Sinh hoạt nhân dân (5/2019) 1 Ảnh bìa 1: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (bìa trái) tặng tranh Bác Hồ ngồi làm việc trong vườn hoa cho tỉnh Gia Lai (thán

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "Sinh hoạt nhân dân (5/2019) 1 Ảnh bìa 1: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (bìa trái) tặng tranh Bác Hồ ngồi làm việc trong vườn hoa cho tỉnh Gia Lai (thán"

Bản ghi

1 Sinh hoạt nhân dân (5/2019) 1 Ảnh bìa 1: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (bìa trái) tặng tranh Bác Hồ ngồi làm việc trong vườn hoa cho tỉnh Gia Lai (tháng 4/2017). Ảnh: Đức Thụy. Chòu traùch nhieäm xuaát baûn LÊ PHAN LƯƠNG UÛy vieân Thöôøng vuï Tröôûng Ban Tuyeân giaùo Tænh uûy Ban Bieân taäp TRẦN ĐÌNH HIỆP TRẦN ĐỨC HÙNG HOÀNG THANH HƯƠNG Ñòa chæ: 02 Hai Baø Tröng, TP. Pleiku, Gia Lai ÑT: (0269) Fax: (0269) thongtintuyengiaogl@gmail.com Trình baøy TRAÀN THANH LAÂM * In cuoán khoå 19 x 27 cm taïi Xöôûng in Quaân ñoaøn 3 - TP. Pleiku - Gia Lai. * Giaáy pheùp xuaát baûn soá: 05/GP-XBBT do Sôû Thoâng tin vaø Truyeàn thoâng tænh Gia Lai caáp ngaøy 20/4/2018. * In xong vaø noäp löu chieåu thaùng 4/2019. THÔNG TIN THỜI SỰ Những nội dung cơ bản, giá trị cốt lõi trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chiến thắng Điện Biên Phủ: Thắng lợi của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Những tượng đài tưởng niệm Bác Hồ trên thế giới. Gia Lai những dấu ấn qua 87 năm hình thành và phát triển. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu lần thứ III năm Ý ĐẢNG - LÒNG DÂN Nâng cao hiệu quả tuyên truyền biển, đảo đối với đồng bào các tỉnh Tây Nguyên. Chư Sê với những kết quả bước đầu thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Những giải pháp nâng cao tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông năm Gia Lai tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Niềm vui từ nghề dệt thổ cẩm của chị em phụ nữ Bahnar. THÔNG TIN CƠ SỞ Xây dựng nông thôn mới ở Ia Grai. Lan tỏa phong trào hiến máu trong vùng đồng bào DTTS ở Chư Pưh. Để mỗi cán bộ thực sự là công bộc của dân. Như gặp một làng quê trên đảo Song Tử Tây. Cô giáo Nguyễn Thị Huệ người hiệu trưởng tâm huyết với sự nghiệp trồng người. MÔ HÌNH KINH NGHIỆM Xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số, mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả ở tỉnh Gia Lai. Đảng viên trẻ làm kinh tế giỏi. Giải pháp kỹ thuật để tre Điền Trúc cho nhiều măng. CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT Thông tư số 03/2019/TT-BGDĐT, ngày 18/3/2019. Hướng dẫn mới về xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học

2 2 Sinh hoạt Nhân dân (5/2019) Thông tin -Thời sự Những nội dung cơ bản, giá trị cốt lõi trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh Ảnh tư liệu. Nội dung cơ bản của Di chúc Trước hết nói về Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định truyền thống đoàn kết chặt chẽ trong Đảng và cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Người yêu cầu trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình để củng cố và phát triển đoàn kết và thống nhất trong Đảng. Mỗi cán bộ đảng viên phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng; giữ gìn Đảng ta thật trong sạch. Nói về đoàn viên và thanh niên, Bác nhấn D i chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên được công bố trong Lễ tang của Người tháng 9/1969, gồm 4 trang in khổ 14,5 cm x 22 cm. Kỷ niệm 50 năm ngày Bác đi xa, ôn lại lời căn dặn của Người trong Di chúc là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi tổ chức Đảng tự soi rọi lại mình; phấn đấu xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh như di nguyện của Người. BBT Thông tin Sinh hoạt Nhân dân trân trọng giới thiệu những nội dung cơ bản, giá trị cốt lõi trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. mạnh, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ - những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên. Nói về nhân dân lao động, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nhân dân lao động bao đời chịu đựng gian khổ, bị nhiều áp bức bóc lột của phong kiến, thực dân; nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù, luôn đi theo và rất trung thành với Đảng. Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Dự báo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước có thể kéo dài nhưng nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn, sau khi kháng chiến thắng lợi, ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển đất nước; Đảng và Nhà nước phải

3 quan tâm chăm lo tới mọi đối tượng trong xã hội, đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Về phong trào cộng sản thế giới, Người bày tỏ sự đau lòng vì sự bất hòa của các đảng anh em. Chủ tịch Hồ Chí Minh mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản có lý, có tình. Nói về một số việc riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ tiếc rằng không được phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Người căn dặn Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân. Mong muốn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc đi xa là toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Giá trị cốt lõi của Di chúc Thứ nhất, Di chúc là tâm nguyện, tình cảm, ý chí, niềm tin, trách nhiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng Di chúc là Tâm nguyện của Người: Suốt đời tôi hết lòng phụng vụ Tổ quốc, phụng vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phụng vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Ý chí, niềm tin, tinh thần lạc quan cách mạng, trách nhiệm với nhân dân của Người thể hiện sâu sắc ở dự báo về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ và ngày thống nhất đất nước, ở những chỉ dẫn về công việc của sự nghiệp cách mạng còn dang dở. Di chúc là tâm sự của một người đã suốt đời hy sinh hạnh phúc riêng tư, hiến dâng trọn cuộc đời cho Tổ quốc và nhân dân; là tấm lòng chung thuỷ với các nước anh em và bầu bạn khắp năm châu. Thứ hai, Di chúc là công trình lý luận về xây dựng và củng cố Đảng cầm quyền Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định Đảng ta là Đảng cầm quyền. Để đáp ứng Sinh hoạt nhân dân (5/2019) 3 được nhiệm vụ lãnh đạo xã hội, Đảng phải luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và gắn bó máu thịt với nhân dân, không ngừng nâng cao bản chất giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình. Di chúc nêu những vấn đề cốt yếu của công tác xây dựng Đảng, đó là: Giữ gìn mối đoàn kết trong Đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình, rèn luyện đạo đức cách mạng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng phục vụ nhân dân của mỗi cán bộ, đảng viên. Công tác chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ chiến lược, là công việc thường xuyên để giữ vững vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng. Sự nghiệp cách mạng là một sự nghiệp bền bỉ, dài lâu, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đảng cầm quyền phải chăm lo phát triển lực lượng cho hiện tại và chuẩn bị cho tương lai một thế hệ trẻ vừa hồng vừa chuyên, có như vậy mới thực hiện thành công lý tưởng xây dựng một xã hội mới, tiến bộ, văn minh. Bác dặn: Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một

4 4 Sinh hoạt Nhân dân (5/2019) việc rất quan trọng và rất cần thiết, đó là công việc bồi dưỡng lý tưởng cộng sản, giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức rèn luyện đạo đức cách mạng, đào tạo nguồn nhân lực kế tục sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng Việt Nam không thể tách rời cách mạng thế giới. Sự vững mạnh của Đảng còn được khẳng định trong mối quan hệ đoàn kết chặt chẽ với các đảng cộng sản và bè bạn quốc tế. Điều Bác dặn trong Di chúc về phong trào cộng sản thế giới chỉ dẫn định hướng quan trọng cho quan hệ đối ngoại của Đảng, đó là nguyên tắc đoàn kết quốc tế dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý có tình. Thứ ba, Di chúc là tác phẩm bàn về xây dựng xã hội XHCN ở Việt Nam, là phác thảo lý luận sự nghiệp đổi mới ở nước ta - Di chúc là điểm kết tinh tư tưởng của Bác về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam, mối quan hệ giữa công bằng và tiến bộ xã hội, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá trong xây dựng xã hội mới, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh thời đại, động lực lợi ích và chăm lo chu đáo tới cuộc sống con người, tư tưởng trọng dân, coi dân là gốc, là chủ thể của sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước. Di chúc như một kế hoạch, một chương trình hành động của toàn Đảng, toàn dân về sự nghiệp xây dựng đất nước sau chiến tranh với những chỉ dẫn về quản lý xã hội như: đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; sửa đổi chế độ giáo dục cho phù hợp hoàn cảnh mới; khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế; phát triển công tác vệ sinh, y tế; chính sách miễn thuế nông nghiệp cho nông dân; chính sách xã hội, công bằng xã hội... - Giá trị văn hoá của Di chúc chỉ dẫn con đường, mục tiêu phát triển của nền văn hoá Việt Nam; trù tính, dự liệu về những cuộc vận động lớn giáo dục văn hoá trong toàn dân, toàn xã hội, lấy văn hoá chính trị của Đảng Cộng sản cầm quyền và văn hoá trong thể chế nhà nước - một nhà nước dân chủ pháp quyền của dân, do dân, vì dân làm sức mạnh tiêu biểu nêu gương thuyết phục nhân dân. Qua lời dặn dò về việc riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đề cập đến việc xây dựng một đời sống văn hoá mới; một lối sống tiết kiệm, không lãng phí; mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, môi trường sinh thái. Di chúc phác thảo những vấn đề quan trọng của sự nghiệp đổi mới đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm, đổi mới là một tất yếu để phát triển; đổi mới là một cuộc đấu tranh bền bỉ, một quá trình xây dựng gian khổ, "là một công việc cực kỳ to lớn, nặng nề và phức tạp, là cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Người yêu cầu, Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh, điều kiện nước ta phải đặc biệt chú trọng phát huy khả năng sáng tạo của dân, động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân./. Thanh Lan (Tổng hợp, nguồn BTGTW).

5 Sinh hoạt nhân dân (5/2019) Chiến thắng Điện Biên Phủ: Thắng lợi của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc PHẠM THỊ THUẬN 5 Cách đây 65 năm (7/5/1954-7/5/2019), dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng lịch sử lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng điển hình trong lịch sử của quân và dân ta đánh thắng quân viễn chinh Pháp có tiềm lực quân sự mạnh, vũ khí trang bị hiện đại. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc với thắng lợi hoàn toàn thuộc về nhân dân Việt Nam. Chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ được ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son rực sáng nhất trong thế kỷ XX. Chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại năm 1954 để lại cho chúng ta nhiều bài học sâu sắc có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bài học về sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; của ý chí quyết chiến, quyết thắng và sức mạnh của quân đội nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ, đó là sự kết tinh trí tuệ, bản lĩnh của Đảng, với một bộ chỉ huy thao lược, tài ba gồm những cá nhân xuất sắc; về vai trò tiên phong, gương mẫu hy sinh của những người đảng viên Trong các bài học ấy, chiến thắng Điện Biên Phủ đã để lại bài học kinh nghiệm sâu sắc to lớn về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, cả nước đồng lòng, toàn dân chung sức, tất cả vì tiền tuyến, tất cả để chiến thắng, bài học này cho đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh Toàn dân, toàn Đảng và Chính phủ nhất định đem toàn lực chi viện cho Chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất định làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch này. Với tinh thần ấy, trước chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân ta đã có nhiều chiến dịch lớn, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đã được huy động và phát huy. Đến chiến cuộc Đông Xuân , đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc được huy động ở mức cao nhất. Quân và dân ta ở khắp các địa phương trong cả nước, từ Tây Bắc, Liên Khu 3, Tả ngạn, đến Bình -Trị Thiên, Liên khu 5, Bắc Tây Nguyên, Sài Gòn - Gia Định, Nam Bộ đều đẩy mạnh các hoạt động phối hợp, liên tiếp tiến công tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai và nhân dân, buộc thực dân Pháp phải phân tán lực lượng khắp nơi để đối phó. Các lực lượng thanh niên, phụ nữ từ thành thị đến nông thôn, từ vùng núi đến đồng bằng tích cực tham gia nhiều cuộc đấu tranh chính trị, phá tề trừ gian. Đây là những hoạt động phối hợp kịp thời của cả nước có tác động tích cực tới chiến trường Điện Biên Phủ. Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra ở địa hình rừng (1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 1995, t.1, tr. 266 (2) Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1975, tr.39. (3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia. H. 2002, t. 12, tr (4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia. H. 2002, t. 9, tr. 314.

6 6 Sinh hoạt Nhân dân (5/2019) núi hiểm trở, có nhiều đèo cao, vực sâu, mạng lưới đường giao thông chiến lược hầu như chưa có; miền Tây Bắc mới được giải phóng, kinh tế chậm phát triển. Vì thế, bảo đảm vật chất hậu cần, y tế, kỹ thuật cho chiến dịch lớn, dài ngày gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Đảng ta đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hậu phương và tiền tuyến nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời mọi yêu cầu của bộ đội trong trận quyết chiến chiến lược. Khẩu hiệu Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng, được nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt cả ở vùng tự do cũng như ở nhiều vùng còn bị địch tạm chiếm. Các đoàn dân công lên đường với tinh thần hăng hái, phấn khởi như đi trẩy hội, được tổ chức chặt chẽ, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Bằng tinh thần đoàn kết ấy, đồng bào các dân tộc Tây Bắc, Việt Bắc, Liên khu 3, Liên khu 4 đã đóng góp hơn dân công. Một số dân công đã phục vụ suốt chiến dịch, kéo dài 6-7 tháng, trong điều kiện khó khăn, gian khổ, thiếu thốn về mọi mặt. Ngay tại hỏa tuyến, đồng bào Điện Biên cũng đưa người đi dân công, với ngày công phục vụ. Hậu phương tại chỗ, khu Tây Bắc huy động dân công. Việt Bắc, căn cứ địa kháng chiến chung của cả nước đã cung cấp cho mặt trận dân công. Trong vùng địch hậu tỉnh Kiến An đã đóng góp ngày công. Tính chung trong chiến dịch nhân dân ta đã đóng góp tấn lương thực, 226 tấn muối, tấn thực phẩm, xe đạp thồ, 756 xe thô sơ, 914 con ngựa thồ và chiếc thuyền. Nhiều nơi, do địch đánh phá không làm kịp, để có lương thực kịp thời nuôi bộ đội, đồng bào thỏa thuận giao cả những rẫy lúa, nương ngô cho các đơn vị thu hoạch rồi sau ghi sổ báo lại. Nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn giã gạo vào cả ban đêm cho bộ đội, điều mà trước đó theo phong tục lâu đời rất kiêng kỵ. Những con số nêu trên thật to lớn đối với một đất nước còn quá nghèo nàn, lạc hậu, đang phải tiến hành một cuộc kháng chiến cứu nước quyết liệt. Nhưng ý nghĩa của nó còn lớn hơn, bởi đó là công sức đóng góp của các tầng lớp nhân dân trên hầu khắp đất nước, là tinh thần cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc. Đánh giá về tinh thần đại đoàn kết toàn dân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: Chưa bao giờ trong suốt mấy năm kháng chiến, dân ta đã góp nhiều công sức như trong Đông Xuân để chi viện cho quân đội đánh giặc Bọn đế quốc không bao giờ đánh giá được sức mạnh của cả một dân tộc, sức mạnh của nhân dân. Sức mạnh đó có thể khắc phục được tất cả mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ địch. Để góp sức với chiến dịch Điện Biên Phủ, nhân dân các địa phương đã tham gia phục vụ tích cực cho các lực lượng vũ trang, chủ động mở các chiến dịch tiến công địch trên nhiều hướng. Nhờ đó, không những ta tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, mà còn buộc chúng phải phân tán lực lượng đối phó, các đơn vị địch bị giam chân ở nhiều nơi, mâu thuẫn giữa tập trung và phấn tán của chúng vì thế càng thêm sâu sắc. Những cuộc tiến công vào các tuyến vận tải, đặc biệt là tuyến hàng không đã gây cho địch những thiệt hại nặng nề và hạn chế rất đáng kể khả năng tiếp tế cho Điện Biên Phủ. Đặc biệt, trong cả nước, nhân dân các địa phương từ Nam đến Bắc đã nhất tề vùng lên diệt ác, phá tề, giành quyền (5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia. H. 2002, t. 1, tr (6) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia. H. 2002, t. 2, tr (7) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.88.

