 247,6 W/m 2 ở Biển Đông. Về phía Bắc, OLR trung bình chỉ còn 235,0 W/m 2 ở TGTQ, thấp hơn các khu vực Việt Nam và Biển Đông. Về phía Tây, OLR trung bình lên đến 282,6 W/m 2, cao nhất khu vực nghiên cứu và chỉ còn 268,5 W/m 2 ở VBG. Ở phía Nam, hai khu vực XDDNA và TXD có OLR trung bình xấp xỉ TGTQ (Hình 3.5). e. Tháng V Hình 3.5: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng IV (W/m 2 ) OLR trung bình chỉ còn 233,4 W/m 2 ở Bắc Bộ, 230,9 W/m 2 ở Trung Bộ, 229,2 W/m 2 ở Nam Bộ và ở Biển Đông là 231,3 W/m 2. Về phía Bắc, TGTQ cường độ bức xạ sóng dài đi ra xấp xỉ các khu vực Việt Nam và Biển Đông. Về phía Tây OLR trung bình ở TAD là cao nhất khu vực nghiên cứu đạt 268,0 W/m 2 và 249,6 W/m 2 ở VBG. Trong khi đó OLR trung bình ở XDDNA cao hơn các khu vực Việt Nam và Biển Đông trong khi TXD thì cao hơn ở Trung Bộ, Nam Bộ và Biển Đông. Đây là tháng đầu tiên mà các khu vực Việt Nam có trung bình bức xạ sóng dài thấp nhất khu vực nghiên cứu (Hình 3.6). 21

31 f. Tháng VI Hình 3.6: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng V (W/m 2 ) OLR trung bình chỉ còn 213,6 W/m 2 ở Bắc Bộ, 212,9 W/m 2 ở Trung Bộ, 218,9 W/m 2 ở Nam Bộ và ở Biển Đông là 221,2 W/m 2. Về phía Bắc, TGTQ có OLR trung bình cao hơn khu vực Việt Nam và Biển Đông. Về phía Tây OLR trung bình ở TAD là 237,5 W/m 2, cao nhất trong các khu vực nghiên cứu và 224,6 W/m 2 ở VBG. Trong khi đó ở phía Nam OLR trung bình ở XDDNA và TXD lần lượt là 231 W/m 2 và 227,9 W/m 2. Đây là tháng thứ hai mà các khu vực Việt Nam có trung bình bức xạ sóng dài thấp nhất khu vực nghiên cứu (Hình 3.7). g. Tháng VII Hình 3.7: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng VI (W/m 2 ) OLR trung bình chỉ còn 209,3 W/m 2 ở Bắc Bộ, 208 W/m 2 ở Trung Bộ, 215,3 W/m 2 ở Nam Bộ, và 218,7 W/m 2 ở Biển Đông. Về phía Bắc, TGTQ có OLR trung bình cao hơn Việt Nam, Biển Đông và cả khu vực nghiên cứu. Về phía Tây, TAD có OLR trung bình chỉ 219,6 W/m 2 thấp hơn TGTQ và chỉ còn 211,5 W/m 2 ở VBG. Trong khi đó, cường độ 22

32 bức xạ sóng dài đi ra ở XDDNA và TXD cao hơn TAD và VBG, các khu vực Việt Nam và Biển Đông. Đây là tháng thứ 3 OLR ở Việt Nam thấp nhất khu vực nghiên cứu (Hình 3.8). h. Tháng VIII Hình 3.8: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng VII (W/m 2 ) Cường độ bức xạ sóng dài đi ra chỉ còn 206,2 W/m 2 ở Bắc Bộ, 203,5 W/m 2 ở Trung Bộ, 212,0 W/m 2 ở Nam Bộ và 219,1 W/m 2 ở Biển Đông. Về phía Bắc, OLR trung bình lên đến 231,5 W/m 2 ở TGTQ, đây là khu vực có bức xạ sóng dài cao nhất trong các khu vực nghiên cứu. Về phía Tây, OLR trung bình chỉ còn 220,9 W/m 2 ở TAD và 209,5 W/m 2 ở VBG. Trên các khu vực phía Nam, TXD và XDDNA, OLR trung bình lên đến 228 đến 229 W/m 2 vào loại cao của khu vực nghiên cứu. Đây là tháng thứ 4, OLR ở Việt Nam, thấp nhất khu vực nghiên cứu (Hình 3.9). i. Tháng IX Hình 3.9: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng VIII (W/m 2 ) 23