7 làm chủ. Những cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh kinh tế, đấu tranh trên mặt trận văn hóa liên tiếp nổ ra, làm cho hậu phương của địch từ nông thôn đến các đô thị, luôn luôn bị náo động, không lúc nào bình yên. Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc còn được thể hiện sâu sắc trong công tác binh vận. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta không những làm phá sản kế hoạch dự định nâng số quân ngụy lên 29 vạn tên vào năm của thực dân Pháp, mà chỉ tính riêng trong chiến cuộc Đông Xuân , đã vận động được hơn ngụy binh trở về với kháng chiến, trong đó chị em phụ nữ đã vận động được người, làm cho khả năng tăng quân tiếp viện cho Điện Biên Phủ của địch vì thế bị hạn chế. Ngược lại, để tăng cường lực lượng chiến đấu cho mặt trận, nhân dân các địa phương đã ra sức động viên thanh niên lên đường nhập ngũ giết giặc lập công. Theo dự kiến vào đầu năm 1954, ta chỉ chủ trương huy động thêm tân binh, nhưng trên tân binh đã được tuyển chọn và bổ sung kịp thời cho mặt trận. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, song sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quyết định. Sức mạnh đoàn kết ấy dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, do đó đã phát huy cao độ lòng yêu nước của đồng bào, cổ vũ, động viên toàn dân tộc đứng lên kháng chiến, tạo nên chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định: Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo. Quán triệt và thực hiện Nghị quyết của Đảng, trước hết chúng ta cần phải phát huy vai trò của nhân dân trong việc quyết định những vấn đề lớn của đất nước; bảo đảm tất cả quyền Sinh hoạt nhân dân (5/2019) 7 lực nhà nước thuộc về nhân dân; bảo đảm hiệu quả thực chất hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội. Giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Thời gian không ngừng trôi, lịch sử dân tộc Việt Nam vẫn tiếp tục đi lên trên những hành trình mới, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ, đặc biệt là tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc trong chiến dịch lịch sử này vẫn mãi là một biểu hiện sinh động của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh; trở thành bài học kinh nghiệm mang tính nguyên tắc, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, rất cần được chắt lọc và vận dụng sáng tạo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay, tiến lên thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công băng, văn minh./. P.T.T (8) Ban khoa học xã hội Việt Nam - Viện sử học, Mấy vấn đề về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985, tr.99. (9) Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam ( ), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1993, tr 305. (10) Võ Nguyên Giáp: Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1974, tr

8 8 Sinh hoạt Nhân dân (5/2019) tượng đài Những tưởng niệm Bác Hồ trên thế giới QUỐC TRUNG Khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica. Ảnh: Nguồn VOV5. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lãnh tụ lỗi lạc, một nhà cách mạng, một tri thức, một văn hào vĩ đại của Việt Nam và thế giới, hình tượng của Hồ Chí Minh luôn sống mãi trong lòng người Việt và cộng đồng những người yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Với tình cảm sâu đậm dành cho chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều nơi trên thế giới đã dựng tượng đài Bác như một cách bày tỏ sự ngưỡng mộ, trân trọng đối với một vĩ nhân của thế kỷ 20. Cho đến nay tượng đài tưởng niệm Bác đã có mặt tại khoảng 20 nước trên thế giới ở cả châu Á, châu Âu, châu Mỹ và châu Phi, trong đó, các quốc gia có tượng đài Bác Hồ gồm Cu Ba, Chile, Cộng hòa Dominicana,

9 Venezuela, Mexico, Argentina, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Lào, Thái Lan, Nga, Madagascar, Hungary... Đến Venezuela, chúng ta sẽ được nhìn thấy tượng bán thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt trang trọng trên bệ đá cao 2 mét cùng một cột cờ có lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên - một đại lộ lớn của thủ đô Caracas. Đến đất nước Cu Ba, chúng ta cũng sẽ nhìn thấy tượng đài của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đồng được xây dựng nổi bật giữa Công viên Acapulco cạnh Đại lộ 26, một trong những công viên đẹp nhất ở trung tâm thủ đô La Havana. Công trình do kiến trúc sư Joel Diaz, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Cuba Việt Nam thiết kế, khánh thành vào năm Còn tại Ấn Độ, tượng đài Hồ Chí Minh được đặt tại giao điểm đường Hồ Chí Minh và đường Nêru, thành phố Cancutta. Quay ngược thời gian, vào ngày 16/1/2009, chính quyền thành phố Mexico đã khánh thành công viên Tự do cho các dân tộc và tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh bên bộ bàn ghế mây giản dị, đằng sau phía trên là dòng chữ vàng Không có gì quý hơn độc lập tự do bằng tiếng Tây Ban Nha có chữ ký của Bác Hồ kính yêu. Tại đại lộ Miguel Aleman, đại lộ chính và lớn nhất thành phố Acapulco thuộc bang Guerrereo (miền Nam Mexico), tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt đối diện tượng đài người anh hùng dân tộc vĩ đại của châu Mỹ Latin Simon Bolivar. Tại Pháp, ngày 19/5/2005, chính quyền thành phố Montreuil đã dựng tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Không gian Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Lịch sử của thành phố với lý do được giải thích: Chọn ngày 19/5 để dựng tượng Hồ Chí Minh bởi đây là ngày sinh của vĩ nhân của lịch sử thế giới thế kỷ XX. Tại Nga, chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt tại Quảng trường và Tượng đài Hồ Chí Minh ở thủ đô Moscow của Nga, nằm ở nơi giao nhau giữa phố Dmitri Ulianov (anh trai nhà cách mạng Sinh hoạt nhân dân (5/2019) 9 V.I. Lenin) và phố Sáu mươi năm Cách mạng Tháng Mười. Đây là tác phẩm của Vladimir Efimovich Tsigal, Nghệ sĩ nhân dân, viện sĩ Viện hàn lâm Mỹ thuật Liên Xô, tác giả của hơn 40 nhóm tượng đài nổi tiếng. Vào tháng 5/2010, một bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành trong khuôn viên khoa ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Saint Petersburg. Tại thành phố Ulyanovsk trên quê hương Lenin, tượng đài Hồ Chí Minh được đặt trên đại lộ mang tên Hồ Chí Minh. Ulyanovsk là một thành phố nằm trên sông Volga ở Nga, cách Moskva 893 km về phía đông. Đây là trung tâm hành chính của tỉnh Ulyanovsk và là nơi sinh của Vladimir Lenin. Ở trung tâm thủ đô Antananarivo của đất nước châu Phi Madagascar, bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh làm bằng đồng được đặt trên bệ đá hoa cương, với tổng chiều cao 3,4m. Bên dưới có tấm biển đồng khắc câu nói nổi tiếng của Hồ Chủ tịch: Không có gì quý hơn độc lập tự do. Tượng được

10 10 Sinh hoạt Nhân dân (5/2019) nhà điêu khắc Lê Đình Bảo thiết kế năm Vào tháng 10/2011, lễ khánh thành Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã diễn ra tại Công viên ASEAN trong khu phố cổ Intramuros, thủ đô Manila. Tại Hungary, đài tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (có từ năm 1976) được dựng tại công viên thành phố Zalaegerszey, cách thủ đô Budapest khoảng 220 km. Còn vào ngày 30/8/2012, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được khánh thành ở thủ đô Buenos Aires (Argentina) cùng với một buổi lễ trọng thể. Tham dự buổi lễ có ông Miguel Carlos Contreras, con của ông Miguel Contreras, một trong những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Argentina và từng gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian hai lãnh tụ tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 5 tại Mátxcơva (Liên Xô) năm Ông Miguel bày tỏ niềm tự hào vì có người cha từng có dịp tiếp xúc, trò chuyện với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời nhấn mạnh việc khánh thành tượng đài vinh danh Người là một sự kiện chính trị rất quan trọng, vì có nghĩa là Argentina cùng với các nước Nam Mỹ khác đang làm theo tấm gương mà Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân loại để cùng nhau đấu tranh vì công lý xã hội, xóa đói nghèo và làm cho thế giới tốt đẹp hơn. Tiếp theo, vào ngày 24/3/2013, lễ khánh thành Quảng trường và Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã diễn ra tại thủ đô Santo Domingo, Cộng hòa Dominica. Việc xây dựng Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài của Người được tiến hành trên cơ sở Nghị quyết số của Hội đồng Nhân dân thành phố Santo Domingo de Este được thông qua ngày 13/9/2012 với 100% số phiếu tán thành. Chính quyền thành phố, Đảng Phong trào Cánh tả Thống nhất và nhân dân thành phố đã đóng góp toàn bộ chi phí cho việc xây dựng quảng trường và tượng đài. Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Thượng viện, Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả Thống nhất, Thị trưởng thành phố Santo Domingo de Este và Đại sứ Venezuela thay mặt cho đoàn ngoại giao khối Liên minh Bolivia cho châu Mỹ (ALBA) đều ca ngợi những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, Mỹ Latin và thế giới, ca ngợi tinh thần bất khuất, tính nhân văn, nhân đạo cao cả và tấm gương đạo đức trong sáng của Người, ca ngợi cuộc đấu tranh anh hùng vì độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam. Bên cạnh việc dựng tượng Đài bác, nhiều quốc gia trên thế giới còn xây dựng các khu di tích tưởng niệm, bảo tàng, đại lộ, vườn hoa, công viên mang tên Bác tại những địa bàn Bác đã từng sống và hoạt động, chủ yếu ở Lào, Thái Lan, Trung Quốc và Pháp; xuất bản, phát hành các ấn phẩm, sách báo, phim viết bài về Bác. Hiện nay, rất nhiều nước tỏ ý muốn được đặt tượng và xây dựng công trình tưởng niệm Hồ Chí Minh tại chính quốc. Điều này đã một lần nữa thể hiện được tầm, trí, dũng, khí của người Việt Nam mà tiêu biểu là Hồ Chí Minh đã vươn xa, và sẽ còn xa mãi cả về không gian và thời gian./. Q.T

11 Sinh hoạt nhân dân (5/2019) 11 những dấu ấn qua 87 năm hình thành và phát triển GIA LAI PHÚ HÀ Một góc TP. Pleiku (Ngã tư đường Nguyễn Tất Thành và đường Lê Duẩn). Ảnh: Đức Thụy. Từ cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã từng bước thiết lập bộ máy cai trị trên đất Gia Lai. Ngày 24/5/1932, tỉnh Pleiku được thành lập theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương. Tháng 6 năm 1946, thực dân Pháp chiếm lại vùng đất Gia Lai và đặt tên tỉnh là Pleiku. Từ năm 1954 cho đến trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chính quyền Sài Gòn vẫn gọi tên tỉnh là Pleiku. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, tên tỉnh được chính quyền Cách mạng gọi là Gia Lai cho đến năm Ngày 20/9/1975, theo Nghị quyết của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum được hợp nhất thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum. Ngày 12/8/1991, theo Nghị quyết Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội (Khoá VIII), Gia Lai - Kon Tum tách thành hai tỉnh: Gia Lai và Kon Tum. Hiện nay, tỉnh Gia Lai có 17 đơn vị hành chính, gồm: 1 thành phố, 2 thị xã, 14 huyện; có 222 xã, phường, thị trấn, với diện tích ,9km2, dân số trên 1,4 triệu người, gồm 34 dân tộc anh em. Ngày 3/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đã lãnh đạo phong trào cách mạng với đỉnh cao là Cao trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh ( ). Ở Gia Lai, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay từ những năm 1930, 1940, những đảng viên, chiến sĩ cách mạng từ các tỉnh đồng bằng lên hoạt động tại Gia Lai đã xây dựng, phát triển phong trào cách mạng trong các đồn điền và một số địa phương. Từ

12 12 Sinh hoạt Nhân dân (5/2019) tháng 4-6/1945, tổ chức Đoàn thanh niên Gia Lai được thành lập với nhiều hoạt động tiến bộ trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, là lực lượng nòng cốt lãnh đạo nhân dân tham gia khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi tháng 8/1945 ở An Khê, thị xã Pleiku, Cheo Reo và các vùng trong tỉnh. Sáng ngày 23/8/1945, hàng nghìn quần chúng thị xã Pleiku và các vùng xung quanh được trang bị gậy gộc, giáo mác đội ngũ chỉnh tề, giương cao cờ đỏ sao vàng tiến về Toà Công sứ, biểu dương lực lượng qua các phố chính trong thị xã. Đến 10 giờ sáng, một cuộc mít tinh lớn của gần 10 nghìn quần chúng được tổ chức tại sân vận động tỉnh lỵ Pleiku. Lần đầu tiên trong lịch sử, cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc được giương cao, tung bay trong niềm hân hoan chào đón của mọi người, báo hiệu Gia Lai đã cùng cả nước giành chính quyền về tay nhân dân, hệ thống chính quyền cai trị của thực dân và phong kiến bị xoá bỏ, bộ máy chính quyền cách mạng được thiết lập trong toàn tỉnh. Ngày 01/10/1945, Chi bộ cộng sản đầu tiên của tỉnh Gia Lai được thành lập tại trường tiểu học Việt - Pháp thị xã Pleiku, đây cũng là Ban vận động thành lập Đảng bộ tỉnh Gia Lai. Sự ra đời của Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên và việc thành lập Đảng bộ tỉnh Gia Lai vào ngày 10/12/1945 là bước ngoặt đánh dấu bước phát triển quan trong trong lịch sử phong trào cách mạng địa phương. Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân ta mong được sống trong hoà bình để kiến thiết đất nước. Song bọn thực dân, đế quốc lại dã tâm xâm lược nước ta lần nữa, nhân dân các dân tộc Gia Lai đã hưởng ứng tích cực các phong trào do Đảng bộ và Mặt trận Việt Minh phát động như: Tiêu thổ kháng chiến, quyên góp của cải để xây dựng quỹ độc lập, quỹ kháng chiến, quỹ cứu trợ trong các đợt phát động Tuần lễ vàng, Tuần lễ đồng ; tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, của Chính phủ Việt Minh Trong kháng chiến, quân và dân Gia Lai đã lập nên những làng chiến đấu, những căn cứ du kích bất khả xâm phạm như: Sơtơr, Soáp Dùi, xã Gào... giành những chiến công vang dội, tiêu biểu như chiến thắng Đak Pơ, trận đánh Cầu Suối Vối, Cầu Rộc Dứa... Với những chiến thắng trên, đã góp phần to lớn cùng quân và dân cả nước kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bằng chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Nhưng với dã tâm và bản chất thâm độc, đế quốc Mỹ đã hất cẳng thực dân Pháp, ngang nhiên xâm lược Việt Nam, chúng cùng bè lũ tay sai ở miền Nam phá hoại Hiệp định Giơnevơ, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới để chống phá miền Bắc và các nước xã hội chủ nghĩa. Một lần nữa, kẻ thù buộc nhân dân ta phải cầm vũ khí để bảo vệ thành quả cách mạng đã giành được. Sau 21 năm chiến đấu liên tục, cùng với toàn Đảng, toàn quân và nhân dân cả nước, với ý chí sắt đá: Không có gì quý hơn độc lập tự do, Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược và các phong trào Tòng quân giết giặc, Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh ; Góp lương nuôi bộ đội, Đánh địch bằng hầm chông bẫy

13 đá... dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, quân và dân các dân tộc tỉnh Gia Lai sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì nền độc lập tự do của Tổ quốc thân yêu. Những địa danh, tên núi, tên sông, tên đất, tên làng, tên người cùng với những trận đánh, những chiến công vang dội đã mãi mãi đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc như những huyền thoại, còn mãi mãi chói sáng, lưu truyền trong sử sách Việt Nam như Anh hùng Núp, Anh hùng Wừu, anh hùng KPăh KLơng... là Chiến thắng Plei Me, Chiến thắng Cheo Reo, Phú Bổn. Với Chiến dịch Tây Nguyên mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân 1975 đã góp phần giải phóng tỉnh Gia Lai vào ngày 17/3/1975 và giải phóng miền Nam thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975. Sau ngày giải phóng, đất nước được thống nhất, phát huy truyền thống cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn đồng sức, đồng lòng, phấn đấu vượt qua gian khổ hy sinh, nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, ổn định đời sống nhân dân, trấn áp kịp thời bọn phản động Fulro và các tổ chức, đảng phái phản động khác, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tham gia làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả và tạo tiền đề về kinh tế - xã hội của tỉnh cho bước phát triển tiếp theo. Trong hơn 33 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn phát huy sức mạnh đoàn kết, vừa làm, vừa học, vận dụng sáng tạo đường lối, nhanh chóng nắm bắt thời cơ, khai thác tiềm năng, thế mạnh, tích cực hợp tác, kêu gọi đầu tư phát triển và đã đạt được những thành tựu to lớn. Nếu như năm 1975, khắp tỉnh chỉ là ngổn ngang của bãi chiến trường đầy rẫy bom đạn, nhân dân thì đói nghèo, lạc hậu. Đến nay, đã chấm dứt hoàn toàn nạn đói kinh niên đã đeo bám hàng ngàn đời đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Nền kinh tế của tỉnh đạt được mức tăng trưởng khá cao. Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên rõ rệt, GDP bình quân đầu người nếu năm 201l đạt 19,5 triệu đồng/năm thì Sinh hoạt nhân dân (5/2019) 13 năm 2018 đạt 45,36 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển ổn định, giá trị sản xuất đạt ,7 tỷ đồng. Tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh đạt ha. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2018 trên địa bàn đạt tỷ đồng. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo, hiện nay, xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh đã có 60/184 xã. Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư được quan tâm, tình hình kêu gọi đầu tư có những chuyển biến tích cực, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư, có 58 dự án được phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư, với tổng vốn đăng ký tỷ đồng. Hiện có 92 dự án đang triển khai đầu tư, với số vốn tỷ đồng; Công tác xóa đói giảm nghèo được triển khai quyết liệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, nếu năm 2011 giảm còn 24,75% đến quý 1/2019, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 10,04% (còn hộ nghèo). Thực hiện tốt chính sách đối với

14 14 Sinh hoạt Nhân dân (5/2019) người có công với cách mạng, các gia đình thương binh liệt sỹ. Toàn tỉnh hiện có 390 trường đạt chuẩn quốc gia, có 787 trường mầm non, phổ thông với lớp và học sinh. Công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được đảm bảo. Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh, với nhiều cơ sở sản xuất, nhà máy được đầu tư xây dựng; đặc biệt có các dự án quan trọng quốc gia đã được đầu tư trên địa bàn tỉnh như Thủy điện Ia Ly, Sê San 3, Sê San 4, các thủy lợi Ayun Hạ, Ia Mlá, Ia Mơr Ngành công nghiệp thuỷ điện, vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác khoáng sản, chế biến nông - lâm sản, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có thị trường xuất khẩu Đã hình thành một số Khu-Cụm công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ, làm cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh. Việc đầu tư nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm chế biến, tạo thương phẩm có chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn đã và đang được các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hết sức quan tâm. Các ngành dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, vận tải, khoa học công nghệ... phát triển cả về cơ sở vật chất và chất lượng phục vụ, hệ thống phân phối hàng hóa, giao thông, thông tin liên lạc thông suốt từ trung tâm thành phố, thị xã đến tận vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Song song với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hóa xã hội cũng đạt được những thành tựu quan trọng. Công tác văn hóa nghiên cứu, bảo tồn các di sản văn hóa các dân tộc được quan tâm; đặc biệt không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, cuối năm 2018 đã tổ chức thành công Festival cồng chiêng Tây Nguyên. Trong suốt quá trình hình thành, xây dựng và phát triển, Gia Lai thường xuyên chăm lo xây dựng hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy dân chủ và thực hiện tốt đoàn kết trong Đảng, chú trọng rèn luyện đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên; củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng. Việc Học tập và làm theo tấm tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đạt được những kết quả nhất định và đang có sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội. Hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp có nhiều tiến bộ. Mặt trận và các đoàn thể nhân dân đã tập trung hướng về cơ sở, khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, nhân dân ngày càng tin vào Đảng, Nhà nước và tin vào tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa... Những gì chúng ta đã làm được từ sau ngày giải phóng đến nay là cả một thành quả rất to lớn mà cả hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến, hàng trăm năm qua các chế độ thực dân, đế quốc không làm được. Thành tựu này thể hiện rõ truyền thống, sức mạnh của khối đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh cùng nhau chung tay xây dựng quê hương Gia Lai đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững và ngày càng giàu đẹp./. P.H

15 Sinh hoạt nhân dân (5/2019) Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ III năm 2019 TRẦN ĐÌNH 15 Đồng chí Kpă Thuyên - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai lần thứ III năm Ảnh: GOV. Thực hiện Quyết định số 1062/ QĐ-TTg, ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ III năm 2019 và Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II năm 2020, ngay từ đầu năm 2019, UBND tỉnh đã ra Quyết định thành lập Ban chỉ đạo Đại hội và tích cực chỉ đạo các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố triển khai các nội dung liên quan tới công tác tổ chức Đại hội nhằm đánh giá thành tựu, kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới giai đoạn ; qua đó, tiếp tục khẳng định và ghi nhận công lao đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số

16 16 Sinh hoạt Nhân dân (5/2019) trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện chính sách dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế; gắn với tôn vinh và biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai thời kỳ hội nhập và phát triển tỉnh nhà giai đoạn Để Đại hội thực sự là đợt sinh hoạt chính trị - xã hội sâu rộng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tỉnh nhà và đạt mục đích, yêu cầu đề ra, Ban chỉ đạo Đại hội DTTS tỉnh thống nhất hướng dẫn: Tên gọi: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện, thị xã, thành phố... lần thứ III - năm 2019 Chủ đề định hướng chung của Đại hội: các dân tộc thiểu số đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển. Trên cơ sở chủ đề định hướng chung, các địa phương căn cứ tình hình thực tế xác định nội dung chủ đề Đại hội cho phù hợp. Về nội dung của Đại hội: Đại hội phải đảm bảo các nội dung. Báo cáo chính trị của Đại hội; các báo cáo điển hình của tập thể, cá nhân tiêu biểu về các lĩnh vực, nhất là về xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và các đề xuất về cơ chế, chính sách phát triển vùng dân tộc và miền núi giai đoạn tiếp theo; thông qua Quyết tâm thư Đại hội; chọn cử đại biểu dự Đại hội cấp trên theo đúng quy định của Ban Chỉ đạo Đại hội tỉnh; làm tốt việc lựa chọn khen thưởng tập thể, cá nhân là người dân tộc thiểu số tại Đại hội và đề xuất hình thức khen thưởng tại Đại hội cấp trên. Chú trọng việc tổ chức các hoạt động: giao lưu, đối thoại giữa lãnh đạo cấp ủy và chính quyền địa phương với đại biểu dự Đại hội; đại hội chào mừng thành công Đại hội; giao lưu trực tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng; dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu là người dân tộc thiểu số; thăm quan thực tế mô hình bảo Quang cảnh Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Gia Lai lần thứ II năm Ảnh: N.C.

17 tồn truyền thống, văn hóa, ngành nghề truyền thống; mô hình phát triển kinh tế giỏi trên địa bàn; tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật chào mừng Đại hội (tùy theo điều kiện cụ thế của địa phương để xác định quy mô phù hợp). Về số lượng đại biểu và thời gian tổ chức Đại hội: Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, Ban Chỉ đạo đại hội cấp huyện quyết định số lượng đại biểu dự Đại hội, nhưng số lượng đại biểu chính thức không quá 150 đại biểu. Đại biểu khách mời tối đa bằng 1/3 số đại biểu chính thức. Đại hội cấp huyện tổ chức trong 01 ngày, hoàn thành xong trước ngày 30/6/2019. Ban chỉ đạo Đại hội tỉnh thống nhất chọn huyện Mang Yang tổ chức đại hội điểm để rút kinh nghiệm cho 16 huyện, thị xã, thành phố còn lại trong tỉnh. Về công tác tuyên truyền trước, trong và sau đại hội: Các cơ quan thông tấn báo chí và hệ Sinh hoạt nhân dân (5/2019) 17 thống thông tin cơ sở xây dựng chuyên trang, chuyên mục, các tin, bài, sản xuất các chương trình truyền thanh, truyền hình, phim phóng sự, phim tài liệu và các sản phẩm truyền thông khác để tuyên truyền về các nội dung liên quan đến Đại hội; tuyên truyền về công tác chuẩn bị, ngày, giờ, địa điểm tổ chức Đại hội trên các phương tiện thông tin đại chúng; đưa tin, phóng sự về các gương người tốt việc tốt, nông dân sản xuất giỏi, làm kinh tế giỏi vươn lên thoát nghèo... Tổ chức tuyên truyền tốt kết quả Đại hội, tạo sức lan tỏa của Đại hội đến với cộng đồng; triển lãm, trưng bày tranh ảnh, các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của các dân tộc thiểu số tại nơi tổ chức Đại hội, tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương để xác định quy mô phù hợp; xây dựng kỷ yếu Đại hội để phục vụ xây dựng tư liệu lịch sử và truyền thống ở địa phương; In, treo băng rôn, khẩu hiệu, áp phích, pano tuyên truyền về Đại hội đặt tại khu vực trung tâm, cửa ngõ, đường phố nơi công cộng và nơi tổ chức Đại hội./. T.Đ

18 18 Sinh hoạt Nhân dân (5/2019) Ý Đảng - Lòng dân Nâng cao hiệu quả tuyên truyền biển, đảo đối với đồng bào các tỉnh Tây Nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn. Ảnh: P.Đ. ÁNH HỒNG Thực hiện Chương trình ký kết phối hợp tuyên truyền biển, đảo giữa Đảng ủy Quân chủng Hải quân với Tỉnh ủy các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông, trong những năm qua, Đảng ủy Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn phối hợp với Ban Tuyên giáo các tỉnh trên thực hiện tuyên truyền về biển, đảo đến cán bộ, đảng viên và nhân dân 3 tỉnh Tây Nguyên, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về vị trí, vai trò của biển đảo và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Các nội dung thông tin tuyên truyền được báo cáo viên là cán bộ của Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn truyền đạt trực tiếp tại các địa phương của 3 tỉnh Tây Nguyên: Vị trí vai trò của biển đảo đối với phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh của đất nước; cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền biển, đảo nước ta; tình hình thế giới, trong nước tác động đến tình hình Biển Đông; những động thái mới của các nước đối với Biển Đông trong thời Đoàn cán bộ của Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn tặng quà cho các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi tại huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Ảnh: A.H.

19 gian gần đây; một số kết quả trong xây dựng lực lượng Hải quân tiến lên hiện đại và kết quả công tác đấu tranh và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Hải quân nhân dân Việt Nam; dự báo tình hình và những vấn đề đặt ra trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay và những điều cần biết, con đường để cống hiến, trưởng thành của thế hệ trẻ trong Quân chủng Hải quân; các hoạt động cung cấp dịch vụ hậu cần, kỹ thuật nghề cá tại các âu tàu trên Quần đảo Trường Sa, các hoạt động cứu hộ, cứu nạn, giúp đỡ ngư dân giúp nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về chính sách đối ngoại và chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Chị Nguyễn Thị Hằng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo huyện Kon Plông cho biết: Nội dung tuyên truyền biển, đảo của các đồng chí báo cáo viên thuộc Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn truyền đạt tại các hội nghị rất có ý nghĩa, nhiều nội dung sát thực, giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về tình hình biển, đảo, nhất là những sơ sở pháp lý, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong giải quyết vấn đề biển, đảo. Bởi vì trong thời gian qua, chúng tôi chủ yếu tiếp cận thông tin về tình hình biển, đảo qua internet, thông tin rất nhiều chiều. Ngoài hình thức tuyên truyền miệng, Tổng Công Tân cảng Sài Gòn đã phối hợp với Ban Tuyên giáo các địa phương kịp thời cung cấp tài liệu thông tin về tình hình biển đảo, cung cấp hàng trăm cuốn Bản tin Tân cảng Sài Gòn cho các địa phương; phối hợp với 60 báo, tạp chí tổ chức tuyên truyền rộng rãi Sinh hoạt nhân dân (5/2019) 19 trên các báo, trang thông tin điện tử với các chuyên trang, chuyên mục: Biển, đảo Việt Nam, Hướng về biển, đảo quê hương, Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam... có nhiều bài viết, phóng sự, đăng tải những hình ảnh về trải nghiệm thực tế giúp cán bộ, nhân dân các dân tộc 03 tỉnh hiểu biết thêm về đời sống, điều kiện công tác và những hy sinh thầm lặng của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân tại các huyện đảo và Nhà giàn góp phần bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Tổ chức trưng bày, triển lãm; cử đoàn công tác đi thăm cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1... Một hình thức tuyên truyền về biển, đảo hiệu quả và có sức lan tỏa rộng rãi như Cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam năm 2018 do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đăk Nông tổ chức. Cuộc thi được tổ chức công phu, hấp dẫn, chặt chẽ với 3 vòng thi: trắc nghiệm trực tuyến trên trang thông tin điện tử, tự luận và hùng biện. Sau 6 tháng triển khai trên trang thông tin điện tử đã có gần 80 ngàn lượt theo dõi; có hơn tài khoản thi trắc nghiệm. Đồng chí Hà

20 20 Sinh hoạt Nhân dân (5/2019) Trung Ký - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Đăk Nông cho biết: Thành công của hội thi là có sự tham gia đông đảo bà con nhân dân đồng bào có đạo, đồng bào dân tộc thiểu số và thanh niên nông dân. Có thể nói rằng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên rất quan tâm đến tình hình biển đảo, quan trọng nhất là chúng ta phải có hình thức, phương pháp và nội dung tuyên truyền phù hợp để thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia, giúp họ tìm hiểu sâu hơn, đúng hơn về tình hình biển, đảo. Chỉ tính riêng trong năm 2018 và đến quí 1/2019, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn đã cử 23 lượt báo cáo viên trực tiếp đến 3 tỉnh Tây Nguyên tuyên truyền 21 buổi về biển, đảo cho hơn lượt nghe gồm cán bộ chủ chốt, cán bộ lão thành cách mạng, cựu chiến binh, thanh niên, học sinh, sinh viên và đồng bào có đạo Thượng tá Phạm Đức Hùng, Chủ nhiệm Chính trị Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn cho biết: Nội dung, chất lượng tuyên truyền về biển, đảo ở các tỉnh Tây Nguyên phụ thuộc rất lớn vào việc xác định đối tượng, phương pháp tuyên truyền. Nếu là đồng bào thiểu số thì phải kết hợp giữa tuyên truyền miệng với phương pháp trực quan thông qua tờ rơi, xem ảnh, phóng sự ngắn về biển, đảo; chú trọng đến các thành phần là thanh niên, học sinh và đồng bào có đạo tại các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng sa, vùng ít có điều kiện để tiếp cận thông tin biển, đảo. Kết hợp giữa tuyên truyền với đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái, đồng thời hướng dẫn bà con tiếp cận thông tin chính thống. Ngoài ra Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn còn phối hợp với cấp uỷ, chính quyền các địa phương thực hiện công tác dân vận, đền ơn đáp nghĩa, công tác an sinh xã hội mang tính nhân văn sâu sắc, tạo sức lan tỏa cao trong cán bộ, đảng viên, nhân dân và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên như: nhận phụng dưỡng suốt đời 24 Mẹ Việt Nam Anh hùng (Trong đó: Kon Tum 06 Mẹ; Gia Lai 10 Mẹ; Đăk Nông 08 Mẹ); xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; hỗ trợ vốn, nông cụ sản xuất cho gia đình có công, hộ nghèo; tặng học bổng Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh nghèo học giỏi. Phụ nữ Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn còn phát động phong trào chung tay cùng phụ nữ nghèo nơi biên cương, tết cho trẻ em nghèo, tặng vở, đồ dùng học tập và quần áo cho học sinh nghèo, gia đình chính sách, con em gia đình chính sách khó khăn trên địa bàn 3 tỉnh Tây Nguyên Với những cách làm hiệu quả, thiết thực, công tác tuyên truyền về biển, đảo trên địa bàn 03 tỉnh Tây Nguyên thời gian qua đã có bước chuyển biến tích cực, giúp cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Tây Nguyên hiểu kịp thời, chính xác, đầy đủ về quan điểm, chủ trương, chính sách, hành động của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề liên quan đến biển, đảo phù hợp với quy định của Việt Nam và pháp luật quốc tế; nâng cao nhận thức trách nhiệm và tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ Quốc trong tình hình hiện nay./. A.H

21 Sinh hoạt nhân dân (5/2019) 21 Chư Sê với những kết quả bước đầu thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố KIỀU HƯNG Hội đồng nhân dân thị trấn Chư Sê tổ chức Kỳ họp bất thường để thông qua Nghị quyết về việc sáp nhập, thành lập mới các thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn thị trấn Chư Sê. Ảnh: An Nhiên. Chủ trương sáp nhập thôn, tổ dân phố là bước đi quan trọng nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII): Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Để thực hiện chủ trương này, cần sự quyết liệt vào cuộc của cả hệ thống chính trị và điều quan trọng là tạo sự đồng thuận trong nhân dân và không làm ảnh hưởng đến đời sống người dân sau khi sáp nhập. Thực hiện Quyết định

22 22 Sinh hoạt Nhân dân (5/2019) số 601/QĐ-UBND, ngày 19/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt đề án sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn Huyện Chư Sê đã tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai sáp nhập thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn huyện cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện. Trong quá trình triển khai, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các xã, thị trấn cùng các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, mục đích của việc sáp nhập thôn, tổ dân phố. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; chỉ đạo các thôn, tổ dân phố tổ chức lấy ý kiến cử tri, đại diện hộ gia đình trong khu vực sáp nhập. Việc lấy ý kiến cử tri do Ủy ban nhân dân cấp xã lựa chọn, quyết định bằng hình thức thông qua họp thôn, làng, tổ dân phố, phát phiếu lấy ý kiến... Bằng nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, việc sáp nhập thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn huyện Chư Sê đạt được kết quả tích cực. Trước đây huyện Chư Sê có 183 thôn, làng, tổ dân phố, huyện đã tiến hành sáp nhập 107 thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn huyện Chư Sê để thành lập 53 thôn, làng, tổ dân phố mới, giảm 55 thôn, làng, tổ dân phố. Hiện nay huyện còn 128 thôn, làng, tổ dân phố. Bên cạnh đó huyện cũng đã tiến hành tổ chức bầu cử Trưởng thôn, Phó trưởng thôn, Tổ dân phố ở những đơn vị sát nhập đúng quy định đề ra. Sau khi kiện toàn, các thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn huyện đã hoạt động ổn định, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Ông Kpui Krin ở làng Dun Bêu, thị trấn Chư Sê cho biết: Trước đây Làng Dun Bêu được chia thành làng Dun Bêu và thôn Tân Lập. Làng Dun Bêu có 128 hộ gia đình, trong đó có 124 hộ là người Jrai, có 4 hộ là người Kinh; Thôn Tân Lập có 229 hộ, có 214 hộ là người Kinh, 15 hộ người Jrai. Nay sát nhập lại, lấy tên là Thôn Dun Bêu, người Kinh và người Jrai cùng sinh hoạt, giao lưu văn hóa, chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế, chúng tôi sẽ cùng với bà con cố gắng để tiếp tục thực hiện tốt các phong trào thi đua và lao động sản xuất Có thể thấy, việc sáp nhập thôn, làng, tổ dân phố là để có quy mô lớn hơn, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng ở cơ sở là một chủ trương đúng đắn và cần thiết, được nhân dân đồng tình, phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới; đồng thời tạo quy mô thôn, tổ dân phố lớn hơn và có điều kiện phát huy nội lực của nhân dân xây dựng cơ sở hạ tầng, giảm vấn đề chi ngân sách, tạo điều kiện để xây dựng đội ngũ cán bộ thôn, làng, tổ dân phố chất lượng hơn, thuận lợi hơn trong quản lý, lãnh đạo chỉ đạo các nhiệm vụ chính trị cấp xã. Tư tưởng cán bộ và nhân dân tại các địa bàn ổn định, tình hình trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Kết quả bước đầu trong việc sáp nhập thôn, làng, tổ dân phố ở huyện Chư Sê có thể khẳng định, đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp với thực tiễn, góp phần làm tinh gọn bộ máy, giảm chi ngân sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã; nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của trên địa bàn huyện./. K.H

23 Đời sống - Văn hóa Sinh hoạt nhân dân (5/2019) Những giải pháp nâng cao tỷ lệ tốt nghiệp 23 NGUYỄN TƯ SƠN TUV, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng chí Nguyễn Tư Sơn - TUV, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì tại Hội nghị, Ảnh: T.G. Những giải pháp đổi mới thi THPT quốc gia 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, những điểm mới trong việc tính điểm xét tốt nghiệp THPT, hướng ra đề, phản biện đề độc lập, lắp camera an ninh giám sát, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp thanh tra chấm thi, dữ liệu bài thi trắc nghiệm được mã hóa toàn bộ và không bố trí thí sinh tự do ngồi riêng, v.v Có thể nói, trong nhiều điểm mới của kỳ thi THPT quốc gia 2019 thì cách tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT là vấn đề được nhiều trường học, nhiều thí sinh và giáo viên quan tâm nhất. Theo đó, điểm xét công nhận tốt nghiệp là trung bình các bài thi bắt buộc và điểm khuyến khích, ưu tiên (nếu có) để xét tốt nghiệp chiếm 70%; điểm trung bình cả