33 Cường độ bức xạ sóng dài là 216,6 W/m 2 ở Bắc Bộ, chỉ còn 209,6 W/m 2 ở Trung Bộ, 213,1 W/m 2 ở Nam Bộ và 219,8 W/m 2 ở Biển Đông. Về phía Bắc, TGTQ là khu vực có OLR cao nhất khu vực nghiên cứu đạt 237,1 W/m 2. Về phía Tây, TAD có OLR trung bình lên đến 235,9 W/m 2, ở VBG trị số của OLR trung bình là 217,2 W/m 2. Trên các khu vực vĩ độ thấp nhất, TXD và XDDNA, OLR trung bình xấp xỉ 230,0 W/m 2. Đây là tháng thứ 5 OLR ở Việt Nam thấp nhất khu vực nghiên cứu (Hình 3.10). j. Tháng X Hình 3.10: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng IX (W/m 2 ) OLR trung bình lên đến 235,6 W/m 2 ở Bắc Bộ, 226,5 W/m 2 ở Trung Bộ và 218,8 W/m 2 ở Nam Bộ, 228,3 W/m 2 ở Biển Đông. Về phía Bắc, TGTQ có OLR trung bình là 243,1 W/m 2, chỉ kém TAD (254,1 W/m 2 ). Ở VBG, OLR trung bình là 233,4 W/m 2 xấp xỉ Bắc Bộ và 2 khu vực xích đạo, XDDNA (230,0 W/m 2 ) và TXD (234,8 W/m 2 ). Đây là tháng thứ 6, OLR ở Trung Bộ, Nam Bộ của Việt Nam thấp nhất khu vực nghiên cứu (Hình 3.11). Hình 3.11: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng X (W/m 2 ) 24

34 k. Tháng XI Cường độ bức xạ sóng dài lên đến 257,9 W/m 2 ở Bắc Bộ, 248,2 W/m 2 ở Trung Bộ, chỉ còn 226,3 W/m 2 ở Nam Bộ và 237,5 W/m 2 ở Biển Đông. Về phía Bắc, trị số của đặc trưng này ở TGTQ là 241,7 W/m 2. Về phía Tây, OLR trung bình lên đến 262,4 W/m 2 ở TAD cao nhất khu vực và 245,4 W/m 2 ở VBG. Hai khu vực xích đạo, XDDNA và TXD trở lại là khu vực có OLR trung bình khá thấp, chỉ nhỉnh hơn Nam Bộ Việt Nam chút ít (Hình 3.12). l. Tháng XII Hình 3.12: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng XI (W/m 2 ) Hình 3.13: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng XII (W/m 2 ) OLR trung bình lên đến 270,9 W/m 2 ở Bắc Bộ, cao nhất khu vực nghiên cứu, 268,0 W/m 2 ở Trung Bộ giảm xuống 242,1 W/m 2 ở Nam Bộ và 246,4 W/m 2 ở Biển Đông. Về phía Bắc, TGTQ có OLR trung bình kém xa Bắc Bộ chỉ 239,0 W/m 2. Về phía Tây, TAD có cường độ bức xạ sóng dài đi ra khá cao, xấp xỉ ở Bắc Bộ đạt 268,5 W/m 2. Còn ở VBG, 25

35 OLR trung bình đạt 245,4 W/m 2, trong khi 2 khu vực xích đạo, TXD và XDDNA lại trở thành nơi có cường độ bức xạ sóng dài đi ra thấp nhất khu vực nghiên cứu (Hình 3.13) Biến trình năm của bức xạ sóng dài đi ra Trên khu vực nghiên cứu hình thành 4 kiểu biến trình năm về bức xạ sóng dài đi ra a. Kiểu biến trình cường độ bức xạ sóng dài đi ra ở Việt Nam và Biển Đông Kiểu biến trình này có các đặc trưng sau đây: - Cường độ bức xạ sóng dài phân chia thành 2 mùa dài ngắn gần b ng nhau, tương đối cao trong thời kỳ từ tháng XI đến tháng IV với trị số trung bình OLR tháng trên 240,0 W/m 2, cao nhất vào tháng II, và tương đối thấp trong thời kỳ từ tháng V đến tháng X với trị số trung bình tháng dưới 240,0 W/m 2, thấp nhất trong tháng VIII. Hình 3.14: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng khu vực Bắc Bộ (W/m 2 ) Hình 3.15: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng khu vực Trung Bộ (W/m 2 ) 26