24 24 Sinh hoạt Nhân dân (5/2019) năm học lớp 12 chiếm 30% (những năm trước tỷ lệ này là 50% - 50%). Điểm mới này đòi hỏi thí sinh phải học thật, thi thật mới có kết quả thật, vì điểm học bạ (có thể giáo viên nương tay học sinh cuối cấp) không còn là phao cứu sinh cho nhiều thí sinh. Và đương nhiên, lo lắng nhất vẫn là các trường có tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT thấp (trường tốp dưới) trong nhiều năm. Rõ ràng, với cách tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT theo tỷ lệ 70% - 30% đã tác động đến nhiều thí sinh, nhiều trường nhất là những trường tốp dưới. Một số chuyên gia đã tính toán nếu áp dụng công thức tính điểm xét tốt nghiệp 2019 cho năm 2018 thì tỉ lệ tốt nghiệp trung bình của tỉnh sẽ giảm khoảng hơn 15%, xấp xỉ tỉ lệ tốt nghiệp đạt 80%. Trước những thay đổi trong cách tính điểm xét tốt nghiệp mới, những điểm mới trong công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, để nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp THPT, ngành Giáo dục và Đào tạo Gia Lai đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Các giải pháp phải được thực hiện một cách sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của từng đơn vị trường học nhằm phát huy thế mạnh và khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động dạy và học. Do vậy, ngay từ đầu năm học , Sở Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua chuyên đề Nâng cao tỷ lệ tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2019 với mục tiêu đặt ra tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT phấn đấu đạt từ 96,5% trở lên; trong đó đề ra nhiều giải pháp để chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu đề ra, cụ thể: Thứ nhất, đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, học viên và toàn xã hội về Kỳ thi THPT quốc gia. Tổ chức quán triệt đến học sinh, học viên những điểm mới trong Phương án thi, cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; tổ chức cho học sinh học tập Quy chế thi thật nghiêm túc để tránh tình trạng các em bỡ ngỡ, mắc lỗi khi thi, hướng dẫn cách làm bài thi trắc nghiệm, tự luận và tự tin trong khi làm bài. Giải pháp này sẽ từng bước khắc phục tình trạng chưa hiểu và thực hiện chưa đúng những điểm mới trong kỳ thi THPT quốc gia năm Thứ hai, chỉ đạo các trường THPT và các trung tâm tổ chức tốt hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá trong năm học theo đúng hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học ; hoàn thành chương trình giáo dục phù hợp với khung kế hoạch thời gian năm học; tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng tăng cường kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh; nghiêm cấm việc cắt xén chương trình giảng dạy. Thứ ba, các đơn vị phải chủ động xây dựng kế hoạch dạy học, ôn tập cho học sinh lớp 12 năm học phù hợp với điều kiện riêng của từng đơn vị, nhóm đối tượng học sinh, không tạo áp lực quá tải, đảm bảo sức khỏe cho học sinh. Tổ chức ôn tập cho những học sinh đã hoàn thành chương trình THPT nhưng chưa tốt nghiệp có

25 nguyện vọng ôn tập để tham gia kỳ thi trong năm Thứ tư, các tổ chuyên môn tập trung bổ sung, hoàn thiêṇ đề cương ôn tập, tài liệu nội bộ cho các môn thi sao cho phù hợp với chương trình thi THPT quốc gia năm 2019; đồng thời chú ý các nội dung dạy học đã được điều chỉnh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nghiên cứu kỹ bộ đề hướng dẫn, đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo giúp học sinh làm quen với định dạng đề và có định hướng trong quá trình dạy học, ôn tập đảm bảo nâng cao chất lượng các bài thi; có biện pháp biên chế các lớp học theo nguyên vọng và năng lực của học sinh Ảnh minh họa. để tổ chức ôn tập, bồi dưỡng kiến thức phù hợp từng đối tượng học sinh. Thứ năm, thường xuyên tổ chức hội nghị chuyên đề, bàn các biện pháp đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, nội dung chương trình ôn tập, quản lý chất lượng giờ dạy, động viên học sinh đến lớp,... để nâng cao chất lượng dạy và học. Thứ sáu, phát động phong trào thi đua trong học sinh, quyết tâm vượt khó - học tập tiến bộ. Vận động mỗi giáo viên đỡ đầu 01 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, quan tâm đặc biệt đến những học sinh thuộc diện hộ nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh gặp nhiều khó khăn Sinh hoạt nhân dân (5/2019) 25 trong học tập, phối hợp với gia đình học sinh để động viên các em quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, cố gắng học tập, phấn đấu đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới. Thứ bảy, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện. Ngoài ra, ngành giáo dục và đào tạo còn tập trung chỉ đạo Phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thị xã, thành phố nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc THCS, tổ chức khảo sát, đánh giá chất lượng học sinh cuối cấp THCS nhằm tạo nguồn học sinh có chất lượng ở đầu vào cho bậc THPT. Đây là giải pháp lâu dài, có tính chiến lược và hiệu quả. Với những giải pháp nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2019 đã đề ra, cùng với quyết tâm cao của cán bộ, giáo viên toàn ngành và sự cố gắng nổ lực của các em học sinh khối 12, ngành Giáo dục và Đào tạo Gia Lai tin tưởng rằng tỉ lệ tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2019 đạt chỉ tiêu đề ra./. N.T.S

26 26 Sinh hoạt Nhân dân (5/2019) Gia Lai tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp VŨ NGỌC AN Phó Giám đốc Sở NN&PTNN Các địa phương có hồ chứa nước, nông dân tưới luân phiên theo lịch để tiết kiệm nước. Ảnh: N.T. Thời gian qua, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết khí hậu biến đổi không theo quy luật nhiều năm. Tỉnh Gia Lai là một tỉnh Tây Nguyên, sự ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết khí hậu cực đoan xảy ra đã ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân, nhất là đối với đời sống của bà con nông dân. Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên thì hiện tượng ENSO được dự báo sẽ duy trì ở trạng thái ElNino từ tháng 11/2018 đến những tháng đầu năm So với trung bình nhiều năm thì lượng dòng chảy trên các sông, suối vùng phía Tây và trung tâm tỉnh ở mức thấp hơn từ 55-65%, các vùng phía Đông Nam tỉnh ở mức thấp hơn từ 5-15%, các vùng phía Đông tỉnh ở mức cao hơn từ 10-30%. Lượng mưa trong các tháng 3, 4, 5 năm 2019 thấp hơn trung bình nhiều năm; lượng dòng chảy tiếp tục giảm và duy trì ở mức thấp, cạn kiệt xảy ra khá nghiêm trọng và kéo dài trong suốt mùa khô năm Tính đến ngày 18/4/2019, dung tích hồ chứa ở các công trình thủy lợi đạt khoảng từ 16,61% đến 94,97% so với dung tích thiết kế. Để chủ động trong việc phòng chống hạn hán, thiếu nước, hạn chế thiệt hại và phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô năm Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đã ban hành các Văn bản chỉ đạo: Chỉ thị 01/CT-UBND ngày 03/01/2019 về tăng cường thực hiện các giải

27 Sinh hoạt nhân dân (5/2019) 27 pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô năm 2019; Văn bản số 368/UBND-NL ngày 21/02/2019 về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống hạn trong mùa khô năm UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành liên quan và các địa phương: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân thấy rõ về tình hình hạn hán nhằm nâng cao ý thức sử dụng nước hết sức tiết kiệm, tận dụng mọi nguồn nước thích hợp để sử dụng có hiệu quả; đề cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị để tập trung vào công tác phòng, chống hạn năm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương theo dõi, chỉ đạo và đã có nhiều văn bản hướng dẫn, đề nghị triển khai các biện pháp phòng chống hạn trong mùa khô năm Theo đó, các giải pháp phòng chống hạn, hán, thiếu nước phục vụ sản xuất được triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai: - Thường xuyên theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến thời tiết, nguồn nước sông, suối, nguồn nước các công trình thủy lợi, thủy điện để điều tiết nước phù hợp theo phương án, kế hoạch phục vụ sản xuất vụ Đông xuân, điều hoà lượng nước bơm, tưới giữa cây cà phê và cây lúa nước, không để xảy ra việc tranh chấp điện, nước phục vụ sản xuất trong nhân dân. Các Sở, ban ngành, đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi và các địa phương phối hợp với các nhà máy thủy điện, thủy lợi thống nhất kế hoạch xả nước theo các đợt và thông báo cho nhân dân chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để lấy nước với mức cao nhất trong các đợt xả nước, đảm bảo cấp nước cho sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. - Tăng cường công tác tuyên truyền vận động người dân sử dụng nước một cách tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước: Áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm cho lúa, cây trồng cạn (Đối với cây lúa nước: đảm bảo tưới đủ ẩm cho cây trồng phát triển, sử dụng hình thức tưới nông-lộ phơi đối với cây lúa ; đối với cây công nghiệp (cà phê, tiêu..), cây trồng cạn áp dụng biện pháp tưới bơm, tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt, tưới luân phiên ). Các đơn vị quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi và các địa phương tính toán, cân đối khả năng nguồn nước, xây dựng kế hoạch điều tiết nước phù hợp, sử dụng tiết kiệm nước tưới; thực hiện các biện pháp tưới theo đợt, tưới luân phiên, tưới lứa, tưới khô, ướt xen kẽ,... Thực hiện chuyển dịch thời vụ sớm hơn để tránh hạn cuối vụ (một số địa phương đã thực hiện rất tốt như huyện Chư Prông). Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chú trọng những loại giống, cây trồng có khả năng chịu hạn tốt. - Chuẩn bị sẵn sàng về máy móc, nhiên liệu, phương tiện cần thiết nếu xảy ra hạn thì tiến hành bơm, tát nước ở những nơi còn nguồn nước. Tổ chức nạo vét các cửa cống lấy nước, bể hút các trạm bơm, khơi thông dòng chảy trên các sông, suối. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công tác duy tu, sửa chữa các hạng mục công trình và khẩn trương nạo vét kênh mương đảm bảo dẫn nước. Đào ao trữ nước, lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến để tận dụng tối đa nguồn nước, hạn chế tối đa tình trạng rò rỉ, thất thoát nước. - Bảo đảm khai thác có hiệu quả các công trình

28 28 Sinh hoạt Nhân dân (5/2019) cấp nước sinh hoạt để phục vụ cho nhân dân. Hướng dẫn nhân dân khắc phục tình trạng thiếu nước của các giếng đào, giếng khoan hộ gia đình để đảm bảo cấp nước sinh hoạt. Những vùng thiếu nước sinh hoạt gay gắt phải tổ chức xe vận chuyển nước sạch ở nơi khác đến để phục vụ cho nhân dân. - Dự kiến phương án sử dụng dung tích chết của công trình hồ chứa thủy lợi; dự kiến phương án chuyển tiếp nước ở các công trình có nguồn nước dồi dào sang những khu tưới bị hạn (khi cần thiết) như: Đối với đập dâng Ia Lâu-Chư prông tiếp nước từ hồ Plei Pai qua kênh N2T, tiếp nước từ hồ chứa Ia Glai qua 35 km suối; tiếp nước từ hồ chứa nước Ia Ring quan kênh N14 đổ qua suối để nhân dân 2 bên suối lấy nước phục vụ sản xuất ở 2 huyện Chư Sê, Chư Pưh; xả nước từ hồ Ia Glai để chống hạn xã IaKo, xã Ia Hlốp; tiếp nước tưới từ Hồ Biển hồ sang hồ Ia Hrung các công trình khác điều tiết nước cho phù hợp; áp dụng các biện pháp tưới luân phiên. Khi không còn nguồn nước tưới bổ sung từ công trình, hướng dẫn vận động người dân đào giếng, đào ao, dùng máy bơm lấy nước từ ao hồ tưới giữ ẩm chờ mưa. - Yêu cầu, kiểm tra và theo dõi chủ đập thủy điện vận hành công trình theo đúng quy trình vận hành được phê duyệt, xây dựng kế hoạch xả nước phục vụ chống hạn ở khu vực hạ du. - Các chủ rừng rà soát các khu vực rừng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao, chuẩn bị phương án Phòng cháy chữa cháy (PCCC) cụ thể cho từng địa phương, tăng cường kiểm tra kịp thời phát hiện các điểm cháy rừng và triển khai các biện pháp chữa cháy rừng có hiệu quả theo phương châm 4 tại chỗ kiên quyết không để xảy ra cháy lớn. - Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thành lập các ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, cử cán bộ phụ trách nông nghiệp, thủy lợi hướng dẫn người dân trong kỹ thuật canh tác, sản xuất, phòng, chống hạn. Huy động nhân dân thực hiện công tác nạo vét kênh mương, tổ chức đắp bờ giữ nước mưa trong ruộng để làm đất, gieo sạ; tận dụng mọi nguồn nước hồi quy từ các suối, kênh tiêu để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Theo đó, đưa ra các biện pháp công trình, phi công trình, phân công trách nhiệm, các điều kiện để tổ chức thực hiện phòng chống hạn của từng vụ sản xuất có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, theo dõi và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh vào thứ 5 hàng tuần để chỉ đạo kịp thời./. V.N.A Ảnh minh họa.

29 Sinh hoạt nhân dân (5/2019) Niềm vui từ nghề dệt thổ cẩm của chị em phụ nữ Bahnar LÊ HUY HOÀNG 29 Các sản phẩm làm từ thổ cẩm truyền thống ngày càng đa dạng để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ảnh: Đ.T. Mỗi lúc có thời gian rảnh rổi, không đi làm nương rẫy thì chị em phụ nữ người dân tộc Bahnar, làng Chiêu Liêu, xã An Trung ( huyện Kông Chro) lại mang chiếc khung cửi ra ngồi trước hiên nhà sàn hay những gốc cây có bóng mát để dệt thổ cẩm. Với các chị nghề dệt thổ cẩm không chỉ là niềm vui mà còn là cách để giữ gìn và bảo tồn nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Làng Chiêu Liêu, xã An Trung hiện có 58/154 hộ chủ yếu là người đồng bào dân tộc Bahnar, thời gian qua có thể nói rằng công tác bảo tồn và gìn giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc luôn được người dân nơi đây gìn giữ lửa để không bị mai một. Bằng đôi bàn tay khéo léo, uyển chuyển mà các chị thao tác qua từng công đoạn đã dệt nên những tấm thổ cẩm đẹp và từ đó sáng tạo ra những chiếc khố, chiếc váy, áo, khăn quàng cổ với hoa văn, họa tiết phong phú phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dân nhất là những khi làng bước vào mùa lễ hội. Nhắc đến việc giữ gìn nghề dệt thổ cẩm, phụ nữ ở làng Chiêu Liêu họ luôn có chung một suy nghĩ rằng nếu không duy trì nghề dệt thổ cẩm do ông, bà xưa để lại thì bản thân mình đã có lỗi với tổ tiên, ông, bà những người đã đặt nền móng cho nghề dệt. Theo chị Đinh Thị Goi, làng Chiêu Liêu, người có hơn 20 năm gắn bó với nghề dệt thổ cẩm cho biết: từ lúc còn nhỏ tuổi, cứ mỗi khi nhìn

30 30 Sinh hoạt Nhân dân (5/2019) thấy mẹ ngồi ở trước hiên nhà sàn mang khung cửi ra để dệt thổ cẩm, xem mẹ kéo sợi, đưa từng sợi len vào khung để dệt thổ cẩm thì bản thân chị thấy rất thích và chị ngồi nhìn mẹ dệt mãi không thôi. Vì đam mê với nghề dệt nên chị đã được bà ngoại, mẹ truyền dạy lại kỹ năng dệt thổ cẩm của người Bahnar. Và rồi không biết qua bao nhiêu mùa lúa chị đã tự mình lắp ráp khung cửi để dệt thành thạo nhiều loại trang phục của đồng bào Bahnar như: áo, khố, khăn, mền đắp Cũng theo chị Goi, để dệt hoàn thiện một tấm thổ cẩm thường mất từ 4-5 ngày, trung bình mỗi tháng nếu không đi làm nương rẫy chị dệt chừng 10 tấm thổ cẩm. Sản phẩm thổ cẩm của chị dệt ra chủ yếu phục vụ cho chị em phụ nữ và các cháu nhỏ trong làng. Một tấm thổ cẩm do chị dệt thường bán với giá từ nghìn đồng/tấm tùy theo chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng khác nhau. Chị Đinh Thị Goi chia sẻ: nói chung nghề dệt thổ cẩm này thật sự không khó lắm, quan trọng là đam mê, những ai chưa từng dệt thổ cẩm khi học cần nắm chắc cấu tạo của khung cửi, rồi đến cách kéo sợi, bởi nếu kéo sợi không đều khi dệt sẽ làm rối sợi len và làm cho tấm thổ cẩm xấu. Qúa trình dệt để cho sợi len đẹp và đều người dệt phải thật sự nhẹ nhàng trong từng thao tác thì tấm thổ cẩm mới chắc chắn. Khó nhất của nghề dệt chính là cách thêu họa tiết, hoa văn, bởi nếu dệt mà không thêu hoa văn khi tạo ra một sản phẩm như chiếc khăn hay áo, quần sẽ nhìn không được đẹp. Còn theo chị Đinh Thị Hoan, làng Chiêu Liêu, xã An Trung cho hay: bản thân chị biết đến nghề dệt thổ cẩm này từ lúc chị còn nhỏ, thấy các bà, mẹ, chị trong làng những lúc rảnh rổi ngồi trước hiên nhà dệt thổ cẩm và chị đã yêu thích. Vì thích trang phục truyền thống của dân tộc từ thổ cẩm nên chị đã nhờ mẹ và một số người cao tuổi trong làng chỉ dạy. Chị dệt thành thạo bắt đầu từ lúc chị lên 15 tuổi. Nói chung, theo chị Hoan thì nghề dệt thổ cẩm thật sự không quá khó, bây giờ việc dệt thổ cẩm không còn thiếu nguyên liệu như trước đây nên có khi 1 đến 2 tháng mới dệt xong một tấm thổ cẩm, vì đã có sợi công nghiệp như: len, tơ tằm nên dệt rất thuận lợi, sản phẩm dệt ra chất lượng không thua kém gì những sản phẩm dệt bằng máy. Trong quá trình dệt, người dệt cần lắp đặt khung cửi thật căng, chắc chắn, không được lung lay, khi dệt sợi len nó mới thẳng và đều, để cho tấm thổ cẩm đẹp, chắc, bền người dệt khi kéo sợi len bàn tay phải nhẹ nhàng để rút căng thì mới đẹp - chị Hoan cho biết thêm. Ông Đinh Uông, thôn trưởng làng Chiêu Liêu, xã An Trung cho biết: Hiện nay trên địa bàn của làng, nghề dệt vẫn còn được chị em phụ nữ lưu giữ, cứ mỗi khi có thời gian rảnh rổi là chị em lại cùng nhau dệt thổ cẩm rồi cùng hàn huyên chuyện trò rất vui, bây giờ dệt thổ cẩm không chỉ phục vụ cho gia đình, một số chị em còn mang sản phẩm của mình làm ra bán cho phụ nữ của làng khác để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.trong làng hiện nay có trên 10 người vẫn duy trì nghề dệt thường xuyên. Trong làng đa số chị em phụ nữ ai cũng biết dệt./. L.H.H