36 Hình 3.16: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng khu vực Nam Bộ (W/m 2 ) - Biên độ năm rất cao, đạt 69,8 W/m 2 ở Bắc Bộ, 77,2 W/m 2 ở Trung Bộ, 51,7 W/m 2 ở Nam Bộ và 42,7 W/m 2 ở Biển Đông. Hình 3.17: Lượng bức xạ sóng dài đi ra trung bình tháng khu vực Biển Đông (W/m 2 ) b. Kiểu biến trình cường độ bức xạ sóng dài đi ra ở Trường Giang - Trung Quốc Kiểu biến trình này có đặc trưng sau đây: - Cường độ bức xạ sóng dài trung bình không khác nhau nhiều giữa các tháng, đạt 240,0 W/m 2 trong hầu hết các tháng từ tháng XII đến tháng IX, đạt trên 240,0 W/m 2 trong các tháng X, XI. - Biên độ năm rất thấp, đạt 16,2 W/m 2. 27

Microsoft Word - TCVN

Microsoft Word - TCVN Lời nói đầu TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9361:2012 CÔNG TÁC NỀN MÓNG - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU Foundation works - Check and acceptance TCVN 9361:2012 được chuyển đổi từ TCXD 79:1980 theo quy định tại khoản

Chi tiết hơn

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI   TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ Câu 1. Khung hệ tọa độ địa lí của nước ta có điểm cực Bắc ở vĩ độ: A. 23 23'B. B. 23 24'B. C. 23 25'B D. 23 26'B

Chi tiết hơn

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Path of Healing (xuất bản khoảng 1942) được trình bầy

Chi tiết hơn

BỘ CÔNG THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮ

BỘ CÔNG THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮ BỘ CÔNG THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CHÂU ÂU VIỆT NAM (EUROVN) VỚI SẢN PHẨM BOURJOIS

Chi tiết hơn

Truyện ngắn Bảo Ninh

Truyện ngắn Bảo Ninh i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------***--------- NGUYỄN THỊ CHIẾN TRUYỆN NGẮN BẢO NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

Chi tiết hơn

A

A VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ HẢI CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số : 60.22.03.13.

Chi tiết hơn

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã có 5 cơ sở giáo dục đại học nước ngoài hoạt động tại

Chi tiết hơn

ĐƠN VỊ TƢ VẤN CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ THẢO NGUYÊN XANH Website: Hotline: THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ MỞ RỘN

ĐƠN VỊ TƢ VẤN CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ THẢO NGUYÊN XANH Website:   Hotline: THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ MỞ RỘN ĐƠN VỊ TƢ VẤN CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ THẢO NGUYÊN XANH Website: http://lapduan.com.vn Hotline: 08.39118552-0918755356 THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ MỞ RỘNG QUY MÔ TRƢỜNG ĐẠI HỌC ABC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Chi tiết hơn

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC ĐOÀN, TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, CỔ VŨ THANH NIÊN SÁNG TẠO, XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG BÌNH THUẬN GIÀU ĐẸP, VĂN MINH (Báo cáo của Ban Chấp hành

Chi tiết hơn

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình Niên khoá 2011 2013 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Học kỳ Xuân, 2012 KINH TẾ HỌC KHU VỰC CÔNG CẢI CÁCH THUẾ GTGT Ở VIỆT NAM I. Giới thiệu Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khoá VIII (1990) đã quyết định

Chi tiết hơn

Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpa

Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpa Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng

Chi tiết hơn

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng : An Lạc Tập Thích Đạo Xước soạn Thích Nhất Chân dịch Bộ An Lạc Tập này trọn một bộ gồm 12 đại môn, môn nào cũng đều trích dẫn các Kinh và Luận ra để chứng minh, nhằm khuyến khích người học tin tưởng mà

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC HÀ

Chi tiết hơn

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : Tham gia cộn

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook :   Tham gia cộn Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ THU HÀ KHẢO SÁT THÀNH NGỮ TRÊN BÁO AN NINH THẾ GIỚI Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NGUYỄN THỊ THU THUỶ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TỈNH VĨNH PHÚC NGÀNH: Q

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NGUYỄN THỊ THU THUỶ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TỈNH VĨNH PHÚC NGÀNH: Q BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NGUYỄN THỊ THU THUỶ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TỈNH VĨNH PHÚC NGÀNH: QUẢN MÃ SỐ : 62.34.04.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19. LỜI TỰA CHO BỘ TỊNH ĐỘ THÁNH HIỀN LỤC (Năm Dân Quốc 22 1933). Pháp Môn Tịnh Độ rộng

Chi tiết hơn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã không biết rằng cuộc gặp gỡ này sẽ thay đổi cuộc đời mình

Chi tiết hơn

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN,

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG -------- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM --------------- Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG

Chi tiết hơn

THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN VẬT LÝ TRONG TRƯỜNG THCS HIỆN NAY, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN VẬT LÝ TRONG TRƯỜNG THCS HIỆN NAY, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC UBND HUYỆN CÙ LAO DUNG PHÕNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Cuø Lao Dung, thaùng 4 naêm 2017 MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1 Lời nói đầu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Thực trạng dạy và học môn Vật lý ở trường

Chi tiết hơn

(Tờ bìa) VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM BAN THIỀN HỌC NGUYÊN THỦY THIỀN NGAY BÂY GIỜ Thiền sư Goenka, Tỳ khưu Pháp Thông dịch. SỰ BÌNH YÊN NỘI TẠI,

(Tờ bìa) VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM BAN THIỀN HỌC NGUYÊN THỦY THIỀN NGAY BÂY GIỜ Thiền sư Goenka, Tỳ khưu Pháp Thông dịch. SỰ BÌNH YÊN NỘI TẠI, (Tờ bìa) VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM BAN THIỀN HỌC NGUYÊN THỦY THIỀN NGAY BÂY GIỜ Thiền sư Goenka, Tỳ khưu Pháp Thông dịch. SỰ BÌNH YÊN NỘI TẠI, QUA TRÍ TUÊ NỘI TẠI. NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA SÀI GÒN

Chi tiết hơn

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III: MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III: PHƯƠNG PHÁP TỐT NHẤT ĐỂ ÁP DỤNG TÀI HÙNG BIỆN TRONG

Chi tiết hơn

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT (Tập 3A- Lời khuyên anh chị em) Tác giả: Cư sỹ Diệu Âm (Minh Trị Úc Châu) 1 MỤC LỤC Khai thị của Liên Tông Thập Nhất Tổ:... 3 Lời Giới Thiệu... 5 Lời Tâm Sự!... 6 Đôi Lời Trần Bạch:...

Chi tiết hơn

1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN... 5 LỜI CẢM ƠN... 6 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu đề tài Đối tƣợng nghiên cứu P

1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN... 5 LỜI CẢM ƠN... 6 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu đề tài Đối tƣợng nghiên cứu P 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN... 5 LỜI CẢM ƠN... 6 MỞ ĐẦU... 7 1. Lý do chọn đề tài... 7 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài... 8 3. Đối tƣợng nghiên cứu... 10 4. Phạm vi nghiên cứu... 10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu...

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ  TỈNH LẦN THỨ XV TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ * Số 391-BC/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Thành phố Huế, ngày 15 tháng 10 năm 2015 XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH; PHÁT HUY SỨC MẠNH TOÀN DÂN; PHÁT TRIỂN

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------------------- TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN BÁO IN HIỆN NAY (Khảo sát tin, bài

Chi tiết hơn

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ (11-2018) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Một

Chi tiết hơn

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e Mục lục PHẦN 1: XÂY NHÀ BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU... 4 1. Quy trình làm nhà... 4 2 P a g e Quy trình 6 bước tạo nên một ngôi nhà... 4 Bước

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ Số: 1096/ QĐ-ĐHH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 9 năm 2015 QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành chương trình môn

Chi tiết hơn

QUY TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN KHOAN ĐCCT (Ban hành theo QĐ số 292 /QĐ-QLKT ngày 05 tháng 07 năm 2016 của Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế kiểm định và Địa

QUY TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN KHOAN ĐCCT (Ban hành theo QĐ số 292 /QĐ-QLKT ngày 05 tháng 07 năm 2016 của Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế kiểm định và Địa QUY TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN KHOAN ĐCCT (Ban hành theo QĐ số 292 /QĐ-QLKT ngày 05 tháng 07 năm 2016 của Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế kiểm định và Địa kỹ thuật) Phần I: Quy định chung CHƯƠNG I: NHỮNG QUY

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG T

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG T ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Chuyên ngành: QUẢN

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI

Chi tiết hơn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Người lãnh

Chi tiết hơn

ĐỐI THOẠI VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH

ĐỐI THOẠI VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH Đối thoại về Các Vấn đề Chính sách trong Quản lý Môi trƣờng Làng Nghề Tỉnh Bắc Ninh ĐỐI THOẠI NƯỚC MÊ KÔNG Việc xác định các thực thể địa lý trong ấn phẩm này và cách trình bày các số liệu không phản ánh

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN DƯƠNG VĂN HÙNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GIẦY DÉP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý Thương mại

Chi tiết hơn

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4 Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4 Lúc bấy giờ Tôn giả Phú-lâu-na-di-đa-la-ni Tử đang ở giữa đại chúng,

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN, 2014 1 NGHỊ QUYẾT TW8 VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1. Tình hình và nguyên nhân 1.1.