31 Thông tin cơ sở Sinh hoạt nhân dân (5/2019) 31 Xây dựng nông thôn mới TRẦN QUANG HỒNG ở Ia Grai Một góc thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai. Ảnh: T.N. Thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 13/02/2018 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh. Huyện Ia Grai đã phát động Phong trào Ia Grai chung sức xây dựng nông thôn mới, triển khai phối hợp thực hiện Cuộc vận động "Thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" giai đoạn giữa UBND huyện với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện. Sau khi Chỉ thị số 12- CT/TU của Tỉnh ủy ban hành, Huyện ủy Ia Grai đã ra Nghị quyết số 05-NQ/ HU, ngày 15/5/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về tiếp tục đẩy mạnh triển khai xây dựng nông thôn mới huyện Ia Grai giai đoạn Những kết quả đạt được qua thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU Tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 12-CT/TU, huyện Ia Grai đã chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các xã triển khai đăng ký và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện đảm bảo, đến cuối năm 2018 xây dựng thành công 04 làng nông thôn mới trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện. Trong đó, có 01 làng nông thôn mới gắn với xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018 (làng Jut 2, xã Ia Dêr) và 03 làng (làng Me, xã Ia Hrung; làng Dút 1, xã Ia Sao; làng Bồ 1, xã Ia Yok); đồng thời khuyến khích các thôn, làng khác trên địa bàn huyện đăng ký và tổ chức triển khai thực hiện. Nhằm phát động triển khai xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào DTTS và huy động các nguồn lực thực hiện, UBND huyện đã chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các xã xây dựng kế hoạch và tổ chức Lễ Phát động tại các làng đã đăng ký. Buổi lễ đã phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn thể người dân trong

32 32 Sinh hoạt Nhân dân (5/2019) làng tham gia; nâng cao vai trò, ý thức trách nhiệm và phát huy các hoạt động thiết thực của cán bộ xã, làng trong việc xây dựng làng nông thôn mới. Các hộ gia đình trong làng đã tự chỉnh trang nhà ở, vườn hộ, hàng rào, xây dựng các công trình vệ sinh đảm bảo môi trường sống sáng - xanh - sạch - đẹp ; trồng cây bóng mát trên các trục đường làng; đóng góp xây dựng các công trình công cộng của làng; tham gia BHYT nhằm làm giảm gánh nặng về tài chính, đề phòng rủi ro khi không may đau ốm, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn... Tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế nâng cao năng suất và chất lượng cuộc sống, phấn đấu 100% gia đình trong làng đạt danh hiệu gia đình văn hóa; giữ gìn an ninh trật tự xã hội, an ninh nông thôn. Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các xã lồng ghép các nguồn vốn từ các Chương trình dự án trên địa bàn, cân đối nguồn ngân sách xã và huy động nguồn lực từ các Doanh nghiệp, người dân trong cộng đồng để thực hiện đạt chuẩn các tiêu chí và nội dung tiêu chí chưa đạt. Đến nay, có 03/04 làng (làng Jut 2, xã Ia Dêr, làng Me, xã Ia Hrung, làng Dút 1, xã Ia Sao) xây dựng thành công mô hình làng nông thôn mới trong đồng bào DTTS năm Sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp - Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện triển khai mô hình Hàng rào xanh, Con đường hoa ; tổ chức ra mắt 04 mô hình Chi hội phụ nữ 5 không 3 sạch và truyền thông Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch tại Chi hội làng Jút 2, xã Ia Dêr nhằm nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của phụ nữ trong tham gia xây dựng nông thôn; hỗ trợ kinh phí 03 triệu đồng/01 hộ dân làm nhà vệ sinh. Huyện đoàn chỉ đạo các TCCS Đoàn tuyên truyền và triển khai các công trình, phần việc cụ thể: xây dựng 01 sân bê tông nhà văn hóa và lắp đặt hệ thống bóng điện chiếu sáng đường làng dài 600m, tổng kinh phí hơn 50 triệu đồng tại làng Jut 2, xã Ia Dêr. Tổ chức ra quân dọn dẹp vệ sinh các điểm đen về rác, trồng cây xanh; đăng ký đoạn đường thanh niên tự quản, tu bổ các giọt nước, phát quang bụi rậm phát huy các đội hình xung kích tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội giữ gìn an ninh trật tự cộng đồng. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ; vận động nhân dân giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; vận động các nguồn lực hỗ trợ từ cộng đồng giúp hộ nghèo từng bước ổn định cuộc sống. Tuyên truyền, vận động các hộ gia đình thu gom rác thải xử lý theo quy định; xây dựng giếng nước, nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh; cải tạo vườn hộ, di rời chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm... Hướng dẫn để người dân tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH huyện theo chương trình của Chính phủ và UBND tỉnh về cho vay hỗ trợ sửa chữa, làm mới nhà ở theo quy định. Tuyên truyền, vận động Xây dựng mô hình trồng rau sạch, trồng cây ăn trái... Hội phụ nữ tổ chức phát động 50 hội viên trong thôn đăng ký tham gia mô hình mỗi nhà 1 vườn rau, 5 cây ăn trái ; đẩy mạnh Cuộc vận động xây dựng phong trào thôn, làng văn hóa, tạo sự chuyển biến tích cực về đời sống văn hóa, tinh thần

33 cho nhân dân, gắn công tác xã hội với hoạt động văn hóa để xây dựng thôn, làng văn hóa. Qua 01 năm thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU, nhìn chung kết quả bước đầu đạt được khá tốt và có thể nhân rộng cho tất cả các xã trên địa bàn huyện. Nhiều địa phương đã quan tâm động viên tinh thần, vật chất, đóng góp nguồn lực của các tầng lớp nhân dân và Doanh nghiệp đứng chân cùng chung sức xây dựng nông thôn mới. Các nguồn lực đầu tư thực hiện tại các làng đều có tác động nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới như đường giao thông, nhà văn hóa... góp phần phát huy hiệu quả của chương trình nông thôn mới tại địa phương. Đến nay, đã công nhận 03 làng đạt chuẩn nông thôn mới trong đồng bào DTTS năm Tuy nhiên, qua sơ kết nổi lên một số tồn tại hạn chế: Một số cấp ủy, chính quyền xã vẫn chưa thực sự quan tâm sâu sát việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào DTTS; Công tác tuyên truyền, vận động của các cấp, các ngành trong xây dựng làng nông thôn mới hiệu quả chưa cao. Trình độ dân trí ở một số làng đồng bào DTTS còn thấp, nên triển khai áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất còn khó khăn; bên cạnh còn một số người dân chưa mặn mà với phong trào xây dựng làng nông thôn mới... Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả và đạt mục tiêu kết quả về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào DTTS, trong thời gian đến cần rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: Một là, cần tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, công tác quản lý và tổ chức thực hiện của chính quyền cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội với các ngành, các cấp trong xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào DTTS. Hai là, công tác tuyên truyền, vận động quần chúng phải là giải pháp quan trọng hàng đầu. Làm cho dân hiểu, dân tin, dân hưởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp công sức, của cải và chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình là yếu tố quyết định sự thành công của Chương trình. Ba là, phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của Sinh hoạt nhân dân (5/2019) 33 người dân, đề cao vai trò của hộ gia đình trong quá trình xây dựng làng nông thôn mới. Mọi người dân phải được tham gia, bàn bạc dân chủ, rộng rãi về các nội dung xây dựng nông thôn mới nhằm tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao trong tổ chức triển khai thực hiện. Bốn là, phải lồng ghép sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ ngân sách của Nhà nước và các nguồn lực đa dạng; việc huy động, đóng góp của người dân phải được thực hiện trên cơ sở thực sự tự nguyện, bàn bạc dân chủ và đồng thuận, không gượng ép quá sức dân. Năm là, coi trọng các nội dung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng môi trường sáng xanh - sạch - đẹp, đảm bảo an ninh trật tự ngày càng tốt hơn để nông thôn mới phát triển bền vững. Đồng thời, tích cực thực hiện cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người đồng bào DTTS, tuyên truyền xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, biết cách tiêu dùng tiết kiệm để cải thiện cuộc sống./. T.Q.H

34 34 Sinh hoạt Nhân dân (5/2019) Lan tỏa phong trào hiến máu trong vùng đồng bào DTTS ở Chư Pưh HỒNG NGỌC Đông đảo các tầng lớp nhân dân huyện Chư Pưh tham gia hiến máu tình nguyện. Ảnh: H.N. P hong trào hiến máu nhân đạo ở huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đang ngày càng nhận được sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng, xã hội. Chỉ tiêu về hiến máu hàng năm do Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh giao đều đạt và vượt. Đặc biệt, ngoài sự gia tăng về số lượng tình nguyện viên là đoàn viên thanh niên, cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đoàn thể thì lực lượng hiến máu nhân đạo thời gian gần đây còn được mở rộng ra ở các thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai phối hợp với Khoa Huyết học - Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) tổ chức hưởng ứng chiến dịch Những giọt máu hồng hè và phát động hiến máu tình nguyện đợt I năm Ngay từ sáng sớm, tại Hội trường 10/12 huyện Chư Pưh, hơn 500 tình nguyện viên đã có mặt dự lễ phát động và đăng ký tham gia hiến máu. Gặp gỡ chúng tôi, ông Rah Lan Lân - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban Chỉ đạo vận động HMTN huyện Chư Pưh chia sẻ: Huyện Chư Pưh có người,

35 trong đó đồng bào DTTS chiếm 53,58%, có 83 thôn, làng, trong đó 60 thôn, làng là người đồng bào DTTS. Trước đây, nhận thức về hiến máu tình nguyện của người dân, nhất là đồng bào DTTS còn rất hạn chế. Từ khi thành lập Ban Chỉ đạo vận động HMTN 9 xã, thị trấn, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền về tính nhân đạo, ý nghĩa cao đẹp và lợi ích của việc hiến máu đến với người dân, thì phong trào hiến máu tình nguyện ngày càng lan tỏa đến tận thôn, làng, tổ dân phố và được người dân nhiệt tình hưởng ứng, tham gia. Ông Rmah Djrik - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Ia Rong cho hay: Trước lễ phát động ít nhất là 10 ngày, chúng tôi đã tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Treo băng rôn, áp phích và phát tờ rơi đến với người dân trên địa bàn xã. Vì vậy, hàng năm, mỗi đợt huyện phát động, xã chúng tôi đều có người tham gia. Trong đợt này, ngoài tôi ra, cũng có 9 người từ các thôn, làng tham gia hiến máu tình nguyện. Vừa bước ra từ hội trường, chị Rmah H Cheng, thôn Hòa Bình, thị trấn Nhơn Hòa vui vẻ nói: Tôi tham gia hiến máu được hai lần rồi, lần đầu thấy sức khỏe bình thường, nên tôi tiếp tục tham gia. Còn anh Rah Lan Bin - thôn Be Tel, xã Ia Rong Trước đây không biết, cứ nghĩ hiến máu là mất đi sức khỏe, sinh ra ốm đau, bệnh tật. Từ khi cán bộ xã tuyên truyền về lợi ích của việc hiến máu, năm nào tôi cũng tham gia hiến máu cứu người. Là một tình nguyện viên tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện anh Rah Lan Blan - Phó thôn Tao Cho, xã Ia Hrú chia sẻ: Mặc dù ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, nhưng 5 năm qua, mỗi đợt phát động hiến máu do Ban Chỉ đạo hiến máu tình nguyện huyện tổ chức, là tôi lại tham gia hiến máu tình nguyện. Bản thân còn thường xuyên vận động bà con trong thôn tham gia hiến máu, một số bà con đồng bào DTTS còn chưa hiểu biết họ nói là cho máu là hết máu, còn một số bà con hiểu rồi thì họ tham gia ngay. Trong 7 năm qua, Ban Sinh hoạt nhân dân (5/2019) 35 Chỉ đạo vận động HMTN huyện đã vận động được hơn lượt người tham gia hiến máu và tiếp nhận được gần đơn vị máu. Riêng năm 2018, tổ chức 2 đợt và tiếp nhận được 567 đơn vị máu, đạt 113% do Ban Chỉ đạo HMTN tỉnh giao. Ông Phạm Bình Minh - Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Chư Pưh, Phó trưởng Ban thường trực Chỉ đạo vận động HMTN huyện Chư Pưh cho biết. Để làm được điều này, Ban Chỉ đạo huyện đã giao cho Ban Chỉ đạo cấp xã triển khai việc HMTN vào tận các thôn, làng, đồng thời, đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền để thay đổi nhận thức cho người dân. Bên cạnh đó, hàng năm cứ mỗi đợt tổ chức hiến máu, Ban Chỉ đạo và UBND huyện luôn kịp thời biểu dương, khen thưởng cho những tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào HMTN. Đó cũng là động lực để cộng đồng, xã hội tham gia HMTN ngày càng đông và phong trào HMTN ở huyện Chư Pưh ngày càng lan tỏa./. H.N

36 36 Sinh hoạt Nhân dân (5/2019) Để mỗi cán bộ thực sự là công bộc của dân LÊ MINH HÙNG Chủ tịch UBND phường Ia Kring Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan niệm: Cán bộ phải là công bộc của nhân dân, luôn yêu dân, kính dân, trọng dân và đầy tớ trung thành với nhân dân. Thấm nhuần tư tưởng đó, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền phường Ia Kring, thành phố Pleiku luôn chú trọng công giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức lối sống, trình độ năng lực của cán bộ, đảng viên, góp phần củng cố niềm tin giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước. Đảng bộ phường Ia Kring tổ chức quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị. Ảnh: Quang Dương. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí minh, Đảng ủy phường xác định công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên là khâu quan trọng, quyết định đến mọi hành động, việc làm, bởi tư tưởng chính trị thông suốt, đạo đức cách mạng trong sáng thì mọi việc sẽ thành công. Vì vậy, Đảng ủy chỉ đạo, quán triệt cán bộ, đảng viên nghiêm túc học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nâng cao trình độ nhận thức về Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng, hướng dẫn các chi bộ nội dung sinh hoạt chuyên đề về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chú trọng nội dung phòng, chống suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ. Qua đó, các chi bộ lựa chọn nội dung sinh hoạt chuyên đề, chủ động nắm

37 bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời phát hiện, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong tư tưởng, đạo đức, lối sống; phát huy vai trò gương mẫu đi đầu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị- xã hội. Hàng năm, Đảng ủy tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn và khuyến khích cán bộ, đảng viên tự học hỏi nâng cao nghiệp vụ đáp ứng nhiệm vụ được giao (từ năm 2015 đến nay, phường đã tạo điều kiện cho 01 cán bộ, đảng viên học cao cấp chính trị; 07 cán bộ, đảng viên học TCCT, 02 cán bộ học sơ cấp chính trị... Đội ngũ cán bộ của phường không ngừng được chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, chính trị; có 16/18 đ/c có trình độ đại học, 01/18 đ/c có trình độ chuyên môn trung cấp, vê trình độ lý luận chính trị: Cao cấp chính trị 01 đồng chí, Trung cấp chính trị 12 đồng chí, Sơ cấp chính trị 05 đồng chí. Bên cạnh chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, Đảng ủy thường xuyên nắm bắt tư tưởng, lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân; phân công tác đồng chí cấp ủy phụ trách chi bộ về hoạt sinh hoạt chi bộ hàng tháng, qua đó kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh ngay từ cơ sở. Đảng ủy thực hiện nghiêm quy chế làm việc, giao ban hàng tuần để nghe kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương tuần trước, dự kiến nhiệm vụ trong tuần. Các nội dung đều được Đảng ủy đưa ra tập thể bàn bạc, thảo luận công khai, lấy ý kiến thống nhất thực hiện; đồng thời nghiêm túc, thẳng thắn phê bình những việc làm chưa được trên tinh thần dân chủ, cởi mở, đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm khắc phục hạn chế. Trên tinh thần cầu thị học hỏi, mạnh dạn chỉ ra khuyết điểm của từng cán bộ, đảng viên, trong năm qua, Đảng bộ, chính quyền phường Ia Kring đã tạo được sự đồng thuận, tin tưởng trong nhân dân, tạo nhiều chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực: Công tác đô thị, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, phát triển dịch vụ, cải cách hành chính Sinh hoạt nhân dân (5/2019) 37 Trong phát triển kinh tế, phường đã có những bước phát triển vượt bậc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2018 đạt hơn 14 tỷ đồng, tăng 10.32% so với cùng kỳ và bằng 92.86% kế hoạch; trong đó, doanh thu từ thương mại - dịch vụ ước đạt hơn 300/320tỷ đồng, chiếm 94% cơ cấu kinh tế, tăng 32.5% so với cùng kỳ. Công tác quản lý trật tự đô thị được cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đồng tình hưởng ứng, cơ bản đi vào nền nếp. Nếp sống văn hóa, văn minh đô thị được cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện tốt. Qua bình xét, năm 2018 phường có trên 2946/3088 hộ đạt GĐVH đạt 95.1%; 8/10 tổ dân phố đạt TDP văn hóa. Việc giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân được cán bộ phường giải quyết kịp thời, dứt điểm, nhiều năm liền phường Ia Kring không để xảy ra tình trạng khiếu kiện kéo dài, vượt cấp, thời gian giải quyết đơn thư theo đúng quy định pháp luật./. L.M.H

38 38 Sinh hoạt Nhân dân (5/2019) Như gặp một làng quê trên đảo Song Tử Tây HOÀNG THANH HƯƠNG Một góc đảo Song Tử Tây - Quần đảo Trường Sa. Ảnh: Bộ Tư lệnh Hải quân. Tôi vừa có chuyến công tác đặc biệt trong đời khi theo tàu Trường Sa 571 của Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân đi thay, thu quân và chúc Tết cán bộ, chiến sỹ trên quần đảo Trường Sa. Chúng tôi hành quân từ cảng Cam Ranh đến các tuyến đảo phía Bắc nơi có các đảo chìm, đảo nổi: Sinh Tồn Đông, Nam Yết, Sơn Ca, Đá Thị, Đá Nam, Song Tử Tây. Khu vực được coi là điểm nóng nhất trên quần đảo Trường Sa vì rất gần với các đảo: Gạc Ma, Huy Gơ, Gia Ven, Su Bi (Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép), Ba Bình (Đài Loan đang chiếm đóng trái phép), Song Tử Đông (Philippines chiếm đóng trái phép) Quần đảo Trường Sa có hơn 150 bãi cạn nổi và chìm. Đến nay, có hơn 50 điểm có quốc gia, vùng lãnh thổ đóng quân với sự hiện diện của 5 nước, 6 bên; trong đó, Việt Nam đóng quân ở 33 điểm đảo. Giữa những ngày cận Tết, những ngày sóng gió không thuận lợi, chúng tôi vẫn vượt sóng mang chút hơi ấm đất liền đến đón Tết cùng quân dân trên quần đảo Trường Sa - những người đang không quản sóng gió trùng khơi, hiểm nguy kẻ thù rình rập từng giây phút để giữ gìn bình yên biển đảo quê hương. Trường Sa - nơi tôi nghe, đọc, xem, thương mến cảm động bao lần và mơ ước một lần được đến. Nơi tôi tưởng tượng bao lần qua lời kể của những đồng chí đồng nghiệp được đi về từ những chuyến công tác trước đó. Tôi đã thỏa lòng mong ước một lần đến Trường Sa! Còn nhớ khi tàu Trường Sa 571 kéo ba hồi còi rời bến, người