Chi tiết hơn

Thiết kế hướng tới Phát triển bền vững

Thiết kế hướng tới Phát triển bền vững SỔ TAY HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HƯỚNG ĐI THỰC TIỄN CHO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN BẢN THẢO THIẾT KẾ HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HƯỚNG ĐI THỰC TIỄN CHO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Tài

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG DƢƠNG THỊ YẾN NHI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG DƢƠNG THỊ YẾN NHI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 6 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG DƢƠNG THỊ YẾN NHI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60.34.03.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chi tiết hơn

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP NGHI LUÂ N XA HÔ I VÊ LÔ I SÔ NG ĐE P ĐÊ : Hãy hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau bạn. Gợi ý làm bài + Yêu cầu về kĩ năng: Đáp ứng được yêu cầu của bài văn Nghị luận xã hội. Bố cục hợp

Chi tiết hơn

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc MẢNG VĂN HỌC TRÊN BÁO SỐNG Nguyễn Thị Phương Thúy Sự sinh thành và phát triển của văn học quốc ngữ Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX gắn liền với một nền báo chí non trẻ mà sôi động. Báo chí khép lại một thời kì

Chi tiết hơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ----- ----- TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN CHỦ GVHD: Th.S Thái Ngọc Tăng Thành viên:

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 2 TẠI SAO PHẢI THIỀN ĐỊNH Từ những người sơ cơ cho đến cả những thiền sinh thâm niên vẫn thường có một câu hỏi cho chính mình về lý tưởng của đời sống thiền định, hay nói rõ hơn là hầu hết vẫn chưa

Chi tiết hơn

BÀI TRÌNH BÀY CỦA BỘ TRƯỞNG TRẦN HỒNG HÀ TẠI PHIÊN HỌP TOÀN THỂ HỘI NGHỊ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬ

BÀI TRÌNH BÀY CỦA BỘ TRƯỞNG TRẦN HỒNG HÀ TẠI PHIÊN HỌP TOÀN THỂ HỘI NGHỊ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬ BÀI TRÌNH BÀY CỦA BỘ TRƯỞNG TRẦN HỒNG HÀ TẠI PHIÊN HỌP TOÀN THỂ HỘI NGHỊ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Cần Thơ, ngày 27 tháng 9 năm 2017 - Kính thưa Thủ

Chi tiết hơn

KỸ THUẬT CƠ BẢN LÁI Ô TÔ

KỸ THUẬT CƠ BẢN LÁI Ô TÔ GIÁO TRÌNH : KỸ THUẬT LÁI XE CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ, TÁC DỤNG CÁC BỘ PHẬN CHỦ YẾU TRONG BUỒNG LÁI XE ÔTÔ 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC BỘ PHẬN CHỦ YẾU TRONG BUỒNG LÁI ÔTÔ Trong buồng lái ôtô có bố trí nhiều bộ phận

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội

Chi tiết hơn

Microsoft Word - LV _ _.doc

Microsoft Word - LV _ _.doc 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN TĂNG HUY THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 LUẬN VĂN

Chi tiết hơn

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG * Số 49- KL/TW ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019 KẾT LUẬN CỦA BAN BÍ THƯ về tiếp tục thực hiện Chỉ thị

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG * Số 49- KL/TW ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019 KẾT LUẬN CỦA BAN BÍ THƯ về tiếp tục thực hiện Chỉ thị BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG * Số 49- KL/TW ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019 KẾT LUẬN CỦA BAN BÍ THƯ về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự

Chi tiết hơn

Xã hội học số 2(54) 1996

Xã hội học số 2(54) 1996 70 Xã hội học số 2(54) 1996 Thực trạng người lao động ngoài quốc doanh ở Thủ đô Hà Nội NGÔ THỊ MINH PHƯƠNG Trong vài năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã và đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, có sự

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴ

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴ ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT ----- ----- PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 838 01 07 TÓM

Chi tiết hơn

QUỐC HỘI

QUỐC HỘI QUỐC HỘI --------- Luật số: 17/2012/QH13 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------------------- LUẬT TÀI NGUYÊN NƢỚC Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội

Chi tiết hơn

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU ĐỀ TÀI NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP PHẦN II LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945 (LỊCH SỬ 11) BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ

Chi tiết hơn

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN LONG Lô , đường số 3, KCN Tân Tạo, Q.Bình Tân, Tp.HCM TẬP ĐOÀN VĂN PHÒNG PHẨM SỐ 1 VIỆT NAM BÁO CÁO THƯỜNG NIÊ

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN LONG Lô , đường số 3, KCN Tân Tạo, Q.Bình Tân, Tp.HCM TẬP ĐOÀN VĂN PHÒNG PHẨM SỐ 1 VIỆT NAM BÁO CÁO THƯỜNG NIÊ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN LONG Lô 6 8 10 12, đường số 3, KCN Tân Tạo, Q.Bình Tân, Tp.HCM TẬP ĐOÀN VĂN PHÒNG PHẨM SỐ 1 VIỆT NAM BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM TÀI CHÍNH 2011 Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng

Chi tiết hơn

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] qcvn bgtvt

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] qcvn bgtvt QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 22:2010/BGTVT VỀ CHẾ TẠO VÀ KIỂM TRA PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ XẾP DỠ National technical regulation on construction and survey of lifting appliances 1. Quy định chung 1.1.

Chi tiết hơn

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 45/2013/TT-BTC Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2013 THÔNG TƯ HƢỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ TRÍCH

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 4

CHƯƠNG 4 CHƯƠNG 4 NHỮNG MA CHƯỚNG VÀ TRỞ LỰC CỦA THIỀN ĐỊNH Trong kinh điển Phật giáo Nguyên thủy vẫn thường nhấn mạnh đến những trở lực có nguy cơ phương hại cho hành trình tu tập mà gần như không một ai chẳng

Chi tiết hơn

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA NAM MÔ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT KINH BẢN NGUYỆN CỦA BỒ TÁT ĐỊA TẠNG SA MÔN: THÍCH ĐẠO THỊNH HỘI TẬP NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC 5 PHẦN NGHI LỄ ( Mọi người đều tề chỉnh y phục đứng chắp tay đọc ) Chủ lễ xướng:

Chi tiết hơn

THIẾT BỊ HỖ TRỢ TẬP BÓNG BÀN TỰ CHẾ *-*-*-*-* HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY BẮN BÓNG BÀN HIEPASC Homemade ( Có kèm tài liệu chi tiết cấu tạo máy ) Thiết bị đư

THIẾT BỊ HỖ TRỢ TẬP BÓNG BÀN TỰ CHẾ *-*-*-*-* HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY BẮN BÓNG BÀN HIEPASC Homemade ( Có kèm tài liệu chi tiết cấu tạo máy ) Thiết bị đư THIẾT BỊ HỖ TRỢ TẬP BÓNG BÀN TỰ CHẾ *-*-*-*-* HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY BẮN BÓNG BÀN HIEPASC Homemade ( Có kèm tài liệu chi tiết cấu tạo máy ) Thiết bị được giải nhất cuộc thi nhà sáng chế số 3 năm 2014 Thiết

Chi tiết hơn

quytrinhhoccotuong

quytrinhhoccotuong Quy trình học tập cờ tướng dành cho người mới bắt ñầu (trích dịch từ sách "Người mới học - ñường vào cờ tướng" tác giả ðặc cấp ñại sư Lưu ðiện Trung) Môn cờ tướng là môn có khá nhiều biến hóa hàm chứa,

Chi tiết hơn

A. Mục tiêu: CHƢƠNG I MỞ ĐẦU Số tiết: 02 (Lý thuyết: 02 bài tập: 0) 1. Kiến thức: Sinh viên hiểu đƣợc những kiến thức cơ bản nhƣ: đối tƣợng, nhiệm vụ

A. Mục tiêu: CHƢƠNG I MỞ ĐẦU Số tiết: 02 (Lý thuyết: 02 bài tập: 0) 1. Kiến thức: Sinh viên hiểu đƣợc những kiến thức cơ bản nhƣ: đối tƣợng, nhiệm vụ A. Mục tiêu: CHƢƠNG I MỞ ĐẦU Số tiết: 02 (Lý thuyết: 02 bài tập: 0) 1. Kiến thức: Sinh viên hiểu đƣợc những kiến thức cơ bản nhƣ: đối tƣợng, nhiệm vụ và nội dung của PPDH vật lý. Mối quan hệ giữa môn PPDH

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG BÀI LUẬN VẦ DỰ ĐỊNH NGHIÊN CỨU

ĐỀ CƯƠNG BÀI LUẬN VẦ DỰ ĐỊNH NGHIÊN CỨU BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI ******** PHẠM THỊ THU HƢƠNG XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỰC THÔNG TIN VỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Chuyên ngành: Khoa học Thông

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Chuong 3. cac may lam nho.doc

Microsoft Word - Chuong 3. cac may lam nho.doc CHƯƠNG 3 CÁC THIẾT BỊ LÀM NHỎ 3.1. Máy nghiền: 3.1.1. Khái niệm : Trong công nghiệp sản xuất lương thực thực phẩm thường gặp quá trình nghiền nhỏ vật liệu từ các cục to, các hạt thành dạng bột thô, vừa