39 đi người ở vẫy chào nhau bịn rịn, hình ảnh đọng lại trong tôi là những hàng lính hải quân thẳng tắp giơ tay nghiêm chào tàu, chào đồng đội, là hai mẹ con thiếu phụ tiễn chồng tiễn cha ra đảo, họ cứ chạy theo ngước nhìn như muốn thâu hết vào tim óc dáng hình người đàn ông thân yêu trên chiếc tàu khổng lồ đang chầm chậm rời đi trong chiều nắng. Tôi đã hiểu phần nào sự hy sinh cao cả, lặng thầm của những người vợ lính hải quân. Trong hải trình, Song Tử Tây là hòn đảo cuối cùng chúng tôi được đến. Nhìn từ tàu vào đảo tôi ngỡ ngàng trước một không gian xanh và những công trình. Đảo như một làng quê thanh bình giữa biển khơi bao la xanh thẳm trong nắng sớm. Từ góc chụp hướng từ phía tàu Song Tử Tây thật đẹp. Chúng tôi được ở lại đảo một chiều, một đêm. Đảo như một khu rừng nhỏ mọc lên giữa đại dương. Đảo có nhiều giếng nước lợ nên có thể dùng tắm giặt và tưới cây. Môi trường sinh thái ở đây khá thuận lợi cho nên đảo nuôi được bò, lợn, gà, trồng và được nhiều rau xanh các loại tươi tốt bốn mùa. Hình như, biển cả đã bao dung, ưu ái tặng cho con người nơi đây vị ngọt ngào, chân chất của đất liền, để bù lại những cơn sóng mạnh dội vào không ngớt bốn mùa. Song Tử Tây hôm nay đã thay đổi nhiều. Tôi thấy ngọn hải đăng sừng sững vươn cao đêm đêm thắp sáng dẫn đường cho những con tàu vượt qua vùng biển đầy đá ngầm, bãi cạn và sóng gió. Trạm khí tượng thủy văn Nam Trung Bộ ngày đêm cung cấp những số liệu, khí hậu, thời tiết báo về đất liền để các bản tin dự báo thời tiết có thể kịp thời dự báo chính xác vì nơi đây chính là tâm xuất phát của những cơn bão từ biển Đông. Âu tàu Song Tử Tây có khả năng chứa hàng trăm tàu cá công suất lớn là bến đậu an toàn cho ngư dân các tỉnh duyên hải khai thác hải sản. Hiện đảo đã có trạm dịch vụ hậu cần nghề cá, sửa chữa, cung dầu, nước ngọt cho tàu cá của ngư dân với giá bán bằng giá trong đất liền. Từ năm 2010, hệ thống năng lượng gió và năng lượng mặt trời được đưa vào khai thác sử dụng đã góp phần nâng cao đời sống của quân và dân trên đảo. Theo năm tháng nhiều công trình đã Sinh hoạt nhân dân (5/2019) 39 được xây dựng trên đảo như: nhà văn hóa, khu tưởng niệm Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, chùa, trụ sở UBND xã, trường tiểu học, nhà ở của dân; bệnh xá, khu làng chài Riêng năm 2018, cán bộ chiến sĩ đảo làm rất tốt công tác dân vận, cứu hộ cứu nạn, giúp đỡ ngư dân, giúp cho 285 tàu vào âu neo đậu, sửa chữa máy hỏng miễn phí cho 52 tàu cá, cấp 220m 3 nước ngọt, khám cấp thuốc cho hơn 600 lượt ngư dân, cấp cứu phẫu thuật 62 ca. Tham gia giao lưu nhân sự lần thứ 4 với Hải quân Philippin đạt kết quả tốt, được Quân chủng tặng Bằng khen, đạt Đơn vị dân vận tốt. Quyên góp hỗ trợ quân nhân bị ốm đau và gia đình quân nhân có hoàn cảnh khó khăn trên 185 triệu đồng. Thăm hỏi, tặng quà các hộ dân, các cháu học sinh nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, khai giảng năm học mới, Tết Trung thu Trung tá Bùi Thanh Tùng, chính trị viên đảo chia sẻ: Trong những năm qua, quá trình thực hiện nhiệm vụ CBCS, nhân dân và các lực lượng trên đảo luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của thủ trưởng các cấp, sự quan

40 40 Sinh hoạt Nhân dân (5/2019) tâm động viên, chia sẻ cả về vật chất và tinh thần của các cấp, các nghành, các địa phương cùng toàn thể đồng bào nhân dân cả nước nên điều kiện bảo đảm ăn, ở, sinh hoạt của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân được cải thiện đáng kể. Do vậy chúng tôi luôn yên tâm công tác, luôn chủ động khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Buổi chiều ở đảo Song Tử Tây, thời tiết khá mát mẻ, tiếng chuông chùa văng vẳng, tiếng đàn guitar đâu đó tha thiết giai điệu ca khúc Mùa xuân đầu tiên của nhạc sĩ Văn Cao, mấy em lính trẻ chơi bóng chuyền hò reo khi thắng bóng, bầy chó nhỏ chạy loăng quăng theo chân người nơi các góc sân sạch sẽ tôi có cảm giác thật yên bình, cảm giác mình như đang ở một làng quê trên đất liền. Tôi ấn tượng mãi về những đứa trẻ ở Song Tử Tây, thầy giáo Nguyễn Hữu Phú, vợ chồng Ngô Thành Được + Nguyễn Thị Lan cùng hai cậu con trai kháu khỉnh, thông minh ở làng chài trên đảo. Tôi nhớ cậu bé Thiên Lân thần đồng mới 5 tuổi nhưng đã được thầy Phú cho vào học lớp 1 cùng các anh chị vì bé quá thông minh, biết đọc, viết đẹp, thuộc lòng những bài thơ, câu chuyện do thầy giáo dạy. Bài thơ Quê em Song Tử Tây dài 5 khổ của thầy Phú, bé Lân đọc hồn nhiên truyền cảm. Chúng tôi quấn quýt bên những em bé nơi đảo xa - những đứa trẻ trong sáng và mạnh mẽ, không biết đến những tiện nghi thành thị, những thiết bị hiện đại thời công nghệ 4.0. Đồ chơi là những viên đá, những ốc, san hô, lá bàng vuông, cát biển và những cua cá cha mẹ chài lưới mang về. Chúng chỉ biết cha mẹ, thầy giáo, các chiến sĩ trên đảo với bao yêu thương, bao bọc nâng niu. Chúng lớn lên vô tư, yêu quý tự hào mãnh liệt về nơi chúng đang sống. Và còn có bao đứa trẻ nơi đất liền được hoài thai từ những chuyện tình vượt đại dương tôi được nghe kể, những đứa bé mang tên Sơn Ca, Trường Sa, An Bang, Tiên Nữ Tôi nhớ những món ăn vặt các chị em ở làng chài trên đảo làm đãi khách trưa hè nóng hanh rát mặt, đấy là những bánh đông sương, chè đậu xanh, kẹo lạc, nước vối. Gió biển, nắng biển dường như dịu bớt giữa những râm ran hỏi han chia sẻ tâm tình của anh chị em cư dân trên đảo với anh chị em đoàn công tác. Dưới những tán cây tra, cây bàng cổ thụ vài chú bò vàng và nghé con nằm thong thả tránh nắng, tiếng gà mẹ cục cục gọi bầy con trong những góc vườn, những vườn cải, mồng tơi, rau lang xanh xanh bé xinh được che mát bằng lưới, bằng lá cây. Tiếng trẻ đọc bài theo lời thầy ngân vang Tôi cứ ngỡ mình đang ở một làng quê nơi đất liền vậy. Khép lại chuyến công tác, tôi về đất liền đem theo nỗi thương nhớ Trường Sa không nguôi, chập chờn trong từng giấc ngủ bao khuôn mặt thân thương, hoa muống biển tím rưng rưng giữa trời nước xanh biếc mỗi lần tôi đến các đảo, những xiết tay thật chặt, những choàng ôm thắm thiết rồi vội vàng quay đi giấu giọt nước mắt lưu luyến mỗi khi chia tay nhau nơi cầu cảng. Chúng tôi hẹn nhau một ngày gần nhất có thể gặp lại vì có bao tình bạn, tình đồng chí, anh em thắm thiết, chân tình đã được kết nối trong khoảng thời gian gần một tháng chúng tôi được bên những người lính hải quân nơi biển khơi đảo xa./. H.T.H

41 Sinh hoạt nhân dân (5/2019) 41 Cô giáo Nguyễn Thị Huệ người hiệu trưởng tâm huyết với sự nghiệp trồng người PHƯƠNG LÊ Nhẹ nhàng, dễ gần và nhiệt tình đó là cảm nhận đầu tiên của tôi khi tiếp xúc, trò chuyện với cô giáo Nguyễn Thị Huệ - Hiệu trưởng Trường THPT Trường Chinh, huyện Chư Sê. Sinh ra và lớn lên trong gia đình giàu truyền thống cách mạng tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Năm 2002, ngay sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm Vật lý trường Đại học Huế, cô Nguyễn Thị Huệ về công tác tại trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đến năm 2008, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm tách thành trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm và THPT Trường Chinh. Cô Huệ được điều động về công tác tại trường THPT Trường Chinh. Đến nay, cô đã có hơn 10 năm gắn bó với ngôi trường này. Từ một giáo viên, Phó hiệu trưởng và nay là Hiệu trưởng Trường THPT Trường Chinh, ở cương vị nào cô Nguyễn Thị Huệ cũng tận tâm, tận tụy, hết lòng với công việc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Theo cô Huệ, giáo dục là một ngành hết sức quan trọng. Muốn trò giỏi thì đòi hỏi người thầy không chỉ giỏi chuyên môn mà còn phải am hiểu, nắm chắc những kiến thức xã hội, có kỹ năng sống. Mặc dù đã làm cán bộ quản lý nhưng cô vẫn tham gia giảng dạy, truyền các phương pháp học tập cho học sinh cũng như thông qua đó, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ. Cô cũng thường xuyên dự giờ, thăm lớp để nắm bắt tình hình giảng dạy trong nhà trường, tổ chức các buổi thảo luận, để cùng nhau tìm tòi, tháo gỡ vướng mắc trước những vấn đề mới, vấn đề khó, từ đó tìm ra giải pháp hiệu quả nhất. Cô cùng Ban Giám hiệu nhà trường luôn chú trọng, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng chất lượng mũi nhọn, nâng cao chất lượng đại trà. Nhờ đó mà chất lượng giáo dục của trường ngày một nâng cao. Năm nào trường cũng có học sinh đạt giải

42 42 Sinh hoạt Nhân dân (5/2019) trong các kỳ thi cấp tỉnh, đặc biệt là bộ môn Vật Lý do cô Huệ và các thầy cô giáo trong tổ phụ trách. Tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp của trường hàng năm đạt trên 97%, trong đó tỷ lệ học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số tốt nghiệp đạt 100%. Tỷ lệ học sinh đậu vào các trường Đại học, cao đẳng hàng năm trên 75%. Với trăn trở Làm thế nào để đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động được các nguồn lực để xây dựng nhà trường?, cô Nguyễn Thị Huệ đã tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể, cùng hội cha mẹ học sinh với trách nhiệm và cách làm sáng tạo của riêng mình. Đến nay, trường THPT Trường Chinh đã có một cơ ngơi khang trang, sạch đẹp với các dãy nhà cao tầng, phòng học, phòng làm việc, các phòng chức năng, thư viện, phòng đọc, phòng y tế, sân bóng đá mi ni... Tất cả đều được kiên cố hóa. Các phương tiện, thiết bị dạy học khá đầy đủ, đáp ứng yêu cầu trong đổi mới giáo dục. Không chỉ làm tốt việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuyên môn, với vai trò là Bí thư chi bộ, cô Nguyễn Thị Huệ thường xuyên chú trọng đến việc xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh toàn diện. Duy trì thường xuyên, nghiêm túc các buổi sinh hoạt chi bộ, cải tiến đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên đề. Cô luôn gương mẫu trong mọi hoạt động, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người đảng viên, quan tâm đến công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho cán bộ, đảng viên trong chi bộ; xây dựng nội bộ đoàn kết, thống nhất. Đặc biệt là việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII) về Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tương chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hoá trong nội bộ. Vì vậy, năm 2015 chi bộ nhà trường được công nhận là chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Tại Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Chỉ thị số 05- CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do Ban Thường vụ Huyện ủy Chư Sê tổ chức cô Huệ

43 vinh dự được báo cáo tham luận và nhận giấy khen tại Hội nghị. Trong cuộc thi tìm hiểu về Căn cứ cách mạng Khu 10 - xã Krong giai đoạn do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai phát động, trường THPT Trường Chinh có hơn bài dự thi của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trường. Kết quả đạt 01 giải nhất và 1 giải khuyến khích. Cô Nguyễn Thị Huệ còn luôn gần gũi, quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường. Qua đó, kịp thời động viên, giúp đỡ giáo viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn ổn định tư tưởng, yên tâm công tác, học tập. Cô luôn được đồng nghiệp và học sinh quý trọng, tin yêu. Với những đóng góp của mình cho sự nghiệp giáo dục, trong những năm qua, cô Nguyễn Thị Huệ - Hiệu trưởng Trường THPT Trường Chinh đã được các cấp, các ngành ghi nhận. Nhiều năm liền cô đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, bằng khen trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh. Sáng kiến kinh Đại biểu chụp hình lưu niệm với CB-GV-NV và cựu học sinh nhà trường. Ảnh: T.T. Sinh hoạt nhân dân (5/2019) 43 nghiệm của cô đã được Hội đồng Khoa học cấp tỉnh nghiệm thu và đánh giá có tính ứng dụng cao trong dạy và học môn Vật lý. Cô được tặng nhiều giấy khen, bằng khen của Sở Giáo dục & Đào tạo, UBND tỉnh và Bộ Giáo dục & Đào tạo. Tập thể trường THPT Trường Chinh vinh dự được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ nhân dịp Kỷ niệm 10 năm ngày thành lập trường. Dù đã đạt được rất nhiều danh hiệu cao quý nhưng với cô Nguyễn Thị Huệ, phần thưởng lớn nhất chính là sự yêu mến của các thế hệ học trò, sự tin tưởng của quý bậc phụ huynh và sự quý trọng của lãnh đạo, đồng nghiệp. Có thể nói cô Nguyễn Thị Huệ là người truyền lửa, tạo cảm hứng cho cán bộ, giáo viên và học sinh Trường THPT Trường Chinh say mê giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh. Không chỉ khẳng định được vai trò, vị thế của mình, cô còn là tấm gương tiêu biểu để các đồng nghiệp tiếp bước noi theo./. P.L

44 44 Sinh hoạt Nhân dân (5/2019) Mô hình - Kinh nghiệm Xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số Mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả ở tỉnh Gia Lai NGUYỄN ANH SƠN Lãnh đạo tỉnh Gia Lai thăm làng Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)- một trong những làng nông thôn mới đầu tiên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh. Ảnh: Đ.P gười dân tộc thiểu số (DTTS) ở tỉnh Gia Lai chiếm 44,8% dân số nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 85% trong tổng số hộ nghèo của tỉnh. Để hiện thực hóa Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn (NTM) mới, ngày 13/2/2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai ra Chỉ thị số 12-CT/TU Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng NTM trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Sau 1 năm thực hiện diện mạo nhiều làng DTTS thay đổi đáng kể, đời sống của người dân từng bước được nâng lên. Khi chủ trương đúng với thực tiễn Pông, Hek, Trớ và Kinh Pêng là 4 làng DTTS đặc biệt khó khăn của xã Chư A Thai (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai). Đặc điểm chung của 4 làng này là: Cư dân phần lớn người dân tộc Ba Na, sống chen chúc, chật chội, không phân định ranh giới giữa các gia đình. Hệ thống điện, đường giao thông tạm bợ, thiếu nước sạch. Trình độ dân trí, tập quán sinh hoạt, sản xuất lạc hậu. Chủ yếu nuôi nhốt gia súc, gia cầm ngay dưới sàn nhà ở, không có

45 nhà vệ sinh, không biết trồng rau xanh, cây ăn quả để phục vụ đời sống. Đất đai cằn cỗi và hầu hết thiếu đất để trồng lúa nước 2 vụ, dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của 4 làng lên đến 55%. Thậm chí một số hộ tự ý di dời lên sống trên núi Cheng Leng (thuộc xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) với 4 không : không điện, không nước sạch, không trường học, không trạm y tế. Năm 2016, huyện Phú Thiện thực hiện Đề án phát triển kinh tế-xã hội 4 làng Đồn thuộc xã Chư A Thai và lấy làng Pông làm điểm. Quy hoạch, sắp xếp lại dân cư, tổ chức di dời 67 hộ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 27 hộ; xây dựng 16 nhà vệ sinh, làm hàng rào và nhiều công trình phụ khác. Hệ thống cơ sở hạ tầng: Điện, đường, nước sạch được xây dựng lại bảo đảm thuận tiện sinh hoạt và sản xuất. Vận động 79 hộ đồng bào DTTS kết hợp với doanh nghiệp xây dựng cánh đồng lớn có tổng diện tích 87,1ha đối với cây mía, nhằm chuyển từ đất trồng lúa rẫy, mì kém hiệu quả sang trồng mía cho thu nhập cao. Trồng mẫu 97 vườn rau cho 107 hộ; chuyển giao nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi và tạo điều kiện cho người dân vay vốn ngân hàng chính sách xã hội để phát triển kinh tế. Từ đó, đời sống của đồng bào DTTS được nâng lên rõ rệt; phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương. Sau thành công ở làng Pông, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai đã khảo sát thực tế và ra Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13/2/2018 về Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng NTM trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Và ngay trong năm 2018 đã có 32 làng thuộc 30 xã của 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Gia Lai đăng ký xây dựng làng NTM. Huy động hơn 70,5 tỷ đồng và trên ngày công để xây dựng làng NTM trong đồng bào DTTS; vận động người dân hiến m2 đất để làm đường giao thông nông thôn Đến nay đã có 15 làng DTTS đạt chuẩn NTM, các làng còn lại đang trong quá trình xây dựng. Năm 2019 có thêm Sinh hoạt nhân dân (5/2019) làng DTTS thuộc 38 xã của 15 huyện, thị xã, thành phố đăng ký đạt chuẩn NTM. Không có làng NTM thì không có xã NTM Tìm hiểu thực tế, chúng tôi ghi nhận những hiệu quả tích cực từ làng NTM trong đồng bào DTTS. Bộ mặt của các làng DTTS được chọn xây dựng làng NTM từng bước đổi thay, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt. Ở xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện số hộ nghèo giảm nhanh, so với đầu năm 2018, làng Pông từ 71,11% giảm 24%, còn 47,2%; làng Hek từ 62%, giảm 13,5% xuống còn 49,5%...; 12 hộ dân sống lâu năm trên núi Cheng Leng đã được chuyển về sinh sống tại làng Hek từng bước ổn định cuộc sống. Ngoài huyện Phú Thiện các huyện: Ia Grai, Chư Prông, Chư Sê, Đức Cơ, thị xã An Khê, Ayun Pa... cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng trong xây dựng làng NTM. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy những khó khăn, lo ngại của nhiều địa phương. Chẳng hạn như: Việc quy hoạch, bố trí lại dân cư, sắp xếp