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HUẾ - 2019 ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI

Chi tiết hơn

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Kỷ NIệM 94 NăM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MạNG VIệT NAM (21/6/1925-21/6/2019) Bác

Chi tiết hơn

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh luận, một người có vấn đề. Gây tranh luận chẳng những

Chi tiết hơn

Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ QUỐC VIỆT PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH

Chi tiết hơn

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn   Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn http://www.niemphat.net Chuyển sang ebook 19-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org Mục

Chi tiết hơn

Đức Hùynh Phú Sổ Chủ Trương Tòan Dân Chánh Trị

Đức Hùynh Phú Sổ Chủ Trương Tòan Dân Chánh Trị Từ Cách Mạng Truyền Thông - Sang Cách Mạng Xã Hội. Nguyễn Quang Duy Trong một xã hội, mỗi người có nhu cầu thông tin khác nhau, từ đó mỗi người thường chọn lựa nguồn thông tin cả về nội dung, hình thức

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Chi tiết hơn

TÓM TẮT LUẬN VĂN Sự cần thiết và mục đích nghiên cứu của đề tài Nền kinh tế đất nƣớc mở cửa ngày càng sâu rộng, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển

TÓM TẮT LUẬN VĂN Sự cần thiết và mục đích nghiên cứu của đề tài Nền kinh tế đất nƣớc mở cửa ngày càng sâu rộng, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển TÓM TẮT LUẬN VĂN Sự cần thiết và mục đích nghiên cứu của đề tài Nền kinh tế đất nƣớc mở cửa ngày càng sâu rộng, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các doanh nghiệp đang đứng trƣớc nhiều cơ hội nhƣng

Chi tiết hơn

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM) Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM) Con Đường Dẫn Tới Thành Công 50 Thói Quen Của Các Nhà Giao Dịch Thành Công 1 / 51 ĐẦU TƯ VÀO CHÍNH BẠN TRƯỚC KHI BẠN ĐẦU TƯ VÀO THỊ

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Phan 8H

Microsoft Word - Phan 8H Phần 8H, Chương 1 II QUY ĐỊNH KỸ THUẬT PHẦN 8H SÀ LAN CHUYÊN DÙNG CHƯƠNG 1 QUY ĐỊNH CHUNG 1.1 Quy định chung 1.1.1 Phạm vi áp dụng 1 Quy định trong Phần này áp dụng cho vật liệu, hàn, tính ổn định, kết

Chi tiết hơn

N ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN NGỌC DUY GIẢI PHÁP MARKETING TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT N

N ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN NGỌC DUY GIẢI PHÁP MARKETING TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT N N ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN NGỌC DUY GIẢI PHÁP MARKETING TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Quản trị kinh

Chi tiết hơn

Bao cao dien hinh 5-6_Layout 1

Bao cao dien hinh 5-6_Layout 1 VIỆT NAM: MỘT SỐ ĐIỂN HÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Báo cáo tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (Rio+20) HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2012 2 3 MỤC LỤC 3 Các chữ viết tắt Danh sách hình Lời

Chi tiết hơn

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN MỞ ĐẦU Bé gi o dôc vµ µo t¹o tr êng ¹i häc d n lëp h i phßng ------------------------------- ISO 9001-2008 Khãa luën tèt nghiöp ngµnh:v n hãa du lþch Sinh viªn Ng êi h íng dén : Giang ThÞ Ngäc H n : TS. NguyÔn

Chi tiết hơn

Microsoft Word - khoahochethong.docx

Microsoft Word - khoahochethong.docx KHOA HỌC HỆ THỐNG và một số ý kiến về vấn đề cải tiến QUẢN LÝ KINH TẾ HIỆN NAY Phan Đình Diệu, 1981 Bài này gồm hai phần. Phần thứ nhất giới thiệu một số kiến thức cơ bản về khoa học hệ thống hiện đại,

Chi tiết hơn

BỘ 23 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9

BỘ 23 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9 BỘ 23 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9 ĐỀ SỐ 1 Câu 1 (4 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy cho biết: Phần đất liền nước ta tiếp giáp với các quốc gia và các cửa khẩu nào?