46 46 Sinh hoạt Nhân dân (5/2019) Làng Hle Hlang, xã Yang Trung được huyện Kông Chro chọn làm điểm xây dựng làng nông thôn mới kiểu mẫu. Ảnh: Minh Trung. nhà cửa như hiện nay ở các làng DTTS rất dễ làm mất bản sắc kiến trúc văn hóa vốn có của làng. Kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn, nhiều địa phương không đảm đương được. Quỹ đất không đủ để vừa có không gian sống rộng rãi vừa có đất sản xuất, chăn nuôi, tạo sinh kế cho đồng bào... Đồng chí Dương Văn Trang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khẳng định: Không có làng NTM thì không có xã NTM. Vì vậy, tỉnh sẽ nghiên cứu đề án xây dựng 664 thôn, làng NTM từ nay đến năm 2025; bảo đảm tính hài hòa giữa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân với giữ gìn bản sắc văn hóa của các DTTS. Để làm được điều này, phải phát huy cao độ vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng; sự chung tay vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng, mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và lực lượng vũ trang. Đồng chí Đỗ Ngọc Thành, Bí thư Huyện ủy Phú Thiện cũng cho biết: Thành công nhất khi xây dựng làng NTM trong đồng bào DTTS là làm thay đổi nhận thức của người dân từ trông chờ, ỷ lại sang chủ động, tự tin tham gia vào xây dựng NTM và trở thành phong trào sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Huy động được nguồn lực của toàn xã hội vào xây dựng làng DTTS khó khăn. Thời gian tới, nhiều giải pháp xây dựng làng NTM trong đồng bào DTTS được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai triển khai đồng bộ, tạo thành phong trào sâu rộng, lan tỏa ở các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân. Hướng đến mục tiêu thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững. Huy động và lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực trong xây dựng làng NTM, ưu tiên tạo sinh kế, phát triển kinh tế hàng hóa. Riêng năm 2019, tỉnh Gia Lai sẽ dành 114 tỷ đồng từ nguồn tăng thu ngân sách năm 2018 để bổ sung cho chương trình xây dựng NTM. Gắn xây dựng làng NTM trong đồng bào DTTS với lộ trình xây dựng xã NTM phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng địa phương. Tổ chức kết nghĩa giữa làng người Kinh với làng đồng bào DTTS, xem đó như động lực để xây dựng làng NTM trong đồng bào DTTS./. N.A.S

47 Sinh hoạt nhân dân (5/2019) Đảng viên trẻ làm kinh tế giỏi 47 THƯƠNG HIỀN Lê Đức Linh được Tỉnh đoàn Gia Lai tặng bằng khen và tuyên dương về thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác. Ảnh: T.H. Phát huy tinh thần tiền phong, gương mẫu, những năm qua, đảng viên trẻ Lê Đức Linh ở xã Ia Le, huyện Chư Pưh luôn đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế, góp phần làm lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân về sự năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Sinh năm 1994, tốt nghiệp Trung học phổ thông, em lên đường làm nghĩa vụ quân sự và được kết nạp đảng trong quân ngũ. Tháng 8/2015, xuất ngũ trở về địa phương, Linh lại tích cực tham gia công tác xã hội. Trước khi được bầu giữ chức Phó Bí thư Đoàn xã, em từng được phân công nhiệm vụ Xã đội phó. Là một người năng động, ham học hỏi, dám nghĩ dám làm, em luôn nung nấu quyết tâm lập nghiệp tại quê nhà để không chỉ tìm cách làm giàu cho gia đình mà còn tham gia đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương. Trước tình hình dịch bệnh trên cây Hồ tiêu, giá cả các mặt hàng nông sản không ổn định, em quyết tâm tìm hướng đi mới để phát triển kinh tế gia đình. Xuất phát từ niềm đam mê với chăn nuôi nên em lên mạng tìm hiểu về những vật nuôi có triển vọng. Thấy con dúi ít bệnh, không tốn công chăm sóc mà thức ăn của

48 48 Sinh hoạt Nhân dân (5/2019) dúi là những thứ có thể tận dụng và luôn sẵn có ở địa phương gồm: tre, mía, ngô nên em đã quyết định khởi nghiệp với mô hình nuôi dúi. Chia sẻ về những khó khăn, những thất bại của những lần đầu rót vốn thử nghiệm một loài động vật mà mình chưa hề có kinh nghiệm chăn nuôi, Linh cho biết: Khởi đầu với số tiền trợ cấp trên 10 triệu đồng khi xuất ngũ, Linh đã sửa lại chuồng gà cũ và mua 4 con dúi giống về nuôi. Vì chưa có kinh nghiệm và không được ai hướng dẫn nên em đã mua phải giống không đảm bảo chất lượng dẫn đến dúi chết. Lần thứ hai, sau khi thuyết phục gia đình và anh em trong nhà, em mượn được 17 triệu và tiếp tục mua 12 con giống. Lần này tuy đã có một chút kinh nghiệm về chọn giống nhưng vì là mô hình mới chưa có ai ở địa phương đi đầu nên em gặp khó khăn trong quá trình phối giống. Những con dúi cắn nhau chết và em tiếp tục thiệt hại... Sau nhiều lần quan sát tập tính của dúi, em rút ra được nhiều kinh nghiệm và đã cho phối giống thành công, nhân đàn cho đến nay. Trại của em hiện đang duy trì từ 100 đến 200 con dúi sinh sản. Về kỹ thuật theo kinh nghiệm của Linh, địa điểm nuôi dúi lý tưởng là một khu vực yên tĩnh, tránh ánh sáng trực tiếp. Chuồng nuôi dúi sinh sản mỗi ô rộng khoảng 50cm, dài từ 0,8 đến 1m, xây tường cao 70cm bên trong tô xi măng hoặc lát gạch. Đối với chuồng nuôi thương phẩm, mỗi ô chuồng rộng khoảng 2,2m trở lên, xây tường cao 70cm trở lên. Trong chuồng đặt các ống cống nhỏ hoặc các gốc cây làm nơi trú ẩn cho dúi. Để phòng bệnh cho dúi, chuồng trại phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát, tránh mưa tạt, gió lùa, nắng nóng và ánh sáng gắt. Dúi sau thời gian sinh trưởng 8-9 tháng sẽ bước vào giai đoạn sinh sản. Mỗi năm, dúi đẻ 3-4 lứa, mỗi lứa 2-5 con. Do đặc tính tự nhiên tương đối giống loại chuột nên dúi mẹ nuôi con ít hao hụt. Nếu cung cấp khẩu phần ăn đầy đủ thì sau ngày tuổi, dúi con có thể tách đàn. Khi dúi được hơn 1 kg, Linh sẽ xuất thịt hoặc cho phối giống. Em cung cấp cho rất nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Em bán với giá đ/cặp giống, còn dúi thịt từ đ đến đ/kg. Nhờ đó một tháng Linh thu về được triệu/tháng từ trại dúi. Tâm sự với tôi, em cho biết: Mục tiêu của em là tiếp tục mở rộng trại dúi của gia đình, sản xuất ra nhiều con giống tốt và đẩy mạnh cung cấp ra thị trường dúi thương phẩm để nhân rộng mô hình tới các bạn đoàn viên thanh niên và bà con nhân dân trên địa bàn. Với những nỗ lực của em trong công tác đoàn và trong phát triển kinh tế, năm 2018, Linh đã được Tỉnh đoàn Gia Lai tặng bằng khen và tuyên dương về thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác. Mong rằng với sự năng động, nhiệt huyết của tuổi trẻ, Lê Đức Linh sẽ ngày càng thành công với niềm đam mê của mình. Và với sự hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật của em sẽ giúp cho nhiều bạn đoàn viên thanh niên và bà con nhân dân tại địa phương cũng sẽ thành công với mô hình này./. T.H

49 Sinh hoạt nhân dân (5/2019) 49 Giải pháp kỹ thuật ĐỂ TRE ĐIỀN TRÚC CHO NHIỀU MĂNG Kĩ sư HƯƠNG TRÀ Mô hình măng điền trúc tại làng Nha Prông, xã Chư Á. Tp. Pleiku. Ảnh: Trung Kiên. Thời gian qua, người dân ở vùng rừng núi đã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trồng tre Điền Trúc để lấy măng làm thực phẩm. Nhân dịp chúng tôi ghé thăm một số gia đình trồng tre lấy măng mới thấy đa số hộ dân không biết chăm sóc nên tre không cho nhiều măng. Mấy năm đầu tre cho những búp măng to khỏe, nhưng về sau chỉ có những búp măng nhỏ, quăn queo thu hoạch không được là bao. Để cây tre Điền Trúc cho nhiều măng, là hàng hoá đem lại thu nhập cao, góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân, chúng tôi xin giới thiệu biện pháp kỹ thuật như sau: Cắt tỉa tạo hình: Cây tre Điền Trúc bắt đầu sinh trưởng mạnh sau một năm trồng. Trong thời gian sinh trưởng mạnh, cây chủ yếu phát triển mạnh các cành lá, thân và bộ rễ. Sau một năm chúng ta phải cắt tỉa và hãm cho cây ra măng. Chọn những ngày nắng ráo, dùng kéo cắt tất cả các cây măng vòi, chỉ

50 50 Sinh hoạt Nhân dân (5/2019) giữ lại những cây thân chính là những cây mọc ở những mắt cua ở dưới gốc để cây cao 1,6-1,8m bắt đầu bung lá thì dùng kép cắt hết toàn bộ cây, cành chét của cây giống, nhánh mọc xung quanh gốc và các mắt tre từ mặt đất đến cm, nhằm tạo cho gốc cây thoáng, hạn chế sâu bệnh và tập trung dinh dưỡng cho cây tạo mầm măng. Chú ý khi cắt nên cắt một góc 458, cách 2 cm ở đốt cuối cùng sát thân tre và tẩm nước vôi đặc ở giẻ quấn đầu que bôi vào chỗ cắt để tránh vết cắt bị khô hoặc thối. Biện pháp kích thích để tre mọc măng: Ở tre Điền Trúc ở năm thứ nhất nếu không được kích thích thì thường chậm ra măng và hạn chế số lượng măng mọc. Nếu kích thích đúng thì năng suất kg/gốc/năm. Mỗi búp măng có thể đạt 3,5-8 kg. Sau khi đã tạo hình xong, dùng cuốc xới và moi hết đất xung quanh gốc tre vun ra ngoài với bán kính cm, độ sâu cm, rứt bỏ hết các rễ phụ, rễ chùm mọc trong vùng này làm cho cây bị chột hay còn gọi tạo cú sốc cho cây, kết hợp với việc đốn tỉa trên để cây nhanh chóng chuyển từ giai đoạn sinh trưởng (ra cành, ra lá) sang phát triển (ra măng). Giữ nguyên như vậy khoảng 10 ngày nhằm phơi khô đất vùng rễ để tiêu diệt hết côn trùng, nấm bệnh. Trong thời gian này không được tưới nước. Cách bón phân: Bón 1 kg phân tổng hợp NPK, có thể sử dụng loại ) chia đều bón cho 5 gốc măng. Nhưng nơi có điều kiện lấy nước thì dùng 1 kg phân tổng hợp NPK hoà vào 10 lít nước, khuấy đều rồi tưới vào gốc măng. Phân chuồng bón khoảng 22,5-37,5 tấn/ha. Bón phân xong thì gạt đất lấp đầy hố và tủ rác để giữ ẩm cho măng mọc nhanh và mọc khoẻ. Sau khi tạo hình, bón phân khoảng 3 tháng sau sẽ thấy xuất hiện các vết nứt xung quanh gốc măng. Đó là dấu hiệu của cây cho ra măng nên vun đất cao nhằm tạo thêm độ tơi xốp, cung cấp thêm không khí và dinh dưỡng cho cây để cây cho những củ măng to, chất lượng, năng suất cao. Để tre cho năng suất măng cao, thu hoạch được quanh năm, chúng ta nên trồng ở những nơi đất ẩm ven hồ nước hay sông suối, mé rừng hoặc tưới nước vào mùa khô. Sau mỗi lần thu hoạch măng đều phải tiến hành bón phân với số lượng như trên. Mỗi cây tre chỉ cho măng trong 3 năm rồi thay bằng thân cây khác và mỗi bụi tre chỉ duy trì 9-10 cây ở 3 độ tuổi khác nhau (mỗi độ tuổi 3 cây) để tiến hành khai thác măng được liên tục trong vòng 10 năm kinh doanh. Bà con nông dân nên áp dụng các biện pháp kỹ thuật đối với trồng tre kinh doanh măng như đã nêu ở trên để tre cho nhiều măng, mang lại lợi nhuận lớn. Thu hoạch mỗi bụi tre khoảng 35 kg, mỗi kg đồng thì số tiền thu được cũng khá lớn so với cây trồng khác ( triệu đồng/ha/năm). Trồng tre lấy măng lại rất dễ, ai cũng có thể áp dụng được và nó còn tận dụng được những vùng đất đầu thừa, đuôi thẹo, bờ rào, hoặc nơi ẩm ướt... H.T

51 Chính sách - Pháp luật Sinh hoạt nhân dân (5/2019) Thông tư số 03/2019/TT-BGDĐT, ngày 18/3/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 04/2018/TT-BGDĐT ngày 28/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư gồm 02 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/5/2019. Một số nội dung chủ yếu của Thông tư: Năm 2019, quy chế thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia có một số điểm mới như sau: (1) Nội dung thi được mở rộng ra toàn chương trình học cấp THPT, trong đó chủ yếu là chương trình lớp 12; (2) Thí sinh tự do, thí sinh học chương trình giáo dục từ xa được bố trí dự thi chung với thí sinh học chương trình giáo dục THPT là học sinh lớp 12 trong năm tổ chức thi tại một số Điểm thi do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thay vì thi riêng như năm 2018; (3) Những người tham gia Ban Thư ký Hội đồng thi không được tham gia Ban Làm phách, Ban Chấm thi tự luận, Ban Chấm phúc khảo bài thi tự luận; Đổi mới thành phần ban chấm thi trắc nghiệm (trước đây là Tổ xử lý bài thi trắc nghiệm), cụ thể gồm các bộ phận: Trưởng ban, Phó trưởng ban, các tổ chuyên môn như tổ thư ký, tổ chấm bài thi và tổ giám sát; (4) Quy trình ra đề thi cũng được sửa đổi như sau: - Soạn thảo đề thi, thẩm định, tinh chỉnh: Căn cứ yêu cầu của đề thi, mỗi Tổ ra đề thi có trách nhiệm soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh đề thi, đáp án, hướng dẫn chấm thi (chính thức và dự bị) cho một bài thi/môn thi. Việc soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh đề thi, đáp án và hướng dẫn chấm thi phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 15 của Quy chế; - Riêng đối với đề thi trắc nghiệm, Ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chuẩn hóa được xây dựng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo là nguồn tham khảo quan trọng để soạn thảo đề thi theo quy trình sau: i) Chủ tịch Hội đồng ra đề thi giao cho một thư ký vòng trong của Hội đồng dùng phần mềm chuyên dụng rút ngẫu nhiên các câu hỏi thi trắc nghiệm từ Ngân hàng câu hỏi thi và chuyển cho các Trưởng môn đề thi; ii) Trưởng môn đề thi của từng môn thi phân công các thành viên trong Tổ ra đề thi thẩm định từng câu hỏi thi trắc nghiệm; iii) Tổ ra đề thi làm việc chung, lần lượt tinh chỉnh từng câu trắc nghiệm và tổ hợp thành đề thi theo đúng yêu cầu về nội dung đề thi được quy

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm về trước, từ Khu Giải phóng Tân Trào, lệnh Tổng

Chi tiết hơn

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472-3822473 Fax: 3827608 E-mail: tsbaolamdong@gmail.com

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc Trung tâm Con người và Thiên nhiên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò Biến đổi văn hóa và phát triển: KHẢO CỨU BAN ĐẦU Ở CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG TẠI HÒA BÌNH Nguyễn Thị Hằng (Tập đoàn HanoiTC) Phan Đức

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN

Chi tiết hơn

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM 2013. NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011-2015 Ngô Văn Hùng UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Năm 2012,

Chi tiết hơn

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM TÀI LIỆU GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG (Dành cho hội viên, phụ nữ) Tháng 12/2015 1 MỘT SỐ CÂU CHUYỆN VỀ BÁC HỒ VỚI PHỤ NỮ Không có chỗ cho Bác gái đứng à? Ngày 26 tháng 12

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục 3 Thiếp chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng SỰ KIỆN 4 Kỳ diệu thay Đảng của chúng ta 7 Thông báo Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Chi tiết hơn

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC ĐOÀN, TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, CỔ VŨ THANH NIÊN SÁNG TẠO, XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG BÌNH THUẬN GIÀU ĐẸP, VĂN MINH (Báo cáo của Ban Chấp hành

Chi tiết hơn

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH TIỀN GIANG TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN Tháng 7/2017 Lƣu hành nội bộ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƢ TƢỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Học tập gƣơng làm việc suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh 1. Làm việc