Chi tiết hơn

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Hà Nội, 12/2011 1 MỤC LỤC Lời cảm ơn Trang 4 1. Đặt

Chi tiết hơn

MICHAEL WILKINSON ĐỌC VỊ KHÁCH HÀNG BUYING STYLES Bản quyền tiếng Việt 2011 Công ty Sách Alpha Tùng Linh dịch NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Dự án 1.0

MICHAEL WILKINSON ĐỌC VỊ KHÁCH HÀNG BUYING STYLES Bản quyền tiếng Việt 2011 Công ty Sách Alpha Tùng Linh dịch NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Dự án 1.0 MICHAEL WILKINSON ĐỌC VỊ KHÁCH HÀNG BUYING STYLES Bản quyền tiếng Việt 2011 Công ty Sách Alpha Tùng Linh dịch NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Dự án 1.000.000 ebook cho thiết bị di động Tạo ebook: Tô Hải

Chi tiết hơn

Lời giới thiệu Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Lời giới thiệu Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C Lời giới thiệu Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google : http://bit.ly/downloadsach Các bạn

Chi tiết hơn

Microsoft Word - chantinh09.doc

Microsoft Word - chantinh09.doc CHƯƠNG IX Đoàn người đi vào khu nghĩa trang thành hàng dài. Bà Tú đi phía sau mấy người con trai, hai bên có người dìu đi. Sau mấy ngày lo đám, bà thật sự ngã quỵ, đã ngất đi mấy lần. Bà Tuyết thì có vẻ

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 4 Chương 13 Việc Đã Thành Công Hì hì! Nữ tử ngồi trên giường, khuôn mặt tươi cười, thấy nam nhân tới gần giường, đột nhiên bướng bỉnh ôm thắt lưng nam tử kéo xuống một cái, tay nhỏ bé liền Ba ba đánh

Chi tiết hơn

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM 2013. NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011-2015 Ngô Văn Hùng UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Năm 2012,

Chi tiết hơn

Phần 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỒN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Phần 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỒN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU... 1 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỒN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP... 3 1.1. Khái quát về vốn kinh doanh... 3 1.1.1. Khái niệm về vốn kinh doanh... 7 1.1.2. Phân

Chi tiết hơn

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201 Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/2015 - Duyệt đăng: 31/07/2015 Việt Nam đã chịu nhiều ảnh hưởng từ bất ổn kinh tế thế giới, đặc biệt là

Chi tiết hơn

QUỐC HỘI

QUỐC HỘI QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 74/2014/QH13 Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2014 LUẬT Giáo dục nghề nghiệp Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Chi tiết hơn

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT Mã số............ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BÀI TẬP GIÚP HỌC SINH KHIẾM THỊ LỚP 2 RÈN KỸ NĂNG ĐỊNH HƢỚNG DI CHUYỂN TRONG TRƢỜNG HỌC

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN

Chi tiết hơn

Document

Document Chương 11 Khó có được là, đến ta cũng có cảm giác không nói nổi. Cục diện dường như ngưng đọng, đến sắc mặt của Nguyên vương phi cũng vô cùng đặc sắc- ta lần đầu tiên nhìn thấy biểu tình buồn cười như

Chi tiết hơn

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai  Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một Dụ củ khoai Âm âm u Ẩn ẩn dấu Ảnh cái bóng Nhuệ nhọn, sắc Việt vượt qua Viện chi viện Yên khói

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc) Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 2 (2013) 34-49 Động thái hướng tới mô hình Trung Hoa trong nỗ lực hoàn thiện thể chế chính trị - xã hội triều Nguyễn giai đoạn nửa đầu thế

Chi tiết hơn

Nhà quản lý tức thì

Nhà quản lý tức thì CY CHARNEY NHÀ QUẢN LÝ TỨC THÌ Bản quyền tiếng Việt Công ty Sách Alpha NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC Ebook miễn phí tại : www.sachvui.com Ebook thực hiện dành cho những bạn chưa có điều kiện mua sách. Nếu bạn

Chi tiết hơn

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH TIỀN GIANG TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN Tháng 7/2017 Lƣu hành nội bộ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƢ TƢỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Học tập gƣơng làm việc suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh 1. Làm việc

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ PHAN QUỲNH TRANG CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ LIÊN TƢỞNG VÀ TƢ DUY THƠ CHẾ LAN VIÊN QUA BA TẬP DI CẢO Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Wash Don Nhan Chua Kito Unicode.doc

Microsoft Word - Wash Don Nhan Chua Kito Unicode.doc CHUẨN BỊ ĐÓN NHẬN CHÚA KITÔ MỤC LỤC - Lời ngỏ và Giới Thiệu Phần A: Chuẩn bị để lãnh nhận ân huệ Thánh Thần - Bài 1 Chào bạn đến với PT Ngũ Tuần Công Giáo - trang 9 - Bài 2 Đón nhận Chúa Giêsu là Thiên

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ

Chi tiết hơn

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google : http://bit.ly/downloadsach

Chi tiết hơn