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục SỰ KIỆN 3 NGUYỄN XUÂN THẮNG: Chủ nghĩa Mác trong thế kỷ XXI và giá trị lý luận đối với con đường phát triển của Việt Nam 13 TẠ NGỌC TẤN: Tổ chức bộ máy hệ thống chính trị - Vấn đề trung

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ

Chi tiết hơn

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH HUYỆN ỦY TUY PHƢỚC * Số 185- BC/HU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Tuy Phước, ngày 03 tháng 8 năm 2018 BÁO CÁO sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tuy Phƣớc lần

Chi tiết hơn

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc ta và của nhân loại, đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần

Chi tiết hơn

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC Tập tài liệu bạn đang có trong tay là kết tụ những

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ  TỈNH LẦN THỨ XV TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ * Số 391-BC/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Thành phố Huế, ngày 15 tháng 10 năm 2015 XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH; PHÁT HUY SỨC MẠNH TOÀN DÂN; PHÁT TRIỂN

Chi tiết hơn

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu Author : elisa Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu - Bài số 1 Truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi

Chi tiết hơn

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472-3822473 Fax: 3827608 E-mail: tsbaolamdong@gmail.com

Chi tiết hơn

I

I ĐỀ CƢƠNG Tuyên truyền kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2015) I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI NĂM 1930 MỞ RA BƢỚC NGOẶT LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM 1. Bối cảnh ra đời

Chi tiết hơn

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯƠ NG ĐA I HO C SƯ PHA M NGHÊ THUÂ T TRUNG ƯƠNG MA C THỊ HẢI HÀ QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH LUÂ N VĂN THA C SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018)

Chi tiết hơn

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng BỘ TƯ LỆNH HẢI QUÂN CỤC CHÍNH TRỊ 60 NĂM HẢI QUÂN NHÂN DÂN VIỆT NAM ANH HÙNG (7/5/1955-7/5/2015) (Đề cương tuyên truyền) Tháng 3 năm 2015 Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời,

Chi tiết hơn

"NHÂN-QUẢ" & ĐẠO ĐỨC

NHÂN-QUẢ & ĐẠO ĐỨC 76 CHUYÊN MỤC SỬ HỌC - NHÂN HỌC - NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO TIẾN TRÌNH THỐNG NHẤT HAI MIỀN NAM - BẮC TRÊN CÁC LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975) TRẦN THỊ

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG âz DOÃN HOÀNG QUÂN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, CỔ ĐỘNG TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa

Chi tiết hơn

Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd

Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd 316 CƠ SỞ KHOA HỌC CHO PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỰ CHUYỂN ĐỔI QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT, RỪNG, NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN PGS. TS. Nguyễn Ngọc Khánh

Chi tiết hơn

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế 1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới. Các nước phát xít Đức, Ý, Nhật bị đánh bại còn

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Author : vanmau Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Hướng dẫn Đề bài: Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Xem thêm: Suy nghĩ của anh/chị về BỆNH VÔ CẢM

Chi tiết hơn

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng * NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng * Những năm gần đây nông thôn Việt Nam đang có nhiều

Chi tiết hơn

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG: THỨ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP TRẦN TIẾN DŨNG: Đấu tranh phòng,

Chi tiết hơn

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết Author : vanmau Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền

Chi tiết hơn

BAÛN tin 287 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Sinh hoạt chi bộ: Thư chúc mừng n

BAÛN tin 287 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Sinh hoạt chi bộ: Thư chúc mừng n BAÛN tin 287 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ (01-2019) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Sinh hoạt chi bộ: Thư chúc mừng năm mới của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQVN tỉnh Khánh

Chi tiết hơn

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo binh nghiệp cả. Từ cụ cố, cụ nội đến ông thân sinh tôi

Chi tiết hơn

ENews_CustomerSo2_

ENews_CustomerSo2_ Số 2 năm 2019 DAI-ICHI LIFE VIỆT NAM VINH DỰ NHẬN BẰNG KHEN CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Thông điệp từ Ban Lãnh đạo Chào mừng Quý khách đến với Bản tin dành cho khách hàng Số 2 năm 2019. Dai-ichi

Chi tiết hơn

C ách đây 43 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30

C ách đây 43 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30 C ách đây 43 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Author : vanmau Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Bài làm 1 Phan Bội Châu (1867 1940) là cái tên đẹp một thời. Chúng ta có

Chi tiết hơn

Thuyết minh về lễ hội làng – Văn mẫu lớp 9

Thuyết minh về lễ hội làng – Văn mẫu lớp 9 Thuyết minh về lễ hội làng - Văn mẫu lớp 9 Author : Nguyễn Tuyến Thuyết minh về lễ hội làng - Bài số 1 Cứ vào mỗi dịp Tháng Giêng - tháng sau tết Nguyên Đán là khắp nơi ở Việt Nam nổ ra không khí của những

Chi tiết hơn

Soá BAÛN TIN AÛnh: Phó chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái kiểm tra đề tài Nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất lúa lai hai dòng, ba dòng đạ

Soá BAÛN TIN AÛnh: Phó chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái kiểm tra đề tài Nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất lúa lai hai dòng, ba dòng đạ Soá 5-2015 BAÛN TIN AÛnh: Phó chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái kiểm tra đề tài Nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất lúa lai hai dòng, ba dòng đạt năng suất cao tại huyện Tân Yên CHÒU TRAÙCH NHIEÄM

Chi tiết hơn

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx Tuần 1: Ngày soạn 11/8/2013 Tiết 1,2: Văn học sử KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh nắm được: -Nắm được những đặc điểm của một

Chi tiết hơn

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/2016 http://phapluatplus.vn CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: BỘ TRƯỞNG LÊ THÀNH LONG: Lực lượng Công an phải tin và dựa vào nhân dân S áng 27/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước

Chi tiết hơn

PHÁT BIỂU CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI HỘI NGHỊ BIỂU DƯƠNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TIÊU BIỂU TOÀN QUỐC NĂM 2017 Thưa các đồng chí

PHÁT BIỂU CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI HỘI NGHỊ BIỂU DƯƠNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TIÊU BIỂU TOÀN QUỐC NĂM 2017 Thưa các đồng chí PHÁT BIỂU CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI HỘI NGHỊ BIỂU DƯƠNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TIÊU BIỂU TOÀN QUỐC NĂM 2017 Thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận

Chi tiết hơn

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM http://boxitvn.blogspot.fr/2014/12/giao-duc-mien-nam-viet-nam-1954-1975.html 19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM (1954-1975) TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT

Chi tiết hơn

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Kỷ NIệM 94 NăM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MạNG VIệT NAM (21/6/1925-21/6/2019) Bác

Chi tiết hơn

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm kê bước đầu về đạo Cao Đài ở Hội An Tên thường gọi:

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018) Hà Nội,

Chi tiết hơn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ HÈ 2018 - Mẫu số 1 Câu 1. Hãy trình bày những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 26- NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban chấp hành trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 TÂM ĐIỂM CỦA THIỀN ĐỊNH Tương truyền rằng ngay sau khi rời gốc bồ đề, ra đi lúc mới vừa thành Phật, Ðức thế tôn đã gặp trên đường một du sĩ ngoại giáo. Bị cuốn hút bởi phong thái siêu phàm cùng

Chi tiết hơn

Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Bởi: unknown CÁC PHO

Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Bởi: unknown CÁC PHO Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Bởi: unknown CÁC PHONG TRÀO YÊU NƯỚC Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư

Chi tiết hơn

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ THỨ HAI, NGÀY 2

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ THỨ HAI, NGÀY 2 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5298 + 5299 + 5300 THỨ HAI, NGÀY 29/4/2019 KỶ NIỆM 44 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN

Chi tiết hơn

Số 201 (7.184) Thứ Sáu, ngày 20/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Ưu t

Số 201 (7.184) Thứ Sáu, ngày 20/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Ưu t Số 201 (7.184) Thứ Sáu, ngày 20/7/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn Ưu tiên nguồn lực cho những nhu cầu cấp thiết của người có công Phát biểu tại Hội nghị biểu dương

Chi tiết hơn

Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm

Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm 2018-1 2 - Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm 2018 SÖÏ KIEÄN CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 128 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890-19/5/2018), KỶ NIỆM NGÀY KHOA HỌC

Chi tiết hơn

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ (11-2018) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Một

Chi tiết hơn

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú 193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thúy Hằng ** Như thách thức cùng năm tháng, như nằm ngoài

Chi tiết hơn

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không ai biết được, cũng có lúc tưởng chừng mỏi mệt, nhưng thường được quên đi bởi cuộc đời này quá nhiều điều kỳ diệu trên

Chi tiết hơn

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN 1945-1946 BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả nước (1945-1946) 1. Hoàn cảnh lịch sử nước ta sau Cách

Chi tiết hơn

Số 304 (6.922) Thứ Ba, ngày 31/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TINH GIẢN BIÊN CHẾ: Khôn

Số 304 (6.922) Thứ Ba, ngày 31/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TINH GIẢN BIÊN CHẾ: Khôn Số 304 (6.922) Thứ Ba, ngày 31/10/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn TINH GIẢN BIÊN CHẾ: Không thể khoan nhượng Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp xứng tầm trong thời kỳ mới Hôm qua (30/10),

Chi tiết hơn

Số 171 (6.789) Thứ Ba, ngày 20/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Báo chí là cầu nối hữu hi

Số 171 (6.789) Thứ Ba, ngày 20/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Báo chí là cầu nối hữu hi Số 171 (6.789) Thứ Ba, ngày 20/6/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn Báo chí là cầu nối hữu hiệu giữa doanh nghiệp và Chính phủ Chiều 18/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Chi tiết hơn

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn Thủ tướng chỉ đạo xử lý tồn tại, bất cập trong các dự án BOT T heo thông báo Kết luận của Thủ tướng

Chi tiết hơn

Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin p

Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin p Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin phép các bạn cho tôi được bày tỏ nỗi xót xa vô hạn và

Chi tiết hơn

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info.

Chi tiết hơn

Số 200 (7.183) Thứ Năm, ngày 19/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ

Số 200 (7.183) Thứ Năm, ngày 19/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ Số 200 (7.183) Thứ Năm, ngày 19/7/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC: Nghĩ lớn nhưng bắt đầu từ những việc nhỏ nhất Hôm

Chi tiết hơn

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng thân tâm, dứt bỏ thói cao ngạo. 3. Người dịch phải tự

Chi tiết hơn

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472-3822473 Fax: 3827608 E-mail: tsbaolamdong@gmail.com

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Hà Nội, 2018 BỘ GIÁO

Chi tiết hơn

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472-3822473 Fax: 3827608 E-mail: tsbaolamdong@gmail.com

Chi tiết hơn

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1 Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy 26-2-2019 Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 17-3-2019 @ Thành Phố Westminster, CA - USA 2*- Thiệp

Chi tiết hơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ----- ----- TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN CHỦ GVHD: Th.S Thái Ngọc Tăng Thành viên:

Chi tiết hơn

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( ) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội CHỈ ĐẠO

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( ) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội CHỈ ĐẠO BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (1930 2010) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội - 2010 CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN PGS, TS. TÔ HUY RỨA Uỷ viên Bộ Chính trị,

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 CUỐI NĂM I. Phần Văn Bản: 1. Các văn bản nghị luận hiện đại: A. Hệ thống kiến thức S T T 1 Tên bài- Tác giả Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) Đề tài nghị luận Tinh

Chi tiết hơn

MUÏC LUÏC

MUÏC LUÏC Thông tin tư liệu Bình Thuận Tháng 09 năm 2018-1 - MỤC LỤC I. CHÍNH TRỊ - KINH TẾ... 3 BÍ THƯ TỈNH ỦY TỈNH BÌNH THUẬN KIỂM TRA KHO H60... 3 BÌNH THUẬN CHỈ ĐỊNH THẦU DỰ ÁN HƠN 222 TỶ ĐỒNG CHO NHÀ ĐẦU TƯ

Chi tiết hơn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã không biết rằng cuộc gặp gỡ này sẽ thay đổi cuộc đời mình

Chi tiết hơn

1

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc) Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 2 (2013) 34-49 Động thái hướng tới mô hình Trung Hoa trong nỗ lực hoàn thiện thể chế chính trị - xã hội triều Nguyễn giai đoạn nửa đầu thế

Chi tiết hơn

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12 Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Văn mẫu lớp 12 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Bài số 1 Nguyễn Khải là nhà văn giỏi quan sát chuyện đời, chuyện

Chi tiết hơn

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH Pháp sư Viên Nhân 1 MỤC LỤC MỤC LỤC... 2 LỜI NÓI ĐẦU... 6 PHẦN I. CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH... 14 LỜI DẪN... 14 CHUƠNG I: PHÓNG SINH LÀ GÌ?... 20 Phóng sinh có những công đức gì?... 22 CHUƠNG

Chi tiết hơn

Anh (chị) hãy phân tích vì sao trong những năm Đảng Cộng sản Đông Dương lại chủ trương chuyển hướng đấu tranh cách mạng

Anh (chị) hãy phân tích vì sao trong những năm Đảng Cộng sản Đông Dương lại chủ trương chuyển hướng đấu tranh cách mạng Câu 1: Anh (chị) hãy phân tích những chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Trả lời Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ

Chi tiết hơn

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sinh năm 1994, quê Nam Định đã sáng tác hơn 150 bài thơ

Chi tiết hơn

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III: MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III: PHƯƠNG PHÁP TỐT NHẤT ĐỂ ÁP DỤNG TÀI HÙNG BIỆN TRONG

Chi tiết hơn

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH Ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Chi tiết hơn

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài Author : vanmau Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài Bài làm 1 Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm tiêu biểu

Chi tiết hơn

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx LỜI NÓI ĐẦU Phần đông Phật tử Quy Y Tam Bảo mà chưa ý thức nhiệm vụ mình phải làm gì đối với mình, đối với mọi người, đối với đạo. Hoặc có ít người ý thức lại là ý thức sai lầm, mình lầm hướng dẫn kẻ khác

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19. LỜI TỰA CHO BỘ TỊNH ĐỘ THÁNH HIỀN LỤC (Năm Dân Quốc 22 1933). Pháp Môn Tịnh Độ rộng

Chi tiết hơn

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ kia vẫn có sự khác biệt. Ai cũng có một gia đình, thuộc

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17. KHUYÊN KHẮP MỌI NGƯỜI KÍNH TIẾC GIẤY CÓ CHỮ VÀ TÔN KÍNH KINH SÁCH (Năm Dân Quốc 24-1935).

Chi tiết hơn

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Thường trực Chính phủ bàn giải pháp thúc đẩy thương mại với các đối tác lớn

Chi tiết hơn

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH     Số 08 - Thứ Hai, SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH http://binhduong.edu.vn/phapche http://sgdbinhduong.edu.vn/phapche Số 08 - Thứ Hai, ngày 31/7/2017 Xây dựng văn bản hướng dẫn luật: Nỗi

Chi tiết hơn

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU ĐỀ TÀI NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP PHẦN II LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945 (LỊCH SỬ 11) BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ

Chi tiết hơn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH CẦN THƠ I. PHẦN LÝ THUYẾT: (2,0 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Tìm những yếu tố nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của chúng: Câu 2: (0,5 điểm) Ta làm con chim hót Ta làm một cành

Chi tiết hơn

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019 a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019 Bộ, ngành 1. Ngành Y tế đã cắt giảm gần 73% điều kiện đầu tư, kinh doanh 2. Vẫn còn tình trạng bỏ cũ, thêm mới

Chi tiết hơn

Bình luận về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Bình luận về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Bình luận về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Author : Hồng Thắm Bình luận về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Bài làm 1 Từ xa xưa, tục ngữ ca dao đã là một kho tàng vô giá, là túi khôn của nhân

Chi tiết hơn

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

Nguồn (Aug 27,2008) :   Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm Nguồn (Aug 27,2008) : http://phamtinanninh.com/?p=239 Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm từ ngày miền Nam thất thủ) Phạm Tín An Ninh. Những

Chi tiết hơn

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/2017 http://phapluatplus.vn XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ tại Việt Nam Sáng 5/3, tại Nhà Quốc hội đã diễn ra cuộc gặp mặt giữa lãnh

Chi tiết hơn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Người lãnh

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG L

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG L BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018)

Chi tiết hơn

Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Tri ân và tưởng nhớ công lao của Trưởng Ban Thường trực Quốc hội đầu tiên

Chi tiết hơn

Thứ Số 330 (7.313) Hai, ngày 26/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔN

Thứ Số 330 (7.313) Hai, ngày 26/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔN Thứ Số 330 (7.313) Hai, ngày 26/11/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG: ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CAO BẰNG: Kỷ luật một vài

Chi tiết hơn

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha Mưa Xuân Về Muộn Truyện Ngắn Trần Đan Hà Lâm trở về quê sau một biến động của đất nước, một khúc quanh lịch sử đã trôi qua, nhưng thảm cảnh chiến tranh vẫn còn ám ảnh. Từ những ngày triệt thoái cao nguyên,

Chi tiết hơn

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3 ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH LỜI THUYẾT ÐẠO CỦA ÐỨC HỘ PHÁP Năm Kỷ Sửu - Canh Dần (1949-1950) QUYỂN BA Hội Thánh Giữ Bản Quyền In lần thứ nhứt Năm Giáp Dần (1974) LỜI THUYẾT ĐẠO CỦA ĐỨC HỘ

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2) Phả ký tộc ÐỊA THẾ PHONG-THỦY CỦA HÀ-NỘI, HUẾ, SÀI-GÒN VÀ VẬN MỆNH CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM. Source: http://www.vietnamgiapha.com Từ xưa đến nay, việc lựa chọn một khu vực thích hợp và thuận tiện làm thủ đô

Chi tiết hơn

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ 1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắc của : Minh Thanh Và bản của : James Green. Dịch giả

Chi tiết hơn

Cúc cu

Cúc cu HỒI XX Oán Thù Tương Báo, Vĩnh Kết Tơ Duyên Vệ Thiên Nguyên đoán chắc là Phi Phụng nên tinh thần vô cùng hưng phấn, chàng liếc mắt nhìn qua thì quả nhiên là nàng, chàng vội kêu lên: - Phi Phụng, nàng đến

Chi tiết hơn

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG TỈNH ỦY BÌNH THUẬN * ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số 14-NQ/TU Phan Thiết, ngày 11 tháng 01 năm 2017 NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH (KHÓA XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với tiếp tục

Chi tiết hơn